Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông và các yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 91 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
----------

PHAN HỒNG THÙY DUNG

SỬ DỤNG KHẨU TRANG KHI
THAM GIA GIAO THÔNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
----------



PHAN HỒNG THÙY DUNG

SỬ DỤNG KHẨU TRANG KHI
THAM GIA GIAO THÔNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Y tế công cộng
Mã số: 8720701
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THIỆN THUẦN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài nghiên cứu này được thu thập,
nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu của đề tài
này chưa từng được cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào khác. Những tài
liệu tham khảo trong đề tài được cơng bố và trích dẫn đúng quy định.
Đề tài đã được sự chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu
y sinh học trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (số 108/HĐĐĐ
ngày 14/02/2020).

Tác giả


PHAN HOÀNG THÙY DUNG

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................iv
BẢNG TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................... 3
Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 3
Dàn ý nghiên cứu ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN ....................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm ơ nhiễm khơng khí ................................................................. 5
1.2. Tình trạng ơ nhiễm khơng khí trên thế giới ........................................................ 8
1.3. Tình trạng ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam..................................................... 11
1.4. Một số nghiên cứu phơi nhiễm ô nhiễm khơng khí ở trẻ em ........................... 13
1.5. Giải pháp phịng chống phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khí .................................. 15
1.6. Sử dụng khẩu trang trong tham gia giao thông ................................................ 16
1.7. Phân tích hành vi trong nghiên cứu: sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông
…………………………………………………………………………………….20
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 26
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 26

2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 30
2.5. Liệt kê và định nghĩa các biến số ..................................................................... 33
2.6. Kiểm soát sai lệch ............................................................................................. 38
2.7. Phương pháp phân tích thống kê ...................................................................... 39
2.8. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................... 40

.


.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ...................................................................................... 41
3.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát ..................................................................... 41
3.2. Mô tả hành vi sử dụng khẩu trang của trẻ ........................................................ 42
3.3. Mô tả đặc điểm phơi nhiễm khi tham gia giao thông ....................................... 45
3.4. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sử dụng khẩu trang ở trẻ ............................. 46
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN .................................................................................... 57
4.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát ..................................................................... 57
4.2. Mô tả hành vi sử dụng khẩu trang của trẻ ........................................................ 58
4.3. Mô tả đặc điểm phơi nhiễm khi tham gia giao thông ....................................... 60
4.4. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sử dụng khẩu trang ở trẻ ............................. 62
4.5. Điểm mới và tính ứng dụng của đề tài ............................................................. 67
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ a
PHỤ LỤC ................................................................................................................... f

.



.

i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các cấu trúc chính và định nghĩa trong Mơ hình niềm tin sức khỏe .......21
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát (n=1368) .............................................41
Bảng 3.2. Đặc điểm về hành vi sử dụng khẩu trang .................................................42
Bảng 3.3. Đặc điểm về thực hành sử dụng khẩu trang (n=1050) .............................43
Bảng 3.4. Sử dụng khẩu trang tại ngày khảo sát (n=1368) ......................................44
Bảng 3.5. Đối phó ơ nhiễm khơng khí giữa 2 nhóm có và khơng sử dụng khẩu trang
(n=1368) ....................................................................................................................44
Bảng 3.6. Đặc điểm hành vi đối phó với ô nhiễm không khí (n=973) .....................45
Bảng 3.7. Đặc điểm phơi nhiễm của trẻ (n=1368) ...................................................45
Bảng 3.8. Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của ÔNKK (n=1368) ......................46
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nhận thức về mức độ nghiêm trọng của ÔNKK và hành
vi sử dụng khẩu trang (n=1368) ................................................................................47
Bảng 3.10. Nhận thức về hậu quả của ÔNKK (n=1368) ..........................................47
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nhận thức về hậu quả của ÔNKK và hành vi sử dụng
khẩu trang (n=1368) ..................................................................................................48
Bảng 3.12. Nhận thức về lợi ích của việc đeo khẩu trang (n=1368) ........................48
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nhận thức về lợi ích và hành vi sử dụng khẩu trang
(n=1368) ....................................................................................................................49
Bảng 3.14. Nhận thức về những rào cản của việc đeo khẩu trang (n=1368) ...........49
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhận thức về rào cản và hành vi sử dụng khẩu trang
(n=1368) ....................................................................................................................50
Bảng 3.16. Khả năng tự thực hiện hành vi (n=1368) ...............................................50
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa khả năng tự thực hiện hành vi và hành vi sử dụng khẩu
trang (n=1368) ...........................................................................................................51

Bảng 3.18. Tín hiệu cho hành động (n=1368) ..........................................................51
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tín hiệu cho hành động và hành vi sử dụng khẩu trang
(n=1368) ....................................................................................................................52

.


.

ii

Bảng 3.20. Mối liên quan đặc tính nền giữa 2 nhóm có và khơng sử dụng khẩu trang
(n=1368) ....................................................................................................................52
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa phương tiện đến trường của trẻ giữa 2 nhóm có và
khơng sử dụng khẩu trang (n=1368) .........................................................................53
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa người đưa trẻ đến trường giữa 2 nhóm có và khơng
sử dụng khẩu trang (n=1368) ....................................................................................54
Bảng 3.23. Mối liên quan về đặc điểm phơi nhiễm của trẻ giữa 2 nhóm có và khơng
sử dụng khẩu trang (n=1368) ....................................................................................55

.


.

iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mơ hình tích hợp (IBM) dự đoán hành vi ............................................25
Biểu đồ 2.1. Chọn mẫu nghiên cứu ..........................................................................28

Biểu đồ 2.2. Thu thập mẫu nghiên cứu .....................................................................29
Biểu đồ 2.3. Xây dựng bộ công cụ thu thập dữ liệu .................................................30
Biểu đồ 2.4. Quy trình thu thập dữ liệu ....................................................................32
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện các cấu trúc niềm tin sức khỏe ảnh hưởng đến hành vi
sử dụng khẩu trang ....................................................................................................64

.


.

iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ tả các loại kích thước bụi .....................................................................5
Hình 1.2. Mơ phỏng kích thước bụi ...........................................................................6
Hình 1.3. Mức độ xâm nhập của bụi vào cơ thể.........................................................6
Hình 1.4. Một số bệnh bụi phổi ..................................................................................7

.


.

v

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
GT

Giao thơng


HBM

Health Belief Model

Mơ hình niềm tin sức khỏe

HS

Học sinh

KT

Khẩu trang

KTC

Khoảng tin cậy

OR

Odds Ratio

ÔNKK

Tỷ số số chênh
Ô nhiễm khơng khí

PAHs
PM


Polycyclic Aromatic

Hợp chất đa vịng thơm ngưng tụ

Hydrocarbon

Các hydrocacbon thơm đa vòng

Particulate matter

Chất dạng hạt

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TE

Trẻ em

THCS

Trung học cơ sở

TPB

Theory of Planned Behavior

TP.HCM


Mơ hình lý thuyết hành vi
có kế hoạch
Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

World health organisation

Tổ chức Y tế thế giới

PPE

Personal protective equipment

Thiết bị phòng hộ cá nhân

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo gần đây của Ủy ban Lancet về Ô nhiễm và Sức khỏe đã chỉ ra rằng vào
năm 2015 số ca tử vong do ô nhiễm gây ra nhiều hơn 3 lần so với tổng số ca tử vong
do AIDS, lao và sốt rét [24], [31]. Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới
(WHO), chỉ riêng ơ nhiễm khơng khí ngồi trời đã gây ra khoảng 4,2 triệu ca tử vong
trong năm 2016, trong số đó tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm hơn một

nửa. Số ca tử vong do nguồn ơ nhiễm khơng khí trong nhà là 3,8 triệu, trong đó ơ
nhiễm khơng khí cả trong nhà và ngồi trời chịu trách nhiệm cho 1 triệu ca [30].
Ô nhiễm khơng khí vẫn ở mức độ nguy hiểm ở nhiều nơi trên thế giới, cứ 10 người
thì có 9 người hít phải khơng khí có chứa chất ơ nhiễm cao [5]. Ơ nhiễm khơng khí
dần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn nạn về sức
khỏe và gánh nặng bệnh tật tồn cầu.
Ở những đơ thị càng lớn thì mức độ ơ nhiễm khơng khí ngày càng nghiêm trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh - đơ thị đặc biệt có tốc độ phát triển mạnh về kinh tế - xã
hội đã và đang đối mặt với tình trạng ơ nhiễm khơng khí vượt mức quy định đặc biệt
là ô nhiễm hạt mịn PM [1]. Báo cáo quan trắc khơng khí giai đoạn 5 năm 2011 – 2015
cho thấy, nồng độ hạt PM10 tại các vị trí quan trắc dao động trong khoảng 87,43 –
124,71 μg/m3 [2]. Kết quả cho thấy 100% các vị trí quan trắc vượt quy chuẩn quốc tế
đối với chất lượng khơng khí [47]. Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà mức độ
ô nhiễm giữa các khu vực trong cùng một đô thị cũng rất khác biệt.
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương bởi ơ nhiễm khơng khí, theo WHO mỗi ngày
có khoảng 1,8 tỷ trẻ em dưới 15 tuổi hít phải khơng khí ở mức có hại. Năm 2016,
600.000 trẻ tử vong vì nhiễm trùng đường hơ hấp dưới cấp tính do ơ nhiễm khơng
khí [4]. Ơ nhiễm khơng khí tác động lên sức khỏe của trẻ em qua những hạt bụi với
kích thước rất nhỏ đi vào hệ hơ hấp khi trẻ hít vào. Tác động xấu của ơ nhiễm khơng
khí đến sức khoẻ trẻ em đã được ghi nhận rõ ràng [42], [48], [40], bao gồm sự gia
tăng nhiễm trùng hô hấp, hen, dị ứng nhạy cảm và suy giảm phát triển nhận thức thần kinh.

.


.

2

Chính những ảnh hưởng từ giai đoạn đầu phát triển sẽ tích lũy và gây nên hậu quả

nghiêm trọng cho sức khỏe sau này của trẻ. Trên thực tế, phần lớn trẻ em được đưa
đến trường bằng xe máy và đây là nguyên nhân gia tăng phơi nhiễm ô nhiễm khơng
khí do giao thơng nhiều nhất. Việc đưa ra những giải pháp can thiệp ở lứa tuổi nhỏ
càng sớm càng có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trong tương tai.
Khẩu trang là một trong những phương tiện phịng hộ cá nhân có khả năng làm
giảm ảnh hưởng ơ nhiễm khơng khí, bảo vệ sức khỏe [12] vì khi sử dụng, khẩu trang
hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng ở người lớn có mắc các bệnh tim mạch [25], [32].
Là nhóm đối tượng đặc biệt, việc chăm sóc sức khỏe của trẻ được các phụ huynh
quan tâm và can thiệp sâu sắc. Tuy nhiên để việc sử dụng đạt hiệu quả cao còn phụ
thuộc nhiều vào vật liệu và cách sử dụng cũng như nhận thức của trẻ. Chính những
yếu tố này mang tính quyết định: trì hỗn, thúc đẩy hay duy trì hành vi có lợi cho sức
khỏe ở trẻ. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều tài liệu đánh giá về hiệu quả can thiệp
của khẩu trang trong việc giảm thiểu những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối
với sức khoẻ nhưng rất hiếm các dữ liệu ở trẻ em.
Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn chưa có một
cơng bố chính thức nào về đặc điểm hành vi sử dụng khẩu trang ở trẻ em trong thực
hành phịng chống phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khí đặc biệt là khi tham gia giao thơng.
Trọng tâm chính của nghiên cứu này là Khảo sát hành vi sử dụng khẩu trang khi
tham gia giao thông và các yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở Thành
phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về thực trạng sử dụng và những
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông. Những dữ
liệu cơ bản này sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng
nhằm đưa ra biện pháp bảo vệ sức khỏe sớm ở trẻ em khi tham gia giao thơng, phịng
ngừa phơi nhiễm hiệu quả nhất phù hợp với trẻ em Việt Nam.

.


.


3

Câu hỏi nghiên cứu
1. Tỷ lệ hành vi sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông của học sinh THCS
Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
2. Những yếu tố nào liên quan đến hành vi sử dụng khẩu trang khi tham gia giao
thông của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát hành vi sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông và các yếu tố liên
quan của học sinh trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ hành vi sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông của học sinh
trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng khẩu trang khi tham gia giao
thông của học sinh trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

.


.

4

Dàn ý nghiên cứu
Nhân khẩu học và thông tin khác của học sinh:
Giới tính

Lớp


Tuổi

Người đưa đến trường

Phương tiện đến trường

Khu vực

Phơi nhiễm ƠNKK khi tham gia giao thơng:
Số ngày nghỉ học

Lý do nghỉ

Thời gian tham gia giao thông hàng ngày

Tự bảo vệ bằng việc đeo khẩu trang:
Loại khẩu trang

Tần suất mang

Cách mang

Lý do mang

Hành vi tự bảo vệ khác - Ứng phó với ƠNKK:
Giảm các hoạt động ngồi trời

Tránh giờ cao điểm

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng…


.


.

5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN

1.1. Một số khái niệm ô nhiễm không khí
1.1.1. Bụi không khí
Thống kê thế giới cho thấy, ơ nhiễm khơng khí trên phạm vi tồn cầu gây ra cái
chết của hơn 5 triệu người mỗi năm, riêng ngành công nghiệp than đá đã gây ra
cái chết trên 1 triệu người. Vậy bụi khơng khí được phân loại thế nào? Bụi nano là
gì? Tác hại của bụi với con người ra sao?
Bụi là những hạt vật chất trong khơng khí (atmospheric particulate matter,
particulate matter, PM [16]. Theo kích thước bụi được chia ra thành các loại khác
nhau: PM10 (từ 2,5 tới 10 micro mét), PM2,5 (dưới 2,5 micro mét), PM1,0 (dưới
1 micro mét) và PM 0,1 (nhỏ hơn 0,1 micro mét) còn được gọi là bụi nanomet, bụi
NANO.

Hình 1.1. Mơ tả các loại kích thước bụi

.


.

6


Để dễ so sánh kích thước, các nhà mơi trường đã có hình mơ phỏng sau:

Hình 1.2. Mơ phỏng kích thước bụi
1.1.2. Nguồn tạo ra bụi khơng khí
Một phần các hạt bụi mịn kích thước nhỏ này có thể sinh ra từ tự nhiên, nhưng
đa phần là do hoạt động, sinh hoạt của con người. Trong tự nhiên, bụi không khí
được tạo ra từ khói núi lửa, nạn cháy rừng, các cơn bão cát bụi, lốc xoáy, sản phẩm
hay chất thải sinh vật như phấn hoa, bào tử nấm, nước thải côn trùng,… Con người
gây ô nhiễm bụi trong không khí qua việc đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch,
bụi từ các cơng trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy cơng nghiệp,
phá rừng, hút thuốc,…
1.1.3. Đường xâm nhập và tác hại của bụi
Nói chung, tất cả loại bụi lớn nhỏ đều có thể xâm nhập vào đường hơ hấp khi
con người hít thở vào. Nhưng mức độ xâm nhập khác nhau theo kích thước hạt
bụi.
Hình 1.3. Mức độ xâm nhập của bụi vào cơ thể

.


.

7

Những hạt bụi lớn, đường kính trên 10 micromet, có thể được chất nhầy, lông,
tiêm mao của đường hô hấp trên bắt giữ và loại trừ ra qua hắt hơi, ho, xỉ mũi, khạc
đàm nhầy,… [16].
Những hạt bụi trung bình phân tán trong môi trường làm việc, như mỏ khai thác
than đá, khoáng sản, cát đá, xi măng, thạch miên (Amian), sợi bơng,… khi cơng

nhân hít phải sẽ tiến sâu hơn, mắc kẹt vào các phế nang và đào thải ra khó, chậm
nên tích lũy lại gây các bệnh hơ hấp gọi là bệnh bụi phổi (pneumoconiosis). Tùy
theo loại bụi xâm nhập bệnh nhân sẽ bị các bệnh bụi phổi tương ứng: bụi phổi silic
(silicosis), bụi phổi than đá (anthracosis, black lung disease), amiang (abetosis),
bụi nhôm (aluminosis), bụi sợi vải (byssinosis, brown lung disease),…[9].
Hình 1.4. Một số bệnh bụi phổi

Bụi than phổi

Bụi phổi silic

Đặc biệt, bụi nano vì kích thước siêu nhỏ nên có thể “chui sâu” vào cơ thể người,
vượt qua các hàng rào phòng vệ tự nhiên của cơ thể, xâm nhập vào nhân tế bào.
Kết quả là ngồi gây các bệnh hơ hấp, tim mạch, máu,…bụi nano còn tác động,
hủy hoại DNA và là mầm mống gây lão hóa, ung thư.
Khi vào hệ mạch máu người, bụi nano sẽ hình thành nên những mảng bám tích
tụ trong thành mạch, gây nên viêm mạch máu. Đồng thời, nó sẽ làm giảm tính đàn
hồi của mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và những bệnh lý tim mạch
chết người. Ở phụ nữ có thai, bụi nano có thể xâm nhập sâu vào cơ thể băng qua
nhau thai và gây những tác động xấu cho quá trình phát triển thai nhi.

.


.

8

Tại một số nơi, bụi nano cịn có các chất phóng xạ, như uranium và thorium,
làm tăng nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ qua đường hơ hấp. Nhiều nghiên cứu đa

trung tâm tiến hành từ 2006 - 2012 cho thấy, bụi nano có thể tác động đến DNA
và gây ra những biến đổi, đột biến gen di truyền dẫn đến ung thư. Một nghiên cứu
tiến hành năm 2013, dựa trên gần 320 ngàn người tại các quốc gia ở Châu Âu cho
thấy có mối tương quan thuận giữa mức độ ô nhiễm bụi không khí với tỷ lệ mắc
bệnh ung thư: mật độ PM10 trong khơng khí tăng lên 10 microgram/ m3 thì tỷ lệ
ung thư tăng 22%, và mật độ PM2,5 tăng thêm 10 microgam/ m3 thì tỷ lệ ung thư
phổi tăng đến 36% [33]. Tổ chức Y tế thế giới WHO và Cơ quan nghiên cứu ung
thư quốc tế IARC, xếp các hạt bụi khơng khí vào nhóm một của các tác nhân gây
ung thư cho con người.
1.2. Tình trạng ơ nhiễm khơng khí trên thế giới
Ơ nhiễm khơng khí là những vật chất tự nhiên và nhân tạo xung quanh mơi trường
sống mà chúng ta đang hít thở hàng ngày. Có hai nguồn ơ nhiễm khơng khí chính: ơ
nhiễm khơng khí trong nhà và ngồi trời. Ơ nhiễm khơng khí làm tăng nguy cơ mắc
bệnh hơ hấp và tim mạch trong dân số. Cả khi phơi nhiễm ngắn hay dài hạn với các
chất ơ nhiễm khơng khí đều có tác động liên quan đến sức khỏe. Tác động nghiêm
trọng hơn là ảnh hưởng đến những đối tượng dễ bị tổn thương như người bệnh, TE,
người già và hơn cả là những người nghèo [46].
Ơ nhiễm khơng khí ngồi trời chủ yếu từ các hoạt động thải khí từ các nhà máy
cơng nghiệp, q trình đốt cháy nhiên liệu để sản xuất năng lượng, bụi từ luân chuyển
giao thông hay hoạt động của các nhà máy điện than… Hiện nay, nguồn ơ nhiễm
khơng khí ngồi trời nghiêm trọng là từ các hạt vật chất mịn có kích thước rất nhỏ từ
2,5µm - PM2,5 đến 10µm - PM10, ngồi ra các chất gây ô nhiễm như sunfat, nitrat
và carbon đen, gây rủi ro lớn nhất cho sức khỏe con người [30]. Các hạt mịn trong
khơng khí ơ nhiễm xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh bao
gồm đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và nhiễm trùng
đường hơ hấp. Ơ nhiễm khơng khí là yếu tố mơi trường đe dọa rất lớn đến sức khỏe.
Tiếp xúc với các hạt mịn từ môi trường xung quanh và trong nhà gây ra khoảng 7

.



.

9

triệu ca chết sớm mỗi năm [5]. Ở một số khu vực, cát và bụi sa mạc, đốt chất thải và
phá rừng cũng là những nguồn gây ô nhiễm không khí bổ sung. Chất lượng khơng
khí cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như yếu tố địa lý, khí tượng và
mùa vụ [30]. Ơ nhiễm khơng khí vẫn đang tiếp tục gia tăng ở mức báo động và ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người [43]. Theo số liệu thống kê của WHO,
chỉ riêng ơ nhiễm khơng khí ngồi trời đã gây ra khoảng 4,2 triệu ca tử vong trong
năm 2016 [5] trong số tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa,
2,2 triệu ca tử vong: 29% là do bệnh tim, 27% đột quỵ, 22% bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, 14% ung thư phổi và 8% viêm phổi [30]. Nguyên nhân này đã gây nên một gánh
nặng chi phí khổng lồ cho nền kinh tế tồn cầu, lên tới hơn năm nghìn tỷ đơ la Mỹ
trong tổng thiệt hại phúc lợi năm 2013 [46].
Ơ nhiễm khơng khí trong nhà do nguồn khí đốt từ việc sử dụng dầu hỏa hay nhiên
liệu rắn không hiệu quả, sự cố gây cháy nổ hay thậm chí là phấn hoa, lơng thú vật
ni,… Ơ nhiễm khơng khí trong nhà được tạo ra từ nấu ăn với nhiên liệu - công nghệ
cũ gây ô nhiễm và dẫn đến khoảng 3,8 triệu ca tử vong trong năm 2016. Khoảng 1
triệu ca tử vong này là do ơ nhiễm cả trong nhà và ngồi trời. Hơn 40% dân số thế
giới vẫn chưa được tiếp cận với nhiên liệu và công nghệ nấu ăn sạch trong gia đình
của họ. Phụ nữ và TE có nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà cao nhất [30]. Các tác
nhân gây ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật, tuy
nhiên để xác định việc phơi nhiễm với ơ nhiễm khơng khí nào thì là cả một quá trình
phức tạp. Trong một số trường hợp, ơ nhiễm khơng khí ngồi trời có thể xâm nhập
vào nhà thông qua cửa sổ, cửa ra vào, thơng gió,… góp phần bổ sung thêm nhiều tác
nhân gây bệnh ở môi trường trong nhà. Thông qua một phức hợp các quá trình, bao
gồm sự xâm nhập của các chất ơ nhiễm nguồn ngồi trời, tạo ra các chất ô nhiễm
trong nhà, các phản ứng hóa học trong không khí và trên bề mặt trong nhà, q trình

hấp phụ và lắng đọng trên bề mặt, ngưng tụ và thoát khí từ các bề mặt [26]. Vậy nên
khơng chỉ ở nhà mới bị mắc các bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà mà cịn có thể
mắc bệnh cho ơ nhiễm khơng khí ngồi nhà và ngược lại. Gánh nặng sức khỏe liên
quan đến ơ nhiễm khơng khí trong nhà do đốt nhiên liệu rắn, sử dụng bếp lò hoặc

.


.

10

sưởi ấm các thiết bị, có thể làm giảm sự tiếp xúc của con người với ô nhiễm triệt để,
tạo ra sức khỏe đáng kể đạt được với chi phí hiệu quả tối thiểu của bếp lị [45].
Ơ nhiễm khơng khí vẫn ở mức độ nguy hiểm cao ở nhiều nơi trên thế giới, cứ 10
người thì có 9 người hít phải khơng khí có chứa chất ơ nhiễm cao. Trong 6 năm qua,
các ước tính của WHO cho thấy mức độ ơ nhiễm khơng khí xung quanh vẫn ở mức
cao và tương đối ổn định, với nồng độ giảm ở một số khu vực của Châu Âu và Châu
Mỹ. Mức ơ nhiễm khơng khí ngồi trời cao nhất là ở khu vực Đông Địa Trung Hải
và Đông Nam Á, với mức trung bình hàng năm thường vượt quá năm lần giới hạn
của WHO, tiếp theo là các thành phố thu nhập thấp và trung bình ở Châu Phi và Tây
Thái Bình Dương [5]. Thơng thường, gánh nặng ơ nhiễm khơng khí lớn nhất liên
quan đến sức khỏe được quan sát thấy ở các nước đang phát triển, vốn đang phải vật
lộn với nhiều vấn đề nghèo đói và thiếu thốn xã hội.
Trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm mơi trường khơng khí thì khí thải từ các
phương tiện GT cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu. Vận tải đường bộ được ước
tính chịu trách nhiệm cho tới 30% lượng khí thải gây ơ nhiễm hạt mịn tại các thành
phố Châu Âu và tới 50% lượng khí thải PM ở các nước đang phát triển. Nồng độ bụi
thay đổi và tăng cao thể hiện rõ nhất tại các khu vực gần trục GT [38]. Những loại
khí này gây ra các tác động bất lợi khác nhau đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Tổng đóng góp của ô nhiễm do GT đối với ô nhiễm không khí dạng hạt có thể rất
khác nhau, giao động từ 12% - 70%. Ngoài ra, lưu lượng GT nhiều và chất lượng
đường xá cũng góp phần tăng đáng kể lượng bụi ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm
không khí liên quan đến GT đã trở nên tương đối quan trọng hơn ở các khu vực trên
thế giới, nơi các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí cơng nghiệp gia tăng đã làm
giảm sự đóng góp của nguồn này trong tổng phát thải ơ nhiễm khơng khí. Mặc dù
lượng khí thải mỗi xe đã giảm đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới và sự suy giảm về
tổng số dặm xe đi du lịch ở các nước phát triển, đã có một sự gia tăng nhanh chóng
về quyền sở hữu xe cơ giới và số dặm xe đi du lịch ở các nước đang phát triển [15].
Ơ nhiễm khơng khí trở thành một trong những mối quan tâm nghiêm trọng về môi
trường của các thành phố Châu Á nơi phần lớn dân số tiếp xúc với chất lượng không

.


.

11

khí kém. Nó gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe như bệnh hô hấp, nguy cơ phát
triển ung thư, các bệnh nghiêm trọng khác,… và cũng góp phần gây ra tổn thất kinh
tế to lớn, đặc biệt là về nguồn lực tài chính cần thiết để hỗ trợ y tế cho những người
bị ảnh hưởng [38]. Các nghiên cứu trước đây cũng giải thích hợp lý các tác động bất
lợi lên chức năng mạch máu và tim liên quan đến việc hít thở khơng khí đơ thị bị ô
nhiễm nặng [32]. Các biện pháp can thiệp môi trường để giảm ô nhiễm sẽ là lý tưởng,
nhưng việc thực hiện chúng có thể bị cản trở ở các quốc gia nơi việc giảm phát thải
bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế.
1.3. Tình trạng ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam
Tại Việt Nam, q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra
mạnh mẽ. Hầu hết các đô thị lớn đang phải đối mặt với tình trạng ƠNKK ngày càng

gia tăng. Áp lực ô nhiễm chủ yếu do hoạt động GT vận tải, hoạt động xây dựng, hoạt
động của các xí nghiệp nội đô, sinh hoạt của dân cư, xử lý rác thải và các nguồn ô
nhiễm từ ngoại thành chuyển vào. Mức độ ô nhiễm giữa các đô thị rất khác biệt phụ
thuộc vào quy mô, mật độ dân số, đặc biệt là mật độ GT và tốc độ xây dựng [1], [2].
Tại hội thảo “Chất lượng khơng khí ở Hà Nội – Thực trạng và các giải pháp khoa
học công nghệ” do Trung tâm Văn hóa Pháp và Đại học Khoa học Công nghệ tổ chức,
bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc GreenID Việt Nam, cho biết chỉ số chất lượng khơng
khí (AQI) trung bình của Hà Nội năm 2016 là 121µg/ m3, và lượng bụi PM2,5 trung
bình lên tới 50,5µg/ m3, gấp đơi quy chuẩn quốc gia (25µg/ m3) và gấp năm lần
khuyến nghị WHO (10µg/ m3). Hà Nội chỉ đang đứng sau New Delhi, Ấn Độ (124µg/
m3), một nơi ÔNKK nặng trên thế giới [50].
Theo kết quả của Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam, năm 2016, các đô
thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đến 20% số ngày trong năm lượng PM10, PM2,5 vượt
ngưỡng cho phép (50 microgram/ m3 theo tiêu chuẩn Việt Nam và 25 microgram/ m3
theo tiêu chuẩn WHO).
Đặc biệt, nước ta không chỉ ô nhiễm bụi PM10, PM2,5 mà từ vài năm trở lại đây
đã có thấy sự xuất hiện của PM1,0 và bụi nano PM 0,1. Ghi nhận cục bộ tại một số
thời điểm, tại khu vực giao thông trong một số đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí

.


.

12

Minh, Hạ Long ô nhiễm NO2 có xu hướng tăng. Khí O3 có dấu hiệu vượt ngưỡng
trong những năm gần đây. Kết quả quan trắc mơi trường các chất khí SO2, CO về cơ
bản vẫn có giá trị đạt quy chuẩn cho phép.
Theo công bố của Trung tâm nghiên cứu môi trường của trường Đại học Yale và

Columbia (Mỹ) tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sỹ), xếp hạng Hà Nội
nằm trong nhóm các thành phố có mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm nặng. Vấn đề
mơi trường khơng khí của thủ đơ Hà Nội ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm
của cộng đồng khi các thông tin từ nhiều nguồn trong thời gian gần đây cho biết, chất
lượng khơng khí của thủ đơ hầu hết thời gian đều ở mức kém hoặc xấu.
Trong các vấn đề ơ nhiễm mơi trường khơng khí tại các đơ thị Việt Nam thì vấn
đề ƠNKK do bụi vẫn là vấn đề nổi cộm nhất. Tỷ lệ số mẫu quan trắc nồng độ bụi lơ
lửng vượt QCVN của các chương trình quan trắc quốc gia ln lớn hơn 80% số mẫu
quan trắc trong năm.
Tại TP. Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại 10 trạm quan trắc đặt tại các điểm hoạt
động giao thông cho thấy hàm lượng bụi lơ lửng tại các trạm quan trắc từ 2011 –2015
có giá trị dao động trong khoảng từ 163,42 – 690,00µg/ m3. So với Quy chuẩn Việt
Nam (QCVN 05:2009/BTNMT, nồng độ bụi lơ lửng trung bình 1 giờ: 300µg/ m3),
9/10 vị trí quan trắc ảnh hưởng do hoạt động giao thông vượt QCVN đối với chất
lượng khơng khí. Trong thành phần bụi lơ lửng thì bụi mịn (PM2,5) chiếm tỷ trọng
tương đối cao. Các hạt bụi có kích thước động học nhỏ hơn 2,5µm thường mang tính
axit, tồn tại rất lâu trong khí quyển, khả năng phát tán xa và đi sâu vào phổi hơn so
với các loại bụi có kích thước động học lớn.
Ngoài ra bụi PM10 cũng đóng góp tỷ trọng gây ô nhiễm đáng kể 100% kết quả
quan trắc tại TP.Hồ Chí Minh về PM10 vượt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Cụ thể nồng độ PM10 giao động trong 87,43 – 124,71μg/ m3 [2] cao gấp 2 lần (nồng
độ các hạt PM10 trung bình trong 24 giờ: 50µg/ m3 - WHO [47]).
Tại Việt Nam, ngồi các tuyến đường giao thông đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi các
chất khí, đối với hầu hết các khu dân cư đô thị nồng độ các chất ô nhiễm CO, NO2,
SO2 vẫn nằm trong giới hạn của QCVN 05:2013. Một số khu vực gần các nhà máy

.


.


13

sản xuất công nghiệp nằm trong đô thị, nồng độ các chất CO, NO2, SO2 tại một số
thời điểm đã vượt giới hạn của QCVN 05:2013.
Q trình đơ thị hóa gia tăng mật độ xây dựng các cơng trình bê tơng là ngun
nhân chính gây nên hiện tượng đảo nhiệt đơ thị - Khu vực thành thị thường có nhiệt
độ khơng khí cao hơn so với mơi trường xung quanh ở khu vực nông thôn. Sự gia
tăng nhiệt độ cục bộ sẽ tăng cường tác động của ÔNKK đến sức khỏe. Tại các khu
công trường xây dựng (xây dựng khu chung cư, khu đô thị mới, sửa chữa đường giao
thông, sửa chữa hệ thống thốt nước,…) diễn ra tình trạng ô nhiễm cục bộ với mức
độ ô nhiễm bụi rất cao. Nguyên nhân chính là do việc thực thi các quy định về bảo vệ
môi trường chưa nghiêm túc và hoạt động giám sát thực hiện chưa được quan tâm
đúng mức.
Ngồi ra ơ nhiễm mùi do ơ nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng trong các sông, hồ,
kênh rạch khu vực nội thành cũng là vấn đề nổi cộm tại những đơ thị nước ta trong
những năm gần đây.
Ơ nhiễm khơng khí đã trở thành một vấn đề mang tính nhức nhối đối với sự phát
triển của các đô thị lớn ÔNKK đe dọa sức khỏe con người ở Việt Nam nói riêng, các
nước đang phát triển và tồn cầu nói chung. Chủ động thực hiện những giải pháp
nhằm giảm thiểu việc phơi nhiễm với ÔNKK hỗ trợ việc phát triển bền vững về kinh
tế lẫn xã hội.
1.4. Một số nghiên cứu phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khí ở trẻ em
Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng về ô nhiễm đang nhận được nhiều sự quan
tâm hơn cả, nhưng một khía cạnh quan trọng thường bị bỏ qua: ơ nhiễm khơng khí
ảnh hưởng đến sức khỏe của TE theo những cách gây tổn hại đặc biệt như thế nào.
Dữ liệu gần đây do WHO công bố cho thấy ô nhiễm khơng khí có tác động to lớn và
khủng khiếp đối với sức khỏe và sự sống còn của TE. Trên tồn cầu, 93% TE sống
trong mơi trường có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn hướng dẫn của WHO. Hơn
một trong bốn cái chết của TE dưới 5 tuổi liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các

rủi ro mơi trường. Cả ơ nhiễm khơng khí xung quanh và ô nhiễm không khí trong nhà

.


.

14

đều góp phần gây nhiễm trùng đường hơ hấp dẫn đến 543.000 ca tử vong ở TE dưới
5 tuổi vào năm 2016 [46].
Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) khu vực Đơng Á - Thái Bình
Dương Karin Hulshof cho biết, từ năm 2011- 2015, khu vực Đông Á - Thái Bình
Dương là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai, chịu đựng tới 45% tổng số
thảm họa thiên nhiên tồn cầu. Nhiều dự đốn cho rằng, số TE bị ảnh hưởng bởi thiên
nhiên khắc nghiệt trên tồn thế giới sẽ tăng lên gấp đơi, từ 67 triệu trẻ mỗi năm vào
đầu thế kỉ 21 lên đến 175 triệu trẻ mỗi năm trong thập kỷ tới. TE dưới 5 tuổi là đối
tượng gánh chịu tới 43% tổng gánh nặng bệnh tật do yếu tố môi trường gây ra.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ bị tổn thương nặng nề vì phổi của trẻ nhỏ
hơn, nhịp thở nhanh gấp đôi người lớn, hệ miễn dịch còn chưa phát triển đầy đủ. Điều
này đồng nghĩa với việc, các chất ơ nhiễm trong khơng khí có cơ hội thâm nhập vào
cơ thể trẻ cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bụi mịn PM2,5 có thể xâm nhập
vào phổi, sau đó đi vào máu và các cơ quan khác trong cơ thể, gây kích ứng, viêm,
dẫn đến các vấn đề hô hấp (viêm phổi, viêm cuống phổi, hen suyễn,…), ung thư, đau
tim nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Nhóm nghiên cứu Đại học Cincinnati và Trung
tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati (Mỹ) cho thấy: TE tiếp xúc với bụi mịn PM2,5
trong thời gian ngắn có nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm. Nhiều chuyên gia cũng cho
rằng, ÔNKK tác động đến sự phát triển của não bộ. Ơ nhiễm khơng khí hủy hoại mơ
não, ảnh hưởng đến q trình phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, dẫn đến
những hậu quả lâu dài về sức khỏe, tác động đến kết quả học tập và những cơ hội

tương lai. Vị thành niên phải tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao hơn sẽ có
khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Tác động xấu của ô nhiễm khơng khí đến sức khoẻ trẻ em đã được ghi nhận rõ
ràng [42], [48], [40], bao gồm sự gia tăng nhiễm trùng hô hấp, hen, dị ứng nhạy cảm,
và suy giảm phát triển nhận thức - thần kinh. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều
báo cáo có tương quan giữa các mơ hình phơi nhiễm ở mức cộng đồng và các biểu
hiện về hô hấp theo cách đánh giá dựa trên bộ câu hỏi hoặc dữ liệu của bệnh viện
[14], [27], [29]. Phơi nhiễm ƠNKK cấp tính làm tăng triệu chứng hô hấp ở TE trong

.


.

15

ngày phơi nhiễm và kéo dài một đến hai ngày [41]. Tăng mức phơi nhiễm với khơng
khí ơ nhiễm liên quan đến tăng nghỉ học vì các bệnh hơ hấp, với đỉnh xảy ra năm
ngày sau khi tăng phơi nhiễm với O3 [13]. Giới tính cũng có ảnh hưởng đến phản ứng
với ơ nhiễm khơng khí, các bé gái đơi khi nhạy cảm hơn các bé trai [28] nhưng không
phải trong tất cả các nghiên cứu [23], [27]. Tình trạng kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng
đến kết cục phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khí, dù khơng ln ln thống nhất theo một
hướng [35] [37]. Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể nhận thấy phơi nhiễm ơ
nhiễm khơng khí ở TE là rất nghiêm trọng. Đặc biệt ở những nước chưa phát triển
mạnh các hệ thống giao thơng cơng cộng như ở Việt Nam thì phơi nhiễm ơ nhiễm
khơng khí ngồi trời lại càng gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Việc thực hiện một giải
pháp đơn giản và hiệu quả nhằm giảm phơi nhiễm cá nhân là rất cần thiết trong giai
đoạn này.
Khoảng thời gian nguy cơ phơi nhiễm cao cho TE ở các thành phố lớn tại Nam Á
và Đông Nam Á là khi di chuyển đến trường và về nhà, hay nói cách khác, tham gia

giao thông là hoạt động có nguy cơ phơi nhiễm với ơ nhiễm khơng khí nhiều nhất ở
TE. Hàng ngày, việc sử dụng các phương tiện cá nhân hoặc phương tiện giao thông
công cộng để đi lại, bản thân người đó cũng đã bị phơi nhiễm một phần đáng kể liều
lượng các chất độc hại có trong khơng khí ơ nhiễm [6], [49]. Tuy nhiên, mức độ phơi
nhiễm ô nhiễm khơng khí của TE tại Việt Nam chưa được ghi nhận đầy đủ. Một số
trẻ đeo KT để giảm phơi nhiễm, thường là KT giấy/ y tế dùng một lần hoặc KT vải
có thể dùng lại, nhưng ít số liệu đánh giá hiệu quả của các loại khẩu trang này.
Các nghiên cứu khoa học cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ngày càng nhiều
tác động bất lợi đối với sức khỏe khi tiếp xúc với ơ nhiễm khơng khí. Mặc dù các
chính sách hiệu quả để giảm lượng khí thải tại các nguồn rõ ràng là tốt hơn. Tuy
nhiên, nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng ủng hộ hiệu quả của các hành động cá
nhân để giảm rủi ro phơi nhiễm và sức khỏe [24], [31].
1.5. Giải pháp phòng chống phơi nhiễm ơ nhiễm khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí đang gây ra những tác động liên hoàn ngày càng sâu rộng; ví
dụ: khi trẻ ốm, thường xuyên phải nghỉ học; chi phí y tế sẽ tăng lên nếu trẻ cần phải

.


×