Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.52 KB, 98 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG DIỆU LINH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG CHỨC CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ BÌNH,
TỈNH HỒ BÌNH

Ngành:

Mã ngành:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018
Tác giả luận văn



Hoàng Diệu Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong Khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giảng dạy, hết
lịng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS.TS. Nguyễn
Thị Dương Nga, Bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn,
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện và hồn thiện đề tài luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Thành ủy, Phịng Nội vụ Thành phố Hịa
Bình, các cán bộ, công chức cấp thành phố, cấp xã... nơi tôi thực hiện đề tài nghiên cứu
đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho
luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do khả năng của bản thân còn hạn chế nên luận văn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Xin kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
q thầy cơ và các bạn để nội dung của luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Diệu Linh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lờı cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễnvề nâng cao chất lượng công chức cấp xã ........... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã .................... 4

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu nâng cao chất lượng công chức cấp xã .......................... 11

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng công chức cấp xã.................... 17


2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 19

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của
một số nước trên thế giới .................................................................................. 19

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của
một số địa phương ở Việt Nam......................................................................... 21

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 24

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 24

3.1.2.

Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 26

3.1.3.


Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 27

3.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ................................ 32

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 34

3.2.2.

Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu, thơng tin ........................... 34

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 37
4.1.

Thực trạng chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hồ
Bình, tỉnh Hồ Bình .......................................................................................... 37


4.1.1.

Quy mô, số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã của TP Hịa Bình .......... 38

4.1.2.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức cấp xã của TP Hịa Bình ....... 42

4.1.3.

Kỹ năng nghề nghiệp của cơng chức cấp xã của Thành phố Hịa Bình ........... 45

4.1.4.

Tính chun nghiệp của cơng chức cấp xã Thành phố Hịa Bình .................... 49

4.1.5.

Đạo đức cơng vụ của cơng chức cấp xã của Thành phố Hịa Bình .................. 51

4.1.6.

Chất lượng sức khỏe của cơng chức cấp xã Thành phố Hịa Bình ................... 53

4.1.7.

Chất lượng công chức cấp xã theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ .................... 53

4.1.8. Đánh giá một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế về nâng cao chất lượng

cơng chức cấp xã .............................................................................................. 55
4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã trên
địa bàn thành phố Hồ Bình, tỉnh Hồ Bình..................................................... 60

4.2.1.

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ................................................ 60

4.2.2.

Chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã .......... 63

4.2.3.

Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cơng chức cấp xã ................................... 64

4.2.4.

Công tác đánh giá, phân loại công chức cấp xã ................................................ 65

4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố
Hồ Bình, tỉnh Hồ Bình .................................................................................. 68

4.3.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 68


4.3.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 68

4.3.3.

Các giải pháp cụ thể.......................................................................................... 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 77
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 77

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 78

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 80
Phụ lục .......................................................................................................................... 82

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BNV


Bộ Nội vụ

CBCC

Cán bộ công chức

CC

Công chức

CMNV

Chuyên môn nghiệp vụ

CNTT

Công nghệ thông tin

CV

Cơng việc

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân


NV

Nhiệm vụ



Quyết định

QLNN

Quản lý nhà nước

STT

Số thứ tự

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Quy mô đội ngũ công chức cấp xã của TP Hịa Bình từ năm 2015 2017 ........................................................................................................... 38

Bảng 4.2.

Số lượng công chức cấp xã theo chức danh của TP Hịa Bình từ
năm 2015 - 2017 ....................................................................................... 38

Bảng 4.3.

Cơ cấu tuổi, giới tính và dân tộc cơng chức cấp xã của
TP Hịa Bình từ năm 2015 - 2017 ............................................................. 40

Bảng 4.4.

Cơ cấu giới tính của cơng chức cấp xã TP Hịa Bình theo chức
danh năm 2017 .......................................................................................... 41


Bảng 4.5.

Trình độ văn hóa và trình độ chun mơn của công chức cấp xã từ
năm 2015 - 2017 ....................................................................................... 42

Bảng 4.6.

Trình văn hóa và trình độ chun mơn của cơng chức cấp xã thành
phố Hịa Bình theo chức danh năm 2017 .................................................. 43

Bảng 4.7.

Trình độ tin học của cơng chức cấp xã TP Hịa Bình từ năm 2015 –
2017 ........................................................................................................... 44

Bảng 4.8.

Trình độ lý luận chính trị của cơng chức cấp xã TP Hịa Bình từ
năm 2015 - 2017 ....................................................................................... 45

Bảng 4.9.

Kết quả tự đánh giá của công chức cấp xã về các kỹ năng nghề
nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ .................................................. 46

Bảng 4.10.

Kết quả đánh giá của CBCC cấp thành phố về các kỹ năng nghề
nghiệp của cơng chức cấp xã trong q trình thực thi nhiệm vụ .............. 47


Bảng 4.11.

Kết quả đánh giá tính chuyên nghiệp của CBCC thành phố đối với
công chức cấp xã trong q trình thực thi cơng vụ ................................... 49

Bảng 4.12.

Trình độ quản lý nhà nước của công chức cấp xã TP Hịa Bình từ
năm 2015 - 2017 ....................................................................................... 50

Bảng 4.13.

Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức thành phố về chất lượng
đạo đức công vụ của công chức cấp xã Thành phố Hịa Bình .................. 51

Bảng 4.14.

Kết quả đánh giá của người dân về chất lượng đạo đức công vụ của
công chức cấp xã ....................................................................................... 52

Bảng 4.15.

Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức cấp thành phố về mức độ
hoàn thành nhiệm vụ năm 2017 của từng chức danh công chức cấp
xã ............................................................................................................... 54

vi


Bảng 4.16.


Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với công chức cấp xã ........ 54

Bảng 4.17.

Số lượt công chức cấp xã được đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2015 2017 ........................................................................................................... 61

Bảng 4.18.

Tác động của công tác đào tạo bồi dưỡng đến chất lượng công chức
cấp xã của Thành phố Hịa Bình ............................................................... 62

Bảng 4.19.

Kết quả đánh giá, xếp loại công chức cấp xã từ năm 2015 -2017 ............ 66

Bảng 4.20.

Kết quả đánh giá, xếp loại của các chức danh công chức cấp xã
năm 2017 ................................................................................................... 67

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Diệu Linh
Tên luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hịa
Bình, tỉnh Hịa Bình
Mã số: 8340410


Chun ngành: Quản lý kinh tế
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam

Chính quyền cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân mà trực tiếp là
thông qua đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong đó chiếm số lượng đơng đảo là đội ngũ
cơng chức xã. Công chức cấp xã là những người gần dân nhất, sát dân nhất, mọi chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến được với nhân dân hay khơng,
đến đúng, đến đủ và có được nhân dân tiếp thu đúng đắn hay không đều thông qua đội ngũ
này. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói
chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội
ngũ cơng chức cấp xã. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là một trong
những vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước nói chung và thành phố Hịa Bình nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu của đề
tài tập trung đi sâu vào hai vấn đề chính. Đó là trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng
công chức cấp xã của Thành phố Hịa Bình, từ đó đề xuất các giải pháp, một số kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã của thành phố trong thời gian tới.
Tác giả đã thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp về thực trạng công chức cấp xã
trên địa bàn Thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình thơng qua phỏng vấn trực tiếp bằng
phiếu điều tra và số liệu cung cấp của Phòng Nội vụ Thành phố. Từ các số liệu thu thập
được tác giả sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm phương pháp thống kê mơ tả,
so sánh. Nghiên cứu cho thấy công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hịa Bình đã đáp ứng
được về số lượng, tuy nhiên về chất lượng đối với yêu cầu cơng việc thì cần có sự cải
thiện, nâng cao hơn nữa, đặc biệt là về trình độ quản lý nhà nước, trình độ chun mơn,
các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc hiện nay.
Chính sách thu hút, đãi ngộ người có năng lực vẫn chưa được quan tâm triển khai tích
cực, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn cịn mang tính hình thức, chưa gắn với thực tiễn
công việc. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã thành
phố Hịa Bình trong thời gian tới bao gồm chuẩn hóa các chức danh theo quy định, xây
dựng hợp lý và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới cơng tác tuyển dụng,
bố trí, sử dụng công chức, đổi mới nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại công chức,

thực hiện tốt kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm... Thành phố cần thực hiện tốt các giải
pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn lực cấp cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu của
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hịa Bình hiện nay.

viii


THESIS ABSTRACT
Author: Hoang Dieu Linh
Thesis title: Improvement the quality of communal staffs in Hoa Binh city, Hoa
Binh province
Filed: Economic Management

Code: 8340410

Education Organization: Vietnam National University of Agriculture
Communal government body play a very important role as bridge between the
Communist Party, State government to public/community. The communal staffs are
the people who understand the best about the community where they live and work.
Hence, all policies and Lows from Government are transferred to the community
mostly by the communal staffs. The effectiveness and efficiency of the communal
government as well as the political system are much decided by the quality, capacity,
and performance of the communal staffs. Therefore, improving the quality of the
communal staffs is a crucial, deciding the success of the construction and
development of the country as well as in Hoa Binh city. The study aims to evaluate
the current situation of the quality of the communal staffs in Hoa Binh city, Hoa Binh
province. Recommendations are proposed accordingly to improve the quality of the
communal staffs of the city in the coming time.
Both secondary and primary data are collected for the study, with the latter is
done through interviewing and survey. Descriptive and comparative statistics are

employed to analyze the data. Results show that the scale of communal staffs in Hoa
Binh city is met with requirements from the Ministry of Home Affair, however, the
quality of the communal staff still needs to be improved, especially in the aspect of state
management capacity and job skills in order to meet with increasing requirements from
works nowadays. The policy on attracting quality human resources is still limited,
training for communal staffs is still evaluated to be formal and theoretical and not
strictly related to the job handled. Some recommendations to improve the quality of the
communal staffs in Hoa Binh city in the coming time are proposed, including (i)
standardizing the titles as required (ii) Develop a sound plan for training for communal
staff as well as effective implementation, (iii) improve the recruitment of the communal
staffs as well and sound assignment of jobs, (iv) improvement in evaluating, rating the
staffs and inspection. These are valuable suggestions for the city government to improve
the quality of the communal staffs, contributing to the socio-economic development of
Hoa Binh city in the coming time.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trị rất quan trọng trong công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố - hiện đại hố đất nước hiện nay. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm
được việc thì mọi việc đều xong xi”. Điều 118 hiến pháp nước Cộng Hịa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ghi chính quyền xã có chức năng: bảo đảm việc
chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, quyết định của Nhà nước Chính quyền cấp trên; Quyết định và đảm bảo
thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng của
địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phịng,

khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã và
làm tròn nghĩa vụ của địa phương với Nhà nước.
Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp và Luật
tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Sự
vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống
chính quyền trong cả nước và ngược lại.
Chính quyền cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân mà trực
tiếp là thông qua đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong đó chiếm số lượng đơng
đảo là đội ngũ công chức xã. Công chức cấp xã là những người gần dân nhất, sát
dân nhất, mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến
được với nhân dân hay khơng, đến đúng, đến đủ và có được nhân dân tiếp thu
đúng đắn hay không đều thông qua đội ngũ này. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy
chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được
quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cơng chức
cấp xã. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là một trong
những vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của cơng cuộc xây
dựng và phát triển đất nước.
Hồ Bình là thành phố được thành lập từ năm 2006 theo Nghị định số
126/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ. Đây là trung tâm kinh tế - chính
trị và văn hố - xã hội của tỉnh Hồ Bình. Trong những năm qua nhìn chung cấp ủy

1


và chính quyền thành phố đã quan tâm tới cơng tác phát triển nhân sự, nhưng trên
thực tế chưa đạt được chất lượng như mong muốn, năng lực quản lý nhà nước của
đội ngũ cơng chức đang cịn thấp, đặc biệt là năng lực của đội ngũ công chức cấp
xã chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố: đang còn yếu về chất
lượng, cơ cấu chưa hợp lý, tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, kém năng động và sáng tạo;
một bộ phận cơng chức cấp xã cịn có biểu hiện cơ hội, bè phái, quan liêu, sách

nhiễu nhân dân…làm giảm uy tín của người cơng chức đối với nhân dân.
Việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân lực để có
những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố
của thành phố Hồ Bình trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Với lý do đó nên tác giả
chọn đề tài “Nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố
Hồ Bình, tỉnh Hồ Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng công chức cấp xã của thành phố
Hồ Bình, tỉnh Hồ Bình, từ đó đề xuất các giải pháp, một số khuyến nghị nhằm
nâng cao chất lượng công chức cấp xã của thành phố Hồ Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng
công chức cấp xã;
- Đánh giá thực trạng chất lượng công chức cấp xã, phường trên địa bàn
thành phố Hịa Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công chức cấp xã trên địa
bàn thành phố tỉnh Hịa Bình;
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp
xã của thành phố Hồ Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây
dựng kinh tế- xã hội của thành phố.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chất lượng công chức cấp xã (gồm các chức vụ và các
chức danh được quy định tại khoản 3, Điều 61 Luật CBCC năm 2008).

2



1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng về chất
lượng và nâng cao chất lượng công chức cấp xã; các yếu tố ảnh hưởng và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hồ
Bình, tỉnh Hồ Bình trong thời gian tới.
* Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ
Bình, trong đó các điểm nghiên cứu được tiến hành tại 15 xã, phường.
* Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập trong
khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Trong đó:
- Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 - 2017;
- Số liệu sơ cấp thu thập năm 2016, 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về công
chức cấp xã, hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức cấp xã; chỉ ra
những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã và nêu ra một số kinh
nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở một số trên thế giới và một số
địa phương ở Việt Nam.
- Về thực tiễn: Luận văn đã dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế và thực
trạng chất lượng cơng chức cấp xã của thành phố Hịa Bình, từ đó đánh giá
những mặt ưu điểm, tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng công chức cấp xã thành phố Hịa Bình. Các quan
điểm, giải pháp và kiến nghị nêu trong luận văn có thể được xem xét, tham khảo
để ứng dụng vào thực tiễn nâng cao chất lượng công chức cấp xã thành phố Hịa
Bình trong thời điểm hiện tại hoặc các năm tiếp theo.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã
2.1.1.1. Khái niệm công chức và công chức cấp xã
a. Khái niệm công chức
Mặc dù chế độ công vụ đã tồn tại và phát triển đã trên 3 thế kỷ tính từ thời
điểm xuất hiện thuật ngữ cơng chức vào năm 1859 ở Anh nhưng cho đến nay vẫn
chưa có một quan niệm thống nhất về cơng chức cho tất cả các quốc gia trên thế
giới. Có một số quan niệm sau:
- Công chức là những người làm cơng tác chun mơn nghiệp vụ trong bộ
máy hành chính của các bộ thuộc Chính phủ. Như vậy, những đối tượng khác tuy
làm việc ở bộ nhưng không trực tiếp làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo
chức năng quản lý của bộ thì khơng phải là cơng chức và cũng theo quan niệm về
cơng chức như vậy thì những người làm việc trong bộ máy của chính quyền địa
phương cũng khơng phải là cơng chức. Ví dụ như: Anh, Thái -lan, Xin-ga-po...
(Tạ Ngọc Hải, 2008).
- Công chức không chỉ là những người thực hiện các hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ quản lý trong bộ máy hành chính của các Bộ (Trung ương) mà còn bao
gồm cả những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ quản lý trong bộ máy
hành chính thuộc chính quyền của các địa phương. Ví dụ như: Nga, Trung Quốc,
Ba Lan, Hung-ga-ri... (Tạ Ngọc Hải, 2008).
- Khác với các quan niệm đã nêu trên, một số nước xác định phạm vi công
chức bao gồm cả những người thực thi công vụ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ
công hoặc cả ngành Lập pháp, Tư pháp. Ví dụ như: Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha...
(Tạ Ngọc Hải, 2008).
Với các quan niệm trên cho thấy vẫn còn những câu trả lời khác nhau với
câu hỏi ai là công chức trong số những người làm việc tại các cơ quan trong bộ
máy Nhà nước và sẽ vẫn chưa có câu trả lời chung cho câu hỏi này trong một
thời gian dài nữa. Sự khác nhau này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau
như: lịch sử sự tồn tại và phát triển của nền hành chính quốc gia; điều kiện kinh
tế - xã hội mà trên đó pháp luật được hình thành; quan điểm của các nhà lập


4


pháp trong việc đánh giá sử dụng các thành tựu của khoa học pháp lý (Tạ Ngọc
Hải, 2008).
Sử dụng phương pháp so sánh để xem xét quan niệm về công chức của các
nước ta thấy:
- Phạm vi công chức của Mỹ chỉ là những người thực thi công vụ trong
ngành hành chính (hoạt động chun mơn nghiệp vụ quản lý hành chính) và
khơng nhấn mạnh đến tính nghề nghiệp của công chức mà coi trọng hơn đến mức
độ khả thi khi công chức thực thi công vụ. Khác với Mỹ, Pháp và một số nước
khác như Đức, Đan Mạch... quan tâm rất nhiều đến tính nghề nghiệp và xem đó
là một chức nghiệp của cơng chức. Như vậy tính nghề nghiệp của công chức thể
hiện rất đậm nét trong quan niệm của người Pháp, Đức... có phần mờ nhạt hơn
trong quan niệm của Anh và gần như khơng cịn gì trong quan niệm của Mỹ. Từ
đó có những chế độ công vụ khác khau như chức nghiệp (career system), việc
làm (jobs system); So với Anh thì phạm vi cơng chức theo quan niệm của Pháp,
Mỹ rộng hơn với đối tượng là công chức các địa phương (Tạ Ngọc Hải, 2008).
- Xét trên phương diện đặc điểm cơng chức thì có những nét tương đồng
giữa quan niệm của Anh với quan niệm của Pháp thể hiện cụ thể như: tính quan
liêu trong khi thực thi cơng vụ; tính thứ bậc với các ngạch bậc khác nhau theo
yêu cầu về mặt chuyên mơn nghiệp vụ quản lý mà cơng chức đó đảm nhiệm;
lương của công chức do Nhà nước chi trả (Tạ Ngọc Hải, 2008).
Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành và thường gắn liền với
sự hình thành và phát triển ngày càng hồn thiện của nền hành chính nhà nước.
Khái niệm công chức lần đầu tiên được nêu ra trong Sắc lệnh 76/SL ngày
20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ban hành Quy chế
cơng chức như sau: “Những cơng dân Việt Nam được chính quyền nhân dân
tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở

trong hay ở ngồi nước, đều là cơng chức theo Quy chế này, trừ những trường
hợp riêng biệt do Chính phủ định" (Chủ tịch nước, 1950).
Cùng với sự phát triển của đất nước và nền hành chính nước nhà, khái niệm
cơng chức đã dần được quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn. Tuy nhiên, các khái
niệm này vẫn chưa phân định rõ ràng ai là cán bộ, ai là công chức.
Đến năm 2008, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua
Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12. Đây là bước tiến mới, mang tính

5


cách mạng về cải cách chế độ công vụ, công chức, thể chế hoá quan điểm,
đường lối của Đảng về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân (Nguyễn Thị Ban
Mai, 2015).
Điều 4, Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã nêu rõ: “Công chức
là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, thuộc đơn vị Quân đội nhân
dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng;
trong cơ quan đơn vị thuộc cơng an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ
quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập của Đảng cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị - xã hội (sau
đây gọi chung là đơn vị công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật” (Quốc hội, 2008).
Để hướng dẫn thi hành Luật cán bộ cơng chức, Chính phủ và các bộ ngành
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới như Nghị định số 06/2010/NĐCP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định công chức là "Công dân Việt nam,
được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế,

hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Chính phủ, 2010).
Như vậy cơng chức ở Việt Nam không chỉ là những người làm việc trong
các cơ quan Hành chính nhà nước mà cịn bao gồm cả những người làm việc ở
các Phòng Ban của Đảng, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt nam; các tổ chức Chính
trị xã hội như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đồn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Cơng đồn Việt Nam, các cơ quan đơn vị
thuộc Qn đội nhân dân, Cơng an nhân dân, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân từ cấp Trung ương đến cấp huyện (Nguyễn Thị Ban Mai, 2015).
b. Khái niệm công chức cấp xã
Khái niệm công chức cấp xã được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật
cán bộ, công chức 2008 như sau: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam
được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban

6


nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
(Quốc hội, 2008).
Như vậy, công chức xã được tuyển dụng và phụ trách những lĩnh vực
chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể tại UBND cấp xã, trực tiếp tham mưu cho lãnh
đạo UBND cấp xã trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (Quốc hội, 2008).
* Cơ cấu công chức cấp xã
Theo Khoản 3, Điều 61 của Luật cán bộ, công chức 2008, công chức cấp xã
có các chức danh sau đây: Trưởng Cơng an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng
- thống kê; Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);Tài chính kế tốn;Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội (Quốc hội, 2008).
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý. Ngoài các chức danh theo quy định
trên, cơng chức cấp xã cịn bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều

động, biệt phái về cấp xã (Quốc hội, 2008).
* Số lượng công chức cấp xã
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định: Số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã
được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã: cấp xã loại 1 không quá 25
người, cấp xã loại 2 không quá 23 người, cấp xã loại 3 không quá 21 người
(bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp
xã) (Chính phủ, 2009).
Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn
vị hành chính xã, phường, thị trấn (Chính phủ, 2005).
2.1.1.2. Đặc điểm của cơng chức cấp xã
Theo Vũ Thúy Hiền (2014), cơng chức cấp xã có những đặc điểm cơ bản
của đội ngũ cán bộ, công chức trong nền công vụ Việt Nam. Tuy nhiên, do vị trí,
vai trị của chính quyền cấp xã nên đội ngũ cơng chức cấp xã có những đặc điểm
mang tính đặc thù như sau:
Thứ nhất, công chức cấp xã là người trực tiếp làm việc với người dân. Là
đội ngũ có số lượng lớn, đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức, phổ biến,

7


triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà
nước đến người dân để họ hiểu rõ và thi hành.
Thứ hai, công chức cấp xã chủ yếu là người dân địa phương sinh sống, họ
thường hội tụ đủ các vai trò khác nhau mà họ phải thể hiện như: công dân; đồng
hương, bà con, họ hàng; người đại diện của cộng đồng; đại diện cho Nhà nước...
Những vai trị này vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn, xung đột trong
mỗi hồn cảnh, ít nhiều có tác động, chi phối hoạt động công vụ của họ, nhất là
trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích

cá nhân - cộng đồng - Nhà nước.
Thứ ba, hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã mang tính đa
dạng, phức tạp. Họ phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở
địa phương, mang tính thường xuyên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng
của người dân.
Thứ tư, hiện nay trình độ của cơng chức cấp xã đã từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về trình độ văn hố, nhận thức, năng lực thực
thi công vụ, đặc biệt là công chức ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã
Tại Mục 1 và 2 Chương I Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012
của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển
dụng công chức xã, phường, thị trấn đã nêu rõ chức năng và nhiệm vụ của công
chức cấp xã, cụ thể như sau:
a. Chức năng của công chức cấp xã
Công chức cấp xã là những người làm công tác chuyên môn thuộc biên chế
của UBND cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao (Bộ Nội vụ, 2012).
Công chức xã là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp xã
trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, phục vụ nhân dân,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được
UBND cấp xã giao (Bộ Nội vụ, 2012).

8


b. Nhiệm vụ của cơng chức cấp xã
Ngồi nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn theo từng lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật và
thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao; cơng chức
cấp xã cịn phải trực tiếp thực hiện các công việc sau:
* Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã
và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Nội vụ, 2012).
* Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân
tự vệ, quốc phịng tồn dân, nghĩa vụ qn sự và các văn bản có liên quan của cơ
quan có thẩm quyền (Bộ Nội vụ, 2012).
* Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê
Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác, lịch
làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;Giúp Thường trực Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều
kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân cấp xã; Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của UBND cấp xã; thực hiện công
tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại UBND cấp xã;
nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo
cáo việc thực hiện quy chế làm việc của UBND cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ
sở theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với cơng chức khác xây dựng và
theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê,
báo cáo tình hình phát triển cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động
kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội
đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND, Chủ tịch UBND cấp xã
(Bộ Nội vụ, 2012).
* Nhiệm vụ của cơng chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối
với phường, thị trấn) hoặc cơng chức Địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và môi
trường (đối với xã):Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu

và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài ngun, mơi trường

9


và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tổ
chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo
vệ môi trường trên địa bàn cấp xã; Giám sát về kỹ thuật các cơng trình xây dựng
thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ trì, phối hợp với
công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và
thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng
tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn
bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các cơng trình và nhà ở trên địa
bàn để Chủ tịch UBND cấp xã quyết định hoặc báo cáo UBND cấp trên xem xét,
quyết định theo quy định của pháp luật (Bộ Nội vụ, 2012).
* Nhiệm vụ của cơng chức Tài chính - kế tốn
Xây dựng dự tốn thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt; tổ chức thực hiện dự tốn thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác
nguồn thu trên địa bàn cấp xã; Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài
chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân
sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của
pháp luật; Thực hiện cơng tác kế tốn ngân sách (kế tốn thu, chi ngân sách cấp
xã, kế tốn các quỹ cơng chun dùng và các hoạt động tài chính khác, kế tốn
tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định của
pháp luật; Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản cơng; kiểm tra,
quyết tốn các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân
dân cấp xã theo quy định của pháp luật (Bộ Nội vụ, 2012).
* Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch
Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ

nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã
trong việc tham gia xây dựng pháp luật; Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có
thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa
bàn cấp xã; Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng
nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật;
phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy
ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã; Chủ trì, phối hợp
với cơng chức khác thực hiện cơng tác hịa giải ở cơ sở (Bộ Nội vụ, 2012).

10


* Nhiệm vụ của cơng chức Văn hóa - xã hội
Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du
lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn
hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã; Thực
hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thơng về tình hình kinh tế -xã hội ở địa
phương; Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi,
tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách
lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các
chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có cơng; quản lý nghĩa
trang liệt sĩ và các cơng trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã
hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã; Chủ trì, phối hợp
với cơng chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước,
quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã (Bộ
Nội vụ, 2012).
2.1.2. Nội dung nghiên cứu nâng cao chất lượng công chức cấp xã
2.1.2.1. Chất lượng công chức cấp xã
Chất lượng là một phạm trù trừu tượng, nó mang tính chất định tính và khó

định lượng, chúng ta không thể cân đo đong đếm được. Dưới mỗi cách tiếp cận
khác nhau thì quan niệm về chất lượng cũng khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt
của Viện Ngôn ngữ học (2000): “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của
một con người, một sự vật, sự việc”.
Nói đến chất lượng là nói tới hai vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, giá trị, những đặc tính tạo nên
cái bản chất của một con người, một sự vật, sự việc;
Thứ hai, những phẩm chất, những đặc tính, những giá trị đó đáp ứng đến
đâu những yêu cầu đã được xác định về con người, sự vật, sự việc đó ở một thời
gian và khơng gian xác định. Tuy nhiên, những điều này có tính ổn định tương
đối, thay đổi do tác động của những điều kiện chủ quan và khách quan.
Vì thế, nói đến chất lượng của một con người là nói đến mức độ đạt được
của một người ở một thời gian và khơng gian được xác định cụ thể, đó là các
mức độ tốt hay xấu, cao hay thấp, ngang tầm hay dưới tầm, vượt tầm, đạt hay
không đạt yêu cầu đặt ra. Tổng hợp những phẩm chất, những giá trị, những thuộc

11


tính đặc trưng, bản chất của một con người và các mặt hoạt động của con người
đó, chính là chất lượng con người đó (Nguyễn Thị Ban Mai, 2015).
Khi phân tích, đánh giá chất lượng của bất kỳ sự vật, hiện tượng, quá trình
nào đang diễn ra trong tự nhiên, xã hội hay trong tư duy phải phân tích, đánh giá
chất lượng của từng yếu tố, từng bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng và quá
trình ấy trong thống nhất, biện chứng, trong sự ràng buộc và tác động lẫn nhau
giữa chúng; khơng được tuyệt đối hố một yếu tố, bộ phận nào hoặc tách rời giữa
các yếu tố, các bộ phận. Q trình đó địi hỏi phải có phương pháp xem xét, đánh
giá cụ thể, không thể áp dụng phương pháp duy nhất, đặc biệt là đối với con
người và hoạt động của con người trong xã hội (Nguyễn Thị Ban Mai, 2015).
Chất lượng công chức là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe,

trí tuệ khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin,
năng lực, ln gắn bó với tập thể, với cộng đồng và khả năng thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ đựoc giao. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
yêu cầu chất lượng đối với cơng chức ngày càng cao, địi hỏi người cơng chức
khơng những có trình độ, phẩm chất theo tiêu chuẩn cơng chức mà cịn phải
gương mẫu, đi tiên phong về lý luận và thực tiễn, có tinh thần kỷ luật rất cao, có
tư duy khoa học, lý luận sắc bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ln
gắn bó với tập thể, với cộng đồng, có kỹ năng tốt trong việc kết hợp tri thức khoa
học, kinh nghiệm, kỹ năng thực tiễn một cách nhạy bén, linh hoạt, đồng thời ln
chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước (Nguyễn Thị Ban Mai, 2015).
Chất lượng của đội ngũ cơng chức ngồi những yếu tố nêu trên còn phụ
thuộc vào cơ cấu đội ngũ cơng chức, đó là tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, giữa nam
và nữ, giữa công chức lãnh đạo, quản lý, công chức phụ trách chuyên môn
nghiệp vụ. Mỗi công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải đặt trong một
chỉnh thể thống nhất của cả đội ngũ cơng chức. Vì vậy quan niệm chất lượng đội
ngũ công chức phải được đạt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của
từng công chức với chất lượng của cả đội ngũ. Bên cạnh đó cũng cần phải giải
quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng đội ngũ công chức. Chỉ khi
nào hai mặt này có quan hệ hài hịa mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội
ngũ (Nguyễn Thị Ban Mai, 2015).
Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu, chất lượng đội ngũ công chức xã là
chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng công chức cấp xã, thể hiện qua phẩm chất

12


chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác, chất lượng và
hiệu quả thực nhiệm vụ được phân công của mỗi công chức cũng như cơ cấu hợp
lý về độ tuổi, về ngạch, bậc và số lượng đội ngũ công chức bảo đảm thực hiện

chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã (Nguyễn Thị Ban Mai, 2015).
2.1.2.2.Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện đầu tiên trong thực hiện các
nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ
năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn
bằng chứng chỉ mà mỗi công chức nhận được thông qua quá trình học tập. Tiêu
chuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp công chức vào hệ thống ngạch, bậc.
Tiêu chuẩn về trình độ có sự khác nhau với từng ngành, từng ngạch cơng chức
khác nhau.
Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức gồm hai loại:
Tiêu chí về trình độ văn hố: trình độ văn hố của cơng chức là mức độ tri
thức của cơng chức đạt được thông qua hệ thống giáo dục. Hiện nay trình độ văn
hố ở nước ta được chia thành các cấp độ từ thấp đến cao (tiểu học, trung học cơ
sở, phổ thơng trung học).
Tiêu chí về trình độ đào tạo nghề nghiệp: trình độ đào tạo nghề nghiệp của
cơng chức là trình độ chun mơn của cơng chức đã được đào tạo qua các trường
lớp với văn bằng chun mơn phù hợp với cơng việc được giao. Trình độ đào tạo
nghề nghiệp ứng với hệ thống văn bằng hiện nay được chia thành các trình độ sơ
cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học (Chu Xuân Khánh, 2010).
2.1.2.3. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh
vực nào đó vào thực tế. Kỹ năng nghề nghiệp bao giờ cũng gắn với một hoạt động
cụ thể ở một lĩnh vực cụ thể như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phối hợp, kỹ năng
viết báo cáo, kỹ năng soạn thảo văn bản... Đây là sản phẩm của q trình tư duy kết
hợp với việc tích luỹ kinh nghiệm thông qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, cơng tác.
Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công
chức khi thực thi nhiệm vụ. Cơng chức cần có những kỹ năng nhất định để thực
thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, có những kỹ năng cần thiết cho mọi cơng chức và có
những kỹ năng khơng thể thiếu đối với một nhóm cơng chức nhất định phụ thuộc
vào tính chất cơng việc mà họ đảm nhận. Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp


13


thành các nhóm là cơ sở để xác định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho các nhóm
cơng chức khác nhau. Căn cứ vào kết quả mà các kỹ năng hướng đến thì kỹ năng
nghề nghiệp đối với cơng chức có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm kỹ năng
liên quan đến đề xuất, ban hành, thực hiện và kiểm tra các chính sách, các quyết
định quản lý như kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin; kỹ
năng triển khai quyết định quản lý; kỹ năng phối hợp; kỹ năng đánh giá dư luận;
Nhóm kỹ năng quan hệ, giao tiếp như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tiếp dân; Nhóm kỹ năng tác nghiệp cá nhân
như kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng thuyết trình; Tất cả các kỹ năng nêu trên đều
chịu ảnh hưởng quan trọng của trình độ chun mơn, khả năng cá nhân và kinh
nghiệm cơng tác của người cơng chức trong q trình thi hành công vụ. Bởi vậy,
đây là nội dung phức tạp trong q trình đánh giá cơng chức, dễ gây nhầm lẫn
với trình độ chun mơn nghiệp vụ. Vì vậy, khi đánh giá theo tiêu chí này cần
xác định các kỹ năng tốt phục vụ cho hoạt động; các kỹ năng chưa tốt, chưa đáp
ứng được yêu cầu; các kỹ năng cần thiết mà người cơng chức chưa có; các kỹ
năng khơng cần thiết mà người cơng chức có (Chu Xuân Khánh, 2010).
2.1.2.4. Nâng cao tính chuyên nghiệp
Tính chuyên nghiệp của người công chức thể hiện ở kết quả thực hiện cơng
việc được giao, khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn khi thực thi cơng vụ với
tính kỷ luật cao, vô tư không vụ lợi trong việc chấp hành và thừa hành pháp luật
được đặt trong mối quan hệ và sự hợp tác với đồng nghiệp, công dân, tổ chức. Tính
chuyên nghiệp của một người làm một nghề nhất định ln gắn với đặc thù của nghề
đó. Bởi vậy, xác định tính chun nghiệp của cơng chức phải gắn với đặc thù của
hoạt động công vụ, đảm bảo thực thi công vụ với hiệu quả cao nhất. T
Theo Chu Xuân Khánh (2010), việc đánh giá tính chuyên nghiệp của cơng
chức có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

+ Đầu ra của cơng việc: là tồn bộ sản phẩm có thể đánh giá được về chất
lượng, số lượng mà cơng chức đã thực hiện. Đây là tiêu chí quan trọng nhất vì nó
liên quan trực tiếp tới việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan phụ thuộc chủ yếu vào số lượng, chất lượng
công việc do công chức thực hiện. Tiêu chí này phản ánh mức độ hiệu lực, hiệu
quả của từng cá nhân trong đội ngũ công chức khi sử dụng các nguồn lực sẵn có.
Đầu ra của công việc được đánh giá theo 5 hướng: số lượng công việc người

14


cơng chức hồn thành; chất lượng của các cơng việc đã hồn thành; tính hiệu quả
của chi phí; tính kịp thời của từng cơng việc đã hồn thành; thực hiện các quy
định và chỉ thị hành chính.
+ Tính hành chính: là tiêu chí đặc thù để đánh giá tính chuyên nghiệp của
nghề “công chức”. Hoạt động của công chức khi thực thi cơng vụ là hoạt động có
tổ chức và tuân thủ những quy chế bắt buộc. Tính hành chính thể hiện thơng qua
tính kịp thời khi thực thi nhiệm vụ, việc thực hiện nghiêm túc các quy định, tuân
thủ mệnh lệnh cấp trên, khả năng chịu được áp lực cao, thích ứng với sự thay đổi
trong cơng việc.
+ Tỷ lệ công chức được đào tạo bài bản về quản lý nhà nước: việc đào tạo
này khác với đào tạo nghề nghiệp ở chỗ nó trang bị cho cơng chức những kiến
thức về nhà nước, pháp luật, quản lý nhà nước. Việc đào tạo này cần có bài bản
và hệ thống, tránh hiện tượng chắp vá và hiện tượng được tuyển dụng làm công
chức rồi mới đào tạo.
+ Nếp sống văn hố cơng sở và hành vi ứng xử trong công vụ: hoạt động
của công chức chủ yếu tại công sở, nơi trực tiếp thể hiện mối quan hệ giữa Nhà
nước và công dân, tổ chức. Để đảm bảo đúng bản chất của nhà nước phục vụ
nhân dân, nếp sống văn hố cơng sở phải được thực hiện nghiêm túc bằng các
quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, hành vi ứng xử của công chức trong công

vụ, trong mối quan hệ với công dân, tổ chức cũng rất quan trọng, thể hiện ở thái
độ, tác phong, cách ăn nói, lắng nghe... Điều này được đánh giá qua hoạt động
thanh tra cơng vụ và của xã hội qua báo chí, dư luận xã hội...
Để đánh giá tính chuyên nghiệp cần phân tích sản phẩm đầu ra mà cơng
chức đã thực hiện, đối chiếu với kết quả của các công chức khác cùng thực hiện
hoạt động đó trong bối cảnh tương tự để xác định hiệu quả làm việc của công
chức. Tiêu chí này có liên quan trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan
nhà nước, nên cần đặc biệt chú trọng và coi đó là tiêu chí cơ bản (Chu Xuân
Khánh, 2010).
2.1.2.5. Nâng cao đạo đức công vụ
Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều
chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau và
quan hệ với xã hội. Đạo đức công vụ là đạo đức của người công chức, phản ánh
mối quan hệ giữa công chức với công dân, tổ chức, đồng nghiệp trong hoạt động

15


×