Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá hiệu quả lâm sàng theo thang điểm vds trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------

ĐÀO DUY PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG
THEO THANG ĐIỂM VDS
TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH CHI DƢỚI
BẰNG LASER NỘI MẠCH

Ngành: Ngoại khoa
Mã số: 8720104

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ TRÍ THANH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả


Đào Duy Phƣơng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5
1.1. Vài nét giải phẫu học hệ tĩnh mạch chi dƣới .......................................... 5
1.2. Suy tĩnh mạch chi dƣới mạn tính và dãn tĩnh mạch chân .................... 10
1.3. Vài nét về dịch tễ học dãn tĩnh mạch chi dƣới ..................................... 13
1.4. Rối loạn huyết động – Dòng máu trào ngƣợc ...................................... 16
1.5. Hiệu quả của việc loại bỏ dòng máu trào ngƣợc .................................. 16
1.6. Chỉ số VDS ........................................................................................... 20
1.7. Bảng phân độ CEAP ............................................................................. 20
1.8. Siêu âm chẩn đoán ................................................................................ 21
1.9. Các phƣơng pháp loại bỏ dòng trào ngƣợc và kỹ thuật laser ............... 21
1.10. Chỉ định laser ...................................................................................... 24
1.11. Chống chỉ định .................................................................................... 25
1.12. Tai biến – Biến chứng......................................................................... 25
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 26
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu – Cỡ mẫu .......................................................... 26
2.2. Thời gian và địa điểm ........................................................................... 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 26
2.4. Chỉ định laser ........................................................................................ 28
2.5. Mô tả phƣơng pháp thực hiện ............................................................... 28
2.6. Phƣơng pháp đánh giá .......................................................................... 34
2.7. Thống kê và xử lý số liệu ..................................................................... 34


2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 35

Chƣơng 3 KẾT QUẢ..................................................................................... 36
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu .................................................................. 36
3.2. Điều trị laser nội tĩnh mạch .................................................................. 41
Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 48
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu .................................................................. 48
4.2. Kết quả điều trị ..................................................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

CTM : Công thức máu
CVI : Chronic Venous Insufficiency
RFA : Radiofrequency Ablation
TM

: Tĩnh mạch

VDS : Venous Disability Score
XQ

: X-quang


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Triệu chứng cơ năng ....................................................................... 38


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của BN thuộc mẫu nghiên cứu ....................... 36
Biểu đồ 3.2. Độ tuổi nhóm nghiên cứu ........................................................... 37
Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng cơ năng xuất hiện trên 75 BN .......................... 38
Biểu đồ 3.4. Phân độ CEAP ........................................................................... 39
Biểu đồ 3.5. Phân độ VDS .............................................................................. 40
Biểu đồ 3.6. Mức độ đau sau thủ thuật ........................................................... 42
Biểu đồ 3.7. Thời điểm phục hồi đi lại sau thủ thuật ...................................... 43
Biểu đồ 3.8 Mức độ cải thiện lâm sàng.......................................................... 44
Biểu đồ 3.9. Hiệu quả tắc mạch của RFA ....................................................... 45
Biểu đồ 3.10. Mức độ hài lòng của bệnh nhân ............................................... 47


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống tĩnh mạch hiển lớn ............................................................. 7
Hình 1.2. Hệ thống tĩnh mạch hiển bé .............................................................. 8
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống tĩnh mạch xuyên ....................................................... 9
Hình 2.4. Máy siêu âm Doppler sử dụng trong nghiên cứu ............................ 29
Hình 2.5. Đầu dị siêu âm phẳng tần số 7,5 Mhz sử dụng trong nghiên cứu .. 29
Hình 2.6. Máy phát nguồn laser ...................................................................... 30
Hình 2.7. Dây fiber và bàn đạp phát laser ....................................................... 30
Hình 2.8. Đầu fiber (mũi tên đen ) xác định bằng Siêu âm cách chỗ nối hiển –
đùi (mũi tên trắng) 1-2cm ............................................................... 32
Hình 2.9. Siêu âm cho thấy dung dịch làm mát đƣợc chích cơ lập và ép xẹp
TM cần can thiệp ............................................................................ 33



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử y học, bệnh tĩnh mạch chi dƣới đã đƣợc biết từ rất lâu.
Các bậc thầy của nền y học phƣơng tây thời cổ đại nhƣ Hypocrates cũng đã
nhắc đến những trƣờng hợp dãn tĩnh mạch chi dƣới từ những năm 1500 trƣớc
Cơng ngun. Ơng cũng là ngƣời đầu tiên đề xuất biện pháp điều trị bằng
băng ép. Ngƣời ta tìm đƣợc trên các tảng đá thành Athen có khắc lại các hình
vẽ cổ xƣa những đôi chân với các tĩnh mạch nổi phồng ngoằn ngoèo. [32]
Ở thế kỷ thứ II sau Công nguyên, tác giả Galen đã biết sử dụng chỉ soie
để cột tĩnh mạch và dùng móc để lấy tĩnh mạch dãn ra ngồi. Từ thế kỷ XIV
đến trƣớc thế kỷ XX, có nhiều phát hiện quan trọng về giải phẫu và sinh lý
của hệ tĩnh mạch. Leonardo da Vinci là ngƣời đầu tiên vẽ lại giải phẫu đƣờng
đi của hệ tĩnh mạch, và sau đó là Andreas Vesalius hồn tất lại các chi tiết.
Năm 1547, Canano phát hiện ra sự hiện diện của các van một chiều trong lòng
tĩnh mạch. Năm 1628, tác giả William Harvey xác định rằng máu di chuyển
trong lòng tĩnh mạch theo chiều từ dƣới lên trên và về tim, mà khơng có chiều
chảy ngƣợc lại. Tác giả Virchow cũng đƣa ra 3 yếu tố ảnh hƣởng đến tình
trạng huyết khối tĩnh mạch sâu: các thay đổi ở thành mạch, sự ứ đọng máu,
các thay đổi về đông máu.
Cuối thế kỷ XIX, Trendelenburg mô tả kỹ thuật cột quai TM hiển tại
gốc. Năm 1905 Keller bổ sung kỹ thuật lột lấy TM hiển bằng cách luồn dây
vào trong lòng mạch và năm 1906, Mayo bổ sung kỹ thuật lột tĩnh mạch hiển
bằng luồn dây phía bên ngồi tĩnh mạch. Tác giả Babcock cũng phát triển kỹ
thuật này bằng dây luồn mềm mại và có thể uốn cong. Năm 1966, Robert
Muller, ngƣời Thụy Sĩ, trình bày kỹ thuật lấy tĩnh mạch dãn bằng các đƣờng
rạch tại chỗ. Phẫu thuật tái cấu trúc tĩnh mạch đƣợc thực hiện đầu tiên và năm


2


1877 bởi tác giả Eck. Phẫu thuật trên hệ tĩnh mạch xuyên đƣợc Robert Linton
lần đầu tiên mô tả năm 1938, bằng cách thắt dƣới cân các tĩnh mạch xuyên bị
trào ngƣợc. Dodd và Cockett mô tả kỹ thuật thắt ngoài cân các tĩnh mạch
xuyên trong quyển sách giáo khoa chuẩn mực đầu tiên về điều trị bệnh lý tĩnh
mạch. Các cống hiến của Kistner năm 1968 cũng mở đầu cho sự phát triển
phẫu thuật tái cấu trúc van tĩnh mạch trong điều trị suy tĩnh mạch sâu. [4]
Suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh lý gây ảnh hƣởng nhiều đến sinh hoạt
và công việc của ngƣời bệnh. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có từ 10-35% ngƣời
lớn mắc phải bệnh này. Loét chân do tĩnh mạch cũng chiếm đến 4% trong số
các bệnh nhân trên 65 tuổi. Hàng năm, kinh phí tiêu tốn cho điều trị đến hơn 1
tỷ USD, và bệnh cũng làm mất đi 4,6 triệu ngày công làm việc. [47,48]
Dãn tĩnh mạch chân chiếm tỷ lệ khá cao ở những bệnh nhân suy tĩnh
mạch chi dƣới. Theo nghiên cứu Bonn trên 3072 bệnh nhân, báo cáo tại hội
nghị thƣờng niên lần 44 của Hội Tĩnh mạch học Đức, tỷ lệ dãn tĩnh mạch
chiếm 14,3% [53]. Tại Việt Nam, thống kê tại BV ĐH Y Dƣợc TPHCM trên
7569 lƣợt khám cho thấy tỷ lệ có dãn tĩnh mạch chân là 15,9%. [2]
Hiện nay, suy tĩnh mạch chi dƣới đã trở thành vấn đề phổ biến tại Việt
Nam. Lƣợng bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế về các vấn đề liên quan
đến bệnh tĩnh mạch chân ngày càng nhiều, lƣợng bệnh nhân đƣợc điều trị
phẫu thuật ngày càng tăng. Mặt khác, xu hƣớng mới trong điều trị hiện nay
trên thế giới là ứng dụng các kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu, mang tính
hiệu quả và thẩm mỹ cao, sử dụng các máy móc và thiết bị hiện đại. Qua thu
thập tài liệu và khảo sát thực tế tại các nƣớc ngồi, chúng tơi nhận thấy hiện
tại đa số các cơ sở trên thế giới đều dần dần thực hiện kỹ thuật đốt TM hiển
bằng laser hoặc sóng siêu âm cao tần (RFA), thay thế cho kỹ thuật lột tĩnh
mạch hiển kinh điển (stripping), vốn là kỹ thuật đang đƣợc thực hiện chủ yếu
tại nƣớc ta từ trƣớc đến nay.



3

Hiện nay, phƣơng pháp laser nội tĩnh mạch đã và đang thực hiện ở
nhiều bệnh viện trong nƣớc nhƣng chƣa có một nghiên cứu đánh giá hiệu quả
của phƣơng pháp này trong việc điều trị suy tĩnh mạch chi dƣới. Vì vậy câu
hỏi đặt ra cho chúng tơi là: điều trị suy tĩnh mạch chi dƣới bằng phƣơng pháp
laser nội mạch có thực sự hiệu quả? Do đó đây là lí do chúng tơi thực hiện
nghiên cứu này


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiệu quả gây tắc mạch nhằm loại bỏ dòng máu trào ngƣợc khi
áp dụng kỹ thuật laser nội tĩnh mạch
2. Đánh giá mức độ cải thiện lâm sàng theo thang điểm VDS.
3. Đánh giá các tác dụng phụ, tai biến và biến chứng.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vài nét giải phẫu học hệ tĩnh mạch chi dƣới [46]
Hiện nay có nhiều cách phân loại về giải phẫu hệ thống tĩnh mạch chi
dƣới. Tuy nhiên, phân loại phổ biến nhất, đƣợc đa số tác giả công nhận, và
tiện dụng trong thực hành lâm sàng, là phân loại phối hợp theo vị trí và độ
sâu. Theo phân loại này, hệ tĩnh mạch chi dƣới đƣợc chia ra làm 3 hệ thống:
tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên.

Tĩnh mạch sâu: là các tĩnh mạch dƣới cân, nằm sâu trong các lớp cơ. Các
tĩnh mạch này đi song hành với các động mạch, chiếm vai trò chủ yếu,
khoảng 90% chức năng dẫn lƣu máu tĩnh mạch về tim.
Tĩnh mạch sâu bao gồm các tĩnh mạch chày và mác ở cẳng chân, hội
lƣu thành tĩnh mạch khoeo đi trong hố khoeo. Tĩnh mạch khoeo sau khi qua
cung gân cơ khép đi lên trên đổi tên thành tĩnh mạch đùi. Tĩnh mạch khoeo
nhận một hội lƣu lớn từ tĩnh mạch hiển bé đổ vào ở hố khoeo, còn tĩnh mạch
đùi nhận một hội lƣu lớn từ tĩnh mạch hiển lớn đổ vào ở vùng tam giác bẹn.
Tĩnh mạch nông: là các tĩnh mạch nằm nông dƣới da, ngồi lớp cân cơ chi
dƣới, chiếm vai trị thứ yếu hơn, khoảng 10% chức năng dẫn lƣu máu tĩnh
mạch về tim. Hệ thống tĩnh mạch nông đƣợc phân chia thành tĩnh mạch hiển
lớn, tĩnh mạch hiển bé và mạng tĩnh mạch Giacomini.
- Tĩnh mạch hiển lớn: bắt nguồn từ cung tĩnh mạch mu chân, đi lên trên
vào trong, từ bờ trƣớc mắt cá trong, dọc theo mặt trong cẳng chân và mặt
trong đùi. Tại tam giác đùi, tĩnh mạch hiển lớn xuyên qua cân và đổ vào tĩnh
mạch đùi ở vùng bẹn, gọi là chỗ nối hiển-đùi. Tại chỗ nối hiển đùi này, tĩnh


6

mạch hiển lớn còn nhận thêm các nhánh nhỏ: TM hiển phụ, TM mũ chậu
nông, TM thƣợng vị nông, TM thẹn ngoài. Trên đƣờng đi, từ 1/3 trên cẳng
chân đến mắt cá, TM hiển lớn đi sát với thần kinh hiển.
- Tĩnh mạch hiển bé: Bắt đầu từ bờ sau mắt cá ngoài, đi lên trên theo
mặt sau cẳng chân, nhận các nhánh phụ trên đƣờng đi. Khi đến hố khoeo, TM
hiển bé xuyên qua cân sâu để đổ vào tĩnh mạch khoeo.
- Mạng tĩnh mạch Giacomini: là hệ thống tĩnh mạch nông dƣới da,
thƣờng ở mặt sau đùi, kiểu mạng lƣới, gồm nhiều nhánh thông nối giữa hai hệ
tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch hiển bé.
Tĩnh mạch xuyên: là các nhánh tĩnh mạch đi xuyên qua cân cơ chi dƣới,

thông nối giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu, dẫn lƣu máu
tĩnh mạch từ hệ thống nông vào hệ thống sâu.


7

Hình 1.1. Hệ thống tĩnh mạch hiển lớn
(Nguồn: Atlas giải phẫu học – Nguyễn Quang Quyền)


8

Hình 1.2. Hệ thống tĩnh mạch hiển bé
(Nguồn: Atlas giải phẫu học – Nguyễn Quang Quyền)


9

Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống tĩnh mạch xuyên
(Nguồn: internet Elsevierimages.com)


10

Giải phẫu vi thể
Hệ tĩnh mạch là một hệ thống giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi
về huyết động, và khác nhau giữa các cá thể. Tuy có cùng chức năng cơ bản
là vận chuyển máu trong cơ thể, hệ thống tĩnh mạch có những sự khác biệt rõ
rệt với hệ thống động mạch.


Hình 1.1Giải phẫu thành tĩnh mạch
“Nguồn: University of Cumberlands, structure of arteries and veins”
Cũng nhƣ động mạch, thành tĩnh mạch đƣợc cấu tạo bởi 3 lớp: lớp áo
trong, lớp áo giữa và lớp áo ngoài. Màng chun trong ngăn cách lớp áo trong
và áo giữa, màng chun ngoài phân cách lớp áo giữa và áo ngoài. Tuy nhiên cả
2 lớp màng chun ở tĩnh mạch rất mỏng, đơi khi khơng có, và 3 lớpáo ở thành
tĩnh mạch thƣờng khơng có ranh giới rõ ràng.
Lớp áo trong
Lớp áo trong bao gồm 1 lớp những tế bào nội mơ nằm trên màng đáy
khơng liên tục, có tính chất co giãn. Những tế bào nội mơ này đóng vai trị
quan trọng trong chức năng và đảm bảo tính toàn vẹn của thành tĩnh mạch.


11

Chúng tiết ra những chất gây giãn mạch (prostacyclin) cũng nhƣ ngăn ngừa
sự hoạt hóa, kết dính, và kết tập tiểu cầu (NO).
Lớp áo giữa
Lớp áo giữa đƣợc cấu thành bởi những tế bào cơ trơn, đƣợc sắp xếp
theo vòng trịn, có số lƣợng thay đổi tùy vào vị trí tĩnh mạch. Tuy nhiên, lớp
này kém phát triển hơn so với ở động mạch. Lớp áo giữa ở trạng thái nghỉ
ngơi trong điều kiện bình thƣờng nhờ hoạt động của nhiều yếu tố (nhƣ yếu tố
phát triển β). Khi có chấn thƣơng hay thay đổi môi trƣờng, nhƣ trong trƣờng
hợp tĩnh mạch bị ảnh hƣởng bởi dòng chảy động mạch, lớp áo giữa sẽ tăng
sản hoặc tăng hoạt động chết theo chƣơng trình của tế bào. Có thể đây cũng là
cơ chế hình thành sự giãn tĩnh mạch.
Lớp áo ngồi
Lớp áo ngoài là lớp ngoài cùng nhất và dày nhất, đƣợc tạo thành bởi
những bó sợi cơ trơn xếp theo chiều dọc, xen kẽ với các bó sợi đàn hồi và sợi
collagen. Cùng với lớp áo giữa, lớp áo ngoài đóng vai trị trong tính chất giãn

rộng đƣợc của hệ tĩnh mạch.


12

Van tĩnh mạch

Hình 1.2Van tĩnh mạch
“Nguồn: University of Toronto, the venous system”

Van chỉ hiện diện ở tĩnh mạch kích thƣớc nhỏ và vừa, lớn hơn 2mm
đƣờng kính. Đƣợc tạo thành bởi sự xếp nếp của lớp áo trong thành hình bán
nguyệt, van nhơ vào trong lịng tĩnh mạch theo hƣớng của dịng máu chảy về
tim, ngăn khơng cho dịng trào ngƣợc. Van đƣợc cấu tạo bởi bó sợi co giãn –
collagen, với lõi là mơ liên kết, và đƣợc lót bởi tế bào nội mô mỏng. Kết cấu
này giúp van trở nên chắc hơn và đàn hồi hơn so với thành tĩnh mạch. Chúng
hiện diện ở phần xa, tại nơi hội lƣu của các nhánh tĩnh mạch phụ thành tĩnh
mạch kích thƣớc lớn hơn. Xoang van, nơi van nhơ vào lòng mạch, rộng hơn
phần trên và dƣới van, dễ bị tổn thƣơng nhất trong trƣờng hợp có ứ trệ tĩnh


13

mạch. Ở chi dƣới, van hỗ trợ máu chảy từ dƣới, đi ngƣợc trọng lực hƣớng lên
tim, và từ tĩnh mạch nông đổ vào hệ thống sâu (ngoại trừ ở lòng bàn chân là
từ tĩnh mạch cho cơ ở lớp sâu đến tĩnh mạch nông ở mu bàn chân). Càng gần
tim, số lƣợng van càng giảm. Khơng có van ở tĩnh mạch chậu chung, tĩnh
mạch chủ dƣới và tĩnh mạch đầu cổ. Máu đi về tim nhờ lực co bóp của tim, di
chuyển lên xuống của cơ hoành và trọng lực (khi nằm đối với tĩnh mạch dƣới
tim).

1.2. Suy tĩnh mạch chi dƣới mạn tính và dãn tĩnh mạch chân
- Suy tĩnh mạch mạn tính (chronic venous insufficiency): Suy tĩnh mạch
mạn tính chi dƣới (CVI) đƣợc hiểu biết khá cặn kẽ, trong đó có sự hƣ hỏng
của các van tĩnh mạch dẫn tới sự xuất hiện các dòng máu trào ngƣợc trong hệ
thống tĩnh mạch theo tác dụng của trọng lực và hiệu ứng cơ bơm. Dòng trào
ngƣợc gây ra tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch tại ngoại vi, làm xuất hiện các
triệu chứng cơ năng nhƣ nhức mỏi, vọp bẻ, sƣng phù chân, rối loạn biến
dƣỡng, chàm da, loét không lành… Việc điều trị nhằm sửa chữa hoặc loại bỏ
các dịng trào ngƣợc nói trên là mục tiêu chủ yếu trong điều trị CVI hiện nay
[47].
- Dãn tĩnh mạch chân (varicose vein): là các thay đổi về hình thái của
tĩnh mạch nơng. Tĩnh mạch tăng kích thƣớc, dãn trƣớng, nở phồng, dài ra, gập
góc, xoắn cuộn lại, nhìn thấy rõ trên da và sờ đƣợc.
1.3. Vài nét về dịch tễ học dãn tĩnh mạch chi dƣới: [19]
Tuổi tác
Tuổi tác là một yếu tố đƣợc nghiên cứu đầu tiên trong mối liên quan
với bệnh tĩnh mạch. Hiện nay các tác giả đều công nhận là tuổi cao là yếu tố
làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính và dãn tĩnh mạch chân. Độ tuổi


14

thƣờng mắc bệnh dãn tĩnh mạch là từ 45-50 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, dãn
tĩnh mạch thƣờng càng trầm trọng hơn.
Giới tính
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh dãn tĩnh mạch thƣờng gặp ở nữ giới
hơn là nam giới. Cứ khoảng 2-3 bệnh nhân nữ mắc bệnh thì mới có 1 bệnh
nhân nam bị dãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, ngƣời ta nhận thấy đối với suy tĩnh
mạch mạn tính, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là tƣơng đƣơng nhau. Sự khác
biệt về mặt tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ trong dãn tĩnh mạch đƣợc lý giải

có lẽ là do nữ giới thƣờng phải trải qua thời kỳ mang thai.
Trong những nghiên cứu lớn, đa trung tâm tại Đức và Ý, ngƣời ta nhận
thấy ở phụ nữ mắc bệnh suy tĩnh mạch, tỷ lệ phù chân thƣờng cao hơn nam
giới; trong khi ngƣợc lại nam giới bị suy tĩnh mạch thƣờng dễ bị chàm da,
loét chân hơn khi so với nữ giới.
Nghề nghiệp – Thói quen đứng lâu
Theo những nghiên cứu trƣớc đây, những nghề nghiệp có liên quan đến
thói quen phải đứng lâu, đi lại nhiều… đã đƣợc xác định là yếu tố nguy cơ
làm tăng tỷ lệ mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính và dãn tĩnh mạch chân. Tuy
nhiên, đây chỉ là giả thuyết vì y học chƣa chứng minh rõ ràng đƣợc thói quen
đứng lâu gây ra bệnh dãn tĩnh mạch nhờ cơ chế nào. Cũng có một vài nghiên
cứu gần đây cho thấy đứng lâu lại không liên quan, hoặc chỉ liên quan ít đến
dãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch chân mạn tính.
Tính chất gia đình
Các nghiên cứu cho thấy suy tĩnh mạch và dãn tĩnh mạch chân có tính
chất gia đình. Một ngƣời mắc bệnh thì các thành viên khác cùng huyết thống
trong gia đình cũng dễ mắc bệnh tƣơng tự, với tần suất gấp 1,5 đến 2 lần


15

ngƣời bình thƣờng. Tuy nhiên, hiện nay y học vẫn chƣa chứng minh đƣợc
bệnh có di truyền hay khơng và chƣa xác định đƣợc có gen gây bệnh hay
khơng.
Béo phì
Vai trị của chứng béo phì trong mối liên quan với bệnh dãn tĩnh mạch
chân vẫn cịn có nhiều ý kiến trái ngƣợc. Theo nghiên cứu tại Anh quốc, chỉ
số BMI trên 27 làm tăng nguy cơ dãn tĩnh mạch ở nữ giới, nhƣng không tăng
nguy cơ này ở nam giới. Một nghiên cứu lớn khác tại Đức (nghiên cứu Bonn)
cho thấy chỉ số BMI trên 30 chỉ làm tăng nguy cơ dãn tĩnh mạch một cách

không đáng kể ở nữ giới, nhƣng lại làm tăng rõ rệt nguy cơ suy tĩnh mạch ở
cả nam lẫn nữ.
Mang thai
Mang thai, sanh nở nhiều lần và thai kỳ làm tăng nguy cơ dãn tĩnh
mạch chân. Phụ nữ đã mang thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh
cao hơn là phụ nữ chƣa mang thai và nam giới gấp 2 lần.
Nội tiết tố - Thuốc ngừa thai
Dùng thuốc ngừa thai đƣờng uống và liệu pháp hormon thay thế đã
đƣợc chứng minh là có liên quan đến nguy cơ dễ mắc bệnh huyết khối tĩnh
mạch sâu. Tuy nhiên, thuốc ngừa thai và nội tiết tố khơng có liên quan đến
suy tĩnh mạch và dãn tĩnh mạch chân, không làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Táo bón kinh niên
Một số tác giả coi chứng táo bón kinh niên nhƣ là yếu tố nguy cơ của
dãn tĩnh mạch. Tuy nhiên cho tới nay, các nghiên cứu chƣa đƣa ra đủ bằng
chứng đây là một yếu tố nguy cơ thực sự cho bệnh này.


16

1.4. Rối loạn huyết động – Dòng máu trào ngƣợc [47]
Bình thƣờng, máu tĩnh mạch lƣu chuyển từ hai chân về tim theo chiều
từ dƣới lên trên, ngƣợc theo chiều của trọng lực, bất chấp khi ngƣời đang ở tƣ
thế đứng hoặc đi lại. Để làm đƣợc điều này, ngoài các cơ chế nhƣ lực hút của
cơ tim và lồng ngực, sức co bóp của khối cơ cẳng chân, cịn có vai trị rất
quan trọng của hệ thống van một chiều trong lòng các tĩnh mạch. Các van này
bảo đảm cho máu luôn luôn di chuyển theo một chiều sinh lý, từ dƣới lên trên,
từ ngồi nơng vào trong sâu. Khi các hệ thống van này bị hƣ hỏng, suy yếu,
ngồi dịng máu sinh lý nói trên, trong lịng tĩnh mạch sẽ xuất hiện các dòng
máu chảy theo chiều ngƣợc lại, gọi là dòng trào ngƣợc. Điều này sẽ gây ra các
xáo trộn về mặt huyết động. Sự xáo trộn huyết động này là nguyên nhân dẫn

tới các triệu chứng lâm sàng của ngƣời bệnh nhƣ nhức mỏi, nặng chân, cảm
giác căng tức ở chân, sƣng phù chân về chiều, vọp bẻ về đêm, dãn các mạch
máu ngoài da, chàm da, xạm da, loét chân…
1.5. Hiệu quả của việc loại bỏ dòng máu trào ngƣợc
Đối với suy van trào ngược tĩnh mạch sâu – Sự cải thiện huyết động
và lâm sàng
Sự hiện diện của suy van trào ngƣợc tĩnh mạch sâu làm nặng thêm tình
trạng lâm sàng. Năm 1999, Marston và cộng sự [37] ghi nhận có 27% các
bệnh nhân mức độ C5-C6 có phối hợp suy van trào ngƣợc tại cả hai hệ thống
TM hiển và TM sâu. Năm 2000, Labropoulos và cộng sự [34] ghi nhận có
22% các bệnh nhân trào ngƣợc TM nơng ngun phát cũng có kèm theo trào
ngƣợc tại TM sâu.
Các thủ thuật can thiệp lên hệ thống van TM sâu đã từng đƣợc áp dụng
trƣớc đây nhƣ khâu sửa van, ghép van… hiện nay ít phổ biến vì chỉ đƣợc làm
bởi một số ít chuyên gia trên một số hiếm các trƣờng hợp chọn lọc đặc biệt,


17

và hiệu quả thực sự cũng chƣa đƣợc rõ ràng [38]. Vai trò của các can thiệp lên
hệ thống TM sâu ngày càng mờ nhạt khi hiệu quả của việc loại bỏ trào ngƣợc
trong TM nông đƣợc chứng minh là có lợi ích qua nghiên cứu trên số lƣợng
lớn các ca lâm sàng.
Hai nghiên cứu khác nhau, Walsh và cs [63] – Sales và cs [59] , cùng
cho kết quả rằng : ghi nhận có sự hồi phục của dịng máu trong hệ TM sâu lần
lƣợt là 93% và 94% ở các trƣờng hợp đƣợc loại bỏ TM nông trƣớc đó.
Mới đây năm 2008, Marston và cs [36] ghi nhận rằng sự trào ngƣợc
trong hệ TM sâu đƣợc sửa chữa sau khi lấy bỏ TM hiển trào ngƣợc ở những
BN có phối hợp cùng suy van hiển lớn và suy van sâu ở TM đùi. Tuy nhiên,
tác giả này cũng ghi nhận rằng ngồi một số lƣợng lớn BN có cải thiện nhƣ

trên, vẫn cịn một số lớn khác khơng có sự cải thiện dịng trào ngƣợc tĩnh
mạch sâu sau khi lấy bỏ hệ tĩnh mạch nơng.
Cũng có những ghi nhận ngƣợc lại, nhƣ tác giả Scriven và cs [60]: sự
hồi phục van TM sâu không thƣờng thấy sau khi lấy bỏ dịng trào ngƣợc hệ
thống nơng.
Năm 2003, tác giả Puggioni và cs [52] báo cáo rằng sự hồi phục trong
TM sâu sau khi lấy bỏ dòng trào ngƣợc TM nông chỉ thƣờng gặp nếu hiện
tƣợng trào ngƣợc chỉ hiện diện khu trú tại đoạn TM đùi, chứ không thƣờng
thấy nếu trào ngƣợc xảy ra ở suốt dọc trục TM sâu chi dƣới.
Tác giả Padberg và cs [44] cũng ghi nhận có sự cải thiện đáng kể về
lâm sàng và huyết động sau khi lấy bỏ TM hiển trào ngƣợc ở những BN có
suy van phối hợp nơng và sâu, bất chấp tỷ lệ có hồi phục dịng trào ngƣợc
trong TM sâu chỉ là 27% các trƣờng hợp.
Ở một nghiên cứu cùng thời điểm, Marston và cs [36] cũng chứng
minh rằng laser nội mạch TM hiển thực hiện trên những BN có suy van trào


×