Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN DƯỚI HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ (PPP) VÀO NGÀNH ĐIỆN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN DƯỚI HÌNH THỨC
HỢP TÁC CÔNG TƯ (PPP) VÀO NGÀNH ĐIỆN
TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế

TRẦN THANH PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN DƯỚI HÌNH THỨC
HỢP TÁC CÔNG TƯ (PPP) VÀO NGÀNH ĐIỆN
TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106

TRẦN THANH PHƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS Vũ Thị Kim Oanh


TS. Nguyễn Thị Việt Hoa

HÀ NỘI – 2021


i

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
TƯ NHÂN VÀO NGÀNH ĐIỆN DƯỚI HÌNH THỨC PPP .....................................6
1.1. Thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện ..........................................................6
1.2. Thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP ................................................11
1.3. Thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện dưới hình thức PPP .....................16
1.4. Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu ................................................19
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................21
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THỨCHỢP TÁC CƠNG –
TƯ (PPP) ......................................................................................................................22
2.1. Tổng quan về hình thức PPP...........................................................................22
2.1.1. Khái niệm ....................................................................................................22
2.1.2. Đặc điểm .....................................................................................................25
2.1.3. Các hình thức thực hiện PPP .....................................................................28
2.1.4. Một số cơ sở lý thuyết về PPP ....................................................................30
2.2. Tổng quan về ngành điện ..................................................................................30
2.2.1. Khái niệm ....................................................................................................30
2.2.2. Đặc điểm .....................................................................................................32
2.2.3. Cấu trúc ......................................................................................................34

2.2.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong ngành điện ...............................................35
2.3. Thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP trong ngành điện ..................38
2.3.1. Quan niệm thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP vào ngành điện ...38
2.3.2. Sự cần thiết thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện ...................................40
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP
trong ngành điện ...................................................................................................42
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư tư nhân nước ngồi dưới hình
thức PPP trong ngành điện ..................................................................................48
2.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP vào ngành điện
của một số quốc gia .................................................................................................50
2.4.1. Trung Quốc .................................................................................................50
2.4.2. Ấn Độ ..........................................................................................................55
2.4.3. Bài học kinh nghiệm chung của Trung Quốc và Ấn Độ .............................61


ii
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................62
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................................63
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................63
3.1.1 Sơ đồ ...........................................................................................................63
3.1.2 Các bước trong quy trình nghiên cứu ........................................................63
3.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu .............................................64
3.2.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ...............................................64
3.2.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .................................................65
3.3 . Xử lý thông tin ................................................................................................68
3.3.1. Các phương pháp kiểm định.......................................................................71
3.3.2 Các phương pháp phân tích định tính........................................................68
3.4. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................68
3.4.1 Các biến trong mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .....................................68

3.4.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................75
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................76
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN DƯỚI HÌNH
THỨC PPP VÀO NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM .........................................................78
4.1. Thực trạng ngành điện Việt Nam ...................................................................78
4.1.1 Giới thiệu chung về thị trường điện Việt Nam ...........................................78
4.1.2 Thị trường phát điện cạnh tranh ở Việt Nam .............................................80
4.1.3 Thực trạng thị trường phát điện ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019 ...........82
4.2 . Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP
vào ngành điện Việt Nam .......................................................................................86
4.2.1 Các yếu tố vĩ mô .........................................................................................86
4.2.2 Các yếu tố thuộc ngành điện ......................................................................96
4.2.3 Các yếu tố thuộc dự án PPP ......................................................................99
4.3 Thực trạng thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP vào ngành điện tại
Việt Nam................................................................................................................ 107
4.3.1 Tình hình chung....................................................................................... 107
4.3.2 Theo khu vực ........................................................................................... 111
4.3.3 Theo hình thức......................................................................................... 114
4.3.4. Theo nguồn năng lượng ........................................................................... 115
4.4 Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư tư nhân trong ngành điện Việt Nam
dưới hình thức PPP .............................................................................................. 116
4.4.1 Thành cơng đạt được............................................................................... 116
4.4.2 Hạn chế ................................................................................................... 118


iii
4.5. Phân tích kết quả kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng tới ý định đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân vào ngành điện
dưới hình thức PPP tại Việt Nam ....................................................................... 121
4.5.1 Điều tra thử nghiệm quy mô nhỏ ............................................................ 121

4.5.2 Điều tra chính thức ................................................................................. 122
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút nhà
đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện dưới hình thức PPP ............................ 132
4.6.1. Về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân
vào các dự án PPP trong lĩnh vực phát điện tại Việt Nam................................ 132
4.6.2 Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định đầu tư của các nhà đầu
tư tư nhân vào các dự án PPP trong lĩnh vực phát điện tại Việt Nam .............. 135
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 137
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU
HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN DƯỚI HÌNH THỨC PPP VÀO NGÀNH ĐIỆN VIỆT
NAM ........................................................................................................................... 138
5.1 Xu hướng đầu tư tư nhân và đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện trên thế
giới trong thời gian qua…………………………………………………………138
5.1.1 Xu hướng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng……………………138
5.1.2 Xu hướng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện………………………...139
5.2 Định hướng phát triển năng lượng Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn 2045 ..
......................................................................................................................... 143
5.3 . Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP
vào ngành điện Việt Nam .................................................................................... 146
5.3.1 Nhóm giải pháp về khung pháp lý ........................................................... 146
5.3.2 Nhóm giải pháp về lợi nhuận .................................................................. 150
5.3.3 Nhóm giải pháp về phân bổ bảo đảm rủi ro ........................................... 152
5.3.4 Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô .............................................................. 154
5.3.5 Giải pháp phát triển nguồn năng lượng ................................................. 156
5.3.6 Nhóm giải pháp khác .............................................................................. 157
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................... 160
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 163
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................................ 175



iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các loại hình hợp tác cơng tư PPP theo mức độ tham gia và rủi ro do khu
vực tư nhân chịu tăng dần ...........................................................................................28
Hình 2.2: Chuỗi sản xuất – cung ứng điện năng trong ngành điện .........................34
Hình 2.3: Quy mơ đầu tư PPP trong ngành điện tại Trung Quốc .............................53
Hình 2.4: Tổng vốn đầu tư dưới hình thức PPP vào ngành điện tại Ấn Độ giai đoạn
1991 - 2015 ....................................................................................................................58
Hình 3.1: Mơ hình đề xuất của tác giả về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư
của các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án PPP sản xuất điện .................................76
Hình 4.1: Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam .................................80
Hình 4.5: Tình hình đầu tư vào cơ sở hạ tầng Việt Nam so với các nước trong khu vực
.......................................................................................................................................97


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp nhóm yếu tố ảnh hưởng tới thu hút nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh
vực phát điện dưới hình thức PPP ................................................................................20
Bảng 2.1: Các hình thức PPP và cơ chế phân bổ rủi ro tương ứng .............................47
Bảng 2.2: Tổng điện năng sản xuất phân theo nguồn năng lượng tại Trung Quốc giai
đoạn 2015 - 2018 ...........................................................................................................50
Bảng 2.3: Tóm tắt các điều khoản dành cho các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư
tư nhân trong ngành điện trong Luật đầu tư nước ngồi ..............................................52
Bảng 2.4: Quy mơ đầu tư PPP trong ngành điện tại Trung Quốc ................................53
giai đoạn 2013 – 2017 ...................................................................................................53

Bảng 2.5: Công suất lắp đặt nguồn điện tại Ấn Độ ......................................................56
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu và kết quả mong muốn của từng bước thực hiện luận
án ...................................................................................................................................63
Bảng 3.2: Các thang đo cho yếu tố ý định đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân vào các
dự án PPP sản xuất điện ...............................................................................................69
Bảng 3.3: Các thang đo cho yếu tố khung pháp lý........................................................70
Bảng 3.4: Các thang đo cho yếu tố kinh tế vĩ mô ..........................................................71
Bảng 3.5: Các thang đo cho yếu tố cơ sở hạ tầng.........................................................72
Bảng 3.6: Các thang đo cho yếu tố nguồn nguyên liệu .................................................73
Bảng 3.7: Các thang đo cho yếu tố lợi nhuận ...............................................................74
Bảng 3.8: Các thang đo cho yếu tố cơ chế phân bổ bảo đảm rủi ro .............................75
Bảng 4.1: Các cấp độ thị trường điện lực Việt Nam .....................................................78
Bảng 4.2: Sản lượng điện sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2019 ..........82
Bảng 4.3: Sản lượng phát điện phân loại theo chủ sở hữu từ 2011-2019 ....................83
Bảng 4.4: Dự báo nhu cầu điện giai đoạn 2015-2035 theo các ngành tại Việt Nam ...95
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng cuối cùng theo dạng nhiên liệu ...96
Bảng 4.6: Mức trần khung giá phát điện của nhà máy nhiệt điện ............................. 100
Bảng 4.7: Mức trần khung giá phát điện của nhà máy thủy điện .............................. 101
Bảng 4.8: Giá trần thị trường điện giai đoạn 2012 – 2019 ....................................... 101
Bảng 4.9: Biểu phí điện của các dự án sử dụng NLTT năm 2020 ............................. 103
Bảng 4.10: Giá điện bình quân và giá điện một số quốc gia trên thế giới ................ 104
Bảng 4.11: Các rủi ro thường gặp trong các dự án PPP điện Việt Nam .................. 105
Bảng 4.12: Số lượng các dự án PPP vào lĩnh vực phát điện Việt Nam theo loại hình
nhà đầu tư (2011-2019) .............................................................................................. 107
Bảng 4.14: Thống kê nước chủ đầu tư vào các dự án PPP trong lĩnh vực phát điện
Việt Nam (2011-2019) ................................................................................................ 110


vi
Bảng 4.15: Tổng số vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện Việt Nam theo vùng địa

lý giai đoạn 2011-2019 ............................................................................................... 112
Bảng 4.16: Các hình thức đầu tư PPP vào sản xuất điện tại Việt Nam..................... 114
Bảng 4.17: Loại hình năng lượng của các dự án đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện
Việt Nam (2011-2019) ................................................................................................ 115
Bảng 4.18: Kiểm định KMO và Bartlett ..................................................................... 126
Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố EFA ............................................................... 127
Bảng 4.20: Ma trận hệ số tương quan giữa biến INV với các biến độc lập .............. 128
Bảng 4.21: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ........................................................... 129
Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA ....................................................................... 129
Bảng 4.23: Kết quả phân tích hồi quy với hệ số hồi quy............................................ 130
Hình 4.11 : Kết quả nghiên cứu chính thức ............................................................... 131
Bảng 4.24: Mơ tả dữ liệu yếu tố khung pháp lý ......................................................... 132
Bảng 4.25: Mô tả dữ liệu yếu tố lợi nhuận ................................................................. 133
Bảng 4.26: Mô tả dữ liệu yếu tố bảo đảm rủi ro ........................................................ 133
Bảng 4.27 : Mô tả dữ liệu yếu tố kinh tế vĩ mô .......................................................... 134
Bảng 4.28 : Mô tả dữ liệu yếu tố nguồn nguyên liệu ................................................. 134
Bảng 5.1: Số lượng và giá trị các dự án đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng
2014-2019 ................................................................................................................... 138
Bảng 5.2: Số lượng và giá trị các dự án đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng
phân theo ngành nhỏ .................................................................................................. 139
Bảng 5.3: Số lượng và giá trị các dự án đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện ....... 140
Bảng 5.4: Tỷ trọng số lượng dự án đầu tư tư nhân vào ............................................. 141
Năng lượng tái tạo và Năng lượng truyền thống năm 2014-2019 ............................. 141
Bảng 5.5: Tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân vào Năng lượng tái tạo và Năng lượng truyền
thống năm 2014-2019 ................................................................................................. 142


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết
tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hng phỏt trin chõu

AFD

Agence franỗaise de dộveloppement

C quan phỏt triển Pháp

AP3F

Asia Pacific Project Preparation

Dự án Hỗ trợ chuẩn bị các dự án đầu

Facility

tư hợp tác công tư PPP

Association of Southeast Asian


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN

Nations
BOO

Build – Own – Operate

Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh

BOT

Build – Operate – Transfer

Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển
giao

BT

Build- Transfer

Xây dựng – Chuyển giao

BLT

Build – Lease – Transfer

Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển

giao

BTO

Build – Transfer – Operate

Xây dựng - Chuyển giao - Kinh
doanh

BTL

Build - Transfer - Lease

Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch
vụ

CBO

Community- Based organizations

Tổ chức cộng đồng
Cơ sở hạ tầng

CSHT
EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá


EMPEA

Emerging Markets Private Equity
Association

Hiệp hội vốn tư nhân tại các thị
trường mới nổi

EPTC

Electricity Power Trading company

Công ty mua bán điện

EVN

Vietnam Electricity

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNNPC Vietnam Electricity Northern Power
Corporation

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

FIT

Feed in Tariff

Giá ưu đãi năng lượng tái tạo


GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

GENCO

Generation Corparation

Tổng công ty phát điện

GTVT
IEA

Giao thông vận tải
International Energy Agency

Cơ quan năng lượng quốc tế


viii
IPP

Independence Power Producer

Nhà máy sản xuất điện độc lập

NGO


Non- Government Organizations

Tổ chức phi chính phủ

NLDC

National Load Dispatch Centre

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện
Quốc gia
Năng lượng tái tạo

NLTT
ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Organisation for Economic Co-

Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển

operation and Development
PDF

Project Development Fund


Quỹ Phát triển dự án

PICKO

Private Infrastructure Investment
Centre of South Korea

Trung tâm Đầu tư tư nhân cơ sở hạ
tầng Hàn Quốc

PPP

Public – Private Partnership

Hợp tác Cơng - Tư

PVN

Petrovietnam

Tập đồn Dầu khí Việt Nam

PWC

PricewaterhouseCoopers

SIPP

Small Independence Power Producer


TKV

Nhà máy điện độc lập nhỏ
Than Khoáng sản Việt Nam

Vietnam Competitive Generation

Thị trường phát điện cạnh tranh Việt

Market

Nam

VGF

Viability Gap Fund

Quỹ bù đắp để đảm bảo tính khả thi
của dự án

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

VCGM



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, năng lượng điện đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế cũng
như đời sống tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Điện năng phục vụ từ cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày của người dân cho đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà
máy xí nghiệp. Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng điện đang ngày càng tăng mạnh. Theo
báo cáo của tổ chức BP (2020) sản lượng điện tiêu thụ ở Việt Nam từ năm 2011 đến
2019 đã tăng từ 106,33 TWh lên 233,1 TWh, tương đương tăng trung bình
13,1%/năm, gấp đơi đà tăng trưởng của GDP khoảng 7% (World Bank, 2020). Ngành
công nghiệp điện trở thành một ngành chiến lược, đóng vai trị quyết định trong việc
đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.
Do nhu cầu của nền kinh tế như vậy, đầu tư phát triển ngành điện, đặc biệt trong
lĩnh vực sản xuất điện trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách
đảm bảo an ninh năng lượng của Chính phủ Việt Nam. Để đáp ứng được sự gia tăng
ngày càng nhanh về nhu cầu điện, theo Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện
lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, ước tính tổng chi phí đầu tư
cho ngành điện Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 sẽ lên tới khoảng 858.660 tỷ
đồng (tương đương khoảng 40 tỷ đơ la Mỹ), trong đó 75% cho đầu tư phát triển nguồn
điện. Nhu cầu vốn này quá cao so với năng lực tài chính hiện có của ngành Điện.
Nguồn vốn đầu tư này thường đến từ hai khu vực: nguồn vốn nhà nước (trong đó có
vốn hỗ trợ từ nước ngoài ODA), nguồn vốn ngoài nhà nước (điển hình là nguồn vốn tư
nhân trong nước và nguồn vốn tư nhân nước ngồi). Trong đó, nguồn vốn chính đóng
góp cho ngành điện Việt Nam trước đây thường đến từ khu vực Nhà nước bao gồm
EVN và các tập đoàn Nhà nước như Vinacomin và Petrovietnam. Tuy nhiên, bản thân
tập đồn EVN lại gặp khó khăn tài chính vì những khoản lỗ mà tập đoàn này gặp phải
trong thời gian gần đây (Joel Maweni, 2016). Đồng thời, Chính phủ cũng không thể hỗ
trợ EVN thêm vốn hoặc cho EVN vay từ các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức
tài chính phát triển quốc tế như trước đây bởi lẽ với thâm hụt tài khóa khá lớn trong

những năm gần đây, nợ cơng chính phủ đã tăng mạnh từ 51,7% GDP năm 2010 lên
khoảng 63,3% GDP (mức trần là 65% GDP) vào năm 2016 và chỉ giảm xuống 58,4%
vào năm 2018 (Le Ngoc Dang, 2019). Trong khi đó, các công ty Nhà nước lại không
tiếp tục được phép đầu tư nhiều vào ngành điện theo Nghị định 91/2015 của Chính phủ
về việc khơng cho phép cơng ty Nhà nước đầu tư ngồi ngành. Do đó, ngành điện Việt
Nam khơng thể tiếp tục dựa vào nguồn vốn công như trước. Cùng với đó, với việc mức
thu nhập bình qn đầu người của Việt Nam đã tăng dần qua các năm, đồng nghĩa với
việc Việt Nam đang dần bị cắt giảm vốn ODA tài trợ. Vì vậy, việc dựa vào nguồn vốn
Nhà nước để phát triển ngành điện trong tương lai là không khả thi. Vậy giải pháp đặt


2
ra để giải quyết được nhu cầu vốn tăng mạnh ở ngành này chính là việc thu hút nguồn
vốn tư nhân bao gồm tư nhân trong nước và nhà đầu tư nước ngồi.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của ngành điện đó là địi hỏi nguồn vốn đầu tư
lớn, lợi nhuận thấp, rủi ro cao, thời gian hoàn vốn dài v.v. do đó ít có nhà đầu tư tư
nhân muốn chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ một dự án đầu tư điện. Chính vì vậy,
hình thức đầu tư phối hợp cả khu vực cơng và tư hay hình thức PPP - hợp tác công tư
(Public Private Partnership) sẽ là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề thiếu vốn cho
ngành điện. Hình thức PPP đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX và
ngày càng được áp dụng phổ biến, thành công trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng
tại hơn 50 quốc gia trên thế giới suốt gần bốn thập kỷ qua. Hình thức này khơng chỉ
xuất hiện ở các quốc gia phát triển mà còn được triển khai ở các nền kinh tế mới nổi,
đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong việc chia sẻ rủi ro, gánh nặng tài chính với chính
phủ; tiết kiệm thời gian, chi phí; tận dụng kỹ năng chuyên môn và chuyển giao công
nghệ trong q trình thiết kế, mua sắm, thi cơng, vận hành cơng trình, đặc biệt khả
năng chun mơn từ các nhà đầu tư nước ngồi có trình độ tiên tiến; đổi mới việc cung
cấp dịch vụ cơng cộng và góp phần cải thiện mạnh mẽ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Myanmar,
Anh,… đã áp dụng tương đối thành cơng hình thức này khơng chỉ trong đầu tư phát
triển ngành điện mà còn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (đường bộ, đường sắt,

cảng biển, sân bay, trường học, bệnh viện…).
Như vậy, thu hút các nhà đầu tư tư nhân (cả trong và ngoài nước) đầu tư vào
ngành điện là nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ Việt Nam trong thời gian tới để
đáp ứng được nhu cầu điện càng gia tăng cũng như tăng cường sự ổn định của hệ
thống điện. Đồng thời, hình thức PPP được xem là một giải pháp hợp lý để thu hút tư
nhân đầu tư vào các dự án điện tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng đầu
tư tư nhân dưới hình thức PPP trong ngành điện Việt Nam hiện nay và các nhân tố ảnh
hưởng tới việc thu hút khối tư nhân đầu tư vào ngành điện dưới hình thức này là điều
vô cùng quan trọng để đưa ra được những giải pháp phát huy tính hấp dẫn của các dự
án PPP trong ngành điện đối với các doanh nghiệp tư nhân. Chính vì lý do đó, người
viết đã lựa chọn đề tài “Thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức Hợp tác Công Tư
(PPP) vào ngành điện tại Việt Nam” làm đề tài luận án của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu
hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện dưới hình thức PPP dựa trên cơ sở xác định
các yếu tố ảnh hưởng tới ý định đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào các dự án
PPP sản xuất điện.


3
b. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án phải trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Thực trạng thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện theo hình thức PPP tại
Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các
dự án PPP trong lĩnh vực phát điện và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó?
- Những giải pháp nào cần được đưa ra để tăng cường thu hút đầu tư tư nhân vào
lĩnh vực phát điện theo hình thức PPP ở Việt Nam?

c. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được câu hỏi nghiên cứu trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
a, Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về hình thức PPP, ngành điện và các nhóm nhân
tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện dưới hình thức PPP.
Học hỏi kinh nghiệm của hai quốc gia đã thu hút thành công tư nhân tham gia vào các
dự án PPP sản xuất điện để phát triển nguồn điện đó là Trung Quốc và Ấn Độ.
b, Phân tích thực trạng ngành điện hiện nay ở Việt Nam và phân tích thực trạng
thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP trong lĩnh vực phát điện.
c, Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghiệp
tư nhân đầu tư vào lĩnh vực phát điện dưới hình thức PPP tại Việt Nam.
d, Xác định mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này tới ý định đầu tư của nhà
đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện dưới hình thức PPP
e, Dựa trên những phân tích trên cùng việc phân tích xu hướng đầu tư tư nhân trên
thế giới vào lĩnh vực phát điện và định hướng phát triển ngành Điện Việt Nam, luận án
đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực phát
điện của Việt Nam dưới hình thức PPP.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động thu hút
nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát điện Việt Nam dưới hình thức PPP và những yếu
tố ảnh hưởng tới hoạt động đó.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: luận án nghiên cứu cụ thể ở lĩnh vực phát điện
và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó. Tác giả lựa chọn lĩnh vực phát điện vì
lý do như sau: ngành điện là một hệ thống gồm ba khâu phát điện, truyền tải và phân
phối điện. Trong đó, ở Việt Nam, khâu truyền tải vẫn được giữ độc quyền nhà nước để
đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Khâu phân phối điện mới chỉ thí điểm chính
sách cạnh tranh vào năm 2017 và yêu cầu về vốn chưa thực sự lớn. Chỉ có khâu phát
điện đang gặp khó khăn về vấn đề thiếu vốn và đã có sự tham gia của khối tư nhân từ



4
năm 1996 và chính thức cho thí điểm cạnh tranh từ năm 2011.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: luận án nghiên cứu tại Việt Nam, học hỏi
kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: luận án nghiên cứu từ năm 2011-2019, bởi
năm 2011 là năm bắt đầu thí điểm thị trường phát điện Việt Nam, là mốc thời gian
quan trọng đánh dấu bước tái cơ cấu toàn bộ ngành điện Việt Nam.
5. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về hoạt động thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án PPP
trong lĩnh vực phát điện tại Việt Nam nhằm tăng cường thu hút khối tư nhân tham gia
đầu tư vào các dự án này để phát triển hoạt động sản xuất điện ở Việt Nam, do đó
nghiên cứu tiếp cận từ góc độ các cơ quan quản lý của nhà nước trong việc hoạch định
chính sách để giúp thu hút khối tư nhân vào lĩnh vực này.
Luận án tiếp cận hệ thống cơ sở lý thuyết về thu hút đầu tư tư nhân vào các dự
án PPP phát điện và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Luận án tiếp cận thực
tế thông qua điều tra khảo sát nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý
định đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân. Ngồi ra các thơng tin cịn được tiếp cận thông
qua điều tra thực tế tại các doanh nghiệp, kết hợp với các hội thảo, tọa đàm để lấy ý
kiến của các chuyên gia. Việc tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu là nhằm mục
đích tiếp cận tốt hơn và có cách nhìn xác thực hơn tình hình thực tế.
Luận án được xác định là nghiên cứu kết hợp giữa loại hình nghiên cứu mơ tả
và nghiên cứu kiểm định. Nghiên cứu mô tả được thể hiện thơng việc thu thập và trình
bày có hệ thống các số liệu nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về hoạt động thu hút đầu
tư tư nhân dưới hình thức PPP vào lĩnh vực phát điện tại Việt Nam. Nghiên cứu kiểm
định nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các nhân tố và ý định đầu tư của các doanh nghiệp
tư nhân trong lĩnh vực phát điện. Nghiên cứu đã đề xuất mơ hình nghiên cứu và tiến
hành các phương pháp xử lý dữ liệu để kiểm định mơ hình nghiên cứu, từ đó đánh giá
và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút khối tư nhân tham gia đầu tư vào các dự
án PPP sản xuất điện.
6. Đóng góp của luận án

6.1. Về lý thuyết
Luận án xác định và phát triển hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định đầu tư của nhà đầu tư tư nhân vào các dự án PPP trong lĩnh vực sản xuất điện.
Đây có thể coi là nghiên cứu đầu tiên về các nhân tố ảnh hưởng trong lĩnh vực điện
lực, làm cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu khác trong ngành điện tại Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để củng
cố mức độ tin cậy của nghiên cứu, do đó nghiên cứu hy vọng sẽ bổ sung phương pháp
luận nghiên cứu trong phân tích về thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án PPP trong lĩnh


5
vực phát điện.
6.2. Về thực tiễn
Nhờ những phân tích có cơ sở, luận án đưa ra được các giải pháp thực tế giúp
Chính phủ Việt Nam có thể thu hút được các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào sản xuất
điện dưới hình thức PPP để giải quyết vấn đề thiếu vốn và chia sẻ kỹ thuật chuyên môn
trong việc phát điện nhằm cung cấp một hệ thống điện ổn định hơn cho Việt Nam.
Nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho những ai quan tâm
đến vấn đề PPP trong lĩnh vực điện, hay các phương pháp luận nghiên cứu về thang đo
và kiểm định mơ hình nghiên cứu.
7. Kết cấu luận án
Ngồi phần lời mở đầu, kết luận, các phụ lục, luận án có kết cấu gồm năm
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thu hút đầu tư tư nhân vào
ngành điện dưới hình thức PPP
Chương 2: Một số vấn đề chung về hình thức Hợp tác cơng tư (PPP)
Chương 3: Quy trình nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP vào ngành
điện Việt Nam
Chương 5: Định hướng và một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư tư

nhân dưới hình thức PPP vào ngành điện Việt Nam


6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀO NGÀNH ĐIỆN DƯỚI
HÌNH THỨC PPP
1.1. Thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện
Trên thế giới, phần lớn các nghiên cứu về thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện
đều nói về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân.
Đã có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các yếu tố vĩ mô như
khung pháp lý về hoạt động đầu tư, quy trình đầu tư hay sự hỗ trợ của chính phủ hoặc
tình hình kinh tế vĩ mơ (tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiều thụ điện và mức độ ổn
định chính trị) của một quốc gia. Có thể kể tới các nghiên cứu của Ranjit Woodhouse
(2006), Forlee (2007), Muzenda (2009), Lamech & Kazim Saeed (2012), Brendan
Marais (2016), Siripha Junlakarn (2016), Ragosa (2019), và Benedict Probst (2020).
Ranjit Lamech, Kazim Saeed trong bài “Private Power Investors in Developing
Countries Survey 2012– Preliminary Findings” (2012) đã tiến hành khảo sát 65 doanh
nghiệp điện tư nhân và chỉ ra rằng doanh nghiệp đánh giá cao một khung pháp lý rõ
ràng minh bạch liên quan tới hoạt động đầu tư vào ngành điện như luật bảo hộ đầu tư,
luật lao động, luật về quyền sở hữu. Ngồi ra, nhà đầu tư rất cần Chính phủ đảm bảo
nguyên tắc thanh toán và thực thi các dự án trong ngành điện. Theo tác giả, yếu tố liên
quan đến chính sách bảo hộ nhà đầu tư là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào ngành điện.
Tiếp theo đó các yếu tố như phạm vi, thời gian thực hiện và trình tự của thủ tục đầu tư
cũng ảnh hưởng nhiều tới quyết định của nhà đầu tư. Tương tự với kết quả nghiên cứu của
Lamech và Saeed, Forlee (2007) và Muzenda (2009) cũng khẳng định tầm quan trọng
của khung pháp lý trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện ở khu vực Châu Phi.
Còn theo Brendan Marais, trong nghiên cứu “Critical success factors for private

investment in the power sector of Sub-Saharan Africa” (2016), ơng đã đề cao tình hình
kinh tế vĩ mô của một quốc gia, đặc biệt là sự phát triển kinh tế xã hội, sự bảo trợ của
chính phủ, sự phát triển bền vững của nền kinh tế là nhân tố hàng đầu tạo nên thành
công trong việc thu hút đầu tư của tư nhân vào ngành điện ở vùng Sub-Saharan châu
Phi. Ơng đã chỉ ra rằng có 66% số người được khảo sát đồng ý rằng tăng trưởng GDP
tích cực là chìa khóa quan trọng để thu hút các nhà đầu tư tư nhân trong đó 26% người
trả lời cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP tối thiểu là 2% và 19% số người trả lời thì cho
rằng tốc độ tăng trường GDP lớn hơn 4% là cần thiết để thu hút đầu tư vào ngành điện.
Cùng quan điểm với những tác giả trên, Siripha Junlakarn (2016), Benedict Probst
(2020) cũng đề cập tới những yếu tố vĩ mô thu hút nhà đầu tư tư nhân trong nghiên
cứu về ngành điện tại các nước ASEAN đó là khung chính sách, các ưu đãi cho nhà


7
đầu tư cũng như mức độ ổn định chính trị.
Ngồi ra, các yếu tố khác như tham nhũng và cạnh tranh chính trị cũng ảnh
hưởng đến quyết định tham gia của đầu tư vào ngành điện (Woodhouse, 2006). Trong
bài báo World Bank tại Washington DC “Investing in Power Sector” (2012) (Đầu tư
vào ngành điện) đã sử dụng dữ liệu của 105 quốc gia đang phát triển trên thế giới
trong giai đoạn từ năm 1993-2008 và khẳng định mức độ tham nhũng và cạnh tranh
chính trị rất quan trọng trong giai đoạn đầu, khi các nhà đầu tư đưa ra quyết định nên
hay không nên đầu tư vào những quốc gia này, mặc dù các yếu tố này thường được
nhấn mạnh là yếu tố thúc đẩy đầu tư. Sau giai đoạn đó, các yếu tố này dường như
khơng có ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng đầu tư.
Xét riêng với đối tượng nhà đầu tư nước ngoài, một số nghiên cứu về thu hút FDI
vào ngành điện cũng đã được thực hiện. Những nghiên cứu này cũng tìm ra các yếu tố vĩ
mô vẫn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của khu vực FDI vào
ngành điện. Có thể kể tới nghiên cứu mang tên “The Obsolescing Bargain Redux Foreign Investment in the Electric Power Sector in Developing Countries”(2006), trong
nghiên cứu này Woodhouse đã khảo sát 34 nhà máy sản xuất điện độc lập tại 13 quốc gia
đang phát triển và đã tìm ra ba yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút nhà đầu tư nước ngồi

vào các dự án điện đó là: tình hình kinh tế vĩ mơ (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế,
nhu cầu tiêu thụ điện), tình hình chính trị và khung pháp lý của một quốc gia. Mahbub
(2019) cũng tìm ra khung pháp lý là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định của
nhà đầu tư FDI vào ngành điện Bangladesh, theo sau là các yếu tố kinh tế vĩ mô, các vấn
đề về tài chính và xã hội. Ragosa (2019) cũng phân tích dữ liệu các nhà máy phát điện
từ 62 quốc gia trong khoảng thời gian 7 năm từ 2008 – 2014 và cũng đồng ý rằng quy
mơ nền kinh tế có tác động tích cực đến lượng đầu tư tư nhân nước ngồi vào lĩnh vực
này. Keeley (2018) cũng chỉ ra mơi trường kinh tế vĩ mô, môi trường thể chế đặc biệt
là các chính sách năng lượng là một số yếu tố chính trong việc tăng cường thu hút FDI
vào lĩnh vực năng lượng. Sirin (2017) nghiên cứu về tình hình đầu tư FDI trong ngành
điện tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và hoàn thiện các
cải cách kinh tế và thể chế là điều cần thiết để kích thích đầu tư FDI vào ngành điện tại
Thổ Nhĩ Kì. Ơng cũng cho rằng môi trường vĩ mô bất ổn và chất lượng của các thể chế
yếu kém sẽ tạo ra những trở ngại trong việc thu hút FDI.
Liên quan tới khung pháp lý, Vinish Kathuria và cộng sự (2015) đã thực hiện
nghiên cứu riêng về mức độ ảnh hưởng của các chính sách trong việc thu hút FDI vào
lĩnh vực điện gió tại Ấn Độ sử dụng dữ liệu từ 8 bang Ấn Độ. Nghiên cứu khẳng định
chính sách năng lượng của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn trong việc thu hút FDI vào
lĩnh vực này tại Ấn Độ. Một số yếu tố quan trọng khác cũng được tác giả nhắc tới
trong nghiên cứu đó là các yếu tố vĩ mơ như quy mơ thị trường, thu nhập bình qn


8
đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sharma & Vohra (2008) cũng khẳng định để
khuyến khích FDI vào ngành điện Ấn Độ thì chính phủ cần thay đổi chính sách theo
hướng thúc đẩy cả những doanh nghiệp nhỏ đầu tư vào ngành này.
Ngoài ra, các yếu tố đặc thù của ngành điện cũng ảnh hưởng tới quyết định đầu
tư của các nhà đầu tư tư nhân. Những yếu tố này được thể hiện rõ trong một số nghiên
cứu của: Asiedu (2000), ADB (2001), Sun Xuegong và cộng sự (2013), Gigih Atmo
và cộng sự (2015), Siripha Junlakarn (2016), Anoop Singh (2016), Brenda Marais

(2016), Mahrous (2016), Thomas Rehermann (2016), Ragosa (2019), Liddo và cộng
sự (2019).
Cấu trúc thị trường điện, cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất điện
được coi là ba yếu tố quan trọng đối với nhà đầu tư tư nhân. Một thị trường điện có
mức độ cạnh tranh minh bạch, bình đẳng; cơ sở hạ tầng tốt và nguồn nguyên liệu dồi
dào dễ khai thác sẽ thu hút các nhà đầu tư hơn (Gigih Atmo, 2015; Siripha Junlakarn,
2016). Anoop Singh trong bài “Policy and Regulatory Environment for Private
Investment in the Power Sector” (2016) đã sử dụng phương pháp phân tích so sánh về
chính sách và môi trường pháp lý trong ngành điện ở một số nước như Ấn Độ, Brazil,
Argentina, Trung Quốc, Mexico và Thái Lan để thấy được tầm quan trọng của yếu tố
cấu trúc thị trường điẹn. Nghiên cứu khẳng định cơ cấu thị trường điện và một lộ trình
hoạt động ngành điện rõ ràng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Ví dụ, Ấn Độ đã
bắt đầu cải cách ngành điện vào đầu những năm 1990 để cho phép đầu tư tư nhân và đầu
tư nước ngoài vào lĩnh vực này và đã thành công nhờ những quy định cạnh tranh bình
đẳng và lộ trình cải cách rõ ràng. Một ví dụ khác là Argentina hồn tồn thành cơng trong
q trình tư nhân hóa mà khơng cần bất cứ bảo lãnh nào của Chính phủ, đó là nhờ vào lộ
trình cải cách điện đúng quy định và quy định thị trường điện rõ ràng, phù hợp với tư
nhân. Liddo và cộng sự (2019) cũng cho rằng ngành năng lượng là ngành đặc biệt vì vị
thế độc quyền của Nhà nước tại các quốc gia khu vực Trung Đông-Bắc Phi. Việc duy
trì vị trí độc quyền này sẽ ảnh hưởng tới tính hấp dẫn của ngành đối với các nhà đầu tư
tư nhân, do đó cải cách ngành một cách tồn diện là một điều cần thiết cho sự phát
triển bền vững và lâu dài của ngành điện (Liddo và cộng sự, 2019). Việc cải cách
chuyển đổi ngành điện sang cơ chế cạnh tranh hồn tồn bình đẳng và hoạt động theo
cơ chế thị trường sẽ thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào nhiều hơn (Thomas
Rehermann, 2016). Để cải cách ngành điện diễn ra thành công, ADB (2001) đề xuất 5
bước thực hiện như sau: chuẩn bị khung pháp lý đầy đủ rõ ràng, xác định mục tiêu của
việc tái cơ cấu và đề ra cơ cấu ngành mong muốn, xác định những đơn vị sẽ tham gia
vào thị trường phát điện cạnh tranh, cổ phần hóa các công ty nhà nước và cuối cùng,
đảm bảo rằng thị trường phát điện cạnh tranh được thực hiện một cách triệt để.
Với các nhà đầu tư nước ngoài FDI, nguồn nguyên liệu sản xuất điện, đặc biệt là



9
nguồn năng lượng tái tạo đang được các nhà đầu tư FDI quan tâm nhiều và ảnh hưởng
tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp bởi đây là nguồn năng lượng sạch, hướng tới
sự tăng trưởng bền vững của ngành điện và nền kinh tế (Keeley, 2018). Tuy nhiên, ở
những quốc gia chưa thể phát triển được nguồn năng lượng tái tạo thì việc sản xuất
điện dựa vào nguồn năng lượng truyền thống vẫn rất cần thiết, do đó, việc tiếp cận
nguồn nguyên liệu càng dễ dàng, nguồn nguyên liệu càng dồi dào (vị trí địa lý của
quốc gia có nhiều sơng ngịi, quốc gia có nhiều than đá,…) sẽ thu hút nhà đầu tư FDI
(Asiedu, 2000). Ragosa (2019) cũng khẳng định cơ sở hạ tầng như nguồn lưới điện hỗ
trợ cho các nhà máy điện tốt sẽ tạo động lực cho các nhà đầu tư FDI tham gia vào các
dự án phát điện.
Tiếp đó, một số bài nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố thuộc dự án có ảnh hưởng
tới việc thu hút nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào ngành điện. Có thể kể tới các tác phẩm
tiêu biểu của Forlee (2007), Gigih Atmo và cộng sự (2015), Allen Blackman & Xun
Wu (1999), Lamech (2003), Sun Xuegong và cộng sự (2013), EMPEA (2015),
Benedict Probst (2020). Trong đó, Allen Blackman và Xun Wu đã tiến hành khảo sát
20 dự án điện ở Trung Quốc năm 1999 và tìm được các nhân tố có ảnh hưởng đến
quyết định của các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài tham gia vào ngành điện đó là giá
điện – phản ánh lợi nhuận của dự án và các rủi ro trong dự án. Cũng đồng ý với
Blackman và Wu về tầm quan trọng của yếu tố rủi ro trong dự án PPP nhưng EMPEA
đã chỉ ra những điểm khác biệt của rủi ro khi đầu tư vào ngành điện ở các thị trường
mới nổi ở châu Phi, châu Á, châu Âu, Mĩ Latin và Trung Đơng. Các rủi ro có thể kể
tới ở đây như rủi ro tiền tệ, rủi ro doanh thu, rủi ro về giấy phép, rủi ro về thành phần
tham gia, rủi ro cơ sở vật chất, rủi ro khi có sự thay đổi trong luật lệ, rủi ro chính trị và
rủi ro tham nhũng đặc biệt quan trọng ở những thị trường này. Để tránh thiệt hại từ
những rủi ro này, theo EMPEA, các nhà đầu tư điện ở những thị trường mới nổi phải
thiết lập hợp đồng đầu tư điện với cơ chế bảo đảm rủi ro rõ ràng, chi tiết đến từ phía
Chính phủ, ví dụ trong trường hợp thay đổi thể chế pháp lý thực tế thì Chính phủ sẽ

phải bồi thường như thế nào, thời hạn ra sao, v.v. Như vậy có thể thấy, sự chắc chắn
về dòng lợi nhuận từ dự án và cơ chế đảm bảo rủi ro cho các nhà đầu tư là hai yếu tố
quan trọng thu hút sự tham gia đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân vào ngành điện
(Lamech, 2003; Forlee, 2007; Gigih Atmo và cộng sự , 2015; Benedict Probst, 2020).
Dòng lợi nhuận này được quyết định chính nhờ vào giá điện, vì thế nếu giá điện được
quy định một cách hợp lý sẽ là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân (Sun Xuegong
và cộng sự, 2013).
Sự ảnh hưởng của lợi nhuận đối với riêng các nhà đầu tư nước ngoài cũng được
nghiên cứu trong bài viết “Foreign direct investment in the energy and power sector in
Bangladesh: Implications for economic growth” của hai tác giả Khatuna và Ahamad


10
(2015). Bài viết cũng có kết luận rằng khả năng thu hồi lợi nhuận, tỷ lệ tái đầu tư vào
ngành có vai trị quan trọng trong việc thu hút FDI. Sirin (2017) cũng chỉ ra rằng chi
phí thấp khiến nhà đầu tư có thể gia tăng lợi nhuận là yếu tố quan trọng thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành điện Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề thu hút đầu tư tư nhân vào
ngành điện. Liên quan tới ngành điện, phần lớn các tác phẩm ở Việt Nam nói tới nội
dung phát triển ngành điện. Có thể kể tới một số nghiên cứu nổi bật với những hướng
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về phát triển và bảo đảm cân bằng cung-cầu điện năng với
một số công trình điển hình như: Hiện trạng và triển vọng năng lượng Việt Nam đến
năm 2030 (Đồn Văn Bình, Ngơ Tuấn Kiệt và Bùi Huy Phùng, 2010), Quy hoạch năng
lượng tổng thể - Cơ sở khoa học, pháp lý cho quy hoạch các phân ngành năng lượng
(Bùi Huy Phùng, 2012), Nghiên cứu tổng quan và định hướng phát triển hệ thống năng
lượng Việt Nam (Nguyễn Tuấn Kiệt, 2007), Quy hoạch hệ thống điện Việt Nam - nhìn
từ phía an ninh năng lượng Quốc gia (Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Mạnh Cường,
2014), Economic potential of renewable energy in Vietnam's power sector (Nhan T.
Nguyen and Minh Ha-Duong, 2009), Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và những thách thức. (Trần Viết
Ngãi, 2015)
Thứ hai, nghiên cứu về cơ chế giá điện cho thị trường điện lực với các tác phẩm
nổi bật như: Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ chế điều chỉnh giá điện đến cơ cấu thành
phần phụ tải trong dự báo nhu cầu điện (Tiết Minh Tuyết, 2012), Nghiên cứu phân tích
tương quan giá các dạng năng lượng Việt Nam (Tiết Minh Tuyết và Nguyễn Chí Phúc,
2014), Nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức
chống tắc nghẽn phù hợp điều kiện thị trường điện ở Việt Nam (Nguyễn Anh Tuấn và
Nguyễn Anh Dũng, 2011).
Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng và nền tảng phục vụ thị trường điện lực và tái cơ
cấu ngành điện với một số tác phẩm như: A Case Study on Power Sector Restructuring
in Vietnam (Nguyen Anh Tuan, 2012), Nghiên cứu về lộ trình hình thành và phát triển
thị trường năng lượng Việt Nam (Bộ Công nghiệp, 2003), Road Map for Power Sector
Reform (ADB, 2004), Đề án thiết kế tổng thể thị trường phát điện cạnh tranh và tái cơ
cấu ngành điện cho phát triển TTĐ, (Cục Điều tiết điện lực, 2008), Mơ hình tổ chức và
cơ chế quản lý khâu truyền tải điện ở Việt Nam (Cao Đạt Khoa, 2010).
Thứ tư, phát triển mơ hình cạnh tranh của thị trường điện lực Việt Nam với các
cơng trình nổi bật nhất là Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Việt Nam. (Nguyễn Thành Sơn, 2014)
Tóm lại, có thể thấy, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thu hút đầu tư tư


11
nhân vào lĩnh vực phát điện. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào phát
triển theo hướng này.
1.2. Thu hút đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP
Phần lớn các bài nghiên cứu trong phần này đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng
đến thu hút khối tư nhân đầu tư dưới hình thức PPP, cụ thể như sau:
Một lần nữa, nhóm yếu tố vĩ mơ lại được đánh giá có sức ảnh hưởng lớn trong
việc thu hút nhà đầu tư tư nhân dưới hình thức PPP. Điều này được thể hiện trong các

nghiên cứu của Mona Hammami và cộng sự (2006), Yescombe (2007), World Bank
(2009), Bas´ılio (2011), Sharma (2012), Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), Phan Thị Bích
Nguyệt (2013), Kasri (2015), Robert và Chan (2017), Zhang (2018), Phạm Diễm
Hằng (2018), Bùi Xuân Phong (2019). Các tác giả đều khẳng định các yếu tố như
khung pháp lý, sự hỗ trợ của chính phủ, các yếu tố thuộc mơi trường kinh tế (dung
lượng thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát....) hay mức độ ổn định
chính trị chi phối mạnh tới quyết định đầu tư dưới hình thức PPP của nhà đầu tư.
Nhóm tác giả Mona Hammami và cộng sự trong nghiên cứu “Determinants of
Public-Private Partnerships in Infrastructure” (2006) đã khẳng định sức ảnh hưởng
của các yếu tố vĩ mô đến từng ngành trong việc quyết định đầu tư dưới hình thức PPP.
Liên quan đến lĩnh vực viễn thơng thì yếu tố quy mơ thị trường là yếu tố chủ yếu của
các dự án PPP chi phối nhà đầu tư. Trong lĩnh vực giao thông, nhà đầu tư quan tâm
nhiều tới quy mô thị trường, nhu cầu thị trường, GDP thực tế trên đầu người và đặc
biệt là hệ thống pháp lý ổn định. Tiếp theo là ngành thủy lợi, môi trường pháp lý, quy
mô thị trường và nhu cầu thị trường cũng quyết định đến ý định đầu tư của nhà đầu tư
tư nhân vào dự án PPP. Cuối cùng trong ngành năng lượng, yếu tố thị trường lớn, nhu
cầu cao, ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách hạn chế lạm phát, và khung thể chế và chính
sách ổn định là yếu tố quan trọng dẫn đến nhiều dự án thực hiện dưới hình thức PPP
hơn. Tác giả đã rút ra kết luận rằng cần phải ổn định kinh tế vĩ mô, nếu một quốc gia
có tỷ lệ lạm phát cao, thiếu ổn định giá, thiếu cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường nhỏ sẽ
ngăn cản các nhà đầu tư tư nhân tham gia, đặc biệt là rủi ro tỷ giá hối đoái được coi là
rủi ro quan trọng phát sinh trong các dự án dưới hình thức PPP. Tóm lại, trong lĩnh
vực cơ sở hạ tầng nói chung, một thị trường có dung lượng lớn, thu nhập bình qn
đầu người cao, nền kinh tế vĩ mô ổn định, chất lượng khung pháp lý tốt sẽ thu hút các
nhà đầu tư tư nhân đầu tư theo hình thức PPP (Bas´ılio, 2011; Sharma, 2012; Zhang,
2018).
Tương tự, tác giả Yescombe đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích
trường hợp điển hình là các dự án PPP ở các nước Mexico, Jordan, Ấn Độ,
Phillippines, Nam Phi và Bulgari trong nghiên cứu “Làm thế nào để thu hút khu vực tư
nhân tham gia vào mô hình đối tác cơng – tư PPP ở các nền kinh tế mới nổi” và khẳng



12
định yếu tố chủ yếu để thu hút khối tư nhân vào dự án PPP nằm ở việc thiết lập thể chế
nhà nước mạnh, khung pháp lý công khai, minh bạch (Yescombe, 2007). Cùng ý kiến
như vậy, World Bank trong nghiên cứu “Thu hút đầu tư vào hình thức Hợp tác công
tư tại Châu Phi: Hướng dẫn chuẩn bị dự án” (2009) đã chỉ ra rằng khung chính sách
và sự hỗ trợ và chấp thuận lâu dài của Chính phủ cũng là yếu tố quan trọng để thu hút
các nhà đầu tư thực hiện dự án PPP. Chính phủ cần phải dành thời gian và nỗ lực để
thiết lập nền móng vững chắc cho cơ sở chính sách hợp lý để dự án được triển khai tốt
hơn và từ đó thu hút đầu tư tư nhân. Đầu tiên, cơ sở chính sách rõ ràng đưa ra các điểm
quy định chính về tiêu chí lựa chọn dự án và các nguyên tắc hoặc tiêu chí để đánh giá
hồ sơ dự thầu, điều này sẽ giúp khu vực công và tư nhân hiểu được lý do cốt lõi của
hình thức PPP và cách thức dự án PPP sẽ diễn ra. Thứ hai về khn khổ pháp lý,
thường phải có một sự cân bằng giữa một khung pháp lý cố định và một khung pháp lý
linh hoạt để có thể đáp ứng những thay đổi trong thực tiễn tốt nhất theo thời gian. Thứ
ba là quy trình đầu tư, Chính phủ nên có một danh mục đầu tư PPP trong đó có thơng
tin các hồ sơ dự thầu.
Đồng ý kiến với những tác giả trên, tác giả Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) với
nghiên cứu “Hình thức Hợp tác cơng – tư (Public Private Partnership) để phát triển
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam” đã sử dụng phương pháp định lượng
tìm nhân tố khám phá và khảo sát trên 150 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông
đường bộ và kết luận rằng khung pháp lý và tình hình kinh tế vĩ mơ có tác động mạnh
đến mức độ sẵn lịng đầu tư của khu vực tư nhân. Theo kết quả nghiên cứu, khung pháp lý
hiện hành tại Việt Nam còn chưa đầy đủ, thiếu minh bạch, đồng thời, tình hình kinh tế vĩ
mô tại đây chưa tạo được niềm tin với các nhà đầu tư tư nhân, do đó hạn chế sự tham gia
đầu tư của những doanh nghiệp này trong các dự án PPP giao thông đường bộ.
Nghiên cứu “PPP – Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Phan Thị Bích Nguyệt (2013) cũng chỉ
ra những trở ngại chính của việc thực thi mơ hình PPP. Đầu tiên là hành lang pháp lý

và cơ chế áp dụng chưa đầy đủ, chưa minh bạch, tồn tại nhiều vướng mắc, các điều
khoản hướng dẫn không rõ ràng và không như thông lệ quốc tế. Thứ hai, Quyết định
71/2010/QĐTTg tại thời điểm được ban hành tuy có tính đột phá nhưng vẫn mang tính
chất thí điểm, tồn tại nhiều hạn chế, khiến khó thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia.
Điều này cũng giải thích tại sao quy chế PPP bị cắt bớt so với dự thảo ban đầu được
các nhà tư vấn đề xuất. Khung pháp lý chưa đầy đủ và chưa minh bạch chính là một
trở ngại lớn, làm e ngại các nhà đầu tư và khó thu hút được đầu tư của khu vực tư
nhân. Nghiên cứu cũng đưa ra những ý kiến đề xuất với kỳ vọng nâng cao tính khả thi
và hiệu quả cho các dự án theo mơ hình PPP. Một khung pháp lý đầy đủ và minh bạch
là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của PPP nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu


13
tư tư nhân, đảm bảo dự án đạt hiệu quả, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro
tiềm tàng. Khung pháp lý thí điểm của VN cịn rất sơ sài, tồn tại nhiều hạn chế, vướng
mắc làm cản trở việc triển khai PPP, vì vậy cần bổ sung các quy định của luật pháp
VN theo hướng tương quan với luật pháp quốc tế nhằm tạo khung pháp lý rõ ràng để
làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trong việc áp dụng PPP, cũng như làm cơ sở để
giải quyết các tranh chấp nếu có. Để thu hút khối tư nhân tham gia đầu tư bằng hình
thức PPP, cần đảm bảo sự nhất qn trong chính sách của Nhà nước đối với đầu tư tư
nhân. Sự hài lòng của các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế vĩ mô tại
khu vực mà dự án được triển khai. Vì vậy Chính phủ cần tạo lập một môi trường đầu
tư thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính ổn định. (Phan Thị
Bích Nguyệt, 2013)
Cùng quan điểm như trên, tác giả Osei-Kyei Robert và Albert P. C. Chan trong
bài nghiên cứu “Factors Attracting Private Sector Investments in Public-Private
Partnerships in Developing Countries: A Survey of International Experts” được thực
hiện năm 2017 đã tiến hành điều tra khảo sát đối với các chuyên gia quốc tế về PPP
đến từ ngành công nghiệp và khối hàn lâm về các yếu tố quan trọng thu hút đầu tư tư
nhân tham gia thực hiện PPP ở các nước đang phát triển cụ thể là các quốc gia ở Mỹ

Latin, khu vực Caribbean, các quốc gia ở Đơng Á, Thái Bình Dương, Trung Đơng,
Bắc Phi và khu vực Sub-Sahara châu Phi. Dựa vào dữ liệu có được từ khảo sát 310
chuyên gia về PPP, kết quả thu được cho thấy ba yếu tố quan trọng nhất đó là sự hỗ trợ
và chấp thuận của chính phủ đối với PPP, thái độ tích cực của chính phủ đối với đầu tư
khu vực tư nhân và sự ổn định chính trị. Ngồi ra, bài nghiên cứu cũng nêu rõ cần phải
tạo niềm tin cho khu vực tư nhân vào thị trường dự án PPP ở địa phương bằng cách
Chính phủ cung cấp đầy đủ năng lực xây dựng và năng lực các bộ phận và cơ quan
công quyền, tăng cường năng lực quản lý các dự án PPP. Tác giả có nhấn mạnh lại tầm
quan trọng của các cam kết bảo đảm đến từ phía chính phủ có ảnh hưởng quyết định
tới việc thu hút nhà đầu tư tham gia hình thức PPP.
Riêng với khu vực nhà đầu tư nước ngoài FDI, Kawamura (2020) đã nghiên cứu
việc thu hút FDI qua PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại 4 quốc gia châu Á là Việt
Nam, Malaysia, Ấn Độ và Phillipin. Nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam và Ấn Độ đã thành
công trong việc thu hút FDI vào đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP bằng các biện
pháp thúc đẩy đầu tư nước ngồi và xây dựng mơi trường khơng phân biệt đối xử cho các
nhà đầu tư nước ngồi. Cịn Malaysia và Phillippin là hai trường hợp thất baị điển hình vì
có sự khác biệt về khung pháp lý cho nhà đầu tư trong và ngồi nước, trong đó khung
pháp lý dành cho nhà đầu tư nước ngồi cịn nhiều hạn chế và nghèo nàn.
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu khác chỉ ra rằng nhóm yếu tố thuộc
dự án có ảnh hưởng quyết định tới việc nhà đầu tư có tham gia hình thức này hay


14
không. OECD trong cuốn sổ tay “Public-Private Partnerships in the Middle East and
North Africa: A Handbook for Policy Makers” (2003) đã nhắc đến một yếu tố ảnh
hưởng quan trọng đó là cơ chế chia sẻ và đảm bảo rủi ro đối với những rủi ro mà dự án
có thể gặp phải. Đầu tiên tác giả đã chỉ ra rằng khu vực MENA có mức độ cạnh tranh
lớn ở khu vực tư nhân và rủi ro mà nhà đầu tư cần đối mặt cao hơn so với các khu vực
khác nên Chính phủ cần phải giảm thiểu những rủi ro mà nhà đầu tư có thể phải đối
mặt như giải quyết rủi ro ngoại hối bằng cách tài trợ nội tệ hoặc doanh thu trả bằng

đồng tiền mạnh. Khi tham gia vào dự án PPP thì chi phí lãi suất thấp hơn do đó tác
động tích cực đến lợi nhuận và điều này cũng thu hút khu vực tư nhân. Hơn nữa, điểm
hấp dẫn của dự án PPP đối với khu vực tư nhân là dòng tiền dự án kiếm được sẽ được
trả nợ cho các nhà đầu tư trước với sự đảm bảo rõ ràng. (OECD,2003). Ngoài ra, Jinbo
Song và các cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu “Factors Influencing Early
Termination of PPP Projects in China”. Dựa trên 23 dự án ở Trung Quốc được khảo
sát, nhóm tác giả đã chỉ ra rủi ro chấm dứt sớm các dự án PPP là một yếu tố cản trở
nhà đầu tư tư nhân ở đây tham gia vào các dự án PPP. Rủi ro này đến từ các vấn đề
của Chính phủ trong q trình đấu thầu, do Chính phủ chưa đủ kinh nghiệm tham gia
hình thức PPP, hay có sự bất cân xứng về thông tin dẫn đến lựa chọn sai chủ thầu
khơng đủ khả năng tài chính, dự đốn sai nhu cầu thị trường và khi thực hiện dự án bị
thiếu sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng, và lỗi thanh tốn từ phía Chính phủ. Do đó, các cam
kết bảo đảm rủi ro của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định tham gia PPP của
nhà đầu tư tư nhân. Xu và cộng sự (2014) đã nghiên cứu 34 dự án PPP ở Trung Quốc
và khẳng định tầm quan trọng của cơ chế bảo đảm rủi ro của chính phủ đối với doanh
nghiệp tư nhân trong các dự án PPP. Nhóm tác giả chỉ ra rằng đảm bảo doanh thu hoạt
động, đảm bảo cung cấp nguyên liệu, đảm bảo ngoại hối và bảo đảm cạnh tranh công
bằng là bốn bảo đảm phổ biến nhất được áp dụng trong các dự án PPP ở quốc gia này.
Vấn đề phân bổ và bảo đảm rủi ro cũng được tác giả Huỳnh Thị Thúy Giang (2012)
nhấn mạnh rằng những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án PPP cần phải phân chia
hợp lý giữa Nhà nước và Tư nhân để hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân hơn. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra khu vực tư nhân Việt Nam hiện nay chưa hài lòng với mức độ chia
sẻ rủi ro và cơ chế bảo đảm rủi ro của Chính phủ trong các dự án PPP giao thông
đường bộ. Nghiên cứu cũng chỉ ra vấn đề lợi nhuận là vấn đề ảnh hưởng lớn nhất tới
mức độ sẵn lòng đầu tư của nhà đầu tư tư nhân. Khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu
tư và đạt lợi nhuận kỳ vọng là hai trở ngại lớn nhất cho các doanh nghiệp tư nhân tham
gia vào các dự án PPP giao thông đường bộ. Zhang (2018) thông qua nghiên cứu dựa
trên lý thuyết hành vi cũng khẳng định khả năng thu hồi lợi nhuận là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới ý định đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án PPP.
Ngoài ra, về vấn đề thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia hình thức PPP, bên cạnh



15
các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thì một số
nghiên cứu khác đi theo hướng phân tích những lợi ích mà hình thức PPP đem lại cho
một quốc gia và đây được coi là những động lực để nhà nước khuyến khích và thu hút
khối tư nhân tham gia vào PPP nhiều hơn. Suhaiza Ismail trong nghiên cứu “Factors
Attracting the Use of Public Private Partnership in Malaysia” (2013) đã thực hiện 122
khảo sát để xác định sự khác biệt trong nhận thức giữa các lợi ích tạo ra bởi chính phủ
và những lợi ích tạo ra bởi khu vực tư nhân. Kết quả tổng thể cho thấy rằng các lợi ích
"doanh nghiệp được tạo điều kiện tiếp cận công nghệ đổi mới và sáng tạo", "Chính
phủ giải quyết được vấn đề hạn chế của ngân sách khu vực công "," Chính phủ được tư
nhân hỗ trợ trong việc cung cấp một giải pháp đồng bộ để thực hiện dự án", "Dự án
phối hợp giữa Nhà nước và Tư nhân mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế địa
phương" và "Sự phối hợp về cả vốn và kỹ thuật giữa Nhà nước và Tư nhân đẩy nhanh
tốc độ phát triển của dự án" là năm yếu tố hấp dẫn hàng đầu cho việc áp dụng PPP tại
Malaysia. Cũng ở Malaysia, tác giả đã viết bài nghiên cứu “Driving forces for
implementation of public private partnerships (PPP) in Malaysia and a comparison
with the United Kingdom” (2014) với 2 mục đích điều tra các yếu tố dẫn đến việc thực
hiện PPP ở Malaysia và so sánh các động lực để thực hiện PPP ở Malaysia với Vương
quốc Anh. Kết quả cho thấy ba động lực thúc đẩy thực hiện PPP hàng đầu ở Malaysia
là “Áp lực phát triển kinh tế đòi hỏi nhiều cơ sở vật chất”, “Khuyến khích sự đầu tư từ
khối tư nhân” và “Vấn đề thiếu kinh phí của chính phủ”. Mặc dù so sánh kết quả giữa
hai nước Malaysia và Anh cho thấy rằng cả hai quốc gia đều coi trọng tất cả các yếu tố
trên nhưng với mức độ quan tâm khác nhau vì các quốc gia khác nhau có ưu tiên khác
nhau đối với từng yếu tố thúc đẩy.
Tại Việt Nam, một số bài nghiên cứu khác liên quan đến hình thức PPP đã nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thành công của dự án PPP:
Theo Phạm Dương Phương Thảo trong bài viết “Kinh nghiệm triển khai mơ hình
đầu tư cơng – tư (PPP) trên thế giới để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị”,

các nhân tố tác động đến sự thành cơng của dự án PPP bao gồm vai trị và trách nhiệm
của chính phủ, lựa chọn đối tác tư nhân phù hợp, nhận dạng và phân bổ rủi ro thích
hợp, thiết lập cấu trúc vốn cho dự án PPP một cách hợp lý, thực hiện phân tích lợi ích
– chi phí của dự án. Bên cạnh những yếu tố có lợi cho dự án PPP, tác giả cũng đưa ra
các nhân tố bất lợi cho dự án PPP, cụ thể: tính bất ổn, khó dự đốn của mơi trường đầu
tư; khả năng thực thi các cam kết của Chính phủ kém; thiếu các quy định pháp lý cần
thiết; lựa chọn đối tác tư nhân không theo nguyên tắc cạnh tranh mà chịu tác động của
chính trị và sự bảo hộ của chính phủ đối với một số cơng ty; cơ chế điều tiết của chính
phủ kém hấp dẫn khiến nhà đầu tư tư nhân không đạt được kỳ vọng của mình (về lợi
nhuận, về chia sẻ rủi ro…); thể chế chính trị khơng ổn định; tham nhũng, quan liêu,


×