Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nâng cao chất lượng kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế trong kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực vii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 105 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------------

NGUYỄN MINH NGỌC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN THU NSNN
TẠI CƠ QUAN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
KHU VỰC VII

LUẬN VĂN THẠC SỸ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN – 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------------

NGUYỄN MINH NGỌC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN THU NSNN
TẠI CƠ QUAN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
KHU VỰC VII
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số : 8.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học : TS. Phạm Thị Ngọc Vân

THÁI NGUYÊN – 2020


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn: “Nâng cao chất lượng kiểm toán thu
NSNN tại cơ quan thuế trong kiểm toán ngân sách địa phương của Kiểm
toán Nhà nước khu vực VII ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa
được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các thơng tin, trích dẫn trong luận
văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Ngọc


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa
chuyên mơn,Văn phịng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi về mọi mặt trong q trình

học tập và hồn thành luận văn này. Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình của giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Ngọc Vân.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tơi cịn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa,
tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã tạo điều kiện mọi mặt để tơi hồn thành nghiên cứu này.
Tơi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Ngọc


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KIỂM TOÁN THU
NSNN TẠI CƠ QUAN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN NSĐP ................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về kiểm toán thu NSNN tại cơ quan thuế trong kiểm toán
NSĐP ................................................................................................................. 5
1.1.1. Thu ngân sách Nhà nước......................................................................... 5

1.1.2. Thu Ngân sách địa phương ..................................................................... 7
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thuế
trong hoạt động quản lý thu ngân sách địa phương ........................................ 10
1.1.4. Một số vấn đề cơ bản về kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan
thuế trong kiểm toán NSĐP ............................................................................ 15
1.2. Kinh nghiệm về kiểm toán thu NSNN tại cơ quan thuế trong kiểm toán
NSĐP của một số địa phương. ........................................................................ 30
1.2.1. Kinh nghiệm kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế của một số Kiểm
toán nhà nước khu vực. ................................................................................... 30
1.2.2. Bài học kinh nghiệm kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế cho Kiểm
toán Nhà nước khu vực VII. ............................................................................ 33


iv
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu ................................................... 35
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu .................................................... 38
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 38
2.3. Hệ thơng các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 39
2.3.1. Chỉ tiêu định lượng ............................................................................... 39
2.3.2. Chỉ tiêu định tính ................................................................................... 40
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM TỐN THU NSNN
TẠI CƠ QUAN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƯƠNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VII .................... 41
3.1. Khái quát về kiểm toán nhà nước khu vực VII ........................................ 41
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển KTNN khu vực VII........................ 41
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước
khu vực VII. .................................................................................................... 42

3.2. Thực trạng chất lượng cơng tác kiểm tốn thu NSNN tại Cơ quan Thuế
trong kiểm toán NSĐP của kiểm toán nhà nước khu vực VII. ....................... 47
3.2.1. Công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm tốn. ........................................... 47
3.2.2. Cơng tác thực hiện kiểm toán................................................................ 50
3.2.3. Lập và xét duyệt Báo cáo kiểm toán. .................................................... 55
3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ......................... 56
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan
Thuế trong kiểm toán NSĐP của kiểm toán nhà nước khu vực VII ............... 58
3.3.1. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác kiểm tốn
thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP cuả Kiểm toán nhà nước
khu vực VII. .................................................................................................... 58


v
3.3.2. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác kiểm tốn
thu NSNN tại Cơ quan Thuế do Kiểm toán nhà nước khu vực VII thực hiện.
......................................................................................................................... 61
3.4. Đánh giá chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm
toán NSĐP của kiểm toán nhà nước khu vực VII. .......................................... 62
3.4.1. Kết quả đánh giá chất lượng kiểm toán thu NSNN tại cơ quan thuế của
Kiểm toán nhà nước khu vực VII.................................................................... 62
3.4.2. Những mặt đạt được về chất lượng kiểm toán thu NSNN tại cơ quan
thuế của Kiểm toán nhà nước khu vực VII. .................................................... 68
3.4.3. Những vấn đề tồn tại, hạn chế trong cơng tác kiểm tốn thu NSNN
NSNN tại cơ quan thuế của Kiểm toán nhà nước khu vực VII. ..................... 71
3.4.4 Nguyễn nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm toán thu
NSNN tại cơ quan thuế của Kiểm toán nhà nước khu vực VII. ..................... 76
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM
TOÁN THU NSNN TẠI CƠ QUAN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN NSĐP
TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VII ....................................... 80

4.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ
quan thuế ......................................................................................................... 80
4.1.1. Định hướng nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN. ..................... 80
4.1.2. Mục tiêu của kiểm tốn Thu NSNN nói chung và tại Cơ quan Thuế nói
riêng trong kiểm tốn NSĐP tại KTNN Khu vực VII. ................................... 81
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ
quan thuế trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII. ........................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 91
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 93


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt

Nguyên nghĩa

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

KTNN

Kiểm toán Nhà nước


MST

Mã số thuế

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTV

Kỹ thuật viên

BCKT

Báo cáo kiểm toán

GTGT

Giá trị gia tăng

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

BVMT


Bảo vệ môi trường


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổ chức bộ máy của KTNN khu vực VII ....................................... 46
Bảng 3.2: Số liệu công tác khảo sát trong giai đoạn 2016 -2019 ................... 48
Bảng 3.3: Số liệu cơng tác thực hiện kiểm tốn trong giai đoạn 2016-2019 .. 51
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng cơng tác kiểm tốn thu
NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP ........................... 63
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả kết quả đánh giá chất lượng cơng tác kiểm tốn
thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP (đối với lãnh
đạo Kiểm toán viên, lãnh đạo Kiểm tốn nhà nước khu vực VII có
kinh nghiệm trong cơng tác kiểm tốn thu NSNN tại Cơ quan Thuế)
......................................................................................................... 65
Bảng 3.6: Kiến nghị tăng thu NSNN của KTNN khu vực VII ....................... 69


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kiểm toán Ngân sách địa phương (NSĐP) là một bộ phận quan trọng
trong kiểm toán Ngân sách Nhà nước (NSNN). Thu NSNN là việc Nhà nước
dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình
thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước liên quan đến các
nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. Việc quản lý các nguồn thu NSNN trong
đó nguồn thu nội địa chủ yếu do Cơ quan Thuế quản lý thường tiềm ẩn và xảy
ra các sai phạm gây nên hiện tượng thất thu cho NSNN đồng thời hiện nay
vấn đề bội chi ngân sách do nguồn thu ngân sách nhà nước không đáp ứng đủ

cho các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước dẫn đến tình trạng nợ công ngày
càng tăng cao. Đây là vấn đề hiện nay đang được Chính phủ, Quốc hội và dư
luận hết sức quan tâm.
Hoạt động kiểm toán NSĐP của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) hiện
nay do các KTNN khu vực thực hiện, hoạt động này trong thời gian qua ngoài
những phát hiện kiến nghị xử lý tài chính liên quan đến tăng thu, giảm chi,
thu hồi nộp ngân sách, giảm quyết tốn, giảm thanh tốn cho NSNN... cịn có
phát hiện những yếu kém trong quản lý thu, chi NSNN và đưa ra các kiến
nghị khắc phục, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý các nguồn thu nội địa của
Cơ quan Thuế các địa phương đồng thời cùng với sự phát triển của nền kinh
tế - xã hội nói chung, việc quản lý các khoản thu ngày càng đa dạng và phức
tạp tiềm ần nguy cơ thất thu cho NSNN. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ
kiểm tốn NSĐP thì việc kiểm toán thu NSNN tại các Cơ quan Thuế các địa
phương của các KTNN khu vực còn nhiều hạn chế do cả những nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Điều đó làm giảm chất lượng của kiểm tốn NSĐP
của KTNN.
Xuất phát từ những thực tế như vậy học viên chọn đề tài nghiên cứu:
“Nâng cao chất lượng kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại Cơ quan


2
Thuế trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII” nhằm đánh giá thực
trạng, tìm ra nguyên nhân hạn chế và đưa ra những giải pháp, kiến nghị để
nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tốn thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong
Kiểm toán NSĐP của KTNN đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng, Quốc hội và
chính phủ đối với hoạt động của KTNN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tổng hợp cơ sở lý luận liên quan đến kiểm toán thu NSĐP tại Cơ
quan Thuế đồng thời trên cơ sở thực trạng Kiểm toán thu NSĐP tại Cơ quan

Thuế của Kiểm tốn nhà nước khu vực VII từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng kiểm toán thu NSĐP tại Cơ quan Thuế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về thu NSĐP, kiểm toán thu
NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm tốn NSĐP
- Nghiên cứu thực trạng cơng tác kiểm tốn thu NSNN tại Cơ quan
Thuế trong kiểm toán NSĐP tại KTNN khu vực VII, phát hiện được những hạn
chế của cơng tác kiểm tốn thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện và nâng cao chất lượng
cơng tác kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP của
KTNN khu vực VII.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Chất lượng và nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan
Thuế trong kiểm toán NSĐP
Chủ thể thực hiện: Kiểm toán nhà nước khu vực VII.
Khách thể: Cơ quan Thuế các địa phương, các doanh nghiệp trên địa
bàn quản lý của Kiểm toán nhà nước khu vực VII.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi thời gian
Năm 2018 và đến tháng 08 năm 2019 (06 cuộc kiểm toán NSĐP).
3.2.2. Phạm vi không gian
Địa bàn 06 tỉnh (Lào Cai; Điện Biên; Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ,
Sơn La).
3.2.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu về chất lượng và nâng cao chất
lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong các cuộc kiểm toán NSĐP

mà chủ thể là do KTNN khu vực VII thực hiện trong điều kiện thực hiện theo
luật KTNN.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
- Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thu
NSNN, thu NSĐP, kiểm toán thu NSĐP tại Cơ quan Thuế và chất lượng kiểm
toán thu NSĐP tại Cơ quan Thuế của KTNN khu vực VII đồng thời chỉ rõ các
yếu tố tác động đến chất lượng kiểm toán thu NSĐP tại Cơ quan Thuế của
KTNN khu vực VII.
- Trên cơ sở thực tiễn hoạt động kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan
Thuế trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII hiện nay. Luận văn đã
đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại cũng như việc tìm hiểu
nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại để từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan
Thuế trong các cuộc kiểm toán NSĐP do Kiểm toán Nhà nước khu vực VII
thực hiện.
- Luận văn đã đưa ra được các giải pháp góp phần bổ sung lý luận về
kiểm tốn NSĐP nói chung của Kiểm toán Nhà nước đồng thời giải quyết
những vấn đề đặt ra đối với cơng tác kiểm tốn thu NSNN tại Cơ quan Thuế
trong kiểm toán NSĐP của KTNN khu vực VII được hiệu quả hơn và có thể
nhân rộng trong hoạt động kiểm toán NSĐP của KTNN.


4
5. Bố cục của luận văn
Tên đề tài: Nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan
Thuế trong kiểm tốn NSĐP của KTNN khu vực VII.
Ngồi phần mở đầu và kết luận luận văn được trình bày thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm toán thu NSNN tại Cơ
quan Thuế trong kiểm toán NSĐP
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng nâng cao chất lượng kiểm toán thu NSNN tại
Cơ quan Thuế trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán Nhà
nước khu vực VII
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thu
NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán
Nhà nước khu vực VII.


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KIỂM TOÁN THU NSNN
TẠI CƠ QUAN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN NSĐP
1.1. Cơ sở lý luận về kiểm toán thu NSNN tại cơ quan thuế trong kiểm
toán NSĐP
1.1.1. Thu ngân sách Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thu Ngân sách Nhà nước
- Khái niệm: Thu ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu của
Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Đặc điểm: Thu ngân sách Nhà nước bao gồm Ngân sách Trung ương
và Ngân sách địa phương.
1.1.1.2. Nguồn thu ngân sách nhà nước gồm:
(1). Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
(2). Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
(3). Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do Cơ quan nhà nước thực hiện;
trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
(4). Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp
chi phí theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Đối với khoản thu phí, lệ phí được thực hiện theo Luật phí, lệ
phí 2015 số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015; Nghị định 120/2016/NĐ-CP
ngày 23/08/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của luật phí và lệ phí; Thơng tư số 250/2016/TT-BTC ngày
11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền hội
đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương….


6
(5). Các khoản nộp NSNN từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
- Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động
thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
- Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
- Thu phần lợi nhuận sau thuế cịn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh
nghiệp nhà nước;
- Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại
vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
(6). Huy động đóng góp từ các Cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định
của pháp luật.
(7). Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các Cơ quan, đơn vị, tổ chức của
Nhà nước quản lý.
(8). Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng
khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
(9). Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp
quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
(10). Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo

quy định của pháp luật.
(11). Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và
ngồi nước.
(12). Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngồi nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho Cơ quan
nhà nước ở địa phương.
(13). Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân
sách nhà nước.


7
(14). Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Thu Ngân sách địa phương
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của Thu ngân sách địa phương
- Khái niệm: Thu ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách
nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung
ương cho ngân sách địa phương
- Đặc điểm: Thu ngân sách địa phương gồm ngân sách tỉnh, thành
phố; ngân sách quận, huyện, thị xã; Ngân sách xã, phường, thị trấn
1.1.2.2. Nguồn thu của Ngân sách địa phương gồm
(1). Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (bao gồm cả
khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế), gồm:
- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò,
khai thác dầu, khí;
- Thuế sử dụng đất nơng nghiệp;
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Tiền sử dụng đất;
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước
từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Lệ phí mơn bài;
- Lệ phí trước bạ;
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;
- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức
kinh tế theo quy định; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước
do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở
hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh
nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương đại diện chủ sở hữu;


8
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng
đất gắn liền với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các Cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự
nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước
làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa
phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị,
tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;
- Viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các
cá nhân ở nước ngồi trực tiếp cho địa phương;
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các Cơ quan nhà nước địa phương
thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoản chi
phí hoạt động; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập
địa phương và doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phần
được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
Số thu phí được khấu trừ và trích lại để bù đắp chi phí khơng thuộc
phạm vi thu ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của
pháp luật;

- Lệ phí do các Cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy
định của pháp luật do các Cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện
xử phạt, tịch thu;
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các Cơ quan,
đơn vị, tổ chức thuộc địa phương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy
định của pháp luật;
- Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài
nguyên nước phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của
pháp luật;


9
- Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao
của địa phương;
- Thu từ quỹ đất cơng ích và thu hoa lợi cơng sản khác;
- Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
- Thu kết dư ngân sách địa phương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả thu tiền
bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; thu tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt
hại trong quản lý và sử dụng đất đai; thu ngân sách cấp dưới nộp lên.
(2). Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương gồm:
- Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu
phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dị và khai
thác dầu, khí; khơng kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và điểm đ
khoản 1 Điều này;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp
của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động

thăm dị và khai thác dầu, khí (kể cả thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn
trong hoạt động dầu, khí); khơng kể thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều này;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế bảo vệ môi trường
(3). Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách
trung ương.
(4). Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước
chuyển sang.


10
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan
Thuế trong hoạt động quản lý thu ngân sách địa phương
1.1.3.1. Chức năng
Cơ quan Thuế tại các địa phương (gồm Cục thuế và các Chi cục Thuế)
tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của
ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của
ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Với chức năng của mình, Cơ quan Thuế tại các địa phương quản lý
nguồn thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách các địa phương (khoảng
trên 80%).
1.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
a. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế
- Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn
bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn
tỉnh, thành phố.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với
cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự tốn thu ngân sách Nhà nước, về

công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, Cơ quan,
đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế
thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ
sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, xố nợ
thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu
khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông
tin về người nộp thuế.


11
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao
chất lượng hoạt động, công khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản
lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế
thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính
sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện
pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với
người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp
luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng
cục Thuế.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức
triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.
- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hồn thuế,
miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết tốn thuế và chấp hành chính sách pháp luật
về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức

được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của
Cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục
trưởng Cục Thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến
việc chấp hành trách nhiệm công vụ của Cơ quan thuế, công chức thuế thuộc
quyền quản lý của Cục trưởng cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi
phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị Cơ quan có thẩm quyền khởi tố
các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế
lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc


12
chỉ đạo, điều hành của Cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và
các Cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của
Cục Thuế.
- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng
mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy
định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời
báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh,
những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm,
hồn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu
tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu người nộp thuế, các Cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá
nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý
thu thuế; đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không
thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với Cơ quan thuế để thu thuế vào
ngân sách Nhà nước.

- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thơng báo trên các phương
tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thơng tin của
người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi
có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu
cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.
- Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức
đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định
của Nhà nước và của ngành thuế.


13
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được
giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp
luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện dự tốn thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp,
phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền
địa phương về cơng tác lập và chấp hành dự tốn thu ngân sách Nhà nước, về
cơng tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, Cơ quan,
đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền, hướng dẫn, giải thích chính
sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa
đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chun
mơn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm
quyền giải quyết của Chi cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế
thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý
hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, xố nợ
thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu
khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp
nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông
tin về người nộp thuế trên địa bàn;


14
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hồn thuế, miễn thuế,
giảm thuế, nộp thuế, quyết tốn thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế
đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo
phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm,
hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu
tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;
- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các Cơ quan Nhà nước, các tổ
chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ
cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ
chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với Cơ quan
thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;
- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thơng báo trên các

phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người
nộp thuế;
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của Cơ quan thuế,
theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác
nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của
pháp luật;
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ
thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho
việc chỉ đạo, điều hành của Cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp
và các Cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả cơng tác
của Chi cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và
khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên


15
chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo
quy định của pháp luật.
- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị Cơ quan có thẩm
quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của
Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu
cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao
chất lượng hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản
lý thuế và cung cấp thơng tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế
thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.
- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và
của ngành thuế.
- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế
theo quy định của pháp luật và của ngành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
1.1.4. Một số vấn đề cơ bản về kiểm toán thu ngân sách nhà nước tại cơ
quan thuế trong kiểm toán NSĐP
1.1.4.1. Khái niệm
Kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong kiểm toán NSĐP là một
hoạt động do 01 (một) Tổ kiểm toán thuộc Đồn kiểm tốn NSĐP thực hiện
kiểm tốn tại Cơ quan Thuế theo Kế hoạch kiểm toán NSĐP được duyệt, quy
trình kiểm tốn NSĐP và áp dụng các văn bản hướng dẫn thực hiện, các quy
định của chuẩn mực kiểm toán… do Kiểm toán nhà nước ban hành.


16
1.1.4.2. Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế trong
kiểm toán NSĐP
Gồm các mục tiêu chủ yếu như sau:
- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán thu NSNN
tại Cơ quan Thuế (thu nội địa); đánh giá việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu
lực, hiệu quả trong quản lý thu NSNN tại Cơ quan Thuế thông qua các nội dung
kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế theo quy trình quản lý thu của Cơ quan
Thuế do Tổng cục Thuế ban hành.
- Chỉ ra các sai phạm (nếu có) để kiến nghị với Cơ quan Thuế chấn
chỉnh công tác quản lý chấp hành quy trình quản lý thu NSNN tại Cơ quan Thuế.
- Cung cấp thông tin, số liệu tin cậy cho Cơ quan Tài chính các cấp
tổng hợp báo cáo quyết tốn NSĐP các cấp trình HĐND phê chuẩn quyết toán
NSNN địa phương.
1.1.4.3. Chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế và các chỉ tiêu,

tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kiểm toán
a. Chất lượng kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế
Hiện nay chưa có khái niệm chính thức nào về chất lượng kiểm tốn
được đưa ra. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của kiểm tốn, có thể đưa ra
khái niệm chất lượng kiểm tốn như sau: “Chất lượng kiểm toán là mức độ
thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những
đối tượng sử dụng báo cáo kiểm tốn, đồng thời thoả mãn về mong muốn có
được những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý tài
chính, kế tốn của đơn vị được kiểm toán”.
Trên cơ sở thực tiễn kiểm toán thu NSNN tại Cơ quan Thuế địa
phương thì chất lượng kiểm tốn thu NSNN tại Cơ quan Thuế địa phương có
thể được hiểu là mức độ thỏa mãn và hoàn thành các mục tiêu, nội dung,
trọng tâm, trọng yếu kiểm toán trong KHKT của Đồn kiểm tốn NSĐP liên
quan đến thu NSNN tại Cơ quan Thuế địa phương theo đúng thời gian đã định


×