Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Quản lý chất lượng bê tông thương phẩm của công ty cổ phần sông Đà Việt Đức tại dự án khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.96 KB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Xuân Phú và những ý kiến về chuyên môn quý báu
của các thầy cô giáo trong khoa Cơng trình, khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học
Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ của Ban Quản lý dự án hạ tầng Tây Hồ Tây, Công ty Cổ
phần Sông Đà Việt Đức.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ
bảo và hướng dẫn khoa học và các Cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Mạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Mạnh


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CUNG CẤP BÊTÔNG THƯƠNG
PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI............................................................................5
1.1. Khái niệm về bêtông thương phẩm, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng.........5
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................ 5
1.1.2. Ưu nhược điểm................................................................................................ 6
1.1.3. Phạm vi áp dụng.............................................................................................. 7
1.2. Tình hình sản xuất bêtơng thương phẩm trên thị trường Hà Nội trong những
năm gần đây.............................................................................................................. 7
1.3. Những yêu cầu của thị trường tiêu thụ đối với bêtông thương phẩm tại thị
trường Hà Nội......................................................................................................... 12
1.4. Thực trạng công tác bêtông thương phẩm trên thị trường Hà Nội....................14
1.5. Nhận xét chung về chất lượng và quản lý chất lượng bêtông thương phẩm trong
những năm gần đây.................................................................................................15
Kết Luận Chương 1................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG BÊTÔNG THƯƠNG PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ
VIỆT ĐỨC TẠI DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ XUÂN LA PHỤC VỤ XÂY DỰNG
KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY............................................................................. 18
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức................................18
2.2. Giới thiệu chung về dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô
thị mới Tây Hồ Tây.................................................................................................21
2.3. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học về công tác quản lý chất lượng bêtông thương
phẩm........................................................................................................................ 22
2.3.1. Cơ sở pháp lý................................................................................................. 22
2.3.2. Cơ sở khoa học.............................................................................................. 23
2.4. Những yêu cầu về kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng bêtông thương phẩm...........34
2.4.1. Vật liệu sử dụng để chế tạo bêtông thương phẩm.......................................... 34
2.4.2. Thiết bị sử dụng để thi cơng bêtơng thương phẩm........................................40
2.4.3. Qui trình cơng nghệ thi công chế tạo bêtông thương phẩm...........................41

2.5. Một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng................................ 46


2.5.1. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng........................................................ 46
2.5.2. Chất lượng bêtơng thương phẩm và các tiêu chí đánh giá chất lượng bêtông
thương phẩm...........................................................................................................48
2.5.3. Quản lý chất lượng........................................................................................ 52
2.6. Phân tích những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chất
lượng bêtông thương phẩm tại dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng
khu đô thị mới Tây Hồ Tây..................................................................................... 60
2.6.1. Phần tích những tồn tại và hạn chế................................................................ 60
2.6.2. Phân tích nguyên nhân.................................................................................. 62
Kết Luận Chương 2................................................................................................. 65
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊTÔNG THƯƠNG PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC TẠI DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ
XUÂN LA PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY.............66
3.1 Phương hướng phát triển bêtông thương phẩm ở thành phố Hà Nội trong những
năm tới......................................................................................................................... 66
3.2. Những khó khăn và thuận lợi trong việc quản lý chất lượng bêtông thương
phẩm........................................................................................................................ 68
3.3. Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng bêtông
thương phẩm...........................................................................................................70
3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao việc quản lý chất lượng bêtông thương phẩm
của Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức tại dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ
xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây..................................................................... 72
3.4.1. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng bêtông thương phẩm
của Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức tại dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ
xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây..................................................................... 72
3.4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng bêtông thương phẩm
đối với cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị thi cơng ngồi hiện trường tại dự án

Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây................87
Kết Luận Chương 3................................................................................................. 89
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG.....................................................90


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Qui trình chế tạo bêtơng thương phẩm...................................................42
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp............................................................56


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kích thước bên trong của cơn thử độ sụt................................................28
Bảng 2.2: Hệ số A và A1 xác định theo chất lượng cốt liệu.....................................30
Bảng 2.3: Nước dùng cho bêtông thương phẩm......................................................34
Bảng 2.4: Ximăng dùng cho bêtông thương phẩm..................................................35
Bảng 2.5: Cát dùng cho bêtông thương phẩm.........................................................36
Bảng 2.6: Đá dăm dùng cho bêtông thương phẩm..................................................36
Bảng 2.7: Hàm lượng hạt sét, bụi trong đá dăm......................................................37
Bảng 2.8: Các yêu cầu về tính năng cơ lý phụ gia...................................................38
Bảng 2.9: Giá trị giới hạn về độ phân tầng của hỗn hợp bêtông..............................50
Bảng 3.1: Danh sách các nhà cung cấp...................................................................75
Bảng 3.2: Khảo sát chất lượng nhà cung cấp mới..................................................75


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
XDCT : Xây dựng cơng trình
CĐT

: Chủ đầu tư
ĐTXD : Đầu tư xây dựng

QLDA

: Quản lý dự

án DN : Doanh nghiệp
VLXD : Vật liệu xây dựng
BTCLSC : Bêtông chất lượng siêu cao
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
ATLĐ : An toàn lao động
VSMT : Vệ sinh môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
GPMB : Giải phóng mặt bằng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với chính sách đổi mới và mở cửa hội nhập giao lưu kinh tế quốc tế của Việt Nam,
vốn đầu tư cho xây dựng ở nước ta ngày một tăng, kéo theo sự phát triển khơng
ngừng của đất nước nói chung và của ngành xây dựng nói riêng, do đó nhu cầu sử
dụng các chế phẩm bêtông thương phẩm ngày càng lớn về số lượng và đòi hỏi cao
về chất lượng. Trong những năm qua, việc sản xuất và sử dụng bêtông thương
phẩm đã đạt được những bước tiến đáng kể, tuy nhiên trong cơng tác quản lý loại
hình sản phẩm này trên thị trường xây dựng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải
xem xét.
Thực tế sản xuất xây dựng của nước ta hiện nay đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm đến
hoạt động quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất bêtông thương phẩm nhằm
tăng cường chất lượng sản phẩm bêtơng, đảm bảo chất lượng các cơng trình cũng như
hiệu quả lâu dài của dự án đầu tư. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất bêtông hoặc
chưa quan tâm đúng mức hoặc khơng có đầy đủ các qui trình, qui phạm để làm căn cứ

quản lý chất lượng. Các văn bản quản lý kỹ thuật cấp cơ sở cũng chậm được đổi mới
hoặc bổ sung hoàn thiện để đáp ứng sự đòi hỏi của thi trường về kỹ thuật và chất
lượng, việc xây dựng tiêu chuẩn vẫn còn chậm trễ.
Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng bêtông tuy đã có nhưng chưa đi vào nề nếp.
Trong những đơn vị sản xuất chế phẩm bêtơng mới chỉ có một số đơn vị có phịng thí
nghiệm được cơng nhận như: Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức, trạm trộn bêtông
Phúc Yên, nhà máy bêtông Xuân Mai, công ty bêtông Thịnh Liệt, xí nghiệp hỗn hợp
bêtơng xây dựng Hà Nội… cịn lại hầu hết các đơn vị chưa có phịng thí nghiệm được
cơng nhận để kiểm tra chất lượng.
Với việc kiểm tra chất lượng bêtông như hiện nay dẫn đến chất lượng bêtông chưa
đảm bảo, gây nên sự cố của sản phẩm bêtơng làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng
trình. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều các phịng thí nghiệm chun ngành xây
dựng được cơng nhận, song các phịng thí nghiệm đó tham gia vào việc kiểm tra chất
lượng bêtơng các cơng trình vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại và đơi khi cịn mang
tính hình thức.


Khu tái dịnh cư Xuân La phục vụ di dân giải phóng mặt bằng xây dựng Khu đơ thị
mới Tây Hồ Tây được đầu tư xây dựng đồng bộ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật với
những tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt với
các mục tiêu cụ thể sau: Tạo nên cho thành phố Hà Nội một quỹ nhà ở mới với tổng
diện tích sàn khoảng 68.110 m2 tương ứng 695 căn hộ cùng với các cơng trình cơng
cộng phục vụ cho dân cư trong khu nhà ở mới và các điểm dân cư lân cận của phường
Xuân La và Nghĩa Đơ, góp phần thực hiện việc di dân GPMB phục vụ khu đô thị mới
Tây Hồ Tây.
Dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây sử
dụng hơn 30.000 m3 bêtông thương phẩm, chất lượng của sản phẩm bêtông ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng các cơng trình của dự án. Xuất phát từ thực tế cấp thiết đó,
chúng ta cần phải có có một qui trình kiểm sốt thật chặt chẽ và hết sức tổng quát, đầy
đủ và chi tiết để quản lý chất lượng bêtông thương phẩm một cách tốt nhất, góp phần

xây dựng lên các cơng trình xây dựng vững chắc.
Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức là một trong những doanh nghiệp chính cung
cấp bêtơng thương phẩm cho dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô
thị mới Tây Hồ Tây, cơng ty đã và đang khẳng định được uy tín về sản phẩm bêtơng
thương phẩm qua các cơng trình xây dựng đạt chất lượng cao. Tuy nhiên hiện nay,
công tác quản lý chất lượng bêtông của Công ty tại dự án Khu tái định cư Xuân La
phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây đang gặp phải một số tồn tại. Vậy tác
giả chọn đề tài “Quản lý chất lượng bêtông thương phẩm của Công ty Cổ phần
Sông Đà Việt Đức tại dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị
mới Tây Hồ Tây” để tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng, cũng như đề xuất ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý chất lượng bêtông thương phẩm của
Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức tại dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây
dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây.
2. Mục tiêu của Đề tài
Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng bêtông thương phẩm
của công ty Cổ phần Sơng Đà Việt Đức, nhằm mục đích nâng cao chất lượng


bêtông thương phẩm cung cấp cho dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng
khu đô thị mới Tây Hồ Tây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập chung nghiên cứu chất lượng bêtông
thương phẩm của công ty Cổ phần Sơng Đà Việt Đức sử dụng cho cơng trình dự án
Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây.
- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu và phân tích tài liệu thu thập được từ trộn
bêtông thương phẩm của công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức, kết hợp với các tiêu
chuẩn và qui phạm liên quan đến việc quản lý chất lượng bêtơng thương phẩm
nhằm đưa ra quy trình quản lý chất lượng bêtông thương phẩm cung cấp cho dự án
Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây.
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nội dung nghiên cứu
Chương 1. Tổng quan về tình hình sản xuất và cung cấp bêtơng thương phẩm
trên địa bàn Hà Nội.
Chương 2. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học về công tác quản lý chất lượng bêtông
thương phẩm của Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức tại dự án Khu tái định cư Xuân
La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây.
Chương 3. Quản lý chất lượng bêtông thương phẩm của Công ty Cổ phần Sông
Đà Việt Đức cung cấp tại dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị
mới Tây Hồ Tây.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận
cơ sở lý luận về khoa học quản lý chất lượng bêtông và những quy định hiện hành của
hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời luận văn cũng sử dụng các
phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài
trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp điều tra, phân tích và so sánh.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chất
lượng bêtông thương phẩm, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
quản lý này. Những nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chất lượng bêtông thương
phẩm sẽ là những tài liệu góp phần hồn thiện hơn lý luận về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
- Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức
nâng cao được năng lực trong công tác quản lý chất lượng bêtơng thương phẩm qua

đó nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng tại dự án Khu tái định cư Xuân La
phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo áp
dụng giúp Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức quản lý chất lượng bêtông thương
phẩm cung cấp cho các cơng trình dự án khác.
6. Dự kiến kết quả đạt được
Luận văn sẽ hệ thống một cách ngắn gọn lý thuyết về các vấn đề cơ bản
trong quản lý chất lượng bêtơng thương phẩm cơng trình xây dựng, từ đó áp dụng
những lý thuyết trên để đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chất lượng bêtơng
thương phẩm cơng trình tại dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu
đô thị mới Tây Hồ Tây. Đồng thời đề xuất một số giải pháp mang tính hệ thống
nhằm góp phần nâng cao cơng tác quản lý chất lượng bêtơng thương phẩm từ đó
nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng tại các dự án mà Cơng ty Cổ phần Sông
Đà Việt Đức cung cấp bêtông.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CUNG CẤP BÊTƠNG
THƯƠNG PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1.1. Khái niệm về bêtông thương phẩm, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
1.1.1. Khái niệm
“Bêtông là vật liệu đá nhân tạo do hỗn hợp của các chất kết dính vơ cơ hoặc
hữu cơ với nước, cốt liệu (cát, sỏi, đá dăm) và phụ gia được nhào trộn kỹ theo một tỷ
lệ thích hợp lèn chặt và rắn chắc lại tạo thành. Hỗn hợp nguyên liệu mới nhào trộn
xong gọi là hỗn hợp bêtông hay bêtông tươi”. [8, tr.5]
Bêtông thương phẩm là hỗn hợp bêtông được trộn tập trung tại các trạm trộn
theo một dây chuyền công nghệ hiện đại với một hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ.
Bêtông thương phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt dùng để cung cấp riêng cho nghành
xây dựng trên thị trường, có chế độ bảo hành sản phẩm như các loại hàng hoá khác mà
người cung cấp và người sử dụng phải tuân theo các qui định để có thể đảm bảo được
chất lượng sản phẩm cuối cùng khi đưa vào sử dụng. Người cung ứng hàng hoá là

người phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trước hết, đảm bảo các chỉ tiêu
chất lượng đáp ứng với yêu cầu của người mua.
“Trong bêtông cốt liệu đóng vai trị là bộ khung chịu lực. Chất kết dính và
nước bao bọc xung quanh hạt cốt liệu đóng vai trị là chất bơi trơn, đồng thời lấp
đầy khoảng trống giữa các hạt cốt liệu. Sau khi hóa cứng hồ chất kết dính gắn kết
các hạt cốt liệu thành một khối dạng đá gọi là bêtông. Chất kết dính có thể là
ximăng các loại, thạch cao và cũng có thể là chất kết dính hữu cơ (polime).
Trong bêtơng ximăng cốt liệu thường chiếm 80-85%, cịn ximăng chiếm 815% khối lượng”. [7, tr.142]
Người ta sử dụng chỉ tiêu cường độ chịu nén của bêtông để đặc trưng cho
bêtông, gọi là mác (mark) bêtơng. Thực ra để nói lên tính chất của bêtơng cịn nhiều
chỉ tiêu khác như cường độ chịu nén khi uốn, cường độ chịu cắt của bêtơng, tính
chắc đặc và nhiều chỉ tiêu khác.
“Để điều chỉnh các tính chất của bêtơng và hỗn hợp bêtơng người ta đưa vào
thành phần của chúng các phụ gia hóa học khác nhau và các thành phần khống
hoạt tính, chúng đảy nhanh hoặc làm chậm lại sự đông kết của hỗn hợp bêtông, tăng


cường độ và độ bền đóng rắn của chúng, điều chỉnh biến dạng của bản thân bêtơng
xẩy ra khi đóng rắn, cũng như khi cần thiết làm thay đổi các tính chất khác của
bêtơng”. [1, tr.5]
“Sự đa dạng của chất kết dính, cốt liệu, phụ gia cùng các thành phần khống
hoạt tính và các giải pháp cơng nghệ cho phép chúng ta chế tạo ra nhiều loại bêtơng có
tính chất đa dạng. Sử dụng phụ gia hóa và các thành phần khoáng mịn khác nhau, kêt
hợp với chọn thành phần bêtơng tương ứng cho phép kiểm sốt có hiệu quả công nghệ
bêtông trên các công đoạn và nhận được bêtông có các thành phần và cấu trúc định
trước”. [1, tr.6]
Cơng nghệ sản xuất bêtông thương phẩm bao gồm một loạt các công đoạn hoặc
các giai đoạn công nghệ như: chuẩn bị vật liệu, xác định cấp phối bêtông (phụ thuộc
vào vật liệu sử dụng và các yêu cầu công nghệ, kết cấu), định lượng ximăng, nước, cốt
liệu và các vật liệu khác cho mẻ trộn hỗn hợp bêtông nhất định, trộn đều hỗn hợp cho

đến khi có được một hỗn hợp bêtông như mong muốn.
1.1.2. Ưu nhược điểm
1.1.2.1. Ưu điểm
Bêtông là một loại vật liệu có cường độ nén cao biến đổi trong phạm vi rộng và
có thể đạt giá trị từ 100 daN/cm2 đến 1000 daN/cm2. Bên cạnh đó nó lại có tính chịu
lửa tốt, bền vững và có tính ổn định với mưa nắng, nhiệt độ, độ ẩm. Bêtơng mang
tính dễ thể hiện hình dáng kiến trúc xây dựng có thẩm mỹ cao. Đặc biệt nguồn
nguyên liệu dùng để chế tạo bêtơng khơng hạn chế và có giá thành thấp, công nghệ chế
tạo đơn giản dễ thực hiện. Chúng ta có thể sử dụng rộng rãi nguồn nguyên liệu tại chỗ
và tận dụng hầu hết phế liệu của q trình chế tạo. Sản xuất bêtơng có nhu cầu sử
dụng năng lượng thấp, an tồn cho mơi trường.
1.1.2.2. Nhược điểm
Tuy bêtơng là vật liệu có cường độ nén cao nhưng lại có độ bền kéo rất thấp.
Trọng lượng của bêtông tương đối nặng (y0 = 2200 – 2400kg/m3). Khả năng cách
âm cách nhiệt kém và chống ăn mòn kém. Vấn đề kiểm sốt độ dẻo của bêtơng
trong q trình vận chuyển và thi cơng cũng rất khó khăn và phức tạp, bêtông
thường nhanh đông kết không thể thi công được khi để lâu. Vấn đề kiểm soát độ co


ngót của bêtơng khi ninh kết cũng rất phức tạp, thường gây thiếu hụt kích thước cấu
kiện sau khi thi công.
1.1.3. Phạm vi áp dụng
Bêtông là vật liệu không thể thiếu được trong xây dựng hiện đại. Hiện nay hằng
năm trên thế giới sử dụng khoảng 2 tỷ m 3 bêtông các loại. Bêtông là một trong những
loại vật liệu xây dựng sử dụng với khối lượng lớn nhất, chúng quyết định phần nào
mức độ phát triển văn minh nhân loại.
Những thơng tin mà nhân loại đã tích lũy được trong hơn một trăm năm về
khoa học vật liệu đã làm giàu thêm sự hiểu biết của chúng ta về cấu trúc và các tính
chất của bêtơng, từ đó giúp chúng ta phát triển mạnh mẽ thiết kế bêtông trên máy tính
điện tử và điều khiển tự động các quá trình cơng nghệ sản xuất.

Trong xây dựng hiện nay đã và đang ứng dụng rất nhiều loại bêtông khác
nhau và sự mở rộng các chủng loại sản phẩm mới tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Bêtông được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà ở, công nghiệp, giao thông, thủy
lợi, thủy điện, xây dựng và khai thác dầu khí và các dạng xây dựng khác.
Trong thế kỉ 21 này, lý thuyết, công nghệ và thực tiễn sử dụng bêtông sẽ tiếp tục
phát triển, giữ vững vị trí tiên phong giữa các loại vật liệu xây dựng khác. Bêtông là
đại diện tiêu biểu nhất của các nhóm vật liệu rộng lớn composit xây dựng đóng rắn
thủy, được thiết kế trên cơ sở vật liệu thống nhất, cho cách nhìn mới để tạo ra các
dạng kết cấu dẻo, theo lớp, thành mỏng, có hình thù và các dạng kết cấu thế hệ mới.
1.2. Tình hình sản xuất bêtơng thương phẩm trên thị trường Hà Nội trong
những năm gần đây
Bêtông một trong những loại vật liệu xây dựng có từ lâu đời nhất. Nhân loại
đã sử dụng bêtông để xây hành lang uốn khúc ở Hy Lạp (3600 năm trước công
nguyên), một phần của vạn lý trường thành ở Trung Quốc (thế kỷ thứ III trước cơng
ngun), một loạt các cơng trình trên đất Ấn Độ, Roma Cổ và ở các địa danh khác.
Tuy nhiên sử dụng bêtông hàng loạt trong xây dựng chỉ mới bắt đầu vào cuối
thế kỷ XIX, sau khi sản xuất được ở dạng công nghiệp xi măng pooclăng và xi
măng pooclăng đã trở thành chất kết dính chủ yếu dùng trong các cấu kiện bêtông.


Thời gian đầu bêtông được sử dụng trong các kết cấu và cơng trình tồn khối. Sử dụng
ở thời đó chủ yếu là hỗn hợp bêtơng cứng và ít lưu dộng, lèn chặt bằng đầm nện. Khi
xuất hiện bêtông cốt thép được đặt cốt ở dạng khung chế tạo từ các thanh thép, mới bắt
đầu sử dụng các hỗn hợp bêtơng lưu động hơn và cả hỗn hợp bêtơng rót, để đảm bảo
sự phân bố đều và lèn chặt trong các kết cấu bêtông. Tuy nhiên sử dụng các hỗn hợp
như trên rất khó nhận được bêtơng cường độ cao và địi hỏi chi phí xi măng tăng lên.
Vì vậy sự xuất hiện vào đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX phương pháp lèn chặt
hỗn hợp bêtông bằng rung cho phép bảo đảm sự lèn chặt tốt các hỗn hợp bêtơng ít lưu
động và hỗn hợp bêtơng cứng, giảm chi phí xi măng trong bêtơng, nâng cao cường dộ
và độ bền lâu của chúng. Đây là một thành tựu vĩ đại trong lịch sử công nghệ bêtông.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các nhà khoa học đã nghiên cứu và phác thảo
lý thuyết chế tạo và đóng rắn của chất kết dính thủy và xi măng, đã chứng minh
được rằng trên cơ sở loại vật liệu này có thể nhận được các kết cấu bêtơng có độ bền
lâu. Thời kỳ này nhiều tác phẩm, cơng trình về công nghệ bêtông được sản xuất ở
nhiều nước trên thế giới.
Cơng nghệ bêtơng ở Liên Xơ cũ có sự phát triển rộng rãi từ thời kỳ xây dựng
các công trình thủy lợi lớn nhất đầu tiên. Các nhà khoa học đã ứng dụng các phương
pháp khoa học đầu tiên chọn cấp phối bêtông vào thực tế xây dựng là tăng đáng kể
chất lượng bêtông. Vào những năm ba mươi các nhà khoa học Liên Xô đã đưa ra
phương pháp đổ bêtơng vào mùa đơng, nhờ đó đảm bảo có thể thi cơng các kết cấu
trên cơng trình xây dựng quanh năm và tạo ra được hàng loạt các dạng bêtơng mới,
trong số đó có bêtơng nhẹ được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các nhà dân dụng và
công nghiệp, đã đưa ra các phương pháp nâng cao độ bền lâu của bêtông, làm cơ sở
cho công nghệ bêtông đúc sẵn. Các ứng dụng của kết cấu bêtơng đóng vai trò quyết
định trong xây dựng của các kế hoạch năm năm của Liên Xô. Vào thời kỳ xây dựng xã
chủ nghĩa Liên Xô đã trở thành nước sản xuất bêtông hàng đầu thế giới, Liên Xô đã
xây dựng được nền công nghiệp bêtông phát triển với gần 6000 cơ sở sản xuất đạt
tổng công suất 150 triệu m3 bêtông đảm bảo cung cấp đầy đủ ngành xây dựng. Việc
thành lập nền công nghiệp bêtông đồng nghĩa với việc cần tạo ra


các dạng chất kết dính và bêtơng mới, sản xuất và sử dụng rộng rãi phụ gia hóa học,
các chế phẩm biến tính cấu trúc và các tính chất của bêtơng, hồn thiện các phương
pháp thiết kế cấp phối bêtơng và công nghệ sản xuất chúng. Để đảm bảo sự phát triển
các luận cứ khoa học và kỹ thuật sản xuất các kiết cấu bêtông Liên Xô đã thiết lập một
mạng lưới rộng lớn các cơ sở nghiên cứu. Vào đầu những năm 90 sản xuất khi Liên
Xô sụp đổ, nền công nghiệp bêtông của nước Nga giảm mạnh. Những năm gần đây
nước với sự hồi sinh của nước Nga các ngành công nghiệp bêtông đang bước vào
giai đoạn phát triển mới.
Cùng với sự phát triển của nghành xây dựng, bêtông là loại vật liệu xây dựng

đại trà nhất trên thế giới với các hướng phát triển vật liệu bêtông theo các xu hướng
sau: Nghiên cứu và tổ chức sản xuất các dạng chất kết dính có hiệu quả, trong số đó có
composit, thép cốt, các cốt liệu có chất lượng cao, các dạng phụ gia hóa học khác nhau
và tổ hợp của chúng, các thành phần khống hoạt tính; nghiên cứu và ứng dụng vào
xây dựng các cấu kiện và chi tiết mới đa dạng, tiên tiến sử dụng kết hợp bêtơng và các
loại vật liệu khác, trong đó có các chi tiết và cấu kiện composit, dẻo, nhiều lớp; Sử
dụng các cơng nghệ khơng có phế thải và vảo vệ nguồn dự trữ nguyên liệu, mở rộng
việc sử dụng các thứ phẩm và phế thải công nghiệp, năng lượng cũng như vật liệu thu
hồi khi tháo dỡ các cơng trình; Sử dụng rộng rãi hơn bêtơng tổ ong và các vật liệu
composit trước tiên là để tăng hả năng bảo vệ nhiệt các tịa nhà và cơng trình; Mở rộng
sản xuất các hỗn hợp khơ đa dạng có các công dụng khác nhau, ứng dụng tất cả các
thành tựu khoa học về vật liệu xây dựng và nguồn dự trữ sản xuất và tạo ra các sản
phẩm nội địa có khả năng cạnh tranh tốt để thay thế hàng nhập khẩu.
Ở Việt Nam cơng nghiệp bêtơng mới hình thành từ sau thắng lợi của cuộc
Kháng chiến chống Pháp. Ở miền Bắc với sự giúp đỡ của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa hai nhà máy đã được thành lập: Bêtông đúc sẵn chèm Hà nội và Bêtông
đúc sẵn Hải Phòng. Vào thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc các sản
phẩm chủ yếu về bêtông là bêtông đúc sẵn gồm cột điện, ống nước, panen. Những
năm 70-80 đã hình thành một hệ thống các nhà máy bêtông đúc sẵn: Nhà máy
bêtông Thịnh Liệt (công nghệ Ba Lan), Vĩnh Tuy (công nghệ Pháp), Xuân Mai


(công nghệ Liên Xô cũ), Đạo Tú (công nghệ CHDC Đức), Nhà máy bêtơng Việt Trì
(cơng nghệ Bungari), Nhà máy bêtông Vinh (công nghệ CHDC Đức) .v.v. Ở thời kỳ
này cơng nghệ bêtơng trộn sẵn chưa phát triển, chỉ có những trạm trộn bêtông đã
được lắp đặt để sử dụng tại các công trường lớn như thủy điện Thác Bà, Sông Đà,
cầu Thăng long . . . các trạm đều dùng cơng nghệ trộn ướt và có cơng suất nhỏ 1530m3/giờ, xe vận chuyển có dung tích loại 4m3.
Ở Miền Nam trước năm 1975 chỉ có một số cơ sở sản xuất nhỏ, trong đó
đáng kể nhất là cơ sở Châu Thới (nay là Công ty Cổ phần bêtông 620 Châu Thới) và
có cơ sở tại khu cơng nghiệp Biên Hịa ( nay là Cơng ty Cổ phần bêtơng Biên Hòa)

. . . sản phẩm chủ yếu là dầm cầu dự ứng lực, cọc cừ các loại, với công suất mỗi cơ
sở từ 2000 – 5000 m3/năm, sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, bán cơ giới. Từ sau
năm 1975 đã lắp đặt thêm các trạm trôn bêtông tươi tại các cơng trình xây dựng lớn
như cơng trình mở rộng xi măng Hà Tiên (1974), cơng trình xây dựng thủy điện
Trị An (1985). Cuối những năm 80 xuất hiện một số cơ sở sản xuất bêtông như
Tiền Phong, Thuận An, xí nghiệp bêtơng An Giang . . . Từ thời kỳ đổi mới những
năm 90, sản phẩm bêtông tươi đã đi vào đời sống xây dựng trong cả nước, đáp ứng
nhu cầu cung cấp khối lượng lớn bêtông chất lượng cao trong thời gian cả ngày lẫn
đêm.
Từ thời kỳ đổi mới những năm 90, sản phẩm bêtông tươi đã đi vào đời sống
xây dựng trong cả nước, đáp ứng nhu cầu cung cấp khối lượng lớn bêtông chất lượng
cao trong thời gian cả ngày lẫn đêm. Các Tổng công ty xây dựng lớn như Tổng công ty
xây dựng Hà Nội, LICOGI, Vinaconex, Tổng công ty XDCTGT . . . đề đã tự trang bị
trạm trộn, xe bồn, bơm bêtông phục vụ cho các cơng trình xây dựng và kinh doanh
bêtông thương phẩm. Hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư và lĩnh vực này
như Việt Úc, Mê Kông, Sungei Way Hà Tây. Nhiều doanh nghiệp địa phương cũng
đầu tư lớn vào lĩnh vực này như công ty Cổ phần Sông Đà
– Việt Đức, công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hàn, công ty Cổ phần
VIMECO . . .
Bên cạnh các kết cấu chịu lực truyền thống, do nhu cầu xây dựng các tòa nhà
cao tầng ngày càng nhiều các kết cấu chịu lực địi hỏi nhu cầu bêtơng phi truyền


thống. Nhu cầu của thị trường về bêtông chất lượng siêu cao và bêtông nhẹ ngày
càng lớn. Trước nhu cầu đó đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất bêtơng nghiên cứu
ứng dụng để sản xuất vật liệu mới. Trong đó, sử dụng các vật liệu nhẹ với khả năng
cách nhiệt được nâng cao, là một trong những hướng phát triển được quan tâm đặc
biệt. Một trong số các vật liệu nhẹ được quan tâm là các loại bêtông nhẹ như:
bêtông keramzit, bêtông bọt, bêtông polystyrol. Đi đầu trong việc ứng dụng các kết
quả nghiên cứu khoa học vào thực tế sản xuất phải kể đến một vài doanh nghiệp

như Công ty Vinaconex Xuân Mai bước đầu ứng dụng sản xuất các loại bêtông nhẹ và
được thị trường chấp nhận. Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức Việc đã nghiên cứu
và sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng silica fume và tro bay để thay thế một phần xi
măng trong chế tạo bêtông chất lượng siêu cao . . .
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp bêtông trộn sẵn đã đầu tư máy
móc thiết bị dây chuyền trạm trộn có cơng nghệ tiên tiến. Trước đây các doanh
nghiệp sản xuất bêtông thương phẩm mới chỉ chú trọng đến trạm trộn, nhưng hiện
nay do yêu cầu của thị trường bêtông thương phẩm các thiết bị máy móc đi kèm đã
được đầu tư đồng bộ. Các trạm trộn bêtông hầu hết có đội ngũ xe vận chuyển bêtơng
hùng hậu đảm bảo công tác vận chuyển bêtông đến công trường thi công nhanh
nhất đáp ứng được khối lượng thi công. Thiết bị xe bơm bêtông hiện đại cũng được
đầu tư, trước đây chủ yếu xe bơm được đầu tư có độ vươn cần <= 36m, hiện này rất
nhiều doanh nghiệp đã trang bị xe bơm bêtơng có cần dài 52m để đáp ứng nhu cầu
thi công nhà cao tầng ngày càng nhiều.
Cùng với sựphát triển đi lên của đất nước, Thành phố Hà Nội luôn đi đầu về
phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển đó địi hỏi cơ sở hạ tầng cũng phải phát triển để
kịp đáp ứng. Những năm gần đây ngày càng nhiều cơng trình được xây dựng nhằm
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các cơng trình nhà cao tầng, cơng trình
giao thơng cũng như cải thiện mơi trường đã và đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng
thành phố. Do nhu cầu sử dụng các chế phẩm bêtông ngày càng nhiều, nên hiện nay
trên tồn quốc có hơn một trăm đơn vị chuyên sản xuất các chế phẩm bêtông gồm
bêtông đúc sẵn và bêtông tươi thương phẩm. Tổng sản lượng bêtông


của cả nước hiện nay đạt hơn mười triệu m 3/năm. Nhiều thành phần kinh tế tham
gia thị trường này, gồm cả quốc doanh, tư nhân, liên doanh và các cơng ty 100% vốn
nước ngồi.
Tại Hà Nội, nhiều cơng trình lớn và cao tầng đã và đang được xây dựng, địi
hỏi một khối lượng lớn bêtơng thương phẩm cung cấp hàng năm. Hiện nay mỗi năm
thị trường Hà Nội sử dụng khoảng 4 triệu m3 bêtơng/năm, trong đó bêtơng thương

phẩm chiếm 70% tổng lượng sử dụng. Số lượng cơ sở cung cấp bêtông thương
phẩm hoạt động trên địa bàn Hà Nội hiện nay vào khoảng 20 cơ sở, với số lượng
trạm trộn khoảng 50-60 trạm trộn nằm rải rác quanh khu vực ven ngoại thành Hà
Nội. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng và sắp tới yêu cầu sử dụng
tồn bộ bêtơng thương phẩm, như vậy địi hỏi sự phát triển kịp thời của thị trường
cung cấp bêtông thương phẩm cả về số lượng và chất lượng cung cấp, cần phải xây
dựng thêm các trạm cung cấp bêtông thương phẩm tại các khu đô thị đang xây dựng
trong nội thành Hà Nội, đồng thời nâng cao công nghệ sản xuất để đảm bảo chất
lượng bêtông thương phẩm cung cấp cho thị trường là hoàn thiện nhất về chất lượng
và giá thành.
1.3. Những yêu cầu của thị trường tiêu thụ đối với bêtông thương phẩm tại thị
trường Hà Nội
Trên đà phát triển của đất nước, ngành xây dựng cũng là một ngành trọng điểm
đã và đang phát triển vượt bậc. Cùng với sự phát triển đó, ngày càng nhiều các dự án,
các cơng trình được đẩy mạnh thi công xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Do
đó nhu cầu tiêu thụ của thị trường đối với lượng cung của bêtông thương phẩm là rất
lớn. Các doanh nghiệp sản xuất bêtông đã tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao,
giá thành hạ, là một bước đột phá lớn về công nghệ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất
lượng, tiến độ thi cơng cơng trình, thị trường tiêu thụ Hà Nội cũng địi hỏi chất lượng
bêtơng thương phẩm cung cấp phải đồng đều, đảm bảo về cường độ, thời gian cũng
như khối lượng cung cấp. Với vị trí các trạm trộn được bố trí tập trung tại một số khu
vực như hiện nay, với quy mô phát triển ngày càng rộng của các dự án xây dựng, sự
cung cấp bêtông thương phẩm của các trạm trộn là chưa kịp thời và đảm bảo. Có
những dự án phải tự xây trạm trộn để phục vụ cho việc cung


cấp bêtơng của mình do khơng có trạm bêtơng thương phẩm đặt tại khu vực đó. Với
những dự án nhỏ hơn, do khơng đủ tiềm lực về tài chính đã phải chấp nhận mua
bêtông thương phẩm tại những trạm trộn đặt cách xa cơng trình, gây nên sự chậm trễ
trong công tác cung cấp khi thi công, dẫn đến chất lượng bêtơng khi đến cơng trình

khơng đảm bảo, thời gian thi công lâu dẫn đến nhiều sự cố không mong muốn có thể
xảy ra.
Thị trường sử dụng bêtơng thương phẩm Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp
cung cấp bêtông thương phẩm có chất lượng ổn định đảm bảo chất lượng cũng như
tiến độ thi cơng cơng trình. Do vậy các trạm trộn bêtông thương phẩm dần dần phát
triển trở thanh một doanh nghiệp sản xuất bêtơng chun nghiệp có dây truyền thiết bị
tiên tiến, không chỉ trong sản xuất mà cịn trong cơng tác vận chuyển, bơm
bêtơng ngồi hiện trường. Chất lượng bêtông thương phẩm yêu cầu phải đảm bảo ổn
định và đáng tin cậy, nâng cao chất lượng của dự án.
Ngồi u cầu về chất lượng bêtơng thương phẩm việc bảo đảm an tồn lao
động và vệ sinh mơi trường cũng ngày càng được quan tâm. Hầu hết các trạm trộn
bêtơng trong q trình sản xuất bêtơng thương phẩm gây rất nhiều tiếng ồn, bụi,
tiếng ồn, nước thải và ô nhiễm khác gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. cải
thiện công tác đô thị và môi trường sống. Do đó cùng với việc phát triển của ngành
cơng nghiệp bêtông thương phẩm Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các doanh
nghiệp sản xuất bêtơng thương phẩm trong q trình sản xuất phải giảm thiểu tiếng
ồn, bụi và xử lý rác thải theo đúng qui định nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
xung quanh.
Trong những năm gần đây do yêu cầu của thị trường xây dựng bêtông mác cao
600-800 đã bắt đầu được sử dụng tại Hà Nội, nhiều loại phụ gia bêtông cũng được đưa
vào trong bêtông. Các nhà máy sản xuất bêtông thương phẩm đã bắt đầu nghiên cứu
đưa vào sản xuất bêtơng chất lượng cao có sử dụng tro trấu và metacaolanh cường độ
đạt 800, 900 KG/cm2 sử dụng ximăng PC40, PC50 do Việt Nam sản xuất. Cơng nghệ
bêtơng ở Việt Nam nói chung cùng với cơng nghệ bêtơng ở Hà Nội nói riêng đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên còn chưa theo kịp với đà phát triển chung
của thế giới.


1.4. Thực trạng công tác bêtông thương phẩm trên thị trường Hà Nội
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, các cơng trình

nhà cao tầng, cơng trình giao thơng cơng chánh cũng như cải thiện mơi trường đã và
đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thành phố. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc
quản lý chất lượng cơng trình (đặc biệt là chất lượng bêtơng), tiến độ thi cơng cũng
như chi phí tại một số cơng trình cịn nhiều hạn chế do sử dụng nguồn bêtông tự
trộn hoặc bêtông thương phẩm kém chất lượng đã dẫn đến nhiều cơng trình mới xây
dựng đã nứt hoặc đổ vỡ. Rất nhiều cơng trình hiện đang trễ tiến độ làm ảnh hưởng
đến đời sống của dân cư trong khu vực xung quanh cũng như phát sinh tăng chi phí
của dự án như dự án xây dựng.
Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất bêtông thương phẩm đã thành lập một
hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng sản xuất, việc kiểm sốt q trình
sản xuất bêtơng có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn cịn một số đơn vị sản xuất bêtông
thương phẩm việc kiểm tra chất lượng bêtông chưa đảm bảo, gây nên sự cố của sản
phẩm bêtông làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hệ thống quản lý chất
lượng ở các đơn vị sản xuất bêtơng có qui mơ lớn thực hiện tương đối tốt, các đơn vị
này đều có các phịng thí nghiệm riêng để kiểm sốt chất lượng bêtơng ngay từ khi
nhập vật liệu đầu vào đến quá trình trộn. Vẫn cịn một số đơn vị cung cấp bêtơng
thương phẩm nhỏ chưa thành lập hệ thống quản lý chất lượng hoặc có thành lập cũng
chỉ là hình thức, chất lượng chưa cao. Cơng tác kiểm tra, thí nghiệm vật tư, vật liệu
đầu vào cát, đá, xi măng . . . còn mang tính đối phó. Dẫn đến chất lượng bêtơng
kém.
Một số doanh nghiệp sản xuất bêtơng thương phẩm trình độ quản lý cịn
kém, hệ thống quản lý thơng tin, hệ thống quản lý chất lượng chưa đảm bảo. Đầu tư cơ
sở vật chất dây chuyền sản xuất còn nhỏ, lạc hậu dẫn đến năng xuất lao động thấp,
công việc thủ công nhiều hiệu quả sản xuất chưa cao. Những hạn chế này dẫn đến chi
phí vận hành sản xuất ra một m3 bêtông thương phẩm cao, chất lượng không ổn
định.


1.5. Nhận xét chung về chất lượng và quản lý chất lượng bêtông thương phẩm
trong những năm gần đây

Bêtông thương phẩm là hỗn hợp xi măng, cốt liệu, nước, các chất phụ gia được
phối trộn theo tỷ lệ nhất định tại trạm trộn và được chuyên chở bằng phương tiện vận
chuyển chuyên dùng đến công trường thi công. Bêtông thương phẩm giúp cho việc
thực hiện chuyên nghiệp hóa, và xã hội hóa sản xuất bêtơng, góp phần đẩy nhanh tiến
độ thi công, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cơng trình và tiết kiệm
chi phí ngun vật liệu... Do vậy, bêtông thương phẩm ngày càng được sử dụng rộng
rãi hơn trên các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và mang lại lợi
ích lớn về kinh tế, xã hội. Chất lượng của bêtông thương phẩm ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng cơng trình, để đáp ứng nhu cầu của thị trường chất lượng bêtông
thương phẩm ngày càng được nâng cao. Các đơn vị cung cấp bêtông thương phẩm
ngày càng chú trọng đến việc quản lý chất lượng sản phẩm của mình làm ra, trong quá
trình sản xuất đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Các nhà cung cấp bêtông như Nhà máy bêtông Xuân Mai, công ty Cổ phần Sông
Đà Việt Đức, Bêtông Chèm, công ty Cổ phần VIMECO … đã có những cải tiến về
cơng nghệ, quy trình quản lý chất lượng tạo ra được những sản phẩm có chất lượng
cao, giá thành hạ cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Thực tế sản xuất xây dựng của nước ta hiện nay đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm
đến hoạt động quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất bêtông thương phẩm nhằm
tăng cường chất lượng sản phẩm bêtông, đảm bảo chất lượng các cơng trình cũng như
hiệu quả lâu dài của dự án đầu tư. Cơng tác kiểm sốt chất lượng bêtơng thương phẩm
trong cơng trình xây dựng ngày càng được trú trọng. Hiện nay ở Hà Nội đã có rất
nhiều các phịng thí nghiệm chun ngành xây dựng được cơng nhận, các phịng thí
nghiệm đó tham gia vào việc kiểm tra chất lượng bêtơng tại các cơng trình xây dựng,
giúp cho việc kiểm sốt chất lượng bêtơng cũng như chất lượng cơng trình ngày càng
được tốt hơn. Nhà nước đã ban hành các TCVN về công tác quản lý chất lượng
bêtông thương phẩm, UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết


định số 78/2001/QĐ-UB về việc ban hành quy định về sản xuất, cung cấp và sử dụng
bêtông thương phẩm trong xây dựng cơng trình tại Hà Nội.

Trong những năm qua đã có một số đề tài nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn
về công tác quản lý chất lượng bêtông đã được thực hiện và đưa vào áp dụng, song
việc nghiên cứu chất lượng bêtông cần được tăng cường hơn nữa, đòi hỏi sự tham gia
của các viện và các trường đại học thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Phải thường xuyên
xem xét sửa đổi, bổ sung, xây dựng và ban hành mới các tiêu chuẩn, qui trình, qui
phạm… kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất; đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm định
chất lượng các sản phẩm bêtông trên thị trường.


Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo và tổng kết thực tiễn, Luận văn
đã khái quát được tổng quan về tình hình cung cấp bêtông thương phẩm trên địa bàn
Hà Nội.
Những nội dung trên là tiền đề dùng để tiến hành phân tích và đánh giá về cơ sở
pháp lý, cơ sở khoa học về công tác quản lý chất lượng bêtông thương phẩm của Công
ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức tại dự án Khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng
khu đô thị mới Tây Hồ Tây trong Chương II và là cơ sở để đề xuất giải pháp trong
Chương III.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊTÔNG THƯƠNG PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SÔNG ĐÀ VIỆT ĐỨC TẠI DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ XUÂN LA
PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sông Đà Việt Đức
Công ty cổ phần Sông Đà - Việt Đức được thành lập theo quyết định số:
0103003529 ngày 12 tháng 01 năm 2004 . Đăng ký kinh doanh thay đổi lại lần thứ 9
ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Với tổng số
vốn trên 1.102 tỷ đồng.
Phương châm hoạt động của công ty là: “thoả mãn mọi yêu cầu khách hàng, rút

ngắn thời gian thi công, đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với sự
phục vụ chun nghiệp nhất”.
Cơng ty có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ thuật
được đào tạo cơ bản tại các trường Đại học danh tiếng trong và ngồi nước.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơng ty chúng tôi là:
Kinh doanh dịch vụ bất động sản
-Chủ đầu tưDựán đầu tưxây dựng cải tạo khu Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà
Nội.
- Chủ đầu tư xây dựng xã hội hoá các chung cư tại Liễu Giai, Quận Ba Đình và
Hồng Ngọc Phách, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Chủ đầu tư Dự án Đắc sở, Huyện Hoài Đức, Hà Nội.
- Chủ đầu tư Dự án Diamon Plaza tại Nam An Khánh, Huyện Hoài Đức, Hà Nội…
- Nghiên cứu đầu tư các khu nhà ở và cơng cộng góp phần vào việc
phát triển hạ tầngnhà ở và môi trường tại Thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh.
Sản xuất Bêtơng thương phẩm
Với tiêu chí “Chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng đặt lên hàng đầu”.
Công ty Cổ phần Sơng Đà – Việt Đức có hệ thống kiểm tra chất lượng đảm bảo mọi
tiêu chuẩn Việt nam và Quốc tế với việc cấp phối bêtông được thiết kế bởi các kỹ sư
vật liệu xây dựng có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu và thực tế về bêtông
thương phẩm. Kiểm tra chất lượng luôn được chú trọng triệt để. Từ khâu


×