Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.48 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần : 6 Tiết PPCT: 29. Ngày soạn: 05/10/2012 Ngày dạy: 07/10/2012 Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN (Trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du -. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du. - Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi. 2. Kỹ năng: - Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích - Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân - Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm. 3. Thái độ: - Giáo dục HS Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, trân trọng trước cảnh đẹp thiên nhiên. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, giảng bình. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”? - Phân tích hình ảnh nhân vật Thúy Kiều? 3. Bài mới: Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả chân dung mà còn trong tả cảnh sắc thiên nhiên. Sau bức tranh chân dung hai nàng tố nga diễm lệ là bức trang tả cảnh ngày xuân trang ba tuyệt vời. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GIỚI THIỆU CHUNG GV: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm ? HS trả lời. GV chốt ý: Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại, gợi tả chị em Thuý Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, chị em Thuý Kiều đi chơi xuân. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: GV : hướng dẫn cách đọc (nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp phù hợp). Đọc mẫu 4 dòng đầu. Gọi HS đọc tiếp. Hỏi một số chú thích? Phương thức biểu đạt? GV Nội dung chính của đoạn trích? GV Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung? HS :xác định * HS đọc 4 câu đầu GV: Én thường xuất hiện vào mùa nào? Thiều quang là gì? Ý cả câu thơ? HS: tìm hiểu nghĩa của từ, suy nghĩ và trả lời. GV: Én bay đi bay lại như thoi đưa. Câu thơ tả cảnh. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Nguyễn Du 2.Tác phẩm Vị trí: - Sau đoạn “Chị em Thuý Kiều”,câu 3957 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – Tìm hiểu nghĩa từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần + P1 : 4 dòng đầu -> Khung cảnh ngày xuân. + P2 : 8 dòng tiếp theo -> Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. + P3 : 6 dòng cuối -> Cảnh hai chị em Kiều du xuân trở về. b. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. c.Phân tích: c1.Bức tranh thiên nhiên mùa xuân - Hình ảnh, màu sắc, đường nét:. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ngụ ý mùa xuân qua nhanh. Thều quang: ánh sáng ngày xuân, chín chục ngày xuân mà nay đã sáu mươi ngày, tức là đã qua tháng giêng, hai và bước sang tháng ba GV Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên là tín hiệu ngày xuân? GV Những hình ảnh ấy gợi ấn tượng gì về mùa xuân? HS : Thảo luận trả lời .GV chốt ý GV: Từ “điểm” động từ khiến bức tranh tự nhiên như thế nào? GV: Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo câu thơ cổ: “Phương thảo liên thiên bích” (cỏ thơm liền với trời xanh), “Lê chi sổ điểm hoa” (Trên cành lê mấy bông hoa) để tạo nên một khung cảnh xuân sống động, có hồn.Chứng tỏ tài quan sát tinh tế, nhạy bén và có tâm hồn nhạy cảm * HS đọc tiếp 8 câu tiếp theo GV Những hoạt động lễ hội được nhắc tới trong đoạn thơ? HS: Lễ tạo mộ , hội Đạp thanh GV Hệ thống từ ghép sử dụng phong phú hãy phân chia theo từ loại và nêu ý nghĩa của từng loại? GV Từ ý nghĩa các từ ngữ đó đã thể hiện cảnh lễ hội như thế nào? GV: Qua cuộc du xuân, tác giả khắc hoạ 1 truyền thống văn hoá lễ hội xưa * HS đọc 6 câu cuối: GV Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu cuối có gì khác so với 4 câu đầu ? GV: Không gian, thời gian thay đổi: yên lặng dần, không còn nhộn nhịp tưng bừng GV Các từ láy có ý nghĩa biểu đạt như thế nào? (Linh cảm điều sắp xảy ra: gặp mộ Đạm Tiên thắp nén nhan “Sè sè nấm đất bên đàng. Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh…..Sống làm vợ khắp người ta. Hại thay thác xuống làm ma không chồng. Gặp Kim Trọng….) GV Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích? GV Cảm nhận sâu sắc của em về cảnh trong đoạn trích? HS : Đọc ghi nhớ GV hướng dẫn HS làm bài Luyện tập và chốt ý. + Chim én đưa thoi + Thiều quang: ánh sáng ngày xuân + Cỏ non xanh - cành lê trắng điểm... => Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình : cảnh mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật đang đứng trước ngưỡng cửa của tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi và tràn đầy sức sống. c2.Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh: - Lễ tảo mộ: dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người thân, thắp hương... - Hội đạp thanh: chơi xuân ở chốn đồng quê - Các từ ghép: + Gần xa, nô nức (Tính từ) -> tâm trạng náo nức + Yến anh, tài tử, giai nhân (Danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt + Sắm sửa, dập dìu (Động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp => Dùng các từ ghép liên tiếp, từ Hán Việt, từ láy, phép ẩn dụ: Quang cảnh hội mùa xuân rộn ràng, náo nức, vui tươi cùng những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ đến người đã khuất . c3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về: - Bóng ngả về tây: Thời gian, không gian thay đổi - Tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ thẩn-> từ láy => Tâm trạng người bâng khuâng, lưu luyến về một ngày vui xuân đã hết. 3.Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV: So sánh cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ cổ và 2 trạng nhân vật câu thơ Kiều? - Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: thanh minh-> đi tảo mộ vào đầu tháng ba, tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ sửa sang phần mộ người thân; thiều quang-> ánh sáng thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du đẹp, tài tử- giai nhân -> trai tài, gái sắc… 4. Luyên tập: Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Sự tiếp thu thi cổ: Cỏ, chân trời, cành lê... - Sự sáng tạo: “Xanh tận chân trời” -> Không gian bao la. “Cành lê trắng điểm”. Bút pháp đặc tả, điểm nhấn, gợi sự thanh tao, tinh khiết III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: nội dung . Học thuộc lòng đoạn trích. - Hiểu và dùng một số từ Hán Việt thông dụng sử dụng trong văn bản * Bài mới: soạn bài tiếp “Thuật ngữ” Chuẩn bị: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” E. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................... Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>