Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá thực trạng chăn nuôi và một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch lở mồm long móng trên đàn dê ở huyện bun nưa, tỉnh phong sa ly lào từ năm 2016 đến tháng 9 năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SANGVIAN CHANTHAVONG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH LỞ MỒM LONG
MÓNG TRÊN ĐÀN DÊ Ở HUYỆN BUN NƯA,
TỈNH PHÔNG SA LY - LÀO TỪ NĂM 2016
ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2019

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa họ c :

TS. Nguyễn Bá Tiếp

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày…... tháng…... năm 2019
Tác giả luận văn

Sangvian Chanthavong

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến TS. Nguyễn Bá Tiếp, khoa Thú y đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Giải phẫu - Tổ chức - Phôi thai học, Khoa thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trạm thú y Bun Nưa,
Phòng Dịch tễ Chi cục thú y Phông Sa Ly và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày…... tháng…... năm 2019
Tác giả luận văn

Sangvian Chanthavong

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phân 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................ 2

Phân 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.


Bệnh nở mồm long móng ................................................................................... 3

2.1.1.

Virus gây bệnh.................................................................................................... 3

2.1.2.

Sức đề kháng và khả năng gây bệnh .................................................................. 5

2.1.3.

Đường xâm nhập và cơ chế gây bệnh của virus ................................................. 6

2.1.4.

Triệu chứng, bệnh tích ....................................................................................... 9

2.1.5.

Dịch tễ học ....................................................................................................... 10

2.2.

Tình hình dịch bệnh LMLM ............................................................................. 11

2.2.1.

Trên thế giới ..................................................................................................... 11


2.2.2.

Tại Lào ............................................................................................................. 16

2.3.

Yếu tố nguy cơ ................................................................................................. 19

2.3.1.

Khái niệm ......................................................................................................... 19

2.3.2.

Phương pháp xác định yếu tố nguy cơ ............................................................. 19

2.3.3.

Tỷ số chênh OR (Odd Ratio) và nghiên cứu (điều tra) hồi cứu ....................... 19

Phân 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................... 20
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 20

3.2.

Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 20

iii



3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 20

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 20

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 21

3.5.1.

Đánh giá thực trạng chăn ni dê và tình hình dịch LMLM ở dê trên địa
bàn huyện Bun Nưa tỉnh Phông Sa Ly năm 2016 - 2019 ................................. 21

3.5.2.

Xác định một số yếu tố nguy cơ của dịch LMLM trên đàn dê tại huyện
Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly năm 2019 ............................................................. 21

Phân 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 23
4.1.

Thực trạng chăn nuôi tại huyện Bun Nưa ........................................................ 23

4.1.1.


Thực trạng chăn ni tại tỉnh Phơng Sa Ly ...................................................... 23

4.1.2.

Tình hình chăn ni của tỉnh Phơng Sa Ly ...................................................... 26

4.1.3.

Tình hình dịch LMLM ở dê tại Tỉnh Phông Sa Ly năm 2018 - 2019 .............. 28

4.1.4.

Tình hình tiêm vacxin LMLM ở dê tại Phơng Sa Ly năm 2018 - 2019 ........... 29

4.1.5.

Tình hình chăn ni và dịch LMLM ở dê trên địa bàn huyện Bun Nưa
năm 2019 .......................................................................................................... 30

4.2.

Tình hình dịch lmlm trên dê tại huyện Bun Nưa năm 2019 ............................. 33

4.2.1.

Phân bố dịch theo thời gian.............................................................................. 33

4.2.2.


Thực trạng dịch LMLM ở dê tại các địa phương của huyện Bun Nưa
năm 2019 .......................................................................................................... 35

4.2.3.

Bệnh LMLM theo các loại dê tại Bun Nưa năm 2019 ..................................... 36

4.2.4.

Tình hình hình thức chăn ni tại các hộ điều tra ............................................ 37

4.2.5.

Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra.................................. 38

4.2.6.

Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi .............................................................. 39

4.2.7.

Vệ sinh và khử trùng trong chăn nuôi của các hộ được điều tra ...................... 40

4.2.8.

Tình trạng xử lý chất thải trong chăn ni tại các hộ được điều tra ................. 40

4.3.

Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ gây bệnh lmlm ơ dê tại Bun Nưa năm

2019 .................................................................................................................. 41

4.3.1.

Ảnh hưởng của địa điểm ni dê nằm gần đường giao thơng chính ........... 41

4.3.2.

Ảnh hưởng của địa điểm gần chợ gia súc sống đến nguy cơ mắc LMLM
ở dê tại huyện Bun Nưa .................................................................................... 42

4.3.3.

Mối liện hệ giữa tiêm phòng và bệnh LMLM ở dê tại huyện Bun Nưa .......... 43

4.3.4.

Nguồn gốc con giống không rõ ràng và nguy cơ măcs bệnh LMLM .............. 43

iv


4.3.5.

Ảnh hưởng của vệ sinh tiêu độc định kỳ đến nguy cơ mắc LMLM ở dê ........ 44

4.3.6.

Ảnh hưởng của bán chạy dê khi đang có dịch đến nguy cơ LMLM ................ 45


4.3.7.

Xử lý chất thải xả thẳng ra ngoài môi trường................................................... 46

4.3.8.

Sử dụng nước ao, hồ để nuôi dê và nguy cơ mắc LMLM ................................ 47

Phân 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 48
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 48

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................... 49

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 50
Phụ lục .......................................................................................................................... 54

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AND


Deoxyribonucleic Axit

ARN

Axit Ribonucleic

WTO

World Trade Orgranization

OIE

Office Internationale des Epizooties

FAO

Food and Agriculture Orgranization

FMDV

Foot and Mouth Disease Virus

LMLM

Lở mồm long móng

OR

Odd Ratio


BHH

Baby Hamster Hidney

P

p-value

MR

Mortality Rate

CI

Confident Interval

OD

Optical Density

pH

Percentage of Hydrogen ion Concentration

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni năm 2016 .................................................................... 26
Bảng 4.2. Tình hình chăn ni năm 2017 .................................................................... 26

Bảng 4.3. Tình hình chăn ni năm 2018 .................................................................... 27
Bảng 4.4. Tình hình chăn ni năm 2019 .................................................................... 27
Bảng 4.5. Tình hình dịch LMLM ở dê tại Tỉnh Phơng Sa Ly năm 2018 ..................... 28
Bảng 4.6. Tình hình dịch LMLM ở dê tại Tỉnh Phông Sa Ly năm 2019 ..................... 29
Bảng 4.7. Tình hình tiêm vắc xin LMLM ở dê tại Phơng Sa Ly năm 2018 ................. 29
Bảng 4.8. Tình hình tiêm vacxin LMLM ở dê tại Phơng Sa Ly năm 2019 .................. 30
Bảng 4.9. Tổng đàn dê tại Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly năm 2019............................... 31
Bảng 4.10. Tổng số hộ chăn nuôi dê tại Huyện Bun Nưa năm 2019 ............................. 31
Bảng 4.11. Quy môn chăn nuôi dê tại 6 xã của Huyện Bun Nưa................................... 32
Bảng 4.12. Dịch LMLM ở dê tại 6 xã của huyện Bun Nưa năm 2019 .......................... 35
Bảng 4.13. Tình hình bệnh LMLM theo các loại dê tại huyện Bun Nưa năm 2019 ...... 37
Bảng 4.14. Hình thức chăn ni dê tại các hộ điều tra (n = 140) ................................... 38
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi dê (n = 140) ...................................... 38
Bảng 4.16. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi dê ..................................................... 39
Bảng 4.17. Vệ sinh và khử trùng trong chăn ni dê (n = 140) ..................................... 40
Bảng 4.18. Tình trạng xử lý chất thải tại các hộ nuôi dê (n = 140) ................................ 40
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của đường giao thơng chính đến nguy cơ mắc LMLM ở
dê tại huyện Bun Nưa................................................................................... 41
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của địa điểm nuôi gần chợ gia súc sống đến dịch LMLM
ở dê tại huyện Bun Nưa năm 2019............................................................... 42
Bảng 4.21. Mối liên hệ giữa tiêm phịng và số hộ chăn ni có dịch LMLM ở dê
tại huyện Bun Nưa năm 2019 ...................................................................... 43
Bảng 4.22. Mối liên hệ giữa nguồn gốc con giống và dịch LMLM ở dê tại huyện
Bun Nưa năm 2019 ...................................................................................... 44
Bảng 4.23. Mối liên hệ giữa vệ sinh tiêu độc định kỳ và dịch LMLM ở dê tại
huyện Bun Nưa năm 2019 ........................................................................... 45
Bảng 4.24. Mối liên hệ giữa bán chạy dê khi có dịch và bệnh LMLM tại huyện
Bun Nưa năm 2019 ...................................................................................... 46
Bảng 4.25. Xả chất thải nuôi dê và nguy cơ LMLM ...................................................... 46
Bảng 4.26. Kết quả phân tích yếu tố hộ chăn ni sử dụng nước ao hồ ........................ 47


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lưu hành của virus LMLM trên thế giới từ 2013-2017................................ 15
Hình 2.2. Bản đồ giám sát sự lưu hành của bệnh LMLM tại Lào năm 1997 ................. 18
Hình 2.3. Bản đồ giám sát sự lưu hành của bệnh LMLM tại Lào năm 1998 ................. 18
Hình 4.1. Bản đồ hành chính nước Lào.......................................................................... 24
Hình 4.2. Bản đồ hành chính tỉnh Phơng Sa Ly ............................................................. 25
Hình 4.3. Quy mô nuôi dê của các hộ chăn nuôi tại huyện Bun Nưa ............................ 32
Hình 4.4. Dịch LMLM ở dê tại huyện Bun Nưa năm 2019 ........................................... 33
Hình 4.5. Xã có dịch LMLM ở dê tại Bun Nưa năm 2019 ............................................ 34
Hình 4.6. Số mắc bệnh LMLM ở dê tại các xã của huyện Bun Nưa năm 2019............. 36
Hình 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM trên các loại dê tại Bun Nưa năm 2019 ................... 37

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Sangvian CHANTHAVONG
Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng chăn nuôi và một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch Lở
mồm long móng trên đàn dê ở huyện Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly-Lào từ năm 2016 đến
tháng 9 năm 2019.
Ngành:

Thú y

Mã số: 8640101


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định được thực trạng chăn nuôi của huyện Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly,
- Xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm phát sinh và lây lan
dịch lở mồm long móng trên đàn dê, là cơ sở cho các biện pháp phòng chống dịch bệnh
LMLM ở dê tại huyện Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích số liệu: Số liệu điều tra về tình hình chăn ni dê và
tình hình dịch bệnh LMLM ở dê được thu thập thông qua các tài liệu lưu trữ.
- Điều tra với bảng hỏi (phiếu điều tra) với các hộ chăn nuôi, kết hợp phỏng
vấn cán bộ thú y cơ sở để thu thập thêm thơng tin.
- Phân tích các yếu tố nguy cơ theo bản tương liên
Kết quả chính và kết luận
- Đàn dê của tỉnh Phông Sa Ly và của huyện Bun Nưa tăng dần nhưng không
nhiều từ năm 2016 đến nay.
- Dịch LMLM trên đàn dê tại huyện Bun Nưa với 6 xã của huyện có dịch với tổng
số 171 dê mắc bệnh và 40 con phải tiêu hủy.
- Đa số hộ nuôi nhỏ lẻ, chăn thả tự nhiên, sử dụng thức ăn tự nhiên, dùng nước ao
hồ; vệ sinh chuồng trại hàng tháng và dùng chất thải ni dê làm phân bón hoặc xả
thẳng ra mơi trường.
Đã xác định được 8 yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh LMLM ở dê tại
huyện gồm: Ni dê gần đường giao thơng chính; ni dê gần khu vực chợ buôn bán
gia súc; dê không được tiêm phịng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ni dê không
rõ nguồn gốc con giống, không vệ sinh chăn nuôi thường xuyên, bán chạy dê trong thời
gian có dịch và xả thẳng chất thải ra môi trường.

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Sangvian CHANTHAVONG
Thesis title: Retrospective study on the husbandry status and evaluation of risk factors
for the circulation of foot and mouth disease in goats in Bun Nưa district, Phông Sa Ly
provine, Lao from 2016 to September 2019.
Major: Veterinary Medicine

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To understand the status of animal husbandary of Bun Nua district, Phong Sa
Ly province
- To identify risk factors of FMD in goat in Bun Nua district, Phong Sa Ly
province as the background for preventional and interventional programs
Materials and Methods
- Data collection from archives of the local statistical office, department of
animal health and veterinary station.
- Survey with questionnaires for primary data and information.
- Identify the risk factors for the generation and spread of FMD in goats in Bun
Nua district, Phong Sa Ly province in 2019.
Main findings and conclusions:
- Goat husbandry in Phông Sa Ly province and Bun Nưa district has slowly
changed since 2016 shown in the number of goat heads and herd sizes
- The FMD outbreak in Bun Nưa in 2019 affected the number of 171 goats among
that 40 goats were culled..
- The majority of goat farming households were small scale, used natural
materials for goat feeding, pond and lake water for drinking. Most of the households
cleaned goat houses once a month and the waste was directly used as manure
- Eight risks factors for circulation and spread of goat FMD were identified as:
farming close to main roads; farming near live animal markets; no vaccination;

unidentified-source of started; lack of animal hygien, selling goats during outbreaks
and direct discharges of animal waste into surrounding environment.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên bò,
cừu và lợn tại nhiều quốc gia. Cuối thế kỷ XIX, dịch đã lan rộng ở châu Âu, kéo
dài hơn 10 năm, gây bệnh cho hàng chục triệu bò và cừu. Nửa đầu những năm 50
của thế kỷ XX, một vụ dịch mới kéo dài gây thiệt hại lớn cho đàn gia súc ở nhiều
nước châu Âu. Ở châu Á và châu Phi, bệnh cũng lây lan nhanh và rộng, hầu hết
các quốc gia ở hai châu lục này. Điều làm đau đầu các nhà dịch tễ học là tại
nhiều quốc gia và khu vực, sau nhiều năm liên tục tiêm phòng vacxin cho đàn gia
súc và áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh nghiêm ngặt, bệnh không xuất hiện
nhưng cuối cùng vẫn bùng phát lại và lây lan mạnh (Nguyễn Ngọc Hải, 2007).
Trong vài năm gần đây, chăn ni dê ở Cộng Hịa Dân Chủ Nhân Dân Lào
đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, việc phát triển chăn ni lồi gia súc này
vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Một trong những yếu tố nguy cơ phải kể đến là
bệnh LMLM. Đây là bệnh truyền nhiễm của lồi dê, có thể gây chết nhiều dê, tỷ
lệ chết từ 60-90 %; số cịn lại khơng chết thì cịi cọc, chậm lớn, làm giảm năng
suất chăn nuôi và ảnh hưởng đến chất lượng thịt và thậm chí tiềm ẩn mầm bệnh
lây lan cho các đàn khác.
Bệnh gây nhiều thiệt hại cho chăn ni dê ở Cộng Hịa Dân Chủ Nhân Dân
Lào. Hiện nay bệnh LMLM đã được Bộ Nông nghiệp đưa vào kế hoạch xây
dựng chương trình phịng chống từng bước khống chế để loại trừ. Cũng vì lý do
đó mà LMLM là một trong số các bệnh được quy định phải tiêm phịng bắt buộc
và phải cơng bố dịch. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, nên kết quả của việc
tiêm phòng còn thấp, dẫn đến đàn dê không được miễn dịch.

Huyện Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly có tổng đàn dê dẫn đầu cả tỉnh Phơng Sa
Ly. Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi tại các huyện vẫn ln gặp nhiều vấn đề
khó khăn trong việc phịng một số bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh LMLM.
Theo báo cáo của văn phòng ngành thú y tỉnh Phông Sa Ly, bệnh LMLM vẫn
trong danh sách các bệnh phải tiêm phòng hàng năm. Vấn đề này đồng nghĩa với
việc người chăn nuôi và các cơ quan chức năng vẫn thường xuyên đối mặt với
bệnh LMLM.

1


Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh và lây lan dịch gồm loại hình ni
và quản lý đàn; chất lượng vacxin và tỷ lệ đàn được tiêm vacxin; giết mổ và
vận chuyển dê và các sản phẩm từ dê; các dịch bệnh khác trên đàn dê. Xuất
phát từ những vấn đề nếu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
thực trạng chăn nuôi và một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch Lở mồm long
móng trên đàn dê ở huyện Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly-Lào từ năm 2016
đến tháng 9 năm 2019”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác định được các yếu tố nguy cơ gây phát sinh và lây lan dịch LMLM,

làm căn cứ xây dựng các biện pháp phòng chống dịch bệnh LMLM tại huyện
Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly năm 2019.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Các hộ chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Bun Nưa, tỉnh Phông

Sa Ly.
- Thời gian: Tháng 1 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Cung cấp thơng tin cùng những luận chứng về tình hình mắc bệnh LMLM
và các yếu tố nguy cơ gây bệnh trên địa bàn huyện Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly
năm 2019. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng để định
hướng cho các nghiên cứu sau này và giúp cho việc xây dựng các chương trình
khống chế bệnh LMLM trên địa bàn huyện Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Ly.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. BỆNH LỞ MỒM LONG MĨNG
2.1.1. Virus gây bệnh
Lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus
LMLM thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus. Virus gây bệnh có nhiều type
đa type và dễ biến đổi. Các type virus tuy gây ra triệu chứng giống nhau, nhưng lại
không tạo miễn dịch chéo. Triệu chứng đặc trưng của bệnh do virus này là sốt cao,
hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng, chân, kẽ móng, trên da và vú con cái
(Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012). Có 7 type virus A, O, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2,
SAT 3. Ở khu vực Đông Nam Á thường thấy 03 type là O, A và Asia1. Ở Lào đã
phát hiện type O, type A và Asia 1. Bệnh LMLM có nhiều tên gọi khác nhau: Foot
and mouth diseease (FMD); Aphaetae Epizooticae (Latin) ;Feivre Aphteuse (tiếng
Pháp); Feivre Aftosa (tiếng Tây Ban Nha) hay Hoof and mouth disease.
Hình thái và cấu tạo:
Virus gây bệnh LMLM là loại virus nhỏ nhất có kích thước từ 20-30 mm,
hình đa diện có 20 mặt đều, virus có thể qua được các máy lọc Berkefeld,
Chamberland và màng lọc Seizt (Nguyễn Như Thanh, 2001).
Hạt virus chứa 30% acid nucleic, đó là một đoạn ARN chuỗi đơn, có
khối lượng phân tử 8.6 KiloDalton, hợp thành bởi 8000 nucleotit và có hệ số
sa lắng là 35S, khơng có tính sinh kháng thể và đặc tính kháng ngun nhưng
có vai trị trong q trình gây nhiễm (Hyattsville, 1991). Vỏ capsid của virus

có hơn 60 đơn vị (capsome). Mỗi capsome có 4 loại protein cấu trúc giống
nhau là VP 1, VP 2, VP 3 và VP 4. VP 1, VP 2 và VP 3 tạo nên một bề mặt
của khối 20 mặt đối xứng còn VP 4 là protein ở bên trong capxit, kết dính
R N A virus với mặt trong của capsid. VP 1 ở ngoài cùng tham gia vào việc cố
định virus trên tế bào, đóng vai trị quan trọng nhất trong cơ chế gây bệnh,
đồng thời là loại kháng nguyên chính tạo ra kháng thể chống lại virus. Vì thế,
gen mã hố VP 1 đã đư ợc giải mã và l à căn cứ để phân chia chúng ra
thành các serotype và các subtype. Sự sai khác về bộ gen là nguyên nhân tạo
ra các biến chủng, đặc biệt thông qua sự đa dạng của VP 1.
Hằng số lắng (S) của hạt virus hồn chỉnh (virion) l à 140S; phần vỏ
capsid khơng có RNA là 75S; mảnh protein của capsid bao quanh RNA (dài

3


8 kilobases) là 12S khi bị tác động bởi nhiệt độ, môi trường acid hoặc nồng độ
ion thấp.
Virus LMLM không có vỏ bọc mà được bao bọc bởi một lớp lipid do đó
chúng có sức đề kháng cao với các dung môi hữu cơ (cồn, este...) (Eble, 2007).
Phân loại virus LMLM:
Virus LMLM có 2 đặc tính đặc biệt liên quan đến dịch tễ học, đó là
tính có đa type và tính dễ biến đổi kháng nguyên, các type tuy gây ra những
triệu chứng, bệnh tích giống nhau, nhưng lại khơng gây miễn dịch chéo.
Theo hệ thống phân loại mới nhất do hội nghị Quốc tế về virus học lần thứ
11 tại Sydney, Australia năm 1999 quy định thì virus được phân loại như sau:
Virus thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus, Virus LMLM gồm
7 type khác nhau: O; A; C; SAT-1; SAT-2; SAT-3 và Asia 1.
Người ta phân biệt các type, subtype, các biến chủng và theo mức độ
sinh miễn dịch chéo. Hiện nay có trên 80 subtype đã biết.
-


Type A có 32 subtype: A 1 đến A 32 và có các chủng: A 1 Babaria, A 2

Spain, A 3 Purlenberg, A 4 Hansen, A 5 Westerwald, Greece A 5, A 8 Parma, A
Kemron, ABC, AGB, Brasil 1/50(Santos), Spain 1/59 (Banjio), Thai 1/60, A Belem,
A Guarruhos, A Zulia (Venezuela), A Suipacha, (Argentine), USSR 1/64, Kenya
3/64, Iraq 24/64, Kenya 46/55, Acruizairo, A Argentine 59, A Argentine 66, A
Colombia 67, Folatli, A Peru 69, A Uruguay 68, Colombia 69, A Venezuela.
Type O có 11 subtype: O1 đến O11 và các chủng virrus bao gồm:
Lombardy, O2 Bresia, Venezuela, India 1/62, OVI, Polan 1/59, Brasil 1/60,
-

Kenya 102/60, Philipines 2/58, Indonesia 1/62.
- Type C có 5 subtype.
- Type SAT 1 có 7 subtype: SAT 1/1 đến SAT 1/7 và có các chủng: EV

11/37, SWA 1/49, SR 2/58, SA 13/61, SWA 40/61, Israel 4/62.
-

SAT2 có 3 subtype: SAT 2/1 đến SAT 2/3 và có các chủng: Rho 1/48,

SA 106/59, Ken 3/57.
-

SAT3 có 4 subtype: SAT 3/1 đến SAT 3/4 và có các chủng: RV 7/34,

SA 57/59, Bech 20/61, Bech 1/65.
-

Asia1 có 3 subtype từ Asia 1/1 đến Asia 1/3, gồm các chủng: Park 1/54,


Israel 3/63, Kemron, Asia Asia 1.

4


Một trong số đó khơng cho miễn dịch chéo với nhau.
Các subtype mới xuất hiện nhiều và không theo quy luật. Tuy vậy, tại
một thời điểm cụ thể, chỉ có một subtype nhất định gây bệnh tại các khu vực
bệnh LMLM (Taylo, 1986).
Tầm quan trọng của một subtype ở chỗ là một vacxin chỉ có thể sản xuất
sử dụng cho một vùng do subtype cụ thể xuất hiện tại nơi đó. Người ta đã
chứng minh trong một ổ dịch phát ra, lúc dầu do một chủng (type) virus
hoặc dưới chủng (subtype) virus gây nên, sau đó cũng trong ổ dịch đó người ta
lại phân lập được chủng virus hoặc dưới chủng virus LMLM khác. Điều này
được giải thích do virus LMLM rất dễ biến đổi để thích nghi, tồn tại và phát
triển thông qua động vật cảm thụ (Tô Long Thành và cs., 2006).
Về khả năng sinh đột biến của virus LMLM, giả định nguyên nhân là do dùng
vacxin không gây được miễn dịch đầy đủ cho con vật, đã thúc đẩy quá trình đột biến
ở các chủng thực địa (Tô Long Thành, 2000).
Một ổ dịch xảy ra do các type hoặc các subtype và cũng có thể là do cả
hai hoặc đơn lẻ từng type hoặc subtype.
Virus LMLM vẫn thường giữ được các đặc tính của nó khi sinh sản.
Nhưng cũng có thể trong q trình nhân lên cao độ trong một ổ dịch, một sự
biến dị làm nảy sinh một biến chủng mới. Một số tác giả đã quan sát sự biến
đổi từ một type này sang type khác (Manig và Lazlo thấy type A, C biến thành
type O, Dimnit thấy type O biến thành type C, Malzarot thấy type O biến thành
type A5). Do tính chất đa loại này mà có những con vật đã lành bệnh rồi lại mắc
bệnh sau một thời gian ngắn. Người ta thấy những con trâu, bò mắc bệnh lại sau 10
ngày, có khi mắc bệnh 3 lần trong một tuần (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978)

2.1.2. Sức đề kháng và khả năng gây bệnh
Virus LMLM khơng có vỏ bọc, do đó chúng có sức đề kháng cao với
dung môi hữu cơ (cồn, ete...) nhưng lại mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, axit,
formon.... (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Vius khá bền vững trong điều kiện tự nhiên, thích nghi nhất với pH trong
khoảng 7,2-7,6 và có thể tồn tại ở pH 6,7-9,5 nếu nhiệt độ giảm xuống ở mức 4°C
hoặc thấp hơn. Ở pH < 5 hoặc > 11 virus bị vơ hoạt nhanh. Vì vậy, trên thực tế
không nên dùng cồn để làm chất khử trùng. Khi virus ở trong các dịch tự nhiên đang
khô đi trong phân, nước tiểu hay rơm rạ, chất độn chuồng thì tính gây bệnh của virus

5


tương đối bền vững với tác động vô hoạt (Lê Minh Hà, 2000). Ở nhiệt độ 60-70°C
virus chết sau 5-15 phút, đun sôi 1000C chết ngay lập tức. Ngược lại ở nhiệt độ lạnh
có thể bảo tồn virus: trong tủ lạnh, virus sống được 425 ngày.
Với ánh sáng yếu: Trên đồng cỏ, virus sống ít nhất 2 tháng về mùa
đơng, 3 ngày về mùa thu, virus còn hoạt lực 4 tuần lễ trên lơng bị. Trong đất
ẩm ướt virus có thể sống hàng năm.
Sức đề kháng của virus phụ thuộc phần lớn vào chất chứa nó. Virus có sức
đề kháng tương đối mạnh khi nó dính vào những chất khơ hay những chất
protein, ví dụ trong cỏ khơ virus sống được 8-15 tuần, trong tuỷ xương dài, phủ
tạng virus có thể sống 40 ngày. Trong tổ chức và mô bào, virus có sức đề kháng
mạnh với những chất hố học sát trùng có thể giết được vi khuẩn khác.
Virus có thể tồn tại được khoảng 5-10 tuần ở những nơi thời tiết mát, đặc
biệt là ở các mô bào hoặc ở các tổ chức ngoài cơ thể với điều kiện pH khơng thấp
hơn 6,5. Tại chuồng của trâu bị virus có thể duy trì khoảng 14 ngày, ở trong đồ
phế thải của động vật được khoảng 39 ngày, trên bề mặt của phân ở mùa thu được
28 ngày và ở mùa đơng được 67 ngày. Virus có thể sống lâu hơn ở trong thức ăn,
ở lơng trâu bị được 4 tuần, trong nước thải được trên 130 ngày. Trong các sản

phẩm của động vật, virus bị bất hoạt khi có sự axit hoá của sữa và thịt.
Đối với hoá chất, virus có sức đề kháng mạnh với những chất sát
trùng thông thương: Crezon 3% sau 6 giờ, Clorofoc 1% 20 ngày virus vẫn cịn
độc lực. Vì thế phải dùng chất sát trùng mạnh NaOH 1% diệt virus trong 1-10
phút. Tôt nhất dùng nước vôi 5-10%, forrmon 2% diệt trong 6 giờ (Nguyễn
Như Thanh và cs., 2001). Do virus có lớp ngồi cùng là lipit nên nó có khả
năng đề kháng với các chất hữu cơ như cồn, este… Tuy nhiên, virus lại mẫn
cảm với acid, formol. Vì vậy, có thể dùng các loại axit nhẹ để tiêu diệt virus trên
cơ thể con vật như: dấm ăn, phèn chua, chanh, khế, axit citric, axit axetic 5%.
2.1.3. Đường xâm nhập và cơ chế gây bệnh của virus
Đường xâm nhập:
- Trong thiên nhiên, virus xâm nhập qua đường hơ hấp, tiêu hố, qua các

vết thương. Ngoài ra, đường sinh dục là đường xâm nhập phụ.
- Trong phịng thí nghiệm, tiêm nội bì có hiệu quả nhất. Với bò và dê,

tiêm virus vào nội bì niêm mạc lưỡi, với chuột lang, tiêm vào nội bì gan bàn
chân. Những đường tiêm khác như tiêm bắp thịt, dưới da, tĩnh mạch cho kết

6


quả khơng chắc chắn và địi hỏi liều virus cao hơn.
Có nhiều nhân tố gây phát tán mầm bệnh gồm động vật cảm nhiễm, sự
tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, mật độ n u ô i , điều kiện mơi trường và các
biện pháp kiểm sốt sự nhân lên của bệnh.
Sự lây truyền chính của virus LMLM qua khơng khí, sự tiếp xúc trực
tiếp và thơng qua đường thức ăn nước uống. Nhìn chung virus LMLM xâm
nhập qua đường hô hấp.
Cơ chế của sự lây truyền virus LMLM, sự di chuyển của động vật cảm

nhiễm đóng vai trị quan trọng nhất, tiếp theo sự trao đổi sản phẩm động vật.
Một hoặc hơn một động vật trong đàn nhiễm bệnh, số virus LMLM thải ra
môi trường là rất lớn, virus LMLM có thể phát tán rất xa bởi các động vật mang
trùng hoặc ủ bệnh, các phương tiện vận chuyển như xe tải vận chuyển thức ăn,
chim, chó hoang, các động vật ni như chó và mèo, lồi gặm nhấm và các động
vật có xương sống khác, vector cơ học. Rác bao gồm các mảnh thức ăn chưa
được nấu chín và xương từ những động vật nhiễm bệnh là nguồn gây nhiễm ở dê.
Con người có thể hít hoặc là nơi ẩn náu của virus LMLM trong thời gian 24 giờ
và cũng là nguồn lây nhiễm cho động vật.
Nét đặc trưng của bệnh LMLM là sự bài thải virus LMLM trước khi động
vật bị nhiễm có những dấu hiệu lâm sàng, giai đoạn ủ bệnh dài phụ thuộc từng
chủng virus LMLM, sự phơi nhiễm và con đường lây nhiễm. Virus LMLM lây
nhiễm qua đường khơng khí sẽ phát bệnh từ 4-5 ngày, ở động vật bị bệnh và bài
thải virus LMLM lên đến 4 ngày trước khi có những dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.
Virus LMLM lây theo đường không khí phát tán trên khoảng cách 60 km ở
đất liền và 200 km ở biển so với nơi xảy ra. Nhân tố đóng vai trị quan trọng nhất
trong việc phát tán virus LMLM là gió, độ ẩm cao, điều kiện thích hợp nhất cho
virus LMLM là độ ẩm trên 60%, khơng khí ổn định (Riemann, 2008).
Cơ chế sinh bệnh:
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), virus LMLM có tính hướng thượng bì,
sinh sản chủ yếu trong các tế bào thượng bì niêm mạc và da, phần lớn là ở những
tế bào thượng bì non. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó nhân lên trước tiên ở
trong lớp thượng bì của nơi xâm nhập. Trong quá trình nhân lên ở đây, virus gây
huỷ hoại các tế bào thượng bì và hình thành mụn nước sơ phát. Sau đó, virus
chứa trong dịch lâm ba và sẽ tiến vào máu, phủ tạng. Khi virus vào máu sẽ gây

7


sốt, cuối giai đoạn sốt, virus nhân lên và gây ra các mụn nước thứ phát ở nơi

những tế bào thượng bì đang phân chia mạnh như niêm mạc, xoang miệng, vành
móng, kẽ móng, đầu vú bị sữa, mõm dê. Mụn nước phát triển to dần ra, nhô lên
nhưng không bao giờ sinh mủ khi khơng có vi trùng kế phát.
Sau khi mụn vỡ, những vết tích trên thượng bì được lấp bằng nhanh
chóng, khơng để lại sẹo do tế bào của lớp Manpighi vẫn nguyên vẹn. Mụn nước
chỉ loét khi nhiễm khuẩn kế phát, vi khuẩn sinh mủ, gây hoại tử xâm nhập
gây bệnh lý cục bộ ăn sâu vào trong, có khi gây bại huyết, con vật có thể chết.
Thời kì nung bệnh thường từ 1-3 ngày khi gây bệnh thực nghiệm: 2-7
ngày hoặc 11 ngày khi gây bệnh trong tự nhiên (Tô Long Thành và cs., 2005)
Virus LMLM xâm nhập vào động vật chủ theo đường hô hấp hoặc theo vết
sước trên da, đầu tiên chúng nhân lên với số lượng nhỏ tại nơi xâm nhập
(Domingo et al., 2002). Vùng yết hầu của động vật nhai lại được coi như vùng
sinh bệnh ban đầu của virus LMLM, sau đó virus LMLM xâm nhập vào tổ chức
lympho vùng hầu hay các hạch liên quan rồi đi vào máu (Lê Minh Hà, 2000).
Thời kì đầu virus LMLM ở trong máu có trước sự phát triển những mụn nước
đặc trưng (Domingo et al., 2002).
Sau khi vào máu, virus LMLM được đưa đến các vị trí thứ cấp gồm các cơ
quan tuyến, hạch lympho khác và biểu mô quanh mồm, chân, nơi phát sinh các
mụn nước (Lê Minh Hà, 2000).
Mụn nước dày đặc sẽ xuất hiện ở viền móng, vịm khẩu cái, mõm,
lưỡi, đầu vú (Callens, 1997). Virus LMLM có thể qua đường sinh dục, qua các
niêm mạc khác, qua da của vành móng (Văn Đăng Kỳ, 2008).
Trong một số trường hợp, do nguyên nhân chưa rõ, virus lưu hành
trong máu rồi sinh sản trong các chân cầu của tim nếp nhăn cơ tim, gây bại
huyết, thoái hoá cơ tim, viêm cơ tim. Hiện tượng viêm cơ tim này không phải
do virus trực tiếp gây ra mà do liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn trước đây đã
chui vào cơ tim bị virus làm tổn thương (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Thể ác
tính của bệnh LMLM ở con vật trưởng thành xuất hiện triệu chứng rõ ràng khi
mụn nước giai đoạn khỏi, ở con non hiện tượng thối hố cơ tim có thể làm con
vật chết trước khi mụn nước thứ phát xuất hiện.

Virus có thể xâm nhập vào phơi thai qua đường tuần hồn con mẹ, do
đó gia súc có chửa thường hay sẩy thai khi mắc bệnh LMLM.

8


2.1.4. Triệu chứng, bệnh tích
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh LMLM ảnh hưởng đến một loạt các loại gia súc. Do đặc tính sinh
học của virus và của vật chủ, gia súc khác nhau thường có những phản ứng, biểu
hiện khác nhau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh LMLM chính là
“lở mồm long móng” theo cách đặt tên của Việt Nam. Tên gọi quốc tế bắt nguồn
từ chữ aphta có nghĩa là “mụn nước” (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Thời gian ủ bệnh nói chung ở trâu bị từ 2-3 ngày, ở dê dài hơn. Với các triệu
chứng chính bao gồm: Sốt (do virus LMLM và do nhiễm trùng thứ cấp); mệt mỏi,
dáng đi ủ rũ; tỷ lệ chết cao ở động vật non (có thể bị chết 24 giờ sau khi xuất hiện
triệu chứng đầu tiên). Gia súc mắc bệnh đi khập khiễng do các bệnh tích ở móng. Ở
dê , ít thấy các mụn nước ở miệng, mà triệu chứng chính là dáng đi khập khiễng, què
quặt do bị các mụn nước ở móng. Trong trường hợp mạn tính, móng chân của dê
thường để lại vết màu xanh (dê trắng). Trường hợp bị bội nhiễm vi trùng thứ phát,
các móng chân thường phát triển thành các mụn hoại tử.
- Các mụn nước trên miệng, mõm, lưỡi, xoang miệng và trên vú: sự

xuất hiện của các mụn nước ở các khu vực kể trên thường thấy nhất ở bò, nhất
là bò sữa các vết thương nghiêm trọng hơn. Các mụn nước này có hình thái
tương tự như các mụn nước ở vành móng. Trong xoang miệng, các mụn nước
thường nằm ở mặt trên của lưỡi, nhiều khi chúng hội nhập gây ra các vết bong
niêm mạc rất lớn. Do bị viêm nhiễm xoang miệng và do đau họng nên vật
bệnh bị chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
- Con vật bệnh thường đau khi nhai (nhất là bò và dê) nên bỏ ăn. Nguyên


nhân của tử vong do bệnh LMLM do đói do khơng ăn được mà chết (gia súc
trưởng thành); virus gây ra bệnh cấp tính mà chết, nhiều khi chưa kịp có triệu
chứng và các bệnh tích điển hình (thường gặp ở con non). Gia súc cái mang thai
dễ bị sảy thai ( đ ặ c b i ệ t ở d ê )
Triệu chứng LMLM ở dê:
- Thời gian nung bệnh dài: từ 2 đến 12 ngày
- Sốt không liên tục, thân nhiệt hạ thấp ở một số dê nhiễm bệnh nặng.
- Dê nhiễm bệnh thường có những biểu hiện ban đầu như đi khập khiễng,

Các bệnh tích mụn nước có thể thấy ở dê, thường là ở mõm; phần gốc lưỡi dê

9


nên kiểm tra phát hiện lâm sàng thường khó khăn hơn. Các mụn nước xung
quanh vành móng chân thường dễ thấy hơn và con vật thường rất đau. Dê có
bệnh tích ở móng đơi khi quan sát thấy hiện tượng dê đứng trên đầu móng, trơng
giống như “đi rón rén”. Ở những dê nhiễm bệnh nặng, phần sừng của móng chân
có thể bị tróc ra sau khi có những mụn nước. Dê con có thể chết mà khơng có
dấu hiệu nào của bệnh LMLM do bị suy tim.
- Đối với con cái mang thai giai đoạn cuối có thể bị xẩy thai.
- Trên dê, các triệu chứng lâm sàng của LMLM khơng thể phân biệt được

với các bệnh có mụn nước khác như viêm miệng mụn nước, ngoại ban có mụn
nước, và các bệnh mụn nước ở dê (Callis et al., 1986).
Bệnh tích:
- Bệnh tích chủ yếu của bệnh LMLM là các mụn nước nằm ở xong miệng,

gờ vành móng, đầu vú và móng chân. Nói cách khác chủ yếu nằm ngồi cơ thể.

Bệnh tích bên trong chủ yếu là hoại tử các cơ, trong đó chủ yếu là cơ tim tạo ra
cái gọi là “tim vằn hổ”. Khi mổ động vật, chúng ta thấy mặt ngồi của tim có các
vết xuất huyết, có vệt như da hổ gọi là tim vằn hổ. Đây là bệnh tích có ý nghĩa
quan trọng trong kiểm sốt giết mổ. Các bệnh tích khác (lt niêm mạc, thối hóa
tụy) khơng có ý nghĩa nhiều (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
2.1.5. Dịch tễ học
Sự lây lan:
Virus LMLM thường thâm nhập vào cơ thể vật mẫn cảm qua niêm
mạc đường hô hấp. Cần chú ý rằng lúc này kháng thể trung hịa có trong huyết
thanh gia súc khơng có ảnh hưởng gì đến virus cả (đây chính là cơ chế tạo ra
các con vật mang trùng) (Nguyễn Tiến Dũng, 2000). Sau khi phát triển ở vùng
hầu, chúng thâm nhập vào máu gây ra sốt và các bệnh tích ở những nơi như đã
kể trên. Vật mắc bệnh thường bài thải virus rất sớm, thậm chí trước khi xuất
hiện triệu chứng lâm sàng.
Một con dê sản sinh ra một lượng virus gấp 3000 lần con bò và trong
một phút số lượng virus mà nó thải ra đủ để gây nhiễm cho 70.000 con bò
(nhất là chủng A và C) (Nguyễn Tiến Dũng, 2000). Ngồi ra bệnh cịn có khả
năng lây lan trực tiếp qua các dụng cụ, vật dụng dùng trong chăn ni. Thậm
chí, khi đến thăm gia đình chăn ni có vật bệnh cũng đủ để sau đó ta đem
virus về gây bệnh cho gia súc của gia đình mình.

10


Các con đường bài thải virus:
- Virus LMLM có thể được bài thải qua đường hô hấp, nước bọt,

máu, sữa, nước tiểu, bào thai , tinh dịch, phôi đông lạnh, lơng... Vì vậy, sản
phẩm động vật là nguồn lây nhiễm bệnh LMLM.
- Gia súc sau khi khỏi bệnh vẫn mang virus trong cơ thể và tiếp tục bài


thải mầm bệnh gây nhiễm cho các súc vật mẫn cảm. Truyền bệnh LMLM chủ
yếu thơng qua khơng khí trong một khu vực (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
- Nhiều gia súc mang trùng là nguồn lây nhiễm nên nhiều quốc gia khơng

tiêm phịng mà tìm cách phát hiện gia súc mang trùng rồi giết đi.
Dê sau khi khỏi bệnh hoặc tiêm phòng hầu như khơng có khả năng mang
trùng. Do vậy, người ta nói dê là lồi miễn dịch vơ trùng, cịn trâu bị, cừu là loài
động vật miễn dịch mang trùng đối với bệnh LMLM.
Phương thức lây lan:
- Tiếp xúc trực tiếp giữa các con vật
- Lây lan theo sự di chuyển của gia súc và các sản phẩm chăn nuôi
- Qua đường khơng khí
- Thơng qua người chăn ni, cán bộ thú y, dụng cụ, phương tiện

dùng trong chăn nuôi
- Qua việc vứt xác, phân, nước tiểu gia súc, nước rửa thịt khi mổ theo

các dịng nước chảy (sơng suối). Đây là đặc điểm riêng biệt ở các nước kém
phát triển cần đặt vấn đề về cách phòng chống bệnh.
- Sự lây lan rất đặc biệt và rất nhanh chóng.

Tính mùa vụ:
Tại các quốc đảo, dịch xảy ra theo từng đượt và cách nhau một vài
năm. Giữa các đợt hầu như không có vật bệnh lâm sàng.
- Tại các châu lục, bệnh mang tính địa phương (có một tỷ lệ rất thấp động

vật mắc bệnh) xen vào đó là các đợt dịch lớn.
- Các đợt dịch lớn thường phát ra vào lúc độ ẩm khơng khí cao, thời


tiết nóng, lượng tia tử ngoại thấp...
2.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH LMLM
2.2.1. Trên thế giới
Lần đầu tiên, bệnh LMLM được Frascastorius phát hiện và mô tả vào năm

11


1514 ở Ý, sau đó bệnh được phát hiện ở Bắc Ý, Pháp, Anh và nhiều nước châu Âu
khác (Hyattsville, 1991). Năm 1897, tác nhân gây bệnh được hai nhà khoa học
người Đức có tên là Loeffler và Frosch tìm ra, tác nhân này được chứng minh là có
thể qua được màng lọc (Đào Trọng Đạt, 2000). Những năm đầu thế kỷ 20 (1920),
nhiều cơng trình nghiên cứu chi tiết về bệnh này mới được thực hiện (Andersen,
1980). Năm 1922, Valée và Carré phát hiện ra tính đa dạng của huyết thanh miễn
dịch chống virus (type O và A), năm 1926 Waldman và Trautwein tìm ra virus
type C, Lawrence cũng phát hiện ra type SAT 1, SAT 2, SAT 3 từ các mẫu bệnh
phẩm gửi đến từ châu Phi, type Asia 1 từ Ấn Độ, Miến Điện và Hồng Kông.
Ở châu Âu: Cuối thế kỷ 19, bệnh xuất hiện ở Nga, sau đó lây lan nhanh
sang nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Hung ga ri, Áo,
Đan Mạch, Pháp, Ý làm cho hàng chục triệu trâu bò mắc bệnh (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978; Văn Đăng Kỳ, 2008).
Ở châu Mỹ: Từ 1870 Đến 1929, xuất hiện 9 ổ dịch tại các bang của Mỹ
như New England, Porland, Maine (1880), Boston, New England (1884), chủ yếu
là do nhập khẩu gia súc mang trùng từ nước khác. Năm 1870, bệnh cũng phát ra
ở Canada. Tại Mexico, dịch phát ra trong các năm 1946-1954, tại Canada năm
1951-1952 và Argentina năm 1953 (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958).
Năm 2000 dịch LMLM xảy ra ở Nam Bra-xin (type O), Áchen ti na (type A), U
ru guay (type O), Bo li via (type O và A), Co-lum-bia (type O và A), Peru (type
A), Ecuado (type O).
Ở châu Phi: Dịch LMLM xảy ra tại nhiều nước, cả ở Bắc Phi và Nam Phi

(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Năm 2001 dịch LMLM type O xảy ra ở Uganda, tại
Malawi type SAT 1, tại Zimbawe type SAT 2.
Ở châu Á: Dịch LMLM phát sinh ở Ấn Độ (1929, 1952...), Indonesia
(1952), Philippin (1902), Myanma (1936, 1948), Malaysia (1939), Thái Lan
(1952), Cam-pu-chia (1931, 1946, 1952), Trung Quốc (1951) (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978). Nhìn chung có 3 type thường xuyên gây bệnh LMLM ở khu vực
các nước Đông Nam Á đó là type O, A và Asia 1 (Văn Đăng Kỳ, 2008).
Năm 2000, tại châu Á có trên 30 quốc gia có bệnh LMLM. Các type huyết
thanh lưu hành chủ yếu là type O (24 quốc gia, trong đó có Việt Nam), type A (6
quốc gia), Asia 1 (Thái Lan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Grudia), SAT 2 (ở Ảrập Xê út,
Ku uết), một số quốc gia khác (Armenia, Azerbaijan, Tiểu vương quốc Ả rập
thống nhất, Ấn độ) chưa xác định được type virus (Thomson, 2002).

12


Trong những năm gần đây, các nước như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia,
Thái Lan, Malaysia, Myanma đều có dịch.
Virus LMLM thu thập vào tháng 10 năm 2012 tại miền nam Thái Lan tất
cả đều cùng loại A/ASIA Sea-97. Dịch LMLM mới đã được báo cáo trong tháng
7 năm 2013 ở bayan-ULGII, Tây Mông Cổ (gần biên giới Trung Quốc và nằm
trong phạm vi 25-30 Km từ biên giới Nga và từ Đông Kazakhstan) gây ra bởi
loại virus LMLM type A. Các sublineage chưa rõ.
Theo báo cáo tình hình dịch bệnh LMLM hàng tháng trên thế giới của tổ
chức FAO vào tháng 6 năm 2013 (Donald King, 2013). Từ năm 2010 đến 2013
virus LMLM chia làm 7 vùng (pool) tùy thuộc vào đặc điểm của virus. Các nước
thuộc vùng Đông Nam Á và Trung Quốc thuộc vùng 1 (pool 1).
Virus LMLM có 07 Serotype: O, A, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3 và C,
từ 2004 không phát hiện được serotype C.
Virus LMLM lưu hành tại vùng 1 và vùng 2, cả hai vùng đều có 03

Serotype virus LMLM lưu hành là O, A và Asia 1, nhưng đặc điểm của các virus
này là khác nhau giữa hai vùng.
LMLM type A/Iran-05 đã gây ra một đợt bùng phát ở Krasnodar Krai,
Tây Nam nước Nga (subtype chưa biết) và chưa có sẵn loại vác xin phù hợp với
virus này. FAO đánh giá có nguy cơ lan rộng của virus này trong vùng.
LMLM type A /ASIA Sea-97 lưu hành trong khu vực giữa Đơng Á
vào năm 2012-2013. Phân tích di truyền của loại virus LMLM type A (A
GDMM-CHA-2013-S (LVRI)), được thu thập tháng 3 năm 2013 từ gia súc và
dê ở Bắc Trung Quốc (Quận Chengbey, Tây Ninh, Thanh Hải) và kiểu gen
của một virus phân lập ở Nga (A/Zabaikalsky/RUS/2013) được lấy mẫu
vào tháng 3 năm 2013 từ gia súc trong Molodezhny, huyện Priargunsky,
Zabaikalsky kray, Đông - Nam Liên Bang Nga (gần biên giới Trung Quốc)
cho thấy mối quan hệ di truyền gần gũi (cả hai đã có đặc tính di truyền
tương đồng 99,06 % trong vùng mã hóa VP1).
Trong năm 2013 có số ca bệnh do serotype A gấp 3 lần số ca bệnh
do serotype O (Donald King, 2013).
Virus LMLM thu thập vào tháng 10 năm 2012 tại miền Nam Thái Lan (Nakhon
Pathom) là A/ASIA Sea-97. Dịch LMLM tháng 7 năm 2013 ở Bayan-ULGII, Tây

13


Mông Cổ (gần biên giới Trung Quốc và nằm trong phạm vi 25-50 km từ biên giới Nga
và từ Đông Kazakhstan do type A. Các sublineage di truyền vẫn chưa rõ.
Một số subtype của virus LMLM type A-Iran 05 vẫn lưu hành ở vùng Tây
Âu-Á vào năm 2013 và được xác định là A/Asia /Iran-05 SIS-12 (Pakistan); A/
Asia /Iran-05 SIS-10 (tương đồng 100% với phân lập từ Pakistan vào năm 2012)
và A/ Asia /Iran-05 AFG-07 (Iran) và A-05 Iran SIS-10, A-05 Iran USK11, AIran-05 WES-11, A-Iran 05 AMS12; A- BAB12 Iran-05 (Thổ Nhĩ Kỳ). Chủng
LMLM mới đã nhanh chóng lây lan từ Nam Á (Thái Lan, Việt Nam) đến khu vực
phía Bắc Trung/Đơng Á, từ Nam và Đơng Âu - Á (Pakistan, Iran) đến các vùng

lãnh thổ Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ) đặt ra mối đe dọa cho châu Âu.
Nhiều đợt dịch LMLM bùng phát do virus LMLM type A và O ở các vùng
khác nhau của Trung Quốc, chủ yếu là type O (O/Mya-98) và Panasia. O (O/Mya98) nhiễm ở trâu, bò, dê, cừu. Tuy nhiên, loại O (O/Panasia) chủ yếu ảnh hưởng
đến trâu, bò.
Trong 7 type virus, Type A có nhiều biến chủng nhất gây khó khăn trong
phịng bệnh. Trong tháng 10 năm 2012 phịng thí nghiệm tham chiếu Fibright đã
nhận được 360 mẫu bệnh phẩm, có 290 mẫu bệnh phẩm đạt tiêu chuẩn phân lập,
kết quả phân lập có 5 serotype được phát hiện là O, A, SAT 1, SAT 2, Asia 1. Số
ca bệnh do serotype A gấp 2 lần số ca bệnh do serotype O, khoảng 30% số mẫu
gửi đến phịng thí nghiệm tham chiếu của Thế giới không đạt tiêu chuẩn để xét
nghiệm (Ngô Thanh Long, 2013).
Ở Trung Quốc trong năm 2013 số ca bệnh do serotype A gấp 3 lần số ca
bệnh do serotype O (Donald King, 2013).
Tại Thái lan, từ 2011-2013, số ca bệnh do serotype A gấp 2 lần số ca
bệnh do serotype O. Trong hai năm 2012-2013 đã có 7 mẫu được thu thập và gửi
đến WRL để giải trình tự. Tất cả đều là type A SEA-97. Có sự liên quan rất chặt
chẽ (giống 99,06% cấu trúc protein VP1) với ASEA-97 phân lập từ Nga và
Trung Quốc. Điều này cho thấy virus LMLM đã lưu hành phổ biến trên phạm vi
rộng lớn trong một thời gian tương đối ngắn, mối đe dọa nguy cơ nhiễm bệnh
của gia súc trong khu vực, trong vùng lân cận và sự lây lan nhanh chóng của
các vi rut subtype mới.
Tại Campuchia dịch LMLM từ năm 2011-2013 chỉ phát hiện được
serotype O (Donald King, 2013).

14


×