Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.44 KB, 30 trang )

A – LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
nhân loại. Du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi được thoả mãn ở mức
độ cao hơn trước rất nhiều. Đây là một “ngành công nghiệp không khói” đem lại
nguồn lợi nhuận khổng lồ, là “con gà đẻ trứng vàng” cho bất cứ quốc gia nào có
được nền du lịch phát triển. Ngành du lịch đã, đang và sẽ đem lạ những nguồn thu
khổng lồ cho ngân sách quốc gia, nguồn thu này chiếm tỉ trọng không nhỏ trong việc
đóng góp vào GNP cho nước nhà. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về du lịch
rất lớn. Nhận định được điều đó và cơ hội có thể phát triển được du lịch ở Việt Nam,
chính phủ Việt Nam coi ngành du lịch là một ngành kinh tế quan trọng cần được
quan tâm hàng đầu. Vào nửa cuối của thập niên 90 cùng với sự thay đổi cơ cấu nền
kinh tế (chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần), hàng
loạt chính sách mở cửa được áp dụng thì ngành du lịch Việt Nam cũng thực sự bắt
đầu chuyển mình. Thêm vào đó lại được chính phủ ưu tiên bằng những chính sách
quan trọng như là ban bố những điều khoản nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát
triển. Ngoài ra, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành du
lịch nước nhà. Đứng trước sự phát triển đến chóng mặt của các nước tiên tiến trên
thế giới, ngành du lịch Việt Nam phải làm gì để theo kịp thời đại. Với đề tài nghiên
cứu: “ Sự phát triển của công nghệ và ứng dụng trong kinh doanh du lịch.” Nhóm
chúng tôi sẽ cung cấp đến cho các bạn những thông tin tổng hợp nhất về những vấn
đề liên quan đến công nghệ, thực trạng ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch
ở Việt Nam hiện nay và xin đề suất ra một số giải pháp nâng cao ứng dụng công
nghệ trong kinh doanh du lịch trong thời gian tới.
1
B – NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Một số vấn đề liên quan đến công nghệ
1.1 – Khái niệm công nghệ
Cũng như một số vấn đề khác liên quan đến hiện thực của đời sống xã hội,
khó có một cách trả lời nào bao hàm đầy đủ và chính xác về thuật ngữ công nghệ.
Phụ thuộc vào quan điểm, mức độ quan tâm người ta có những cách giải đáp khác
nhau. Xuất phát từ một số tài liệu khoa học chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm về


công nghệ.
- Công nghệ theo nghĩa chung nhất có thể coi là tập hợp tất cả những hiểu biết
của con người vào việc biến đổi cải tạo thế giới nhằm đáp ưng nhu cầu của con
người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công nghệ trong sản xuất là một tập hợp
các phương tiện vật chất, các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được con người
sử dụng đẻ tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó cần
thiết cho xã hội.
- Công nghệ được coi như là một bộ môn khoa học ứng dụng, triển khai (trong
tương quan với khoa học cơ bản ) trong việc vận dụng các quy luật tự nhiên và các
nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tiinh thần ngày càng cao
của con người
- Công nghệ được hiểu là các phương tiện vật chất ,kỹ thuật hay đó là sự thể
hiện cụ thể của tri thức khoa học đã được vật thể hóa thành các công cụ, các phương
tiện kỹ thuật cần cho sản xuất và đời sống.
- Công nghệ bao gồm các thách thức, các phương pháp, các thủ thuật, các kỹ
năng có được dựa trên cơ sở tri thức khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong
tất cả các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm.

1.2 – Các thành phần cơ bản của công nghệ
- Trang thiết bị máy móc,cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, công cụ đường xá,
điện nước, xe cộ, kho tàng…
2
- Thành phần con người với lao động cơ bắp và lao động trí tuệ bao gồm các
kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, năng lực sáng tạo trong tiếp thu và vận dụng kỹ thuật
mới, kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Thành phần thông tin có liên quan đến việc nắm bắt nhanh nhạy, chính xác
các bí quyết thành công, các bí mật của công nghệ như các quy trình, các phương
pháp, các thiết bị, dữ liệu mới nhất
- Thành phần tổ chức thể hiện ở cách bài bố sắp xếp, điều hành, quản lý, tiếp
thị, biết sử dụng chính xác phù hợp con người...

Các lĩnh vực công nghệ chính
Các lĩnh vực công nghệ chính

Khoa học ứng dụng
Khảo cổ học · Trí thông minh nhân tạo · Kỹ thuật
gốm · Công nghệ máy tính · Điện tử · Năng
lượng · Dự trữ năng lượng · Vật lý kỹ thuật ·
Khoa học kỹ thuật môi trường · Công nghệ môi
trường · Khoa học Fisheries · Khoa học vật liệu ·
Công nghệ micro · Công nghệ nano · Công nghệ
hạt nhân · Kỹ thuật quang học · Vật lý hạt ·
Động vật học

Thông tin
Công nghệ thông tin · Đồ họa · Công nghệ truyền thông ·
Nhận dạng giọng nói · Công nghệ nghe nhìn · Phân loại
học · Thông tin

Công nghiệp
Xây dựng · Financial engineering · Đánh cá · Công nghệ
công nghiệp · Sản xuất · Chế tạo máy · Khai khoáng ·
Thông tin kinh doanh
3

Quân sự
Đạn dược · Bom · Kỹ thuật đánh trận · Kỹ thuật quân sự ·
Công nghệ và thiết bị quân sự · Kỹ thuật thủy quân

Dân dụng
Công nghệ giáo dục · Dụng cụ gia đình · Công nghệ dân

dụng · Công nghệ thực phẩm

Kỹ thuật
Hàng không · Nông nghiệp · Kiến trúc · Audio · Tự
động · Sinh họcl · Sinh hóa · Y sinh · Công nghệ sinh
học · Truyền thanh · Tòa nhà văn phòng · Gốm · Hóa
học · Xây dựng dân dụng · Máy tính · Xây dựng · Điều
khiển · Cryogenic · Điện · Điện tử · Công nghệ kỹ thuật ·
Kỹ thuật sách tạo · Môi trường · Thực phẩm · Gen · Thủy
lực · Công nghiệp · Vật liệu · Cơ khí · Cơ điện · Luyện
kim · Khai thác mỏ · Công trình biển · Hệ thống · Hạt
nhân · Biển · Ontology · Quang học · Dầu khí · Sóng
Radio · Phần mềm · Kết cấu · Mạng lưới · Kỹ thuật viên ·
May mặc · Mô · Giao thông

Y tế An toàn lao
động
Y sinh học · Tin sinh học · Công nghệ sinh học · Thông
tin hóa học · Kỹ thuật phòng cháy · Y tế Công nghệ ·
Công nghệ dược · Dinh dưỡng · Dược phẩm · Kỹ thuật an
toàn · Kỹ thật vệ sinh

Vận tải
Hàng không · Kỹ thuật hàng không · Kỹ thuật tự động ·
Kỹ thuật biển · Motor vehicle · Công nghệ vũ trụ
1.3 - Các giai đoạn phát triển của công nghệ
4
- Ở giai đoạn phát triển đẩu tiên (giai đoạn săn bắn và hái lượm ): Đã có hai
thành phần đầu tiên của công nghệ: trang thiết bị - công cụ và con người. Con người
là kẻ sáng tạo ra công cụ sản xuất vật chất từ những chất liệu có sẵn trong tự nhiên

và cũng là kẻ trực tiếp sử dụng công cụ. Năng lượng cơ bắp của con người trong giai
đoạn này được khai thác triệt để
- Giai đoạn thứ hai: gắn liền với việc sử dụng rộng rãi công nghệ cơ khí thủ
công như cày, bừa, cuốc, xẻng, búa, rìu… Tiến bộ kỹ thuật nổi bật trong giai đoạn
này là lĩnh vực động lực: phát triển cối xay nước, cối xay gió, sử dụng sức kéo gia
súc, kỹ thuật thủy lợi kỹ thuật sợi, dệt, hàng hải nhờ hệ thống cơ khí thủ công này
mà nông nghiệp đã phát triển mạnh: chăn nuôi, trồng trọt, một số ngành thủ công
như dệt, đồ gốm, đúc đồng, các ngành hàng hải, thương mại …phát triển mạnh, thị
trường bắt đầu hình thành, điển hình là con đường tơ lụa Đông - Tây xuyên qua Tây
Tạng, các nhà thám hiểm tìm ra các châu lục mới. Năng lượng chủ yếu mà công
nghệ trong giai đoạn này khai thác và sử dụng là năng lượng cơ bắp của con người,
sức kéo của gia súc, sức nước, sức gió và đặc biệt là đất đai. Trong sự phát triển của
công nghệ trong giai đoạn này đã có sự tham gia của thành phần kỹ thuật – trang
thiết bị máy móc (giữ vai trò cốt lõi ), thành phần con người và thành phần thông tin
(mới ở trình độ tiêng nói và chữ viết nên còn rất hạn chế ). Thành phần công nghệ
cũng đã có nhưng chưa rõ ràng. Đó là một đặc trưng cơ bản của nền sản xuất nông
nghiệp trong giai đoạn văn minh nông nghiệp.
- Giai đoạn thứ ba và tứ tư: được bắt đầu từ sự ra đời của động cơ máy hơi
nước (cuối thế kỷ XVIII). Đây là giai đoạn thông trị của công nghệ cơ khí máy móc
với các nấc thang phát triển cao dần của trình độ công nghệ như cơ khí hóa, điện khí
hóa, hóa học hóa, tự động hóa ở trình độ thấp. Nguồn năng lượng chính của sự biến
đổi công nghệ trong giai đoạn này chủ yếu là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như
các loại khoáng sản dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên… Phải qua các quá trình khai
thác, chế biến, chế tạo mới sử dụng được. Sự phát triển công nghệ ở giai đoạn này đã
5
có mặt đầy đủ bốn thành phần cơ bản: trang thiết bị kỹ thuật, con người, thông tin và
tổ chức quản lý.
- Giai đoạn thứ năm của sự phát triển công nghệ: được bắt đầu từ những
năm 70 của thế kỷ XX với sự ra đời cuả máy tính điện tử thế hệ mới, máy vi tinh,
máy siêu vi tính, và trên cái nền công nghệ đó đã hình thành nên hệ thống công nghệ

tự động hóa mới, các công nghệ sinh học, vật liệu mới, vũ trụ, năng lượng… Hệ
thống công nghệ thứ năm đã chuyển hướng khai thác năng lượng chủ yếu từ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên sang khai thác nguồn năng lượng của chính bản thân
con người - trí năng. Trí tuệ của con người giữ vai trò chủ đạo trong nền công nghệ
mới này, hay có thể gọi là nền công nghệ trí tuệ hay công nghệ tri thức. Ngày nay
cuộc cách mạng thông tin và cách mạng công nghệ đang thâm nhập và hòa quyện
với nhau làm một mà đỉnh cao của nó là mạng Internet.

1.4 - Những tác động cuả công nghệ
a.Tích cực
Trong ba thế kỷ qua, các dịch chuyển về chất trong sự phát triển của khoa học
và công nghệ (KH&CN) đã đưa nền văn minh nhân loại quá độ sang Kỷ nguyên trí
tuệ với cốt lõi là nền kinh tế tri thức. Các dịch chuyển này là kết quả của quá trình
tích luỹ lâu dài các kiến thức khoa học, của việc tăng quy mô sử dụng kỹ thuật mới
và đổi mới công nghệ sản xuất. Trong đó, sự phát triển có tính tiến hoá và các dịch
chuyển về chất có tính cách mạng đã cùng tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của xã hội hiện đại và được thực hiện với
vai trò dẫn đường của khoa học trong toàn bộ chu trình: "Khoa học - Công nghệ -
Sản xuất - Con người - Môi trường", cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang tiếp tục
diễn ra trong thế kỷ XXI với tốc độ ngày càng cao và với một số đặc điểm lớn sau:
* Một là, sự vượt lên trước của khoa học so với kỹ thuật và công nghệ trong
quá trình diễn ra đồng thời cuộc cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ, đã
tạo điều kiện đẩy nhanh tiến bộ công nghệ. Ngược lại, sự tiến bộ đó lại thúc đẩy
6
khoa học phát triển nhanh hơn nữa và đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp.
* Hai là, các yếu tố riêng biệt của quá trình sản xuất được kết hợp hữu cơ với
nhau và được kết nối thành một hệ thống liên kết mạng trên quy mô quốc gia và
quốc tế (máy điều khiển + máy động lực + máy công cụ + máy vận chuyển + kết nối
mạng và liên mạng), tạo điều kiện xuất hiện các hệ thống công nghệ mới về nguyên

tắc (cách mạng công nghệ).
* Ba là, hầu hết các chức năng lao động dần dần được thay thế từ thấp lên cao
(từ lao động chân tay sang lao động trí tuệ) trong quá trình sản xuất dẫn đến sự thay
đổi về căn bản vai trò của con người trong sản xuất, từ chỗ bị lệ thuộc và bị trói chặt
(quan hệ một chiều) vào quá trình sản xuất tiến lên làm chủ và chi phối lại quá trình
sản xuất (quan hệ hai chiều).
* Bốn là, tạo một bước ngoặt trong toàn bộ hệ thống lực lượng sản xuất, nâng
cao đáng kể năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội, cũng như tác động một
cách sâu sắc và toàn diện tới các quan hệ kinh tế đối ngoại và mọi lĩnh vực đời sống
xã hội khiến phân công lao động xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng
mở rộng, quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ. Đây là giai đoạn phát triển tiến bộ của
lao động được biến đổi về chất trên cơ sở những tư tưởng mới nhất của KH&CN
cũng như quy luật của các hình thái vận động vật chất khác nhau vừa được phát hiện
Như vậy, trong Thiên niên kỷ thứ ba, từ vị trí đi sau kinh nghiệm ở hai Thiên
niên kỷ đầu, KH&CN đã trở thành động lực phát triển hàng đầu ở nhiều quốc gia
trên thế giới.
Sau khi đưa tư duy con người thâm nhập vào cấp độ thứ tư của vật chất - cấp
dưới mức hạt cơ bản, khoa học đã trở thành lực lượng dẫn đường và là lực lượng sản
xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu hoá. Nền "Khoa học nhỏ" trên quy mô một
nước và lục địa, xuất hiện vào nửa sau Thiên niên kỷ thứ hai, bước sang Thiên niên
kỷ mới, đã trở thành nền "Khoa học lớn", phát triển cực kỳ mạnh mẽ và trên quy mô
toàn cầu, với sự tham gia hợp tác của một đội ngũ đông đảo và hùng hậu của các cán
7
bộ làm công tác nghiên cứu và phát triển, cũng như của các trung tâm nghiên cứu
lớn, phòng thí nghiệm lớn, các nhà khoa học có uy tín của nhiều nước trên thế giới.
Kể từ cuối thế kỷ XX, quá trình toàn cầu hoá KH&CN còn kéo theo sự thay
đổi căn bản về phương thức tổ chức quản lý trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.
Trên thực tế, cơ cấu tổ chức quản lý nền sản xuất xã hội từ cấu trúc hình tháp đã
chuyển sang cấu trúc hình mạng. Điều đó đã tạo tiền đề chuyển giao nhanh chóng
các kết quả nghiên cứu cơ bản vào phát triển công nghệ và hình thành nên các Hệ

thống đổi mới công nghệ quốc gia và khu vực.
Trong mọi lĩnh vực sản xuất xã hội, đều có thể quan sát thấy những sự luân
phiên đặc sắc của các cuộc nhảy vọt và sự phát triển tuần tự trong nhiều lĩnh vực:
- Trong ngành năng lượng - từ sử dụng năng lượng nước, cơ bắp, gió, sang
than, điện, dầu lửa, rồi năng lượng nguyên tử và trong thế kỷ XXI sẽ là năng lượng
nhiệt hạch...
- Trong lĩnh vực sản xuất - từ hợp tác lao động giản đơn qua giai đoạn công
trường thủ công, rồi tiến lên phương thức sản xuất đại cơ khí với các quy trình sản
xuất và công nghệ được cơ giới hoá rồi cơ giới hoá tổng hợp, xuất hiện các hệ thống
máy móc, tạo ra các máy tự động, tự động hoá đồng bộ,…
- Trong giao thông vận tải - máy và động cơ hơi nước được thay thế bằng
động cơ đốt trong và động cơ điêden, tuabin và động cơ phản lực, tàu con thoi,…
- Trong sản xuất vật liệu - chuyển từ các nguyên liệu nông nghiệp, các vật liệu
xây dựng truyền thống (gỗ, gạch, đá ...), sử dụng kim loại đen (sắt, gang ...) là chủ
yếu sang sử dụng các kim loại màu, chất dẻo, bêtông, các vật liệu kết cấu
(composite), vật liệu thông minh, vật liệu siêu dẫn,...
- Trong công nghệ sản xuất, chế tạo - từ sản xuất thủ công, tiến lên nửa tự
động rồi tới công nghệ tự động hoá (tự động hoá thiết kế - chế tạo nhờ sự trợ giúp
của máy tính điện tử (CAD/CAM), công nghệ thông tin (tin học, truyền thông và
viễn thông vũ trụ ...), công nghệ nano, công nghệ hạt nhân, công nghệ không gian,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vi điện tử …
8
Thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của nền sản xuất xã hội, cuộc cách mạng
KH&CN hiện đại đã bảo đảm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng theo
hai hướng chủ yếu:
- Thay đổi chức năng và vị trí của con người trong sản xuất trên cơ sở dịch
chuyển từ nền tảng điện - cơ khí sang nền tảng cơ - điện tử và cơ - vi điện tử;
- Chuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao có tính thân thiện
với môi trường.
Top 10 thành tựu công nghệ trong 30 năm qua

1. Phẫu thuật nội soi
Thập kỷ 80 đánh dấu nhiều thành tựu trong ngành giải phẫu. Phẫu thuật hạn
chế can thiệp của dao hay kéo hay còn gọi là phẫu thuật nội soi ra đòi năm 1987.
Robot phẫu thuật lần đàu tiên cũng được trình làng. Đầu những năm 80 các nhà khoa
học tìm ra tia laser dùng để cắt các mô hữu cơ
2. Phần mềm văn phòng
Phần mềm văn phòng bao gồm chương trình xử lý văn bảng và bảng tính đã
tạo ra những khuôn mẫu cho công việc văn phòng, nâng cao tính hiệu quả và khả
năng xử lý cho người sử dụng. Phần mềm này ra đời trong những năm 1960 và
1970. Visicalc – chương trình bảng tính đầu tiên được sử dụng vào năm 1979.
WordStar cũng xuất hiện năm 1979 và trở thành chương trình xử lý văn bản phổ
biến nhất vào đầu thập kỷ 80
3. Sợi quang học
Những nghiên cứu về sợi quang học đã được biết đến từ những năm
1800 nhưng phải đến thập kỷ 70 thì sợi quang mới đủ chất lượng để sử dụng trong
các ứng dụng truyền thông.Sợi quang nhanh chóng trở thành vật liệu ưu tiên trong
viễn thông và mạng truyền dẫn nhờ khả năng kéo dài ít cần sử dụng mối nối và tốc
độ truyền tín hiệu lên đến trên 100 Gigabyte/giây.
4. Bộ vi xử lý
9
Bộ vi xử lý đầu tiên được ứng dụng vào thập kỷ 70 cho máy tính toán. Đến
cuối thập kỷ 70 bộ vi xử lý dẫn đường cho sự phát triển của máy vi tính cá nhân. Kể
từ đó ,kích cỡ của bộ vi xử lý càng được thu nhỏ trong khi khă năng xử lý càng
tăng,và thành tựu công nghệ đó làm thay đổi thế giới.
5. Máy chụp cộng hưởng từ (MRI)
Năm 1977, nguyên mẫu của máy chụp cộng hưởng từ lần đầu tiên thực hiện
việc quét toàn cơ thể người. Tuy nhiên ,phải đến cuối những năm 1990 công nghệ
MRI mới trở nên phổ biến, xuất hiện rộng rãi trong các bênh viện và phòng khám.
6. Chuỗi AND/ Bản đồ gene người
Cấu trúc AND được watson và Crick phát hiện ra năm 1953, nhưng phải đến

cuối những năm 1970 các nhà khoa học mới tìm hiểu về chuỗi AND phân tử. Đến
những năm 1990, chính phủ Mỹ đã lập ra bản đồ gene người. Nỗ lực trong suốt 13
năm sau đó đã được chứng minh bằng thành tựu tìm ra 20.000 - 25.000 gene. Vào
năm 2003 chỗi ADN và bản đồ gene người hoàn thành. Kết quả này tạo ra tiến bộ
vượt bậc trong nghiên cứu và điều trị các bệnh di truyền.
`7. E-mai
Email được phát triển từ những tin nhắn do các lập trình viên gửi cho nhau khi
họ sử dụng hệ thống máy tính theo ca ở Viện Công Nghệ Massachusetts vào những
năm 1960. Đến cuối những năm 1980, Email vẫn chưa tiếp cận với mọi người và chỉ
thông dụng vào cuối những năm 1990. Ngày nay Email là phương tiện truyền thông
chính cho doanh nghiệp và cá nhân.
8. Điện thoại di động
Chiếc điện thoại di động đầu tiên ra thị trường vào những năm 1983, do
motorola sản xuất, và nặng hơn 1,1Kg. Ngày nay, nó chỉ nặng khoảng vài chục gr và
có chức năng như 1máy vi tinh nó nâng cao tính hiệu quả trong thông tin liên lạc, và
hiện đang được triển khai ở những nước mà dịch vụ điện thoại còn chậm phát triển .
9. Máy tính xách tay
10
IBM đưa ra thuật ngữ PC (Personal Compute- Máy tính cá nhân )khi công ty
này giới thiệu sản phẩm máy tính IBM 5150 vào những năm 1981. Thuật ngữ này
hướng đến mục tiêu của IBM là đưa máy tính đến tay mỗi cá nhân. Cũng năm 1981,
Osborne 1 là máy tính xách tay đầu tiên xuất hiện trên thị trường nặng trên 9Kg.
Trong 2 thập kỷ tiếp theo, máy tính cá nhân và máy tính xách tay dần trở nên nhỏ
hơn, tiến bộ, nhanh hơn và đa dụng hơn với cả công việc kinh doanh và việc nhà.
10. Internet, băng thông và trang web
Internet được gọi là mạng lưới của các mạng lưới. Đây là cơ sở dữ liệu của
các kết nối máy tính cho phép chúng ta dùng mạng liên kết trên toàn thế giới để gửi
email, chia sẻ tập tin và tìm kiếm thông tin về bất cứ chủ đề nào bằng cách gõ vài từ
khóa trên một công cụ tìm kiếm. Cơ sở dữ liệu của internet được hình thành trước
năm 1979 và hoàn thành việc chuyển đổi cách thức vào cuối những năm 90.

b.Tiêu cực
- Một trong những hậu quả tiêu cực nhất mà cuộc cách mạng khoa học công
nghệ đem lại có thể nói là về cơ bản đã tàn phá môi trường sinh thái. Bằng vũ khí
khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong tay con người đã chinh phục thiên nhiên bằng
bất cứ giá nào để mang lại lợi ích nhiều nhất, nhanh nhất cho con người và cho xã
hội, bất chấp những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên. Và cái gì phải đến
cũng đến, ở khắp nơi từ mặt đất, tầng khí quyển, tầng ozon, từ đồng bằng đến rừng
núi, từ sông ngòi ao hồ đến biển cả… tự nhiên đang “trả thù” con người. Đó là nạn
cạn kiệt các nguồn tài nguyên như đất, nước các loại khoáng sản mà cuộc khunhr
hoảng dầu hỏa vào những năm 70 của thế kỷ XX và vào năm 2000 là một trong
những hiện tượng tiêu cực điển hình. Nạn ô nhiễm môi trường sinh thái lại càng
khủng khiếp hơn mà nguyên nhân gây ra là bởi các chất thải độc hại của nền sản
xuất xã hội, bởi việc lạm dụng các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, bởi năng
lượng hạt nhân, bởi các loại vũ khí chiến tranh (chất độc hoá học, vi trùng…)
- Trong thời đại công nghệ thông tin, an ninh quốc gia trở nên mong manh, dễ
tổn thương hơn bao giờ hết trước sự tấn công của vũ khí thông tin. Vũ khí thông tin
11
được hiểu là những sản phẩm phần mềm của công nghệ thông tin - thực chất là
những virus máy tính mang tính phá hoại và bằng nhiều con đường thâm nhập vào
máy tính đối phương. Với việc nối mạng Internet toàn cầu vũ khí thông tin đã tạo
nên mối đe dọa nguy hiểm, trực tiếp cho nền an ninh quân sự của tất cả các quốc gia.
- Công nhệ thông tin cũng đang can thiệp sâu sắc vào an ninh xã hội của từng
quốc gia và cả quyền tự do cá nhân. Thông qua mạng lưới truyền thông hiện đại, qua
mạng máy tính toàn cầu, các nước có công nghệ thông tin tiên tiến, tiến hành việc
thẩm thấu văn hóa, tuyên truyền chế độ xã hội, lối sống thực dụng, không lành
mạnh… hoặc tuyên truyền những lập trường đối địch gây nhiễu loạn đối với hệ
thống tin tức chính trị, xã hội của quốc gia đối lập, gây nên xung đột dân tộc, sắc
tộc,tôn giáo, kích động những hoạt động chính trị phá hoại của quần chúng, khơi dậy
những mâu thuẫn xã hội, từ đò tạo ra những đe dọa an ninh xã hội của nước đó.
- Cùng với sự phát triển vệ tinh và công nghệ vũ trụ, lãnh thổ, lãnh hải, vùng

trời của mỗi nước luôn bị đặt trước sự xâm lược hữu hình hay vô hình từ các nước
có công nghệ thông tin phát triển.
- Sự bùng nổ Internet còn kèm theo nỗi lo không kiểm soát được trước thực
trạng máy tính bị lợi dụng và trở thành công cụ đắc lực có các hoạt động phạm pháp
như rửa tiền điện tử, buôn bán ma túy,…
- Công nghệ sinh học đang là một trong những công nghệ chiếm ưu thế nhất
hiện nay trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, việc sử dụng công nghệ sinh
học đã và đang mang đến cho con người cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Con người đã lạm
dụng các loại thuốc phòng trừ dịch hại, phun, rải thuốc bừa bãi không cần quan tâm
đến thời gian cũng như chủng loại thuốc. Kết quả là gây ô nhiễm môi trường, gây
hại cho cây trồng, vật nuôi, đe dọa sự sống, sức khỏe của con người.
- Với công nghệ gen loài người đang đứng trước nguy cơ của cái gọi là vũ khí
gen hay bom sắc tộc mà theo nhiều người nó còn đáng sợ hơn cả vũ khí hóa học
thậm chí cả vũ khí hạt nhân. Bằng công nghệ gen, người ta có thể tạo ra loại vi rut
nguy hiểm tấn công vào một nhóm sắc tộc nhất định nào đó, một dân tộc nào đó
12
đang là đối thủ tấn công đẻ gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho riêng dân tộc, sắc
tộc đó. Cùng với đó con người đang bị đe dọa bởi nạn xâm lược sinh học, đó là hiện
tượng lan tràn khắp thế giới các cây, con ngoại lai mang mầm bệnh nguy hiểm,các vi
khuẩn,sâu bọ co hại theo cái đà toàn cầu hóa.
Ngoài ra một số công nghệ khác như công nghệ hạt nhân nguyên tử, công
nghệ vũ trụ, công nghệ vật liệu mới đã và đang, mang lại cho con người nhiều lợi ích
mới nhưng đồng thời cũng biết bao tai họa đang chờ đợi phía trước mà con người
chưa thể biết trước được. Như vậy những hậu quả tiêu cực và những thách thức của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ còn rất nhiều, những gì nêu trên chỉ là
những ví dụ cụ thể trong một số công nghệ điển hình hiện nay.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du
lịch
2.1 - Thực trạng ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch nước ta
Ở nước ta hiện nay theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường

trong những năm gần đây thì trình độ công nghệ nước ta còn ở trình độ thấp và lạc
hậu so với khu vực và thế giới. So với các nước công nghệ tiên tiến nhất hiện nay,
công nghệ của Việt Nam khoảng 50 đến 100 năm. Xét về trang thiết bị kỹ thuật của
nước ta so với mức tiên tiến trung bình lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ, hoặc từ 5 - 6 thế hệ
tùy theo từng lĩnh vực chuyên ngành. Hệ số cơ giới hóa trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 50% so với thế giới, tức là còn ở giai đoạn đầu của cơ
giới hóa, tỷ lệ tự động hóa không đáng kể, nhiều khâu lao động trong công nghiệp
vẫn còn thủ công. Còn trong sản xuất nông nghiệp số người tham gia rất lớn với
khoảng 70% lao động cả nước nhưng cho đến nay chủ yếu vẫn là lao động thủ công
và bán cơ giới, vẫn sử dụng những công cụ thô sơ như cày bừa, liềm hái, cuốc,
thuổng… Đặc biệt ở vùng sâu vùng xa. Tuy công nghệ của ta về cơ bản còn lạc hậu
nhưng hệ số đổi mới công nghệ của ta lại quá chậm chạp, trung bình hàng năm chỉ
đạt từ 8 - 10% nghĩa là phải mất hơn một thập niên ta mới thay được một thế hệ
13
trang thiết bị máy móc mới. Trong khi nhiều nước trong khu vực tốc độ đổi mới
công nhệ nhanh gấp đôi. Với tốc độ đổi mới công nghệ như thế này thì khoảng cách
lạc hậu của công nghệ nước ta so với các nước trong khu vực càng ngày càng xa
hơn. Đây là điều báo động rất đáng lo ngại. Không chỉ tốc độ đổi mới công nghệ
chậm mà cả hệ số sử dụng các trang thiết bị máy móc ở nước ta hiện nay cũng còn
rất thấp chỉ mới đạt khoảng 25 - 30%. Mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu trên một
đơn vị sản phẩm còn quá lớn (thường gấp 1,5 - 2 lần so với thế giới ) vì vậy giá
thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh kém.
Đặc điểm nổi bật của sự phát triển hiện nay ở nước ta là tính phức tạp , đan
xen, chắp vá. Trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, kinh doanh chúng ta nhập
một số trang thiết bị hiện đại không thua kém gì nhiều nước trong khu vực, như
trong lĩnh vực bưu chính viễn thông chúng ta đã có những bước tiến khá dài. Trong
khi đó chúng ta vẫn còn sử dụng rộng rãi, phổ biến các công cụ thô sơ lạc hậu đặc
biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đông đảo về số lượng, trẻ trung nhưng còn
nhiều hạn chế về chất lượng và số người được đào tạo trong các ngành nghề sản xuất

còn rất thấp, lại tập trung ở các thành phố lớn gây nên tình trạng vừa thừa lại vừa
thiếu lao động có kỹ thuật có tay nghề cao. Với tư cách là một yếu tố của công nghệ
hiện đại, nguồn lực con người ở nước ta còn rất dồi dào, có tiềm năng lớn nếu biết
khai thác và phát huy thì đây là một thế mạnh của Việt Nam.
Để trở thành một ngành kinh tế quan trọng không chỉ cần có tài nguyên du
lịch mà cần vận dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên
việc ứng dụng công nghệ vào trong kinh doanh du lịch ở nước ta còn rất nhiều hạn
chế. Theo một cuộc điều tra của phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam phối
hợp với dự án nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam công bố cuối tháng 4 vừa
qua, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
rất mờ nhạt. Cuộc khảo sát được tiến hành bằng cách gửi câu hỏi đến 1500 Doanh
nghiệp du lịch như khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành trên cả nước, trong
14
đó có 225 doanh nghiệp được khảo sát sâu bằng phỏng vấn trực tiếp. Kết quả là có
90% doanh nghiệp du lịch sử dụng phần cứng như máy tính, máy in, fax nhưng bất
ngờ nhất là có chưa đến 25% doanh nghiệp du lịch sử dụng các phần mềm trong
quản lý. Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có ứng dụng thông tin trong quản lý,
điều hành đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khách sạn hạng
sao ở các thành phố lớn. Các công cụ tiện ích như email, internet được các doanh
nghiệp sử dụng rất hạn chế. Họ cũng chưa xem trang web là công cụ hữu ích để tiếp
thị hình ảnh của mình, và cũng có trang web họ cũng chưa sử dụng để làm công cụ
đặt phòng, đặt tour nên số lượng đơn hàng qua hàng rất ít.
Qua các cuộc phỏng vấn ta thấy các nhà quản lý doanh nghiệp có quy mô nhỏ
khá hài lòng với hệ thống sổ sách ghi chép thủ công và chưa suy nghĩ một cách
nghiêm túc cho việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Các doanh
nghiệp được phỏng vấn đều cho rằng trở ngại trong ứng dụng công nghệ thông tin là
vấn đề tài chính.
- Việc sử dụng phần cứng: Hơn 90% doanh nghiệp đầu tư phần cứng, các
phần cứng được sử dụng phổ biến nhất là máy tính (cả loại để bàn hay xách tay),
máy in, máy fax và các thiết bị mạng nội bộ, tổng đài điện thoại …số lượng trung

bình tương ứng là 14 máy tính, 5 máy in, 2 máy fax cho mỗi doanh nghiệp. Ngạc
nhiên hơn là có doanh nghiệp vẫn chưa có máy fax hay tổng đài điện thoại.
- Việc sử dụng phần mềm: tương tự như phần cứng, khảo sát chỉ ra rằng tình
trạng sử dụng phần mềm ở các doanh nghiệp còn rất sơ khai, chưa đến 25% các đơn
vị sử dụng phần mềm quản lý như quản lý tiền sảnh và quản lý nhà hàng. Các phần
mềm được sử dụng phổ biến nhất là các phần mềm văn phòng của Microsoft -79%,
sau đó là sử dụng các ứng dụng Internet cơ bản như lướt ưeb hay thư điện tử -70%.
Các công cụ quản lý phổ biến như phần mềm kế toán - 60% hay phần mềm quản lý
cước điện thoại -62%.
Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, mức độ sẵn sàng cho việc ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin của ngành du lịch hiện đứng thứ tám trong 26 bộ, ngành
15
trên cả nước. Điều này cho thấy nhận thức của các doanh nghiệp du lịch trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh là tương đối cao. Theo
thống kê, đến nay 100 % doanh nghiệp đều đã trang bị máy tính, nối mạng Internet
và ứng dụng những phần mềm chuyên dụng như quản trị văn phòng, tài chính…
Tuy nhiên, đi sâu vào thực tế ứng dụng thì vẫn còn nhiều bất cập và chưa thật
sự chuyên nghiệp để có thể tận dụng được ưu thế của công nghệ thông tin. Theo điều
tra của VCCI, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch vẫn còn
ở mức sơ khai. Cả nước hiện có gần 6.000 khách sạn và cơ sở lưu trú lớn nhỏ, nhưng
chỉ có khoảng 300 đơn vị sử dụng dịch vụ đặt phòng qua mạng. Đa số doanh nghiệp
đều có trang web nhưng chưa tận dụng được các chức năng thương mại của nó để
giao dịch với khách hàng, nhận đặt phòng, thanh toán qua mạng..., thậm chí nhiều
doanh nghiệp chưa biết cách quảng bá trang web của mình như thế nào cho có hiệu
quả.
Trong khi các “đại gia” khách sạn, khu nghỉ dưỡng (resort) liên doanh hoặc
các hãng lữ hành lớn thực sự bắt tay vào triển khai công nghệ thông tin một cách
đồng bộ với hệ thống hiện đại, đạt chuẩn quốc tế và đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư thiếu tính chuyên nghiệp, chủ yếu
đầu tư cho phần cứng. Phần mềm mới chỉ ở mức soạn thảo văn bản, gửi và nhận e-

mail. Các chương trình quản lý thì chỉ quanh quẩn ở việc quản lý nhà hàng,
quản lý sảnh, quản lý tour ; chỉ có 17-25 % các doanh nghiệp có doanh thu dưới 10
tỷ đồng/năm và 42-45 % các doanh nghiệp có doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm là có
sử dụng các sản phẩm phần mềm vào quản lý các nghiệp vụ đơn giản.
Ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Công ty Du lịch Hội An, đơn vị chủ sở hữu
hai khu nghỉ dưỡng lớn tại Hội An là Life Resort và Riverside Resort, cho biết việc
ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại những kết quả đáng kể : việc quản lý
thông tin nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều, đồng thời hiệu quả tiếp thị cũng
tăng cao. “Trước đây, chúng tôi phải tiếp cận với khách hàng để quảng cáo, giới
thiệu sản phẩm của mình, công việc này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Giờ thì
16
thông qua trang web, khách hàng sẽ có đầy đủ thông tin về dịch vụ cũng như những
chương trình khuyến mãi, đồng thời có thể đặt phòng, thanh toán...,”
Tuy nhiên, theo ông Hải, không phải doanh nghiệp nào cũng phát huy được
công dụng của trang web. Trên thực tế, có nhiều trang web chỉ để “trang trí”, còn
việc ứng dụng CNTT chủ yếu là gửi và nhận e-mail. Ông Hải nhận xét, để đạt được
hiệu quả như mong đợi, khi ứng dụng công nghệ thông tin các doanh nghiệp nên
chọn những chương trình phù hợp, không nên chọn một chương trình dành cho
khách sạn năm sao để áp dụng cho khách sạn chỉ có 20 phòng hoặc ngược lại.
Hiện nay, quảng cáo trên mạng được xem như là một xu hướng phát triển
mới. Internet ngày càng “chiếm lĩnh” nhiều thời gian của người tiêu dùng hơn, tương
đương với thời gian ngồi trước màn ảnh truyền hình. Thế nhưng, ngân sách quảng
cáo trực tuyến còn rất thấp so với quảng cáo trên truyền hình. Phần lớn các doanh
nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức được hiệu quả của quảng cáo trực tuyến khi muốn
đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới.
Qua nghiên cứu, cho biết một chuyến tham gia triển lãm ở Mỹ để giới thiệu
sản phẩm có thể mất đến 10.000 đô-la nhưng quảng cáo trên mạng chỉ tốn khoảng
0,29 - 0,5 đô-la thông qua các công cụ tìm kiếm trên Internet. “Không phải là không
có lý khi giới chuyên môn đánh giá công cụ tìm kiếm trên mạng đã vượt qua lời tư
vấn của bạn bè, của gia dình và cả đại lý lữ hành để trở thành nguồn thông tin đáng

tin cậy, giúp người sử dụng đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm du lịch,”. Vậy, đã
đến lúc các nhà quản trị doanh nghiệp nên có một chiến lược công nghệ thông tin để
quảng bá tên tuổi của mình ra thế giới.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Đức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho
rằng để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả, ngoài việc kết nối với
khách hàng, các doanh nghiệp phải có sự liên kết với nhau và với cả các cơ quan
quản lý. “Nếu chưa có khả năng tự quảng bá, các doanh nghiệp nên tận dụng trang
web của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (hiện dịch vụ này được sử
dụng miễn phí). Như thế vừa tiết kiệm chi phí vừa có hiệu quả,”.
17
2.2 - Hiệu quả thu hút khách du lịch qua mạng internet
Trong thời đại thông tin điện tử, muốn đến một điểm du lịch nào đó, cách tiếp
cận nhanh nhất, sinh động nhất của khách du lịch là thông qua mạng internet.
Nắm bắt được điều này, nhiều điểm du lịch, công ty du lịch đã chú trọng đầu
tư vào việc quảng bá hình ảnh của mình qua mạng internet dưới nhiều hình thức và
thể loại phong phú.
Thị trường khách du lịch nước ngoài đang đến VN ngày càng nhiều và họ tiếp
cận với thông tin du lịch bằng cách nào? Thống kê của Tổ chức du lịch thế giới cho
thấy: khoảng 78% du khách Mỹ (79 triệu người) sử dụng Internet để tìm kiếm thông
tin về các điểm đến, tour du lịch...; trong số đó 82% số người tìm kiếm thông tin về
du lịch qua mạng đã quyết định đặt tour qua mạng. Tại Pháp có tới hơn 50% số
khách du lịch lựa chọn và đặt tour quang mạng Internet....
Còn với châu Á, tổ chức du lịch thế giới cũng đưa ra dự báo: Trung Quốc sẽ
trở thành thị trường du lịch lớn nhất thế giới với hơn 10% số lượt khách du lịch được
hỗ trợ từ Internet. Trong khi đó, thị trường du khách Trung Quốc vào VN luôn đứng
đầu trong vài ba năm trở lại đây; đáng chú ý là lượng khách chi trả cao đang tăng.
Nhiều người có thói quen khi muốn cùng gia đình hay một nhóm bạn đi du
lịch, xác định địa điểm thường lên mạng tìm kiếm thông tin, so sánh giá cả các tour
du lịch rồi mới quyết định đặt chỗ, đặt phòng.
Theo đánh giá của Vụ Thương mại điện tử (Bộ Công Thương), các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ đang vượt lên trên các doanh nghiệp sản xuất trong việc
triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Đặc biệt năng động là những công ty hoạt
động trong lĩnh vực thương mại, du lịch.
Website của các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ chiếm đến 82% số trang web
có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp
trên website khá đa dạng và đang hướng phát triển mạnh tới loại hình dịch vụ trực
tuyến. Theo tính toán, việc mua bán được thực hiện qua Internet sẽ tiết kiệm được 10
đến 50% chi phí mua sắm và 50 đến 96% thời gian.
18
Đây chính là lý do hấp dẫn để các hãng lữ hành tập trung khai thác triệt để
Internet. Tuy nhiên, đối với hầu hết khách hàng nước ngoài sẽ chỉ đặt tour tại những
công ty có thương hiệu lớn, có dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ thông tin tốt cho khách
hàng. Vì vậy, trong tương lai khách VN cũng sẽ như vậy nên vấn đề củng cố niềm
tin đối với khách hàng vào dịch vụ là điều rất cần thiết.
Các công ty du lịch VN cũng nhận thấy tiềm năng to lớn từ việc ứng dụng
Internet đem lại nên đã tích cực đầu tư. Bên cạnh đó, các địa phương có thắng cảnh
du lịch cũng nhanh chóng bắt kịp xu thế này và ra một loạt các cổng điện tử giới
thiệu như tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh... Theo đánh giá của những người quản trị
mạng, nhiều vị khách ở bên trời Tây đã “lướt” vào những trang web này và còn đề
nghị hướng dẫn qua email.
Được biết, thời gian gần đây một số công ty du lịch lớn như Saigontouris,
Vietravel... không chỉ lập web để quảng bá mà đã bước đầu triển khai phương thức
kinh doanh trực tuyến như đặt tour, đặt phòng. Nhiều công ty còn đưa ra các trang
web du lịch theo mùa; tư vấn miễn phí; các thông tin khuyến mại thu hút rất đông
lượt người truy cập.
Điển hình như trang dulichhe.com của Saigontourist trong mùa hè qua thu hút
hơn triệu lượt người truy cập; đối tượng truy cập chủ yếu là nhân viên văn phòng
tuổi từ 25 đến 40. Theo khảo sát, các trang web của các công ty du lịch hiện tập
trung vào việc quảng bá, giới thiệu tour, danh lam thắng cảnh và ngôn ngữ chủ yếu
bằng tiếng Việt.

Mặc dù vậy, chưa có công ty nào lập trang tiếng Anh một cách chuyên nghiệp
nên khách quốc tế rất khó tiếp cận các sản phẩm du lịch VN và đó cũng là lý do hầu
hết các công ty du lịch VN đang chỉ là đại lý nhận khách cho các hãng du lịch nước
ngoài. Lãnh đạo các công ty du lịch đều khẳng định: kinh doanh du lịch qua Internet
sẽ ngày càng phát triển ở VN.
19
Một thực tế là những người dùng Internet ngày càng nhiều và chủ yếu tại các
thành phố lớn và phần đông là những nhân viên văn phòng, đây là những vị khách
tiềm năng có khả năng chi trả cao và rất hay tìm kiếm thông tin từ mạng.
2.3 - Những lợi ích đáng kể mà công nghệ thông tin mang lai cho ngành du lịch
Ngành du lịch, việc ứng dụng công nghệ thông tin có thể đem lại những tác
động tích cực như :
∗ Tự động hóa một số quá trình kinh doanh chung có ảnh hưởng tới toàn bộ hệ
thống như kế toán, lập kế hoạch quản lý hành chính
∗ Cho phép doanh nghiệp có thể tác động tương tác trong nội bộ, với khách
hàng và nhà cung ứng bên ngoài nhanh hơn rẻ hơn chính xác hơn.
∗ Đem đến cơ hội tái cơ cấu lại một số quy trình quản lý trong doanh nghiệp
và do vậy, cải thiện được tính hiệu quả tổ chức.
∗ Vượt ra ngoài công cụ thư điện tử, CNTT còn tự động hóa các giao dịch các
thành phần tham gia bằng cách cung cấp các giao dịch trực tuyến mở rộng tối đa thị
trường và phát triển dịch vụ của doanh nghiệp.
Mặc dù có thể đem lại những lợi ích như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong ngành du lịch mới ở mức các cơ bản , chủ yếu là tự phát, đầu tư nhỏ lẻ,
không đồng bộ nên không phát huy được hiệu quả
* Kinh doanh lưu trú
Cuối tháng Bảy vừa qua, khách sạn năm sao Saigon Sheraton đã chính thức
đưa vào sử dụng dịch vụ tiện ích Link@Sheraton với sự hợp tác của Microsoft. Với
hệ thống máy tính được tích hợp công nghệ Microsoft Wi - Fi đa chức năng với thiết
bị Ethernet và Webcam, Link@Sheraton cho phép khách hàng truy cập thông tin, tán
gẫu (chat) hay làm việc với dải băng thông rộng lên đến 6Mb.

20
“Chúng tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những điều kiện sống và
làm việc như chính tại nhà của họ trong suốt thời gian họ lưu trú tại khách sạn,” ông
Dietmar Kielnhofer, Tổng quản lý Saigon Sheraton, cho biết.
Trước đó không lâu, Duxton Saigon, một khách sạn cao cấp khác ở Tp.HCM,
cũng đã giới thiệu trang blog của mình. Với tên gọi “Trái tim của Sài Gòn”, blog này
cung cấp cho khách hàng những thông tin về hoạt động của khách sạn như bán hàng,
khuyến mại cùng những thông tin về Tp.HCM.
Sheraton và Duxton chỉ là hai trong nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao
cấp ở Tp.HCM cũng như trên cả nước thời gian gần đây đã đầu tư mạnh cho công
nghệ thông tin, chủ yếu là những tiện ích Internet trong khách sạn và dịch vụ đặt
phòng trực tuyến.
Theo ông Tim Russell, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Duxton Saigon,
ngoài việc phục vụ khách hàng chu đáo hơn, các tiện ích Internet còn đem lại những
lợi ích to lớn cho khách sạn, từ hoạt động tiếp thị cho đến việc xây dựng thương hiệu
và giao tiếp với khách hàng.
Ông Stuart Murphy, Giám đốc điều hành các khu nghỉ dưỡng của Life Resort
Việt Nam, cũng cho biết sau mỗi lần nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, thành
quả mà Life Resort Việt Nam đạt được là giảm thiểu mức thiệt hại do việc hủy
phòng mà không báo trước của khách gây ra.
Albert Kaindlbauer, Tổng quản lý của khách sạn Renaissance Riverside, cũng
có ý kiến tương tự khi cho biết đã có một sự chuyển biến lớn trong cách đặt phòng ở
khách sạn này. “Các cuộc điện thoại hay fax ngày càng ít đi và giao dịch trực tuyến
ngày một nhiều hơn,” ông nói.
Với khoản đầu tư 20.000 Đô la Mỹ mỗi năm cho các hoạt động công nghệ
thông tin, Victoria Hotels & Resorts, hiện đang quản lý năm khách sạn và khu nghỉ
dưỡng ở Việt Nam và một khách sạn ở Campuchia, cho thấy trong những năm qua,
công nghệ thông tin đã góp một phần quan trọng vào sự thành công trong kinh
doanh cũng như tiếp thị hình ảnh những nơi này.
21

“Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thành hệ thống đặt phòng trực tuyến,
cho phép khách hàng xác nhận việc đặt phòng trên trang web
www.victorihotels.asia,” Alex Hysbergue, Giám đốc công nghệ thông tin của
Victoria Hotels & Resorts, cho biết.
* Kinh doanh lữ hành
Giống như khách sạn, các công ty lữ hành cũng đang cạnh tranh nhau thông
qua việc phát triển hệ thống bán tour trực tiếp qua mạng và các dịch vụ tiện ích khác.
Theo thông tin từ Công ty Du lịch Vietravel, trong năm 2007, công ty đã đầu
tư khoảng 4 tỷ đồng cho các dự án công nghệ thông tin dài hạn. Một trong số đó là
tiếp tục nâng cấp trang web www.travel.com..vn, mạng bán tour trực tuyến, để tạo
nên một diện mạo mới: trực quan, năng động và thân thiện hơn. Tại trang web này
du khách có thể tham khảo thông tin về tour, tuyến, chương trình khuyến mại, điểm
du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa trong và ngoài nước..
Ông Trần Đoàn Thế Duy, Giám đốc Trung tâm E-tour của Vietravel, cho biết:
“Không cần phải đến trụ sở hay chi nhánh công ty, du khách vẫn có thể đặt, mua
tour và tham khảo thông tin trực tuyến tại trang web này một cách nhanh chóng”.
Thế nên khi mới hoạt động được 30 ngày, www.travel.com.vn đã thu hút được
10..000 phiếu đặt tour trực tuyến và gần 500 lượt khách đi tour. Và chỉ sau gần sáu
tháng, trang web này đã có hơn 400.000 lượt truy cập. Hiện tại, trung bình mỗi ngày
www.travel.com.vn có trên dưới 10.000 lượt truy cập.
Hiện nay, Vietravel cũng đang chuẩn bị hệ thống cơ sở dữ liệu để xây dựng hệ
thống E-office – được xem như là một văn phòng trực tuyến, nhân viên chỉ cần đăng
nhập và khai thác dữ liệu cần thiết từ bất kỳ nơi nào để phục vụ cho công việc.
Một doanh nghiệp lữ hành khác cũng đang rất thành công với việc kinh doanh
thông qua hệ thống mạng trực tuyến là Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist. Công
ty đã chính thức đưa vào hoạt động trang web www.dulichkhuyenmai.com từ quý 1
năm ngoái. Trang web này tập hợp những thông tin khuyến mại mới nhất về các tour
du lịch trong và ngoài nước, việc thuê xe, việc mua vé máy bay...
22
Du khách cũng có thể tham khảo các nội dung tư vấn về du lịch hoặc gửi câu

hỏi yêu cầu tư vấn trong vòng 24 giờ, cập nhật thông tin, sự kiện du lịch hằng ngày
trong mục Đọc báo du lịch...
Saigontourist hiện đang vận hành bốn trang web du lịch chuyên mục:
www..dulichtet.com, www.dulichhe.com, www.dulichkhuyenmai.com,
www.dulichthudong.com, thu hút gần hai triệu lượt người truy cập mỗi năm.
Khi blog trở thành cơn sốt, Saigontourist cũng chớp thời cơ tung ra blog du
lịch miễn phí www.blogdulich.com. Chưa đầy một tháng sau, cách tiếp thị này đã
thu hút gần 200 người đăng ký làm blogger thành viên, với hơn 100 bài viết, thu hút
12.689 lượt truy cập.
Các trang web du lịch sử dụng công nghệ E-tour ngày càng nở rộ, nhiều trang
trở nên phổ biến như www.dulichvn.org.vn, www.hanoitourist-travel.com,
www.vietnamtourist.com.vn, www.hotels84.com, www.webdulich.com
2.4 - Những hạn chế và khó khăn đối với ngành du lịch của nước ta trong lĩnh
vực công nghệ thông tin
Bên cạnh đó, một số khách sạn đã tiếp cận với tiếp thị du lịch trực tuyến qua
các cổng thông tin du lịch như www.worldhotel-link.com, www.hotels.com.vn...
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp và quan chức ngành du lịch, việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong lĩnh vực này dù đã được quan tâm và cải thiện một cách
đáng kể nhưng vẫn chưa mang tính đồng bộ, mức độ đầu tư chưa tương xứng với
quy mô, phần lớn chỉ mới đạt ở mức cơ bản.
Có thể nói rằng, hiện nay ngoài Vietravel và Saigontourist có các trang web
bán tour trực tuyến là thực sự có ích, các doanh nghiệp khác dường như vẫn đang
loay hoay với bài toán công nghệ và tiền vốn.
Trang web của Fiditour cũng là một trang web có nội dung khá phong phú,
nhưng tốc độ truy cập rất chậm, trong khi trang web của Công ty Carnival cập nhật
23
rất nhanh các chương trình tour mới nhưng ngoài hình ảnh, chi tiết chương trình
tour, giá cả... trang web này chưa được khai thác hết tiềm năng.
Bên cạnh đó có một vấn đề chung mà tất cả các web này gặp phải, kể cả của
Vietravel và Saigontourist, là không có phiên bản tiếng Anh hoặc nếu có thì rất sơ

sài nên khó thu hút được du khách nước ngoài..
Các doanh nghiệp và nhà quản lý khách sạn cũng cho rằng việc ứng dụng
công nghệ thông tin ở các khách sạn, khu nghỉ dưỡng vẫn chưa xứng tầm. Tim
Russell cho biết việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các khách sạn Việt Nam rất
“nghèo” so với thế giới.
“Ở các khách sạn cao cấp trên thế giới, bình quân 30% lượng đặt phòng đến từ
mạng trực tuyến; trong khi ở Việt Nam con số này thậm chí chưa đạt 5%,” ông nói.
Việt Nam “ngôn ngữ công nghệ thông tin” là rất lạc hậu, hầu hết các giải
pháp công nghệ đang phổ biến trên thế giới đều không được khai thác hết công năng,
thì khả năng hoàn vốn đầu tư là rất thấp; hơn nữa, sự lạc hậu này còn đồng nghĩa với
nguy cơ về an ninh mạng.
Một mối lo khác của việc ứng dụng công nghệ thông tin của DN Việt Nam là
tỷ lệ vi phạm bản quyền. Theo IDG, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt
Nam đã giảm từ 92% năm 2003 xuống còn 88% vào năm 2006. Chính phủ Việt Nam
cũng đã thể hiện sự quyết tâm thực hiện các cam kết quốc tế khi gia nhập WTO
thông qua việc ban hành Luật sở hữu trí tuệ từ tháng 7.2006 và Luật CNTT có hiệu
lực từ tháng 1.2007, ký kết nhiều thỏa thuận về việc trang bị phần mềm bản quyền
cho các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều đơn vị, tổ chức Việt Nam đã bắt đầu trang
bị phần mềm bản quyền để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không
phải hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu rõ phương thức hợp thức hóa bản quyền
phần mềm.
24
Chương 3: Giải pháp nâng cao ứng dụng công nghệ trong kinh
doanh du lịch
3.1 - Ứng dụng những thành tựu công nghệ vào trong kinh doanh du lịch
- Trước tiên để tăng khả năng ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch
thì phải ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực kinh doanh du lịch đã rồi mới từng bước
tăng khả năng ứng dụng. Khoa học công nghệ phát triển đã cho ra đời nhiều trang
thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại. Các công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng
rãi trong các ngành nghề kinh doanh và mang lại hiệu quả rất cao.. Ngành du lịch

cũng cần vận dụng các công nghệ hiện đại để phát triển. Chính phủ đã có nhiều
chính sách hỗ trợ ngành du lịch như đồng ý cho Tổng cục du lịch xây dựng hệ thống
thông tin và Trung tâm thông tin du lịch quốc gia, triển khai 3 đề án điều tra về năng
lực của các cơ sở lưu trú, mức độ chi tiêu của các du khach khi đến Việt Nam và tác
động cụ thể của ngành du lịch đến nền kinh tế
- Xây dựng một website hiệu quả: Tạo ra một trang web không chỉ đơn giản là
giới thiệu về công ty mà còn cung cấp một lượng thông tin thích đáng cho người
truy cập, cung cấp một cổng vào ngay lập tức cho khách hàng và các đối tác tiêm
năng. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh sẽ góp phần rất
lớn trong việc giảm chi phí quản lý và quảng bá hình ảnh du lịch
Theo các nhà nghiên cứu về thương mại điện tử, một website hiệu quả phải
hội tụ đủ các yếu tố: xác định yếu tố chiến lược, khách hàng mục tiêu và lợi ích khác
biệt, kết hợp được mô hình kimh doanh trên mạng với kinh doanh truyền thống,
cung cấp thông tin hữu ích, chính xác, phù hợp và cập nhật thường xuyên, hình thức
thiết kế mang tính mỹ thuật cao và hỗ trợ quảng bá thương hiệu, dễ sử dụng, kết
hợp được yếu tố nội dung và thương mại, thu hút lưu lượng giao dịch cao và được
ghé thăm thường xuyên, tính tương tác cao, xử lý thông tin và đáp ứng nhanh yêu
cầu của người xem qua email, có chức năng phong phú, giao dịch và thanh toán trực
tuyến, công bố chính sách thương mại, giá cả, dịch vụ rõ ràng, an toàn,bảo mật và
thích ứng với các điều kiện khác nhau. Khi đã xây dựng được một website các doanh
25

×