Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu đa dạng cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã phúc xuân thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 140 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Siamphai PAVELARDORSY

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC
TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT
Ở XÃ PHÚC XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Siamphai PAVELARDORSY

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC
TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT
Ở XÃ PHÚC XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Sinh thái học
Mã ngành: 8.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. SỸ DANH THƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả

Siamphai PAVELARDORSY

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành Sinh thái học tại khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng
nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Sỹ Danh
Thường - người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm q báu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh
học, Phòng Đào tạo (bộ phận Sau Đại học) Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
và nghiên cứu tại trường.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn đề tài thuộc Quỹ phát triển Khoa học và
công nghệ Quốc gia (Nafosted), mã số 106.03-2019.10 đã hỗ trợ về kinh phí

trong q trình thu thập mẫu vật và phân tích hoạt tính sinh học.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tồn thể gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã ln cổ vũ, động viên tơi trong suốt thời gian qua.
Trong q trình thực hiện luận văn do còn nhiều hạn chế về mặt thời
gian, kinh phí cũng như trình độ chun mơn nên khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà
khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ….tháng……năm 2020
Tác giả luận văn

Siamphai PAVELARDORSY

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề............................................................................................ 1
2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................. 3
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật ........................ 3
1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật ............................................. 3
1.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật ................................................. 4
1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới và ở Việt

Nam ......................................................................................................... 6
1.2.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới ............ 6
1.2.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam ............. 8
1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật làm thuốc quý hiếm có nguy
cơ tuyệt chủng ....................................................................................... 11
1.4. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái giải phẫu và hoạt tính cây
thuốc....................................................................................................... 11
1.5. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài
thực vật làm thuốc ở tỉnh Thái Nguyên và khu vực nghiên cứu ........... 13
1.6. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu................ 15
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................... 17

iii


2.2. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ................................................. 17
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 17
2.4.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC) ........... 17
2.4.2. Phương pháp thu mẫu thực vật ................................................... 18
2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu vật .................................................. 18
2.4.4. Phương pháp chiết mẫu để phân tích hoạt tính sinh học ............ 18
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính một số dòng tế bào ung thư 19
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................... 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 22
3.1. Đa dạng các taxon cây thuốc ở khu vực nghiên cứu ..................... 22
3.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành ............................................................ 22
3.1.2. Đa dạng ở mức độ họ .................................................................. 23

3.1.3. Đa dạng ở mức độ chi ................................................................. 24
3.2. Đa dạng của các loài cây thuốc trong các trạng thái thảm thực
vật .......................................................................................................... 25
3.2.1. Đa dạng của các loài cây thuốc trong trạng thái rừng thứ sinh .. 26
3.2.2. Đa dạng của các loài cây thuốc trong trạng thái thảm cây bụi ... 27
3.2.3. Đa dạng của các loài cây thuốc trong trạng thái rừng trồng keo 4
tuổi ......................................................................................................................28
3.2.4. Đa dạng của các loài cây thuốc trong trạng thái rừng trồng keo 8
tuổi ......................................................................................................................29
3.3. Đa dạng về thành phần dạng sống ................................................. 30
3.4. Đa dạng về các bộ phận sử dụng làm thuốc................................... 32
3.5. Các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu ...................... 34
3.6. Hoạt tính sinh học của loài Hồng trâu (Capparis versicolor
Griff.)..................................................................................................... 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 38

iv


TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 40
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
ODB


Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố cây thuốc trong các bậc taxon ở khu vực nghiên cứu . 22

Bảng 3.2.

Các họ có số lượng cây thuốc đa dạng trong khu vực
nghiên cứu ................................................................... 23

Bảng 3.3.

Các chi có số lượng cây thuốc đa dạng trong khu vực
nghiên cứu ................................................................... 24

Bảng 3.4.


Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc trong các kiểu TTV tại
KVNC ................................................................................. 25

Bảng 3.5.

Sự phân bố của các bậc taxon cây thuốc ở trạng thái rừng thứ
sinh ...................................................................................... 26

Bảng 3.6.

Sự phân bố của các bậc taxon cây thuốc ở trạng thái thảm cây
bụi ....................................................................................... 28

Bảng 3.7.

Sự phân bố của các bậc taxon ở trạng thái rừng trồng keo
4 tuổi ........................................................................... 29

Bảng 3.8.

Sự phân bố của các bậc taxon cây thuốc ở trạng thái rừng
trồng keo 8 tuổi ................................................................... 30

Bảng 3.9.

Số lượng và tỷ lệ các nhóm dạng sống ............................... 31

Bảng 3.10. Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc ................... 32
Bảng 3.11. Danh lục các loài thực vật làm thuốc quý hiếm ................. 34

Bảng 3.12. Hoạt tính ức chế của dịch chiết thơ trên 03 dịng tế bào ung
thư ....................................................................................... 37

v


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn
về tài nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung. Theo
thống kê, trong tổng số 3.948 lồi cây có tới 87,1% là các lồi tự nhiên, sống
trong các quần xã rừng, trảng cây bụi, nương rẫy, bãi hoang, chỉ có 12,9% cây
thuốc đã được trồng ở các mức độ khác nhau.
Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để
làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Việt Nam là
một trong những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới - nơi chứa đựng giá trị đa dạng
sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước ta
cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài thực vật làm thuốc. Đây là lĩnh vực
này được các nhà khoa học coi là một tiềm năng trong việc tìm kiếm nghiên cứu
tạo ra những loại thuốc mới, có hiệu lực điều trị cao trong tương lai.
Xã Phúc Xuân là xã nằm ở phía tây bắc của thành phố Thái Nguyên. Xã
nằm ven tỉnh lộ 253 từ trung tâm thành phố đến thị trấn Đại Từ. Xã tiếp giáp
với Hồ Núi Cốc ở phía tây nam; tiếp giáp với xã Cù Vân và An Khánh của
huyện Đại Từ ở phía bắc; tiếp giáp với xã Phúc Hà, Quyết Thắng thuộc thành
phố Thái Ngun về phía đơng; tiếp giáp xã Tân Thái thuộc huyện Đại Từ về
phía tây. Bên cạnh đó, trên địa bàn của xã Phúc Xn cịn có một số hịn đảo
trên Hồ Núi Cốc.
Do nằm ở vị trí thuận lợi gần hồ Núi Cốc nên hệ thực vật ở xã Phúc Xuân
được quản lý và bảo vệ. Tại đây chứa đựng nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc
tương đối đa dạng và chưa được nghiên cứu điều tra cụ thể. Việc điều tra,

nghiên cứu thống kê các lồi thực vật làm thuốc và tìm hiểu một số lồi cây
thuốc có giá trị là hướng nghiên cứu mới, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực
tiễn. Do đó, chúng tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng cây thuốc trong một
số trạng thái thảm thực vật ở Xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên”.
1


2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2019 đến
tháng 4 năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc
trong một số trạng thái thảm thực vật ở Xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật
1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật
Thảm thực vật rừng hay lớp phủ cây cỏ trên mặt trái đất, gồm các quần
thể thực vật thân gỗ, không những cung cấp lâm sản phục vụ cho đời sống con
người, mà cịn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác hại của
thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão lốc,… (dẫn theo Thái Văn Trừng 1998) [27].
Phân loại thảm thực vật là một nội dung quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Thảm thực vật được hình thành, tồn tại và phát triển trên nhiều điều
kiện khác nhau. Vì vậy, sắp xếp và phân loại chúng là vấn đề rất khó và đã có
nhiều hệ thống phân loại khác nhau bao gồm: phân loại theo các điều kiện sinh

thái, theo cấu trúc ngoại mạo, theo động thái và nguồn gốc phát sinh, theo thành
phần hệ thực vật, theo phục vụ mục đích kinh doanh.
Phân loại theo cấu trúc ngoại mạo: Theo trường phái này quần hợp là
đơn vị cơ bản của lớp phủ thực vật. Dấu hiệu được dùng làm cơ sở phân loại
là hình thái ngoại mạo của thảm thực vật - đó là dạng sống ưu thế cùng điều
kiện nơi sống. Tiêu biểu cho trường phái này có Rubel (1930), Mausel (1954),
Ellenberg, Mueller và Dombois (1967) (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa (2014)
[25].
Phân loại thảm thực vật theo động thái và nguồn gốc phát sinh: Theo
trường phái này, dựa vào các đặc điểm khác nhau của thảm thực vật ở các trạng
thái. Đó là quần xã cao đỉnh, quần xã dẫn xuất, hay là quần xã ở các giai đoạn
của quá trình hình thành quần xã cao đỉnh, các quần xã có sự giống nhau về lồi
ưu thế, về trạng thái của các loài ưu thế trong cấu trúc của quần xã. Đại diện cho
trường phái này là Ramenski (1938), Sotrava (1972), Clemets (1986), Whittaker
(1953). Trường phái này khẳng định tính liên tục của thảm thực vật. Theo
Whittaker lớp phủ thực vật phức tạp không phải bởi các quần xã mà bởi các quần
3


thể, nghĩa là tập hợp các cá thể của loài. Patrotski (1925), hệ thống phân loại
thuộc nguồn gốc được thành lập trên cơ sở xác định nguồn gốc hệ thực vật - đó
là hệ thống phân loại quan trọng nhất của các quần xã thực vật.
Phân loại thảm thực vật theo thành phần hệ thực vật: Nguyên tắc cơ bản
của trường phái này là dựa vào loài đặc trưng để phân chia quần hợp thực vật.
Nhược điểm của trường phái này là chỉ chú ý đến lồi thực vật, ít chú ý đến các
yếu tố khác, hơn nữa phương pháp này cần một số lượng rất lớn các bảng mô
tả ô tiêu chuẩn nên rất tốn kém và khó làm.
Phân loại rừng phục vụ mục đích kinh doanh: Phân loại rừng phục vụ
mục đích kinh doanh đã hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX với cơng
trình tiêu biểu là Học thuyết về các kiểu rừng của Morodov G. F., 1904. Trong

đó, Morodov G. F. đã trình bày những vấn đề cơ bản về sinh thái rừng và coi
kiểu rừng là đơn vị phân loại cơ bản. Mặc dù cịn những thiếu sót nhất định,
học thuyết về kiểu rừng của Morodov đã được các nhà nghiên cứu ở Liên Xô
(cũ) kế thừa và phát triển như: Alechxeep, Nesterov, Pogrepnhiac, Sucasop,
Melekhov,...
1.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Engler (1882) đã đưa ra con số thống kê số lượng loài của hệ thực vật
trên thế giới là 275.000 loài, trong đó thực vật có hoa là 155.000-160.000 lồi,
thực vật khơng có hoa gồm 30.000-135.000 lồi. Riêng thực vật có hoa trên thế
giới Grosgayem (1949) đưa ra con số là 300.000 lồi. Hai vùng giàu có nhất
thế giới là Brazil 40.000 loài và quần đảo Malaysia 45.000 loài (dẫn theo
Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [24].
Brummitt (1992) đã thống kê thực vật bậc cao có mạch trên thế giới gồm
511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta,
Polypodiophyta, Gymnospermae và Angiospermae. Trong đó Angiospermae
có 13.477 chi, 454 họ và được chia ra 2 lớp là Dicotyledoneae bao gồm 10.715
chi, 357 họ và Monocotyledoneae bao gồm 2.762 chi, 97 họ.

4


Takhtajan đã thống kê và phân chia toàn bộ thực vật Hạt Kín trên thế giới
khoảng 260.000 lồi, thuộc 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ, thuộc 16 phân lớp và 2 lớp.
Trong đó lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm 11 phân lớp, 175 bộ, 458 họ,
10.500 chi, khoảng 195.000 loài. Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) gồm 6
phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3000 chi, khoảng 65.000 loài.
Tại khu vực Châu Á, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và xây dựng được bộ
Thực vật chí khá hồn chỉnh. Các cơng trình trong khu vực có thể kể đến như
Thực vật chí Hồng Kơng (1861, 2007-2009); Thực vật chí Đài Loan (19932000), Thực vật chí Trung Quốc (1994-2010), Thực vật chí Malaysia (19481972), Thực vật chí Thái Lan (1970-2012).
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hệ thực vật đã có từ lâu. Trước hết

cần phải kể đến đó là bộ Thực vật chí đại cương Đơng Dương. Trong cơng trình
này, các tác giả người Pháp đã kiểm kê được ở Đơng Dương có 7004 lồi thực
vật bậc cao có mạch. Từ những dẫn liệu ghi trong bộ Thực vật chí đại cương
Đơng Dương, năm 1965 Pócs T. đã thống kê hệ thực vật phía Bắc Việt Nam có
5190 lồi. Tiếp theo phải kể đến bộ sách Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt
Nam "Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam" do Aubréville khởi xướng
và chủ biên (1960-2015) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 34
tập nhỏ gồm 79 họ cây có mạch. Tuy nhiên con số này cịn ít xa so với số lồi
thực vật đã biết ở 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam. Phan Kế Lộc trong
một cơng trình "Bước đầu thống kê số loài đã biết ở miền Bắc Việt Nam" cho
thấy hệ thực vật Bắc Việt Nam có 5609 lồi thuộc 1660 chi và 240 họ [23].
Bộ sách tương đối đầy đủ về thực vật ở Việt Nam với nhiều tên khoa học
được cập nhật đó là Danh lục các lồi thực vật Việt Nam tập I (2001), tập II
(2003), tập III (2005), trong tài liệu này, các tác giả đã thống kê được 368 loài
vi khuẩn lam, 2.200 loài Nấm, 2.176 lồi Tảo, 481 lồi Rêu, 1 lồi Quyết lá
thơng, 53 lồi Thơng đất, 2 lồi cở tháp bút, 691 loài dương xỉ, 69 loài thực vật
hạt trần và 13.000 lồi thực vật hạt kín, đưa tổng số lồi thực vật Việt Nam lên
đến gần 20.000 loài [2] [29].

5


Bên cạnh đó một số họ riêng biệt đã được công bố như họ Lan
(Orchidaceae) ở Việt Nam của A. V. Averyanov (2003), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), họ Na
(Annonaceae) Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2000) [1], họ Cói (Cyperaceae)
của Nguyễn Khắc Khơi (2002) [17], họ Đơn nem (Myrsinaceae) của Trần Thị
Kim Liên (2002) [18], họ Bạc hà (Lamiaceae) (2000) [21], họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae) (2007) của Vũ Xuân Phương [22], họ Trúc đào (Apocynaceae)
của Trần Đình Lý (2007) [20], họ Cúc (Asteraceae) của Lê Kim Biên (2007)

[3].... Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng
phân loại các taxon của thực vật.
1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng
nghìn năm. Nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn
Độ…) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phịng và chữa bệnh. Năm 2838 trước
Cơng ngun (TCN) là năm hình thành bộ mơn nghiên cứu cây thuốc và dược
liệu. Cuốn "Kinh Thần Nông" đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo
nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho
đến ngày nay [9].
Hiện nay số loài cây thuốc được sử dụng chữa bệnh trên thế giới vào
khoảng 70.000 loài. Đặc biệt các vùng nhiệt đới như là những kho tàng chứa
đựng số loài thực vật rất phong phú, đa dạng và cũng rất giàu tri thức sử dụng
làm thuốc. Vùng nhiệt đới Châu Á có khoảng 6.500 lồi thực vật ngành Mộc
Lan (Magnoliophyta) được dụng làm thuốc. Trung Quốc là quốc gia có truyền
thống việc sử dụng cây cỏ làm thuốc với khoảng hơn 5.000 loài. Ấn Độ có
khoảng 6.000 lồi cây thuốc. Một trong những kho cây thuốc thế giới là dãy
núi Hymalaya có tới gần 1.800 loài cây thuốc [7].

6


Cây thuốc ở châu Âu cũng rất đa dạng và phần lớn dựa vào nền tảng y
học cổ truyền của các quốc gia. Các nhà khoa học Pháp là những người Châu
Âu nghiên cứu về thực vật Đông Dương như Erry (đầu thế kỷ 19) đã cơng bố
1.000 lồi cây làm thuốc ở Đông Nam Á.
Châu Đại Dương được coi là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất thế giới.
Thổ dân châu Úc đã định cư ở châu lục này hơn 60.000 năm với nhiều kiến thức
về cây thuốc bản xứ như Bạch đàn xanh (Eucalyptus globolus Labill.) duy nhất

chỉ ở lãnh thổ này và được đánh giá cao trong việc chữa bệnh.
Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả kinh nghiệm
về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển "Bản thảo cương mục". Đây là
cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả đã mô tả và giới
thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [26].
Năm 384 - 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ
sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste
với tác phẩm "Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 lồi cây cỏ và cơng dụng
của chúng. Tuy cơng trình của ơng mới chỉ dừng lại ở mức mơ tả, thống kê,
song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tịi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này [5].
Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 - 20 (TCN) giới thiệu 600
loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ơng cũng là người đặt nền móng
cho nền y dược học. Năm 79 - 24 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã Plinus
soạn thảo bộ sách "Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích. Năm
1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có cơng trình "Les phantes de médicinales
du Cambodye, du Laos et du Viet nam" gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và
sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [41].
Như vậy, những cơng trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời, hình
thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên, do sự
hạn chế của trình độ khoa học đương thời nên những cơng trình này chỉ dừng
lại ở mức độ mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của chúng, chưa có cơ sở

7


khoa học để chứng minh thành phần hoá học của chúng có tồn tại trong đó và
tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào. Chỉ đến khi khoa học kỹ thuật phát
triển thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ, tạo độ tin cậy đối với người bệnh
khi sử dụng.
1.2.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam

Việt Nam có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng.
Theo ước tính của các nhà khoa học, số loài thực vật bậc cao có mạch có thể
lên tới 12.000 lồi và ở Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn
về tài nguyên cây thuốc trong khu vực Đông Nam Á.
Từ lâu đời, cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam đã biết sử dụng nhiều lồi
cây cỏ có sẵn để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Theo viện Dược liệu (1993), trong
tổng số gần 4.000 loài cây thuốc ở Việt Nam, phần lớn được sử dụng theo kinh
nghiệm nhân dân, chỉ khoảng 1/3 được phân tích cơ sở khoa học.
Dưới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lương y nổi tiếng, trong
đó có nhà sư Minh Khơng (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thuỷ đã có công
chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung
Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc.
Dưới triều Trần (1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng
chiến. Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (xã
Hưng Đạo - Chí Linh - Hải Dương) để cung cấp cho quân y.
Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa
kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập "Lĩnh Nam bản thảo", nội dung gồm
496 vị thuốc Nam của "Nam dược thần hiệu" và phát hiện thêm hơn 300 vị nữa.
Tư liệu vĩ đại nhất của ông là bộ sách: "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66
quyển viết về lý luận cơ bản, phương pháp chẩn đốn, trị bệnh.
Ngồi các bộ sách trên, còn kể đến tập "Vạn phương thập nghiệm" của
Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản năm 1763. Tập "Nam bang
thảo mộc" của Trần Nguyệt Phương mơ tả 100 lồi cây thuốc Nam, xuất bản
năm 1858.
Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập "Nam dược"
8


với 620 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền.
Triều Nguyễn (1802 - 1845) có quyển "Nam dược tập nghiệm quốc âm"

của Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian (dẫn theo Nguyễn Thị
Yến, 2008) [33].
Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu đa dạng các loài cây
thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê được 152
loài, 133 chi thuộc 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác nhau [].
Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phượng (2007), nghiên cứu sự đa
dạng các lồi cây có ích ở Phú Lương (Thái Nguyên), trong đó nhóm cây làm
thuốc có 296 lồi, 90 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn Thính (2005), đã
điều tra các nhóm cây có ích trong cộng đồng dân tộc Mường và Dao tại xã Chiềng
Yên (Mộc Châu, Sơn La), cho biết: Người Mường đã khai thác và sử dụng thường
xuyên 12 nhóm cây tài nguyên, trong đó nhóm cây thuốc gồm 198 loài...Người
Dao thường xuyên khai thác và sử dụng 165 loài cây thuốc, bao gồm 22 loài cây
rau ăn, 10 loài cây ăn quả, 9 loài cây lấy gỗ, 5 loài cây độc....
Lưu Đàm Cư, Trương Anh Thư, Hà Tuấn Anh (2005), đã điều tra việc sử
dụng cây thuốc hoang dại của người H’Mông ở xã Sa Pả (huyện SaPa, tỉnh Lào
Cai) cho thấy, họ thường xuyên thu hái và sử dụng 251 loài cây thuốc thuộc 148
chi, 72 họ để điều trị 86 chứng bệnh của 21 nhóm bệnh. Trong đó, các nhóm bệnh
sử dụng nhiều lồi cây thuốc để điều trị gồm: bệnh về tiêu hố (18 lồi), các bệnh
phụ nữ (18 loài), các bệnh tiết niệu (15 loài), các bệnh cơ - xương (12 lồi)... Các
tác giả cịn xác nhận có 38 lồi được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.
Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 lồi cây có ích" cho biết trong
số các lồi thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 lồi cho nhựa
thơm, 160 lồi có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài
cây gỗ có giá trị, 40 lồi tre nứa, 40 lồi song mây.
Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với tác phẩm "Cây
9


thuốc Việt Nam" (1995) đã mơ tả hơn 830 lồi cây thuốc và giới thiệu cách

trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu.
Đỗ Tất Lợi (1970 - 2005) khi nghiên cứu các loài cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam đã cơng bố 793 lồi thuộc 164 họ ở hầu hết các tỉnh nước ta. Trong
tài liệu này, tác giả cũng tiến hành mô tả từng cây, cách thu hái và chế biến,
thành phần hố học, cơng dụng và liều dùng. Tuy nhiên, nơi phân bố của từng
loài tác giả giới thiệu rất khái quát.
Võ Văn Chi (1996) với bộ sách "Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã giới
thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam. Tác giả đã mơ tả khá chi
tiết từng lồi, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, cơng dụng của chúng.
Ngồi ra, sách cịn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận lợi cho
việc tra cứu.
Đặng Quang Châu (2001) đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của
dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi,
thuộc 71 họ khác nhau.
Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), khi điều tra các loài cây thuốc
của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu được 93 loài thuộc 7 chi,
42 họ. Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh
ngồi da, bệnh về đường tiêu hoá, bệnh về gan, bệnh về xương...
Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư (2005), khi điều tra các
lồi cây có ích của dân tộc H’Mơng ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được
4 nhóm theo cơng dụng: cây lương thực - thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc,
cây để nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm cây làm thuốc, các tác giả đã thống
kê được 657 loài thuộc 118 họ mà người H'Mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh
cho người và gia súc.
Nguyễn Thị Thuỷ, Lưu Đàm Cư, Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh
10


(2005), khi nghiên cứu việc thu hái và sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc
Tày khu vực Việt Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã cho biết: có hơn 400 loài cây

thuốc thường xuyên bị thu hái thuộc 104 họ thực vật, trong đó những họ có số
lồi được sử dụng nhiều nhất là Fabaceae (25 loài), Euphorbiaceae (19 loài),
Asteraceae (18 loài), Rutaceae (12 loài).
1.3. Những nghiên cứu về các lồi thực vật làm thuốc q hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng
Nguyễn Tập (2004) đã công bố “Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam" gồm
136 loài cây thuộc 5 ngảnh thực vật bậc có mạch. Trong đó có 18 lồi ở mức
độ rất nguy cập (CR), 42 loài ở mức độ nguy cập (EN) và 66 loại ở mực độ sẽ
nguy cấp (VU).
Nguyễn Anh Hùng (2014), khi điều tra đánh giá nguồn tài nguyên thực
vật lại vùng ATK. Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê được 10 nhóm giá
trị sử dụng của các loài thực vật và phát hiện 50 lồi thực vật có tên trong Sách
đỏ Việt Nam (2007). Từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí và phát
triển bền vững tài nguyên thực vật trong khu vực nghiên cứu.
Nguyễn Thị Minh Hải, Đinh Khánh Quỳnh, Đỗ Thị Xuyến (2011) đã ghi
nhận các loại cây thuộc ở xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai hiện có tới 16
loại cây thuộc diện cần được bảo vệ và 9 loài cây đang bị khai thác thanh.
Nguyễn Quốc Trị (2007). đã công bố 30 loài thực vật nguy cấp, quý,
hiếm tại Vườn quốc gia Hoàng Liễn - tỉnh Lào Cai theo nghị định số
32/2006/NĐ - CP.
1.4. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái giải phẫu và hoạt tính cây thuốc
Những nghiên cứu về hình thái giải phẫu và hoạt tính cây thuốc cịn
tương đối ít, chỉ có một số cơng trình như:
Nguyễn Minh Trí (2009) khi nghiên cứu về hình thái - giải phẫu và sinh
trưởng của cây Hương bài ở Thừa Thiên Huế đã chỉ ra rằng: về hình thái, rễ
cây là hệ rễ chùm, thân thảo, có phân đốt; lá gồm bẹ lá hình lịng máng bao

11



bọc lấy thân và phiến lá dạng dài, hẹp, lá trưởng thành có răng cưa nhỏ và sắc.
Về giải phẫu, rễ cây có biểu bì và ngoại bì tương đối dày, phần nhu mơ vỏ
gồm các tế bào có kích thước lớn, giữa các tế bào có các khoảng gian bào
chứa khí; thân có lớp biểu bì mỏng, phần cương mơ nằm dưới biểu bì hình
vịng cung, các bó dẫn sắp xếp tản mạn trong khối nhu mô cơ bản; lá có cấu
tạo giải phẫu đặc trưng bởi những tế bào biểu bì bao trọn mặt trên và mặt dưới
lá, nhu mơ đồng hóa là những tế bào hình đa giác, có các khoảng gian bào,
các bó dẫn kích thước nhỏ nằm dưới biểu bì, cách nhau bởi những khoảng
gian bào [28].
Huỳnh Lời, Trần Thị Bảo Châu, Trần Hùng (2011) đã mô tả chi tiết đặc
điểm thực vật học của cây Nữ lang - Valeriana hardwickii Wall., họ Nữ lang
(Valerianaceae). Vi phẫu các bộ phận của cây và đặc điểm bột dược liệu đã
được xác định. Các đặc điểm này có thể giúp nhận dạng và phân biệt Nữ lang
với các dược liệu khác [19].
Hà Thị Tuyết, Lượng Quang Hiệp, Nguyễn Thị Phú (2013) đã mô tả đặc
điểm thực vật, phân tích hoa, quả, hạt và xác định đặc điểm giải phẫu rễ, thân
và lá của cây Cát cánh - Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC. thu thập tại
Hà Nội [32].
Hồ Thị Thanh Huyền (2014) đã mô tả chi tiết đặc điểm thực vật và xác
định tên khoa học của cây Gạo thu hái tại Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội là
Bombax malabaricum DC., thuộc họ Gạo (Bombacaceae). Bên cạnh đó, tác giả
cịn mơ tả đặc điểm vi phẫu thân, lá, đặc điểm bột lá, hoa và vỏ thân của loài
nghiên cứu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu [15].
Phạm Quốc Tuấn (2015) trong luận án tiến sĩ của mình đã mơ tả đặc
điểm thực vật, phân tích hoa, quả, hạt và xác định đặc điểm giải phẫu rễ, thân,
thân rễ và lá của cây Lạc tân phụ - Astilbe rivularis Buch. Ham. ex D. Don,
thuộc họ Thường sơn (Saxifragaceae) ở Việt Nam [30].

12



Nguyễn Trung Tường, Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Xuân Nhiệm (2016)
trên cơ sở mơ tả đặc điểm hình thái, phân tích hoa, quả, hạt, đối chiếu với khóa
phân loại và các tài liệu thực vật đã công bố, đã xác định tên khoa học mẫu cây
Thuốc thượng thu hái ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
là Phaeanthus vietnamensis Ban, thuộc họ Na - Annonaceae. Ngồi ra, nhóm
tác giả còn xác định đặc điểm vi phẫu và đặc điểm của bột rễ, thân, lá góp phần
tiêu chuẩn hóa dược liệu [31].
Đoàn Thái Hưng, Nghiêm Đức Trọng, Nguyễn Quỳnh Nga, Mai Thị
Phượng, Nguyễn Minh Khởi, Phương Thiện Thương (2016) đã xác định được
tên khoa học của mẫu Viễn chí hoa vàng thu hái tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai
là Polygala arillata Buch. - Ham. ex D. Don, thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae).
Đồng thời, nhóm tác giả đã mơ tả được đặc điểm hình thái rễ, thân, lá, hoa, quả;
đặc điểm giải phẫu rễ, thân, lá của mẫu dược liệu. Các kết quả nghiên cứu này
là cơ sở về phân loại cho các nghiên cứu tiếp theo về hóa thực vật, tác dụng
sinh học và tiêu chuẩn hóa vị thuốc Viễn chí hoa vàng [12].
1.5. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực
vật làm thuốc ở tỉnh Thái Nguyên và khu vực nghiên cứu
Lê Thị Thanh Hương và cộng sự (2012) bước đầu đã xác định được 25
lồi thực vật bậc cao có mạch sử dụng làm thuốc cần được phải bảo tồn tại tỉnh
Thái Nguyên. Trong đó, theo Sách đỏ Việt Nam có 20 lồi (cấp EN có 6 lồi,
cấp VU có 11 lồi và cấp K có 3 lồi); theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP có 6
lồi (1 lồi ở mức độ nghiêm cấm khai thác sử dụng - IA và 5 loài hạn chế khai
thác sử dụng - IIA); theo Danh lục đỏ cây thuốc có 15 lồi (cấp EN có 10 lồi
và cấp VU có 5 lồi). [13].
Nguyễn Anh Hùng và cộng sự (2013) đã thống kê giá trị sử dụng và thực
trạng khai thác tài nguyên thực vật vùng an tồn khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái
Ngun. Kết quả đã thống kê được 402 lồi có giá trị làm thuốc, 47 loài quý
hiếm theo sách đỏ Việt Nam (2007) và nghị định 32/2006/NĐ-CP và danh lục
đỏ cây thuốc Việt Nam. [11].


13


Nguyễn Thị Thoa (2014) khi nghiên cứu hệ thục vật thân gỗ tại Khu
BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê được 611 loài, 344 chi, 107 họ
thuộc 2 ngành thực vật là ngành Mộc lan (Magnoliophyta) và ngành Thơng
(Pinophyta). Về giá trị sử dụng, số lượng lồi có giá trị sử dụng làm thuốc là
cao nhất (chiếm tỷ lệ 52,86% tổng số loài). [25].
Daophone Phetkhampheng (2015) khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật
có mạch tại rừng phịng hộ Phượng Hoàng thuộc xã Cù Vân, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên đã thống kê được 365 loài, 258 chi và 93 họ thuộc 3 ngành
thực vật bậc cao có mạch (ngành Thông đất, ngành Dương xỉ và ngành Mộc
lan). Bên cạnh đó, tác giả đã thống kê 10 nhóm giá trị sử dụng, trong đó nhóm
cây làm thuốc có 170 loài (chiếm 46,58%) [6].
Lê Thị Thanh Hương (2015) khi điều tra nghiên cứu tính đa dạng nguồn
cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán
Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng được danh lục gồm 745 loài cây
thuốc thuộc 445 chi, 145 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch (ngành
Thơng đất, ngành Cỏ tháp bút, ngành Dương xỉ, ngành Thơng và ngành Mộc
lan. Trong đó, dân tộc Tày sử dụng 323 loài, dân tộc Nùng sử dụng 111 lồi,
dân tộc Sán Dìu sử dụng 128 lồi, dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chí)
sử dụng 312 loài và dân tộc Dao sử dụng 297 lồi để chữa bệnh. Bên cạnh đó,
đã xác định được 32 loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn theo Nghị định
32/NĐ-CP (2006) - 12 loài, Sách đỏ Việt Nam (2007) - 23 loài. Ngoài ra, đã
xây dựng Bản đồ phân bố điểm của 32 loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở
tỉnh Thái Nguyên, tỉ lệ 1: 350.000. Ngoài ra tác giả đã điều tra vốn tri thức bản
địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán
Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên về kinh nghiệm nhận biết, thu hái
cây thuốc; bộ phận sử dụng làm thuốc; tư liệu hóa các bài thuốc truyền thống.

Tác giả cịn thử nghiệm dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) bằng
ethanol tuyệt đối làm dừng chu kỳ phân chia tế bào tại pha G0/G1 của 3 dòng

14


tế bào ung thư dạ dày AGS, MKN45 và MKN74. Tác giả còn đề xuất một số
giải pháp nhằm khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn cây thuốc ở tỉnh
Thái Nguyên [14].
Trần Thị Ngọc Hằng, Đinh Thị Phượng (2019) đã thống kê được 234
loài cây thuốc thuộc 186 chi, 82 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch
(Thơng đất, Cỏ Tháp bút, Dương xỉ và Ngọc lan) tại xã Cúc Đường, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, tác giả đã thống kê được các lồi cây thuốc
thuộc 4 dạng thân chính (thân thảo, thân gỗ, thân bụi và thân leo), 11 bộ phận
của cây làm thuốc và 11 lồi cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng cần phải bảo
vệ. [10].
1.6. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
* Điều kiện tự nhiên
Phúc Xuân là một xã thuộc thành phố Thái Ngun, có diện tích 18,92
km², dân số là 4364 người, mật độ dân số đạt 231 người/km². Đây là xã ở phía
tây bắc của thành phố Thái Nguyên. Xã nằm ven tỉnh lộ 253 từ trung tâm thành
phố đến thị trấn Đại Từ. Xã tiếp giáp với Hồ Núi Cốc ở phía tây nam, giáp với
xã Cù Vân và An Khánh của huyện Đại Từ ở phía bắc, giáp với xã Phúc Hà,
Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Ngun về phía đơng, giáp với xã Phúc Trìu
về phía đơng và nam, giáp với xã Tân Thái về phía tây.
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam. Diện tích
đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích tồn tỉnh, cịn lại là vùng có độ cao
dưới 100m.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa
khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000

đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ chênh
lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1:
15,2°C) là 13,7°C. Độ ẩm trong năm đều trên 80%.

15


* Điều kiện kinh tế
Nằm giáp ranh với khu du lịch Hồ Núi Cốc nên Xã Phúc Xuân có nhiều
lợi thế về phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch và phát triển cây chè.
Xã Phúc Xuân có 7 làng nghề chè truyền thống. Hiện nay, tổng diện tích
chè của xã là 330 ha được trồng chủ yếu bằng các giống chè cành có năng suất
và chất lượng cao, như: LDP1, TRI777, Kim Tuyên... Tổng sản lượng chè bình
quân hàng năm đạt gần 5.000 tấn chè tươi/năm, doanh thu ước đạt 94 tỷ
đồng/năm. Việc phát triển các mơ hình chế biến chè hữu cơ, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật hiện đại đã góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người năm
2019 của xã đạt 40 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo của xã chỉ còn 37 hộ (chiếm
2,43%).

16


×