Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Một vài biện pháp giáo dục ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 19 trang )

BÀI DỰ THI
CHƯƠNG TRÌNH “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC” NĂM 2020
1. Tên sáng kiến: Một vài biện pháp giáo dục ý thức đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông cho học sinh tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến “Một vài biện pháp giáo dục ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham
gia giao thông cho học sinh tiểu học.” áp dụng cho tất cả giáo viên ở trường Tiểu
học nơi tơi đang cơng tác, ngồi ra có thể áp dụng cho cả những trường Tiểu học
khác trong địa bàn huyện. Sáng kiến này được áp dụng trong lĩnh vực hoạt động
giáo dục và dành cho tất cả các giáo viên của nhà trường.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
Theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ quy định việc bắt buộc
đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy và kể
cả xe đạp điện. Thực tế, tỷ lệ trẻ em từ 6 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông vẫn cịn ở mức cao bởi một số ngun nhân chính sau:
Do đa phần phụ huynh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có nhiều
điều kiện để nắm rõ thông đại chúng và không dành nhiều thời gian để nghiên cứu
về luật. Họ lo cho cuộc sống mưu sinh, lo kiếm tiền để trang trải cuộc sống, lo cho
con em mình có cuộc sống đầy đủ mà qn mất rằng sự an tồn, sức khỏe và tính
mạng của trẻ em mới là điều quan trọng khơng kém.
Chưa có cái nhìn đúng và hiểu được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo
hiểm của trẻ em từ 6 tuổi. Đa phần phụ huynh có con nhỏ đều nghĩ rằng việc đội
mũ cho trẻ là phiền phức vì chỉ người lớn ngồi lái xe hoặc người lớn ngồi phía sau
thì mới đội. Ý thức đội nón bảo hiểm của phụ huynh cũng chỉ là do sợ bị phạt khi
gặp cảnh sát giao thơng, đội cho có, đội để đối phó.
Đối với gia đình khơng có điều kiện thì đối với họ việc mua nón bảo hiểm là
tốn kém và khơng cần thiết “cịn nhỏ cần gì phải đội”.
Tâm lý của các bậc phụ huynh nhà gần trường thì chẳng cần đội mũ bảo
hiểm để làm gì vì chạy xẹt một cái là tới trường. Họ nghĩ đối với trường khơng
nằm ngồi quốc lộ thì làm gì có cảnh sát giao thơng, khơng sợ bị phạt, thì cần gì


phải đội mũ bảo hiểm. Kể cả cha mẹ các em khơng đội thì làm sao các em được
đội mũ bảo hiểm.
Do sự vô tâm và sơ ý là khi rước con đi học về quên mang theo nón bảo
hiểm do vậy khi đứa bé ngồi trên xe đi về là đã không an toàn cho bản thân các bé.
Việc học sinh từ lớp 4 đến lớp 5 sử dụng xe đạp điện và khơng đội mũ bảo
hiểm cũng cịn khá cao vì đa phần các em chưa nhận được sự quan tâm và nhắc

1


nhở của phụ huynh. Và nghĩ rằng dù gì đó cũng chỉ là xe đạp, đội mũ hay không
đội mũ bảo hiểm cũng như nhau.
Từ những nguyên nhân đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sau:
Đối với trẻ em tuổi còn nhỏ đặc biệt là trong khoảng từ 6 tuổi thì việc giáo
dục thường xun là một điều vơ cùng quan trọng. Phụ huynh không ý thức được
việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ sẽ hình thành thói quen không nhận thức việc đội mũ
ở đứa trẻ. Việc thỉnh thoảng đội mũ cho các em sẽ khiến các em cảm thấy khó chịu
khi phải đội lên đầu, cảm giác khơng quen thuộc.
Đối với trẻ cấu tạo cơ thể cịn non và yếu. Đặc biệt là phần đầu và đốt sống cổ
dễ bị tổn thương. Khi tham gia giao thông việc không đội mũ bảo hiểm cho trẻ sẽ
gây hậu quả nghiệm trọng nếu có tai nạn xảy ra. Phần não sẽ rất dễ bị tổn thương
và xương cổ của trẻ mềm nên bị gãy có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của các
em.
* Ưu điểm của giải pháp:
- Việc giáo dục ý thức đội mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học là một điều vô
cùng quan trọng, giúp cho học sinh biết cách bảo vệ an toàn tránh gây ra tai nạn
nghiêm trọng khi tham gia giao thông.
- Từ những giải pháp mới lạ và thu hút thì kĩ năng nhận thức của học sinh
được hình thành và phát triển một cách toàn diện.
- Giải pháp mang đến phương pháp mới mẻ, học sinh dễ tiếp thu và tác động

mạnh mẽ vào suy nghĩ của các em học sinh.
- Thông qua giải pháp các em biết cách bảo vệ an tồn cho bản thân mình
khi tham gia giao thông và biết trao đổi, động viên bạn cùng thực hiện đội mũ bảo
hiểm khi đến trường.
- Qua các những giải pháp chú trọng vào việc hướng thiện, từ đó hình thành
lịng thương u và biết cách giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn.
- Sáng kiến cịn giúp giáo viên vận dụng vào việc giáo dục học sinh theo
hướng tích cực, tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo
viên và phụ huynh, nhà trường và xã hội.
- Sáng kiến cịn trình bày một số kinh nghiệm trong việc giúp giáo viên có
được những hình thức tổ chức sáng tạo để truyền đạt kĩ năng đến tất cả các em học
sinh để từ đó khơng ngừng phấn đấu rèn luyện để góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục cho học sinh.
- Tạo nền tảng cho các em biết cách bảo vệ bản thân và trở thành một người
vừa có tài vừa có đức, chăm ngoan, lễ phép và có thái độ tốt đối với tất cả mọi
người.
* Hạn chế của giải pháp:

2


- Cần đạt được hiệu quả cao nhất thì giáo viên mất rất nhiều thời gian để tìm
hình thức giáo dục mới lạ và phù hợp nhằm gây hứng thú để học sinh hứng thú với
vấn đề cần giáo dục.
- Việc trao đổi và tiếp cận với phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn khi một bộ
phận cha mẹ học sinh không chịu hợp tác và xem việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
là khơng cần thiết.
- Sự nhìn nhận của người lớn còn hạn chế và chưa thấy được sự nghiêm
trọng của vấn đề.
- Mỗi học sinh sẽ có những tính cách khác nhau nên việc tiếp thu cũng sẽ

khơng giống nhau, do đó cần thường xun thay đổi hình thức để việc giáo dục trở
nên hiệu quả hơn.
3.2 Nội dung giải pháp:
3.2.1 Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh có nhận thức ban đầu về việc đội mũ bảo hiểm khi đến
trường. Từ đó các em có kĩ năng giải quyết và ứng phó với các tình huống xảy ra
trong cuộc sống.
- Trang bị cho học sinh có kĩ năng cơ bản cần thiết để loại bỏ những mối
nguy hại, đe dọa đến tính mạng của các em.
- Tạo thuận lợi để học sinh phát triển toàn diện xứng đáng là một người con
ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội.
- Giáo dục lịng yêu thương, tính hướng thiện và biết san sẻ với những hồn
cảnh khó khăn trong xã hội.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
3.2.2.1 Tính mới của giải pháp:
- Phương pháp giảng dạy gần gũi, thực tế; hình thức mới lạ, sáng tạo dễ thu
hút học sinh.
- Các giải pháp nêu ra rất dễ thể hiện ở các đơn vị khác, không tốn quá nhiều
chi phí và dễ dàng nhận được sự đồng ý và hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường.
- Sáng kiến mang tính giáo dục cộng đồng, thu hút sự chú ý từ phụ huynh
cho đến các em học sinh và những người xung quanh.
- Sáng kiến mang tính lan rộng cao vì đây là giải pháp vì sự an tồn cho học
sinh, là tính cấp bách trong xã hội hiện nay. Trẻ em cần được bảo vệ và an tồn khi
tham gia giao thơng và khi đến trường.
- Các giải pháp được nêu không chỉ giáo dục kĩ năng nhận thức của học sinh
mà còn giáo dục lòng yêu thương, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
3.2.2.2 Những biện pháp đã tiến hành:
3



Biện pháp 1: Tuyên truyền, phổ biến quy định trẻ em từ 6 tuổi trở lên
phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện đến với
toàn thể phụ huynh học sinh.
Một năm học, diễn ra từ 3 đến 4 lần cuộc họp phụ huynh học sinh của lớp.
Đây là khoảng thời gian thuận tiện để gặp mặt được tất cả cha mẹ của các em.
Ngay từ đầu năm học, trong buổi họp phụ huynh đầu tiên, sau khi đã thông qua nội
dung cuộc họp tôi thường dành 15 phút để tuyên truyền và phổ biến quy định về
việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đặc biệt là khi đến trường bằng xe
mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Tôi đọc thật kĩ và thật to và nhấn giọng các chi tiết
quan trọng để phụ huynh nắm. Nói đi nói lại nhiều lần để tăng thêm tính quan
trọng của vấn đề. Đặc biệt đối với quy định này thì tơi phân tích cụ thể những hậu
quả của việc khơng đội mũ bảo hiểm cho phụ huynh biết được tầm quan trọng của
nó.
Vì đây là quy định nên tơi u cầu phụ huynh phải chấp hành, chứ không lấy
ý kiến của phụ huynh là có đồng ý hay khơng. Nhưng bên cạnh đó tơi tạo điều kiện
để phụ huynh chia sẻ những khó khăn gặp phải hoặc những điều chưa hiểu rõ. Sau
khi đã nắm bắt tường tận thì tơi sẽ yêu cầu phụ huynh viết cam kết, có chữ ký và
ghi rõ họ tên để giáo viên tiện theo dõi.
Thơng qua buổi họp, bản thân tơi cũng tìm hiểu rõ hồn cảnh gia đình của
từng em học sinh, xem có bao nhiêu phụ huynh đã chuẩn bị mũ bảo hiểm và gia
đình nào khơng đủ điều kiện để trang bị nón bảo hiểm cho các em. Từ đó, tơi sẽ
thảo luận và cùng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để vận động
những phụ huynh khác có thể ủng hộ để cùng chung tay kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ
cho các em có được một cái nón bảo hiểm như các bạn. Trên tinh thần đó sẽ tạo
được sự gắn kết giữa phụ huynh với nhau, cùng chung sức tạo nên một tập thể lớp
học vững mạnh.
Việc tiếp cận và tuyên truyền cho phụ huynh hiểu chưa bao giờ là điều dễ
dàng vì sẽ có phụ huynh hiểu rõ vấn đề, tích cực hợp tác và hỗ trợ khi cần thiết.
Bên cạnh đó cịn một vài phụ huynh chưa nhìn nhận rõ tầm quan trọng của sự việc,
từ đó khơng quan tâm và khơng hợp tác với giáo viên để cùng thực hiện, họ chỉ

đồng ý cho có lệ mà khơng thực hiện như đã cam kết. Đối với những phụ huynh
thường xuyên chở học sinh đến trường mà không đội mũ bảo hiểm thì người giáo
viên cần kiên trì và nhẫn nại nên chọn cách nhẹ nhàng, mềm mỏng để động viên
phụ huynh. Đầu tiên giáo viên có thể bắt đầu trị chuyện qua điện thoại để trao đổi
với phụ huynh. Cần đặt ra những câu hỏi như: “Anh/chị đã mua mũ bảo hiểm cho
bé chưa ạ, sao tôi không thấy bé đội khi đến trường? Ngày mai anh/chị cho bé đội
đến trường nhé. Cảm ơn sự hợp tác của anh/chị”. Nếu như giải pháp đó khơng khả
thi và phụ huynh vẫn chưa khắc phục được việc này thì giáo viên có thể gặp trực
tiếp, đến thăm gia đình các em, từ đó chúng ta sẽ nói chuyện với phụ huynh, giúp
phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc đội mũ là bảo vệ an tồn cho chính
con em của mình. Tơi rin rằng với sự kiên trì khơng bỏ cuộc thì sẽ lay động phần
nào suy nghĩ của phụ huynh.
4


Biện pháp 2: Tạo hứng thú, khơi dậy sự thích thú ở các em đối với chiếc
mũ bảo hiểm.
Để chiếc mũ bảo hiểm trở nên gần gũi và quen thuộc đối với các em học
sinh thì người giáo viên cần phải tâm lý để tìm hiểu và giới thiệu nhằm tạo được sự
thích thú thật sự đối với các em học sinh:
Bản thân tôi đã sưu tầm rất nhiều loại mũ bảo hiểm dành cho trẻ em ( các
loại mũ đúng theo chuẩn và quy định của ngành giao thông) thơng qua mạng
internet, tơi đã tìm kiếm được rất nhiều mũ bảo hiểm với nhiều màu sắc khác nhau:
xanh, đỏ, vàng, đen, trắng… Vào tiết Sinh hoạt tập thể, tôi trình chiếu trên màn
hình ti vi cho các em xem, từ đó tơi hướng các em hãy chọn cho mình một chiếc
mũ bảo hiểm với màu sắc mà mình yêu thích để về nhà diễn tả lại chiếc mũ mà các
em đã nhìn thấy cho ba mẹ nghe và mua cho mình chiếc mũ đó. Ngồi ra trên thị
trường cịn có rất nhiều mẫu nón bảo hiểm được trang trí bắt mắt, chất lượng và
phù hợp với lứa tuổi của các em. Những chiếc bảo hiểm có thể mang hình dạng của
chú mèo con, trên nón có gắn tai thỏ hoặc là hình ảnh của một bạn nhỏ đang đạp xe

đến trường. Qua đó các em cảm thấy thích thú và có ấn tượng đẹp với chiếc mũ
bảo hiểm mà qn đi sự nặng nề hay gị bó, khó chịu của nón.
Để biện pháp này đạt được hiệu quả cao hơn, thì tơi đã tổ chức một buổi
chia sẻ, để các em giới thiệu với bạn bè chiếc mũ mà mình u thích. Các em sẽ tả
về chiếc mũ bảo hiểm mà mình mong ước có được hoặc có thể kể về chiếc mũ mà
mình đang sử dụng. Thơng qua đó hình thành và giáo dục ở các em ý thức xem
chiếc mũ bảo hiểm là một người bạn thân không thể thiếu trong cuộc sống của
chúng ta. Người bạn này hằng ngày cùng chúng ta đến trường và nhờ có nón bảo
hiểm mà chúng ta được an tồn khơng cịn sợ nguy hiểm khi tham gia giao thơng
và khi đi đến trường. Nhờ vào hoạt động này nên ở tiết tập làm văn, với đề bài
“Hãy tả một đồ vật mà em u thích” thì kết quả cho thấy hơn 50% học sinh của
lớp đã tả về chiếc mũ bảo hiểm. Đa phần cảm nghĩ của các em dành cho chiếc mũ
đều rất sâu sắc: “Em xem nón như là người bạn thân, em sẽ giữ gìn nón cẩn thận,
nón giúp em được an tồn, em sẽ khun các bạn đội mũ bảo hiểm khi đến
trường…” Qua đó nhận thấy sự tiếp nhận một cách hứng thú của các em dành cho
chiếc mũ bảo hiểm.
Biện pháp 3: Phối hợp với Tổng phụ trách Đội hướng dẫn các em thực
hành đội mũ bảo hiểm đúng cách.
Việc phối hợp với Tổng phụ trách đội trong việc tuyên truyền là một điều vô
cùng quan trọng và cần thiết. Tôi lên kế hoạch và bàn bạc với Thầy Tổng phụ trách
sẽ hướng dẫn cho các em các bước đội mũ bảo hiểm cho đúng cách trong tiết sinh
hoạt dưới cờ đầu tuần.
Bắt đầu vào phần hoạt động Giáo viên Tổng phụ trách đội hướng dẫn cho
các em 4 bước quan trọng:
* Bước 1: Đầu tiên, bạn cần thử mũ trước để chọn mũ phù hợp, vừa với kích
cỡ đầu của mình. Chúng ta không nên đội mũ quá rộng hoặc quá chật so với vòng
5


đầu của mình. Mũ phù hợp là khi đội lên bạn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của

mình ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu. Mũ khơng gây đau
nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.
* Bước 2: Sau khi đã chọn được nón bảo hiểm vừa với mình thì bạn đội mũ
lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên
cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.
* Bước 3: Điều chỉnh quai nón sao cho phù hợp với gương mặt. Bạn cài quai
nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai ơm sát với thùy tai của
bạn. Bạn không nên để quai mũ bị xoắn. Như vậy vừa không đúng chuẩn, vừa gây
đau khi cọ xát cho người đội nón.
* Bước 4: Kiểm tra lại quai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và
quai nón. Nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách. Bạn không
nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh cho nón có thể
bị văng ra ngồi.
Khi giới thiệu xong 4 bước, giáo viên Tổng phụ trách đội nêu lại và thực
hành song song đội mũ bảo hiểm cho học sinh quan sát. (Có thể thực hiện 2,3 lần
cho học sinh quan sát kĩ)
Sau khi giáo viên Tổng phụ trách đội thực hiện xong cách đội nón bảo hiểm,
chúng tôi mời 1 đến 2 học sinh lên nhắc lại các bước vừa được nghe. Học sinh
trình bày theo ý các em hiểu (phải đúng nội dung), học sinh nêu đúng sẽ nhận được
một phần quà là năm quyển vở. Sau đó, sẽ mời tiếp 1 học sinh lên làm mẫu (học
sinh làm mẫu phải là học sinh được trang bị trước kĩ năng để làm mẫu chuẩn) cho
học sinh bên dưới quan sát. Giáo viên vừa nêu lại các bước, học sinh làm mẫu sẽ
làm theo, điều này giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức. Kết thúc phần làm
mẫu, tổ chức cho một nhóm học sinh thực hành lần lượt từ khối 1 đến khối 5. Khi
học sinh làm, cử giáo viên quan sát và kịp thời chỉnh sửa cho các em. Cuối cùng sẽ
chọn những bạn làm tốt để tuyên dương, khen thưởng và khơng qn động viên
những em học sinh cịn lại. Thơng qua chương trình này, học sinh sẽ cảm thấy
thích thú và có thêm kiến thức về việc đội mũ bảo hiểm đúng cách để bảo vệ an
tồn cho chính mình.
Biện pháp 4: Tổ chức buổi giao lưu ngoại khóa để tuyên truyền thói

quen đội mũ bảo hiểm ở học sinh.
Vào đầu năm học tôi phối hợp với giáo viên trong tổ khối 5 lên kế hoạch và
xây dựng hoạt động ngoại khóa nhằm để tuyên truyền thói quen đội mũ bảo hiểm ở
học sinh. Cùng tham dự buổi ngoại khóa này cịn có sự góp mặt của Ban giám hiệu
nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, thầy Tổng Phụ trách đội.
Mở đầu phần giao lưu là đội văn nghệ sẽ biểu diễn tiết mục hát múa “Chúng
em với an tồn giao thơng” với đạo cụ là các biển báo giao thông.
Học sinh lần lượt tham gia vào các hoạt động cụ thể như sau:
• Tổ chức phần thi kiến thức:
6


Học sinh tham gia theo hình thức “Rung chng vàng” lần lượt trả lời các
câu hỏi của ban tổ chức bằng cách giơ thẻ với các đáp án A, B, C; ai trả lời sai sẽ
bị loại, những người còn lại tiếp tục trả lời câu hỏi, người cuối cùng trụ lại sẽ giành
được chiến thắng và nhận được một chiếc nón bảo hiểm từ ban tổ chức. Câu hỏi
lần lượt được chiếu lên màn hình ti vi, người dẫn chương trình bắt đầu đọc câu hỏi,
học sinh suy nghĩ và trả lời.
Các câu hỏi được nêu ra ví dụ như sau:
+ Học sinh từ mấy tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm?
A. Từ 5 tuổi trở lên.
B. Từ 6 tuổi trở lên.
C. Chỉ người lớn mới đội mũ bảo hiểm.
+ Việc lựa chọn nón bảo hiểm cần quan tâm đến điều gì?
A. Hình dáng.
B. Màu sắc.
C. Chất lượng.
+ Đội mũ bảo hiểm sẻ bảo vệ phần nào trên cơ thể?
A. Tay
B. Vai

C. Đầu
+ Khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm khơng?
A. Có
B. Khơng
…..( tùy vào thời gian giáo viên có thể sưu tầm thêm nhiều câu hỏi liên quan
đến mũ bảo hiểm hoặc các quy định về giao thông).
Tương tự giáo viên sẽ lựa chọn các câu hỏi xoay quanh vấn đề trọng tâm về
quy định đội mũ bảo hiểm. Sau phần thi, người dẫn chương trình hỏi: Các em học
được điều gì từ những câu hỏi trên? Đi phỏng vấn và gọi nhiều học sinh trả lời (ưu
tiên cho học sinh nhút nhát, rụt rè) học sinh có câu trả lời hay sẽ nhận được phần
quà từ ban tổ chức.
Kết hợp với phần giao lưu kiến thức, ban tổ chức cho các em xem một đoạn
video đã sưu tầm về việc đội mũ bảo hiểm khi đến trường (nội dung đoạn clip nói
về những điều nên làm và khơng nên làm, những việc sai quy định và đúng quy
định). Sau khi xem xong video, tổ chức cho các em thảo luận xem những việc nào
nên làm và không nên làm và đặt câu hỏi: Nếu là em thì em sẽ thực hiện như thế
nào? Gọi nhiều học sinh trả lời và trao phần quà để động viên tinh thần các em học
sinh.
7


Kết luận: Với hoạt động này học sinh sẽ được tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích
mà giáo viên trang bị. Từ đó lồng ghép vào việc giáo dục học tầm quan trọng của
việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thơng. Việc cung cấp kiến thức bằng nhiều
hình thức như trò chơi hoặc xem video sẽ tăng sự hấp dẫn và lôi cuốn hơn, các em
cũng dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách dễ hiểu và dễ nhớ.
• Tổ chức giao lưu giới thiệu về “Chiếc mũ bảo hiểm em u”
Ở khối 5 của trường tơi có 4 lớp, lần lượt mỗi lớp trong khối sẽ cử 2 đại diện
tham gia phần thi giới thiệu về “Chiếc mũ bảo hiểm em yêu”.
Lần lượt từng em học sinh sẽ lên giới thiệu về chiếc mũ bảo hiểm mà mình

thích nhất. Ban giám khảo và ban tổ chức sẽ chọn ra 3 bài thuyết trình hay nhất để
trao thưởng.
Tiêu chí chấm phần thi này gồm những yêu cầu sau:
+ Nêu được lý do chọn chiếc mũ bảo hiểm. (Học sinh phải nêu rõ em chọn
chiếc mũ bảo hiểm như thế nào? Chất lượng như thế nào? Màu sắc ra sao? Độ bền
như thế nào?...)
+ Lợi ích của mũ bảo hiểm đối với em và các bạn học sinh. (Học sinh phải
nói rõ chiếc mũ bảo hiểm có tác dụng gì? Có lợi ích như thế nào đối với mọi
người, đặc biệt là với các bạn học sinh và kể cả ngưới lớn khi tham gia giao
thông?)
+ Kêu gọi các bạn cùng tham gia đội mũ bảo hiểm. (Lời kêu gọi, tuyên
truyền phải nêu bật được ý nghĩa và tầm quan trọng của chiếc mũ bảo hiểm và nêu
được thông điệp về chiếc mũ bảo hiểm với an toàn giao thơng)
+ Học sinh trình bày tự tin, chủ động và thu hút người nghe.
Hoạt động này mang tính chất lan rộng trong tập thể, sau khi học sinh nghe
bạn mình giới thiệu về chiếc nón bảo hiểm các em sẽ cảm thấy chiếc mũ này trở
nên gần gũi và đáng yêu như thế nào. Từ đó các em sẽ chuyền tai nhau, nói và kể
cho nhau về chiếc mũ mà chính bản thân mình u thích, thậm chí có thể về nhà kể
lại cho người thân như là ông bà, cha mẹ nghe. Hoạt động này thật sự bổ ích và
mang lại hiệu quả cao.
• Tổ chức phần thi sáng tạo:
Bên cạnh các hoạt động tập trung cung cấp kiến thức cho học sinh thì hoạt
động trải nghiệm chiếm một vai trò quan trọng. Để tác động mạnh mẽ đến nhận
thức và kĩ năng của các em thì hoạt động thực hành luôn luôn cần thiết để giúp các
em tiếp cận và có cách nhìn nhận gần gũi hơn với chiếc mũ bảo hiểm.
Để kích thích sự sáng tạo cho các em học sinh tôi đã lập kế hoạch tổ chức
cho các em thiết kế chiếc mũ bảo hiểm từ những nguyên vật liệu sẵn có như quả
dừa, quả bóng hoặc tái chế lại chiếc mũ bảo hiểm cũ đã qua sử dụng. Trong phần
thi này các em thỏa sức sáng tạo theo ý kiến riêng của lớp mình đã lên ý tưởng. Có
lớp sẽ dùng quả dừa khơ chẻ làm đơi; từ đó các em thiết kế thành mơ hình chiếc

8


mũ bảo hiểm, sau đó sẽ vẽ thêm chi tiết, thêm màu sắc để chiếc nón trở nên sống
động hơn. Hoặc có lớp sử dụng chiếc mũ bảo hiểm đã cũ, cạo đi lớp sơn ban đầu,
các em tô lại màu mới hồn tồn, sau đó cịn thiết kế thêm tai thỏ và những hoa
văn như bông hoa, cây cỏ, động vật,…Hoạt động này sẽ trở nên thành công hơn thì
khơng thể thiếu một bài hát về An tồn giao thông được mở song song khi các em
thực hiện phần thi sáng tạo.Khi hoàn thành xong đại diện lớp sẽ lên giới thiệu
chiếc mũ bảo hiểm sáng tạo cho mọi người cùng xem và nghe lời thuyết trình từ
nhóm tác giả. Các em sẽ nêu lên từ đâu các em có ý tưởng thiết kế chiếc mẫu bảo
hiểm như thế. Kết thúc phần thi Ban giám khảo sẽ chọn những sản phẩm đẹp nhất
để trao giải và trưng bày cho học sinh các khối lớp khác tham quan.
Thông qua các hoạt động của hoạt đơng giao lưu ngoại khóa học sinh có
điều kiện để tiếp cận hơn với chiếc mũ bảo hiểm và cảm thấy u thích nó. Từ đó
các em sẽ có ý thức hơn và cùng bạn bè thực hiện đội mũ bảo hiểm khi đến trường.
Biện pháp 5: Giáo viên và học sinh xây dựng chương trình: “An tồn là
trên hết”
Ý tưởng để xây dựng chương trình “An toàn là trên hết” nhằm chung tay lan
rộng hơn nữa thông điệp đội mũ bảo hiểm khi đến trường nói riêng và khi tham gia
giao thơng nói chung.
Bản thân tôi đã lên ý tưởng thành lập đội cộng đồng: “An toàn là trên hết”.
Để đội này đạt được hiệu quả, tôi lưa chọn 10 thành viên gồm những em học sinh
năng động, tự tin, nhiệt tình, thật sự yêu thích cơng việc này và phải là học sinh
gương mẫu trong việc thực hiện luôn luôn đội mũ khi đến trường - có khả năng
thuyết phục mọi người xung quanh.
Giáo viên và các chiến sĩ trong đội : “An toàn là trên hết” đã họp để bàn bạc
và xây dựng kế hoạch hoạt động. Tôi đặc biệt chú trọng việc lắng nghe ý kiến của
các thành viên trong đội vì các em cũng là lứa tuổi học thì tơi sẽ dễ dàng nắm bắt
tâm tư nguyện vọng của các em để từ đó xây dựng chương trình và hoạt động cho

hợp lý mà đảm bảo phải thật hiệu quả. Chương trình “An tồn là trên hết” gồm
những hoạt động chính như sau:
+ Xây dựng một đài phát thanh măng non nhỏ ngay tại trường học, nhiệm vụ
của đài phát thanh này là vào những giờ ra chơi ở mỗi ngày các em trong đội sẽ cử
bạn có giọng đọc hay nhất sẽ tuyên truyền về quy định cũng như lợi ích của việc
đội mũ bảo hiểm thông qua loa phát thanh của nhà trường. Để đội phát thanh hoạt
động liên tục và khơng gây nhàm chán thì nội dung phải thật phong phú và mới
mẻ. Mỗi này có thể tuyên truyền một nội dung nhỏ và chia ra mỗi ngày khác nhau,
không lặp lại một nội dung nhiều lần như là những điều cần biết về chiếc nón bảo
hiểm, tại sao phải đội mũ bảo hiểm, lựa chọn mũ bảo hiểm như thế nào cho an
tồn, lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm ra sao. Xen lẫn các nội dung thì có thể qua
ngày khác sẽ thay đổi hình thức bằng cách phát thanh bài hát hoặc kể chuyện có
nội dung về an tồn giao thơng. Việc phát thanh này chiếm thời gian khoảng tầm 5
phút là thời gian hợp lý và hiệu quả.
9


+ Các chiến sĩ trong đội “An toàn là trên hết” sẽ phân cơng thành từng nhóm
nhỏ đến các khối lớp khác vào các tiết sinh hoạt tập thể dưới sự hỗ trợ của giáo
viên chủ nhiệm của lớp học đó để tuyên truyền và giới thiệu cách lựa chọn mũ bảo
hiểm, hướng dẫn cụ thể các em đội cho đúng cách và phải nêu được lợi ích của
việc đội nón bảo hiểm và hậu quả của việc khơng đội nón bảo hiểm đúng cách,
thậm chí là khơng đội nón bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.
+ Xây dựng các tình huống và thể hiện cho các bạn xem. Nội dung nói về
những tình huống liên quan đến việc đội và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thơng. Sau tình huống sẽ đặt câu hỏi cho các bạn học sinh trả lời.
Ví dụ:
+ Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
+ Qua tình huống trên bạn rút ra được điều gì?
+…

Tổ chức cho học sinh thực hiện lại tình huống theo cách giải quyết mình.
Biện pháp 6: Phối hợp với Tổng phụ trách đội xây dựng chương trình:
“Nịi giống lạc hồng”
Với ý tưởng cùng là con cháu lạc hồng, cùng chảy chung một dòng máu của
dân tộc thì chúng ta cần yêu thương và giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, cùng nhau
chung tay vượt qua mọi gian khó để đạt đến thành cơng. Từ đó tơi đã xây dựng
chương trình “Nịi giống lạc hồng” chương trình này được thành lập nhằm giúp đỡ
và hỗ trợ kịp thời các em học sinh có hồn cảnh khó khăn trong lớp học nói riêng
và trong nhà trường nói chung, khơng có điều kiện mua nón bảo hiểm vì gia đình
cịn vất vả nhiều trong việc mưu sinh kiếm sống, việc mua một chiếc mũ bảo hiểm
đảm bảo chất lượng nằm ngồi khả năng của họ. Có thể họ vẫn trang bị cho con
em mình một chiếc mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn nhưng những chiếc mũ đó lại
kém chất lượng bán với giá rẻ ngồi thị trường hoặc những chiếc mũ đã sử dụng
rất nhiều năm, xin lại của người khác thì khơng vừa với phần đầu khi các em đội
và khơng cịn đảm bảo chất lượng tốt nhất an toàn cho người sử dụng.
Để có thể tạo mọi điều kiện tốt nhất và thể hiện sự quan tâm đến các em học
sinh như là đứa con của mình thì tơi đã cùng phối hợp với Tổng phụ trách đội lên
kế hoạch cụ thể như sau:
Vận động học sinh tồn trường tặng lại nón bảo hiểm cũ (nhưng vẫn cịn sử
dụng được). Vì có nhiều gia đình khá giả thì việc họ chuẩn bị cho con em mình rất
nhiều nón bảo hiểm thay đổi qua các năm là điều hiển nhiên. Từ những chiếc mũ
bảo hiểm của học sinh tặng, giáo viên sẽ phân loại và kiểm tra thật kĩ càng để lựa
chọn ra những chiếc mũ bảo hiểm đúng chuẩn, còn tốt, còn sử dụng được để trao
tặng lại cho những em khó khăn nhất mà chúng tôi đã lựa chọn và cũng phù hợp
với số lượng nón bảo hiểm được tặng. Việc làm này diễn ra thường xuyên và nhận
được sự đồng tình và hưởng ứng của phụ huynh, học sinh thì việc các em khó khăn
có mũ bảo hiểm để đến trường sẽ ngày một tốt hơn. Bên cạnh việc tuyên dương,
10



khuyến khích những việc làm tốt, những tấm lịng cao đẹp của những em học sinh
tặng nón lại cho bạn là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Bản thân tôi sẽ tham
mưu với Ban giám hiệu nhà trường với thầy Tổng phụ trách Đội để ghi nhận việc
làm tốt của các em. Đó có thể là giấy khen “Người tốt việc tốt” hoặc là một phần
quà từ chương trình “Nịi giống lạc hồng” từ đó truyền đi thơng điệp nếu chúng ta
sống tốt có ích cho xã hội thì sẽ nhận lại được nhiều điều may mắn và tốt đẹp.
Thơng qua chương trình này khơng những giáo dục ở học sinh tính yêu
thương, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, biết đồn kết cùng nhau chia sẻ những điều
khơng may mắn trong cuộc sống mà đó cịn là cơ hội để các em giao lưu, trao đi nụ
cười của trẻ thơ và lan tỏa nụ cười đó đến với tất cả mọi người với mong muốn tất
cả các bạn học sinh đều được an toàn và lúc nào cũng nở một nụ cười rạng rỡ trên
mơi. Chương trình “Nịi giống lạc hồng” theo bản thân tơi nhận thấy đây là một
chương trình vơ cùng ý nghĩa, nó khơng chỉ phát huy tính hướng thiện ở mỗi con
người mà nó cịn là kế thừa những nghĩa cử cao đẹp của dân tộc. Đó chính là xuất
phát từ trái tim, từ suy nghĩ và từ hành động đẹp của mỗi người trong cuộc sống.
Việc các em học sinh nhỏ tuổi được giáo dục những điều này từ nhỏ sẽ định hướng
cho các em cách suy nghĩ và cách hành động trong tương lai.
Biện pháp 7: Theo dõi và kiểm tra để việc đội mũ bảo hiểm được thực
hiện thường xuyên ở học sinh.
Để có thể theo dõi và kiểm tra việc đội mũ bảo hiểm của học sinh thì giáo
viên phải là người thật sự gương mẫu trong việc đội mũ bảo hiểm khi giao thông.
Không để xảy ra trường hợp nào để học sinh bắt gặp giáo viên không thực hiện tốt
khi ở nhà và khi đến trường. Việc lứa tuổi nhỏ của học sinh là thường bắt chước và
làm theo người lớn nên hành động và cử chỉ của giáo viên sẽ ích nhiều gây tác
động mạnh mẽ đến với các em học sinh.
Để việc kiểm tra của giáo viên đạt hiệu quả thì giáo viên phải là người thật
sự có tâm với cơng việc của mình, biết mình làm việc này vì điều gì vì các em học
sinh thân yêu được bảo đảm an toàn để yên tâm mà học hành, vì tương lai của các
em, vì sự tiến bộ của giáo dục và vì cộng đồng; chứ khơng phải làm việc này để vì
lợi ích cá nhân, vì muốn được Ban giám hiệu tín nhiệm…,.

Cơng việc cụ thể như sau: Hằng ngày giáo viên phải đến trường thật sớm để
quan sát hoặc có thể nhờ Đội chiến sĩ phụ theo dõi và ghi nhận việc đội mũ bảo
hiểm của bạn. Có thể quan sát khi lưu thơng trên đường, để ý xem có bạn nào ba
mẹ chở đến trường mà không đội mũ bảo hiểm hay không. Đội chiến sĩ đến trường
sớm hơn khoảng 15 phút, đứng ở ngay cổng trường để quan sát và ghi nhận các
bạn thực hiện tốt và chưa tốt. Trước khi bắt đầu tiết học giáo viên sẽ hỏi học sinh:
“Hôm nay bạn nào đã đội mũ bảo hiểm khi đi đến trường?” khuyến khích các em
thể hiện tính trung thực. Học sinh nào thực hiện tốt tôi sẽ khen thưởng và tun
dương ngay lập tức. Tơi sử dụng hình thức tặng cho mỗi bạn một ngơi sao may
mắn có thể làm từ giấy màu, ống hút để các em tích lũy bỏ vào hũ sao của mình.
Và cứ như thế mỗi ngày đều thực hiện biện pháp này và sau một tuần và tiết Sinh
11


hoạt tập thể giáo viên sẽ tổng kết những bạn nào tích lũy được nhiều biểu tượng
ngơi sao nhất sẽ giành được phần thưởng có thể là quyển vở, cây viết, cây bút, cây
thước,…và được chụp ảnh, viết tên lên bảng danh dự của lớp. Bên cạnh những em
thực hiện tốt thì cũng sẽ cịn rất nhiều những học sinh thường xuyên quên đội mũ
bảo hiểm khi đến trường. Đối với những em này chúng ta tuyệt đối không nên la
mắng hay dùng hình thức phạt ảnh hưởng đến tâm lý của các em mà giáo viên cần
trò chuyện thân mật, khuyến khích các em và tìm hiểu lí do vì sao em thường hay
quên mang theo mũ bảo hiểm. Người giáo viên cần đặt nềm tin vào đứa trẻ, vì chỉ
cần đứa trẻ cảm nhận được lịng tin từ người thầy của mình thì các em sẽ cố gắng
để khắc phục được việc mà mình chưa làm được. Với sự kiên trì của người giáo
viên thì chắc chắn rằng sẽ làm lay động đến nhận thức của các em học sinh. Bên
cạnh đó giáo viên hãy yêu cầu học sinh khi vào lớp hãy mang theo nón bảo hiểm
(giáo viên trang bị một góc để mũ bảo hiểm của các em). Biện pháp này có thể
theo dõi chính xác nhất việc em nào có đội mũ và khơng đội mũ, vì khi các em có
mang theo mũ bảo hiểm thì các em đã có đội mũ bảo hiểm khi đi đến trường. Khi
tan học tôi tổ chức cho các em xếp thành hai hàng; một hàng nam và một hàng nữ

và đội mũ trước khi ra về; giáo viên quan sát và chỉnh sửa kịp thời cho những em
đội mũ bảo hiểm chưa đúng cách. Để đạt được hiệu quả cao nhất người giáo viên
cần phải làm gương đội mũ bảo hiểm chung thời điểm đó với các em và cùng các
em di chuyển ra về. Từ đó các em sẽ học hỏi và làm theo một cách tốt nhất cùng
với giáo viên.
Biện pháp 8: Phối hợp cùng với Thư viện nhà trường tổ chức cuộc thi vẽ
tranh và xây dựng khẩu hiệu an tồn giao thơng trong trường học.
Vào tháng với chủ điểm An tồn giao thơng hoặc tuần nghĩ giữa kỳ, giáo
viên lên kế hoạch cùng với thư viện nhà trường tổ chức cuộc thi vẽ tranh về An
tồn giao thơng, khơng bó hẹp trong phạm vi chủ đề về mũ bảo hiểm mà có thể với
nhiều chủ đề khác về giao thông như đi bộ đúng cách, xe cộ qua lại trên
đường,…Cuộc thi này nhằm giúp các em học sinh nói lên suy nghĩ của mình và
giúp giáo viên đánh giá được nhận thức của học sinh. Khi các em vẽ lên bức tranh
ý tưởng theo nhận thức của các em. Từ đó tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ của học
sinh.
Việc xây dựng khẩu hiệu an tồn giao thơng trong trường học vơ cùng quan
trọng. Các em sẽ thiết kế khẩu hiệu ngắn gọn, xúc tích và dễ nhớ. Từ những khẩu
hiệu được chọn. giáo viên sẽ dán các khẩu hiệu ở cửa lớp học, ở cổng trường; nơi
mà các em dể nhìn thấy mỗi ngày để dần dần những khẩu hiệu đó sẽ đi vào nhận
thức của các em. Giúp các em khi tham gia giao thơng sẽ nhớ đến những khẩu hiệu
đó mà biết cách thực hiện an toàn để bảo vệ bản thân.
Các khẩu hiệu hay và ý nhĩa như:
• Mũ bảo hiểm! Tơi u bạn.
• Tơi cùng bạn đến trường.
• An tồn giao thơng, nụ cười rạng rỡ.
12


• Giao thơng, giao thơng – an tồn nhé.
• An tồn, học tốt.

• Mũ bảo hiểm! Tơi và bạn.
• …
Biện pháp 9: Xây dựng lớp học thực hành an toàn giao thơng
Mục đích xây dựng lớp học An tồn giao thơng nhằm giúp các em có nhiều
cơ hội để thực hành, cọ xát với thực tế; từ đó các em sẽ khơng cịn bỡ ngỡ khi tham
gia giao thơng.
Ở lớp học này, các em sẽ ôn lại cách đội mũ bảo hiểm cho đúng cách; thực
hành đi qua ngã từ đường phố; thực hành chay xe đạp điện lưu thông trên đường;
thực hành cách xin đường khi đi qua ngã tư khơng có đèn tín hiệu và nhiều nội
dung khác.
Để lớp học này đạt hiệu quả cao cần có sự hỗ trợ nhiều từ giáo viên để thiết
kế mơ hình ngã tư, các trụ đèn giao thông,…
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Với thực trang hiện nay thì vấn đề An tồn giơng thơng vơ cùng cấp bách,
mọi người cần trang bị cho mình những biện pháp an tồn khi tham gia giao thông
đặc biệt là những em nhỏ tuổi và trên hết chính là lứa tuổi học sinh. Với những
biện pháp mới lạ thì việc áp dụng tại đơn vị vô cùng dẽ dàng, bước đầu gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, nhưng nhờ tính hiệu quả mà các giải pháp được
áp dụng một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao. Các biện pháp được xây dựng phù
hợp với các lứa tuổi của học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Đối với các em từ lớp
1 đến lớp 3 thì có thể giáo dục các em bằng hình thức sinh động hơn như cho xem
tranh ảnh, video; còn đối với học sinh lớp 4,5 các em sẽ trải nghiệm thực tế hơn.
Giải pháp được áp dụng rộng rãi một phần nhờ vào điều kiện cơ sở vật chất của
nhà trường như trang thiết bị; nhờ vào sự nhiệt tình và lương tâm của người giáo
viên trong nhà trường với mong muốn giáo dục ý thức cho học sinh thân yêu.
Với các biện pháp mới lạ, sáng tạo có nhiều khả năng thu hút học sinh thì
sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi tại các đơn vị khác trên địa bàn huyện và
tỉnh Bến Tre.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện những giải pháp trên, sáng kiến đã

đem lại được những hiệu quả nhất định:
Đối với học sinh tiểu học thì việc giáo dục đội mũ bảo hiểm khi đến trường
là điều cần thiết vì an tồn giao thơng khơng thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày,
nó cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi, có thể ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
Việc giáo dục đội mũ bảo hiểm chính là giúp các em tự phục vụ bản thân
mình biết cách an tồn khi tham gia giao thơng cho phù hợp.
13


Việc thầy cô uốn nắn, giúp đỡ các em trong từng hành động, từng việc làm,
giúp các em trưởng thành hơn rất nhiều. Các em biết điều gì cần làm và những gì
khơng nên làm để từ đó tự rút kinh nghiệm để cho bản thân ngày một tiến bộ hơn
nữa.
100% các em biết cách đội mũ bảo đúng cách nhờ vào sự hướng dẫn của
giáo viên và lớp thực hành an tồn giao thơng. Đa số các em biêt cách chọn mũ
bảo hiểm vừa size với mình, bộ phận nhỏ nón khơng vừa sai do sử dụng lại những
chiếc nón bảo hiểm do những anh chị tặng lại.
100% các em trong lớp đã nhận thức được việc đội mũ bảo hiểm khi đến
trường để bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình mà khơng cần phụ huynh nhắc
nhở. Các em biết trao đổi với thầy cô để chia sẻ và trình bày những khó khăn trong
việc thực hiện, biết trò chuyện với bạn để kể cho nhau nghe rằng mình đã thực hiện
tốt việc đội mũ bảo hiểm khi đến trường như thế nào. Mạnh dạn hơn trong giao
tiếp, trao đổi với thầy cô và bạn bè. Tự tin nêu lên những bạn thực hiện tốt và phê
bình những bạn thực hiện chưa tốt từ đó chung tay cùng bạn khắc phục hạn chế để
cùng tiến bộ.
Học sinh bắt đầu trở nên gần gũi hơn với chiếc mũ bảo hiểm, xem mũ bảo
hiểm như là người bạn thân khi đến trường và biết cách bảo vệ chiếc mũ bảo hiểm
và giữ gìn chúng cẩn thận.
100% học sinh trở nên hứng thú hơn với các bài học về an tồn giao thơng
thơng qua các hình thức tham gia giao lưu ngoại khóa, tuyên truyền bằng nhiều

biện pháp mới lạ, sinh động và thu hút học sinh.
Việc áp dụng sáng kiến đã thu hút sự quan tâm và chú ý của đa đối tượng
học sinh và ở mỗi lứa tuổi khác nhau từ lớp 1 đến lớp 5. Việc tuyên truyền ở các
khối lớp đạt hiệu quả cao khi các em được tiếp cận một cách dễ hiểu thay vì cách
truyền đạt kiến thức khô khan như phương pháp cũ.
Thông qua hoạt động chia sẻ, giúp đỡ thì 98% học sinh của khối lớp 5 trở
nên gần gũi và đoàn kết hơn với bạn từ đó các em biết yêu thương bạn bè và mọi
người xung quanh. Các em biết san sẻ với bạn gặp khó khăn bằng cách trao tặng
lại chiếc nón bảo hiểm đã qua sử dụng nhưng vẫn còn sử dụng tốt để tạo điều kiện
thuận lợi cho các bạn đến trường một cách an toàn.
Qua các biện pháp nêu trên, ý thức của học sinh phần nào đã được thay đổi.
Các em biết điều gì đúng và điều sai. Từ đó các em biết cách khắc phục và cùng
nhau sửa chữa khuyết điểm.
Các em đã biết chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè, thầy cơ, cha mẹ. Biết
trị chuyện, an ủi, động viên khi bạn chưa thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm khi
đến lớp. Biết dành lời khen khi bạn thực hiện tốt. Về nhà các em biết kể lại và chia
sẻ với ơng bà, cha mẹ. Từ đó phần nào giúp các bậc phụ huynh an tâm hơn về việc
đưa con đến trường khơng chỉ học chữ mà cịn được học cách làm người, được rèn
kĩ năng sống để ứng phó với những tình huống xung quanh.
14


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG:

Hình ảnh sưu tầm mạng internet để giới
thiệu những chiếc mũ bảo hiểm cho học sinh

Hoạt động khen thưởng tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt phong trào
đội mũ bảo hiểm khi đến trường.


15


Đội chiến sĩ tuyên truyền đội mũ bảo hiểm.

Hoạt động: Giới thiệu cách lựa chọn mũ bảo hiểm đúng cách.
16


Hoạt động hướng dẫn bạn đội mũ bảo hiểm đúng cách

Hoạt động kiểm tra việc mang theo mũ bảo hiểm khi đến lớp của học sinh

17


Hình ảnh học sinh xếp hàng đội mũ bảo hiểm khi tan học

18


Hình ảnh học sinh thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được phụ
huynh học sinh chia sẻ.
Bến Tre, ngày 15 tháng 09 năm 2020
Tác giả

Võ Đàm Tuấn Duy

19




×