Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

kết quả điều trị bệnh nhân ung thư vú phân nhóm sinh học luminal b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN HUỲNH HÀ THU

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
PHÂN NHÓM SINH HỌC LUMINAL B

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN HUỲNH HÀ THU

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
PHÂN NHÓM SINH HỌC LUMINAL B
N


M

8720108

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. CUNG THỊ TUYẾT ANH

T
.

p

Hồ C í Mi

– Năm 2019


.


.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào khác.
Kí tên


Nguyễn Huỳnh Hà Thu

.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT - ANH ..................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................27
3.1. Sơ đồ chọn mẫu: .................................................................................................27
3.2. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và bệnh học của nhóm nghiên cứu ........................29
3.3. Đặc điểm về điều trị của nhóm nghiên cứu........................................................37
3.4. Kết quả điều trị ...................................................................................................38
3.5. Kết quả sống cịn ................................................................................................40
BÀN LUẬN ......................................................................................54
4.1. Đặc điểm dịch tễ.................................................................................................54
4.2. Tình trạng kinh nguyệt .......................................................................................55
4.3. Đặc điểm lâm sàng .............................................................................................56
4.4. Đặc điểm mô học ...............................................................................................62
4.5. Đặc điểm điều trị ................................................................................................66
4.6. Các yếu tố tiên lượng ung thư vú phân nhóm sinh học Luminal B ...................70

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BN

Bệnh nhân

BVUB

Bệnh viện Ung bướu

cs

Cộng sự

CSGN

Chăm sóc giảm nhẹ

HMMD

Hóa mơ miễn dịch


KXĐ

Khơng xác định

NST

Nhiễm sắc thể

SCKB

Sống cịn khơng bệnh

SCTB

Sống cịn tồn bộ

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh
AIs

Aromatase inhibitors

AJCC

American Joint Committee on Cancer


ASCO

American Society of Clinical Oncology

CA 15.3

Cancer Antigen 15.3

CAP

College of American Pathologists

CEA

Carcinoembryonic antigen

CK

Cytokeratin

CT scan

Computed tomography scan

.


ii

EGF


Epidermal growth factor

EGFR

Epidermal growth factor receptor

ER

Estrogen receptor

ERα

Estrogen receptor alpha

ERβ

Estrogen receptor beta

ERBB2

Avian erythroblastosis oncogene B2

ESMO

European Society for Medical Oncology

FDA

Food and Drug Administration


FISH

Fluorescence in situ hybridization

FNA

Fine needle aspiration

HER2

Human epidermal growth factor receptor 2

Ki67

Antigen identified by monoclonal antibody Ki-67

LD

Latissimus dorsi muscle

M

Metastasis

MRI

Magnetic resonance imaging

N


Node

NCCN

National Comprehensive Cancer Network

NOS

Not otherwise specified

NSABP

National Surgical Adjuvant Breast and Bowel Project

OR

Odd ratio

PR

Progesterone receptor

PRA

Progesterone receptor A

PRB

Progesterone receptor B


.


iii

SEER

Surveillance, Epidemiology, and End Results

SLNB

Sentinel lymph node biopsy

T

Tumor

.


iv

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT - ANH
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Phân nhóm sinh học nội tại


Intrinsic subtype

Carcinơm

Carcinoma

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Fine needle aspiration

Chương trình Giám sát, Dịch tễ và Kết Surveillance, Epidemiology, and End
quả điều trị
Results
Chụp cắt lớp vi tính

Computed Tomography scan

Chụp cộng hưởng từ

Magnectic Resonance Imaging

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược Food and Drug Administration
phẩm Hoa Kỳ
Di căn với số lượng ít

Oligometastasis

Điểm cắt

Cut-off


Độ mơ học hoặc grad mô học

Grade

Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ

American Society of Clinical Oncology

Hiệp hội Ung bướu Nội khoa Châu Âu

European Society for Medical
Oncology

Hóa mơ miễn dịch

Immunohistochemistry

Ống tuyến

Luminal

Mạng lưới Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ

National Comprehensive Cancer
Network

Sinh thiết lõi kim

Core biospy


Thể giống bình thường

Normal-like

Tổ chức Dấu chỉ Ung thư Châu Âu

European Group on Tumor Markers

.


v

Tỷ số chênh

Odd ratio

Ủy ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ

American Joint Committee on Cancer

Viện Ung thư học Châu Âu

European Insitute of Oncology

.


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Phân nhóm sinh học ung thư vú theo St. Gallen 2013 ..........................8
Bảng 3. 1: Phân giai đoạn lâm sàng ung thư vú ...................................................29
Bảng 3. 2: Đặc điểm về dịch tễ .............................................................................30
Bảng 3. 3: Đặc điểm về lâm sàng .........................................................................31
Bảng 3. 4: Đặc điểm về giải phẫu bệnh và mô học ..............................................32
Bảng 3. 5: Đặc điểm phân týp sinh học của nhóm nghiên cứu ............................34
Bảng 3. 6: Tỉ lệ di căn hạch nách theo một số yếu tố ...........................................35
Bảng 3. 7: Đặc điểm điều trị .................................................................................37
Bảng 3. 8: Kết quả sau điều trị 5 năm...................................................................38
Bảng 3. 9: Điều trị bệnh tái phát ...........................................................................40
Bảng 3. 10: Kết quả điều trị bệnh nhân tái phát ...................................................40
Bảng 3. 11: Tỉ lệ SCTB 5 năm theo các yếu tố dịch tễ, lâm sàng và bệnh học ....42
Bảng 3. 12: Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến SCTB ..........................44
Bảng 3. 13: Tỉ lệ SCKB 5 năm theo các yếu tố dịch tễ, lâm sàng và bệnh học ...50
Bảng 3. 14: Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến SCKB .........................51
Bảng 4. 1: Tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư vú các quốc gia .................... 54
Bảng 4. 2: Kích thước bướu Luminal B so sánh với nghiên cứu trong nước .......56
Bảng 4. 3: Tình trạng di căn hạch nách với các nghiên cứu nước ngoài ..............58
Bảng 4. 4: So sánh đặc điểm giai đoạn bệnh với các nghiên cứu khác ................59
Bảng 4. 5: So sánh tình trạng dấu chỉ ung thư và mối liên hệ của chúng với di căn
hạch nách ..............................................................................................................61
Bảng 4. 6: So sánh đặc điểm mơ học với các nghiên cứu nước ngồi .................62

.


vii


Bảng 4. 7: So sánh đặc điểm phẫu thuật với các nghiên cứu nước ngoài ............66

.


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Phân bố nhóm tuổi của các bệnh nhân trong nghiên cứu ...............30
Biểu đồ 3. 2: Sống cịn tồn bộ tính chung ...........................................................41
Biểu đồ 3. 3: Sống cịn tồn bộ theo nhóm giai đoạn ...........................................42
Biểu đồ 3. 4: Sống cịn tồn bộ theo độ tuổi .........................................................45
Biểu đồ 3. 5: Sống cịn tồn bộ theo tình trạng CA 15.3 ......................................45
Biểu đồ 3. 6: Sống cịn tồn bộ theo tình trạng CEA ...........................................46
Biểu đồ 3. 7: Sống cịn tồn bộ theo xếp hạng bướu (T) ......................................46
Biểu đồ 3. 8: Sống cịn tồn bộ theo tình trạng di căn hạch .................................47
Biểu đồ 3. 9: Sống cịn tồn bộ theo tình trạng di căn xa .....................................47
Biểu đồ 3. 10: Sống cịn tồn bộ theo chỉ số Ki67 ...............................................48
Biểu đồ 3. 11: Sống cịn khơng bệnh của nhóm nghiên cứu ................................49
Biểu đồ 3. 12: Sống cịn khơng bệnh của ba nhóm giai đoạn...............................49
Biểu đồ 3. 13: Sống cịn khơng bệnh theo nồng độ CA 15.3 ...............................52
Biểu đồ 3. 14: Sống cịn khơng bệnh theo nồng độ CEA .....................................52
Biểu đồ 3. 15: Sống cịn khơng bệnh theo phân loại bướu ...................................53
Biểu đồ 3. 16: Sống cịn khơng bệnh theo tình trạng di căn hạch ........................53

.


ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3. 1: Quá trình chọn mẫu nghiên cứu tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ
1/1/2013 – 31/12/2013 ..........................................................................................28

.


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Đơn vị tiểu thùy ống tận ........................................................................4
Hình 1. 2: Biểu mơ lót ống dẫn sữa và nang tuyến vú............................................5
Hình 1. 3: Q trình biệt hóa tế bào từ tế bào gốc tuyến vú ...................................6
Hình 1. 4: Nguồn gốc hình thành ung thư vú .........................................................7
Hình 1. 5: Hệ thống đánh giá ER/PR theo Allred.................................................11
Hình 1. 6: Hệ thống đánh giá ER/PR theo ASCO/CAP .......................................11

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là bệnh lý thường gặp và nguyên nhân nhân gây tử vong phổ biến nhất
trong các loại ung thư ở phụ nữ hầu hết các nước trên thế giới. Theo số liệu của
Globocan 2018, có khoảng 2.088.849 trường hợp mới mắc ung thư vú trên toàn cầu
và ở Việt Nam vào khoảng 15.229 trường hợp [16].
Phương thức điều trị hiện nay cho ung thư vú là điều trị đa mô thức, kết hợp giữa
các phương pháp tại chỗ như phẫu thuật, xạ trị và các phương pháp toàn thân như
thuốc gây độc tế bào, nội tiết, thuốc nhắm trúng đích, miễn dịch nhằm mục đích chữa

khỏi bệnh, tăng sống còn và/hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên để lựa
chọn điều trị thích hợp cũng như tiên lượng cho một bệnh nhân ung thư vú cần dựa
vào nhiều yếu tố từ lâm sàng như giai đoạn bệnh, tình trạng hạch, độ biệt hóa tế bào
bướu… đến các đặc tính sinh học của bướu. Các đặc tính sinh học của bướu có thể
khảo sát bằng HMMD để đánh giá bốn chỉ dấu sinh học bướu được áp dụng rộng rãi
là thụ thể estrogen (ER), thụ thể progesteron (PR), HER2 và Ki67. Ngồi ra cịn có
các phương pháp giải trình tự gen như MammaPrint, OncotypeDx…
Theo đồng thuận St. Gallen 2013, tuy các phương pháp giải trình tự gen có độ
chính xác cao hơn trong việc phân tích bản chất sinh học bướu nhưng do giá thành
cao, khơng sẵn có cho tất cả các bệnh nhân vì thế không khuyến cáo thực hiện thường
quy và bốn chỉ dấu sinh học bướu qua HMMD đủ để phân nhóm sinh học ung thư vú,
nhất là để phân biệt hai nhóm Lumninal A và B [55],[91]. Bốn phân nhóm sinh học
ung thư vú là Luminal A, Luminal B, HER2 biểu hiện quá mức và nhóm giống đáy.
Trong đó nhóm HER2 và giống đáy khơng có sự biểu hiện của các thụ thể nội tiết
ER, PR và có tiên lượng kém. Ngược lại, nhóm ung thư vú Luminal là nhóm mà bướu
có mức độ biểu thị cao các gen liên quan thụ thể estrogen, tiên lượng tốt hơn. Tuy
nhiên nhóm Luminal B thường có biểu hiện ER thấp hơn cũng như tăng biểu hiện
HER2 và các chỉ số phân bào như Ki67 dẫn đến diễn tiến lâm sàng, tiên lượng xấu
hơn so với Luminal A [85]. Không những vậy, bản thân nhóm Luminal B cịn là một

.


2

nhóm ung thư vú khơng đồng nhất về bản chất sinh học khi mà chỉ 30% bướu thuộc
nhóm Luminal B có sự biểu hiện HER2 q mức và tình trạng PR cũng thay đổi [63].
Chính vì điều này đã làm cho biểu hiện lâm sàng và kết cục điều trị của các trường
hợp ung thư vú trong nhóm Luminal B cũng khác nhau.
Nhận thấy đây là một vấn đề hay, có tính thiết thực trong thực hành lâm sàng và

chưa được thực hiện tại cơ sở làm việc, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm trả
lời cho câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu: “Đặc điểm bệnh nhân ung thư vú phân nhóm sinh học
Luminal B và kết quả điều trị những bệnh nhân này tại Bệnh viện Ung Bướu Thành
phố Hồ Chí Minh như thế nào?

.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và bệnh học ung thư vú phân nhóm sinh học
Luminal B được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
2. Xác định tỉ lệ sống cịn tồn bộ 5 năm và sống cịn khơng bệnh 5 năm ở bệnh
nhân ung thư vú phân nhóm sinh học Luminal B.
3. Xác định các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân ung thư vú phân nhóm sinh học
Luminal B.

.


4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu tạo mô học của tuyến vú
Tuyến vú là một loại tuyến mồ hôi đã biến đổi, phát triển để phù hợp với các chức
năng phức tạp ở phụ nữ trưởng thành [2].
Tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành là một tuyến chế tiết đơn tế bào, gồm từ 15 – 20
thùy, giới hạn của chúng không rõ ràng và thường chồng lắp lên nhau. Mỗi thùy vú

gồm có nhiều tiểu thùy và hệ thống ống dẫn, được bao quanh bởi mô đệm gian tiểu
thùy và mơ mỡ (Hình 1.1).

Hình 1. 1: Đơn vị tiểu thùy ống tận
(Nguồn: Bài giảng lý thuyết Giải phẫu bệnh –
Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch [1])
Hầu hết ung thư vú đều xuất phát từ biểu mô của đơn vị tiểu thùy - ống tận. Có hai
loại tế bào cấu tạo nên biểu mơ tuyến vú là tế bào lịng ống và tế bào đáy. Tế bào lịng
ống có bản chất là biểu mô vuông hoặc trụ đơn, đặc trưng bởi tình trạng thụ thể nội
tiết, lót bên trong hệ thống ống dẫn, chức năng tạo sữa. Trong khi đó biểu mô tế bào

.


5

đáy bao gồm tế bào cơ biểu mô tạo thành lớp bên ngồi ống tuyến, đảm nhiệm vai trị
chế tiết sữa và một số lượng nhỏ các tế bào gốc nằm rải rác [1],[72].

Hình 1. 2: Biểu mơ lót ống dẫn sữa và nang tuyến vú
(Nguồn: Dựa theo “Mammary stem cells and the differentiation hierarchy: current
status and perspectives” [111])
1.2. Nguồn gốc hình thành ung thư vú
Khơng giống như đa số các mơ, cơ quan khác trong cơ thể được hồn thiện trong
thời kì phơi thai và giữ ngun tính trạng trong suốt q trình sống, tuyến vú ở phụ
nữ có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn. Ở tuổi dậy thì, các ống tuyến phát triển
nhanh dưới sự kích thích của các nội tiết tố sinh dục. Đến khi mang thai, đây là thời
điểm các tế bào biểu mô tuyến vú tăng sinh, phát triển mạnh mẽ và biệt hóa cao nhất
để có thể đảm nhận vai trị tạo và chế tiết sữa. Tuy nhiên đến khi ngừng cho bú, quá


.


6

trình tạo sữa chấm dứt thì các tế bào này cũng dần thối triển, mơ tuyến vú trở lại cấu
trúc như trước khi có thai. Do đó, cần có một loại tế bào có tiềm năng tăng sinh và
biệt hóa để có thể hỗ trợ mơ tuyến vú qua nhiều lần mang thai. Đó chính là vai trị
của các tế bào gốc ở biểu mơ tuyến vú [35].

Hình 1. 3: Q trình biệt hóa tế bào từ tế bào gốc tuyến vú
(Nguồn: Dựa theo “Breast cancer: Origins and evolution” [90])
Các tế bào gốc sẽ tạo ra các dòng tế bào tiền thân nhị năng, rồi từ đó biệt hóa thành
tế bào tiền thân lòng ống và tế bào tiền thân cơ biểu mơ, cuối cùng biệt hóa thành các
dịng tế bào trưởng thành.
Chính sự tích lũy các đột biến gen ở các tế bào gốc sẽ dẫn đến ung thư vú. Tùy vào
loại tế bào gốc và thời điểm biệt hóa mà sẽ tạo ra các phân nhóm sinh học khác nhau.
Tuy nhiên các bước trung gian và cơ chế điều hịa q trình này hiện nay vẫn chưa rõ
ràng và cần nghiên cứu thêm [90].

.


7

Hình 1. 4: Nguồn gốc hình thành ung thư vú
(Nguồn: Dựa theo “Breast cancer: Origins and evolution” [59])
1.3. Cơ sở hình thành các phân nhóm sinh học ung thư vú
Ung thư vú là một bệnh lý có bản chất sinh học không đồng nhất. Năm 2000, Perou
và cs. [89] lần đầu tiên phân tích sự biểu hiện gen ở mơ vú bình thường và mơ vú ác

tính trên 65 mẫu bướu từ 42 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn tiến triển tại chỗ tại vùng,
được điều trị tân hỗ trợ với doxorubicin. Nhóm nghiên cứu đã chọn ra 496 gen làm
các nhóm gen nội tại của ung thư vú và phân loại thành hai nhóm chính theo biểu
hiện lâm sàng là ER dương tính và âm tính. Các bướu trong nhóm ER dương tính gần
như biểu hiện cao các gen mã hóa cho thụ thể Estrogen alpha do đó chúng được gọi
là nhóm Luminal (ống tuyến). Cịn nhóm ER âm tính được phân loại thành ba nhóm
nhỏ hơn đó là nhóm giống đáy, Erbb2 dương tính và nhóm giống mơ vú bình thường
(normal-like). Ở bướu thuộc nhóm giống đáy biểu hiện nhiều đặc tính của biểu mơ tế
bào đáy bao gồm không biểu hiện thụ thể ER và bắt màu thuốc nhuộm các keratin tế
bào đáy. Còn những bướu biểu hiện nồng độ gen mã hóa cho thụ thể HER2 (Erbb2)
cao, biểu hiện ER và một số gen liên quan với ER thấp được phân loại vào nhóm
Erbb2 dương tính. Và nhóm normal-like gặp ở các bướu lành tính trong nghiên cứu.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã dựa vào phân loại các gen nội tại được cho là có liên
quan đến đặc điểm sinh học phân tử khác nhau của ung thư vú để phân chia các mẫu
bướu trong nghiên cứu thành bốn nhóm kể trên. Kết quả từ nghiên cứu này của Perou
đã được xác minh qua những nghiên cứu sau đó với số mẫu lớn hơn [80].

.


8

Các nghiên cứu về sau cho thấy nhóm Luminal có thể phân loại thành 2 – 3 phân
nhóm nhỏ hơn và giữa chúng có kết cục lâm sàng khác nhau. Như Sorlie và cs. đã
phân chia nhóm Luminal thành ba phân nhóm nhỏ hơn là Luminal A, Luminal B và
Luminal C, trong đó nhóm Luminal A có tiên lượng tốt nhất trong ba phân nhóm, cịn
hai nhóm khơng phải Luminal là giống đáy và HER2 dương tính thì có thời gian sống
còn ngắn nhất khi so với tất cả. Năm 2006, Hu và cs. [59] đã tổng hợp dữ liệu từ ba
nghiên cứu độc lập và phân chia lại nhóm Luminal chỉ với hai nhóm là Luminal A và
Luminal B. Và cách phân chia này được chấp nhận rộng rãi cho đến tận ngày nay.

Tuy nhiên, trên thực tế, phân nhóm sinh học phân tử ung thư vú khơng thể thực
hiện trên lâm sàng vì phức tạp và đắt tiền, khơng sẵn có cho tất cả các bệnh nhân. Có
nhiều nghiên cứu tìm thấy sự tương ứng giữa biểu hiện gen và dấu chứng sinh học
qua phương pháp hóa mơ miễn dịch. Vì thế, theo đồng thuận St. Gallen 2013, tuy các
phương pháp giải trình tự gen có độ chính xác cao hơn trong việc phân tích bản chất
sinh học bướu nhưng do giá thành cao, khơng sẵn có cho tất cả các bệnh nhân vì thế
khơng khuyến cáo thực hiện thường quy và bốn chỉ dấu sinh học bướu qua HMMD
là ER, PR, HER2, Ki67 đủ để phân nhóm sinh học ung thư vú [49],[55],[91].
Bảng 1. 1: Phân nhóm sinh học ung thư vú theo St. Gallen 2013
Định nghĩa lâm sàng – mô

Bản chất
sinh học

bệnh học thay thế

Luminal A

Ghi chú

“Giống Luminal A”

Điểm cắt cho giá trị Ki67

Tất cả đặc điểm sau:

“cao” và “thấp” khác nhau

ER và PR dương tính


giữa các phịng thí nghiệm.
Ngưỡng < 14% có mối tương

HER2 âm tính

quan tốt nhất với định nghĩa

Ki67 “thấp”

nhóm Luminal A bằng phân
tích biểu hiện gen được dựa
trên kết quả của một phòng

.


9

Nguy cơ tái phát “thấp” dựa trên thí nghiệm tham chiếu đơn
phân tích biểu hiện nhiều gen (nếu thuần. Tương tự, giá trị của
có thể)

PR để phân biệt giữa 2 phân
nhóm “Giống Luminal A” và
“Giống Luminal B” được lấy
từ nghiên cứu của Prat và các
cộng sự với ngưỡng giá trị
PR> 20% cho thấy có tương
quan tốt nhất với nhóm
Luminal A.


“Giống Luminal B (HER2 âm

Luminal B

tính)”
ER dương tính
HER2 âm tính

Nhóm “Giống Luminal B”
bao gồm những trường hợp
khơng có các đặc điểm của
nhóm “Giống Luminal A” đã
ghi chú ở trên. Do đó, cả giá

Và một trong những điều kiện trị Ki67 cao hoặc PR thấp đều
sau:
có thể được sử dụng để phân
Ki67 “cao”
PR “âm tính hoặc thấp”
Nguy cơ tái phát “cao” dựa trên
giải trình tự gen (nếu có thể)*
“Giống Luminal B (HER2
dương tính)”
ER dương tính
HER2 biểu hiện q mức
Bất kì Ki67

.


biệt giữa 2 nhóm “Giống
Luminal

A”

Luminal B”



“Giống


×