Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tuần 28. Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.97 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Đọc văn:


<b>TRUYỆN KIỀU</b>


Phần một: TÁC GIẢ.
<b>I.</b> <b>MỤC TIÊU DẠY HỌC</b>


1. Kiến thức.


- Giúp học sinh hiểu biết thêm về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài
Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.


- Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện
<i>Kiều.</i>


2. Kĩ năng.


- Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.
3. Thái độ.


- Biết cảm thơng với cuộc đời, tâm sự, tấm lịng của nhà thơ lớn và đánh giá cao
những giá trị tinh thần mà Nguyễn Du đã để lại cho văn học.


<b>II.</b> <b>THIẾT BỊ DẠY HỌC.</b>


+ Giáo viên: SGK, kế hoạch giảng dạy, bảng phụ, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có
liên quan đến bài dạy, sách hướng dẫn dành cho giáo viên.


+ Học sinh: SGK, đọc bài trong SGK, soạn bài trước ở nhà, trả lời tất cả các câu
hỏi gợi ý.


<b>III.</b> <b>Phương pháp dạy học.</b>


1. Phương pháp dạy học cơ bản.


-Vấn đáp:trao đổi giữa giáo viên và học sinh, giáo viên hỏi và học sinh trả
lời.


-Minh họa: chuẩn bị tranh ảnh về tác giả Nguyễn Du, những đoạn phim ngắn
nói về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du.


2. Phương pháp hỗ trợ.


- Kiểm tra: kiểm tra vấn đáp trong khi dạy bài mới.


- Đánh giá: Đánh giá bằng điểm xem học sinh đạt hay chưa đạt yêu cầu về
khối lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của tiết học, môn học yêu cầu.


<b>IV.</b> <b>THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.</b>
1. Ổn định lớp (1 phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nếu có ai đó đã từng xót xa trước 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều, từng buồn đau
cho gia cảnh oan trái của Vương viên ngoại, từng tiếc nuối cho mối tình tan vỡ
giữa Thúy Kiều và Kim Trọng, từng khóc thương trước cái chết của Từ Hải, từng
hả hê khi thấy Sở Khanh, tú bà, Hoạn Thư bị trừng trị thì chắc chắn sẽ nhớ đến
Nguyễn Du, một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc.
Hôm nay chúng ta cùng ngược dòng thời gian trở về thời đại của Nguyễn Du qua
bài học Truyện Kiều, phần một: tác giả.


<b>Thời</b>
<b>gian</b>


<b>Nội dung</b> <b>Hoạt đông của giáo viên và học sinh</b>



20phú
t


<b>Tiết 1.</b>


<b>I.</b> <b>Cuộc đời.</b>


Nguyễn Du (1765- 1820)
+ Tên chữ: Tố Như.
+ Hiệu là Thanh Hiên.


+ Quê ở huyện Nghi Xuân, Tiên Điền.


* Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài
Nguyễn Du:


1. Thời đại :


+ Sống vào nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK
XIX


+ Khủng hoảng, rối ren, nhiều biến cố lịch sử.
+ Đất nước chia làm hai: đàng trong và đàng
ngoài. Tranh chấp phong kiến nổ ra liên miên.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.


→ Điều kiện để Nguyễn Du gần gũi, hiểu cảm
thông sâu sắc với cuộc sống của nhân dân lao


động. Đó là nguồn tư liệu để Nguyễn Du sáng
tác văn chương.


Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Du.


Thao tác 1:


- Giáo viên gọi học sinh đọc phần I cuộc đời.
- Học sinh đọc tiểu dẫn.


Thao tác 2:


- Giáo viên : Qua phần đọc bài của bạn cùng
với những hiểu biết của mình một em hãy nêu
đôi nét về cuộc đời tác giả? và nên những yếu
tố ảnh hưởng đến tác giả?


- Học sinh trả lời :


+ Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là
Thanh Hiên quê ở huyện Nghi Xuân, Tiên
Điền.


* Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài
Nguyễn Du: thời đại, quê hương và gia đình,
bản thân.


- Giáo viên : vậy yếu tố thời đại như thế nào và
qua yếu tố đó thể hiện điều gì?



- Học sinh : Thời đại:


+ Sống vào nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK
XIX


+ Khủng hoảng, rối ren, nhiều biến cố lịch sử.
+ Đất nước chia làm hai: đàng trong và đàng
ngoài. Tranh chấp phong kiến nổ ra liên miên.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2. Quê hương và gia đình:


+ Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775). Quê
Hà Tĩnh.


+ Mẹ là Trần Thị Tần (1740 - 1778). Quê Bắc
Ninh.


+ Quê vợ: Thái Bình.
+ Sinh ra: Thăng Long.


→ Có điều kiện học tập năng khiếu văn học
nảy nở và phát triển. Tiếp nhận văn hóa nhiều
vùng q khác nhau.


- Gíao viên giảng: Nguyễn Du là nhân chứng
cho một thời kì lịch sử đặc biệt, những sự kiện
trọng đại nhất, những biến cố dữ dội nhất của


dân tộc Việt Nam đương thời. Tình hình chính
trị rối ren, đất nước chia làm 2 (đàng trong và
đàng ngoài), tranh chấp phong kiến nổ ra liên
miên kéo dài hơn hai thế kỉ làm đất nước phải
chịu cảnh nồi da nấu thịt, cốt nhục tương tàn.
Nhiều cuộc khởi nghĩa nhân dân nổ ra tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của hai anh
em Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc. Trong tiến
trình dựng nước của dân tộc, thời đại Nguyễn
Du giống như tia nắng cuối chiều, đó là thời
đại tàn suy, lắm thăng trầm.


Thao tác 3:


- Gíao viên: đó là yếu tố về thời đại cịn về q
hương và gia đình như thế nào? ảnh hưởng yếu
tố đó đến tác giả ntn, một em hay cho cơ biết?
- Học sinh: Q hương và gia đình:


+ Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775). Quê
Hà Tĩnh.


+ Mẹ là Trần Thị Tần (1740 - 1778). Quê
Bắc Ninh.


+ Quê vợ: Thái Bình.
+ Sinh ra: Thăng Long.


→ Có điều kiện học tập năng khiếu văn học
nảy nở và phát triển. Tiếp nhận văn hóa nhiều


vùng q khác nhau.


- Gíao viên giảng: mỗi vùng quê có một đặc
điểm riêng đã góp phần tạo nên nên con người
Nguyễn Du: đất Hồng Lam (núi Hồng Lĩnh,
sông Lam) chân chất quật cường, đất Thăng
Long là kinh đô ngàn năm văn hiến với những
con người có vẻ đẹp tài hoa thanh lịch, đất
Kinh Bắc thơ mộng trữ tình. Nguyễn Du sinh
trưởng trong một gia đình quý tộc quyền quý
có truyền thống văn chương, có nhiều người
đỗ đạt. Dân trong vùng đã có câu ca về dịng
họ này:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3. Bản thân :


+ Là người có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn
hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.


+ Sống chìm nổi long đong nếm trải đủ mùi
gian khổ:


+ 1783: đỗ thi Hương.


+ 1789:có hơn 10 năm sống cuộc đời gió bụi,
loạn lạc, tha hương, nghèo túng.


+ 1802: ra làm quan dưới triều Nguyễn.
+ 1813: Đi sứ Trung Quốc lần 1.



+ 1820: Mất trong một nạn dịch.


→ Cuộc đời lắm thăng trầm giúp Nguyễn Du
có điều kiện để trải nghiệm, suy ngẫm về XH,
con người.... Tạo tiền đề cho việc hình thành
tài năng và bản lĩnh văn chương.


=> Những nhân tố đó tạo nên thiên tài Nguyễn
Du, nhà nhân đạo lỗi lạc của văn học nước
nhà.


<i>Sông Lam hết nước họ này hết quan"</i>


→ Đó là một tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp
của nhà đại thi hào dân tộc.


Thao tác 4:


-Giáo viên yếu tố cuối cùng đó là bản thân.
Vậy một em hãy cho cô biết yếu tố bản thân
như thế nào? điều đó ảnh hưởng như thế nào
đến tác giả?


Học sinh : Bản thân:


+ Là người có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn
hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.


+ Sống chìm nổi long đong nếm trải đủ mùi
gian khổ.



+ 1783: đỗ thi Hương.


+ 1789:có hơn 10 năm sống cuộc đời gió bụi,
loạn lạc, tha hương, nghèo túng.


+ 1802: ra làm quan dưới triều Nguyễn.
+ 1813: Đi sứ Trung Quốc lần 1.


+ 1820: Mất trong một nạn dịch.


→ Cuộc đời lắm thăng trầm giúp Nguyễn Du
có điều kiện để trải nghiệm, suy ngẫm về XH,
con người.... Tạo tiền đề cho việc hình thành
tài năng và bản lĩnh văn chương.


- Giáo viên giảng: tuy xuất thân trong một gia
đình đại quý tộc nhưng do biến động của lịch
sử nên cuộc sống của bản thân Nguyễn Du rất
khó khăn. Cuộc sống nay đây mai đó, tiếp xúc
nhiều, va chạm nhiều giúp Nguyễn Du có điều
kiện để trải nghiệm, suy ngẫm về xã hội và
con người. Cũng như Mộng Liên Đường Chủ
Nhân đã từng nói: "nếu khơng phải có con mắt
<i>trong thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả </i>
<i>nghìn đời, thì khơng thể có một Nguyễn Du </i>
<i>như thế".</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

20phú
t



<b>II. Sự nghiệp sáng tác.</b>
1. Các sáng tác chính.


a. Sáng tác bằng chữ Hán.


<i>+ “Thanh Hiên thi tập” ( 78 bài) được viết </i>
trước khi ông ra làm quan cho nhà Nguyễn.
+ “Nam trung tạp ngâm”(40 bài) viết trong
thời gian ông ở Huế, Quảng Bình, những địa
phương ở phía Nam Hà Tĩnh quê hương ông.
+ “Bắc hành tạp lục” ( 131 bài) viết trong thời
gian Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc.


→ Thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của
ơng.


qua đời nhưng ông đã kịp để lại cho hậu thế
một sự nghiệp văn chương đồ sộ cùng những
giá trị bền vững đến muôn đời. Để làm rõ hơn
điều đó cơ và trị chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
phần II sự nghiệp sáng tác. Tiết học hôm nay
chúng ta chỉ tìm hiểu các sáng tác chính bằng
chữ Hán, phần còn lại tiết sau chúng ta sẽ tìm
hiểu.


HOẠT ĐỘNG 2: Gíao viên hướng dẫn học
sinh tìm hiểu về sự nghiệp văn học của
Nguyễn Du.



Thao tác 1:


- Gíao viên: một em hãy trình bày đôi nét về
các tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du, những
sáng tác bằng chữ Hán đó đã thể hiện điều gì?
- Học sinh:


* Các sáng tác bằng chữ Hán:


+ “Thanh Hiên thi tập” ( 78 bài) được viết
trước khi ông ra làm quan cho nhà Nguyễn.
+ “Nam trung tạp ngâm”(40 bài) viết trong
thời gian ơng ở Huế, Quảng Bình, những địa
phương ở phía Nam Hà Tĩnh q hương ơng.
+ “Bắc hành tạp lục” ( 131 bài) viết trong
thời gian Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc.


→ Thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của
ơng.


- Gíao viên giảng:


- Các bài thơ trong “Thanh Hiên thi tập” và
<i>“Nam trung tạp ngâm” tuy biểu hiện một tâm </i>
trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ
khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời,
về xã hội của tác giả.


+ Bài thơ "Đọc Tiểu Thanh ký"



được rút từ "Thanh Hiên thi tập" viết về nàng
Tiểu Thanh một người phụ nữ có tài có sắc
nhưng đường đời truân chuyên bất hạnh.
Thương xót, đồng cảm với số phận của người
con gái tài tình mà bạc mệnh, Nguyễn Du viết
ra bài thơ này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nàng Tiểu Thanh:


<i>"Chi phấn hữu thần liên tử hậu</i>
<i>Văn chương vô mệnh lụy phần dư".</i>


("Son phấn có thần chơn vẫn hận.


<i>Văn chương khơng mệnh đốt còn vương".</i>
- Trong “Bắc hành tạp lục”, những điểm đặc
sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du thể hiện
rõ ràng hơn.


Thơ Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc có
3 nhóm đáng chú ý:


+ Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao
thượng và phê phán những nhân vật phản diện;
+ Phê phán xã hội chà đạp quyền sống con
người;


+ Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới
đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi. Xét về đề tài và


cảm hứng sáng tác, có nhiều điểm tương đồng
giữa "Truyện Kiều" và các bài thơ chữ Hán
trong “Bắc hành tạp lục".


Năm 1813, Nguyễn Du được thăng chức Học
sĩ điện Cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi
tuế cống Trung Quốc. Trên đường đi, ông đã
tận mắt chứng kiến cảnh quan lại quyền quý
cơm canh, thịt cá thừa mứa ăn không hết,
đem đổ xuống sông, trong khi người nghèo
đói ca hát đến sùi bọt mép thì chỉ được mấy
đồng kẽm, khiến cho nhà thơ đau lòng phải
thốt lên:


<i>"Ngã sạ kiến chi, bi thả tân</i>


<i>Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần"</i>
<i>("Chợt nhìn thấy cảnh này đau xót</i>
<i>Phàm người ta chết tốt hơn nghèo").</i>


(Trích "Thái Bình mại ca giả" nghĩa là người
<i>hát rong ở Thái Bình, trong tập Bắc hành tạp </i>
<i>lục)</i>


<i>"Sở Kiến hành " là cảnh một mẹ dắt ba con đi </i>
ăn xin:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Áo quần thật lam lũ.</i>
<i>Gặp ai không dám nhìn,</i>
<i>Nước mắt thấm áo đầm đìa."</i>



Nhà thơ lại nghĩ đến hôm qua ở trạm Tây Hà,
người ta cung đón cho đồn mình nào là gân
hươu, vây cá, thịt lợn, thịt dê đầy mâm cỗ. Các
quan lớn không chọc đũa vào đã đành, mà kẻ
tùy tùng cũng chỉ nếm qua, rồi đổ cho chó nhà
hàng xóm, mà chó cũng chán chê khơng thèm
ăn.


<i>"Mâm cổ cung đốn sao mà linh đình!</i>
<i>Nào là gân hươu, vây cá,</i>


<i>Ðầy bàn thịt lợn, thịt dê.</i>
<i>Quan lớn không chọc đũa,</i>
<i>Người tùy tùng chỉ nếm qua.</i>
<i>Đồ bỏ khơng hề tiếc,</i>


<i>Chó hàng xóm cũng chán thức ngon."</i>


Tác giả sáng tác "Trở binh hành" khi chưa đi
đến kinh đô của nhà Thanh, tác phẩm không ở
"việc binh đao làm nghẽn đường" (đi sứ của
tác giả) như tên bài, mà ở chỗ qua đây ơng
muốn mơ tả lại cảnh đói khổ vì thiên tai, vì
giặc giã của dân nghèo ở Hồ Nam và Hà Nam.
Để từ đó ơng đề xướng rằng:


"Sảo gia tồn tuất đương tự bình"


("gốc rễ của cảnh loạn lạc này là vì dân đói,


<i>chỉ cần cứu tế một chút thì dân tự yên" ).</i>
<b>V.</b> <b>Củng cố bài. </b>(2 phút)


- Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du.
- Sáng tác bằng chữ Hán.


<b>VI.</b> <b>Ra bài tập, dặn dò, nhận xét kết thúc tiết học. </b>(1 phút)


- Nắm những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du. Những yếu tố
tạo nên một thiên tài Nguyễn Du.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Truyện Kiều</b></i>

傳翹



<b>Thuý Kiều</b>

翠翹



<b>Thuý Vân </b>

翠雲



<b>Kim Trọng </b>

金重



<b>Mã giám sinh</b>

馬監生



<b>Tú bà</b>

秀婆



<b>Sở Khanh</b>

楚卿



<b>Thúc sinh</b>

束生



<b>Hoạn thư</b>

宦姐



</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×