Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

giá trị chỉ số albi trong tiên đoán suy gan sau mổ cắt gan điều trị ung thƣ tế bào gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

VÕ NHẬT TRƢỜNG

GIÁ TRỊ CHỈ SỐ ALBI TRONG TIÊN ĐOÁN
SUY GAN SAU MỔ CẮT GAN
ĐIỀU TRỊ UNG THƢ TẾ BÀO GAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

VÕ NHẬT TRƢỜNG

GIÁ TRỊ CHỈ SỐ ALBI TRONG TIÊN ĐOÁN
SUY GAN SAU MỔ CẮT GAN
ĐIỀU TRỊ UNG THƢ TẾ BÀO GAN
NGÀNH: NGOẠI KHOA
MÃ SỐ: NT 8720104


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận
văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Võ Nhật Trƣờng

.


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................................... 2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................ 3
1.1.

Tổng quan về ung thư tế bào gan ........................................................................... 3


1.2.

Yếu tố nguy cơ của ung thư tế bào gan .................................................................. 4

1.3.

Chẩn đoán ung thư tế bào gan ................................................................................ 5

1.4.

Giai đoạn ung thư tế bào gan ................................................................................. 6

1.5.

Phương pháp điều trị ung thư tế bào gan ............................................................... 8

1.6.

Phân chia giải phẫu gan. ........................................................................................ 9

1.7.

Các hình thái cắt gan ............................................................................................ 12

1.8.

Phương pháp đo thể tích gan bằng chụp cắt lớp điện toán .................................. 13

1.9.


Các bảng điểm đánh giá chức năng gan ............................................................... 14

1.10.

Suy gan sau phẫu thuật cắt gan ............................................................................ 18

1.11.

Yếu tố nguy cơ tiên lượng suy gan sau mổ cắt gan ............................................. 21

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 24
3.1.

Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................................... 24

3.2.

Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 25

3.3.

Cách thức tiến hành. ............................................................................................ 27

3.4.

Xử lý số liệu: ........................................................................................................ 28

3.5.


Vấn đề y đức: ....................................................................................................... 28

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 29
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 29

.


3.2. Mô tả chức năng gan trước mổ theo các nhóm bệnh nhân suy gan: ......................... 31
3.3. Mơ tả biến thiên sau mổ của các xét nghiệm đánh giá chức năng gan: .................... 33
3.4. Khảo sát mối liên quan giữa các thang điểm đánh giá chức năng gan trước mổ với
kết quả suy gan sau mổ: ................................................................................................... 35

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................. 41
4.1. Về đặc điểm của mẫu nghiên cứu: ............................................................................ 41
4.2. Về tỉ lệ suy gan sau mổ và đặc điểm của nhóm bệnh nhân suy gan: ........................ 44
4.3. Về biến thiên các chỉ số cận lâm sàng đánh giá chức năng gan sau mổ: .................. 46
4.4. Về khả năng tiên lượng suy gan sau mổ của các thang điểm. .................................. 47

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................... 60
TRÍCH DẪN TÀI LIỆU ...................................................................

.


BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
American Association for the Study of
Liver Diseases

Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ


Asian Pacific Association for the Study of

Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan châu Á - Thái

the Liver

Bình Dương

Barcelona Clinic Liver Cancer

Hội đồng thuận về Ung thư gan Barcelona

Bisegmentectomy

Cắt 2 phân thùy gan

Cancer of the Liver Italian Program

Chương trình Ung thư gan nước Ý

Eastern Cooperative Oncology Group

Hiệp hội Ung thư châu Âu

Hepatocellular carcinoma

Ung thư biểu mô tế bào gan

International Study Group of Liver Surgery


Hội nghiên cứu quốc tế về phẫu thuật gan

Posthepatectomy Liver Failure

Suy gan sau mổ cắt gan

Radiofrequency ablation

Đốt u bằng sóng cao tần

Segmentectomy

Cắt phân thùy gan

Subsegmentectomy

Cắt hạ phân thùy gan

Trans-arterial Chemo-embolization

Nút động mạch gan

Trisegmentectomy

Cắt 3 phân thùy gan

.







DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Phác đồ chẩn đốn ung thư gan của AASLD ......................................................... 5
Hình 2. Phác đồ hướng dẫn điều trị UTTBG theo APASL 2010 ......................................... 8
Hình 3. Phác đồ hướng dẫn điều trị UTTBG theo AASLD 2010 ........................................ 9
Hình 4. Phân thùy gan theo chức năng ............................................................................. 11
Hình 5. Các hình thái cắt gan............................................................................................ 13
Hình 6. Sơ đồ mối liên quan giữa điểm ALBI, mức độ cắt gan và kết cục suy gan .......... 54

.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư tế bào gan (UTTBG) – Hepatocellular carcinoma (HCC) là
loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất, đồng thời cũng là loại ung thư có
tỷ lệ mới mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh lý ung thư tại Việt Nam. Đa
số các trường hợp UTTBG thường xuất hiện trên nền bệnh lý gan mạn tính
như xơ gan, với bệnh lý viêm gan kèm theo và thường được phát hiện ở giai
đoạn muộn với kích thước khối u lớn, đặc biệt ở Việt Nam khi chúng ta vẫn
chưa có một chương trình tầm sốt UTTBG hiệu quả cũng như nhận thức của
người dân đối với bệnh lý này vẫn còn thấp.
Trong thời đại điều trị đa mơ thức hiện nay, có nhiều phương pháp điều
trị UTTBG như phẫu thuật cắt gan, ghép gan, nút động mạch gan (TACE), đốt
u bằng sóng cao tần (RFA), … trong đó cắt gan và ghép gan là phương pháp
điều trị triệt để nhất. Phẫu thuật ghép gan tại Việt Nam hiện nay chưa phổ
biến. Do đó phẫu thuật cắt gan vẫn là điều trị tiêu chuẩn cho bệnh lý UTTBG

tại Việt Nam.
Phẫu thuật cắt gan có thể được chia thành cắt gan lớn và cắt gan nhỏ,
mà định nghĩa rạch ròi giữa chúng vẫn chưa thống nhất giữa các nhà lâm
sàng. Thể tích gan cịn lại sau mổ càng ít thì nguy cơ biến chứng sau mổ và tử
vong càng cao. Trong số các biến chứng của phẫu thuật cắt gan thì suy gan
sau mổ (Posthepatectomy Liver Failure – PHLF) là một trong những biến
chứng quan trọng gây tử vong sau mổ, và cũng là yếu tố khó tiên lượng trước
mổ. Mặc dù ngày nay có nhiều tiến bộ về kỹ thuật trong phẫu thuật cắt gan
cũng như gây mê hồi sức, suy gan sau mổ vẫn còn là một biến chứng thường
gặp và nguy hiểm ở những trường hợp phẫu thuật cắt gan lớn.
1
.


Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đốn suy gan sau mổ trong đó có 3 tiêu chuẩn
thường được áp dụng nhất trong lâm sàng là tiêu chuẩn “50 – 50”, tiêu chuẩn
nồng độ bilirubin đỉnh > 7mg/dl, và tiêu chuẩn chẩn đoán suy gan sau mổ của
hội nghiên cứu quốc tế về phẫu thuật gan (International Study Group of Liver
Surgery – ISGLS).
Biểu hiện lâm sàng cũng như thay đổi về sinh hóa máu sau mổ khá đa
dạng và thay đổi tùy mức độ suy gan. Các yếu tố nguy cơ trước, trong và sau
mổ để giúp dự hậu khả năng suy gan sau mổ cũng đa dạng và vẫn đang được
nghiên cứu trên thế giới nhằm làm giảm tỉ lệ suy gan sau mổ cắt gan. Có
nhiều chỉ số sinh hóa giúp tiên lượng suy gan sau mổ: thang điểm Child-Pugh,
thang điểm MELD, thang điểm ALBI, độ thanh thải ICG – R15. Trong số đố,
thang điểm ALBI mới được đưa ra gần đây, vài nghiên cứu cho thấy có hiệu
quả cao so với các thang điểm khác trong tiên lượng sống cịn của bệnh nhân
suy gan có và khơng có bệnh ung thư tế bào gan nguyên phát. Chúng tôi
muốn thực hiện đề tài này để khảo sát những thay đổi sinh hóa ở những
trường hợp suy gan sau mổ cắt gan, đồng thời khảo sát giá trị của chỉ số ALBI

trong tiên lượng suy gan sau mổ cắt gan.

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Nghiên cứu giá trị của chỉ số ALBI trong tiên lượng suy gan sau phẫu
thuật cắt gan điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát.
2. Nghiên cứu tỷ lệ suy gan sau mổ cắt gan do ung thư tế bào gan nguyên
phát.
3. Nghiên cứu giá trị của chỉ số ALBI trong tiên lượng suy gan sau phẫu
thuật cắt gan điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát.
2
.


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về ung thƣ tế bào gan
Ung thư tế bào gan là bệnh lý ung thư phổ biến trên toàn thế giới, cũng
là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở bệnh nhân xơ gan.
UTTBG nằm trong tiến trình diễn tiến của bệnh lý viêm gan mạn tính,
và có liên hệ mật thiết với virus viêm gan B và virus viêm gan C, hoặc phơi
nhiễm với các độc tố như alcol hay aflatoxin. Một số bệnh như
hemochromatosis và thiếu hụt alpha 1-antitrypsin, làm tăng đáng kể nguy cơ
phát triển UTTBG. Hội chứng chuyển hóa và bệnh gan nhiễm mỡ khơng do
rượu cũng được công nhận là yếu tố nguy cơ đối với UTTBG.
Việc điều trị và tiên lượng UTTBG khác nhau tùy thuộc vào các đặc
điểm như mơ học khối u, kích thước u, mức độ lan rộng của khối u, bệnh lý
nền đi kèm và sức đề kháng của người bệnh. Đa số UTTBG xảy ra ở châu Á
và châu Phi cận Sahara, ở những quốc gia mà tỷ lệ nhiễm viêm gan B khá cao
và nhiều người bị nhiễm bệnh khi sinh. Tỷ lệ mắc UTTBG ở Hoa Kỳ và các
nước đang phát triển khác đang gia tăng do sự gia tăng của nhiễm virus viêm

gan C. Trong đó, Việt Nam là vùng dịch tễ của viêm gan B, nên Việt Nam
cũng là một trong những nước phải chịu những gánh nặng bệnh tật từ
UTTBG.
Tuổi phát hiện bệnh trung bình ở châu Á là 50 tuổi. Bệnh lý xảy ra ở
nam nhiều hơn nữ, nguyên nhân do nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ phát

3
.


triển UTTBG như: tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao hơn nữ giới, uống rượu
nhiều và sự nhạy cảm khối u với Androgen.
1.2. Yếu tố nguy cơ của ung thƣ tế bào gan
Các yếu tố nguy cơ của ung thư tế bào gan bao gồm:
 Viêm gan virus mạn tính (khoảng 80% trường hợp):
o Viêm gan B mạn (50% trường hợp).
o Viêm gan C mạn (25% trường hợp).
 Độc tố:
o Nghiện rượu: nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan.
o Aflatoxin
o Bệnh thừa sắt (Hemochromatosis).
 Chuyển hóa:
o Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic
steatohepatitis – NASH).
o Đái tháo đường type II.
 Bệnh lý bẩm sinh:
o Thiếu hụt Alpha 1 – Antitrypsin.
o Bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng).
o Bệnh Hemophilia.
Trong các yếu tố nguy cơ trên thì bệnh lý viêm gan virus mạn (Viêm

gan B, viêm gan C) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong tiến trình bệnh lý
xơ gan cũng như UTTBG.

4
.


1.3. Chẩn đoán ung thƣ tế bào gan
Với sự phát triển của các phương tiện chẩn đốn hình ảnh hiện đại ngày
nay, UTTBG được chẩn đoán xác định nhờ vào hình ảnh học chẩn đốn với
chụp cắt lớp điện tốn dùng chất tương phản hay chụp cộng hưởng từ vùng
bụng, sinh thiết gan, cùng với sự gia tăng nồng độ các chất chỉ điểm UTTBG
như Alpha-fetoprotein (AFP) trong máu. Trên thế giới, phác đồ chẩn đoán
theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ được sử dụng nhiều nhất trong
hướng dẫn chẩn đốn UTTBG.

Hình 1. Phác đồ chẩn đốn ung thư gan của AASLD
5
.


1.4. Giai đoạn ung thƣ tế bào gan
Những yếu tố chính trong tiên lượng và điều trị UTTBG bao gồm chức
năng gan, giai đoạn ung thư và tình trạng thể chất bệnh nhân. Hầu hết
UTTBG phát triển trên nền gan xơ, do đó chức năng gan là yếu tố quan trọng
ngang bằng hoặc thậm chí quan trọng hơn giai đoạn ung thư.
Có nhiều bảng phân loại UTTBG trên thế giới như bảng phân loại của
tác giả Okuda, Hội đồng thuận về Ung thư gan Barcelona (BCLC), phân loại
TNM hay chương trình ung thư gan nước Ý (CLIP).v.v...Tuy nhiên, chỉ duy
nhất bảng phân loại theo Hiệp hội Ung thư gan Barcelona bao gồm đầy đủ ba

yếu tổ kể trên.
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị, bệnh nhân cần được đánh giá
tình trạng thể chất theo bảng phân loại của Hiệp hội Ung thư châu Âu
(ECOG), hiện nay được sử dụng rộng rãi bởi các nhà ung thư học trên thế
giới.

Bảng 1. Phân loại tình trạng thể chất bệnh nhân theo ECOG

Điểm

Tình trạng thể chất

0

Hoạt động đầy đủ, cuộc sống bình thường, khơng có triệu chứng

1

Một ít triệu chứng, có thể hoạt động thể lực nhẹ, đi lại bình thường

2

3

Có khả năng tự chăm sóc bản thân nhưng khơng thể hoạt động thể
lực nặng, nằm tại giường dưới 50% thời gian
Tự chăm sóc bản thân bị giới hạn, nằm tại giường trên 50% thời
gian

4


Khơng thể tự chăm sóc bản thân, nằm tại giường hoàn toàn

5

Chết
6
.


Tiếp theo, giai đoạn UTTBG được phân chia theo bảng phân loại của
Hội đồng thuận về Ung thư gan Barcelona, dựa trên tình trạng khối u, chức
năng gan và tình trạng thể chất của bệnh nhân, đồng thời đưa ra phương pháp
điều trị tương ứng từng giai đoạn.
Bảng 2. Phân loại chi tiết giai đoạn UTTBG theo BCLC

Trong đó PS là tình trạng thể chất của bệnh nhân theo ECOG
7
.


1.5. Phƣơng pháp điều trị ung thƣ tế bào gan
Hiện nay trên thế giới chỉ định phương pháp điều trị UTTBG thường
dựa vào 2 phác đồ sau:
 Phác đồ hướng dẫn điều trị theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan châu Á Thái Bình Dương (APASL):

Hình 2. Phác đồ hướng dẫn điều trị UTTBG theo APASL 2010

8
.



 Phác đồ hướng dẫn điều trị theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ
(AASLD), dựa trên bảng phân loại UTTBG theo BCLC 2010:

Hình 3. Phác đồ hướng dẫn điều trị UTTBG theo AASLD 2010

1.6. Phân chia giải phẫu gan.
1.6.1. Phân thùy gan theo giải phẫu
Đây là cách phân chia theo các nhà giải phẫu học cổ điển. Theo cách
này gan gồm có 4 thùy giới hạn như sau:
9
.


Mặt hoành: thùy trái và thùy phải ngăn cách nhau bởi dây chằng liềm.
Mặt tạng: hai rãnh dọc và ngang chia gan thành 4 thùy: thùy phải ở bên
phải rãnh dọc phải, thùy trái ở bên trái rãnh dọc trái. Giữa 2 rãnh dọc, trước
rãnh ngang là thùy vuông, sau rãnh ngang là thùy đuôi.
1.6.2. Phân thùy gan theo chức năng
Đối với phẫu thuật cắt gan thì việc hiểu cặn kẽ cấu trúc của gan dựa
trên hệ thống cung cấp máu và dẫn lưu mật có vai trị sống cịn. Vùng trung
tâm, nơi ống mật chủ, tĩnh mạch cửa và động mạch gan đi vào gan được gọi là
"rốn" gan. Có nhiều cách chia phân thùy gan, ở đây xin giới thiệu phân chia
thùy gan theo Tôn Thất Tùng. Cách phân chia phân thùy gan của Tôn Thất
Tùng là sự kết hợp của sự phân chia của Anh – Mỹ (mà điển hình là
Goldsmiths và Woodburne) với sự phân chia của Pháp (mà điển hình là của
Couinaud). Sự phân chia này dựa vào cách rãnh gan:
 Rãnh giữa: được xác định ở mặt trên, xuất phát từ giữa tĩnh mạch
chủ dưới đoạn trên gan nối với điểm giữa của hố túi mật; mặt dưới

tiếp tục từ điểm giữa của hố túi mật đi đến điểm giữa của cuống gan.
Trong rãnh giữa có tĩnh mạch trên gan giữa. Rãnh giữa chia gan
thành nửa gan phải và nửa gan trái.
 Rãnh bên phải: xuất phát từ bờ phải của tĩnh mạch chủ dưới, đi theo
chỗ bám của dây chằng vành phải, đi ra trước và xuống dưới. Rãnh
này đi song song và cách 3 khốt ngón tay với bờ phải của gan, đi
xuống giữa góc gan phải và hố túi mật và kết thúc ở phần đuôi của
thùy Spiegel. Trong rãnh bên phải có tĩnh mạch trên gan phải. Rãnh
gan phải chia nửa gan phải thành 2 phần, mỗi phần độc lập với nhau
về cấp dẫn máu là: phân thùy trước và phân thùy sau.
10
.


 Rãnh rốn – cửa: đây là rãnh duy nhất ta nhận biết được nhờ hình
dáng bên ngồi. Mặt trên rãnh này chính là chỗ bám của dây chằng
liềm, mặt dưới chính là cuống Arantius. Trong rãnh rốn – cửa có
tĩnh mạch trên gan trái. Rãnh này chia nửa gan trái thành 2 phần:
phân thùy giữa (Hạ phân thùy IV) và phân thùy bên (tương ứng với
thùy trái).
 Rãnh bên trái: bắt đầu từ bờ trái của tĩnh mạch chủ dưới, đi thẳng
đến điểm giữa của bờ trước thùy gan trái. Rãnh này chia phân thùy
bên thành 2 hạ phân thùy (HPT): HPT II và III.
 Một đường ngang chia 2 phân thùy bên phải thành 4 HPT: HPT V
và VIII của phân thùy trước; HPT VI và VII của phân thùy sau.
Như vậy gan được chia thành 2 nửa gan: gan phải và gan trái. Gan phải
gồm phân thùy trước (có HPT V và VIII) và phân thùy sau (có HPT VI và
VII). Gan trái gồm phân thùy giữa (HPT IV) và phân thùy bên (có HPT II và
III). Ngồi ra cịn có HPT I hay thùy Spiegel nằm ở mặt sau.


Hình 4. Phân thùy gan theo chức năng
11
.


1.7. Các hình thái cắt gan
Theo Tơn Thất Tùng, dựa theo độ lớn của phần gan được cắt đi, có thể
chia làm 2 loại phẫu thuật cắt gan: Cắt gan rộng khi ta cắt từ 2 phân thùy gan
trở lên và cắt gan nhỏ khi ta cắt từ 1 phân thùy gan trở xuống [1]. Dựa theo
nguyên tắc này có thể sắp xếp các hình thái cắt gan từ lớn đến bé gồm:
 Cắt gan rộng:
o Cắt 3 phân thùy gan (Trisegmentectomy):
 Cắt 3 phân thùy bên phải hoặc cắt thùy gan phải kinh điển.
 Cắt 3 phân thùy bên trái hoặc cắt gan trái mở rộng vào toàn bộ
phân thùy trước.
o Cắt 2 phân thùy gan (Bisegmentectomy):
 Cắt 2 phân thùy bên phải hay cắt gan phải.
 Cắt 2 phân thùy bên trái hay cắt gan trái.
 Cắt 2 phân thùy giữa hay cắt phân thùy trước và giữa (cắt gan
trung tâm).
 Cắt gan nhỏ:
o Cắt phân thùy gan (Segmentectomy): Cắt phân thùy bên (hoặc cắt
thùy gan trái kinh điển), cắt phân thùy giữa, cắt phân thùy trước, cắt
phân thùy sau, cắt phân thùy đuôi (thùy Spiegel).
o Cắt hạ phân thùy gan (Subsegmentectomy): II, III, V, VI, VII, VIII.
Ngoài ra cũng có trường phái định nghĩa cắt gan lớn là phẫu thuật cắt từ
3 hạ phân thùy gan trở lên. Hay một nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Trung
tâm y khoa đại học Pittsburgh và Trung tâm y khoa đại học Duke công bố
năm 2011 lại cho rằng nên định nghĩa cắt gan lớn là cắt từ 4 hạ phân thùy gan
trở lên [37].

12
.


Hình 5. Các hình thái cắt gan

1.8. Phƣơng pháp đo thể tích gan bằng chụp cắt lớp điện tốn
Năm 1979, Heymsfield mơ tả đo thể tích gan đầu tiên, đến nay được
ứng dụng rộng rãi và là một chỉ số không thể thiếu trong phẫu thuật cắt gan
lớn. Với mỗi hình ảnh lát cắt ngang thu được, ta có thể tính diện tích riêng
phần của gan trong lớp cắt đó. Lấy diện tích này nhân với chiều cao (khoảng
cách giữa các lát cắt) sẽ được thể tích riêng phần gan. Thể tích gan chính là
tổng tồn bộ các thể tích riêng phần đo được tại từng lát cắt.
Việc đo thể tích gan bằng phương pháp chụp cắt lớp điện tốn tuần tự
theo các bước sau:
 Xác định các mốc giải phẫu gan trên phim chụp cắt lớp điện
toán: tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch gan phải, giữa và trái, tĩnh
mạch cửa phải và trái.
13
.


 Xác định vị trí u gan.
 Đo diện tích riêng phần của phần gan cần tính thể tích bằng cách
vẽ giới hạn theo giải phẫu gan trong từng lát cắt.
 Đo thể tích gan cần tính bằng tổng tồn bộ các thể tích riêng
phần đo được tại từng lát cắt bằng phần mềm có sẵn trong máy.
Thể tích gan được đo ở thì tĩnh mạch sau tiêm thuốc cản quang, các thì
khác chủ yếu để đối chiếu trong các trường hợp khó xác định ranh giới giữa
các phân thùy gan.

Tính tỉ lệ thể tích gan
Hiện nay có 3 phương pháp tính tỉ lệ thể tích gan cịn lại:
 Dựa vào trọng lượng cơ thể: lấy thể tích gan cịn lại chia cho
trọng lượng cơ thể (RLV/BW)
 Dựa vào thể tích gan chuẩn: lấy thể tích gan cịn lại chia cho thể
tích gan chuẩn. Có nhiều cơng thức tính thể tích gan chuẩn dựa
theo cân nặng và chiều cao (Urata, Vauthey…)
 Dựa vào thể tích gan chức năng: lấy thể tích gan cịn lại chia cho
thể tích gan chức năng, với thể tích gan chức năng (Function
Liver Volume: FLV) bằng tổng thể tích gan (Total Liver
Volume: TLV) trừ đi thể tích u gan (Tumor Volume: TV)
1.9. Các bảng điểm đánh giá chức năng gan
Có rất nhiều phương pháp đánh giá chức năng gan, sau đây chỉ nêu ra
những phương pháp thường dùng trong thực hành lâm sàng.

14
.


×