Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt lợn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 110 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ HẢI YẾN

QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỊT LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ HẢI YẾN

QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỊT LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Thao



THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt lợn trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên" là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Hải Yến


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với thịt lợn trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự
cảm ơn sâu sắc nhất tới các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh Thái Nguyên, Khoa sau Đại học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh Thái Nguyên là cơ sở đào tạo Thạc sỹ. Cùng sự giúp đỡ tận tình của
các Thầy, Cơ Khoa sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Trần

Đình Thao - Trưởng Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập
và hồn thiện đề tài.
Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn tới văn phịng UBND huyện Đại Từ, trạm Thú
Y huyện Đại Từ và trung tâm y tế dự phịng huyện Đại Từ, phịng Nơng nghiệp và
PTNT huyện Đại Từ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ cho việc
thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017
Tác giả

Trần Thị Hải Yến


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Ý nghiã khoa ho ̣c của đề tài .................................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỊT LỢN .................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5
1.1.1. Một số lý luận về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ....................................... 5
1.1.2. Vai trò, trách nhiệm của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ..... 10
1.1.4. Nội dung, công cụ và phương pháp quản lý VSATTP đối với thịt lợn .......... 23
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý VSATTP ................................. 24
1.2.1. Chính sách, pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt động VSATTP.......... 24
1.2.2. Nguồn nhân lực làm công tác Quản lý nhà nước về VSATTP ................. 24
1.2.3. Ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm ....... 25
1.2.4. Ý thức của người tiêu dùng ............................................................................. 26
1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 26
1.3.1. Tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm trên thế giới ......................................... 26
1.3.2. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam ........................................ 28
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm vận dụng về vấn đề ATVSTP ........................... 30
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 32


iv
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 32
2.2.1. Khung phân tích của đề tài .............................................................................. 32
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin ......................................................... 34
2.2.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin........................................................... 36
2.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin .................................................................... 36
2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................ 36
2.2.4.3. Phương pháp thống kê so sánh ..................................................................... 37
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 38
2.4. Hệ thống tiêu chuẩn VSATTP đối với thịt lợn .................................................. 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 41
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 41

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 41
3.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội .................................................................. 42
3.2. Thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt lợn trên địa bàn
huyện Đại Từ ............................................................................................................. 45
3.2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành, triển khai và thực hiện văn bản pháp
luật về Vệ sinh an toàn thực phẩm ............................................................................ 46
3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trên
địa bàn huyện Đại Từ ................................................................................................ 50
3.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và việc xử lý vi phạm đối với vệ sinh an
toàn thực phẩm .......................................................................................................... 59
3.2.4. Thực trạng đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và cấp
chứng nhận VSATTP trên địa bàn huyện Đại Từ ..................................................... 64
3.2.5. Thực trạng cơ sở vật chất, nguồn vốn phục vụ quản lý VSATTP .................. 69
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý VSATTP liên quan đến thịt lợn trên địa
bàn huyện Đại Từ ...................................................................................................... 70
3.3.1. Cơ chế chính sách, tài chính trong quản lý nhà nước về VSATTP ................ 70
3.3.2. Các yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo
đức của cán bộ quản lý .............................................................................................. 71


v
3.3.3. Nhận thức, tầm nhìn của người tiêu dùng về VSATTP .................................. 73
3.3.4. Sự gia tăng nhanh chóng của các trang trại, hộ chăn nuôi lợn, cơ sở giết
mổ, kinh doanh thực phẩm từ lợn và các chợ truyền thống ...................................... 74
3.4. Những thành công và tồn tại chủ yếu................................................................. 75
3.4.1. Những thành công ........................................................................................... 75
3.4.2. Một số hạn chế, tồn tại chủ yếu ...................................................................... 76
3.5. Nguyên nhân cơ bản ........................................................................................... 78
3.5.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................................ 78
3.5.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................... 79

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỀ
VSATTP ĐỐI VỚI THỊT LỢN ............................................................................. 81
4.1. Định hướng tăng cường quản lý VSATTP đối với thịt lợn trên địa bàn
huyện Đại Từ ............................................................................................................. 81
4.1.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 81
4.1.2. Phương hướng hoạt động ................................................................................ 82
4.2. Các giải pháp ...................................................................................................... 83
4.2.1. Căn cứ đưa ra giải pháp................................................................................... 83
4.2.2. Một số giải pháp .............................................................................................. 85
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 88
4.3.1. Kiến nghị đối với Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an tồn thực phẩm ...... 88
4.3.2. Về phía người chăn nuôi, giết mổ, thương lái ................................................ 89
4.3.3. Về phía người tiêu dùng ................................................................................. 89
4.3.4. Đối với cơ quan truyền thông, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các
hội khoa học và kỹ thuật có liên quan ....................................................................... 90
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93
PHẦN PHỤ LỤC..................................................................................................... 95


vi
DANH MỤC VIẾT TẮT

ATTP

:

An toàn thực phẩm

BCĐ


:

Ban chỉ đạo

CLVSATTP

:

Chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm

NĐTP

:

Ngộ độc thực phẩm

NN&PTNN

:

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

NTD

:

Người tiêu dùng

QLNN


:

Quản lý nhà nước

TAĐP

:

Thức ăn đường phố

TCQG

:

Tiêu chuẩn Quốc gia

TTYT

:

Trung tâm y tế

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VSATTP


:

Vệ sinh an toàn thực phẩm


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở một số nước ........................................... 27
Bảng 1.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................ 34
Bảng 2.1. Yêu cầu cảm quan, các chỉ tiêu lý hóa của thịt lợn tươi ........................... 39
Bảng 2.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá .................................................................. 39
Bảng 2.3. Chỉ tiêu dư lượng các kim loại nặng, vi sinh vật, thuốc thú và ký
sinh trùng của thịt lợn được quy định ...................................................... 40
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đại Từ năm 2015 .......................... 42
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Đại Từ giai đoạn 2014 - 2016 ........ 43
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất huyện Đại Từ giai đoạn 2014 - 2016 .............................. 44
Bảng 3.4: Tổng hợp các chính sách về Quản lý VSATTP trên địa bàn huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 47
Bảng 3.5: Mức độ rõ ràng của các văn bản pháp luật so với quy định của Nhà
nước ......................................................................................................... 48
Bảng 3.6: Mức độ cập nhật của các văn bản trong giai đoạn từ năm 2014 2016 ......................................................................................................... 50
Bảng 3.7: Trình độ chun mơn của cán bộ làm công tác Quản lý về VSATTP
huyện Đại Từ ........................................................................................... 57
Bảng 3.8: Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP
(2014 - 2016) ........................................................................................... 60
Bảng 3.9: Tình hình xét nghiệm VSATTP huyện Đại Từ ........................................ 60
Bảng 3.10: Tình hình đào tạo tập huấn kiến thức VSATTP huyện Đại Từ giai
đoạn 2014 - 2016 ..................................................................................... 65
Bảng 3.11: Kết quả tuyên truyền, tập huấn của cơ quan quản lý nhà nước về

VSATTP trên địa huyện Đại Từ giai đoạn 2014 - 2016 .......................... 66
Bảng 3.12: Thực trạng cấp giấy chứng nhận về VSATTP trên địa bàn huyện
Đại Từ giai đoạn 2014 - 2106 .................................................................. 67
Bảng 3.13: Tình hình trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về ATVSTP............ 69
Bảng 3.14: Đánh giá năng lực cán bộ quản lý .......................................................... 72


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Hệ thống chính sách pháp luật ................................................................. 24
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích hoạt động quản lý VSATTP đối với thịt lợn trên
địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ................................................ 33
Sơ đồ 3.1: Hệ thống QLNN về VSATTP theo chiều dọc ......................................... 52
Sơ đồ 3.2: Mạng lưới quản lý VSATTP cấp tỉnh...................................................... 53
Sơ đồ 3.3: Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP tỉnh Thái Nguyên ...................... 55
Hình 3.1: Đặc điểm địa bàn huyện Đại Từ ............................................................... 41
Biểu đồ 3.1: Mức độ đầy đủ của các văn bản pháp luật vệ VSATTP ...................... 49
Biểu đồ 3.2: Đánh giá của người chăn nuôi, giết mổ, thương lái, chế biến, kinh
doanh, tiêu dùng thực phẩm từ thịt lợn về công tác quản lý nhà
nước về VSATTP .................................................................................... 57
Biểu đồ 3.3: Đánh giá hiệu quả sử dụng các phương pháp ....................................... 58
Biểu đồ 3.4: Mức độ sai phạm Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016 ..................... 61
Biểu đồ 3.5: Hình thức thơng báo trước khi đến kiểm tra tại cơ sở sản xuất, chế
biến, kinh doanh thực phẩm..................................................................... 62
Đồ thị 3.1: Thực trạng hiểu biết về kiến thức VSATTP trên địa bàn huyện
Đại Từ .............................................................................................. 74


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói từ lâu thịt lợn là món ăn chủ đạo chiếm khoảng 60% khối
lượng thức ăn hàng ngày, hàng tuần của mỗi gia đình đặc biệt là những gia đình
Việt Nam. Nhu cầu thịt lợn ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng.
Thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi lợn chủ yếu là cám công nghiệp. Và
hầu hết trong chúng có chứa trên 80 loại hóa chất khác nhau, phục vụ cho mục đích
sử dụng khác nhau của người chăn ni. trong đó có Đồng sunfat, crom, chất tạo
nạc, thành phần thuốc kháng sinh... Tình trạng bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thịt
lợn còn tồn dư chất kháng sinh, thịt lợn siêu nạc,…xảy ra thường xuyên trong
những năm gần đây và có xu hướng ngày càng gia tăng, gây nguy hại nghiêm trọng
đến sức khỏe người dân, gây lo ngại cho toàn xã hội.
Trong thời gian gần đây, dư luận rất bức xúc trước tình hình thực phẩm bị ơ
nhiễm bởi các chất độc gây nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng xảy ra khắp
nơi trên cả nước. Trên thị trường vẫn còn nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất
xứ, trong rau xanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Các khu giết
mổ gia súc gia cầm không đảm bảo vệ sinh. Các mặt hàng thịt được bày bán khơng
qua kiểm dịch... Theo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ban
chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP (tháng 01 năm 2016), Trong năm 2015
tỉ lệ sản phẩm được kiểm tra không bảo đảm an toàn thực phẩm chỉ dưới 10%
nhưng với người dân thì khi lưu thơng trên thị trường khơng thể nhận biết được
thực phẩm nào là an toàn, thực phẩm nào khơng an tồn. Phần lớn số thực phẩm
được bán tại các chợ truyền thống khơng có chứng nhận an tồn thực phẩm, khơng
rõ nguồn gốc xuất xứ. Do đó người tiêu dùng không thể biết được thực phẩm sạch
để sử dụng, trong khi đó thực phẩm an tồn thì bị thực phẩm bẩn cạnh tranh không
tiêu thụ được. Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về việc kiểm
tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đại Từ là một huyện trung du miền núi phía bắc có tuyến gia thơng huyết
mạch (quốc lộ 37) nối các tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang. Vài năm



2
gần đây huyện Đại Từ là điểm nóng phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên do phát
triển mạnh lĩnh vực khai khống, và cơng nghiệp dệt may... Góp phần giải quyết
công ăn việc làm, đem lại cho đời sống, thu nhập của người dân nơi đây ngày một
nâng cao. Song Đại Từ vẫn là một huyện lấy nông nghiệp làm trọng (cây chủ đạo
của huyện là cây chè). Chính sách phát triển nông nghiệp của huyện ngành chăn
nuôi vẫn đang được ưu tiên phát triển, trong đó chăn ni lợn được coi là vật nuôi
chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng
cao hơn, trong đó “chất lượng và an tồn” chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy
nhiên, trong lãnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong chăn ni gia súc, gia
cầm nói riêng cịn nhiều vấn đề đáng lo ngại; như việc hướng dẫn và quản lý sử
dụng thuốc kháng sinh cịn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức
ăn chăn nuôi khá tùy tiện. Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản
phẩm chăn ni, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đảm
bảo VSATTP trong tiêu dùng thịt lợn đang là một bài tốn khó mà các cơ quan chức
năng nói chung và huyện Đại Từ nói riêng đang nghiên cứu để tìm ra lời giải và
cách khắc phục, vấn đề này mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với thịt lợn trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên" làm luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với thịt lợn, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vệ sinh, an toàn thực
phẩm đối với thịt lợn trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề VSATTP và
quản lý nhà nước về VSATTP.
- Đánh giá thực trạng quản lý VSATTP đối với thịt lợn trên địa bàn huyện

Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.


3
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý VSATTP đối với thịt lợn trên
địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý vệ sinh an toàn
thực phẩm đối với thịt lợn trên địa bàn huyện Đại Từ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các văn bản quy phạm pháp luật về an tồn vệ sinh thực phẩm;
Cán bộ làm cơng tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở các tuyến từ huyện
đến xã, cộng tác viên an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Đại Từ. Nhóm
người chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng;
Các hoạt động của công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian:
Luận văn nghiên cứu quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thịt lợn trên
địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian:
Các số liệu, tài liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2013 2016. Đối với các số liệu sơ cấp được tác giả thu thập từ tháng 10/2016 - tháng
2/2017.
- Phạm vi nội dung:
Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước địa phương về vệ sinh an toàn thực
phẩm, đặc biệt là về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt lợn trên địa bàn huyện
Đại Từ, do chính quyền các cấp huyện quản lý.
4. Ý nghiã khoa ho ̣c của đề tài
Quản lý nhà nước về VSATTP có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nghiên
cứu đề tài này để thấy được thực tiễn vấn đề VSATTP đang diễn ra hết sức phức tạp
tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các chợ trên địa

bàn toàn huyện. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thể hiện những mặt hạn chế trong công
tác QLNN về VSATTP.


4
- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham
khảo cho sinh viên nghiên cứu khoa học, học viên cao học. Việc nghiên cứu vấn đề
này làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề
có liên quan đến đề tài luận văn.
- Về thực tiễn: Những giải pháp đề xuất có căn cứ khoa học sẽ là tài liệu
tham khảo cho các nhà quản lý trên địa bàn huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên về vấn
đề an tồn vệ sinh thực phẩm nói chung và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với thịt lợn nói riêng.
Việc QLNN đối với các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm tốt
sẽ giúp phần cải thiện chất lượng sản phẩm bán ra, giảm thiểu số vụ ngộ độc thực
phẩm, giúp các cơ sở này kinh doanh lành mạnh hơn.
Nghiên cứu những về VSATTP trên địa bàn huyện Đại Từ mang lại một cái
nhìn tổng quan hơn về thực trạng quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn
huyện, từ đó đưa ra được giải pháp tăng cường quản lý nhà nước nhằm thay đổi
được hành vi con người, giảm thiểu số tai nạn về VSATTP nói chung.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phầ n mở đầ u và kế t luâ ̣n luâ ̣n văn dự kiến có kết cấ u với 4 chương
chin
́ h, gồ m:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với thịt lợn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý về vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với thịt lợn.



5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỊT LỢN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số lý luận về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa
học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của
mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, về cơ bản Quản lý là một q trình, trong đó chủ thể quản lý tổ chức,
điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa học và nghệ thuật
vào khách thể quản lý nhằm đạt kết quả tối ưu theo mục tiêu đã đề ra thông qua
việc sử dụng các phương pháp và cơng cụ thích hợp.
Quản lý cịn được hiểu là một hệ thống, bao gồm các thành tố: đầu vào, đầu
ra, q trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, mơi trường và mục tiêu. Các yếu tố trên
luôn tác động qua lại lẫn nhau. Một mặt, chúng đặt ra các yêu cầu, những vấn đề
quản lý phải giải quyết. Mặt khác, chúng ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của
quản lý.
Quản lý bao gồm các yếu tố: Chủ thể quản lý nắm quyền lực và sử dụng
quyền lực để tác động vào đối tượng quản lý; Đối tượng quản lý là những cá
nhân, tổ chức thực hiện các quyết định quản lý; Mục tiêu quản lý là cái đích mà
các chủ thể quản lý hướng tới; Quản lý muốn đạt được kết quả tối ưu phải đặt
trong một môi trường cụ thể, với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà
nước. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương, được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất, tạo thành một chỉnh thể đồng bộ


6
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Quản lý nhà nước có thể phân
thành: Quản lý nhà nước trung ương và quản lý nhà nước địa phương.
Quản lý nhà nước trung ương là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền
của cơ quan quản lý cấp trung ương lên các mặt đời sống xã hội của đất nước nhằm
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra. Đây là quản lý
mang tính quyền lực cao nhất, làm cơ sở cho quản lý nhà nước địa phương thực
hiện theo.
Quản lý nhà nước địa phương là q trình chính quyền địa phương triển
khai thực hiện các quy định do cơ quan quản lý cấp trung ương ban hành, đồng
thời ban hành các văn bản quy định về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt
động cần quản lý theo thẩm quyền sao cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế
xã hội của địa phương.
1.1.1.2. Khái niệm về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là việc nhà nước thực hiện
quyền lực cơng để điều hành, điều chỉnh tồn bộ các hoạt động về vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là quản lý theo ngành do
nhiều cơ quan thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy
hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp
với sự phát triển kinh tế xã hội.
Quản lý nhà nước về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông
qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến
tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và người
tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các

vấn đề về VSATTP.
Quản lý nhà nước về VSATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: Công
tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế hoạch có liên
quan đến vấn đề VSATTP và công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, công tác
kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý và
nghiên cứu khoa học...


7
Phương pháp quản lý VSATTP của nhà nước là tổng thể những cách thức tác
động có chủ đích và có thể của Nhà nước lên hệ thống quản lý nhằm thực hiện các
mục tiêu quản lý của Nhà nước.
Trong thực tế tổ chức và quản lý đối với nền kinh tế nói chung và quản lý
VSATTP nói riêng, Nhà nước có thể và cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu, đó
là: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục thuyết phục.
* Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thơng
qua các quyết định dứt khốt và có tính bắt buộc trong khn khổ luật pháp lên các
chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, nhằm thực hiện các
mục tiêu của Nhà nước trong những tình huống nhất định.
Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực. Tính bắt buộc đòi
hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính,
nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan
quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng thẩm quyền
của mình.
Thực chất của phương pháp này là sử dụng quyền lực nhà nước để tạo sự
phục tùng của các chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong hoạt
động quản lý của nhà nước.
Phương pháp hành chính được dùng để điều chỉnh các hành vi mà hậu quả
của nó có thể gây ra thiệt hại cho cộng đồng, cho Nhà nước. Trong trường hợp

những hành vi này diễn ra khác với ý muốn của Nhà nước, có thể gây ra những
nguy hại nghiêm trọng cho xã hội thì Nhà nước phải sử dụng phương pháp
cưỡng chế để ngay lập tức đưa hành vi đó tuân theo một chiều hường nhất định,
trong khn khổ chính sách, pháp luật về kinh tế. Chẳng hạn, những đơn vị nào
kinh doanh hàng nhái, hàng giả bị Nhà nước phát hiện sẽ phải chịu xử phạt hành
chính như: đình chỉ kinh doanh, nộp phạt, tịch thu tài sản...
* Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên
những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên các chủ thể là chủ các cơ sở sản xuất,


8
chế biến, kinh doanh thực phẩm thậm chí là người tiêu dùng thực phẩm, nhằm làm
cho đối tượng này tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động không bằng cưỡng chế hành
chính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra
những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử
dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ. Có thể thấy đây là phương pháp
quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phương pháp kinh tế đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qui định
nhiệm vụ mục tiêu phù hợp với thực tế. Sử dụng các định mức kinh tế (mức thuế,
lãi suất…), sử dụng các chính sách ưu đãi kinh tế, các biện pháp địn bảy kích thích
kinh tế để lơi cuốn, thu hút, khuyến khích các chủ thể phát triển theo hướng ích
nước, lợi nhà.
Phương pháp kinh tế được dùng khi cần điều chỉnh các hành vi không có
nguy cơ gây hậu quả xấu cho cộng đồng, cho Nhà nước hoặc chưa đủ điều kiện để
áp dụng phương pháp hành chính cưỡng chế. Trên thực tế, có những hành vi mà nếu
khơng có sự điều chỉnh của Nhà nước, sẽ khơng diễn ra theo chiều hướng có lợi cho
Nhà nước và cho cộng đồng, nhưng cũng khơng có nghĩa là nó gây ra những thiệt
hại cần phải điều chỉnh tức thời. Nhà nước phải chia sẻ lợi ích kinh tế với họ bằng

các hình thức như: giảm thuế, miễn thuế thu nhập, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi,
hỗ trợ về kĩ thuật.
* Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và
tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động
của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Phương pháp giáo dục mang tính thuyết phục cao, khơng dùng sự cưỡng chế,
khơng dùng lợi ích vật chất mà là tạo ra sự nhận thức về tính tất yếu khách quan để
chủ thể tự giác thi hành nhiệm vụ. Phương pháp giáo dục sử dụng giáo dục đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Giáo dục ý thức lao động sáng
tạo, hiệu quả. Xây dựng tác phong lao động trong thời đại cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa.


9
Phương pháp giáo dục cần được áp dụng trong mọi trường hợp và phải được
kết hợp với hai phương pháp trên để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Sở dĩ
như vậy là do, việc sử dụng phương pháp hành chính hay kinh tế để điều chỉnh các
hành vi của chủ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cả người
tiêu dùng suy cho cùng vẫn là tác động bên ngồi, và do đó khơng triệt để, tồn
diện. Một khi khơng có những ngoại lực này nữa, đối tượng rất có thể lại có nguy
cơ không tuân thủ người quản lý. Hơn nữa, bản thân phương pháp hành chính hay
kinh tế cũng phải qua hoạt động thuyết phục, giáo dục thì mới truyền tới được các
doanh nghiệp, giúp họ cảm nhận được áp lực hoặc động lực, biết sợ thiệt hại hoặc
muốn có lợi ích, từ đó tuân theo những mục tiêu quản lý do Nhà nước đề ra.
1.1.1.3 Lý luận về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt lợn
Thực phẩm (hay còn được gọi là thức ăn) là bất kỳ vật phẩm nào bao gồm
chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc
nước mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được với mục đích cơ bản là
thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm ni dưỡng cơ thể hay vì sở thích.

Vệ sinh thực phẩm: là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa
vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao
gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
An toàn thực phẩm: được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực
phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói an tồn thực phẩm là khái niệm có
nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế
ở sinh vật.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: là việc bảo đảm thực phẩm khơng gây hại cho
sức khỏe, tính mạng người sử dụng bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, khơng chứa
các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép. Không
phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con
người. (Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, 2010)
* Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi
sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại


10
nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến
sức khỏe, tính mạng con người.
- Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định của Luật này.
- Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực
phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt lợn là sản phẩm thịt lợn không
chứa những chất nguy hiểm, nguy hại đến sức khỏe con người. Đó chính là tồn
dư chất kháng sinh, của các chất hóa học độc hại mà con lợn đó thu nạp vào
thơng qua q trình ăn uống, hay chữa bệnh... quy định kỹ thuật của thịt lợn tươi
phải đáp ứng những yêu cầu về mặt VSATTP theo TCVN 7046 năm 2002.
1.1.2. Vai trò, trách nhiệm của quản lý nhà nước về vệ sinh an tồn thực phẩm
1.1.2.1. Vai trị của quản lý nhà nước

Trong những năm gần đây vấn đề VSATTP đang diễn ra ngày càng
trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xẩy ra liên tiếp, gây thiệt hại nhiều đến tính
mạng con người và tiền của. Trước những diễn biến đó thì vai trò của nhà nước đặc
biệt quan trọng. Trước hết nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn
bản pháp luật có liên quan đến VSATTP để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh
an tồn thực phẩm. Ngồi ra, thơng qua các văn bản chính sách, nhà nước cũng quy
định rõ nhiệm vụ quản lý của từng Bộ, ngành và các cấp chính quyền quản lý chặt
chẽ vấn đề VSATTP. Thơng qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp
luật, các chương trình, kế hoạch có liên quan đến VSATTP, nhà nước sẽ trực tiếp
quản lý vấn đề VSATTP nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm
tra, giám sát kết quả thực hiện về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng của tất
cả các mặt hàng thực phẩm.
Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra các
cấp để quản lý vấn đề VSATTP. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt
để thanh tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu,
tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước. Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Y tế
để cùng quản lý các vấn đề liên quan đến ATVSTP.


11
Nhà nước tổ chức tuyên truyền, giáo dục về VSATTP cho nhân dân để nâng
cao ý thức và hiểu biết vấn đề này. Chỉ đạo tổ chức tháng hành động vì chất lượng
VSATTP, đẩy mạnh cơng tác phịng chống, cơng tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu
quả. Như vậy, nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định trong mọi lĩnh
vực có liên quan đến thực phẩm từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng.
Mặt khác, Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động của
các cơ quan quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao khả năng
kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội
trong từng thời kỳ. Công tác quản lý chất lượng thực phẩm ra đời và phát triển

cùng với các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội, cơng tác quản lý VSATTP
có vai trị quan trọng, tác động nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực, từ
sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo
vệ mơi trường, an tồn sức khoẻ con người, đảm bảo cơng bằng và lợi ích quốc
gia. Trong nền kinh tế phát triển sơi động như hiện nay thì vai trị quản lý của nhà
nước ngày càng trở lên quan trọng.
Vai trò của quản lý nhà nước về VSATTP trước hết phải là vai trò định
hướng và đảm bảo cho hoạt động có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh
tế mang tính dẫn dắt và chỉ hướng. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế
phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải dựa vào tăng
cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, định hướng
cơ bản về công tác VSATTP hiện nay là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Làm tốt
công tác này sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường
trong nước và quốc tế. Cơ quan nhà nước là nơi tập hợp, đề xuất và ban hành các
tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp. Vai trị khơng thể thiếu của quản lý nhà nước về
VSATTP là việc đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Thơng qua việc quy định và
kiểm sốt về vệ sinh, an tồn, mơi trường, Nhà nước đảm bảo sản phẩm, hàng hóa,
ngun vật liệu…nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an tồn cho người
tiêu dùng, an tồn cho mơi trường tự nhiên và xã hội. Bằng các hoạt động kiểm
tra giám sát thường xuyên ở các khu vực cửa khẩu các khu vực buôn bán để kịp thời
phát hiện và xử lý những vi phạm.


12
Nhờ có vai trị quản lý của nhà nước về VSATTP đã tạo niềm tin đối
với người tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi sử
dụng sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Mặt khác, vai trò của nhà nước còn thể
hiện ở chỗ đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của
toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đồng thời
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trong lĩnh vực vệ sinh an

toàn thực phẩm. Định hướng cho cơng tác đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm
theo đúng chủ trương chính sách đã đề ra. Hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường
cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.1.2.2. Vai trị của vệ sinh an tồn thực phẩm
Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm có vai trị là đảm bảo chế độ dinh dưỡng
hợp lý cho cộng đồng, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân ở mọi lứa tuổi,
làm tăng tuổi thọ và giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường sức lao động, học tập, thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội, thể hiện nếp sống văn minh. Mặt khác,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm cải thiện sức khỏe nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội nhằm thúc đẩy
nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
1.1.2.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
* Trách nhiệm trong quản lý
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là trách nhiệm của Bộ Y tế,
Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, và Ủy Ban nhân dân các
cấp. Căn cứ Luật an toàn thực phẩm, số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010
và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, quy định rõ trách
nhiệm của từng Bộ trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể:
- Trách nhiệm Bộ Y tế (Trách nhiệm chung):
Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và
tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia, quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm;
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an
toàn đối với sản phẩm thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm;


13
Yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất
về công tác quản lý an toàn thực phẩm;
Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản

xuất, kinh doanh thực phẩm;
Chủ trì tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật về an
tồn thực phẩm; cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm;
Thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu,
kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác khi cần thiết.
Trách nhiệm trong quản lý ngành:
Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và văn bản
quy phạm pháp luật về an tồn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân cơng quản lý;
Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến,
bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm,
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khống thiên nhiên,
thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính Phủ;
Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm trong q trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được
phân công quản lý;
Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm trong q
trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được
phân công quản lý.
- Trách nhiệm Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn:
Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản
quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phẩn cơng quản lý;
Quản lý an tồn thực phẩm đối với sản xuất ban dầu nông, lâm, thủy sản, muối;
Quản lý an tồn thực phẩm trong suốt q trình sản xuất, thu gom, giết mổ,
sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với
ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả,
trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ



14
mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nơng sản thực phẩm khác theo quy
định của Chính Phủ;
Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm trong q trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được
phân công quản lý;
Báo cáo định kỳ, đột xuất về cơng tác quản lý an tồn thực phẩm thuộc lĩnh
vực được phân công quản lý;
Trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm có cơng bố tác dụng tới
sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế;
Tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh
vực được phân công;
Xây dựng, ban hành quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với
cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân
công trên cơ sở quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành;
Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản;
Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn
vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc
lĩnh vực được phân công quản lý;
Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với
các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công.
- Trách nhiệm của Bộ Công Thương:
Phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm;
Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản,
vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải
khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo,
bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý;
Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các

thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Trường hợp xác nhận nội dung
quảng cáo thực phẩm có cơng bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế;


15
Tổ chức và phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh
vực được phân cơng;
Quản lý an tồn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, và các cơ sở thuộc hệ
thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm;
Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại
trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn
vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc
lĩnh vực được phân công quản lý;
Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với
các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước
Chính phủ về an tồn vệ sinh thực phẩm tại địa phương
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành về an toàn
thực phẩm;
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các
sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương;
Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn; đầu mối

Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương.
a) Là đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực phẩm tại địa phương
cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế;
b) Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra tình hình an tồn thực phẩm trên địa
bàn; là đầu mối giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn;


×