Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG THANH TÙNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HIỆP HỊA, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Long Vỹ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn


Dương Thanh Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Lê Thị Long Vỹ - người giáo viên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân
dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, các phòng ban chuyên mơn: phịng nơng nghiệp,
trạm thú y huyện, Chi cục Thống kê, phịng Tài chính – kế tốn, phịng Kinh tế hạ
tầng... và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân và các trang trại, hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn các
xã Hợp Thịnh, Lương Phong, Mai Trung, Châu Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Dương Thanh Tùng


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abtract ................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lí luận về phát triển chăn nuôi lợn ............................................................ 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5


2.1.2.

Vị trí, vai trị và đặc điểm chăn nuôi lợn ............................................................ 9

2.1.3.

Nội dung của phát triển chăn nuôi lợn.............................................................. 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ......................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn ni lợn ...................................................... 19

2.2.1.

Tình hình phát triển chăn ni lợn trên thế giới ............................................... 19

2.2.2.

Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam ................................................ 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34

iii


3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 34

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 34

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 43

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 45

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 45


3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Thực trạng phát triển chăn ni lợn trên địa bàn huyện hiệp hịa, tỉnh
Bắc Giang ......................................................................................................... 50

4.1.1.

Thực trạng chăn nuôi của huyện Hiệp Hịa ...................................................... 50

4.1.2.

Thực trạng chăn ni lợn ở các hộ và trang trại điều tra .................................. 57

4.1.3.

Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn .............................................. 66

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ......................................... 72

4.2.1.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ......................... 72


4.2.2.

Vấn đề về quy hoạch và quản lý quy hoạch trong phát triển chăn nuôi
lợn ..................................................................................................................... 73

4.2.3.

Yếu tố thị trường và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn ..................................... 74

4.2.4.

Liên kết giữa các tác nhân trong chăn nuôi lợn ................................................ 75

4.2.5.

Công tác khuyến nông, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức trong chăn nuôi
lợn ..................................................................................................................... 77

4.2.6.

Vị trí địa lý........................................................................................................ 79

4.2.7.

Hạ tầng nơng thơn............................................................................................. 79

4.2.8.

Nguồn lực cho phát triển chăn ni lợn ........................................................... 80


4.2.9.

Quy trình áp dụng và quản lý kĩ thuật trong chăn nuôi lợn .............................. 82

4.2.10. Nhận thức về chăn nuôi lợn của người chăn nuôi ............................................ 83
4.2.11. Vấn đề về vệ sinh môi trường trong chăn ni lợn .......................................... 84
4.2.12. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển chăn
nuôi lợn ............................................................................................................. 86
4.3.

Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện hiệp hòa ..................................................................................... 88

iv


4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 88

4.3.2.

Một số giải pháp phát triển chăn ni lợn tại huyện Hiệp Hịa ........................ 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 101
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 101


5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 102

5.2.1.

Đối với Nhà nước ........................................................................................... 102

5.2.2.

Đối với chính quyền cấp tỉnh, huyện .............................................................. 103

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 104
Phụ lục ........................................................................................................................ 108
Phiếu điều tra ................................................................................................................ 108

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATSH

An toàn sinh học

BQ


Bình qn

CC

Cơ cấu

CLB

Câu lạc bộ

CNC

Cơng nghệ cao

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KNQG

Khuyến nông Quốc gia

KTTT

Kinh tế tập thể


LĐNN

Lao động nông nghiệp

LMLM

Lở mồm long móng

NN

Nơng nghiệp

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn

QMN

Quy mô nhỏ

QMV

Quy mô vừa

SL

Số lượng

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TACN

Thức ăn chăn nuôi

TH

Trung học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TSCĐ

Tài sản cố định

TT

Trang trại

TTCN-XD

Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng


UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn ao chuồng

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm .................................... 38
Bảng 3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của Huyện ............................................. 39
Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................... 44
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 45
Bảng 3.5. Ma trận SWOT............................................................................................. 47
Bảng 4.1. Một số kết quả của ngành chăn ni lợn của huyện Hiệp Hịa .................... 51
Bảng 4.2. Các loại hình chăn ni lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hịa năm 2014 –
2016.............................................................................................................. 56
Bảng 4.3. Tình hình chung của các hộ/trang trại điều tra ............................................ 57
Bảng 4.4. Quy mô chăn nuôi lợn ở các trang trại điều tra............................................ 59

Bảng 4.5. Quy mô chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra ...................................................... 59
Bảng 4.6. Giống lợn và cơ cấu giống lợn tại các hộ điều tra ....................................... 60
Bảng 4.7. Cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra........................ 63
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ và trang trại
điều tra ......................................................................................................... 66
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu chung trong chăn nuôi lợn nái ở các hộ và trang trại
điều tra ......................................................................................................... 67
Bảng 4.10. Chi phí trong chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại và hộ điều tra ................... 68
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi ................... 68
Bảng 4.12. Chi phí trong chăn ni kết hợp lợn thịt và lợn nái ở các trang trại và
hộ điều tra .................................................................................................... 70
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn kết hợp lợn thịt và lợn nái ............. 70
Bảng 4.14. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật và thăm quan mơ hình của hộ
điều tra năm 2016......................................................................................... 78
Bảng 4.15. Thuận lợi, khó khăn và dự kiến của người chăn nuôi lợn............................ 83
Bảng 4.16. Kết quả xử lý chất thải trong chăn ni bằng hầm khí sinh học biogas
và đệm lót sinh học của hộ và trang trại ...................................................... 86
Bảng 4.17. Phân tích SWOT trong phát triển chăn nuôi lợn .......................................... 87

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hịa - Bắc Giang .......................................... 35
Hình 4.1. Xử lý chất thải bằng bể biogas ....................................................................... 85
Hình 4.2. Xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học ............................................................ 86

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn con................................................................... 53
Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt ................................................................... 54

Sơ đồ 4.3. Sự kết hợp giữa bốn nhà trong phát triển chăn nuôi lợn .............................. 98

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Phỏng vấn trang trại về cơ sở vật chất trong chăn nuôi lợn ........................... 62
Hộp 4.2. Ý kiến của ông Nguyễn Văn Hùng ................................................................ 74

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Thanh Tùng
Tên luận văn: Phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang.
Ngành: Kinh tế nơng nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

Tên cở sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Ngành chăn ni lợn có vị trí hết sức quan trọng trong ngành chăn nuôi của
huyện Hiệp Hòa, giá trị sản xuất chiếm tỉ trọng khoảng 70%. Nghiên cứu ”Phát triển
chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” tập trung nghiên cứu vào 2
loại hình chăn ni chun lợn thịt và chăn ni kết hợp lợn nái và lợn thịt. Mục tiêu
của đề tài: Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn trong chăn ni lợn nói chung và
thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn của huyện Hiệp Hịa nói
riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển chăn ni lợn tại
huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang.
Qua điều tra 8 trang trại và 62 hộ chăn nuôi lợn nghiên cứu rút ra một số kết
luận như sau:
Điều kiện cơ sở phục vụ chăn nuôi của hộ tương đối thấp: diện tích chuồng trại
bình qn 53,39m2/hộ, lao động bình qn 2,19 lao động/hộ, vốn đầu tư bình quân
48,23 triệu đồng, nhu cầu về vốn của hộ lớn tuy nhiên việc tiếp cận vốn của các tổ chức

tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Các giống lợn được sử dụng chủ yếu hiện nay là giống lợn lai và giống lợn
ngoại. Trong 3 năm gần đây, số hộ chăn nuôi và tổng đàn lợn trên địa bàn huyện liên
tục giảm: tổng đàn giảm bình quân 3,56%/năm, số hộ giảm 6,52%/năm. Nguyên nhân
giảm: do dịch bệnh xảy ra, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, hộ thiếu vốn đầu tư. Tuy
nhiên, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn tăng bình quân 1,99%/năm, cho thấy năng
suất chăn nuôi lợn đang tăng.
Trong các loại hình chăn ni lợn thì loại hình chăn ni chun lợn thịt mang
lại thu nhập cao nhất nhưng loại hình chăn nuôi kết hợp chiếm tỷ lệ cao nhất. Hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi lợn không cao: chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả hơn chăn nuôi
quy mô lớn. Trong tồn huyện, quy mơ chăn ni nhỏ lẻ chiếm 80% cho thấy ngành
chăn nuôi của huyện chưa phát triển ổn định và trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng: người chăn ni chủ yếu sử dụng thức ăn
công nghiệp, công tác thú ý phòng trừ dịch bệnh và vệ sinh chuồng trại, bảo vệ môi
trường đã được người chăn nuôi quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế.

ix


Trong các kênh tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi lợn ở huyện Hiệp Hòa, tiêu thụ
qua khâu trung gian là chủ yếu với 45% sản lượng tiêu thụ lợn giống và 51,5% sản
lượng tiêu thụ lợn thịt.
Để ngành chăn ni lợn ở huyện Hiệp Hịa phát triển ổn định, bền vững cần áp
dụng đồng bộ các giải pháp như quy hoạch, thị trường, khoa học - công nghệ, vốn, hợp
tác và các chính sách khuyến khích, ưu đãi để các hộ yên tâm, mạnh dạn đầu tư phát
triển chăn nuôi lợn.

x



THESIS ABTRACT
Master candidate: Duong Thanh Tung
Thesis title: “The development of Pig farming in Hiep Hoa district, Bac Giang province”
Major: Agricultural Economics

Code: 60 62 01 15

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The pig farming industry plays a very important roles in the animal husbandry of
Hiep Hoa district, with a production value accounting for about 70%. The research on
“Development of Pig farming in Hiep Hoa district, Bac Giang province” focuses on two
types of pigs farming which are pigs raised only for meat farming model and sows and
pigs combining model. The research objectives were: To study the theoretical and
practical issues in pig raising in general; to analyse the current situation and factors
influencing the development of pig production in Hiep Hoa district in particular. Hence,
to propose some main solutions to promote the development of pig breeding in Hiep
Hoa district, Bac Giang province.
After investigating 8 farms and 62 pigs breeding households, some conclutions
were drawn as follows:
The facilities for pigs farming of the household was poor: average area of barn is
53.39m2 per household, average labor is 2.19 laborers per household, average
investment capital is 48.23 million VND. The demand of capital was large while access
to capital from credit institutions had many difficulties.
The popular types of pig breeds were hybrid pigs and exotic breeds. In the past
three years, the number of pig households and the total number of pigs in the district
had decreased continuously: the total herd decreased 3.56% per year, the number of
households decreased 6.52% per year. The cause of this decline was due to the disease
occurs, feed prices rising, lack of capital investment of farm households. However, on
average, the quantity of pigs had increased 1.99% per year, it showed that pig
production was growing.

In many type of pigs farming, pigs raised only for meat farming models brought
the highest income whereas the combination of pigs and sows farming models
accounted for the largest proportion. Economic efficiency in pig production was still
low, especially small-scale production was more efficient than large-scale production.
Besides, the small scale of pigs farming accounted for 80%, indicating that the district's
livestock sector was unstable development to be a commodity production.

xi


In rasing and breeding, the farmers primarily used industrial animal feeds, the
implementation of veterinary measures to prevent diseases, cleaning barns and
environmental protection had been concerned but still had many restrictions.
In Hiep Hoa district, intermediaries worked between the production and
consumption. This consumption channels accounted for 45% of piglet sales and 51.5%
of porker consumption.
In order to stably and sustainably develop the pig farming industry in Hiep Hoa
district, it is necessary to apply synchronously solutions such as planning, marketing,
science and technology, capital, cooperation and incentive policies so that the
households bravely invest in the development of pig breeding.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Chăn ni là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nông nghiệp và
được phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Các loại sản phẩm của ngành
chăn nuôi là nguồn thực phẩm khơng thể thiếu của người nơng dân. Nó cung cấp
thực phẩm giàu dinh dưỡng cho nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời nâng cao

thu nhập cho người dân, góp phần đáng kể trong việc cải thiện mức sống của hộ.
Chăn ni đã đóng góp rất nhiều cho phát triển nông nghiệp, mặc dù chủ yếu là
phục vụ tiêu dùng trong nước.
Đối với Việt Nam, ngành chăn nuôi đã có từ lâu và ngày càng phát triển
trở thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp và nơng thơn nước ta. Trong
cơ cấu ngành chăn ni thì chăn ni lợn có vị trí quan trọng với những đặc tính
riêng của nó như chu kì sản xuất ngắn, khả năng tăng trọng của lợn nhanh, dễ
ni... Do đó, đã mang lại hiệu quả cao cho các hộ và các trang trại nuôi lợn.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta có những bước
tăng trưởng rõ rệt. Năm 2015, chăn nuôi lợn phát triển tốt do giá lợn hơi có xu
hướng ổn định cho người chăn ni. Cả nước có khoảng 27,75 triệu con, tăng
3,7%, trong đó lợn nái có 4,06 triệu con, tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014. Sản
lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 ước tính đạt 3,48 triệu tấn, bằng
104,2% so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục Thống kê, 2016).
Bắc Giang là tỉnh có ngành chăn ni phát triển, một trong những tỉnh có
thứ hạng trong chăn ni. Những năm qua cùng với việc phát triển đàn vật nuôi,
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo vệ mơi trường trong chăn
ni nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, hạn chế ảnh hưởng tới cuộc
sống con người. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang cho thấy
năm 2016 đàn lợn tại tỉnh hiện có khoảng 1,2 triệu con đứng thứ 3 tồn quốc sau
Hà Nội và Đồng Nai.
Hiệp Hịa là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn
nuôi lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa và đã đạt được
những thành tựu nhất định. Tổng đàn lợn thịt trong toàn huyện liên tục tăng lên
với tốc độ nhanh và ổn định. Chăn nuôi lợn đã mang lại thu nhập ổn định cho các
hộ chăn nuôi.

1



Ban đầu do giá lợn tăng cao nhiều hộ đã đầu tư mở rộng chuồng nuôi.
Gần đây giá lợn hơi đang xuống rất thấp, nhiều hộ chăn nuôi, đặc biệt là chăn
nuôi quy mô trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh đang lâm vào cảnh điêu đứng,
bán cũng lỗ mà nuôi cũng lỗ. Hiện ngành chuyên môn đang nỗ lực tìm giải pháp
tháo gỡ khó cho người chăn ni lợn. Nguồn đầu ra q nhiều mà khơng có
nguồn thu mua hoặc nếu có thu mua thì người chăn ni lợn ln bị các thương
lái ép giá lợn hơi cịn có 15.000 đồng/kg dẫn đến khơng đủ chi trả cho chăn nuôi
trong thời gian qua. Một nghịch lý người tiêu dùng vẫn phải mua với một giá cao
trong khi người chăn ni lợn phải bán với giá q rẻ (Phịng Nơng nghiệp và
PTNT huyện Hiệp Hịa, 2016).
Tuy nhiên, trong q trình phát triển chăn ni lợn, các hộ chăn ni lợn
trong Huyện vẫn cịn những khó khăn nhất định về chất lượng con giống, vốn
dùng trong chăn nuôi, kỹ thuật chăn ni, dịch bệnh... cũng như các khó khăn
liên quan khác như thị trường tiêu thụ không ổn định, không xác định chính xác
giá cả thị trường, thiếu các thơng tin về chăn ni lợn.Vậy cần phải có sự quan
tâm từ các chính sách của Nhà nước, về việc quy hoạch khu vực chăn nuôi lợn
của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường chăn nuôi lợn của
từng vùng, từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho mơi trường chăn ni
được phát triển bền vững hơn.
Vì vậy, xuất phát từ những vấn đề trên với mong muốn góp một phần thúc
đẩy phát triển chăn ni lợn nói riêng và phát triển nơng nghiệp nói chung trên
địa bàn huyện Hiệp Hịa chúng tơi chọn đề tài: “Phát triển chăn ni lợn trên
địa bàn huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn trong chăn ni lợn nói chung
và thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn ni lợn của huyện Hiệp
Hịa nói riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển chăn
ni lợn tại huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn quy
mô trang trại và hộ chăn nuôi;

2


- Phân tích thực trạng phát triển chăn ni lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hịa
và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn Huyện;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển chăn ni lợn trên địa bàn huyện
Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chăn nuôi lợn của hộ và trang trại trên địa bàn huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang hiện nay như thế nào? Hiệu quả kinh tế của các mơ hình
chun chăn ni lợn thịt và mơ hình chăn ni kết hợp lợn thịt và lợn nái ở cả
quy mô trang trại và quy mô hộ ra sao?
- Chăn nuôi lợn của hộ và trang trại trên địa bàn hiện đang gặp phải những
khó khăn gì? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn
trên địa bàn huyện Hiệp Hịa?
- Để phát triển chăn ni lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa trong thời gian
tới cần thực hiện những giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến thực
trạng, yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đối tượng khảo sát là các hộ và trang trại có chăn ni lợn, các cơ quan tổ
chức Nhà nước và các tổ chức xã hội có liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, hiệu quả, các yếu tố
ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp chăn nuôi lợn theo 2 hình thức chăn ni

chính của huyện Hiệp Hịa là chăn ni lợn thịt và chăn ni kết hợp lợn nái và
lợn thịt.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian: Số liệu về tình hình phát triển chăn ni lợn được thu
thập qua 3 năm 2014 - 2016 và số liệu điều tra năm 2016.

3


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi
lợn, làm rõ các nội dung trong phát triển chăn ni lợn.
Đánh giá thực trạng tình hình phát triển chăn ni lợn trên địa bàn huyện
Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang, phân tích được điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức đến chăn nuôi lợn (trang trại và hộ chăn nuôi) hiện nay trên địa bàn. Xác
định được các yếu tố khách quan, chủ quan có ảnh hưởng đến sự phát triển của
hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn ni lợn trên địa bàn huyện
Hiệp Hịa trong thời gian tới, trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm khắc
phục những tồn tại, vướng mắc, những khó khăn phát triển chăn ni lợn trên địa
bàn huyện.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NI LỢN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Phát triển, phát triển kinh tế

Cho đến nay có nhiều nghiên cứu đã nhiều định nghĩa khác nhau về phát
triển đại diện cho mỗi cách đánh giá khác nhau về phát triển.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế,
bao gồm những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự
do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank,1992).
Theo MalcomGills (1992): “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi
cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân, sự đô thị
hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay
đổi trên”.
Theo tác giả Raaman Weitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội”.
Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do cơng dân của mọi người dân, không phân
biệt nam, nữ, các dân tộc, các chủng tộc, các tôn giáo, các quốc gia. Mục tiêu
này không thay đổi nhiều kể từ đầu những năm 1950 khi mà đa số các nước
đang phát triển thoát khỏi chủ nghĩa thực dân (Bùi Huy Đáp, 1967; Trần Đăng
Khoa, 2010).
Có thể hiểu sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một q
trình thay đổi phức tạp của tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh thần, sống, niềm
tin, các quan hệ xã hội khác… Tuy nhiên, phát triển kinh tế được hiểu là sự lớn lên
về mọi mặt như: tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, cân đối, hiệu quả,
công bằng, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế không chỉ tạo ra
nhiều hơn về số lượng của cải vật chất, tốt hơn về chất lượng mà còn bao gồm cả
phân phối cơng bằng lợi ích xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với
những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ...) và những
thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực thô sơ, tăng tỷ trọng của khu

5



vực chế biến và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một q trình hồn thiện về kinh tế,
xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định.
Như vậy phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của
nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và
về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề
kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006; Trần Đăng Khoa,
2010). Phát triển kinh tế bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, cịn bao
gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như
quyền cơng dân. Phát triển kinh tế còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn
sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát
triển kinh tế là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình
đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do cơng dân của con người.
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển sản xuất
- Khái niệm về phát triển sản xuất
Dựa trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển thì phát triển sản xuất
là sự tăng lên về quy mô và phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Sự tăng lên về quy mô sản xuất được hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng
đơn vị sản xuất và số lượng đơn vị sản xuất, trong đó cơ sở cũ được củng cố và
cơ sở mới được hình thành. Từ đó giá trị sản xuất của đơn vị sản xuất khơng
ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của sản xuất. Sự phát triển của
các cơ sở sản xuất phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường (Nguyễn
Chí Thành, 2002).
Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có thể
hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau:
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số
lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống
ngày càng cao của con người (Nguyễn Chí Thành, 2002).

Như vậy, có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
thứ nhất đây là q trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai là q trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai
q trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống con người (Nguyễn Chí

6


Thành, 2002).
Phát triển sản xuất yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng ngày càng có vai trị quan
trọng hơn nữa khi nhu cầu về các sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ càng ngày càng
được nâng cao, đặc biêt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản
phẩm (Nguyễn Chí Thành, 2002).
2.1.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Theo tác giả Ngơ Đình Giao (1995) cho rằng, hiệu quả kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ
quản lý và trình độ tổ chức của các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển yêu cầu
bắt buộc các nhà sản xuất và doanh nghiệp là phải kinh doanh có hiệu quả, có
như vậy các nhà sản xuất và kinh doanh mới có điều kiện tái sản xuất mở rộng áp
dụng tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Nền kinh tế của
mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: Chiều rộng và chiều sâu:
- Phát triển theo chiều rộng là phát huy mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng
đầu tư vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng
thêm nhiều nhà máy xí nghiệp...
- Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật và cơng nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chun mơn
hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất
lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi lựa chọn kinh tế của các tổ

chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, tác giả Đỗ Kim Chung và cs. (1997) thống
nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu
quả kinh tế, hiệu quả phân bổ.
+ Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét
tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ: Là các chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm đầu vào hay nguồn lực.

7


+ Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Về phạm trù hiệu quả kinh tế, từ trước đến nay các nhà kinh tế cũng có
nhiều khái niệm khác nhau:
+ Theo nhà kinh tế Hồ Vinh Đào (1998) hiệu quả kinh tế cịn gọi là “hiệu
ích kinh tế” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế với
thành quả có ích đạt được.
+ Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được và
lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này cho biết quy mô của
hiệu quả kinh tế chứ chưa cho phép xác định đúng mức hiệu quả vì điều mong
đợi của các nhà đầu tư là đạt hiệu quả với chi phí ít nhất chứ khơng phải đạt hiệu
quả với bất cứ giá nào.
+ Quan điểm cho rằng hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh kết
quả sản xuất với chi phí đầu tư để làm ra kết quả sản xuất ấy. Theo quan điểm

này thì các nhà kinh tế tương đối thống nhất với nhau ở phương pháp xác định
hiệu quả kinh tế là xác định được mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với chi phí
sản xuất.
Ưu điểm của phương pháp đánh giá này xác định rõ hiệu quả của các
nguồn lực sản xuất, so sánh được hiệu quả kinh tế từ các quy mô sản xuất không
đều. Nhược điểm của phương pháp xác định này không cho phép xác định được
quy mô của hiệu quả kinh tế một cách tổng quát.
+ Quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế bằng cách so sánh các lượng biến
động của kết quả sản xuất và lượng biến động của chi phí để có được kết quả sản
xuất. Phương pháp này có thể dùng lượng biến động tuyệt đối hoặc dùng số
tương đối. Quan điểm này phát huy ưu điểm khi đánh giá hiệu quả kinh tế của
nhà sản xuất đầu tư chiều sâu hoặc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. ở đây
muốn nói đến phần đầu tư tăng thêm. Phương pháp này có hạn chế là bỏ qua hiệu
quả kinh tế của tổng chi phi đã đầu tư.
Như vậy các quan điểm hiệu quả kinh tế đều thống nhất bản chất của nó là
muốn thu được kết quả phải bỏ ra chi phí nhất định về vật tư tiền vốn, lao động.
So sánh kết quả sản xuất với chi phí đầu tư để có được kết quả đó sẽ có hiệu quả
kinh tế. Chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Trong điều kiện

8


tài nguyên thiên nhiên khan hiếm thì tiêu chuẩn hiệu quả là cực đại lợi nhuận và
cực tiểu chi phí. Tuy nhiên kết quả thu được rất phong phú và đa dạng có thể đạt
được mục tiêu kinh tế, có thể đạt được mục tiêu xã hội.... Vì vậy có thể khái quát
chung: Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
với lượng chi phí bỏ ra, biểu hiện thuần túy bằng những chỉ tiêu kinh tế như giá
trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận... tính trên lượng chi phí đầu tư.
Có nhiều ý kiến cho rằng khi đánh gía hiệu quả kinh tế cần phải xem xét
hiệu quả kinh tế trong mối tương quan với hiệu quả kinh tế của tổng thể nền kinh

tế ở giai đoạn trước mắt và lâu dài vì hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở các nước theo mơ hình sản xuất tư bản chủ nghĩa,
nền kinh tế vận động theo quy luật kinh tế tư bản của chủ nghĩa tư bản thì nhà tư
bản xem lợi nhuận tối đa là mục tiêu hàng đầu nên hiệu quả kinh tế được đánh
giá bằng những chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của nhà tư bản.
2.1.2. Vị trí, vai trị và đặc điểm chăn ni lợn
2.1.2.1. Vị trí của chăn ni lợn
Vị trí và vai trị của ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nước ta là rất
quan trọng, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Ngay sau những năm đổi mới, nhiều chủ
trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển chăn ni lợn nói chung được
đưa vào thực tiễn sản xuất, từ chỉ thị 100 của Ban bí thư về đổi mới cơ chế quản lý
nơng nghiệp đến nghị quyết 10 của Bộ chính trị, nơng nghiệp Việt Nam nói chung
và ngành chăn ni nói riêng bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn phát
triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mơ ngày càng lớn. Cụ thể
đối với phát triển chăn nuôi, các hộ nông dân đã chuyển từ việc chăn nuôi lợn
trong các hợp tác xã về nuôi tại nhà theo phương thức tự làm tự chịu trách nhiệm
về kết quả sản xuất của mình, đồng thời tích cực chăm sóc hơn để tăng năng suất
(Nguyễn Thiện và cs., 2005).
Việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ
biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với
tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn được
coi là “nhẹ mùi” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu
điểm nổi bật của thịt lợn. Do đó, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với
mọi người. Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe
cho con người, điều quan trọng là trong q trình chọn giống và ni dưỡng

9


chăm sóc, đàn lợn phải ln ln khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần

các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học
(Nguyễn Thiện và cs., 2005).
2.1.2.2. Vai trò của ngành chăn ni lợn
Chăn ni lợn có vai trị quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp
cùng với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản
xuất nơng nghiệp ở Việt Nam. Nói chung chăn ni lợn có vai trị nổi bật sau:
+ Chăn nuôi lợn tạo ra sản phẩm thịt lợn cho con người, là nguồn cung
cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người. Khi kinh tế ngày càng phát triển,
mức sống của con người ngày càng được nâng lên. Trong điều kiện lao động
của nền kinh tế và trình độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cao địi hỏi cường
độ lao động và lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản
phẩm động vật sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của
người dân. Chăn nuôi lợn sẽ đáp ứng được yêu cầu đó. Các sản phẩm từ thịt
lợn đề là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và
giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật.
Chăn ni heo cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
Theo Harris et al. (1956), 1g thịt heo nạc tương đương 367Kcal, 22%
protein.Vì vậy, thực phẩm từ thịt lợn luôn là các sản phẩm quý trong dinh
dưỡng con người (Nguyễn Thiện và cs., 2005).
+ Cung cấp phân bón cho trồng trọt: Một trong những sản phẩm của chăn
ni lợn là phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ sau khi được xử lý sẽ được bón
cho cây giúp tăng sản lượng và cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây. Phân bón
hữu cơ có thể cải thiện sự đa dạng sinh học, tăng sự màu mỡ và khả năng sản
xuất lâu dài của đất; làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng các loại thuốc trừ sâu,
năng lượng, và phân bón vơ cơ. Bởi vậy, phát triển chăn ni lợn sẽ cung cấp
một lượng phân bón ổn định cho sản xuất nông nghiệp giúp giảm thiểu được việc
sử dụng phân bón vơ cơ, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường đất (Nguyễn
Thiện và cs., 2005).
+ Tạo kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn ni lợn ổn định.
Mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn là đem lại hiệu

quả kinh tế cao nhất, trong khi đó q trình sản xuất kinh doanh lợn chịu sự tác
động của nhiều yếu tố, trong đó thị trường tiêu thụ và giá sản phẩm chăn nuôi lợn

10


thịt tác động rất lớn. Điều kiện thuận lợi là khi người chăn nuôi xuất bán các sản
phẩm trong những thời điểm giá thịt và con giống tăng cao sẽ làm tăng hiệu quả
sản xuất, góp phần tái đầu tư phát triển chăn nuôi và ngược lại do điều kiện khó
khăn nên người sản xuất bán vội sản phẩm khi giá cịn ở mức thấp, từ đó sẽ làm
giảm thu nhập của người sản xuất. Do đó, phát triển chăn ni lợn ổn định và
hướng bền vững sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh
chăn nuôi lợn (Nguyễn Thiện và cs., 2005).
+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Phát triển chăn nuôi lợn tạo và giải quyết việc làm cho người lao động,
tăng thu nhập cho người dân, góp phần xố đói giảm nghèo. Thực tế phát triển
chăn ni lợn không những tạo việc làm ổn định cho lao động trực tiếp chăn
ni lợn, mà cịn giải quyết việc làm cho hàng loạt lao động trong vùng. Tuy
nhiên có một số nơi chăn nuôi lợn chưa mang lại kết quả như mong muốn.
Nguyên nhân chủ yếu do người chăn nuôi không đủ vốn và cả kỹ thuật chăn
nuôi, sản phẩm vật nuôi cho năng suất thấp, chất lượng không cao, đặc biệt là
với các hộ nghèo. Vì vậy, phát triển chăn nuôi lợn sẽ tạo ra và ổn định công
ăn việc làm cho người nơng dân và góp phần xố đói giảm nghèo (Nguyễn
Thiện và cs., 2005).
+ Cân bằng sinh thái giữa cây trồng,vật nuôi và con người
Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan
trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nơng nghiệp.
Chăn ni lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các
giống lợn ni cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên
(Nguyễn Thiện và cs., 2005).

2.1.2.3. Đặc điểm kĩ thuật – công nghệ trong chăn nuôi lợn
a. Giống
Trong chăn nuôi lợn hiện nay, chúng ta đã có đàn lợn tốt với nhiều nguồn
gen quý. Hơn 25 năm qua nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển giống lợn
của Nhà nước,có thể thấy rằng nguồn giống hiện nay cơ bản ổn định về chất
lượng, còn số lượng thuộc vào giải pháp nhân giống của chúng. Hiện nay chúng
ta chưa hình thành được hệ thống chăn ni lợn nên dẫn đến tình trạng một số
giống vật nuôi tốt lại biến thành vật nuôi thương phẩm, điều này làm giảm chất
lượng đàn lợn thế hệ sau. Cần hình thành hệ thống đăng kí và quản lý giống quốc

11


gia mang tầm chiến lược. Trên thế giới tình trạng này khơng xảy ra nhờ đó đàn
lợn của họ được cải thiện cả về năng suất và chất lượng sản phẩm do nhu cầu thị
hiếu người tiêu dùng (Phạm Xuân Thanh, 2015).
b. Thức ăn
Thức ăn chăn nuôi được coi là biện pháp hàng đầu quyết định sự tồn tại
và phát triển. Chất lượng thức ăn có vai trị quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng thịt lớn. Chất lượng thức ăn do các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
khác nhau có chất lượng rất khác nhau và hiện chưa kiểm sốt được chặt chẽ.
Hầu hết chăn ni lợn là theo hướng công nghiệp, sử dụng thức ăn công
nghiệp cho ăn trực tiếp. Giá thức ăn cao là một yếu tố quan trọng dẫn đến giá
thành sản phẩm chăn nuôi lợn cao và lợi nhuận chăn nuôi thấp (Phạm Xuân
Thanh, 2015).
c. Cơng tác thú y
Những năm qua tình hình chăn ni của nước ta có nhiều biến động, xảy
ra nhiều dịch bệnh có tính khu vực như các bệnh truyền nhiễm: Lở mồm long
móng, tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn, hội chứng bệnh tiêu chảy, hô hấp
và sinh sản....gây rủi ro lớn đến đầu tư chăn nuôi, nếu đàn lợn khơng được tiêm

phịng nghiêm ngặt. Sản phẩm chăn nuôi lợn phục vụ cho nhu cầu đời sống của
con người, để giữ gìn sức khỏe cho con người thì các sản phẩm chăn ni lợn
phải khơng có dịch bệnh. Vì vậy, cần coi trọng cơng tác thú ý, đặc biệt là cơng
tác phịng bệnh và kịp thời bao vây, khống chế, diệt gọn những ổ dịch, bệnh ngay
từ khi mới phát sinh (Phạm Xuân Thanh, 2015)
Để mang lại hiệu quả tốt trong công tác thú ý, những chủ hộ chăn nuôi lợn
cần tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn thú y như: xây dựng chuồng trại
đúng cách, hệ thống xử lý chất thải, tăng cường tiêm phòng, dịch bệnh, tăng cường
tuyên truyền chuyển giáo kiến thức chăn nuôi cho người chăn nuôi (Phạm Xuân
Thanh, 2015).
d. Quy trình kĩ thuật
Ngày nay trong chăn ni lợn, các giai đoạn sinh trưởng phát dục khác
nhau thì nhu cầu dinh dưỡng, khả năng phịng chống dịch bệnh, thích nghi khác
nhau.Vì vậy cần có quy trình kỹ thuật chăm sóc phù hợp với đặc điểm sinh
trưởng phát dục từng giai đoạn, khả năng thích nghi và sức chống chịu của chúng
ta theo mục đích sản xuất của con người (Phạm Xuân Thanh, 2015).

12


×