Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM QUỐC THẮNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỊA BÌNH,
TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Mã ngành:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn



Phạm Quốc Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND thành phố Hịa
Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Quốc Thắng

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ viii
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................... 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ....................................................................... 3
1.5.1. Về mặt lý luận ......................................................................................................... 3
1.5.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................................... 3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ................................................................................................................ 5
2.1.1. Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ....................................... 5
2.1.2. Đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước về trật tự xây dựng....................................... 10
2.1.3. Nguyên tắc trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng ...................................... 14
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ................................................... 19
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ........................ 29
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG .............................................................................................................. 32


iii


2.2.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng một số quốc gia
trên thế giới ....................................................................................................... 32
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại một số địa phương
trong nước ......................................................................................................... 36
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hịa Bình. .................................................... 43
2.2.4. Các nghiên cứu có liên quan ................................................................................. 45
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 46
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................. 46
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 46
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................... 47
3.1.3. Tình hình sử dụng đất đai ..................................................................................... 50
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 52
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 52
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................... 52
3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp .................................................................................... 52
3.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp ...................................................................................... 52
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 53
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 54
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................... 54
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 57
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỊA BÌNH ............................................................. 57
4.1.2. Quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng ............................................... 62
4.1.3. Công tác thanh tra, kiểm ta theo giấy phép xây dựng........................................... 63
4.1.4. Xử lý vi phạm trong xây dựng .............................................................................. 66
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỊA BÌNH .................................................. 74

4.2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động xây
dựng .................................................................................................................. 74
4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng, cơ sở vật chất phục vụ công
tác trật tự xây dựng ........................................................................................... 75
4.2.3. Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý về xây dựng .................... 83
4.2.4. Ý thức và sự hiểu biết của chủ đầu tư ....................................................................... 84

iv


4.2.5.

Giám sát của cộng đồng.................................................................................... 85

4.3.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỊA BÌNH ........................... 87

4.3.1.

Hồn thiện quy hoạch phát triển đô thị............................................................. 87

4.3.2.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý cấp phép xây dựng .............. 89

4.3.3.

Hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy trong

quản lý trật tự xây dựng .................................................................................... 91

4.3.4.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của
người dân trong chấp hành các quy định trong quản lý trật tự xây dựng ......... 93

4.3.5.

Đẩy mạnh phối hợp trong quản lý trật tự xây dựng.......................................... 95

4.3.6.

Lãnh chỉ đạo của UBND thành phố ............................................................... 96

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 98
5.1.

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 98

5.2.

KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 100

5.2.1.

Đối với Bộ Xây dựng .................................................................................... 100

5.2.2.


Đối với UBND tỉnh ........................................................................................ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 101

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Dân số, mật độ dân số phân theo phường, xã. ........................................... 49

Bảng 3.2.

Tổng hợp mật độ dân số phân theo Phường .............................................. 50

Bảng 3.3.

Thống kế tình hình sử dụng đất đai năm 2016 .......................................... 51

Bảng 3.4.

Số lượng đối tượng điều tra ....................................................................... 53

Bảng 4.1.

Tình hình quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố ............................. 58

Bảng 4.2.


Những tồn tại trong công tác quy hoạch ở các cơ sở điều tra .................. 61

Bảng 4.3.

Giấy phép xây dựng cấp qua các năm 2015-2017 ..................................... 63

Bảng 4.4.

Kết quả kiểm tra xây dựng qua các năm 2015-2017 ................................ 64

Bảng 4.5.

Tình hình vi phạm trật tự xây dựng ở các phường, ................................... 65

Bảng 4.6.

Hiểu biết của các chủ đầu tư về vi phạm TTXD ở các cơ sở điều tra
năm 2017 ................................................................................................... 68

Bảng 4.7.

Vi phạm trật tự xây dựng tại các công trình đã cấp phép ở các cơ sở
điều tra năm 2017 ...................................................................................... 71

Bảng 4.8.

Vi phạm trật tự xây dựng tại các cơng trình đã cấp phép ở các cơ sở
điều tra năm 2017 ...................................................................................... 73

Bảng 4.9.


Đánh giá hệ thống văn bản pháp luật ........................................................ 81

Bảng 4.10. Nhu cầu cán bộ quản lý về trật tự xây dựng .............................................. 83
Bảng 4.11. Đánh giá năng lực của cán bộ quản lý xây dựng ....................................... 81
Bảng 4.12. Các hình thức tuyên truyền các quy định về TTXD .................................. 86

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3 -1 Sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng tỉnh Hồ Bình ................................................. 46
Hình 3 -2 Địa giới hành chính thành phố Hồ Bình ....................................................... 47
Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý trật tự xây dựng ........................................................... 76

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Quốc Thắng
Tên luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hịa Bình,
tỉnh Hịa Bình.
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Cơ sở đào tạo: Học Viên Nông Nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng trên địa bàn thành phố Hịa Bình thời gian qua, đề xuất giải pháp tăng cường quản
lý nhà nước về xây dựng trong thời gian tới ở địa phương.

Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng linh
hoạt giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hịa Bình. Số liệu thứ cấp được thu thập từ
báo cáo và các tài liệu của Ủy ban nhân dân thành phố Hịa Bình và một số nguồn khác
có liên quan. Số liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn các hộ gia đình, cán bộ phịng quản
lý đơ thị, đội trật tự đơ thị, cán bộ địa chính. Số liệu thu thập được phân tổ, tổng hợp
qua phần mềm excel. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như
phương pháp thống kê mơ tả và phương pháp so sánh.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Trong những năm qua, công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Hồ
Bình cơ bản đã được chính quyền các cấp quan tâm. Chính quyền đơ thị đã ý thức Quy
hoạch xây dựng đô thị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nước
nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng và Nhà nước, thể hiện nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư xây
dựng đô thị.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn một cách tổng thể thì cơng tác
quản lý, quy hoạch đơ thị trên địa bàn thành phố Hồ Bình vẫn cịn nhiều bất cập. Hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội, công tác quy hoạch chưa thật sự đi trước một bước. Việc lập và quản lý quy
hoạch mới chỉ chú trọng vào các khu đô thị mới, các dự án kinh doanh hạ tầng và chủ
yếu do các doanh nghiệp thực hiện. Các dự án mang tính xã hội như quy hoạch cải tạo
các khu dân cư cũ, quy hoạch chỉnh trang đô thị, các đồ án thiết kế đô thị khu vực trung
tâm, khu vực nhạy cảm về kiến trúc cảnh quan, các trục đường chính của thành phố
chưa được quan tâm đúng mức.

viii


Giai đoạn 2015-2017 vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn có sự chuyển biến khá

nhanh, trong khi các cơng trình có phép lại tăng rất nhanh, số lượng các cơng trình
khơng phép, sai phép giảm xuống đáng kể qua các năm. Xây dựng không phép năm
2015 là 147 cơng trình, chiếm 27,63% tổng số cơng trình kiểm tra nhưng đến năm 2016
có 130 cơng trình chiếm 25% và đến năm 2017 chỉ có 55 cơng trình, chiếm 10,4% trong
tổng số cơng trình, so với năm 2016 số lượng cơng trình khơng phép năm 2017 chỉ bằng
42,3%, tức là giảm gần một nửa.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hòa Bình như: Các cơ chế chính sách của Nhà
nước liên quan đến quản lý hoạt động xây dựng; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
xây dựng; Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý về xây dựng; Cơ sở vật
chất phục vụ công tác trật tự xây dựng; Ý thức chấp hành pháp luật của chủ đầu tư;
Giám sát của cộng đồng.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hịa Bình trong thời gian tới như: i) Hồn thiện quy
hoạch phát triển đô thị; ii) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý cấp phép
xây dựng; iii) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy trong
quản lý trật tự xây dựng; iv) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao
ý thức tự giác của người dân trong chấp hành các quy định trong quản lý trật tự xây
dựng; v) Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý trật tự xây dựng.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Quoc Thang
Thesis Title: State management of construction process in Hoa Binh City, Hoa Binh
Province.
Major: Economic Management

Code: 8340410


Educational Organization: Vietnam National University of Vietnam
Research Objective: This study aims to assess the state management of
construction process in Hoa Binh City, and to propose solutions to strengthen state
management of construction process in the City in future.
Research Methods: Secondary data and Primary data are used in this study to
evaluate the state management of construction process in Hoa Binh city. Secondary data
was collected from the reports and documents of the People's Committee of Hoa Binh
City and other relevant sources. Primary data was collected from interviews with
households, staff of urban management committee division, urban construction
management teams, land officials. Database was disaggregated and synthesized through
excel software. Data analysis methods used in this study include descriptive statistical
methods and comparative methods.
Main findings and Conclusions:
Over the past years, the management of construction planning in Hoa Binh
city has been basically concerned by the authorities. Urban authorities are aware
that urban construction planning is one of the central tasks of state management in
order to concretize the Party’s and State's policies and express the legitimate
aspirations of the people. Construction planning is macro regulation in a market
economy managed by the socialist-oriented state. It is basis for attracting capital
investment for urban construction.
However, the management and urban planning in Hoa Binh city still has many
inadequacies besides the achieved results. The urban planning is not really planned and
met the requirements of socio-economic development due to lack of urban infrastructure
and technology. The urban planning and management only focuses on new urban areas,
infrastructure business projects, which are taken by enterprises. Social projects, such as
the old residential areas planning, urban embellishment planning, urban design projects
in the central area, sensitive areas of landscape architecture, main roads planning of the
city have not been properly considered.


x


In the period of 2015-2017, the violating construction process in the city has
changed rapidly. The licensed construction works have increased rapidly and the
unlicensed and illegal construction works are decreased significantly. The unlicensed
construction works in 2015 was 147 cases accounted for 27,63% of the total inspection
construction work. In 2016, the illegal construction works were 130 cases accounted for
25% of the total inspection construction work, and in 2017 there were only 55 cases of
illegal construction works accounted for 10,4% of the total inspection construction
works. The number of unlicensed construction works in 2017 is equal to 42.3% of year
2016, which is reduced by almost half.
Research results show that factors influencing state management of construction
process in Hoa Binh City are as: State policies and mechanisms; The organization of
state management for construction; Capability of staffs and officials in the organization
of construction management; Infrastructures for managing construction process; The
sense of law observance of investors; Supervision of the community.
This study proposed some solutions to strengthen the state management of
construction process in Hoa Binh City in the future as follows: i) Completion of urban
development planning; ii) Promoting the reform of administrative procedures in the
management of construction permits; iii) Completion of system of legal documents and
consolidation of the organizational apparatus in the management of construction process;
iv) Strengthening propaganda activities to raise awareness of people's self-consciousness
in observing the regulations on management of construction process; v) Promoting
coordination among relevant agencies in the management of construction process.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quản lý trật tự đơ thị đóng một vai trị rất quan trọng trong việc phát triển
đô thị bền vững trong đó trách nhiệm của các cấp chính quyền trong cơng tác
đảm bảo trật tự đô thị là một nội dung quan trọng đảm bảo quản lý đô thị hiệu
quả. Nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị của nước ta trong nhiều năm qua chưa được
quan tâm một cách đúng mức. Nhiều vấn đề thực tiễn gần đây liên quan đến đô
thị như quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng và kiến trúc, quản lý đất đai, quản
lý môi trường, quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý nhà ở, quản lý dịch vụ đô thị và
quản lý kinh tế đô thị không cho phép chúng ta được lơ là chủ quan. Nó ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế, văn hóa sinh hoạt cộng đồng của tồn xã hội
cần được quản lý gắn kết và thống nhất trong một chiến lược và kế hoạch phát
triển đồng bộ.
Công tác quản lý xây dựng tại các đô thị vẫn còn một số tồn tại và yếu kém:
nhiều địa phương chưa chú ý đầy đủ và tập trung nguồn lực cho công tác quy
hoạch xây dựng; việc công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng đô thị chưa
được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng phải thỏa thuận quy hoạch cho
từng cơng trình, từng dự án; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng cịn
gặp nhiều khó khăn trong thẩm định thiết kế cơ sở và xin cấp Giấy phép xây
dựng; một số quy định về thu hồi đất, giao đất còn chưa thực sự phù hợp với các
loại hình dự án khác nhau làm ảnh hưởng tới q trình phát triển đơ thị; việc
thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đô thị chưa nghiêm và
chưa kịp thời, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa dấn đến tình trạng
xây dựng khơng phép, sai phép còn phổ biến.
Trước đây, do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng ít
được quan tâm một cách đúng mức. Nhưng gần đây nhiều vấn đề thực tiễn liên
quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng không cho phép chúng ta hời hợt, đơn
giản trong nhận thức và chậm trễ trong việc thực thi các giải pháp. Lâu nay, việc
tổ chức xây dựng các cơng trình cụ thể chủ yếu chúng ta quan tâm đến quy mơ và
bề rộng mà ít chú ý đến tổng thể mang tính hiện đại, văn minh. Quản lý trật tự
xây dựng có vai trị quan trọng như là một trong những giải pháp quan trọng tạo

cho hoạt động xây dựng các điểm dân cư nơng thơn có tính đồng bộ và thống
nhất, môi trường sống, làm việc, tổ chức giao thơng thuận lợi. Chính vì vậy nâng

1


cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng là một trong những yêu cầu cấp
bách đặt ra cho thực tiễn hiện nay đối với các địa phương nói chung và tỉnh Hịa
Bình nói riêng.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây
dựng, tôi xin chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình ” để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn thành phố Hịa Bình thời gian qua, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước về xây dựng trong thời gian tới ở địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng;
- Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố Hịa Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng trên địa bàn thành phố Hịa Bình;
- Đề xuất các giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Hịa Bình trong thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây

dựng trên địa bàn thành phố Hịa Bình?
- Những giái pháp nào áp dụng để tăng cường quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng trên địa bàn thành phố Hịa Bình trong những năm tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn của
công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.

2


- Đối tượng khảo sát:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Hịa Bình.
+ Các các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động xây dựng trên địa bàn
thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Đề tài tập trung làm rõ các nội dung trong quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng; các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý xây dựng; chủ thể
quản lý; hệ thống tổ chức quản lý, kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng ở
một số địa phương và một số quốc gia trên thế giới.
+ Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình, các yếu tổ ảnh hưởng và các giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn thành phố Hịa Bình,
tỉnh Hịa Bình.
- Về khơng gian: Đề tài tiến hành tại địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh
Hịa Bình.
- Về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017

+ Dữ liệu sơ cấp được điều tra và thu thập trong năm 2017.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng: làm rõ khái niệm về quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng, vai trò của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng cơ
bản cũng như các nội dung nghiên cứu về trật tự xây dựng. Luận văn cũng đã
hệ thống được các kinh nghiệm trên thế giới và các địa phương trong nước, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hịa
Bình, tỉnh Hịa Bình.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
- Luận văn đã đánh giá khái quát được thực trạng về quy hoạch xây dựng và
quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng; công tác quản lý và xử lý vi phạm

3


trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hòa Bình; năng lực cán bộ quản lý, cán
bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng; sự phù hợp của các Văn
bản quy phạm pháp luật áp dụng trong quá trình thực hiện và các yếu tố ảnh
hưởng đến trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình.
- Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng trong
công tác lập, thẩm định và quản lý quy hoạch; hoàn thiện hệ thống Văn bản quy
phạm pháp luật; nâng cao nhận thức và trình độ, năng cán bộ quản lý, cán bộ trực
tiếp trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Hịa Bình , tỉnh Hịa Bình.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG
2.1.1. Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước: Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý
nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối
với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát
triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ
quốc XHCN” (Học Viện hành chính Quốc gia, Giáo trình Quản lý hành chính
nhà nước, tập 1, trang 407) .
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.uản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước
theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các
văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối
tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà
nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả
các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần
chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực
hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.1.1.2. Một số quan niệm liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
a. Quản lý đô thị

Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công

5


tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động
đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.
Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của
nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế. biện pháp
và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện
quản lý và kiểm sốt q trình tăng trưởng đơ thị. Theo một nghĩa rộng thì quản
lý đô thị là quản lý con người và không gian sống (ăn, ở, làm việc, nghỉ ngơi…) ở
đơ thị.
Q trình hình thành và phát triển các đơ thị địi hỏi phải tăng cường vai
trò quản lý nhà nước đối với đơ thị. Bời vì trong xã hội, đơ thị ln xuất hiện các
vấn đề về nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, chăm sóc sức khoẻ, nghỉ ngơi,
vui chơi giải trí,..
Vậy thực chất của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở đô thị là sự can
thiệp bằng quyền lực của chính quyển vào các quá trình phát triển kinh tế xã hội
ở đơ thị, với mục đích làm cho các đơ thị trở thành những trung tâm hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế của mỗi vùng
lãnh thổ.
b. Quản lý xây dựng đô thị
Quản lý trật tự xây dựng đô thị và cấp giấy phép xây dựng là công cụ
hữu hiệu trong quản lý xây dựng đô thị. Công tác cấp phép xây dựng nhằm
tăng hiệu quả kiểm sốt phát triển đơ thị theo đúng quy hoạch, góp phần
phát triển bền vững q trình đơ thị hóa.
c. Quản lý trật tự xây dựng đơ thị
Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề
xuất, kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về

các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý
đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phịng; giữ gìn và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được
phê duyệt tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính
đáng hợp pháp của nhân dân; ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn
chiếm đất cơng, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng khơng phép, sai phép
giữ gìn kỷ cương phép nước.

6


Quản lý trật tự xây dựng đơ thị chính là quản lý theo quy hoạch, các
khái niệm có liên quan trong quản lý trật tự xây dựng đô thị gồm: Quy hoạch
xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng
đô thị, thiết kế đô thị, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, ban công, quản lý
quy hoạch xây dựng đô thị . (Luật Quy hoạch đô thị Số: 30/2009/QH12)
- Quy hoạch xây dựng: Là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và
khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội; tạo lập mơi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo
đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mơ hình và thuyết minh.
- Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đơ thị,
hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo
lập mơi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch đô thị. (Luật Quy hoạch đô thị Số: 30/2009/QH12)-

Quy hoạch phân khu: Là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử
dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới cơng trình hạ tầng

kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đơ thị nhằm cụ thể
hóa nội dung quy hoạch chung
- Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: Là việc phân chia và xác định chỉ
tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của
từng lơ đất, bố trí cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội nhằm
cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
Cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị là cơ sở
pháp lý để quản lý xây dựng cơng trình, cung cấp thơng tin, cấp giấy phép
xây dựng cơng trình giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án xây dựng
công trình.
- Thiết kế đơ thị: Là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết xây dựng đơ thị về kiến trúc các cơng trình trong đơ thị, cảnh
quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và khu không gian công cộng khác
trong khu đô thị.
- Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng cơng trình
chính trên thửa đất.

7


- Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy
hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng cơng trình
và phần đất được dành cho đường giao thơng hoặc cơng trình hạ tầng kỹ thuật,
khơng gian cơng cộng khác.
- Ban công: Là các mặt sàn chịu lực được làm nhô ra khỏi mặt nhà, tạo
điều kiện để người sử dụng có thể tiếp cận dễ dàng với khơng gian thống bên
ngồi, tiếp cận cây xanh, tạo tầm nhìn rộng.
- Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: Là tổng thể các biện pháp cách
thức mà chính quyền đơ thị vận dụng các công cụ quản lý để tác ñộng vào các
hoạt động xây dựng và phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật

thể) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
- Quy hoạch xây dựng đô thị phải đảm bảo với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất;
quy hoạch chi tiết đô thị phải phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; đảm
bảo quốc phòng an ninh; tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội.
- Quy hoạch xây dựng đô thị phải tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên
cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đất đai và các nguồn
lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế xã hội, tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.
- Quy hoạch xây dựng đô thị tạo lập được mơi trường sống tiện nghi an
tồn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của
nhân dân, bảo vệ môi trường, di sản văn hố, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa,
cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Quy hoạch
xây dựng là căn cứ xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch quản lý ñầu tư
và thu hút đầu tư xây dựng quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây
dựng trong đơ thị. Quy hoạch xây dựng đơ thị được thể hiện dưới dạng các bản
vẽ, các quy chế và thường được ban hành để áp dụng trong một giai đoạn
nhất định. (Luật Xây dựng Số: 50/2014/QH13).
d. Giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo
mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực
hiện. đây là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông

8


qua (Chính phủ, 2012), qua đó có thể xác định chủ đầu tư xây dựng có vi
phạm quy hoạch xây dựng hay trật tự xây dựng hay không, cụ thể như sau:
- Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời

cơng trình . (Luật Xây dựng Số: 50/2014/QH13).
- Giấy phép xây dựng cơng trình: Là giấy phép được cấp để xây dựng
cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật.
- Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép ñược cấp để xây
dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
- Giấy phép xây dựng tạm: Là giấy phép được cấp để xây dựng cơng
trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn thực
hiện quy hoạch xây dựng.
- Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: Là giấy phép được cấp cho từng
phần của cơng trình hoặc cơng trình của dự án khi thiết kế xây dựng của cả
cơng trình hoặc của cả dự án chưa được thực hiện xong.
- Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo: Là giấy phép được cấp để thực
hiện việc sửa chữa, cải tạo cơng trình đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc các
mặt đứng, thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mơ cơng trình và cơng năng
sử dụng.
- Cơng trình theo tuyến: Là cơng trình xây dựng kéo dài theo phương
ngang, như đường bộ, đường sắt, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông,
đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thốt nước, các cơng trình khác.
e. Quản lý nhà nước về trật tự đô thị
- Quản lý trật tự đô thị là quản lý Nhà nước về mọi mặt sinh hoạt của con
người có tác động đến môi trường xã hội xung quanh khu vực (như đường giao
thông, vỉa hè, cây xanh, chợ, điện, nước,...) theo quy định pháp luật, nhằm giữ ổn
định trật tự xã hội, mọi người sống có nề nếp, hài hịa, mua bán phải trật tự và
ngăn nắp
- Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây
dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đơ thị nói riêng và
của Nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản
lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên
tắc,quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc


9


đi rà sốt, kiểm tra những cơng trình xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không
đúng như yêu cầu trong giấy phép xây dựng đã được cơ quan cấp phép cấp cho
và có biện pháp xử lý theo luật đã định. Quản lý trật tự xây dựng là khâu tiếp
theo của cấp phép. Quản lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yếu là Giấy phép
xây dựng và các tiêu chuẩn đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng
đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực.
- Quản lý nhà nước về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng: là một khâu
rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy
chuẩn cụ thể của đơ thị nói riêng và của Nhà nước nói chung, cơ quan quản lý
Nhà nước về hoạt động xây dựng, quản lý mọi hoạt động xây dựng như: Xây
dựng nhà, cơng trình xây dựng, cơng trình hạ tầng kỹ thuật... trên địa bàn đô thị
được quản lý theo quy hoạch đô thị, theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy
tắc và mỹ quan môi trường đô thị, không để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép,
khơng phép, xây dựng lấn chiếm vỉa hè, hẻm thông hành, hành lang bảo vệ sông
rạch, kênh mương.
Từ những vấn đề nêu trên có thể đưa ra định nghĩa: Quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng là sự tác động mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước trên
cơ sở pháp luật, của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm duy trì, bảo đảm
trật tự trong xây dựng.
2.1.2. Đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước
Từ khái niệm trên về quản lý nhà nước ta rút ra các đặc điểm của quản lý
nhà nước như sau:
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính
mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở
mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”.
- Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được

hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với
con người nhằm thực hiện q trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là
nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực
hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội.
- Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đỏi
hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng

10


quản lý phải có một chương trình nhất qn, cụ thể và theo những kế hoạch được
vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
- Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên
các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến
đổi của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường
xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn
định, khơng được thay đổi q nhanh. Việc ổn định của các quyết định của nhà
nước giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện tồn hoạt động của mình và
hệ thống hành vi xã hội được ổn định.
2.1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Theo Điều 160, Luật Xây dựng năm 2014. nội dung quản lý nhà nước
về xây dựng bao gồm những hoạt động sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch
phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
xây dựng.
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.
- Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự
án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá
xây dựng.

- Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây
dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu
trong hoạt động xây dựng; quản lý an tồn, vệ sinh lao động, bảo vệ mơi trường
trong thi cơng xây dựng cơng trình.
- Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư
xây dựng.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
hoạt động đầu tư xây dựng.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức,
pháp luật về xây dựng.
- Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.

11


- Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ cơng trình xây dựng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng
2.1.2.3. Vai trò, chức năng của quản lý Nhà nước
Nhà nước là chủ thể lớn nhất, quyết định nhất trong việc quản lý xã hội và
là nhân tố cơ bản nhất giúp cho xã hội tồn tại hoạt động, phát triển hay suy thối
do đó nhà nước phải thực hiện các chức năng cơ bản:
- Chức năng đối nội: Là quản lý hành chính gồm việc quản lý trật tự xã hội,
sắp xếp và giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp, các tầng
lớp dân cư và các cộng đồng dân tộc.
- Chức năng đối ngoại: Là quản lý lãnh thổ quốc gia và thiết lập bang giao
với các nước khác.
- Chức năng kinh tế: Là các nhiệm vụ tổng quát mà nhà nước phải thực hiện
để phát huy vai trị và hiệu lực của mình. Vì vậy để cho xã hội tồn tại và phát

triển, vấn đề cốt lõi và sự phát triển, ổn định và bền vững nền kinh tế quốc dân
thì nhà nước phải thực hiện chức năng kinh tế sẽ tạo ra cơ sở vật chất đảm bảo
thực hiện thắng lợi các chức năng khác do đó nhà nước với vấn đề kinh tế là vấn
đề sống còn của mọi nhà nước.
2.1.2.4. Vai trò quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Trong quản lý trật tự xây dựng pháp luật có vai trị, ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, vai trò của pháp luật quản lý xây dựng được thể hiện ở những
điểm cơ bản sau:
Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là phương tiện thể chế hố quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng về công tác xây dựng. Nhận thức được tầm
quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng, Đảng Cộng sản Việt Nam,
trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương và Bộ Chính trị luôn
dành sự quan tâm lớn cho công tác quản lý trật

tự xây dựng, lần lượt đưa ra các

chủ trương lớn cho công tác thanh tra xây dựng, điều kiện, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, chính sách, chế độ đối với những người làm công tác quản lý trật tự xây
dựng, đặc biệt chú ý đến cơ chế tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng, đồng
thời cũng nhấn mạnh phải kịp thời ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho công tác tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng.

12


Đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp
luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện pháp luật.
Do vậy, pháp luật về quản lý trật tự xây dựng có vai trị quan trọng trong việc
thể chế hố đúng đắn, kịp thời và đầy đủ đƣờng lối, chính sách của Đảng về
cơng tác thanh tra, làm cho nó đi vào cuộc sống.

Pháp luật về thanh tra xây dựng là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường tổ
chức bộ máy các cơ quan thanh tra xây dựng. Để bộ máy các cơ quan thanh tra xây
dựng hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng cơ chế quản lý, mơ hình tổ
chức hợp lý, khoa học, xác định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của
các cơ quan thanh tra xây dựng; xác lập Các mối quan hệ đúng đắn, hợp lý giữa cơ
quan thanh tra xây dựng và các cơ quan hữu quan; phải có những phương pháp tổ
chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ, đồng thời nâng cao được
trách nhiệm của cơ quan thanh tra xây dựng. Tất cả những điều này chỉ có thể thực
hiện được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể
của pháp luật về thanh tra xây dựng.
Tương tự như vậy, pháp luật về thanh tra xây dựng có vai trị quan trọng
trong việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán bộ,
công chức trong hệ thống các cơ quan thanh tra xây dựng, đặc biệt Thanh tra
viên xây dựng; quy định những cơ chế hữu hiệu nhằm phát hiện, loại trừ các hiện
tượng lạm quyền, bao biện, vô trách nhiệm... của đội ngũ cán bộ, công chức Các
cơ quan thanh tra xây dựng.
Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là cơ sở để tăng cường cơ chế phối
hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thanh tra xây dựng. Thanh tra xây
dựng là hoạt động phức tạp, hiệu quả của nó khơng chỉ được quyết định bởi năng
lực, sự cố gắng của cơ quan thanh tra xây dựng mà cịn tuỳ thuộc vào sự tham
gia của chính quyền địa phương, của các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã
hội và của mọi cơng dân. Nói cách khác, công tác thanh tra xây dựng không chỉ
là hoạt động chuyên môn thuần tuý của cơ quan thanh tra xây dựng, mà còn là
trách nhiệm của Các cấp chính quyền và tồn xã hội. Do vậy, pháp luật về thanh
tra xây dựng phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ về vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan hữu quan này với cơ quan thanh tra xây dựng trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch thanh tra, ví dụ nhƣ trách nhiệm của
chính quyền địa phương trong việc phối hợp với Các Thanh tra viên xây dựng
trong việc tham gia việc cưỡng chế, hỗ trợ lực lượng, phƣơng tiện để cưỡng chế
dỡ bỏ các cơng trình vi phạm... Như vậy, có thể nói pháp luật về quản lý trật tự


13


×