Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

giao an 4 tuan 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.51 KB, 17 trang )

Thứ hai , ngày 21 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I.MỤC TIÊU
-Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, phân biệt
người dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ )
-Hiểu nội dung bài: Cách nghó của trẻ em về thế giới với mặt trăng rất ngộ nghónh, rất
khác với người lớn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ viết câu văn hướng dẫn Hs ngắt câu dài, viết đoạn văn cần hướng dẫn Hs đọc diễn
cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi trong SGK.
-GV chia 3 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đâu… của nhà vua.
+Đoạn 2: Nhà vua buồn lắm…bằng vàng rồi.
+Đoạn 3: Còn lại.
-HS đọc nối tiếp lần 1. Gọi Hs nhận xét bạn đọc.
-GV ghi bảng các từ HS phát âm còn sai, hướng dẫn đọc lại.
-GV đính hai câu văn “Nhưng ai nấy đều nói….đất nước của vua” và câu “Chú hứa sẽ…to bằng
chừng nào”.
-HS đọc nối tiếp lần 2.
-GV rút từ ngữ cần giải nghóa có trong từng đoạn (Thêm từ: than phiền, thợ kim hoàn)
+Hai câu trên đọc ngắt câu ở cụm từ nào ? Nhấn giọng các từ nào ?
-HS đọc nối tiếp lần 3.
-HS luyện đọc theo nhóm 4.
-2 HS đọc toàn bài.
-GV hướng dẫn giọng đọc và đọc mẫu toàn bài.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Gọi 1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm SGK và trả lời cá nhân các câu hỏi:


+Chuyện gì xảy ra với cô công chúa ?
+Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
+Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì ?
+Các vò thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
+Tại sao họ nói đòi hỏi của công chúa không thực hiện được?
-HS phát biểu, lớp nhận xét.
-Hs đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi.
+Nhà vua đã than phiền với ai ?
+Cách nghó của chú hề có gì khác với các vò đại thần và các nhà khoa học?
Tuần 17
Từ ngày:21/12/2009
Đến:25/12/2009
-Yêu cầu Hs trao đổi nhóm đôi câu hỏi.
+Tìm những chi tiết cho thấy cách nghó của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với
người lớn .
-1 số Hs phát biểu.
-1 Hs đọc đoạn 3, lớp đọc thầm và trả lời.
+Chú hề làm gì để có mặt trăng cho công chúa ?
+Thái độ của công chúa như thế nào ?
3.Hoạt động 3: đọc diễn cảm
-Gọi 3 HS đọc lại 3 đoạn của bài.
-GV đính đoạn văn “Thế là chú hề…bằng vàng rồi”.
-Hỏi: Đoạn này đọc nghỉ hơi ở cụm từ nào ? Từ nào đọc nhấn giọng ?
-HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
-1 số HS thi đọc diễn cảm trước lớp. HS và GV nhận xét.
4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chụyện trên cho người thân nghe.
-Đọc phần tiếp theo của truyện / 168.

--------------------------------------------
KHOA HỌC
TIẾT 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I.MỤC TIÊU
-Làm thí nghiệm để chứng minh;
+Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xy và sự cháy sẽ tiếp dẫn.
+Muốn có sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
+Biết được vai trò của khí nitơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
-Nêu những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy:
thổi bếp lửa, dập tắt lửa khi cần thiết
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-2 cây nến bằng nhau, 2 lọ thủy tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 lọ thủy tinh không có đáy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Vai trò của ô xy đối với sự cháy.
-GV làm thí nghiệm: Dùng hai cây nến như nhau và hai lọ thủy tinh không bằng nhau, đốt hai
cây nến cháy úp lọ thủy tinh lên.
-Yêu cầu cả lớp quan sát và nhận xét: Các em dự đoán hiện tượng gì xảy ra ?
+Hs trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
+Theo em, tại sao cây nến trong lọ thủy tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ ?
+Trong thí nghiệm này chứng minh ô xy có vai trò gì ?
-1 số HS phát biểu, lớp nhận xét.
-GV kết luận:
2.Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy.
+Thí nghiệm: Dùng lọ thủy tinh không có đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín và hỏi :
+Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra ?
+Theo em, vì sao cây nến chỉ cháy trong mấy phút?
-Gv hướng dẫn Hs làm thí nghiệm như hình 4.
-Cả lớp quan sát và dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra?
+Vì sao cây nến có thể cháy bình thường ?
+Để duy trì sự cháy cần làm gì ? Tại sao?

-Gv chốt ý-đính bảng
3.Hoạt động 3: Ứng dụng liên quan đến sự cháy.
+làm việc cá nhân.
-Yêu cầu HS quan sát hình 5 SGK.
-Hỏi : Bạn nhỏ đang làm gì ?
+Bạn làm như vậy để làm gì ?
+Trong lớp mình, bạn nào có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than
không bò tắt?
+Vậy: Khi muốn dập tắt ngọn lửa bếp than hay bếp củi thì phải làm thế nào ?
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
4.Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò.
-Trò chơi “chuyền thư”
-GV cho HS chuyền thư và trả lời câu hỏi:
+Khí ô xy và ni tơ có vai trò gì cho sự cháy ?
+Làm cách nào để duy trì sự cháy ?
-Nhận xét tiết học.dặn học sinh thuộc bài
--------------------------------------------
TOÁN
Tiết 83: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Nhận biết số chẵn và số lẻ.
- Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tìm dấu hiệu chia hết cho 2.
- GV : Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải dựa vào phép chia mà
chỉ quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các

dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết.
- Yêu cầu Hs tìm vài số chia hết cho 2. Và không chia hết cho 2.
- HS nêu các nhân.
- Gv ghi bảng:
+ Chia hết cho 2: + Không chia hết cho 2.
2. Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
-Yêu cầu Hs quan sát và so sánh các số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
+ Các số chia hết cho 2 ở mỗi số có chữ số tận cùng là số nào?
+ Các số không chia hết cho 2 ở mỗi số có chữ số tận cùng là chữ số nào ?
- Hs phát biểu.
- GV kết luận: Các số có tận cùng là 0; 2 ; 4 ; 6; 8 thì chia hết cho 2. Các số có chữ số tận cùng
là 1; 3; 5; 7;9 thì không chia hết cho 2.
- HS đọc ghi nhớ.
- GV : Muốn biết số đó có chia hết cho 2 hay không ta chỉ xét chữ số tận cùng của số đó.
3. Hoạt động 3; Giới thiệu số chẵn số lẻõ.
+ Các số chia hết cho 2 gọi là số gì ?
- HS trả lời cá nhân.
- GV chốt lại: Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn.
- Gọi HS nêu ví dụ về số chẵn.
- Vậy các số có chữ số tận cùng là 0; 2 ; 4 ; 6 ; 8 là các số chẵn.
+ Các số không chia hết cho 2 gọi là các số gì ?
- HS phát biểu. GV chốt lại: Các số không chia hết cho 2 là các số lẻ.
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về các số lẻ
- Vậy các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7 ;9 là các số lẻ.
4. Hoạt động 4: Thực hành.
Bài 1: Thảo luận nhóm đôi.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Hs thảo luận.
- GV đính các số và yêu cầu lên bảng
- 2 HS lên làm , mỗi em làm 1 câu.

- GV nhận xét chốt lại.
a.Số chia hết cho 2 : 98; 1000; 744; 7536; 5782.
b. Số không chia hết cho 2 : 35 ; 89; 867; 84683; 8401.
Bài 2: Làm việc cá nhân.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS viết vào vở.
- 1 số Hs viết trên tấm bìa.
- Đính bảng trình bày kết quả.
- Nhận xét kết quả. VD.
a. 66; 88; 74; 92;…
b. 135; 247; 459; 167;…
Bài 3:Gv Hướng dẫn HS Khá Giỏi làm
- Hs đọc yêu cầu BT.
- Gv nhận xét kết quả: 346; 634; 364; 436;…
5. Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2?
- Dấu hiệu không chia hết cho 2?
-Về nhà xem lại Bt đã làm.
CB: dấu hiệu chia hết cho 5.
--------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 17 : MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I.MỤC TIÊU
-Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa SGK,bước đầu kể lại được câu chuyện Một
phát minh nhỏ rõ ý chính đúng diễn biến.
-Hiểu nội dung câu chuyện (cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chòu suy nghó nên đã
phát minh ra một quy luật của tự nhiên ).
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghóa câu chuyện. (Nếu chòu khó tìm hiểu thế giới xung
quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích ).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: Gv kể chuyện.
-GV kể lần 1. Cả lớp chú ý theo dõi.
-GV kể lần 2, Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh họa SGK.
-Khi kể GV cần chú ý phần lời từng tranh.
+Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất
dễ trượt trong điã.
+tranh 2 : Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
+Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đóa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a
xuất hiện và trêu em.
+Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.
+Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích choi hai con.
2.Hoạt động 2: HS kể chuyện.
- Gv đính tranh lên bảng
-1 HS đọc yêu cầu của BT 1,2.
-GV nhắc Hs nắm yêu cầu Bt: Các em dựa vào lời kể của cô và tranh minh họa, từng nhóm 3
Hs kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghóa câu chuyện.
-HS tập kể chuyện theo nhóm 3.
+Thi kể trước lớp.
-2 nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện theo 5 tranh.
-1 số HS thi kể toàn bộ câu chuyện và nói về ý nghóa câu chuyện.
-HS có thể trao đổi 1 số câu hỏi với bạn.
+Theo bạn, Ma-ri-a là người thế nào ?
+Bạn có nghó mình cũng có tính tò mò, ham hiểu biết như Ma-ri-a không ?
+….
-HS và GV nhận xét.
3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò
-Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ?
-Nhận xét tiết học.

-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
CB: Ôân tập HKI.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 22 tháng 12 năm 2009
CHÍNH TẢ
Tiết 17 : MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I.MỤC TIÊU.
-Nghe –viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi Mùa đông trên rẻo cao.
- Làm đúng các bài tập(2)b
II.ĐỒ DÙNG DẠT HỌC.
-2 tấm bìa viết BT2b, bút dạ.
-Tờ phiếu khổ to viết BT3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs nghe-viết chính tả.
-1 Hs đọc đoạn văn viết chính tả, lớp đọc thầm trong SGK.
- Bài văn tả cảnh gì ?
- GV hướng dẫn Hs viết từ khó : sườn núi, trườn, gieo, hoa rau cải, sỏi, nhẵn nhụi, khua.
- Hs viết vào bảng con và phân tích cấu tạo.
- Gv nhắc Hs tư thế ngồi viết ngay ngắn, tầm nhìn.
-GV đọc cho Hs viết chính tả.
-Đọc lại bài cho cả lớp rà soát lại.
-Thống kê lỗi cả lớp.
-Chấm 1 số bài-sửa lỗi sai phổ biến.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2b: điền vào chỗ trống tiếng có vần ât / âc.
-1 Hs đọc nội dung BT, lớp theo dõi SGK.
- Hs trao đổi nhóm đôi.
-GV đính 2 tấm bìa viết nội dung BT lên bảng.
-Hs hai đội lên thi đua tiếp sức, mỗi đội 3 em.
-Đại diện của mỗi đội đọc lại bài làm hoàn chỉnh trên bảng.

-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3:(Hs khá giỏi làm thêm) Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các
câu văn dưới đây.
-GV đính nội dung BT lên bảng. 1 Hs đọc to.
-HS suy nghó và làm bài cá nhân.
-1 số Hs phát biểu, Gv gạch từ sai trong ngoặc đơn.
-1 HS đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×