Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 93 trang )

HỌCVIỆNNÔNGNGHIỆPVIỆTNAM

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

ĐÁNHGIÁCHẤTLƯỢNGNƯỚCSÔNGCẦUĐOẠN
CHẢYQUAĐỊAPHẬNTỈNHTHÁINGUYÊN
GIAIĐOẠN2016-2018

Ngành:

Khoa họ c mô i trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Thị Hoàn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan dưới sự hướng dẫn của
TS.Vũ Thị Hồn
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS.Vũ Thị Hồn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Vi sinh vật, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Quan trắc
môi trường miền Bắc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ..................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3

2.1.1.


Một số khái niệm liên quan tới quản lý tài nguyên nước ................................... 3

2.1.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 4

2.1.3.

Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 4

2.1.4.

Đánh giá chất lượng nước................................................................................... 5

2.2.

Hiện trạng chất lượng nước sông thế giới và Việt Nam ..................................... 6

2.2.1.

Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới ................................................... 6

2.2.2.

Hiện trạng nước sông ở Việt Nam .................................................................... 10

2.2.3.

Hiện trạng chất lượng nước LVS Cầu .............................................................. 16


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 27

3.5.2.

Phương pháp tính tốn chỉ số chất lượng nước (WQI) ..................................... 28


iii


3.5.3.

Phương pháp so sánh đánh giá ......................................................................... 30

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 33

3.5.5.

Phương pháp điều tra ........................................................................................ 33

3.5.6.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích ................................................................... 33

3.5.7.

Phương pháp tính tốn và dự báo tải lượng chất ơ nhiễm từ nước thải
sinh hoạt ............................................................................................................ 37

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 39
4.1.

Điều kiện tự nhên, kinh tế - xã hộ tỉnh Thái Nguyên ....................................... 39

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 39

4.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 43

4.2.

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu tỉnh Thái Nguyên.................... 46

4.2.1.

Diễn biến hàm lượng một số thơng số CLN mặt chính tại sông Cầu ............... 46

4.2.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước mặt LVS cầu đoạn chảy qua địa phận
tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................. 50

4.2.3.

Phân vùng chất lượng nước sông Cầu tại tỉnh Thái Nguyên theo chỉ số
WQI .................................................................................................................. 51

4.3.

Các nguồn tác động chính đến CLN sơng Cầu tại tỉnh Thái Ngun .............. 53

4.3.1.


Khái quát toàn bộ nguồn thải của tỉnh Thái Nguyên ........................................ 53

4.3.2.

Các nguồn thải tác động chính đến chất lượng nước sông Cầu tại tỉnh
Thái Nguyên ..................................................................................................... 56

4.4.

Đánh giá sơ bộ các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm và quản lý môi trường
nước Sông Cầu tại tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 63

4.5.

Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Cầu tại tỉnh Thái
Nguyên.............................................................................................................. 65

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 69
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 69

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 70

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 71
Phụ lục .......................................................................................................................... 74


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CLN

Chất lượng nước

CTR

Chất thải rắn

HTS

Hệ thống sông

KCN


Khu công nghiệp

LVS

Lưu vực sông

NTSH

Nước thải sinh hoạt

NXB

Nhà xuất bản

RTSH

Rác thải sinh hoạt

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TNN

Tài nguyên nước

WQI

Chỉ số chất lượng nước


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lưu vực sông quốc tế ................................................................................. 6
Bảng 2.2. Chất lượng nước mặt trên thế giới ................................................................. 8
Bảng 2.3. Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sơng chính ở Việt Nam............. 11
Bảng 2.4. Chỉ số chất lượng nước WQI các sông nội thành tại Hà Nội....................... 15
Bảng 2.5. Đặc điểm sơng ngịi lưu vực sông Cầu ........................................................ 17
Bảng 2.6. Thống kê các nguồn gây ô nhiễm trọng điểm trên LVS Cầu....................... 18
Bảng 2.7. Các loại hình, ngành nghề đạc trưng xả thải ra lưu vực sơng Cầu .............. 19
Bảng 2.8. Kết quả tính tốn các chỉ số bền vững (WSI) lưu vực sơng Cầu ................. 24
Bảng 2.9. Dự báo lượng nước thải phát sinh tại lưu vực sông Cầu.............................. 24
Bảng 3.1. Bảng quy định các giá trị qi, BPi .................................................................. 28
Bảng 3.2. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ............................... 29
Bảng 3.3. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ............................. 30
Bảng 3.4. Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt ...................................... 31
Bảng 3.5. Bảng xác định giá trị WQI ........................................................................... 32
Bảng 3.6. Phương pháp đánh giá mức độ phù hợp ...................................................... 33
Bảng 3.7. Vị trí quan trắc nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên ........ 35
Bảng 3.8. Danh mục các phương pháp đo tại hiện trường ........................................... 37
Bảng 3.9. Danh mục phương pháp phân tích ............................................................... 37
Bảng 3.10. Thành phần nước thải sinh hoạt phân tích theo phương pháp của
APHA ........................................................................................................... 38
Bảng 4.1. Dân số tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 43
Bảng 4.2.

Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên .............. 44

Bảng 4.3. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành công

nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 ........................................... 44
Bảng 4.4.Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản theo giá hiện hành phân theo ngành
công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018................................... 45
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng nước sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên ........ 50
Bảng 4.6. Bảng đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên
bằng chỉ số WQI giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................... 51
Bảng 4.7. Đánh giá mức độ phù hợp hiện trạng sử dụng nước sông Cầu tại tỉnh
Thái Nguyên năm 2018 theo chỉ số WQI .................................................... 53

vi


Bảng 4.8. Tính tốn lượng nước thải sinh hoạt và chất rắn lơ lửng của tỉnh Thái
Nguyên năm 2018 ........................................................................................ 55
Bảng 4.9. Một số cơ sở sản xuất xả thải chính nằm phân tán dọc đoạn 1 .................... 57
Bảng 4.10. Một số cơ sở sản xuất xả thải chính nằm phân tán dọc đoạn 2 .................... 58
Bảng 4.11. Hàm lượng Fe và TSS trong nước thải của khu gang thép và xí nghiệp
luyện kim màu 1 và 2 ................................................................................... 59
Bảng 4.12. Một số cơ sở sản xuất xả thải chính nằm phân tán dọc đoạn 3 .................... 62

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tỷ lệ phần trăm diện tích LVS (ngậm nước Cấp 4) được tưới từ nguồn
sông (dữ liệu từ Bản đồ khu vực tưới tiêu toàn cầu của IWMI) .................... 7
Hình 2.2. Tỷ lệ thành phần các chất ô nhiễm trong NTSH ở các vùng trên cả nước ........ 13
Hình 2.3. Diễn biến hàm lượng Amoni tại một số sông, kênh, mương nội thành
ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2016 ................................ 15
Hình 2.4. Diễn biến hàm lượng Amoni tại một số sông, kênh, mương nội thành

ở một số đô thị khác, giai đoạn 2012 – 2016 ............................................... 16
Hình 2.5. Biểu đồ phân bố cơ cấu dùng nước của các hộ dùng nước trên LVS Cầu ........ 17
Hình 2.6. Bản đồ gần 500 nguồn thải trên lưu vực sông Cầu đã được đưa vào hệ
cơ sở dữ liệu trong cổng thông tin mơi trường lưu vực sơng Cầu ............... 20
Hình 2.7. Giá trị BOD5 dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014 .......................... 22
Hình 2.8. Giá trị COD dọc lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2009-2014 ............................ 22
Hình 2.9. Giá trị NH4+ dọc lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2009-2014 .......................... 22
Hình 2.10. Giá trị TSS dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014 ............................. 22
Hình 2.11. Chất lượng nước LVS Cầu theo WQI từ năm 2009 – 2012 ........................ 23
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí quan trắc nước sơng Cầu tại tỉnh Thái Ngun ........................ 34
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí tỉnh Thái Nguyên ...................................................................... 39
Hình 4.2. Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 40
Hình 4.3. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên............................................. 44
Hình 4.4. Hàm lượng BOD5 lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2016-2018 ......................... 46
Hình 4.5. Hàm lượng COD tại lưu vực sông Cầu giai đoạn 2016-2018 ...................... 47
Hình 4.6. Hàm lượng P-PO4 tại lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2016-2018 .................... 47
Hình 4.7. Hàm lượng N-NH4 tại lưu vực sông Cầu giai đoạn 2016-2018 ................... 48
Hình 4.8. Hàm lượng Fe tại lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2016-2018 .......................... 48
Hình 4.9. Hàm lượng TSS tại lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2016-2018 ....................... 49
Hình 4.10. Sơ đồ phân vùng chất lượng nước sông Cầu năm 2018 tại tỉnh Thái
Nguyên theo chỉ số WQI.............................................................................. 52
Hình 4.11. Bản đồ phân bố các khu công nghiệp- tổ hợp cơng ngiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Ngun ......................................................................................... 54
Hình 4.12. Hàm lượng TSS một số chi lưu chảy ra sông Cầu ........................................ 60
Hình 4.13. Hàm lượng Fe một số chi lưu chảy ra sông Cầu ........................................... 60

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Tên luận văn:“Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2016 - 2018”
Ngành khoa học:Khoa học môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2016 – 2018 dựa trên việc phân tích chất lượng nước, tìm hiểu nguồn thải và ảnh hưởng
của nguồn thải đến CLN từ đó đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và quả
sử dụng nước sông Cầu trên địa phận tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp liên quan, kết hợp các phương pháp đánh giá so sánh
hàm lượng các chất ô nhiễm với quy chuẩn hiện hành, tính tốn chỉ số WQI để phân
vùng chất lượng nước sông Cầu tại tỉnh Thái Nguyên. Điều tra khảo sát thực địa xác
định nguồn thải chính ảnh hưởng tới khu vực nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Sơng Cầu trên địa phận Thái Ngun có vai trị rất quan trọng đối với phát triển
KT-XH của tỉnh, cung cấp nước để phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời
sống sinh hoạt của nhân dân và có chức năng giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan
thiên nhiên tồn khu vực. Nhưng nước sơng Cầu đã có biểu hiện ô nhiễm;
Chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên ngày càng suy giảm,
trong giai đoạn 2016 – 2018, chất lượng nước sông Cầu suy giảm nhanh đặc biệt ở phía
hạ lưu. Đáng lưu ý nhất là hàm lượng TSS trong nước mặt: Năm 2016 toàn bộ các điểm
quan trắc có hàm lượng TSS vượt mức A1; Năm 2017 hầu hết điểm quan trắc có hàm
lượng TSS khơng vượt QCVN-A2 trừ 2 vị trí Hịa Bình (94 mg/l), Sơn Cẩm (92,66
mg/l). Năm 2018 hàm lượng TSS tăng lên rõ rệt ở hầu hết các điểm, trong đó chỉ có vị
trí Cầu Trà Vườn vượt QCVN-A2 các điểm Hồng Văn Thụ và Cầu Mây vượt QCVNB1, cịn lại đều đã vượt mức B2. Trong đó điểm Tân Phú ở tiểu vùng hạ lưu có hàm

lượng TSS trung bình năm 2018 là 266,8 mg/l cao gấp 5,3 lần mức B1.
Chỉ số WQI của đoạn sông nghiên cứu cũng giảm dần qua các năm. Năm 2016
chất lượng nước sông còn ở mức rất tốt, chỉ số WQI năm 2016 dao động trong khoảng
74 -96. Năm 2017 chỉ số WQI nằm trong khoảng 51 -84. Đến năm 2018 thì tồn bộ
dịng sơng này khơng có điểm nào có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, giá trị WQI

ix


năm 2018 của đoạn sơng này chỉ cịn ở mức dao động trong khoảng 47 – 70.
Lưu lượng nước thải tỉnh Thái Nguyên là 103.379.467 m3/năm, trong đó: nước
thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp là 38.948.712 m3/năm và từ hoạt động khai thác
khoáng sản (khu mỏ) là 29.263.229 m3/năm với đặc thù nước thải từ hoạt động này có
hàm lượng TSS và Fe rất cao dẫn tới chất lượng nước sơng Cầu có dấu hiệu ơ nhiễm hai
thông số này. Phân vùng theo chất lượng nước và đặc tính nguồn thải sơng Cầu qua tỉnh
Thái Ngun chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ Bắc Cạn đến trước thành phố Thái Nguyên: nguồn thải chủ yếu từ
hoạt động khai thác khoáng sản nhỏ lẻ, tự phát nhất là khai thác than; sản xuất bia; xi
măng.
Đoạn 2: Đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên: nguồn thải chủ yếu từ các cơ sở
không tập trung trong KCN với cách ngành nghề liên quan tới chế biến kim loại màu,
khai khoáng, giấy,...
Đoạn 3: Đoạn sau thành phố Thái Nguyên đến tiếp giáp tỉnh Bắc Giang: tập
trung các KCN đã được quản lý, tuy nhiên vân chịu nhiều ảnh hưởng từ các cơ sở sản
xuất không tập trung, đông thời chịu tác động gián tiếp từ hoạt động khai thác cát, từ bãi
rác... thơng qua phụ lưu cấp 1 sơng Cơng.
Tuy đặc tính nguồn thải các vùng khác nhau tuy nhiên phần lớn các nguồn thải
bám dọc sơng Cầu có khả năng phát sinh nước thải có hàm lượng TSS và một số ít phát
sinh Fe ở mức độ cao.
Trước những thách thức trên, tỉnh Thái Nuyên cần phải có các giải pháp khắc

phục hiện trạng và bảo vệ bền vững lâu dài lưu vực sơng Cầu, bao gồm các nhóm giải
pháp: luật pháp và chính sách, quy hoạch và kế hoạch, kỹ thuật và công nghệ, tuyên
truyền- giáo dục và nâng cao năng lực, kinh tế. Tùy theo điều kiện thực tế cho phép có
thể ưu tiên lựa chọn một nhóm hoặc tổ hợp vài nhóm giải pháp để khắc phục ơ nhiễm
nước sông Cầu.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Huyen
Thesistitle: “Evaluation of water quality in Cau river flowing through the territory of
Thai Nguyen province from 2016 to 2018”
Major: Environmental science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Toevaluate of water quality in Cau river flowing through the territory of Thai
Nguyen province from 2016 to 2018, base on the analysis of water quality,
understanding of waste sources and affects of waste sources on water quality, thereby
proposing solutions to improve the management and use efficiency of Cau river water in
the territory of Thai Nguyen province. .
Materials and Methods
Collecting relevant secondary data, combine evaluation methods to compare the
concentration of pollutants with current standards, calculate the WQI index to zoning the
water quality in Cau River in Thai Nguyen province. Investigation and survey of
fieldwork to identify themain waste source affecting the study area.
Main findings and conclusions

Cau River in Thai Nguyen territory plays an important role in the socio-economic
development of the province, provides water for industrial production, agriculture and
people's daily life and has the function of balancing the ecosystem and natural
landscapes whole the region. But Cau River water has shown pollution;
The quality of Cau River water flows through Thai Nguyen province is
increasingly declining, in the period of 2016 - 2018, the quality of Cau River water had
declined rapidly, especially in the downstream. The most noteworthy is the content of
TSS in surface water: In 2016, all monitoring sites had a TSS content exceeding A1; In
2017, most of the monitoring sites had TSS content not exceeding QCVN-A2 except for
2 positions of Hoa Binh (94 mg / l) and Son Cam (92.66 mg / l). In 2018, the content of
TSS increased significantly at most sites, of which only Tra Cau bridge exceeded
QCVN-A2, Hoang Van Thu and Cau May exceeded QCVN-B1, the rest exceeded B2.
In which, Tan Phu site in the downstream sub-region had the average TSS content in
2018 of 266.8 mg / l, 5.3 times higher than B1 level.
The WQI index of the research river section also decreased gradually over the
years. In 2016, the river water quality was still very good, the WQI in 2016 ranged from

xi


74 to 96. In 2017, the WQI was between 51 and 84. By 2018, this entire river hasd no
site of use for living purposes, the 2018 WQI value of this river was only fluctuating
between 47 - 70.
The waste water flow in Thai Nguyen province is 103,379,467 m3 / year, of
which: wastewater from industrial production facilities is 38,948,712 m3 / year and
from mining activities (mines) is 29,263. 229 m3 / year with the specific wastewater
from this activity has very high TSS and Fe content, leading to the quality of Cau River
water with signs of pollution of these two parameters. Zoning according to water quality
and characteristics of Cau river discharge source through Thai Nguyen province is
divided into 3 sections:

- Section 1: From Bac Can to front of Thai Nguyen city, the major source of waste
comes from small mining activities.The most spontaneous is coal mining; beer and
cement production.
- Section 2: The section running through Thai Nguyen city: the main source of
waste is from unfocused facilities in the industrial park with the industries related to
processing non-ferrous metal, mining, paper, ...
- Section 3: The section from Thai Nguyen city to the border with Bac Giang
province: the concentration of industrial parks has been managed, but it is still affected
by unfocused production facilities, and indirectly affected by sand mining activities,
from landfill ... through tributary level 1 of Cong river.
Although the characteristics of waste sources vary from region to region, most of
the waste sources along the Cau River are capable of generating wastewater with a high
TSS content and a few generate high Fe levels.
In the face of these challenges, Thai Nguyen province needs to have solutions to
overcome the current situation and sustainably protect the Cau River basin, including
the solutions groups: laws and policies, projet and planning, technology, propaganda education and capacity building, economics. Depending on the actual conditions, it is
possible to select a group or a combination of groups of solutions to overcome the
pollution of Cau river.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lưu vực sông (LVS) Cầu nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: 21007' - 22018'
vĩ bắc, 105028' - 106008' kinh đơng, có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km2. Lưu
vực bao gồm toàn bộ hay một phần lãnh thổ của các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hà Nội.
Đây là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sơng (HTS) Thái Bình, có
vị trí địa lý quan trọng, đa dạng và phong phú về tài nguyên, cũng như về văn

hóa, lịch sử phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là các hoạt động phát triển sản xuất cơng nghiệp, khai thác khống sản, hoạt
động sinh hoạt và hoạt động của các làng nghề… trên toàn lưu vực đã gây nên
những tác động xấu đến nguồn nước, chất lượng nước (CLN) mặt và môi trường
cảnh quan LVS Cầu. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thuộc
LVS Cầu (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương)
những năm vừa qua, đặc biệt là Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2006, đã cho
thấy nhiều vị trí trên sơng Cầu từ thượng lưu đến hạ lưu đều đã bị ô nhiễm, nồng
độ BOD5, COD, SS, dầu mỡ cao hơn tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt đoạn chảy
qua tỉnh Thái Nguyên nồng độ TSS vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần.
Trên LVS Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên hiện nay có nhiều loại
nguồn thải khác nhau, như: các hoạt động sản xuất trong và ngồi các khu cơng
nghiệp (KCN); các mỏ khai thác khống sản; các làng nghề; từ sản xuất nơng
nghiệp; chăn nuôi; các bệnh viện/trung tâm y tế; các bãi rác; các kho thuốc bảo vệ
thực vật; các tàu thuyền hoạt động trên sông… và các loại chất thải phát sinh từ
các nguồn thải này có thể bao gồm 1, 2 hoặc cả 3 loại chất thải: nước thải, chất thải
rắn và khí thải. Thành phần và hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường trong
các loại chất thải này cũng rất đa dạng và tùy thuộc vào các ngành nghề hoạt
động khác nhau. Sự ra đời và hoạt động của các KCN Sông Công, Nhà máy gang
thép Thái Nguyên, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy xi măng Lưu Xá, La
Hiên, Hoàng Thạch, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại..., các hoạt động tiểu thủ công
nghiệp tại các làng nghề (trên 200 làng nghề), các xí nghiệp kinh tế quốc phòng
cùng với các hoạt động khai thác thác chế biến khống sản... đã làm cho CLN các
sơng thuộc LVS Cầu ngày càng xấu đi. Chính việc phát triển kinh tế - xã hội trên
LVS Cầu, sự ra đời của hàng loạt các nhà máy, các KCN... đã, đang và sẽ làm nảy

1


sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ơ nhiễm nguồn nước.

Tình hình giám sát và quản lý cũng như sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN)
như hiện nay đã thực sự hiệu quả, đảm bảo cân bằng giữa phát triển và môi trường,
hướng tới phát triển bền vững chưa? Nguyên nhân nào khiến cho tốc độ gia tăng
các chất ô nhiễm đối với nước mặt tại các lưu vực sông đang tăng dần?
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề
tài“Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2016 - 2018” nhằm đánh giá chất lượngnước của lưu vực này,
đồng thời chỉ ra ngun nhân, nguồn ơ nhiễm chính, từ đó đề xuất các giải pháp
để nâng cao cơng tác tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT), giảm thiểu mức
độ ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế, hướng tới phát triển bền vững.
1.2. MỤCTIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn từ năm 2016 – 2018 dựa trên việc phân tích chất lượng nước
nước, tìm hiểu nguồn thải và ảnh hưởng của nguồn thải đến CLN từ đó đề xuất
được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và quả sử dụng nước sông Cầu
trên địa phận tỉnh Thái Nguyên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nước sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ
năm 2016 đến năm 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
Đề tài sử dụng chỉ số tổng hợp WQI để đánh giá chất lượng nước thải giúp
cho việc quản lý, khai thác, sử dụng và quy hoạch đối với tài nguyên nước
(TNN) được chi tiết cụ thể, khơng cịn mang tính chất định tính
Đề tài hướng tới tăng cường khoanh vùng ô nhiễm, phân vùng quản lý
CLN đối với LVS để đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, nâng cao
quản lý đối với những lưu vực có mật độ dân số cao và tốc độ phát triển kinh tế,
công nghiệp hóa, đơ thị hóa cao.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Một số khái niệm liên quan tới quản lý tài nguyên nước
- Môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005,
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người,có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật”.
- Tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm
2005, “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường”.
- Đánh giá tác động môi trường: Theo khoản 20 điều 3 Luật BVMT Việt
Nam năm 2005, “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác
động đến mơi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ mơi
trường khi triển khai dự án đó” .
- Quan trắc môi trường: Theo khoản 17 điều 3, Luật BVMT Việt Nam năm
2005, “Quan trắc môi trường là q trình theo dõi có hệ thống về mơi trường, các
yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu với môi trường”
- Nước mặt: Theo khoản 3 điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012, “Nước mặt
là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”
- Chất thải: Theo khoản 10 điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005, “Chất
thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc cá hoạt động khác”
- Ơ nhiễm mơi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm
2005, “Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”
- Ô nhiễm nước: Theo hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ơ

nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với CLN, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các loài hoang dã”.

3


2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Theo kết quả nghiên cứu hiện trạng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam
ở trên có thể thấy tình trạng ơ nhiễm nước sơng đã và đang diễn ra ở nhiều khu
vực. Nhiều dòng sông đã bị ô nhiễm nặng nề đặc biệt là khu vực Châu Á. Tại
Việt Nam đã có nhiều đoạn sông bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là các khu vực đơ thị
lớn, thậm chí một số vùng nước khu vực thượng nguồn đã bị ô nhiễm cục bộ tại
một số thời điểm. Đây là thực trạng đáng báo động gây ra xung đột trong quá
trình sử dụng nguồn tài nguyên nước: thực tế nhu cầu sử dụng nước ngày càng
tăng cao; gia tăng dân số; áp lực từ các hoạt động phát triển kinh tế, q trình đơ
thị hóa, cơng nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đồng thời các nguồn thải từ những
hoạt động này làm ô nhiễm và suy kiệt nguồn nước mặt từ các sông, chưa kể hệ
lụy từ việc khai thác phá hủy rừng đầu nguồn, xâm lấn mặn do biến đổi khí hậu...
Bên cạnh đó, ô nhiễm nước sông ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và môi
trường sống của con người Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước sông là các
mầm bệnh sinh ra từ chất thải của con người (vi khuẩn và virut), kim loại nặng và
hóa chất từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Uống nước đã bị ô nhiễm hoặc ăn
thức ăn chế biến bằng nước nhiễm độc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá
bắt từ nguồn nước bị ơ nhiễm cũng có thể nguy hiểm vì chúng có thể mang mầm
bệnh và tích lũy các chất hữu cơ bền thơng qua q trình tích lũy sinh học. Ngồi ra,
con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cây trồng được tưới bằng nước ô nhiễm
hoặc do đất bị nhiễm bẩn bởi các dịng sơng ơ nhiễm đang dâng lên.
Như vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững, ngăn ngừa sự khủng hoảng do
khan hiếm nước sạch, cần phải tập trung bảo vệ nguồn nước mặt nói chung và nước

sơng nói riêng: xử lý tại các khu vực nước sông đã bị ô nhiễm và các nguồn thải gây ô
nhiễm, tăng cường quản lý, giám sát và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường...
2.1.3. Cơ sở pháp lý
- Luật Tài nguyên nước số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2015.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
bảo vệ môi trường
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính

4


trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Chính phủ
quyết định về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CLN mặt QCVN 08: 2015/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CLN ngầm QCVN 09: 2015/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng NTSH QCVN 14:
2015/BTNMT
2.1.4. Đánh giá chất lượng nước
Các thơng số lí học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các q trình sinh hóa diễn ra trong nguồn
nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt độ nước kéo theo sự thay đổi về chất lượng,
tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.
+ pH: là chỉ số biểu hiện độ axit, bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh
hưởng đến tốc độ phát triển và giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước.

+ Màu sắc: Nước nguyên chất khơng có màu, màu sắc gây nên bởi các tạp
chất trong nước (chất hữu cơ, chất mùn hữu cơ - acid humic…), một số ion vơ cơ
(sắt,…), một số lồi thủy sinh vật.
+ Độ đục: Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước.
+Tổng hàm lượng chất rắn (TSS): Các chất rắn trong nước có thể là những chất
tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ.
+ Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS): Các chất rắn lơ lủng (các chất
huyền phù) là nhũng chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng
(SS) là lượng khơ của phần chất rắn cịn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh 9 khi lọc 1
lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khơ ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi.
Các thông số hóa học:
+ Độ kiềm tồn phần: Là tổng hàm lượng các ion HCO3-, CO32-, OH có
trong nước.
+ BOD5: Là lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật phân hủy các chất
hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về thời gian và nhiệt độ.

5


+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước.
+ DO: Là lượng oxy hòa tan trong nước.
+ TSS: Là tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
+ Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những nguyên tố mà tỷ
trọng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, Cadimi, Fe,…
Các thông số sinh học:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng chỉ thị, xác định mức nhiễm
bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
Các chỉ số:
+ Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính tốn từ các
thơng số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và

khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm.
+ WQI thông số (viết tắt là WQISI) là chỉ số CLN tính tốn cho mỗi thơng số.
(Theo Sổ tay hướng dẫn tính tốn chất lượng nước ban hành kèm theo
Quyết định số 879 /QĐ-TCMT ngày 01/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Môi trường).
2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới
2.2.1.1. Hệ thống sông và nhu cầu sử dụng nước trên thế giới
Các hệ sinh thái nước ngọt trên thế giới chỉ chiếm khoảng 0,5% bề mặt Trái
đất và có thể tích 2,84x105 Km3. Bề mặt sông chiếm một lượng không đáng kể
(0,1%) bề mặt đất. Chỉ 0,01% nước trên trái đất chảy ra trong các kênh sông
(Wetzel, 2001).
Bảng 2.1. Số lưu vực sông quốc tế
TT
1
2
3
4
6

Lục địa

Cập nhập năm 1978

Châu Phi
Châu Á
Châu Âu
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Tổng


57
40
48
33
36
214

Đăng ký năm 1999
60
53
71
39
38
261
Nguồn: Wolf et al.(1999)

Sử dụng nước đã gia tăng trên toàn thế giới khoảng 1% mỗi năm kể từ những

6


năm 1980, được thúc
húc đẩy
đẩ bởi sự kết hợp của tăng trưởng dân số,
ố, phát
p triển kinh tế
xã hộivà thay đổi mơ hình
h
tiêu thụ. Nhu cầu nước tồn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng

với tốc độ tương tự
ự cho đến năm 2050, tăng từ 20 đến 30%
% so với
v mức sử dụng
nước hiện nay, chủủ yếu là
l do nhu cầu gia tăng trong các ngànhh cơng nghiệp trong và
ngồi nước. Hơn 2 tỷỷ người
n
sống ở các quốc gia đang chịu
ịu áp lực nước cao và
khoảng 4 tỷ người trải qua
qu tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng
ọng trong ít nhất một
tháng trong năm (UNES
UNESCO, 2019).Giá trị của nước và giá trịị của các con sông là
đan xen nhưng không
ông giống
gi
nhau. Sông chủ yếu được coi làà nguồn
ngu nước cho thủy
lợi và thủy điện, nhưng
ưng thực
t
tế chúng cung cấp lợi ích rất lớn hơn
ơn thế rất nhiều cho
người dân và nền kinh tế.
tế Thông qua các hệ thống thủy lợi, sông
ông đã
đ tưới 190 triệu ha
đất, hoặc 62% tổng diện

ện tích đất được tưới (Hình 2.1). Với đất được
ợc tưới chiếm 40%
sản lượng lương thực
ực tồn
to cầu, điều này có nghĩa là các conn sông hỗ trợ trực tiếp
khoảng một phần hai sản lượng lương thực toàn cầu (WWF, 2018).
2018)
Theo Liên Hợp
ợp Quốc
Q
thì một nửa trong tổng số 500 dịn
ịng sông lớn nhất
thế giới đã trở nên cạn
ạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng
ợng nước
n
của các con
sông lớn trên thế giới đang
đ
giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng
ởng tới
tớ cuộc sống của
con người, loài vật vàà tương lai của trái đất. Trong năm 2015,
2015 trung bình 10
người có 3 ngườii (2,1 tỷ) khơng được sử dụng nước uống
ng an tồn, 844 triệu
người vẫn thiếu ngay
gay cả dịch vụ nước uống cơ bản (WHO, 2017).
2017)


Hình 2.1. Tỷ lệ phần trăm diện tích LVS (ngậm nước Cấp 4)được
4
tưới từ
nguồn sơng (dữ
dữ liệu từ Bản đồ khu vực tưới tiêu toàn cầu
ầu của IWMI)
Ngu
Nguồn:
WWF (2018)

7


2.2.1.2. Tác nhân gây ơ nhiễm và tình trạng ơ nhiễm CLN sông trên thế giới
Nguồn nước trên thế giới có thể bị ơ nhiễm bởi các tác nhân khác nhau,
được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Chất lượng nước mặt trên thế giới
STT

Tác nhân gây ô nhiễm

Sông

Hồ, ao

Hồ chứa

1

Vi khuẩn gây bệnh


+

+++

+

2

Chất rắn lơ lửng

++

+

+

3

Các hợp chất hữu cơ

+

+

+

4

Phú dưỡng


+

++

+++

5

Nitrat

+

-

-

6

Mặn hóa

+

-

-

7

Kim loại nặng


++

++

++

8

Axit hóa

+

++

++

Nguồn: Cục Quản lí tài nguyên nước (2014)
* Ghi chú: (+++) Ô nhiễm nghiêm trọng, (++) Ơ nhiễm trung bình, (+) Ít ơ nhiễm, (-) Không ô nhiễm

Các dạng nước ô nhiễm thường gặp trên thế giới là ô nhiễm do dinh
dưỡng, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm sơng do kim loại
nặng và các hóa chất độc hại khác. Trong đó ơ nhiễm dinh dưỡng (nito, photpho,
silic, cacbon) đang là mối quan tâm lớn của con người, gây nên hiện tượng phú
dưỡng trong các dịng sơng chảy chậm, ở hồ và biển. Sự dư thừa chất dinh dưỡng
đến là xuất hiện một số loài tảo làm cho nước ở một số biển và con sơng bị biến
màu. Ngồi ra, sự phân hủy kỉ khí đã sinh ra các chất độc như: H2S, NH3,… cộng
thêm mùi hôi thối đã làm cho các con sông trở thành sông chết.
Các nguồn gây ơ nhiễm nước chính gồm: Nước thải sinh hoạt (NTSH),
cơng nghiệp hóa, tăng trưởng dân số, thuốc trừ sâu và phân bón, túi nhựa và

polythene, đơ thị hóa, hệ thống quản lý yếu.
Theo báo cáo, 75 đến 80% ô nhiễm nước là do NTSH. Sơng bị ơ nhiễm có
mùi khơng thể chịu đựng và chứa ít hệ thực vật và hệ động vật. 80% dân số thế
giới đang đối mặt với các mối đe dọa an ninh nguồn nước (Owa, 2013). NTSH

8


chảy ra sông và hầu hết không được xử lý.
Nước thải công nghiệp chảy ra sông mà không qua xử lý chính là ngun
nhân gây ơ nhiễm nước. Chất thải từ các ngành công nghiệp như, đường, dệt
may, mạ điện, thuốc trừ sâu, bột giấy và giấy đang làm ô nhiễm nước (Kamble
SM, 2014). Chất gây ô nhiễm phụ thuộc vào bản chất của các ngành công
nghiệp. Kim loại độc hại xâm nhập vào nước và làm giảm CLN. Ô nhiễm 25% là
do các ngành công nghiệp (Ho YC, et al., 2012). Chất độc trong chất thải công
nghiệp là nguyên nhân chính ức chế miễn dịch, suy sinh sản và cấp tính ngộ độc.
Các bệnh truyền nhiễm, như bệnh tả, sốt thương hàn (Juneja T, Chauhdary A,
2013) và các bệnh khác viêm dạ dày ruột, tiêu chảy, nôn mửa, vấn đề về da và
thận đang lan rộng qua ô nhiễm nước (Khan and Ghouri, 2012).
Dân số tăng đang tạo ra nhiều vấn đề và đóng vai trị tiêu cực trong việc
gây ô nhiễm nước. Sự gia tăng dân số dẫn đến sự gia tăng phát sinh chất thải và
chúng được thải một phần ra sông và chúng gây ra ô nhiễm.
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp cũng có tác động xấu đến CLN sơng.
Hóa chất chứa trong thuốc trừ sâu đang gây ô nhiễm trực tiếp tới nước và ảnh
hưởng đến CLN. Khi bón phân, chỉ 60% chúng được cây hấp thụ, phần hóa chất
cịn lại thấm vào đất gây ô nhiễm nước, nước ô nhiễm này rất giàu vi khuẩn lam
và lượng phốt phát dư thừa bị rửa trôi dẫn đến hiện tượng phú dưỡng. Dư lượng
hóa chất xâm nhập vào nước sông do lũ lụt, lượng mưa lớn, tưới quá nhiều và
nhập vào chuỗi thức ăn. Những hóa chất này gây chết người, sinh vật và nhiều
loại rau và trái cây cũng bị ô nhiễm (Kamble, 2014). Thuốc trừ sâu để lại dư

lượng như DDT đang gia tăng dọc theo chuỗi thức ăn và cũng là nguyên nhân
gây suy giảm CLN và có hại cho con người (Owa, 2013).
Trên thế giới hiện nay có một số dịng sơng đã trở nên ô nhiễm rất nặng nề.
Theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên sông
White, bang Indiana, Mỹ hủy hại đời sống thủy sinh kéo dài hơn 90km và giết
chết 4,6 triệu khu vực tắm đạt tiêu chuẩn. 30% các con sông của Ireland bị ô
nhiễm nước thải hoặc con cá, tương đương 187 tấn. Ngày 28/12, cơ quan môi
trường địa phương cho biết họ truy ra nguồn gây ô nhiễm là nhà máy sản xuất
đèn ơtơ của tập đồn Guide tại Anderson. Trong báo cáo quốc gia gần đây
nhất về CLN ở Mỹ, tại các khu vực được đánh giá 45% suối, 4% hồ, và 32%

9


vịnh và cửa sông được phân loại là bị ô nhiễm (Zhang et al., 2010). EPA Hoa
Kỳ đã cảnh báo rằng mức nước thải trong các dịng sơng có thể trở lại mức
siêu ô nhiễm của những năm 1970 vào năm 2016 (Pallavi et al., 2017). Tháng
8/2009, đập Sayano–Shushenskaya ở Siberia, Nga, đã gặp phải thảm họa công
nghiệp thảm khốc, khi phòng động cơ và turbin bị ngậm trong nước và gây ra
một vụ nổ kinh hoàng dưới nước, khiến 75 người thiệt mạng và 13 người bị
thương. Khoảng 50 tấn dầu bôi trơn đã tràn xuống sông Yenisei.
Sông tại châu Á là nơi ô nhiễm nhất trong thế giới. Chúng có số lượng
vi khuẩn từ chất thải của con người cao gấp ba lần so với mức trung bình toàn
cầu và gấp 20 lần so với các nhà sản xuất ở các nước công nghiệp. Năm 2004,
nước từ một nửa trong số các khu vực được thử nghiệm của bảy con sơng lớn
của Trung Quốc đã được tìm thấy có thể bị cạn kiệt do ơ nhiễm. (Pallavi M
Vishwanath, et al., 2017). Theo số liệu nghiên cứu từ năm 1990 đến 2016 về
xu hướng CLN LVS Hàn, vùng rộng lớn nhất và ô nhiễm nhất là LVS tại Bắc
Hàn. Dịng sơng với sự ơ nhiễm, bởi hệ thống nước thải các nhà máy, nông
trại và thành phố đều đổ vào dịng chảy của nó (Janardan and Heejun, 2018).

CLN ở các sông và hồ của châu Âu được sử dụng cho bơi lội và các
môn thể thao dưới nước trở nên tồi tệ từ năm 2004 đến 2005, với 10% địa điểm
khơng đạt tiêu chuẩn. Slovakia có sự tn thủ thấp nhất với các hướng dẫn của
EU đối với các khu vực nước ngọt, chỉ có 22,4% các phân bón. Sarno là con sông
ô nhiễm nhất ở châu Âu, với sự pha trộn khó chịu của nước thải, chất thải nông
nghiệp không được xử lý, chất thải công nghiệp và hóa chất. Hy Lạp có vùng
nước sạch nhất, tiếp theo là Tây Ban Nha và Đức (Pallaviet al., 2017).
2.2.2. Hiện trạng nước sông ở Việt Nam
2.2.2.1. Hệ thống sông và nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sơng ngịi khá dày, nếu chỉ tính các con sơng có
chiều dài 10 km trở lên và có dịng chảy thường xun thì có tới 2.372 con
sơng, trong đó, 13 hệ thống sơng (HTS) lớn có diện tích lưu vực trên 10.000
km2. Lưu vực của 13 HTS lớn chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ, 10 trong số
13 sông trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của 9 HTS chính chiếm tới gần
93% tổng diện tích LVS tồn quốc và gần xấp xỉ 80% diện tích quốc gia (Bộ
TN&MT, 2006).

10


Bảng 2.3. Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sơng chính ở Việt Nam

STT

Hệ thống sơng

Diện tích lưu vực
(km3)

Tổng lưu lượng dịng

chảy năm(tỷ m3)

Ngồi
nước

Trong
nước

Tổng

Ngồi
nước

Trong
nước

Tổng

1

Bằng Giang-Kỳ Cùng

1.980

11.280

13.260

1,7


7,7

9,4

2

Hồng-Thái Bình

88.660

82.340 171.000

51,8

83,2

135,0

3



10.680

17.720

28.400

3,9


14,1

18,0

4

Cả

9.470

17.730

27.200

4,0

19,5

23,5

5

Thu Bồn

_

10.350

10.350


_

20,1

20,1

6

Ba

_

13.900

13.900

_

9,5

9,5

7

Sê San

_

_


11.620

_

_

12,9

8

Sre Pok

_

_

18.265

_

_

13,5

9

Đồng Nai

7.700


33.300

41.000

3,5

33,5

37,0

10

Mê Kông

400,0 75.000

475,0

756.000 39.000 795.000

Nguồn: Bộ TN&MT (2003 và 2009)

Theo số liệu thống kê tổng trữ lượng nước sông ở Việt Nam khoảng 830840 tỷ m3. Với dân số khoảng 90 triệu người, Việt Nam có tổng lượng nước bình
quân đầu người theo năm đạt khoảng 9.500 m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000
m3/người/năm của quốc gia có nguồn nước ở mức trung bình theo quan điểm của
Hiệp hội Nước quốc tế. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng lượng nước cần cung
cấp cho các ngành kinh tế hiện tại khoảng 137-145 tỷ m3; trong tương lai đến
2030, khoảng 150 tỷ m3. Lượng nước sử dụng trong mùa khô là 140 tỷ m3.
Nhưng nguồn nước tự nhiên trong mùa khô của tất cả các LVS khoảng 96 tỷ m3,
lượng nước trữ được của các hồ chứa trên toàn quốc khoảng 40 tỷ m3 thì lượng

nước cấp trong mùa khô rất căng thẳng, dẫn đến xung đột trong sử dụng nước
giữa các ngành trên một LVS và xung đột này ngày càng gay gắt, nhất là các
LVS vừa và nhỏ. Theo tính tốn đánh giá của Viện Quy hoạch Thủy lợi, lượng
nuớc sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho công nghiệp
khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3. Tính đến
năm 2030, cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng nông nghiệp 75%, công
nghiệp 16%, tiêu dùng 9% (PGS.TS.Bùi Nam Sách, 2016).

11


2.2.2.2. Tác nhân gây ơ nhiễm và tình trạng ơ nhiễm nước sông ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu cuộc
sống, lượng NTSH tiếp tục tăng cao. Thành phần các chất gây ơ nhiễm chính trong
NTSH là TSS, BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Ngồi ra cịn có các thành phần vô
cơ,vi sinhvật và vi trùng gây bệnh. Theo số liệu tính tốn, Đơng Nam Bộvà ĐB sơng
Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng NTSH nhất cả nước (Bộ TN&MT,2015).
Nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất ở hai vùng ĐBS Cửu
Long và ĐB Sông Hồng, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng. Những vùng,
LVS có tỷ lệ sử dụng nước cho thủy sản cao bao gồm: cao nhất là sông Cửu
Long, sông Hồng - Thái Bình, nhóm sơng vùng Đơng Nam Bộ, sơng Đồng Nai
và sơng Mã. LVS có tỷ lệ dùng nước cho cơng nghiệp cao nhất là LVS Hồng Thái Bình, chiếm gần 1/2 tổng lượng nước sử dụng cho ngành công nghiệp của
cả nước; tiếp đến là lưu vực hệ thống sông (HTS) Đồng Nai; LVS Cửu Long;
cuối cùng là nhóm sơng vùng Đơng Nam Bộ (Bộ TN&MT,2015).
Nhìn chung, CLN mặt ở thượng nguồn các LVS của Việt Nam còn tương
đối tốt. Tuy nhiên, đã có một số khu vực đầu nguồn có dấu hiệu ơ nhiễm tại một
số thời điểm. Mặc dù đây khơng phải hiện tượng điển hình, thường gặp, nhưng
cũng cần có sự giám sát chặt chẽ. Tại các LVS, ơ nhiễm và suy thối CLN tiếp
tục xảy ra ở nhiều đoạn, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu (đặc biệt là các
đoạn chảy qua khu vực đô thị, KCN, làng nghề), nhiều nơi ô nhiễm đã ở mức

nghiêm trọng, như ở LVS Nhuệ -Đáy, LVS Cầu, LVHTS Đồng Nai. Mức độ ô
nhiễm phụ thuộc vào yếu tố thủy văn của dịng chảy (mức độ ơ nhiễm thường
tăng cao hơn vào mùa khô) và đặc biệt phụ thuộc vào việc kiểm soát các nguồn
thải đổ vào nguồn nước (Bộ TN&MT,2015)
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2015, môi trường nước mặt tại
các khu vực bị ô nhiễm hầu hết do các chất hữu cơ và vi sinh vật vượt ngưỡng
cho phép; tình trạng ơ nhiễm hữu cơ diễn ra khá phổ biến tại nhiều LVS. Vấn đề
ô nhiễm dầu mỡ thường chỉ xảy ra ở những đoạn sơng có hoạt động giao thơng
thủy phát triển, hoặc những đoạn sông tiếp nhận nước thải công nghiệp của các
cơ sở sản xuất, các khu vực cảng… Ô nhiễm kim loại nặng mang tính cục bộ, tập
trung chủ yếu ở những nhánh sông gần các khu vực khai thác khống sản hoặc
các cơ sở sản xuất cơng nghiệp. Hiện tượng xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, cửa
sông diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây tại vùng Tây Nam Bộ, Đông
Nam Bộ và duyên hải miền Trung.

12


×