Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Tuần 20 đến 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.02 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 20. Ngày soạn:…/…/… Ngày day:…/…/…. ÔN TẬP BÀN VỀ ĐỌC SÁCH I. Mục tiêu. - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. II. Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu bài học ở sách giáo khoa, SGV, soạn bài. HS: Đọc kĩ văn bản, trả lời theo câu hỏi SGK. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động thầy trò Nội dung I. Tác giả -tác phẩm. H: Em hãy nêu vài nét về tác giả? 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mỹ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 2. Tác phẩm: H: Em hãy cho bết vài nét về tác phẩm? Bài viết này là kết quả quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau. II. Bố cục: GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các luận - Phần 1: (“ học vấn... phát hiện thế giới mới”): điểm qua bố cục của văn bản. Sauk hi vào bài tác giả khẳng định tầm quan H: bài này được chia làm mấy phần? trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. - Phần 2: (Lịch sử..tự tiêu hao lực lượng): Nêu các khó khăn, các thiên hướng lệch lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. - Phần 3 (Phần còn lại): bàn về phương pháp đọc sách(bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho có hiệu quả. III. Phân tích: 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. - Ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại. Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, H: Em hãy nêu tầm quang trọng và ý nghĩa của tích lũy được qua từng thời đại. - Vì ý ngĩa quang trọng của sách nên đọc sách việc đọc sách? Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> một con đường tích lũy và là nâng cao kiến thức. 2. Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách để đọc.. H: Đọc sách có dễ không? Tai sao cần lụa chọn sách khi đọc? Trong tình hình sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cần không dễ. Vậy, học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách chính xác đúng hai thiên hướng sai lệch thường gặp là gì?. H: Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?. H: Theo tác giả thì phương pháp đọc sách như thế nào?. - Sách nhiều khiến ta không chuyên sâu, dễ sa vào “lối ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa. - Sách nhiều khiến ta khó lựah chọn sách, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích. - Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ quyển có giá trị. - cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu. - Không nên xem thường sách thường thức. 3. Lời bàn của tác giả, bài viết về phương pháp đọc sách. - Không nển đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy ngẫm. - Không nên đọc tràn lan mà đọc có kế hoạch và hệ thống. 4. Tính thuyết phục, hấp dẫn của văn bản. - Nội dung các lời bàn và cáh trình bày của tác giả vừa đạt lí và thấu tình. - bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt tự nhiên. - Bài văn nghị luận có tính thuyết phục, hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh.. H: Bài văn có tính thuyết phục, hấp dẫn không? 4. Củng cố: Đọc sách có lợi như thế nào? Đọc như thế nào thì có hiệu quả? 5. Dặn dò: Về nhà học bài và xem lại phần phân tích. V. Rút kinh nghiệm. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tuần 21. Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…. ÔN TẬP KHỞI NGỮ I. Mục tiêu: - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. (câu hỏi thăm dò như sau: “cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?”). - Biết đặt câu có khởi ngữ. II. Chuẩn bị: GV: Tham khảo SGK-SGV, đọc trước ví dụ, đoạn trích. HS: Đọc kĩ SGK, cho trước ví dụ ở nhà. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Hoạt động thầy -trò Nội dung 1. Quan niệm về khởi ngữ trong tiếng GV cho HS đọc ví dụ. Việt. (H): Cụm từ in đậm trong câu (A) đảm nhận Xét ví dụ: (A). Tôi đọc quyển sách này rồi. chức vụ gì? (H): Cụm từ in đậm trong câu (B) đảm nhận (B). Quyển sách này tôi đọc rồi. Cụm từ in đậm ở câu (A) là bổ ngữ ở câu chức vụ gì? (B) là khởi ngữ. -> Khởi ngữ cũng được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. (H): Khởi ngữ có quan hệ như thế nào với 2. Khởi ngữ trong quan hệ với phần câu còn lại. phần câu còn lại? - Khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì: + Yếu tố khởi ngữ có thể lặp lại y nguyên ở GV cho HS lấy ví dụ tương tự. phần câu còn lại. VD: Giàu, tôi cũng giàu rồi. + Yếu tố khởi ngữ có thể được lặp lại bằng một từ thay thế. Chẳng hạn câu (B) có thể GV cho HS lấy ví dụ tương tự có câu (B”) Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> (B) Quyển sách này tôi đọc rồi. (B”) Quyển sách này tôi đọc nó rồi. - Yếu tố khởi ngữ có quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại. VD: Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử được. H: Em Nào hãy cho biết điểm chung giữa hai (Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng) trường hợp quan hệ trực tiếp và gián tiếp là gì? => Điểm chung của hai trường hợp quan hệ trực tiếp và gián tiếp đó là đều có thêm các GV: Chính tiếng này cho thấy rõ rằng chức tiếng như: về, đối với vào trước khởi ngữ. năng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó 4. Củng cố - Dặn dò: Thế nào là khởi ngữ? Đúng trước khởi ngữ thường có từ nào? Về nhà ôn kĩ lại bài, học bài. V. Rút kinh nghiệm:. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tuần 22. Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…. ÔN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I. Mục tiêu: - Nhận biết hai thành phần biệt lập tình thái, cảm thán. - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu. - Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán. II. Chuẩn bị: GV: Tham khảo SGK-SGV, đọc trước ví dụ, đoạn trích. HS: Đọc kĩ SGK, cho trước ví dụ ở nhà. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ có khở ngữ. 3. Bài mới: Hoạt động thầy -trò Nội dung Gv định hướng trình bày rõ cho HS. I. Thành phần biệt lập Trong 1 câu, các bộ phận có vai trò( chức năng) không đồng đều như nhau. Ta có thể phân biệt hai loại: - Những bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa sự - Loại thứ nhất là thành phần câu nằm trong việc của câu. cấu trúc ngữ pháp của câu như: chủ ngữ, vị - Những bộ phận không trực tiếp nói lên sự ngữ, bổ ngữ trực tiếp, trạng ngữ… - Loại thứ hai không nằm trong cấu trúc ngữ việc mà được dùng để nêu lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự pháp của câu-> Thành phần biệt lập. việc được nói đến trong câu. VD: Trời ơi, chỉ còn có năm phút! -TPBL là thành phần không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu mà dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói dến trong câu hoặc đối với người nghe. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> H: Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy là những từ nào? GV cho HS lấy ví dụ. Tương tự như vậy cho HS lấy ví dụ GV lấy ví dụ. HS lấy thêm ví dụ. H: Thành phần cảm thán thường dùng để diễn đạt tâm lí của người nói như thế nào?. GV: Thành phần câu phía sau giải thích cho tâm lí của người nói nêu ở thành phần cảm thán. GV cho HS làm bài tập trong SGK. 1. Thành phần tình thái. a) Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến như: - Chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, …(chỉ độ tin cậy cao) - Hình như, dường như, hầu như, có vẻ như(độ tin cậy thấp) b) Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như: - Theo Theo tôi, ý ông ấy, theo anh… c) Những yếu tố tình thái theo thái độ của người nói đối với người nghe, như: - à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy,…(đứng ở cuối câu) 2. Thành phần cảm thán. - Thành phần cảm thán có điểm riêng là nó có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt, không có chủ ngữ. VD: Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy. ( Tố Hữu, Trên đường ta đi) - Khi đứng trước một câu cùng với các thành phần câu thì phần cảm thán thường đứng ở đầu câu. VD: Ôi hoa sen đẹp của bùn đen! (Tố Hữu, Theo chân Bác). II. Luyện tập.. 4. Củng cố- Dặn dò H: Thế nào là thành phần biệt lập? H: Yêu tố tình thái co những công dụng gì? Về nhà xem lại bài và học bài. V. Rút kinh nghiệm:. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn:…/…/…. Tuần 23. Ngày dạy:…/…/…. ÔN TẬP BÀI TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ I. Mục tiêu: - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì dịu của nó đối với đời sống con người. - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. II. Chuẩn bị: GV: Đọc và tham khảo SGK-SGV, soạn bài HS: Ôn lại kiến thức bài học. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng. IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Bàn về đọc sách? 3. Bài mới: Hoạt động thầy - trò Nội dung I. Tác giả - tác phẩm H: Em hãy nêu vài nét về tác giả? 1. Tác giả: Nguyễn Đình Thi bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng. Không chỉ sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc, ông còn là cây bút lí luận phê bình có tiếng. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Tác phẩm: Viết năm 1948- Thời kì đầu cuộc kháng H: Tác phẩm được ra đời khi nào? chiến chống thực dân Pháp. II. Tóm tắt hệ thống luận điểm. - Nội dung của văn nghệ: còn là nhận thức H: Em hãy tóm tắt hệ thống luận điểm? mới mẻ, là tất cả tư towngr, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. - Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc. - Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kì diệu bởi đó là tiếng nói tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. III. Phân tích: 1. Nội dung phản ảnh, thể hiện của văn H: Nội dung phản ảnh và thể hiện của văn nghệ. - TP nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời nghệ là gì? sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, chụp ảnh nguyên suy thực tại ấy. - TP văn nghệ không cất giữ những lời thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ.- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. 2. Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ. H: Tai sao con người cần tiếng nói văn nghệ? - Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài. - Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giữ cho đời cứ tươi. 3. Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó. - Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và là con đường mà nó đến với H: Văn nghệ đến với người đọc bằng cách người đọc, người nghe. - Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặt nào và khả năng kì diệu của nó ra sao? Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> H: Em hãy nhận xét nghệ thuật của nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận?. biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dụng mình. 4. Nghệ thật của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận. - Bố cục: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chúng về thơ văn. - Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa đặc biệt, nhiệt hứng dâng cao ở phần cuối.. 4. Củng cố- Dặn dò: Em hãy tóm tắt hệ thống luận điểm của văn bản? Nêu một số nét về nghệ thuật của bài? Về nhà xem lại bài và học bài. V. Rút kinh nghiệm:. Ngày soạn:…/…/… Ngày day:…/…/…. Tuần 24. ÔN TẬP BÀI CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI I. Mục tiêu: - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới. - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật lập luận của tác giả. II. Chuẩn bị: GV: Đọc và tham khảo SGK-SGV, soạn bài HS: Ôn lại kiến thức bài học. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng. IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy tóm tắt hệ thống luận điểm của văn bản Tiếng nói của văn nghệ? Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Bài mới: Hoạt động thầy - trò H: Em hãy cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm GV đọc và cho HS đọc đến hết bài H: Luận điểm của bài này được thể hiện ở câu nào?. Nội dung I. Tác giả- tác phẩm SGK II. Đọc – hiểu chung 1. Đọc 2. Hệ thống luận điểm: “ Lớp trẻ Việt Nam…kinh tế mới” II. Phân tích. 1. Hệ thống luận cứ của văn bản. a) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quang trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. b) Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.. H: Luận cứ đầu tiên của văn bản là gì? H: Lí lẽ để xác minh cho luận cứ ấy là gì? H: Luận cư thứ hai của văn bản là gì? H: Luận cứ hai được triển khai theo những ý nào? H: Luận cứ thứ ba của văn bản là gì? H: Luận cứ thứ tư của văn bản là gì? GV: Ở đây tác giả không chia ra làm hai ý rõ rệt : tác giả nêu từng điểm mạnh ddilieenf với nó lại là điểm yếu, cách nhìn như vậy là thấu đáo, hợp lí không tĩnh tại: trong cái mạnh có thể chứa đựng cái yếu. H: Em hãy chỉ ra điểm mạnh xen điểm yếu? H: Thái độ của tác giả khi nêu lên điểm mạnh, điểm yếu?. c) Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới. d) Kết luận. 2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong thói quen của người Việt Nam. - Thông minh, nhạy bén,… - Cần cù sáng tạo nhưng… - Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc,… - Bản tính thích ứng nhanh…. 3. Nhận xét của tác giả khi nêu lên điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. - Tôn trọng sự thật, nhìn nhận vào vấn đề một cách toàn diện khách quan. 4. Nhận xét về một đặc điểm ngôn ngữ của H: Em hãy nhận xét về ngôn ngữ của văn bản? văn bản. Sử dụng thích hợp nhiều thành ngữ, tục ngữ. 4. Củng cố- Dặn dò: H: Em hãy nêu điểm mạnh và điểm yếu trong thói quen của con người Việt Nam? H: Nêu một số nét về nghệ thuật của bài? Về nhà xem lại bài và học bài. V. Rút kinh nghiệm:. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tuần 25. Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…. LUYỆN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I. Mục tiêu: - Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi – đáp và phụ chú. - Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. - Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú. II. Chuẩn bị: GV: Tham khảo SGK-SGV, đọc trước ví dụ, đoạn trích. HS: Đọc kĩ SGK, cho trước ví dụ ở nhà. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Thế nào là thành phần biệt lập? H: Nêu công dụng của thành phần tình thái và cảm thán? 3. Bài mới: Hoạt động thầy - trò Nội dung 1. Thành phần gọi – đáp. Thành phần gọi đáp được dùng để tạo quan hệ H: Thành phần gọi đáp dùng để làm gì? giao tiếp hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp. VD: H: Ví dụ thứ nhất dùng để làm gì? - “Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đong Ba ở đâu?”: H: Ví dụ thứ hai dùng để làm gì? Tạo quan hệ giao tiếp. - “ Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.”: Duy trì quan hệ giao tiếp. H: Thành phần phụ chú có công dụng gì? 2. Thành phần phụ chú. Thành phần phụ chú không chỉ được dùng giải thích cho những từ ngữ khác mà còn được dùng để nêu xuất xứ từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời nói của người nói, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hoàn cảnh chúng sử dụng. VD: H: Từ in đậm trong câu thuộc thành phần gì? Cô gái nhà bên (có ai ngờ) H: Thành phần phụ chú ở đây có trình bày việc Cũng vào du kích. Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích cô gái làm hay miêu tả đôi mắt cô gái hay Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi). không? (Giang Nam, Quê hương). H: Em thấy thành phần phụ chú được đặt ở đâu? H: Ngoài ra thì nó còn được đặt ở đâu? Em hãy cho ví dụ cụ thể?. H: Vì sao người ta goi thành phần gọi đáp và. Hai bộ phận in đậm trong ngoặc đơn là thành phần phụ chú, không trình bày việc cô gái làm hoặc miêu tả đôi mắt cô gái. Thành phần phụ chú ở đây trình bày thái độ của đang nói: ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích, xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đôi mắt đen của cô gái. - Thành phần phụ chú được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. VD: Sông Hồng- con sông đỏ nặng phù sacon sông đã chúng kiến bao sự kiện lịch sử. => Hai thành phần: gọi đáp và phụ chú không. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> thành phần phụ chú là thành phần biệt lập?. tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa trong câu nên người ta gọi là thành phần biệt lập. * Luyện tập: Cho HS làm một số bài tập trong SGK.. 4. Củng cố- Dăn dò. H: Vì sao người ta goi thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú là thành phần biệt lập? H: Nêu công dụng của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú? Cho ví dụ mỗi thành phần Về nhà xem lại bài và học bài. V. Rút kinh nghiệm:. Tuần 26. Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…. ÔN TẬP BÀI: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN LA PHÔNG TEN I. Mục tiêu: Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giúp HS hiểu được tác giả bài văn nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy –phông nhằm làm nổi bật đặt trung của sáng tác nghệ thuật. II. Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu bài học ở sách giáo khoa, SGV, soạn bài. HS: Đọc kĩ văn bản, trả lời theo câu hỏi SGK. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu trong thói quen của con người Việt Nam. 3. Bài mới: Hoạt động thầy - trò Nội dung I. Tác giả- tác phẩm H: Em hãy nêu vài nét về tác giả? 1. Tác giả: Hi- pô- lit Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Hàn Lâm Pháp, tác giả của cong trình nghiên cứu la Phông –ten và thơ ngụ ngôn của ông, H: Tác phẩm được trích từ đâu? 2. Tác phẩm: Trích từ chương II, Phần thứ hai của công trình trên. II. Đọc- hiểu lại văn bản. GV gọi HS đọc lại bài một lần 1. Đọc: H: Bài này được chia làm mấy phần? Nội dung 2. Bố cục và cách lập luận: a) Bố cục: 2 đoạn của mỗi phần? - Từ đầu đến “ tốt bụng như thế”: hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten - Phần còn lại: hình tượng chó sói trong thơ La Phông –ten. H: Cách lập luận của cả hai đoạn như thế nào? b) Cách lập luận: - Trong cả hai đoan, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông để so sánh. III. Phân tích. H: Hai con vật dưới ngói bút của nhà khoa học 1. Hai con vật dưới ngói bút của nhà khoa học. như thế nào? - Buy- phông viết về loài cừu và loài chó sói bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa hoc, nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng. - Nhà khoa học nhắc đến tình cảm mẫu tử thân thương của loài cừu không chỉ ở loài cừu mới có. Ông cũng không nhắc đến nỗi bất hạnh của Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> H: Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông –tên thể hiện như thế nào?. H: Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông –tên thể hiện như thế nào?. chó sói, vì đó không phải là đặc điểm cơ bản của nó ở mọi lúc, mọi nơi. 2. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn. - Nhà thơ lựa chọn một chú cừu non bé bỏng và đặt chú vào một hoàn cảnh đặc biệt, đối mặt với chó sói bên dòng suối. - Cừu hiền lành, nhút nhát, chẳng bao giờ làm hại ai mà cũng chẳng có thể làm hại ai. - Ngoài vận dụng đặc trưng của thể loại thơ ngụ ngôn, La Phông – tên còn nhân cách hóa cừu: nó cũng biết suy nghĩ, nói năng hành động như người. 3. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn. - Nhà thơ lựa chọn một con chó soid đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp chú cừu non đang uống nước phía dưới dòng sông chỗ hắn đang đứng. Hắn muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa của mình, kiếm cớ bắt tội để gọi là trừng phạt chú cừu tội nghiệp. - Chó sói cũng được nhân cách hóa giống cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ. - Khi xây dụng hình tượng chó sói nhà thơ dựa trên một trong những đặc tính vốn có của loài chó sói là săn mồi, ăn tươi nuốt sống những con vật yêu đuối hơn nó. - Chó sói vừa là hài kịch của sự ngu ngốc(chẳng kiếm ra được cái gì ăn nên mới đói meo), đồng thời cũng vừa là bi kịch của sự độc ác(con vật đáng ghét, gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu). 4. Củng cố- Dặn dò: H: Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn được thể hiện như thế nào? H: Vì sao nói chó sói trong truyện ngụ ngôn vừa là bi kịch vừa là hài kịch? Về nhà xem kĩ lại bài và học bài. V. Rút kinh nghiệm:. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tuần 27 soạn:…/…/…. Ngày Ngày. day:…/…/…. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH BÀI THƠ: MÙA XUÂN NHO NHỎ I.Mục tiêu: - Nắm được hoàn cảnh sáng tác bài thơ, phân tích được các hình ảnh của mùa xuân đất trời và đất nước qua cảm xúc của nhà văn, những suy tư, tâm niệm của tác giả. - Kĩ năng phân tích một tác phẩm văn học. II. Chuẩn bị: GV: Đọc và nghiên cứu SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài. HS: Đọc và tìm hiểu lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ, phần phân tích bài thơ. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích. IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Em hãy nêu hình ảnh con cừu trong truyện ngụ ngôn La Phông – ten? 3. Bài mới: Hoạt động thầy trò Nội dung H: Bài thơ được sáng tác trong hoàng cảnh Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải nào? viết năm 1980, trong khung cảnh hòa bình, xây dựng đất nước. 1. Sáu câu đầu như tiếng hát reo đón chào H: Sáu câu đầu bài thơ nói lên nội dung gì? một mùa xuân đẹp đã về. Trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên “một bong hoa tím biếc”. Động từ “mọc” H: Từ “mọc” nằm ở đâu? Gợi tả điều gì? nằm ở vị trí đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú, niềm hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân: “ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc”. Màu xanh của nước hòa hợp với màu “tím biếc” của hoa đã tạo nên bức tranh mùa xuân. Ngẩng nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng nghe chim chiền chiện hót. Chim chiền chiện còn gọi là chim sơn ca, bạn thân của nhà nông . Từ “ơi” càm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót. “ Ơi con chim chiền chiện. H: Em hãy nhận xét giọng điệu hai tiếng “hót Hót chi mà vang trời”. Hai tiếng “hót chi” là giọng điệu thân thương chi”? của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> H: Em hãy phân tích chi tiết “đưa tay tôi hứng”?. H: Bốn câu thơ tiếp theo nói lên nội dung gì?. H: Em hiểu từ “lộc” ở đây là gì? H: Em hãy phân tích bốn câu thơ đó?. H: Em hiểu “hối hả” và “xôn xao” như thế nào?. H: Đoạn thơ tiếp theo nói lên nội dung gì? Lop6.net. Chim chiền chiện hót gọi xuân về. Tiếng chim ngân vang, rung động cả đất trời đem đến bao nhiêu niềm vui. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng. “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” “ Đưa tay… hứng” là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa. Giọt long lanh là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai hay gọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác (thính giácthị giác) đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh. => Tóm lại, chỉ bằng ba nét vẽ : dòng sông xanh, bong hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiền hót…, Thanh Hải đã vẻ nên bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà cảu đất nước vào xuân. 2. Bốn câu thơ tiếp theo nói về mùa xuân sản và chiến đấu của nhân dân ta. Cấu trúc thơ song hành để chr rõ hai nhiệm vụ ấy: “ Mùa xuân người cầm sung Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ” “Lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nẩy lộc. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đêm mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng. Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt: “Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao”. “Hối hả” nghĩa là vội vã, gấp gáp, khẩn trương, “Xôn xao” là có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, làm cho náo động; “xôn xao” cùng với điệp ngữ “tất cả như…” làm cho nhạc điệu thơ vui tươi, mạnh mẽ, khác.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> H: Em hãy phân tích bốn câu thơ tiếp theo?. H: Em hãy phân điều tâm niệm của Thanh Hải?. H: “Một mùa xuân nho nhỏ” nói lên điều gì?. Lop6.net. thường. Đó là hành khúc mùa xuân của Hồ Chí Minh. 3. Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân. “Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách “vất vả và gian lao” . Câu thơ: “Đất nước như vì sao” là hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu hiện niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hung giàu đẹp. Ba tiếng “cứ đi lên” thể hiện chí khí, quyết tâm sắc đá của dân tộc xây dựng một Việt Nam giàu mạnh. 4. Sau lời suy tư là điều tâm niệm của Thanh Hải. Trước hết là lời nguyện cầu được hóa thân. “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến”. Con chim hót để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. một cành hoa để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên sông núi. Một nốt trầm của bản hòa ca êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân. Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm là ba hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, cho tài trí và con người Việt Nam. Với Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, để phục vụ cho mục đích cao cả. “ Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” “Một mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng: “mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta” (Nguyễn Khoa Điềm). “Nho.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> nhỏ” và “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành. Dâng cho đời là lẽ sống đẹp, cao cả. H: Khổ thơ cuối có nội dung gì? Bởi lẽ “sống là cho, đâu chỉ nhận cho riêng mình”( Tố Hữu). Sống hết mình thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ cho đất nước, cả từ lúc “tuổi hai mươi” trai tráng cho đến khi về già “tóc bạc”. Có thể xem đoạn này là những lời trăng trối của ông. 5. Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương: “Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế”. H: Qua đó em hãy nhận xét chung về bài thơ? Câu thơ “Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm (về thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu..) bồi hồi của nhà thơ với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Đó là “ngàn dặm mình”, “ngàn dặm tình” đối với non nước và xư Huế quê mẹ thân thương. => Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ đẹp, đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang. Ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc hình tượng. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, song hành đối xứng, điệp ngữ,…được vận dụng sắc sảo, tài hoa.Tình yêu mùa xuân gắn liền với trình yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, cảm động. Mỗi một cuộc đời hãy là mùa xuân. Đất nước ta mãi mãi là mùa xuân tươi đẹp. 4. Củng cố- Dặn dò: Cho HS nêu ý chính của bài thơ Về nhà tập phân tích lại bài thơ. V. Rút kinh nghiệm:. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tuần 28. Ngày. soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH BÀI VIẾNG LĂNG BÁC. I. Mục tiêu: - Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác. - thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng, cảm xúc, nhiều hình ảnh có giá trị xúc tích và gợi cảm. lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc và lắng đọng. II. Chuẩn bị: GV: chuẩn bị SGK,SGV, soạn bài… HS: Đọc lại bài, xem lại phần phân tích. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp… IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. H: Em hày nêu nội dung chính của đoạn thơ: “ Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ” 3. Bài mới. Hoạt động thầy-trò Nội dung 1. Giới thiệu sơ về tác giả, tác phẩm. H: Em hãy cho biết vài nét về tác giả? - Viễn Phương là một trong những câu bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng giải phóng văn Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×