Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Tư tưởng việt nam cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx qua một số nhân vật tiêu biểu đề tài nghiên cứu khoa học cấp đại học quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP
ĐẠI HỌC QUỐC GIA

TƯ TƯỞNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ
XIX ĐẦU THẾ KỶ XX QUA MỘT SỐ
NHÂN VẬT TIÊU BIỂU

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. VŨ VĂN GẦU
Thư ký đề tài: ThS. PHẠM ĐÀO THỊNH
Các thành viên tham gia đề tài:
PGS. TS. TRỊNH DỖN CHÍNH
PGS. TS. ĐINH NGỌC THẠCH
TS. NGUYỄN ANH QUỐC
CN. CAO XUÂN LONG

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 – 2006


1

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................2

Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX


1.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TƯ TƯởNG VIỆT NAM CUỐI THẾ
KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX..................................................................................9
1.2. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX.............................................................20
1.3. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG VIỆT NAM CUỐI
THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX .......................................................................29

Chương 2
NỘI DUNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG
VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
2.1. QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX
ĐẦU THẾ KỶ XX ..............................................................................................42
2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX QUA CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG TIÊU BIỂU ............................................. 49

Chương 3
ĐẶC ĐIỂM VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA
TƯ TƯỞNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN THẾ KỶ XX
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ
XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ....................................................................................148
3.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƯ
TƯỞNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ĐỐI VỚI NƯỚC
TA HIỆN NAY .................................................................................................154
KẾT LUẬN .............................................................................................................167
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................170


2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được
những thành tựu to lớn trên các mặt của đời sống xã hội. Kinh tế phát triển, vượt
qua thời kỳ suy thoái và đã đạt được tốc độ phát triển nhanh. Đời sống nhân dân
được cải thiện, quốc phịng, an ninh được giữ vững, tình hình chính trị ổn định,
quan hệ đối ngoại được mở rộng. Đạt được những thành tựu đó, một trong những
yếu tố góp phần quan trọng chính là nhờ đổi mới tư duy. Hiện nay, chúng ta
đang tiếp tục công tác tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận phục vụ
công cuộc hội nhập quốc tế, phát triển đất nước. Do đó, vấn đề nhìn nhận, đánh
giá đúng những nội dung, đặc điểm tư tưởng của các nhân vật trong các giai
đoạn lịch sử Việt Nam nhằm nhận thức đúng và rút ra bài học lịch sử cho công
cuộc đổi mới hiện nay là việc làm cần thiết.
Lịch sử nước ta có nhiều giai đoạn chuyển biến về đời sống xã hội. Trong
các giai đoạn ấy, do nhu cầu của thực tiễn cần phải cắt nghĩa, giải đáp những vấn
đề mới nảy sinh nên thường xuất hiện các trào lưu tư tưởng, từ đó đã để lại
những bài học kinh nghiệm quý báu trong lịch sử đấu tranh gìn giữ, bảo tồn và
phát triển của dân tộc ta. Trong lịch sử Việt Nam, có thể khái quát những giai
đoạn chuyển biến xã hội lớn, thông qua các cuộc cải cách, đổi mới nhằm thúc
đẩy xã hội phát triển, như các cuộc cải cách của: Khúc Hạo (907), Hồ Quý Ly
(1375 – 1407), Lê Thánh Tông (1460 – 1497), Quang Trung (1789 – 1802),
Minh Mạng (1820 – 1840), phong trào cách mạng dân chủ tư sản cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, công cuộc đổi mới hiện nay.
Trong các giai đoạn lịch sử đó, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
một giai đoạn đặc biệt, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, biến nước ta từ một
nước phong kiến thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến
đi vào con đường suy tàn, thực dân Pháp đặt ách đô hộ trên phạm vi nước ta kể
từ hiệp ước Patơnốt (1884) ! Nước ta từ một nước phong kiến, nền kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu, bắt đầu chuyển sang nền kinh tế phát triển theo tư bản chủ



3

nghĩa. Sự chuyển biến này do tác động từ bên ngồi vào chứ khơng phải do mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã chín muồi đặt ra u cầu
phát triển. Hay nói cách khác khơng phải do nội tại của nước ta quy định. Giáo
sư Trần Văn Giàu nhận định: “Biết rằng thuở ấy bản thân xã hội Việt Nam chưa
cấp bách đòi hỏi phải phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng công cuộc chống ngoại
xâm lại cấp bách đòi hỏi phải duy tân, tự cường, bằng khơng, bằng trễ thì mất
nước” [22, tr.54]. Trên thế giới, chủ nghĩa thực dân đang bành trướng, mở ra các
cuộc xâm lược, từ đó tạo nên những ảnh hưởng lớn đến các dân tộc. Mặt khác,
phong trào cách mạng vơ sản đang ngày càng phát triển nhanh chóng, cuộc cách
mạng Tháng Mười Nga (1917) mở ra một thời đại mới. Trong bối cảnh ấy, lịch
sử dân tộc đặt ra các câu hỏi lớn: Dân tộc ta lựa chọn con đường nào và phải làm
gì để vừa tiếp thu cái mới, vừa loại bỏ cái lạc hậu, bảo thủ mà vẫn giữ vững độc
lập dân tộc? Trước yêu cầu cấp thiết của lịch sử, các nhà tư tưởng chính trị Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, … đã mạnh dạn tìm tịi, khám
phá, thử nghiệm đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc theo khuynh hướng mới
- dân chủ tư sản.
Hiện nay, đất nước ta đã và đang bước vào một thời kỳ đổi mới mang tính
bước ngoặt lịch sử sâu sắc, trong bối cảnh thời đại có nhiều sự biến đổi quan
trọng: chủ nghĩa xã hội vừa trải qua một cuộc khủng hoảng, bắt đầu đạt những
thành tựu mới; chủ nghĩa tư bản có những bước điều chỉnh nhằm thích nghi với
sự phát triển của thời đại; tồn cầu hố kinh tế và vấn đề hội nhập quốc tế; thế
giới tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định ….
Như vậy, hai giai đoạn lịch sử xét về mặt nào đó có những đặc điểm tương
tự, đó là đều nằm trong bước chuyển của lịch sử và thực tiễn sinh động của bước
chuyển ấy đang nảy sinh những vấn đề mới yêu cầu lý luận phải cắt nghĩa và giải
đáp.
Sự hình thành và phát triển của tư tưởng của mỗi thời đại khơng chỉ có
nguồn gốc từ tồn tại xã hội, mà còn kế thừa những tư tưởng trước đó nhằm tránh

được những sai lầm quá khứ, bổ sung và phát triển cho hiện tại và tương lai, như
nhà triết học cổ điển Đức, Kant nói: Nhìn về cội nguồn chính là hướng tới tương


4

lai [74, tr.26]. Cho nên, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, việc
chúng ta nhận thức đúng đắn tư tưởng của các nhân vật lịch sử nhằm bổ sung cho
kho tàng tư tưởng Việt Nam và phải kế thừa những bài học kinh nghiệm lịch sử
để vận dụng thành công vào công cuộc đổi mới hôm nay là rất cần thiết. Do vậy,
nghiên cứu quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX và rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa thiết thực và là điều
cần thiết đối với công tác giảng dạy, cũng như phục vụ cho công cuộc đổi mới,
xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Giai đoạn lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có nhiều sự
kiện lịch sử quan trọng, làm chuyển biến chế độ xã hội, dân tộc ta mất nước, nên
thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học nhằm nghiên cứu xã hội Việt
Nam trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, văn hoá, lịch sử, v.v… Trong lĩnh vực tư
tưởng cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, với nhiều tranh
luận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung có một số hướng chính:
Hướng thứ nhất, đó là các cơng trình nghiên cứu bước chuyển tư tưởng thời
kỳ này trong tổng thể giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là tác
phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam”, (Toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
2003), của GS Trương Hữu Quýnh, GS Đinh Xuân Lâm, PGS Lê Mậu Hãn (Cb).
Nghiên cứu về sự phát triển tư tưởng Việt Nam giai đoạn này cịn có cơng trình
“Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng
tám” ( 3 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) của tác giả Trần
Văn Giàu. Bên cạnh đó, cịn có cơng trình nghiên cứu “Bước chuyển tư tưởng

Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005) của tập thể tác giả, do Trương Văn Chung, Dỗn Chính đồng chủ
biên.
Hướng thứ hai, đó là các cơng trình nghiên cứu từng nhà tư tưởng, từng trào
lưu tư tưởng, có rất nhiều cơng trình như: “Nguyễn Trường Tộ con người và di
thảo” (Nhà xuất bản, Tp Hồ Chí Minh, 1988) của Trương Bá Cần; “Nguyễn


5

Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước” (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2000) của
Viện khoa học xã hội, Trung tâm nghiên cứu Hán nôm; “Con người và tác phẩm
Đặng Huy Trứ”, (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1990) của Nhóm Trà
Lĩnh; “Phan Bội Châu về tác giả và tác phẩm” (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
2001) của Chương Thâu và Trần Ngọc Vương; “Nhà yêu nước và Nhà văn Phan
Bội Châu” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970) của Viện Văn học
biên soạn; “Giảng luận về Phan Bội Châu” (Nhà xuất bản Tân Việt, Sài gòn,
1959) của Lam Giang; “Nghiên cứu Phan Bội Châu” (Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004), “Phan Bội Châu nhà yêu nước nhà văn hoá lớn”,
“Giai thoại Phan Bội Châu (Nhà xuất bản Nghệ An – Trung tâm văn hố ngơn
ngữ Đơng Tây, 2005) của Chương Thâu; “Phan Châu Trinh, thân thế và sự
nghiệp”( Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1992) của Huỳnh Lý; “Tìm hiểu tư tưởng dân
chủ của Phan Châu Trinh” (Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1996) của
Đỗ Thị Hoà Hới; “Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới”, quyển 1, tập 1
(Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001), “Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới”, tập
2, (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003) của Lê Thị Kinh (tức Phan Thị Minh), “Phan
Châu Trinh cuộc đời và tác phẩm” (Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh, 1997) của
Nguyễn Quang Thắng; “Nguyễn An Ninh dấu ấn để lại” (Nhà xuất bản Văn học,
1996) của Lê Minh Quốc; “Nguyễn An Ninh” (Nhà xuất bản Trẻ, 1996) của
Nguyễn An Tịnh, … Nhìn chung các nhân vật tư tưởng như Nguyễn Trường Tộ,

Đặng Huy Trứ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, … đã được
các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ: cuộc đời, tư tưởng, giá trị lịch sử
của tư tưởng. Về cơ bản các nhà nghiên cứu tập trung hệ thống hố tư tưởng, đi
sâu phân tích những quan điểm tiến bộ, tinh thần sáng tạo đi tìm hồn của nước,
nêu lên những hạn chế, những bài học lịch sử cho dân tộc ta.
Hướng thứ ba, đó là các cơng trình nghiên cứu đánh giá từng mặt, từng nội
dung và giá trị lịch sử của các nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tác
giả Lê Thị Lan với các bài, “Quan niệm về dân chủ của Đặng Huy Trứ - một nét
mới trong tư tưởng chính trị - xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX” (Số 2 –
1994), “Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu hay đổi mới” (Số 1 –


6

2002); tác giả Đỗ Hồ Hới với các bài: “Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan
Châu Trinh với tư tưởng tự do – bình đẳng – bác ái của cách mạng Pháp 1789”
(Số 4 - 1989), “Tư tưởng canh tân sáng tạo đầu thế kỷ XX của chí sỹ Phan Châu
Trinh” (Số 3 - 2000), “Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX”
(Số 4 - 1992); tác giả Chương Thâu với bài: “Tinh thần dân tộc và dân chủ của
Phan Châu Trinh qua Tỉnh quốc hồn ca” (Số 11 – 2002); tác giả Lê Sỹ Thắng
với các bài: “Nguyễn An Ninh trong tiến trình tư tưởng Việt Nam” (Số 1 - 1991),
“Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh” (Số 2 –1997); tác giả Nguyễn Văn Hoà với bài: “ Tư tưởng Phan Bội
Châu về vai trò của tri thức trong đời sống con người” (Số 4 - 1996) … Các
cơng trình trên đã khai thác từng mặt, từng nội dung tư tưởng trên các phương
diện: văn hố, triết học, chính trị, đạo đức, … , đồng thời nêu lên những giá trị
bài học lịch sử đối với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được rất
nhiều tác giả quan tâm đến những nội dung, đặc điểm của cả quá trình, của các
trào lưu và quan điểm, tư tưởng các nhà tư tưởng, nhưng chưa có cơng trình

mang tính chun biệt tập trung vào giải quyết q trình chuyển biến tư tưởng
thời kỳ này.
Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đề tài đã kế thừa những công trình
và những tài liệu trên của các nhà nghiên cứu để cố gắng tập trung làm rõ những
tiền đề, nội dung và những đặc điểm của quá trình chuyển biến tư tưởng Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đồng thời, đề tài cũng sử dụng và tham
khảo những tài liệu trong Hội thảo về bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, luận văn Thạc sỹ Triết học “Quá trình chuyển biến tư
tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” của Phạm Đào Thịnh,
luận văn Thạc sỹ Triết học “Tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu” của Lại

Văn Nam để hoàn thành đề tài.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Tư tưởng Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua một số nhân vật tiêu biểu” làm đề tài nghiên cứu phục
vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.


7

3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích:
Mục đích của đề tài là làm rõ nội dung và đặc điểm quá trình chuyển biến tư
tưởng Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX (1958) đến đầu thế kỷ XX (trước 1930).
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài cần thực hiện bao gồm:
- Một là, tìm hiểu những tiền đề góp phần hình thành tư tưởng Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX..
- Hai là, trình bày nội dung của tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX thông qua các nhà tư tưởng - cách mạng tiêu biểu Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Nguyễn An Ninh.

- Ba là, từ những nội dung đó rút ra các đặc điểm của tư tưởng Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Bốn là, thông qua những nội dung và đặc điểm của bước chuyển tư tưởng
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX rút ra được bài học và ý nghĩa lịch sử
đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu tư tưởng Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX
(1858) đầu thế kỷ XX (trước 1930), qua tư tưởng của các nhà cách mạng tiêu
biểu: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc. Tư
tưởng giai đoạn này thể hiện ở nhiều phương diện: triết học, chính trị, đạo đức,
pháp quyền, … nhưng nổi bật là tư tưởng chính trị, cho nên đề tài tập trung giải
quyết ở phương diện tư tưởng chính trị và những quan điểm tư tưởng có liên
quan.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những yêu cầu trên, đề tài dựa vào thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.


8

Đồng thời trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, các tác giả còn sử
dụng tổng hợp các phương pháp như: sử học, hệ thống cấu trúc, lịch sử và lơgíc,
phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch.
5. Cái mới của đề tài và ý nghĩa khoa học của đề tài
Cái mới của đề tài là hệ thống, khái quát hóa những tư tưởng cơ bản, đặc
biệt nhấn mạnh tư tưởng chính trị của các nhân vật tiêu biểu cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX ở nước ta. Đề tài còn rút ra những đặc điểm của tư tưởng giai đoạn
này và đưa ra những bài học kinh nghiệm lịch sử.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho

công tác giảng dạy và nghiên cứu về Lịch sử tư tưởng Việt Nam.

6. Cấu trúc cơ bản của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3
chương, 7 tiết.
Chương 1. Những tiền đề góp phần hình thành tư tưởng Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Chương 2. Nội dung quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX
Chương 3. Đặc điểm và bài học lịch sử của tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX


9

Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ GĨP PHẦN
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VIỆT NAM CUỐI
THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
Tư tưởng của mỗi giai đoạn lịch sử bao giờ cũng xuất phát từ những điều
kiện kinh tế xã hội nhất định, theo C.Mác: “Không phải ý thức con người quyết
định tồn tại của họ, trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”[49,
tr.15]. Đồng thời, tư tưởng, ý thức của con người có tính độc lập tương đối, nên
trong q trình phát triển, nó cịn kế thừa các tư tưởng đã xuất hiện trước đó.
Nghiên cứu tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chúng ta phải
tìm hiểu những tiền đề hình thành của nó.

1.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TƯ TƯỞNG VIỆT
NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
Lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những biến đổi hết sức

to lớn. Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa thực dân cũ chuyển sang
giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Các cuộc xâm lược của thực dân đã tác động rất lớn
đến độc lập dân tộc của các nước trên thế giới, đặc biệt là phương Đông. Nhằm
chống lại sự bành trướng xâm lược của chủ nghĩa thực dân, các nước phương
Đông, tiêu biểu là Nhật Bản, Trung Quốc đã có những cuộc canh tân làm chuyển
biến tình hình xã hội. Bên cạnh đó, vào đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng vô
sản, đặc biệt là cuộc cách mạng vô sản Nga cùng với phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á đã tác động rất lớn đến tư tưởng Việt
Nam.
Sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã
làm cho tình hình thế giới biến đổi rất lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội;
đồng thời tác động mạnh mẽ đời sống xã hội Việt Nam.


10

Về kinh tế, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất lớn, làm cho diện
mạo của đời sống xã hội thay đổi. Trong quá trình phát triển kinh tế của chủ
nghĩa tư bản do sự phát triển không đồng đều nên dẫn đến các cuộc khủng
hoảng. Bước sang đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trải qua cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 1900 – 1903, dẫn đến tổng khủng hoảng và cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ nhất vào những năm 1914 đến 1918. Theo, V.I Lênin, tính chất cuộc
chiến tranh là chiến tranh đế quốc chủ nghĩa nhằm mục đích cướp bóc các nước
khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia
và chia lại thuộc địa [41, tr.18]. Đồng thời, nhằm mở rộng thị trường, các nước
tư bản đã hướng đến các dân tộc phương Đông xâm lược. Đến cuối thế kỷ XIX,
các nước đế quốc phương Tây như: Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, đã tiến hành các cuộc xâm chiếm thị trường ở châu Á như Ấn Độ,
Inđônixia, Mã Lai, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Quốc, … Sự mở rộng địa bàn
xâm lược của các nước tư bản phương Tây đã làm cho xã hội các nước phương

Đơng có những biến đổi nhất định.
Những năm của thập niên sáu mươi thế kỷ XIX, các nước đế quốc Mỹ,
Anh, Pháp đã đặt chân sang Nhật Bản địi chính phủ nước này phải mở cửa,
trước hết là để thông thương và sau đó nhằm áp đặt sự phụ thuộc về chính trị.
Tuy nhiên, đến 1868, khi Thiên hồng Minh Trị lên ngơi thì Nhật Bản đã sớm
nhận thức ra được vấn đề canh tân đất nước và phát triển theo con đường chủ
nghĩa tư bản. Có thể nói, nhờ sớm thực hiện canh tân đất nước mà Nhật Bản đã
sớm ra khỏi khủng hoảng về đường lối chính trị, thốt ra khỏi sự đe doạ về độc
lập, chủ quyền dân tộc.
Trung Quốc vào thế kỷ XIX, mở đầu bằng cuộc chiến tranh thuốc phiện lần
thứ nhất vào những năm 1840, thực dân Anh đã mở rộng xâm lược Trung Quốc
bằng sức mạnh quân sự. Sau đó, lần lượt các đế quốc Mỹ rồi đến Pháp, Nhật
Bản, … Trung Quốc trở thành miếng mồi ngon của các nước đế quốc xâu xé.
Việt Nam, Lào, Cămpuchia cũng như các nước khác ở Đông Nam Á đều bị
chủ nghĩa đế quốc nhịm ngó. Đối với Việt Nam, năm 1958 thực dân Pháp nổ
súng tấn công tiến hành cuộc xâm lược, dân tộc ta đứng trước những thử thách


11

chưa từng có trong lịch sử. Chủ nghĩa đế quốc đã đặt ách thống trị lên dân tộc ta,
chế độ phong kiến thì bạc nhược, đi vào con đường suy tàn, bất lực trước nhiệm
vụ của lịch sử.
Như vậy, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến một hệ quả là sự
xuất hiện chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới. Chiến tranh xâm lược của
chủ nghĩa thực dân đã làm cho các dân tộc, các quốc gia bị xâm lược đứng trước
những vấn đề hết sức mới mẻ. Đặc biệt là sự tác động rất lớn đến tư tưởng nói
chung và hệ tư tưởng nói riêng. Các dân tộc phương Đông về cơ bản là các quốc
gia phong kiến độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đến khi, xuất hiện
nguy cơ thực dân xâm lược đã đặt ra nhiều vấn đề buộc các nhà tư tưởng phải

giải thích những hiện tượng lịch sử mới nảy sinh. Những quan điểm tư tưởng
chính trị bảo thủ khơng cịn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và tình
hình thực tế của các nước phương Đơng. Hệ tư tưởng cũ thì lung lay, không đáp
ứng được yêu cầu của lịch sử, giai cấp cầm quyền thì bế tắc về con đường cách
mạng của dân tộc. Trước tình hình đó, các dân tộc xuất hiện một nhu cầu cấp
bách là cần có một hệ tư tưởng mới, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
Về mặt tư tưởng, vấn đề mà các nhà tư tưởng quan tâm chính là những quan
điểm chính trị nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, làm thế nào để bảo vệ được chủ
quyền dân tộc không bị xâm phạm? Vì vậy, ở Việt Nam, đặc biệt là khi thực dân
Pháp xâm lược đã xuất hiện sự thay đổi rất lớn về tư tưởng nói chung và tư
tưởng chính trị nói riêng. Cho nên, có thể nói sự bành trướng của chủ nghĩa thực
dân phương Tây đã góp phần rất lớn cho việc phát triển, chuyển biến tư tưởng ở
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Cùng với bước chân xâm lược của các nước đế quốc phương Tây, nền văn
minh phương Tây cũng đã tràn ngập mạnh mẽ vào các quốc gia phương Đơng
nói chung và Việt Nam nói riêng. Nền văn minh phương Tây tác động vào Việt
Nam dưới nhiều góc độ, phương diện như khoa học, kỹ thuật, tư tưởng tiến bộ,
… Nhưng vấn đề quan trọng nhất tác động đến tư tưởng Việt Nam là các trào lưu
tư tưởng của phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVII, XVIII, tiêu biểu là các nhà
tư tưởng Vônte (Voltaire, 1694 –1778), Môngtexkiơ (Montesquieu, 1689 – 1755)


12

, Rútxô (Rousseau, 1712 – 1778). Tư tưởng của Vônte được thể hiện trong tác
phẩm: Những bức thư triết học (1734). Trong tư tưởng Vônte nổi bật là tư tưởng
chống lại nhà nước quân quyền, nhà thờ và giáo hội, ơng địi quyền bình đẳng,
quyền được tham gia vào cơng việc nhà nước của dân chúng. Những quan điểm
dân chủ sơ khai của ông trở thành mầm mống cho phong trào Khai sáng phát
triển, đồng thời là ngọn cờ lý luận tác động mạnh mẽ đến cuộc cách mạng Pháp

1789. Nhà tư tưởng Khai sáng tiêu biểu là Môngtexkiơ với tác phẩm Tinh thần
pháp luật (1741), nội dung của tác phẩm đã làm cho ông nổi tiếng. Theo
Môngtexkiơ, trong xã hội có giai cấp, quản lý xã hội bằng pháp luật có tính tất
yếu, pháp luật khơng phải xuất phát từ một ý chí tối thượng nào chi phối hay từ
hư vơ mà nó có cơ sở từ các điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội và tinh thần dân tộc
quy định. Con người sinh ra có quyền bình đẳng trước pháp luật, có quyền tham
gia vào các cơng việc của nhà nước. Về thể chế chính trị, theo ông, nhằm bảo
đảm tính công bằng, không vụ lợi, bảo đảm pháp luật không bị vi phạm, ông chủ
trương xây dựng chế độ dân chủ lập hiện và đưa ra thuyết “tam quyền phân lập”.
Theo thuyết này, quyền lực chính trị được tách thành ba quyền độc lập: quyền
lập pháp, quyền tư pháp, quyền hành pháp, tương ứng với ba quyền này có ba cơ
quan đảm nhiệm và độc lập với nhau. Do đó, các cơ quan này có thể quy định,
chế ước lẫn nhau, khơng có cơ quan nào có thể đứng trên pháp luật và lạm quyền
được. Có thể nói, theo thuyết này, các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã dùng
quyền lực để đối trọng quyền lực làm cho tính tối cao của pháp luật được bảo
đảm. Cùng với những tư tưởng tiến bộ ấy, Rútxô là người kế tục xuất sắc với tác
phẩm nổi tiếng Khế ước xã hội, mục đích của tác phẩm là giải quyết vấn đề: tìm
một sự liên minh chung, một hợp đồng để nhà nước và các bên thực hiện được
quyền tự do, bình đẳng của con người trong xã hội. Theo ông, quyền lực tối cao
là quyền lực của nhân dân với bốn đặc tính: bất khả phân, bất khả những, bất khả
sai lầm và tuyệt đối. Ý chí của nhân dân là tối cao và được thể hiện ra bằng luật
pháp. Về thể chế chính trị, ơng kịch liệt lên án chế độ phong kiến, chủ trương
xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà, chế độ mà nhân dân thực sự nắm quyền lực
chính trị của xã hội.


13

Nhìn chung, các trào lưu tư tưởng tiến bộ đã tác động rất lớn tư tưởng Việt
Nam, nó như một luồng gió mới, kích thích sự tìm tịi khám phá về một con

đường mới buộc tư duy truyền thống phải có những bước chuyển nhất định. Các
nhà tư tưởng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn
An Ninh, Phan Văn Trường, … đều rất say sưa nghiên cứu và tiếp thu những tư
tưởng mới này. Trong Thư thất điều, Phan Châu Trinh viết: “Buổi ấy các danh sỹ
nước Pháp như Lư-thoa, Mạnh-đức-tư-cưu, Phúc-lộc-đặc-nhĩ (Rousseau,
Montesquieu, Voltaire), v.v… kế tiếp nhau nổi lên phát huy cái nghĩa dân quyền,
chẳng đầy vài mươi năm mà cái thế lực ảnh hưởng ra khắp tồn châu Âu”[16,
tr.613].
Bên cạnh đó, cuộc cải cách đất nước của các nước Đông Á và đông Nam Á
nhưng tiêu biểu và khá thành công là Nhật Bản, Trung Quốc cũng ảnh hưởng rất
lớn, góp phần hình thành tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.
Nhật Bản có chế độ phong kiến kéo dài trong lịch sử, đến giữa thế kỷ XIX,
chế độ phong kiến rơi vào tình trạng bế tắc, suy thối, nguy cơ không thể chống
nổi sự đe dọa từ phương Tây. Để giải quyết tình trạng ấy, Thiên hồng Minh Trị
đã làm một cuộc cải cách toàn diện xã hội về: kinh tế, chính trị, qn sự, văn
hố, giáo dục, xã hội.
Về kinh tế, Nhật Bản có sự bứt phá mạnh mẽ, đó là sự phát triển theo hướng
tư bản chủ nghĩa. Nhờ có chính sách kinh tế phù hợp, cho nên, nền công nghiệp,
nông nghiệp, thương mại, ngân hàng của Nhật Bản đều phát triển mạnh mẽ. Do
có nền kinh tế phát triển Nhật Bản cũng tiến hành cạnh tranh thị trường thế giới,
tạo sự ảnh hưởng của mình sang các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam,
Đài Loan, …
Để phát triển kinh tế, Nhật Bản thực hiện cải cách thể chế chính trị theo con
đường tư bản chủ nghĩa, tiến hành cải cách dân chủ, các chủ trương, quyết định
của vương triều phải theo công luận, thực hiện đoàn kết từ quan chức đến nhân
dân, tiến hành phá bỏ hủ tục, quản lý xã hội theo luật pháp, tiến hành bãi bỏ chế
độ đẳng cấp, xoá bỏ đặc quyền của nó. Mặc dù có những cải cách nhất định



14

nhưng chế độ chính trị Nhật Bản vẫn là chế độ tư bản quân phiệt. Nhật Bản cũng
đã tiến hành xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh, hiện đại có khả năng bảo
vệ chế độ và tăng cường sức mạnh ra bên ngoài khi cần thiết. Nhờ vào sức mạnh
về kinh tế, quân sự, nên về ngoại giao, Nhật Bản giành lại được quyền bình đẳng
với các nước tư bản phương Tây, đã mở rộng chiến tranh sang Trung Quốc, Đài
Loan, Nga và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Sự phát triển của Nhật Bản được bắt đầu từ sự đổi mới căn bản đường lối
chính trị của Thiên hồng Minh Trị, và sau đó càng được củng cố với sự tiếp thu
khoa học tiên tiến của nền văn minh phương Tây thông qua việc đầu tư cho phát
triển giáo dục và canh tân về tư tưởng. Nhật hoàng cử một phái đoàn do Iwakura
Tomoni (năm 1871) sang mười hai nước châu Âu, châu Mỹ để nghiên cứu và
tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, khoa học kỹ thuật tiên tiến để tuyên truyền giáo
dục rộng rãi trong nước. Đặc biệt, một nhà tư tưởng có cơng truyền bá tư tưởng
phương Tây là Fukuzawa Yukichi (1835-1901), với chủ trương, phải phát triển
trình độ học vấn cho dân tộc. Ông đã cho rằng: “Để bảo vệ độc lập của Nhật
Bản, khơng cịn cách nào ngồi con đường tiến đến văn minh. Lý do duy nhất để
người Nhật Bản tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập đất nước”[67, tr.316].
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản - một nước phong kiến Châu
Á nhanh chóng vươn lên thành tư bản chủ nghĩa, sánh ngang với các nước tư bản
phương Tây. Những bài học từ Nhật Bản như, phải coi trọng phát triển công,
nông, thương nghiệp; phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất; tiến
hành cải cách thể chế chính trị; tiếp thu tinh hoa, văn hoá nhân loại; xoá bỏ
những hủ tục lạc hậu, tiến hành những cải cách về lề lối sinh hoạt, v.v… đã
chứng tỏ sự đúng đắn trong việc chấn hưng, phát triển đất nước. Thành công của
công cuộc cải cách, Nhật Bản trở thành cứu tinh, là nguồn động viên, cổ vũ tinh
thần chống đế quốc của các dân tộc thuộc địa da vàng, cho nên Trung Quốc, Việt
Nam, Thái Lan, Ấn Độ xuất hiện nhiều phong trào sang Nhật để nghiên cứu và
học tập. Sự phát triển của Nhật Bản không chỉ ảnh hưởng rất lớn trên trường

quốc tế mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các nước phương Đông. Ảnh hưởng
quan trọng nhất đối với Việt Nam là sự thay đổi về tư duy chính trị, thể chế


15

chính trị và đường lối, chính sách cụ thể để phát triển đất nước. Sự nghiệp cải
cách của Nhật Bản đã thôi thúc các nhà tư tưởng Việt Nam đi tìm lời giải đáp
cho dân tộc về vấn đề độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phát triển đất
nước, tiếp thu văn minh phương Tây, v.v…
Trung Quốc vào thời đại Mãn Thanh, tình hình kinh tế chính trị xã hội đi
vào con đường suy thoái. Cuộc đụng độ giữa chế độ phong kiến Trung Quốc và
chủ nghĩa tư bản biến Trung Quốc thành một nước phong kiến, thuộc địa và ngày
càng rơi vào cảnh bị các nước thực dân xâu xé. Tình hình đó, ngày càng làm biến
đổi xã hội Trung Quốc trên các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, v.v…
Về kinh tế, với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân, Trung Quốc
xuất hiện các xí nghiệp, hầm mỏ, bắt đầu hình thành những khu công nghiệp
khai thác, chủ yếu phục vụ cho sự vơ vét của cải của các nước tư bản xâm lược.
Trong lúc đó, nơng nghiệp của Trung Quốc vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu theo
phương thức sản xuất phong kiến, làm cản trở đến sự phát triển của công nghiệp.
Thủ công nghiệp truyền thống khá phát triển, nhưng bị thực dân thu mua giá rẻ,
chèn ép thị trường nên nguồn lợi rơi vào tay các nhà tư bản. Cho nên, nền kinh tế
của Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lạc hậu, phát triển què quặt, phục vụ cho nền
kinh tế của các nước tư bản đế quốc.
Về chính trị, triều đình Mãn Thanh khơng chuyển biến kịp với sự phát triển
của thời đại, hệ tư tưởng lạc hậu cùng với chính sách bảo thủ của chế độ phong
kiến lại càng làm cho xã hội Trung Quốc ngày càng đi sâu vào con đường suy
tàn. Bên cạnh đó, đời sống nhân dân hết sức khổ cực, cả dân tộc Trung Quốc rơi
vào thảm cảnh “một cổ hai tròng”. Trước thực trạng trên, cuối thế kỷ XIX, nhiều
nhà tư tưởng tiến bộ đề xuất chủ trương duy tân, nhằm làm thay đổi hiện thực

thối nát của xã hội Trung Quốc. Người đầu tiên là Hồng Tú Tồn với phong trào
Thái bình thiên quốc (có nghĩa là đất nước thái bình của trời), đòi lật đổ triều đại
phong kiến Mãn Thanh, thực hiện bình đẳng xã hội, bình đẳng nam nữ, địi xoá
bỏ quyền sở hữu ruộng đất của phong kiến, chia đều ruộng đất cho dân cày, xây
dựng một xã hội khơng có người bóc lột người. Đây là một phong trào nông dân,
nhưng theo xu hướng dân chủ tư sản. Cuộc cách mạng khơng thành cơng, sau đó,


16

lịch sử Trung Quốc lại xuất hiện sự nổi dậy mới bằng cuộc chính biến một trăm
ngày của Khang Hữu Vi với tư tưởng “biến pháp”.
Nội dung của phong trào duy tân đã đề cập nhiều nội dung, nhưng cơ bản
là: phải phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển ngành nghề, trang bị máy móc kỹ
thuật hiện đại, đề cao dân chủ, phế bỏ quan lại bất lực, văn hoá, giáo dục tiến
hành cải cách theo kiểu phương Tây. Những nội dung Duy tân của Khang Hữu
Vi đề ra mặc dù không được thực thi, do bị ràng buộc những điều kiện lịch sử,
nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới của dân tộc. Phong trào này còn truyền bá
các học thuyết chính trị phương Tây, tư tưởng dân chủ tư sản, tự do, bình đẳng,
và phổ biến khoa học tự nhiên. Từ đó, tạo nên một làn sóng chống lại tư tưởng
thủ cựu, lạc hậu của chế độ phong kiến, thổi một luồng sinh khí mới về tư tưởng
vào đời sống xã hội.
Đầu thế kỷ XX, lịch sử Trung Quốc có một sự chuyển biến quan trọng, đó
là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 do nhà cách mạng vĩ đại Tôn Trung Sơn
lãnh đạo, đập tan triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc, thiết
lập một chế độ chính trị mới, dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản. Cương lĩnh chính
trị của Tơn Trung Sơn đưa ra dựa trên học thuyết Tam dân: dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Mục tiêu đấu tranh được ông đề ra là: “Đánh
đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa; Thành lập Dân quốc; Bình quân địa
quyền”, và nêu lên ba nhiệm vụ: Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thành lập Trung

Hoa Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
Phong trào Duy tân của Khang Hữu Vi, cách mạng Tân Hợi (1911) của Tôn
Trung Sơn đã ảnh hưởng rất lớn đến các nhà tư tưởng tiến bộ ở Việt Nam như
Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, …
Phan Bội Châu viết: “Phong triều của Trung Hoa cách mệnh thành công, ảnh
hưởng với nước ta hung lắm. Nhiệt độ người nước ta so với trước kia lên gấp
bội. Nếu ở ngồi có cái gì tiên thanh, thì khí thế ở trong nước khắc sống lại”[7,
tr.210].
Những sự kiện chính trị, xã hội ấy đã dội vào Việt Nam, tạo nên sự chuyển
biến rất lớn trong đời sống tinh thần xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng. Phan


17

Châu Trinh đánh giá rất cao cuộc cải cách theo dân chủ tư sản của Trung Quốc,
ông viết: “Nước Tàu là nước mẹ văn minh nước ta, trong năm 1912 họ cũng đã
đuổi vua đi để lập nên nước dân chủ”[16, tr.598]; “ … động lực duy tân Trung
Quốc vang dội bốn phía, lay động cả nước. Do đó, các cử động, các đảng phái
trong nước cũng theo đó mà nổi lên”[16, tr. 525]. Như vậy, ở Trung Quốc hay
Nhật Bản, các cuộc cải cách đem lại những kết quả khác nhau, nhưng đều thống
nhất là phải thay đổi hệ tư tưởng nhằm biến đổi xã hội phong kiến thối nát, bảo
thủ. Điều này cho thấy hệ tư tưởng phong kiến, tư tưởng Nho giáo đã dần dần
mất vai trò lịch sử, nó khơng thể đảm đương được những vấn đề mà thực tiễn địi
hỏi phải giải quyết. Từ đó, thúc đẩy các nhà tư tưởng Việt Nam học tập kinh
nghiệm, đi tìm tịi, khám phá con đường cách mạng là một tất yếu lịch sử để định
hướng cho dân tộc, tạo nên sự chuyển biến về tư tưởng của dân tộc cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX.
Cùng với các cuộc canh tân, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào
cách mạng vô sản thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là cách mạng
Tháng Mười Nga (1917) thành công, chế độ xã hội chủ nghĩa xuất hiện, đã tác

động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới, ghi dấu ấn đậm nét trong tư
duy của các nhà tư tưởng Việt Nam.
Trên thế giới, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, giai cấp
công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt trong các nước Mỹ,
Đức, Anh, Pháp, Nga, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Thụy Điển,… Tại Pháp,
cuộc cách mạng 18/3/1871 là cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản trong
lịch sử nhân loại, công xã Pari được thành lập – một tổ chức chính trị đầu tiên
của giai cấp cơng nhân ra đời trong phong trào cách mạng vô sản. Mặc dù, công
xã Pari tồn tại không bao lâu nhưng đã ghi lại dấu ấn đặc biệt quan trọng trong tư
duy không chỉ của lịch sử nước Pháp mà của cả nhân loại. Sau công xã Pari, với
những bài học kinh nghiệm quý báu, phong trào công nhân lại ngày càng phát
triển hơn, đặc biệt là về lý luận, về tổ chức Đảng tiền phong của phong trào công
nhân, về liên minh lực lượng cách mạng, … ngày càng phát triển hơn. Nhiều tổ
chức đảng của giai cấp công nhân ra đời, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách


18

mạng vô sản ngày càng lan rộng và ảnh hưởng rất lớn đến phong trào giải phóng
dân tộc. Đặc biệt khi tổ chức Quốc tế Cộng sản II thành lập thì phong trào cách
mạng vơ sản trở nên rầm rộ hơn, tuy nhiên, một thời gian sau, khi Ph. Ăngghen
mất (1895) thì Quốc tế II cũng như phong trào cách mạng vơ sản có những tổn
thất nhất định. Sau đó, năm 1917, duới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Cách mạng
Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, mở ra một thời đại mới. V.I.Lênin tiếp tục
xây dựng và phát triển phong trào công nhân, trước hết củng cố tổ chức Quốc tế
Cộng sản, thay Quốc tế Cộng sản II đã thoái hoá biến chất bằng Quốc tế Cộng
sản III. Với sự phát triển của tổ chức Cộng sản và phong trào công nhân, chủ
nghĩa Mác ngày càng được truyên truyền sâu rộng trên thế giới, trở thành ngọn
cờ lý luận của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp bức. Hệ tư tưởng mới
này đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi tư duy của nhiều dân tộc, nhiều nhà tư

tưởng. Nước ta với vị trí địa lý thuận lợi, cho nên, sự giao lưu với phong trào
công nhân cũng như hệ tư tưởng của giai cấp công nhân đã tạo nên sự thay đổi
rất lớn đối với tư tưởng của dân tộc nói chung, của các nhà tư tưởng nói riêng.
Có thể nói, sự thành cơng của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) dẫn đến
sự ra đời chế độ xã hội chủ nghĩa đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong tư duy
của dân tộc ta. Xã hội chủ nghĩa là chế độ mới, khơng cịn nạn người bóc lột
người, xố áp bức, bất cơng, con người tự do, bình đẳng, có điều kiện phát triển
tồn diện, nền dân chủ của đa số là giai cấp công nhân và nhân dân lao động
được thiết lập. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử, trở thành phổ
biến của các phong trào cách mạng thế giới. Các sự kiện lịch sử nổi bật đó đã tác
động mạnh mẽ đến tư tưởng chính trị các dân tộc. Đối với nước ta, các cuộc
chiến tranh thế giới, Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cơng nhân thế
giới,… có ảnh hưởng rất lớn làm thay đổi tư duy chính trị của các nhà cách
mạng, các nhà tư tưởng, đặc biệt là vào những năm hai mươi của thế kỷ XX. Có
nên duy trì chế độ phong kiến hay khơng? Lựa chọn con đường chủ nghĩa tư bản
hay chủ nghĩa xã hội? Dựa vào lực lượng nào để thực hiện các cuộc cách mạng?
Đó là những câu hỏi của lịch sử đang đòi hỏi các nhà tư tưởng cắt nghĩa!


19

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa thực dân bành trướng xâm
lược thì các dân tộc phương Đơng xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc,
những phong trào này diễn ra hầu hết các dân tộc bị thực dân đô hộ, ở những
mức độ nhất định. Những phong trào tiêu biểu như phong trào Duy tân, cách
mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc; cuộc khởi nghĩa Hán Thành chống quân
xâm lược Nhật Bản ở Triều Tiên; cuộc khởi nghĩa Surapátti ở Inđônêxia chống
quân xâm lược Hà Lan,… Có thể nói, vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các dân tộc bị áp bức
trở nên mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn. Những cuộc khởi nghĩa ấy là cơ sở, là lực

lượng vật chất để dẫn đến sự thay đổi lớn lao về tư duy, về tư tưởng của các dân
tộc.
Tóm lại, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hoàn cảnh lịch sử của thế giới có
rất nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam.
Chủ nghĩa tư bản ở phương Tây phát triển mạnh mẽ, đẩy lùi chế độ phong kiến
vào quá khứ. Đồng thời sự phát triển của nó dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa thực
dân đang thực hiện các cuộc xâm lược sang các dân tộc phương Đơng, trong đó
có Việt Nam. Các cuộc canh tân đất nước của Nhật Bản, Trung Quốc, … tạo ra
sự phát triển kinh tế xã hội, làm biến đổi bộ mặt đất nước, thay đổi căn bản chế
độ chính trị. Thực tiễn sinh động ấy đặt câu hỏi cho dân tộc Việt Nam là phải
bằng con đường cách mạng nào để bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất nước
theo kịp các nước khu vực. Bên cạnh đó, phong trào cách mạng vơ sản phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa xã hội
đang trở thành hiện thực và mong ước của hàng triệu con người trên trái đất. Hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân ngày càng ảnh hưởng rộng khắp trên phạm vi
thế giới. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc đang ngày càng
phát triển nhanh chóng! Đây là những sự kiện lịch sử chính trị rất lớn, nó tác
động đến tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng Nho giáo tỏ ra bất lực trước những biến
đổi to lớn của thời đại và dân tộc, nó khơng đủ sức để cắt nghĩa, giải đáp những


20

vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Khi những yếu tố của tồn tại thay đổi thì sớm hay
muộn những yếu tố của ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi theo.

1.2. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
Bên cạnh những biến đổi của điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị trên thế
giới, bối cảnh lịch sử xã hội trong nước cũng là một trong những điều kiện hết

sức quan trọng góp phần hình thành q trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam
cuối thế XIX đầu thế kỷ XX.
Sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, và triều đình nhà Nguyễn đầu
hàng thực dân Pháp, nước ta có sự chuyển biến rất lớn. Đó là chuyển từ một
nước thuần phong kiến sang một nước thuộc địa nửa phong kiến, và tính chất của
xã hội thuộc địa nửa phong kiến thể hiện khá rõ trên các mặt của đời sống xã hội.
Về điều kiện kinh tế, từ nửa sau thế kỷ XIX, nền kinh tế Việt Nam đã có
những biến đổi quan trọng. Sau khi thực dân Pháp thực hiện bình định xong Việt
Nam, chúng bắt đầu khai thác thuộc địa, lần thứ nhất từ 1897 đến 1914 và lần
thứ hai từ 1024 đến 1930. Hai cuộc khai thác thuộc địa này đã làm thay đổi căn
bản tình hình kinh tế của xã hội Việt Nam. Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành nông
nghiệp và thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nhưng bắt đầu xuất hiện những
yếu tố mới. Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa đang dần dần thẩm thấu, xuất hiện các ngành nghề mới, làm cho nền kinh
tế nước ta có những biến đổi nhất định, tác động lớn đến các mặt của đời sống xã
hội. Trong nông nghiệp, chế độ thực dân ban hành chủ trương, chính sách mới về
nơng nghiệp; thực hiện mở rộng diện tích canh tác; tăng cường phát triển đồn
điền, phát triển các loại cây trồng mới, … Thực dân Pháp bằng chính sách nơ
dịch kinh tế đã tạo điều kiện cho người Pháp tiến hành chiếm đoạt ruộng đất của
nhân dân lao động, nên quyền sở hữu tối cao về ruộng đất chuyển từ nhà vua
Việt Nam sang nhà nước bảo hộ Pháp. Nền nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là
đồn điền, trồng lúa, cà phê, cao su, thầu dầu, chè; do trình độ sản xuất của nước
ta còn thấp, thực dân Pháp đã thực hiện kiểu chính sách phát canh thu tơ, chưa


21

quan tâm đến ứng dụng, phát triển khoa học trong nông nghiệp, năng suất lao
động nông nghiệp của nước ta lúc đó thấp nhất vùng Đơng Nam Á. Cho nên,
kinh tế kém phát triển, đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động khác rất

khổ cực, nông nghiệp chưa tạo ra nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền
kinh tế quốc dân.
Về công nghiệp, thực dân Pháp tập trung khai thác chủ yếu các nguyên liệu
hay những sản phẩm mà nước Pháp khơng có, đặc biệt là ngành khai khoáng. Để
phục vụ cho các ngành khai khống thì các ngành chế biến quặng cũng xuất hiện
nhằm sơ chế, đúc quặng, rồi mới đưa xuất khẩu sang Pháp. Bên cạnh đó, các
ngành cơng nghiệp nhẹ, cơng nghiệp chế biến cũng khá phát triển. Các ngành
công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí chưa được quan tâm xây dựng, mặc dù
thực dân Pháp bắt đầu cho du nhập khoa học kỹ thuật vào nước ta nhưng chỉ
trong chừng mực nhất định nằm phục vụ cho khai thác thuộc địa. Cho nên, nền
công nghiệp nước ta lúc bấy giờ, chủ yếu mang tính chất phục vụ cho nền kinh tế
thực dân Pháp, phụ thuộc rất lớn vào Pháp và thị trường nước ngoài, phát triển
què quặt, manh mún, nhỏ lẻ. Mặc dù vậy, thời kỳ này bộ mặt ở một số đơ thị đã
khởi sắc, Hà Nội có nước máy vào năm 1893, có điện năm 1895, Hải Phịng có
điện năm 1893, … Nhưng suy cho cùng, sự phát triển cơng nghiệp cũng để phục
vụ cho mục đích bóc lột, vơ vét tài nguyên nước ta của thực dân Pháp.
Về tiểu thủ công nghiệp, những ngành nghề truyền thống vẫn là chủ yếu,
nhưng quy mô và tốc độ được đẩy nhanh hơn do nhu cầu xã hội ngày càng tăng.
Mặt khác, khi nông nghiệp, công nghiệp phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển
của tiểu thủ công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của các ngành đó. Tiểu thủ công
nghiệp phát triển thành hai bộ phận, phận tiểu thứ nhất gắn liền với nông nghiệp,
nông thôn; bộ phận thứ hai có khuynh hướng tách khỏi nơng nghiệp để trở thành
một ngành riêng biệt. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp vẫn là ngành kinh tế phụ, hỗ
trợ cho kinh tế nơng nghiệp. Nó vẫn nằm trong khn khổ phương thức sản xuất
phong kiến, và mặc dù nó đã có sự phát triển nhưng chưa đủ sức để phá vỡ quan
hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.


22


Giao thông vận tải là ngành kém phát triển trong chế độ phong kiến, nhưng
đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhằm phục vụ các cuộc khai thác thuộc địa,
thực dân Pháp đẩy mạnh phát triển. Hệ thống đường sắt, đường bộ, cầu cống
được xây dựng và hoàn thiện. Hệ thống đường thủy, cảng biển được mở mang và
xây dựng, tạo nên mạng lưới giao thông thuỷ bộ thơng suốt. Có thể nói, hệ thống
đường giao thơng ở Việt Nam vào lúc bấy giờ là tốt nhất khu vực Đông Nam Á,
là điều kiện vật chất kỹ thuật quan trọng để phát triển kinh tế.
Về thương nghiệp, trong chế độ phong kiến nhà Nguyễn thực hiện chính
sách “bế quan toả cảng” nên thương nghiệp chậm phát triển. Khi thực dân Pháp
xâm lược, hàng rào ấy bị xoá bỏ, thương nghiệp bắt đầu phát triển, Việt Nam
được coi là một thị trường đặc biệt với nguồn tài nguyên, hàng hoá rẻ, đa dạng
và phong phú. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp kiểm soát được hầu hết các ngành
xuất nhập khẩu ở Việt Nam và Đông Dương. Quan hệ thương mại của nước ta đã
mở rộng với nhiều nước như Anh, Đức, Mỹ, Italia, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng
Công, … tạo điều kiện cho nước ta giao lưu ra bên ngoài, tiếp cận với các nền
văn minh thế giới.
Khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế nước ta thay đổi đáng kể và có đặc
điểm là: nền kinh tế Việt Nam đan xen các yếu tố của nền kinh tế truyền thống
mang tính chất phong kiến với các yếu tố của nền kinh tế thuộc địa mang tính
chất tư bản chủ nghĩa. Hệ quả hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
dẫn đến đại đa số nhân dân bị mất hết tư liệu sản xuất, rơi vào cảnh bần cùng,
mất tự do, cuộc sống mưu sinh hết sức khó khăn. Đại đa số nhân dân lao động
cùng với các tầng lớp tiến bộ trong xã hội Việt Nam đều hướng đến nhiệm vụ
cấp bách là giải phóng dân tộc ra khỏi áp bức cường quyền. Với sơ sở hạ tầng
và cơ sở xã hội như vậy, tất yếu kiến trúc thượng tầng sớm hay muộn cũng sẽ có
những thay đổi nhất định, đặc biệt là về các hình thái ý thức xã hội. Lịch sử đặt
ra những vấn đề đòi hỏi các nhà tư tưởng phải giải quyết: Muốn phát triển kinh
tế xã hội, giải phóng dân tộc thì dân tộc ta cần phải đi theo con đường cách mạng
nào?



23

Bên cạnh điều kiện về kinh tế thì điều kiện chính trị – xã hội cũng góp phần
quan trọng vào quá trình chuyển biến tư tưởng ở nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.
Về cơ cấu tổ chức, bộ máy cai trị của chế độ thực dân nửa phong kiến ở
nước ta có những thay đổi lớn so với trước đây. Sau hiệp ước Patơnốt (6.6.1884),
thực dân Pháp thực hiện chủ trương “chia để trị”, nên Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung
Kỳ có ba hình thức cai trị riêng biệt. Nam Kỳ là đất thuộc địa trực thuộc cai trị
của Pháp, không liên quan đến chế độ phong kiến, thực dân Pháp thành lập Hội
đồng thuộc địa Nam Kỳ (8/2/1880), thực chất là cơ quan thống trị chính trị của
thực dân. Đứng đầu Hội đồng là Thống đốc Nam Kỳ chi phối hồn tồn về
quyền lực chính trị. Đứng đầu cấp tỉnh là các công sứ người Pháp, đứng đầu cấp
huyện là quan cai trị người Việt nhưng đặt dưới sự điều hành người Pháp. Ở
Trung Kỳ, thực dân Pháp thực hiện duy trì “chính phủ Nam triều”, về thực chất
đây là một bộ máy bù nhìn, mọi quyền hành do Khâm sứ người Pháp thâu tóm.
Bắc Kỳ, thực dân Pháp thực hiện chủ trương “nửa bảo hộ”, đứng đầu Bắc Kỳ là
Thống sứ người Pháp, và Hội đồng bảo hộ giúp việc. Cấp chính quyền cơ sở
làng, xã ở nước ta trong ba miền, vẫn là bộ máy quan lại cũ của chế độ phong
kiến, là một bộ phận gần như độc lập trong giới hạn nhất định ở địa phương.
Nhưng chế độ thực dân vẫn nắm được một cách hết sức tinh vi và khôn khéo
thông qua hệ thống tay sai của thực dân. Có thể nói, thực chất quyền hành chính
trị ở ba kỳ đã chuyển từ giai cấp địa chủ phong kiến sang bộ máy chính quyền
bảo hộ của thực dân Pháp, chế độ phong kiến thực sự đã đi vào con đường suy
vong không thể cứu vãn nổi, trở thành cái bóng núp sau chế độ chính trị thực dân
Pháp. Về bản chất chính trị, thực dân Pháp thực hiện chiến lược “dùng người
Việt trị người Việt”, dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Cho nên, về cơ sở xã hội,
chỉ có một bộ phận nhỏ là theo thực dân còn đại đa số nhân dân lao động đứng
hẳn về trận tuyến chống lại thực dân và phong kiến. Sự thống trị của thực dân

Pháp đã bao trùm toàn bộ xã hội Việt Nam. Từ đó, dẫn đến hệ quả là xuất hiện
rất nhiều phong trào đấu tranh chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp. Đồng thời,


24

hơn lúc nào hết, tình hình đó thúc đẩy chủ nghĩa yêu nước phát triển, trở thành
triết lý sống, triết lý sinh tồn của dân tộc Việt Nam.
Về cơ cấu xã hội, nước ta có những thay đổi đáng kể, từ năm 1848 – 1883,
dân số khoảng 7,2 triệu người, đầu thế kỷ XX, khoảng 13 triệu người, năm 1931
khoảng 17,7 triệu người [84, tr.112-113]. Trong xã hội phong kiến cơ cấu xã hội,
giai cấp bao gồm: tầng lớp quan lại, quý tộc; giai cấp địa chủ; giai cấp nông dân;
tầng lớp trí thức; tầng lớp thợ thủ cơng, thương nhân, dân nghèo thành thị. Trong
xã hội phong kiến nửa thuộc địa, cơ cấu xã hội có thêm giai cấp công nhân, tầng
lớp tiểu tư sản, tư sản, …
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời dựa trên cơ sở chủ yếu là từ giai cấp
nông dân bằng nhiều con đường. Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp non
trẻ nhất, là những người hoạt động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn
điền, hầm mỏ, các ngành giao thông, … Giai cấp công nhân là giai cấp non trẻ,
ra đời trong hoàn cảnh xâm lược của thực dân Pháp chứ không phải từ sự phát
triển của kinh tế tư bản dân tộc, và ra đời trước giai cấp tư sản, đại diện cho
phương thức sản xuất mới. Do vậy, khi giai cấp địa chủ phong kiến mất vai trị
lịch sử thì tất yếu giai cấp cơng nhân trở thành giai cấp kế tục vai trò lãnh đạo xã
hội, trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng của dân tộc ta.
Giai cấp nông dân, chiếm khoảng 90% dân số cả nước, là lực lượng cơ bản
chống thực dân và phong kiến. Họ trở thành đối tượng để thực dân và phong kiến
bóc lột, giai cấp này phân hố thành: phú nông, trung nông, bần nông và cố
nông. Các tầng lớp đều khó khăn, bị thực dân, phong kiến bóc lột bằng phu phen,
thuế khố, một bộ phận bị bần cùng hoá, vào hầm mỏ làm thuê, hoặc làm tôi tớ
vùng nông thôn, …

Giai cấp địa chủ, là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến nhưng đến
chế độ thực dân nửa phong kiến thì mất dần vai trò thống trị, trở thành tay sai
thực dân. Mặc dù mất vai trò thống trị nhưng một bộ phận giai cấp địa chủ ngày
càng gắn bó chặt chẽ với thực dân, mặt khác, thực dân Pháp thấy rằng, đây là chỗ
dựa vững chắc nên tạo điều kiện phát triển, làm nền tảng xã hội cho chế độ thuộc
địa.


×