Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang giai đoạn 2010 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 101 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA,
TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA,
TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG



THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ trong một công trình khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và
đúng sự thật.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể cá nhân. Nhân dịp
này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Quản lý Tài ngun, Phịng Đào tạo Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phịng Tài ngun và Mơi trường, Văn
phòng Đăng kí đất đai huyện Chiêm Hóa và các hộ dân trên địa bàn huyện
Chiêm Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu
nhập thông tin thực hiện đề tài.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Chiêm Hóa, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về đô thị hóa ........................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về đô thị ................................................................................. 4
1.1.2. Lý ḷn về đơ thị hóa............................................................................... 7

1.2. Cơ sở pháp lý có liên quan đến quản lý đất đai và đơ thị hóa ................... 9
1.2.1. Các văn bản của Trung ương .................................................................. 9
1.2.2. Các văn bản của tỉnh Tuyên Quang ...................................................... 10
1.3. Tác đợng của đơ thị hóa ........................................................................... 11
1.3.1. Tác động của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội ................... 11
1.3.2. Tác động đến môi trường sinh thái ....................................................... 13
1.3.3. Tác động của đô thị hóa đến vấn đề dân số, lao động và việc làm
đối với nông dân...................................................................................... 14
1.3.4. Tác động của đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ............. 16
1.3.4.1. Đất nông nghiệp ................................................................................. 16


iv
1.3.4.2. Tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nơng nghiệp...................... 17
1.4. Thực tiễn đơ thị hóa trên thế giới và Việt Nam ....................................... 19
1.4.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới.......................................................... 19
1.4.2. Tình hình đơ thị hóa ở Việt Nam .......................................................... 22
1.4.3. Tình hình phát triển đô thị ở tỉnh Tuyên Quang ................................... 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 26
2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu............................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3.1. Thực trạng quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Chiêm Hóa .......... 26
2.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tới biến động sử dụng đất và tình
hình sử dụng đất nơng nghiệp ................................................................. 26
2.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống người dân .............................. 27
2.3.4. Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế
hộ, tăng cường vai trị quản lý nhà nước trong quá trình đơ thị hóa tại

huyện Chiêm Hóa.................................................................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ...................................... 28
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ....................................... 28
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29
2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo................................................. 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Thực trạng của quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Chiêm Hóa ....... 31
3.1.1. Về cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng cũ....................................... 31
3.1.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn ......................................... 33
3.1.3. Biến động dân số, lao động ................................................................... 34


v
3.1.4. Về quy hoạch, phát triển các khu dân cư và đô thị mới........................ 34
3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến đợng sử dụng đất và tình hình sử
dụng đất nơng nghiệp .............................................................................. 36
3.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Chiêm Hóa ...................... 36
3.2.1.1. Tình hình quản lý đất đai ................................................................... 36
3.2.1.2. Tình hình sử dụng đất đai................................................................... 40
3.2.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến chuyển mục đích sử dụng đất
nông nghiệp ............................................................................................ 44
3.2.2.1. Biến động đất đai từ năm 2010 đến năm 2013 .................................. 45
3.2.2.2. Biến động đất đai từ năm 2013 đến năm 2016 .................................. 46
3.2.2.3. Biến động đất đai năm 2016 so với năm 2010................................... 48
3.2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến công tác thu hồi đất, lập quy hoạch
sử dụng đất .............................................................................................. 50
3.2.3.1. Công tác thu hồi đất ........................................................................... 50
3.2.3.2. Một số chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của của
huyện Chiêm Hóa đến năm 2020. ........................................................... 50

3.2.4. Thay đổi khung giá đất năm 2016 so với năm 2010 ............................. 52
3.3. Ảnh hưởng đô thị hóa đến đời sớng người dân tại hụn Chiêm Hóa .... 52
3.3.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ ............................................. 52
3.3.1.1. Tình hình cơ bản của các hợ .............................................................. 52
3.3.1.2. Tình hình biến đợng đất đai của các hợ ............................................. 54
3.3.1.3. Tình hình chung về bời thường, hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi .. 55
3.3.1.4. Tình hình cơ sở vật chất phục vụ đời sống của hộ............................. 57
3.3.1.5. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới nghề nghiệp, thu nhập của
người dân................................................................................................. 58
3.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống, phúc lợi xã hội .................... 64
3.3.2.1. Cơ hội tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội ................................... 64
3.3.2.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường .......................... 67


vi
3.3.2.3. Quan hệ trong gia đình ....................................................................... 69
3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sớng
kinh tế hợ, tăng cường vai trị quản lý nhà nước trong quá trình đơ thị
hóa tại hụn Chiêm Hóa ........................................................................ 69
3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 69
3.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 71
3.4.3. Giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hợ, tăng cường vai trị quản lý
nhà nước trong quá trình đơ thị hóa tại hụn Chiêm Hóa ..................... 72
3.4.3.1. Giải pháp về sử dụng hợp lý quỹ đất ................................................. 72
3.4.3.2. Giải pháp về lao động việc làm.......................................................... 73
3.4.3.3. Giải pháp giải quyết vấn đề môi trường ............................................ 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CNH

: Công nghiệp hóa

ĐTH

: Đô thị hóa

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HTX

: Hợp tác xã


KD-DV

: Kinh doanh dịch vụ

NN

: Nông nghiệp

PTDT

: Phổ thông dân tộc

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

QH

: Quy hoạch

SXNN


: Sản xuất nông nghiệp

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

UBND

: Ủy ban nhân dân


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố dân số thế giới theo khu vực nông thôn, thành thị và theo
quy mô dân số đô thị........................................................................ 20
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Chiêm Hóa năm 2016 .................... 40
Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Chiêm Hóa năm 2016 .... 41
Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp huyện Chiêm Hóa năm 2016 .. 42
Bảng 3.4. Tình hình biến đợng mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện
Chiêm Hóa giai đoạn 2010- 2016 .................................................... 44
Bảng 3.5. Biến động đất đai của huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2010-2016 ..... 49
Bảng 3.6. Một số dự án và diện tích thu hời đất xây dựng cơng trình từ năm
2010 đến năm 2016 .......................................................................... 50
Bảng 3.7. Tổng hợp nhu cầu tăng giảm diện tích sử dụng đất nơng nghiệp
trong quy hoạch sử dụng đất............................................................ 51
Bảng 3.8. Bảng giá đất ở đô thị năm 2010 so với năm 2016 .......................... 52
Bảng 3.9. Một số thông tin cơ bản của các hợ ................................................ 53
Bảng 3.10. Tình hình biến đợng đất đai của các hợ ........................................ 54
Bảng 3.11. Hình thức hỗ trợ khi người dân bị thu hồi đất .............................. 56

Bảng 3.12. Hình thức sử dụng tiền bời thường của các hợ điều tra ................ 56
Bảng 3.13. Tình trạng cơ sở vật chất phục vụ đời sống của các hộ................ 57
Bảng 3.14. Tình hình lao động trong các hộ ................................................... 58
Bảng 3.15. Tình hình việc làm của hợ ............................................................ 59
Bảng 3.16. Quy mô, cơ cấu về thu nhập của các hộ điều tra .......................... 61
Bảng 3.17. Ý kiến của các hộ về xu hướng thay đổi thu nhập do tác động của
đơ thị hóa ......................................................................................... 62
Bảng 3.18. Đánh giá về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ............................... 64
Bảng 3.19. Ý kiến đánh giá của các hộ về tình hình ô nhiễm môi trường sản xuất..... 67
Bảng 3.20. Ý kiến đánh giá của hộ về tình hình ô nhiễm môi trường sinh hoạt ... 68
Bảng 3.21. Sự thay đổi quan hệ nội bộ trong gia đình.................................... 69


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đờ địa giới hành chính hụn Chiêm Hóa ................................ 31
Hình 3.2. Biểu đờ thể hiện ý kiến của các hộ về thay đổi thu nhập................ 63
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện đánh giá về môi trường sản xuất của hộ .............. 67
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện đánh giá về môi trường sinh hoạt của hộ............. 68


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đơ thị hóa là quá trình đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đới với các
nước có nền kinh kế càng phát triển thì quá trình đơ thị hóa diễn ra càng nhanh.
Đơ thị hóa góp phần đẩy nhanh tớc đợ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị
không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao đợng mà cịn
là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng

lao đợng có chất lượng cao, cơ sở kỹ thuật hạ tầng hiện đại có sức hút đầu tư
mạnh trong nước và nước ngồi.
Q trình đô thị hóa là quy luật tất yếu, đặc biệt là đối với nước ta là
nước đang trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Đô
thị hóa đã làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội đặc biệt là những làng
xã trong khu vực đô thị hóa, vùng trực tiếp chịu tác động của quá trình này.
Quá trình biến đổi trong quá trình đô thị hóa diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực,
từ cơ sở hạ tầng, dân số, nghề nghiệp, thu nhập, nhà ở,… từ đời sống văn hóa
vật chất, đến đời sống văn hóa tinh thần. Phát triển nông thôn là một lĩnh vực
quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất
nước. Trong những năm gần đây nông thôn nước ta đã có sự đổi mới và phát
triển khá toàn diện.Vấn đề nông thôn và phát triển nông thôn đang được Đảng
và Nhà nước ta rất quan tâm. Đại hợi Đảng tồn q́c lần thứ IX nhấn mạnh:
“Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện địa hóa nơng nghiệp và nơng thơn theo
hướng hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của từng vùng ”.
Chiêm Hóa là mợt hụn miền núi của tỉnh Tun Quang. Hụn có
diện tích tự nhiên 1.278,82km2; có 25 xã và 01 thị trấn và 18 dân tộc anh em
cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80% tổng dân sớ tồn
hụn. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước huyện Chiêm


2
Hóa đã và đang từng bước phát triển là điểm dừng chân của nhiều doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông
thôn, hợp tác xã. Chiêm Hóa có Cụm Cơng nghiệp An Thịnh được đầu tư xây
dựng nhà máy và các cơ sở chế biến nông lâm sản, luyện quặng Ferromangan;
hiện đã có 2 nhà máy được khởi công là nhà máy khai thác, chế biến
Ferromangan với công suất thiết kế 15.000 tấn sản phẩm/năm và nhà máy chế
biến đũa gỗ tách xuất khẩu. Ngoài ra huyện còn có 14 doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực như: Chế
biến gỗ; khai thác, chế biến khống sản; sơ chế nơng sản; sản x́t vật liệu xây
dựng; có trên 30 HTX và trên 2.000 hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực thủ
công nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để huyện từng bước chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, đẩy
nhanh tốc độc phát triển đô thị. Quá trình đô thi hóa đã làm cho cuộc sống của
người dân trên địa bàn huyện trở nên khá giả hơn, bộ mặt nông thôn dần thay
đổi. Cùng với đó quá trình đơ thị hóa đã gây áp lực rất lớn đến nguồn tài
nguyên nói chung và đất đai nói riêng, đặc biệt là đất nơng nghiệp. Diện tích
đất nơng nghiệp bị thay đổi đáng kể do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng
đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp làm cho diện tích đất bị thu
hẹp… cùng với đó là vấn đề lao động và việc làm của nông dân.
Xuất phát từ nhu cầu trên, đề tài: “Ảnh hưởng của quá trình đơ thị
hóa đến sử dụng đất nơng nghiệp và đời sống người dân tại huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2016” đã được triển khai.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng quá trình đơ thị hóa trên địa bàn hụn Chiêm Hóa.
- Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến tới biến đợng sử dụng đất và
tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.
- Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đời sống của người
dân trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.


3
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sớng kinh tế hợ, tăng cường
vai trị quản lý nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại huyện Chiêm Hóa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn
cho bản thân.

- Là cơ hội cho bản thân tiếp cận với vấn đề đơ thị hóa và ảnh hưởng
của đơ thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa ở địa phương
Tìm ra những mặt hạn chế và tích cực của quá trình đô thị hoá ảnh hưởng tới
vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp,
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương góp phần đẩy nhanh quá trình
này trong thời gian tới.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về đô thị hóa
1.1.1. Khái niệm về đô thị
Định nghĩa về đô thị khác nhau giữa các quốc gia. Khái niệm về đô thị
có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ
thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng
quản lý của mình. Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị
trấn với tiêu chuẩn về quy mô dân số cao hơn, nhưng cơ cấu lao động phi
nông nghiệp thấp hơn. Điều đó xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước
đông dân, đất không rộng, đi từ một nước nông nghiệp lên chủ nghĩa xã hội.
Theo Luật Quy hoạch đô thị (2009): “Đô thị là khu vực tập trung dân
cư sinh sớng có mật đợ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi
nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một
vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành
phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn” (Luật Quy hoạch đô thị,2009)[15].
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 42/2009/NĐ - CP ngày 07 tháng 05
năm 2009 về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị, quyết định đô thị

nước ta là các điểm dân cư có các tiêu chí, tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp
quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của
vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
Thứ hai: Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4000 người trở lên.
Thứ ba: Mật đợ dân sớ phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của
từng loại đơ thị, và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, và khu phố xây
dựng tập trung của thị trấn.


5
Thứ tư: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh
giới nợi thành, nợi thị, khu xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với
tổng sớ lao đợng.
Thứ năm: Hệ thớng cơng trình hạ tầng đơ thị gờm hệ thớng cơng trình
hạ tầng xã hợi và hệ thớng cơng trình hạ tầng kỹ tḥt (Đối với khu vực nội
thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đờng bợ và có mức đợ hồn chỉnh
theo từng loại đô thị; Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư
xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và
phát triển đô thị bền vững).
Thứ sáu: Việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý
kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn
minh đô thị, có các khơng gian cơng cợng phục vụ đời sớng tinh thần của dân
cư đơ thị, có tổ hợp kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp
với môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
* Phân loại đô thị:
Theo Nghị định số 42/2009/NĐ - CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 về
việc phân loại đô thị, đô thị được chia làm 6 loại bao gồm: Loại đặc biệt, loại
I, loại II, Loại III, Loại IV, Loại V.

1. Đô thị loại đặc biệt
Chức năng đô thị là Thủ đơ hoặc đơ thị có chức năng là trung tâm kinh
tế, tài chính, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, y tế,
đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động. Quy mô dân
số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên (Nghị định 42,2009)[4].
2. Đô thị loại I
Đơ thị trực tḥc trung ương: Có chức năng là trung tâm kinh tế, văn
hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu


6
mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. Quy
mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên. Mật đợ dân sớ bình quân khu
vực nội thành từ 12.000 người/km2 trở lên.
Đô thị trực tḥc tỉnh: Có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa,
khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối
giao thơng, giao lưu trong nước, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh. Quy mô dân số toàn đô thị từ
500 nghìn người trở lên. Mật đợ dân sớ bình qn khu vực nợi thành từ
10.000 người/km2 trở lên (Nghị định 42,2009)[4].
3. Đô thị loại II
Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật,
hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu
trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Mật độ dân số khu vực nội thành: Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000

người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc Trung ương từ 10.000
người/km2 trở lên. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở
lên (Nghị định 42,2009)[4].
4. Đô thị loại III
Là đô thị lớn trung bình. Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học
- kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có vai trị thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hợi của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực
đối với vùng liên tỉnh.
Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên. Tỷ lệ lao động phi


7
nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng số lao
động (Nghị định 42,2009)[4].
5. Đô thị loại IV
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật,
giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một
vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên. Mật độ dân số khu
vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực
nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động (Nghị định 42,2009) [4].
6. Đô thị loại V
Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính,
văn hóa, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt
65% so với tổng số lao động. Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở

lên. Mật đợ dân sớ bình qn từ 2.000 người/km2 trở lên. Đang từng bước
thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị
(Nghị định 42,2009) [4].
1.1.2. Lý luận về đô thị hóa
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đơ thị hóa. Các nhà khoa học đã
nghiên cứu và đưa ra không ít định nghĩa cũng như lập luận về q trình này
ở nhiều góc đợ khác nhau.
“Đơ thị hóa là q trình tập trung dân sớ vào các đơ thị và sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sớng.
Quá trình đơ thị hóa là q trình cơng nghiệp hóa đất nước. Vì vậy cũng có
nhiều người cho rằng đô thị hóa là người bạn đồng hành của cơng nghiệp hóa.
Quá trình đơ thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ


8
cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu không gian kiến trúc
xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị.” (Nguyễn Thế Bá, 2004) [1].
“Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ xã hội nông thôn truyền thống
sang xã hội đô thị hiện đại, làm thay đổi không chỉ những yếu tố vật chất mà
cịn chủn biến những khn mẫu trong đời sớng xã hội, tác động của nó thể
hiện cả với khu vực đô thị và nông thôn” (Phan Mai Hương,2008) [8].
Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, vì vậy có thể nêu khái niệm dưới nhiều góc độ. Trên quan
điểm kinh tế quốc dân: ĐTH là mợt q trình biến đổi về sự phân bố các yếu
tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô
thị. Một bước chuyển biến rõ nét trong quy hoạch và xây dựng, quản lý đô thị
tạo tiền đề vững chắc cho phát triển cao hơn vào những năm tiếp theo. Trên
quan điểm mợt vùng: ĐTH là mợt q trình hình thành, phát triển các hình
thức và điều kiện sớng theo kiểu đô thị. Dưới góc độ xã hội học: “Đô thị hóa
không chỉ là thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hợi mà cịn chủn thể nhiều

kiểu mẫu của đời sống xã hội ” (Jonh J. Macionis, 1987) [22].
Như vậy dù có định nghĩa khái niệm đô thị hóa theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau thì sự thống nhất về nhận thức thể hiện qua đặc trưng cơ bản: (1)
đặc trưng định lượng: sự di cư dân số từ nông thôn lên thành thị làm tăng dân
số thành thị và mở rộng không gian đô thị và (2) đặc trưng định tính: Sự lan
truyền văn hóa, lối sống đơ thị trong xã hợi (Hồng Bá Thịnh,2012) [17].
* Q trình phát triển của đơ thị hóa
Quá trình đơ thị hóa có thể phát triển theo hai xu hướng: Đơ thị hóa tập
trung và đơ thị hóa phân tán:
Đơ thị hóa tập trung (ĐTH “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các
nguồn lực tư bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công
nghiệp tập trung cao độ, những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul,… Điều
này sẽ dẫn đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị
trung tâm là nơi thu hút vốn đầu tư, tập trung các hoạt động công nghiệp,


9
trong khi các khu vực vẫn chỉ là nông thôn thì sản x́t nơng nghiệp vẫn
chiếm vai trị chủ đạo tạo ra sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời
gây ra mất cân bằng sinh thái (Đỗ Quang Q,2009) [14].
Đơ thị hóa phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư
và hoạt động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng
ngoại vi, tạo nên hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung
tâm vệ tinh công nghiệp. Điều này dẫn đến tiến trình “CNH lan tỏa”, các hoạt
động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướng dịch chuyển ra ngoại vi để
chuyển sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hóa
các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Xu hướng này sẽ đảm bảo cân
bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân đô
thị và nông thôn (Đỗ Quang Quý,2009) [14].
Nhiều nước đang phát triển trên thế giới chọn xu hướng thứ 2, điều này

phù hợp với thực tế và có điều kiện thực hiện. Đơ thị hóa thực chất là công
nghiệp hóa đầu tư theo chiều sâu, tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có ở thành
phớ phát triển công nghiệp, đồng thời đưa công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp vào các thị trấn, các điểm dân cư có mầm mống đô thị, tạo việc làm
thu hút lao động dư thừa ở nông thôn mà không phải di dân vào đô thị cùng
với đó cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người dân.
1.2. Cơ sở pháp lý có liên quan đến quản lý đất đai và đô thị hóa
1.2.1. Các văn bản của Trung ương
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật quy hoạch đô thị 2009 ngày 17 tháng 06 năm 2009.
- Luật đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc
phân loại đô thị.
- Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản
lý đầu tư phát triển đơ thị.


10
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
về giá đất.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất.
- Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây
dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP
ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị.

- Quyết định số 1659/2012/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia
giai đoạn 2012 - 2020.
- Quyết định số 980/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ đến năm 2030.
- Quyết định 2426/2015/QĐ-TTg ngày28/12/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025.
- Quyết định 676/2017/QĐ-TTg ngày 18/05/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa
trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 - 2020.
1.2.2. Các văn bản của tỉnh Tuyên Quang
- Quyết định 90/2009/QĐ-UBND ngày 06/03/2009 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tuyên Quang về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng thị trấn
Vĩnh Lợc, hụn Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.


11
- Quyết định 424/2012/QĐ-UBND ngày 07/05/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tuyên Quang về phê duyệt dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang.
- Quyết định 544/2013/QĐ-CT ngày 29/05/2013 của chủ tịch UBND
tỉnh về phê duyệt Dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Vĩnh Lợc, hụn Chiêm Hóa, tỉnh
Tun Quang.
- Qút định 495/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2015 phê duyệt
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Tuyên Quang.

- Quyết định 08/2016/QĐ-UBND tỉnh về phê duyệt chủ trương điều
chỉnh quy hoạch chung thị trấn Vĩnh Lợc hụn Chiêm Hóa.
- Nghị qút 15/2013/NQ-HĐND ngày 18/07/2013 về chương trình
phát triển đô thị tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
1.3. Tác động của đơ thị hóa
Q trình đơ thị hóa là q trình tất ́u của mỗi q́c gia, bên cạnh
những tác đợng tích cực là tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội
để cải thiện chất lượng cuộc sống con người, tất yếu sẽ phát sinh những thách
thức cần được quan tâm: Tài nguyên đất bị khai thác một cách triệt để hơn,
diện tích đất nông nghiệp bị suy giảm về số lượng và chất lượng, sự gia tăng
dân số, lưu lượng phương tiện giao thông gia tăng, gia tăng ô nhiễm môi
trường nếu khơng có các biện pháp phịng ngừa và xử lý tớt.
1.3.1. Tác động của đơ thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Ðơ thị hóa bền vững phải xuất phát từ quan điểm tổng hòa phát triển
bền vững giữa kinh tế, xã hội, ổn định môi trường sinh thái và bảo đảm cho
một tổ chức liên kết không gian chặt chẽ giữa đô thị và nông thôn.
Đô thị hóa và công nghiệp hóa trở thành xu thế chung của mọi quá
trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp.


12
Vấn đề quan trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối đa mặt
tích cực của đô thị hóa, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Đô thị hóa là bộ phận của nền kinh tế q́c dân có vai trị thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đô thị hóa và công nghiệp bao giờ
cũng đồng hành với nhau. Đô thị hóa có những tác động hai mặt lên sự phát
triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Quá trình đô thị hóa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hệ
thống kinh tế vùng nông thôn. Thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường
liên thôn, liên xã, liên huyện, liên tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

sản xuất và lưu thông hàng hóa. Cùng với đó hệ thống cơ sở hạ tầng được
nâng cấp. Mặc dù cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng vùng nông thôn đã được đầu
tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, vốn đầu tư cho các công trình chủ
yếu từ ngân sách nhà nước việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế còn
hạn chế, việc quy hoạch phát triển kinh tế ở các làng nghề chưa được quan
tâm đúng mức.
Đô thị hóa tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh
hơn. Tạo điều kiện, tiền đề cho khu vực cơng nghiệp, dịch vụ. Từ các mơ hình
kinh tế mới, trang trại, làng sinh thái hay làng nghề, làng nông nghiệp công
nghệ cao... các chức năng mới sẽ xuất hiện trong cấu trúc làng xã như các khu
vực sản xuất tập trung, khu thí nghiệm, khu dịch vụ quảng bá sản phẩm. Khu
vực giáp ranh luôn chịu ảnh hưởng bởi những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mật độ dân cư tăng dần. Cơ cấu kinh tế thay đổi
theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I tăng tỷ trọng của khu vực III.
Đô thị hóa đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là: Phát triển giáo dục,
văn hóa; nâng cao tuổi thọ trung bình; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, mức
sống của người dân được cải thiện đáng kể góp phần vào thực hiện xóa đói giảm
nghèo... Bên cạnh đó, trong khi nhiều khía cạnh tớt đẹp truyền thống bị mai một,


13
thì lới sớng khơng lành mạnh lại phổ biến trong xã hội đô thị hiện nay. Những tệ
nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay đa số đều được phát sinh và phát triển tại các
đô thị lớn.
1.3.2. Tác động đến môi trường sinh thái
Môi trường cũng là một vấn đề của quá trình đơ thị hóa. Đơ thị hóa làm
làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vùng thành thị cũng như nông thôn.
Một mặt đô thị hóa làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị và khu vực ven đô.
Mặt khác nó cũng làm suy thoái môi trường sống của con người do sức ép tăng
dân số, sự pha trộn lối sống, thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý đô thị yếu kém,

v.v. Cùng với bộ mặt nông thôn thay đổi đáng kể thì nông thôn hiện nay cũng
đang chịu những hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường. Những loại ô nhiễm
thường thấy: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm rác thải, ô nhiễm khơng khí.
Ơ nhiễm ng̀n nước: Quá trình đơ thị hóa cùng với việc hình thành
nhiều khu cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nước thải sinh hoạt dẫn đến
lượng nước thải tăng lên. Hầu hết nước thải sinh hoạt được thải xuống sông,
hồ. Cùng với đó tình trạng khai thác nước ngầm một cách bừa bãi, dẫn đến
nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc các chất thải
rắn chưa qua xử lý hay đã qua xử lý nhưng chỉ ở dạng chôn lấp nên sau một
thời gian bị phân hủy ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Theo
số liệu thống kê năm 2014, trong tổng số 786 đô thị trên cả nước có 40 đô thị
có cơng trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định. Trong đó, các cơng
trình này chủ ́u ở đô thị loại đặc biệt (2/2), đô thị loại I (8/15), đô thị loại II
(10/24), đô thị loại III (7/42) và đô thị loại V (13/630) với tổng công suất xử
lý khoảng 800.000m3/ngày đêm. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý mới
đạt 10% - 11% trên tổng số lượng nước thải đô thị, tăng khoảng 4% - 5% so
với năm 2010. Mặc dù sớ lượng cơng trình xử lý nước thải đô thị có tăng qua
các năm, tuy nhiên, con sớ này cịn rất nhỏ so với u cầu thực tế cần xử lý.


14
Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý vẫn đang tiếp tục là nguồn thải lớn, gây ô
nhiễm môi trường khu vực đơ thị và các vùng lân cận [2].
Ơ nhiễm rác thải: Hoạt động sinh hoạt, sản xuất phát sinh ra nhiều chất
thải, cùng với đó hiện tượng xả thải trực tiếp ra mơi trường. Hình thành nên
nhiều khu tập kết rác gây ơ nhiễm mơi trường.
Ơ nhiễm khơng khí: Quá trình ĐTH thải ra mợt lượng lớn chất thải có
hại do khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, bên cạnh đó tại các khu
đông dân khí thải từ phương tiện đi lại cũng rất nhiều. Cùng với tớc đợ đơ thị
hóa nhanh và việc gia tăng dân số cơ học tại các đô thị, sự gia tăng nhanh

chóng sớ lượng phương tiện giao thơng cơ giới cá nhân đã gây ra tình trạng
ùn tắc giao thông và cản trở quá trình phát triển kinh tế và xã hợi cũng như
gia tăng sự ơ nhiễm khơng khí tại các đô thị. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng,
các đô thị chiếm 2/3 tổng nhu cầu năng lượng và phát thải ¾ lượng khí thải
cacbon (có ng̀n gớc từ giao thông, công nghiệp, các hoạt động xây dựng và
công trình). Đô thị hoá nhanh đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến môi
trường và tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái [2].
Ngồi những tác đợng tiêu cực trên thì đô thị hóa cũng có thể đem lại
những tác đợng tích cực cho mơi trường nếu như quá trình này được kiểm
sốt mợt cách hợp lý. Đơ thị hóa tạo điều kiện cho sự phát triển của khoa học
đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngoài ra, tiếng ồn trong quá trình ĐTH cũng là một vấn đề đang được
quan tâm đặc biệt là ở các thành phố lớn.
1.3.3. Tác động của đô thị hóa đến vấn đề dân số, lao động và việc làm đối
với nơng dân
Quá trình đơ thị hóa đã cung cấp mợt lực lượng lao đợng trẻ có tri thức,
có trình đợ. Đơ thị hóa góp phần giải qút bài tốn về dư thừa lao đợng để
đảm bảo chính trị, an tồn xã hợi. Đới với những ngành nghề mà ở nông thôn
chưa phát triển, lao động nông thôn khó có thể tiếp cận, tìm ra việc làm trên


×