Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 78: Khi con tu hú - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.61 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Dương Thị Thảo Trang. Trường THCS Lao Bảo. Ngày soạn: 16/1/07. Tiết 78:. KHI CON TU HÚ ( Tố Hữu). A Mục tiêu:* Giúp học sinh: 1. Kiến thức:Cảm nhận được lòng yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang bị giam cầm trong từ ngục. Hiểu được thể thơ lục bát mềm mại, hình ảnh thơ giàu màu sắc âm thanh và gợi cảm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng cảm nhận thơ . 3. Thái độ: biết yêu cuộc sống, yêu tự do. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án,xem tư liệu. 2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu hệ thống câu hỏi. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2p) II. Bài cũ : (5p) Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương.Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? III Bài mới: 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2p) Bài học hôm nay, mời các em cùng tìm hiểu về một nhà thơ với một tâm hồn nồng nhiệt đó là nhà thơ Tố Hữu 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức T.gian Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Dựa vào phần chú thích nêu vài nét về tác giả, tác phẩm. I. Tìm hiểu chung: 5p 1. Tác giả:Tố Hữu(1920-2003), Quê ở Thừa Thiên Huế. -Là “ lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam” -Con đường thơ của Tố Hữu hầu như bắt đầu cùng lúc với con đường cách mạng. -Thơ Tố Hữu thời kì đầu, người đọc bắt gặp một tâm hồn nồng nhiệt của tuổi trẻ gặp gỡ lí tưởng cách mạng. 2. Tác phẩm:Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ, Huế và được in trong tập thơ Tù ấy. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc và II Đọc và tìm hiểu chú thích. 5p tìm hiểu chú thích. 1.Đọc: 6 câu đầu đọc giọng vui, hân Gv hướng dẫn cách đọc, đọc hoan. Giáo án Ngữ Văn 8. Lop8.net. Năm học 2006-2007.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Dương Thị Thảo Trang. Trường THCS Lao Bảo. mẫu, gọi hs đọc.. Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích Gv: Gọi hs đọc lại khổ đầu. Em có nhận xét gì về nahn đề bài thơ? Hs thảo luận, trả lời. Bức tranh mùa hè trong hồi tưởng của người trong ngục hiện ra như thế nào?( Không gian? Màu sắc? ánh sáng? Âm thanh? Hình ảnh?) Hs phát hiện, phân tích. Bức tranh mùa hè được cảm nhận bằng những giác quan nào?. 4 câu sau với giọng buồn bực, nhịp mạnh gấp hơn. 2.Chú thích: SGK 3. Bố cục:2 đoạn. Đoạn 1: 6 câu đầu: Tả cảnh mùa hè. Đoạn 2: 4 câu cuối: Tâm trạng của tác giả. III. Phân tích. 1.Bức tranh mùa hè. -Rộn ràng, tràn trề nhựa sống: tiếng ve ran, lúa chín vàng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt, bắp vàng, nắng đào… -Tiếng cihm tu hú như mở ra và bắt nhịp cho tất cả. -> Bức tranh mùa hè tuyệt đẹp, một mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu và tràn trề nhựa sống. -> Niềm yêu đời, yêu sự sống thiết tha mãnh liệt.. 18p. Thái độ tình cảm của tác giả? Hs trao đổi, thảo luận. Gv gọi hs đọc khổ cuối. Tâm trạng của người chiến sĩ là tâm trạng như thế nào? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, cách ngắt nhịp?. Tiếng chim tu hú có ý nghĩa như thế nào trong việc khơi gợi tâm sự, cảm xúc của tác giả? Hoạt động 5: Tổng kết Rút ra nhứng giá trị về nội dung và nghệ thuật Giáo án Ngữ Văn 8. 2. Tâm trạng của tác giả. Tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không bi quan, tuyệt vọng. -Nhịp 6/2, 3/3, từ ngữ: đạp tan phòng, chết uất, ngột… -> Khát khao thoát khỏi cảnh tù ngục của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong buổi đầu giác ngộ cách mạng. -Âm thanh là sợi dây liên hệ với cuộc đời “ ngoài kia”-một tiếng chim là là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội. Cuối bài, tiếng chim tu hú là mọt thứ âm thanh nhức nhối, thúc giục hành động. III.Tổng kết: 5p 1.Nội dung: Lòng yêu sự sống mãnh liệt và niềm khao khát muốn thoát khỏi tù ngục của người chiến sĩ cộng. Lop8.net. Năm học 2006-2007.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Dương Thị Thảo Trang. Trường THCS Lao Bảo. sản 2. Nghệ thuật: Thể thơ lục bát mềm mại, tình thơ tha thiết, hình ảnh khi tươi sáng, khi dằn vặt, u uất đã thể hiện thành công tâm trạng cảm xúc của tác giả.. D.Củng cố, dặn dò:(5p) * Củng cố: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ. * Dặn dò:. - Học bài.. Soạn bài “Câu nghi vấn”(tiếp). Giáo án Ngữ Văn 8. Lop8.net. Năm học 2006-2007.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×