Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với địa lan kiếm trần mộng xuân cymbidium lowianum tại lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 95 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHONG VĨNH CƢỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI ĐỊA LAN KIẾM
TRẦN MỘNG XUÂN (Cymbidium lowianum) TẠI LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHONG VĨNH CƢỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI ĐỊA LAN KIẾM
TRẦN MỘNG XUÂN (Cymbidium lowianum) TẠI LAI CHÂU
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO THANH VÂN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, có thực tiễn; chưa được bảo vệ ở bất kỳ một hội đồng
khoa học hay học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phong Vĩnh Cƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản Luận văn, trong quá trình thực tập tơi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của Phịng Đào tạo, Khoa Nông

học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS. TS
Đào Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực tập và
hồn thành Luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán
bộ viên chức Khoa Nơng học , Phịng đào ta ̣o - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những
người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và khích
lệ tơi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Phong Vĩnh Cƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 5
1.1. Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài ...................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu vùng sinh thái và đặc điểm nông
sinh học ..................................................................................................... 5
1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật................... 5
1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu sử dụng phân bón lá..................... 5
1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giá thể .......................................... 7
1.2. Đặc điểm hình thái trong hệ thống phân loại ......................................... 7
1.3. Yêu cầu về ngoại cảnh của cây lan ...................................................... 13
1.3.1. Nhu cầu về ánh sáng ..................................................................... 13
1.3.2. Nhu cầu về nhiệt độ ...................................................................... 16
1.3.3. Nhu cầu về độ ẩm.......................................................................... 17
1.3.4. Nhu cầu về dinh dưỡng ................................................................. 20
1.3.5. Độ thơng gió.................................................................................. 23
1.4. Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan .......................................... 23
1.4.1. Kỹ thuật trồng cây con vào chậu................................................... 23
1.4.2. Kỹ thuật chuyển chậu.................................................................... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
1.4.3. Kỹ thuật tưới nước cho cây ........................................................... 24
1.4.4. Kỹ thuật thúc mầm cây ................................................................. 24
1.4.5. Phòng trừ bệnh cho cây ................................................................. 25
1.4.6. Điều khiển cây ra hoa.................................................................... 25
1.5. Các nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài .............................. 25
1.5.1. Các nghiên cứu về bón phân qua lá .............................................. 25

1.5.2. Các nghiên cứu về giá thể ............................................................. 28
1.5.3. Các nghiên cứu về phòng trừ bê ̣nh thố i nõn điạ lan ..................... 28
1.6. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và Viê ̣t Nam ......................... 30
1.6.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới ....................................... 30
1.6.2. Tình hình sản xuất hoa Lan ở Việt Nam ....................................... 31
1.6.3. Tình hình sản xuất hoa trên địa bàn huyện Tam Đường
.................. 33
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 35
2.1. Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 35
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 35
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 35
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 36
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 36
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................... 39
2.3.3. Xử lý số liệu .................................................................................. 41
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN ........................ 42
3.1. Đánh giá khả năng thích ứng của Địa lan kiế m Trần Mộng Xuân tại
một số vùng sinh thái tỉnh Lai Châu ........................................................... 43
3.1.1. Đánh giá khả năng thích ứng của Địa lan kiế m Trần Mộng Xuân
tại một số vùng sinh thái tỉnh Lai Châu .................................................. 43
3.1.2. Đặc điểm khí hậu các vùng nghiên cứu các năm 2014- 2015 ...... 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
3.1.3. Ảnh hưởng của các vùng sinh thái đến sinh trưởng và phát triển

của cây địa lan kiế m TMX ...................................................................... 45
3.1.4. Ảnh hưởng của các vùng sinh thái đến thời điểm ra hoa của cây
địa lan kiế m TMX ................................................................................... 46
3.1.5. Độ bền hoa tự nhiên của cây địa lan kiếm TMX .......................... 47
3.1.6. Chất lượng hoa của cây địa lan kiế m TMX tại Lai Châu ............. 48
3.1.7. Tình hình sâu bệnh hại trên địa lan kiế m Trần Mộng Xuân ở các
vùng sinh thái của tại Lai Châu............................................................... 49
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất
lượng hoa địa lan kiế m Trần Mộng Xuân tại Lai Châu .............................. 50
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đối với sinh
trưởng và phát triển của địa lan kiế m Trần Mộng Xuân tại Lai Châu .... 50
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng của địa
lan kiế m Trần Mộng Xuân tại Lai Châu ................................................. 56
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với
phòng trừ bệnh địa lan Trần Mộng Xuân tại Lai Châu ........................... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 64
1. Kết luận ................................................................................................... 64
2. Đề nghị .................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BPQL


: Bón phân qua lá

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CT

: Công thức

CTTD

: Chỉ tiêu theo dõi

ĐC

: Đối chứng

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NCKH

: Nghiên cứu khoa học




: Nồng độ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TLB

: Tỷ lệ bệnh

TMX

: Trần Mộng Xuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhu cầ u ánh sáng của mô ̣t số nhóm loài lan .................................. 15
Bảng 1.2. Các biện pháp chủ yếu tưới nước cho lan ...................................... 19
Bảng 3.1: Tình hình trồng địa lan kiế m Trần Mộng Xuân tại các vùng nghiên
cứu năm 2014 .................................................................................. 43
Bảng 3.2: Đặc điểm khí hậu các vùng nghiên cứu các năm 2014 - 2015 ....... 44
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các vùng sinh thái đến sinh trưởng và phát triển của
cây địa lan kiế m TMX .................................................................... 45

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các vùng sinh thái đến thời điểm ra hoa của cây địa
lan kiế m TMX ................................................................................. 46
Bảng 3.5: Độ bền hoa của cây địa lan kiế m TMX .......................................... 47
Bảng 3.6: Chất lượng hoa của cây địa lan kiế m TMX tại Lai Châu............... 48
Bảng 3.7: Tình hình sâu bệnh hại trên địa lan kiế m Trần Mộng Xuân ở các
vùng sinh thái của tỉnh Lai Châu .................................................... 49
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây
địa lan kiế m TMX ........................................................................... 50
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời điểm ra hoa của cây địa lan
kiế m TMX ....................................................................................... 52
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phân bón lá đến độ bền hoa tự nhiên của cây địa
lan kiế m TMX ................................................................................. 53
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa của cây địa lan
kiế m TMX ....................................................................................... 54
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của một số phân bón lá đối với mô ̣t số loại

sâu bệnh

hại địa lan kiế m Trần Mộng Xuân tại Lai Châu (%) ...................... 55
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng và phát triển của
cây địa lan kiếm TMX .................................................................... 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của một số giá thể đến thời điểm ra hoa của cây địa
lan kiế m TMX ................................................................................. 57

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của một số giá thể đến đô ̣ bề n hoa tự nhiên của cây địa
lan kiế m TMX ................................................................................. 59
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của một số giá thể đến chất lượng hoa của cây địa
lan TMX ................................................................................. 60
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đối với mô ̣t số loại sâu bệnh
hại địa lan kiếm Trần Mộng Xuân tại Lai Châu ............................. 61
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bệnh
thối nhũn chồi địa lan kiế m Trần Mộng Xuân tại Lai Châu ........... 62
Bảng 3.19: Đánh giá mức độ bệnh hại ............................................................ 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hoa điạ lan là mô ̣t trong những loa ̣i cây trồ ng có giá tri ̣kinh tế cao ở
mô ̣t số nước trồ ng hoa trên thế giới như Mỹ , Thái lan, Đài Loan… Tại Việt
Nam, trong khoảng 20 năm trở lại đây nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, hoa
lan bắt đầu được ni trồng nhiều, nhiều lồi lan mới có màu sắc đẹp, đa dạng
đã ra đời nhờ công nghệ lai giống, cấy ghép. Khảo sát từ những khu vực trồng
lan, các viện nghiên cứu, các trung tâm thì hoa lan được lai tạo đang ngày
càng phong phú, đặc biệt là giống lan Hồ Điệp và Địa Lan Kiếm... Lan Hồ
Điệp màu mới có cánh hoa trắng họng tím, cánh tím đậm, họng vàng, cánh
vàng nhạt, họng hồng, cánh cam, họng đỏ, cánh trắng, họng cam đang được
sản xuất. Địa lan kiếm cũng khoe đủ sắc mầu mới: hoa màu vàng cam pha
xanh lá cây, hoa màu cam đất họng đỏ pha vàng, lục pha vàng, hoa có đài

hồng bơng tím, hoa đài hồng nhạt, cánh hồng đậm. Đặc biệt là giống địa lan
kiếm có hương thơm ngát với đài hoa màu nâu, bơng hình chng màu hồng.
Theo một số nhà vườn các giống hoa lan, đặc biệt là hoa địa lan kiếm có màu
mới lai tạo có giá cao hơn 20-30%. Dù giá thành có cao hơn so với các lồi
hoa khác nhưng hiện nay đang ngày càng có nhiều người thích chơi hoa lan
nhờ các đặc tình nổi bật của nó như đa dạng về màu sắc, mùi hương quyến rũ,
tuy khó trồng nhưng lại bền, đẹp hơn các lồi hoa khác. Đặc biệt những chậu
địa lan kiếm Trần Mộng Xn có hình dáng bề thế, lá cong rủ xuống trông
thướt tha yêu kiều cho những bông hoa nở đúng vào dịp tết nguyên đán hết
sức có giá trị đang rất được ưa chuộng và hấp dẫn người chơi bởi vẻ đẹp tự
nhiên và hương thơm.
Địa lan kiếm Trần Mộng Xuân (Cymbidium lowianum) là loại lan có
hoa rất đẹp, với vẻ đẹp của lồi có hoa tự dài, hoa to và bền, màu sắc xanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
vàng, cánh môi vàng sẫm, số lượng hoa trên chùm có thể lên tới vài chục hoa.
Hoa nở đúng vào dịp tết Nguyên đán nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Hiện nay, cây địa lan kiếm Trần Mộng Xuân đang được trồng với quy mô
ngày càng lớn và đang trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ nông dân. Những
năm gần đây trung bình mỗi chậu hoa địa lan kiếm Trần Mộng Xuân được
bán ra thị trường với giá khoảng 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, có những
chậu được bán với giá hàng chục triệu đồng. Do vậy, địa lan kiế m Trần Mộng
Xuân ngoài tự nhiên đã trở thành đối tượng bị khai thác đem bán với tốc độ
rất nhanh và ngày càng hiếm gặp ngoài tự nhiên. Đồng thời, hiện nay trong
gây trồng lan của người dân chủ yếu là tự phát, chưa có nhiều kinh nghiệm,
việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật và sử dụng các giá thể không phù hợp...

nên cây thường hay bị nhiễm bệnh, khả năng sinh trưởng và phát triển còn
hạn chế, chưa khống chế, điều tiết thời điểm ra hoa vào đúng dịp tết cổ truyền
của dân tộc nên giá trị chưa cao và chưa đáp ứng nhu cầu chơi hoa của người
tiêu dùng.
Đối với tỉnh Lai Châu, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 3.500
chậu địa lan, trong đó tập trung ở huyện Sìn Hồ khoảng 2.000 chậu với trên
120 hộ gia đình trồng, ở Thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường có
khoảng hơn 1.500 chậu trồng tập trung ở một số hộ gia đình với quy mơ từ 50
chậu/hộ trở lên cịn lại là nhân dân trồng rải rác ở một số bản vùng cao có
điều kiện khí hậu phù hợp cho địa lan sinh trưởng và phát triển. Trong những
năm qua, việc nghiên cứu phát triển địa lan kiếm Trần Mộng Xuân đã được
chính quyền địa phương quan tâm thực hiện một số đề tài như: Đề tài nghiên
cứu việc trồng địa lan tại huyện Sìn Hồ; các giải pháp phịng, trị bệnh thối
nõn trên hoa địa lan... Tuy nhiên hiệu quả chưa được khẳng định rõ; nhiều nhà
vườn được đầu tư nhưng vẫn do tự phát, phát triển chậm, trồng và chăm sóc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
chưa đúng kỹ thuật, hoa ra không đúng thời điểm, đã có một số hộ dân mất
trắng do bị sâu bệnh hại.
Để có cơ sở phát triển sản xuất lồi hoa có giá trị kinh tế này tại tỉnh
Lai Châu cần phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc loại
hoa lan này trên địa bàn nhằm phát huy lợi thế sẵn có của địa phương, mang
lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và địa phương.
Từ những u cầu thiết thực đó, tơi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với Địa lan

kiế m Trần Mộng Xuân (Cymbidium lowianum) tại Lai Châu”.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống hoa địa lan kiếm Trần Xuân
Mộng tại một số vùng sinh thái của tỉnh Lai Châu và nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống hoa địa lan kiếm
Trần Xuân Mộng trên địa bàn tỉnh.
Xác định khả năng thích ứng của địa lan kiế m Trần Mộng Xuân với
một số tiểu vùng sinh thái trên địa bàn của tỉnh Lai Châu
Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao năng suất ,
chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hoa địa lan kiế m Trần
Mộng Xuân.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng thích ứng của cây Địa lan kiế m Trần Mộng Xuân
tại một số vùng sinh thái tỉnh Lai Châu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đối với sinh trưởng và phát
triển cây Địa lan kiế m Trần Mộng Xuân.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng và phát
triển của địa lan kiế m Trần Mộng Xuân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với
phòng trừ bệnh thối nhũn chồi trên cây địa lan kiế m Trần Mộng Xuân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và giúp

giải quyết việc có định hướng cho quy hoạch vùng phát triển địa lan kiế m
TMX; tác động bằng các biện pháp phù hợp đối với sinh trưởng và phát triển
cây địa lan kiế m Trần mộng Xuân tại Lai Châu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu xác định các khả năng thích ứng của địa lan kiế m TMX
đối với một số tiểu vùng khí hậu , các yếu tổ ảnh hưởng đến sinh trưởng , phát
triển và chất lượng hoa địa lan kiế m Trần Mộng Xuân có ý nghĩa trong thực
tiễn sản xuất phát triển nghề nuôi trồng hoa địa lan kiế m Trần Mộng Xuân tại
Lai Châu.
- Trên cơ sở nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật để tác động
phù hợp vào quá trình sinh trưởng và phát triển, nâng cao chất lượng và đem
lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất hoa địa lan kiế m Trần Mộng Xuân
tại Lai Châu, góp phần chuyển đổi cơ cấu một số loại cây trồng phù hợp phát
huy lợi thế của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu vùng sinh thái và đặc điểm nông
sinh học
Cây trồng chịu ảnh hưởng rất rõ của các điều kiện ngoại cảnh và các
ảnh hưởng đó được phản ánh ra trên bản thân của cây bằng những biểu hiện
của sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và chất lượng. Cây lan nói
chung và địa lan nói riêng khi trồng trong các điều kiện khác nhau về đất đai,

khí hậu sẽ thể hiện bằng các phản ứng của cơ thể với mơi trường để thích nghi
với điều kiện sống đó. Chính vì vậy việc nghiên cứu các đặc điểm sinh
trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cây địa lan kiế m Trần Mộng
Xuân (Cymbidium lowianum) tại một số vùng sinh thái của tỉnh Lai Châu có ý
nghĩa lớn trong khoa học và thực tiễn.
1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật có vai trị quan trọng trong bảo vệ cây trồng. Có
nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh hại, mỗi loại thuốc
bảo vệ thực vật có tác dụng khác nhau và cơ chế tác động khác nhau đối với
sâu bệnh trên cây trồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật đối với cây trồng hiện nay rất cần thiết và có hiệu quả cao trong sản
xuất các cây trồng nơng nghiệp nói chung và cây địa lan kiế m Trần Mộng
Xuân (Cymbidium lowianum) nói riêng.
1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu sử dụng phân bón lá
Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho
cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với
mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên khơng của cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
trồng. Bón phân qua lá (BPQL) có một vai trị ngày càng gia tăng trong dinh
dưỡng cây trồng và đã được áp dụng từ nhiều năm nay trên thế giới, đây là
một phương pháp giảm giá thành đầu tư , dễ áp dụng và hiệu quả để gia
tăng năng suất và chất lượng cây trồ ng dẫn đến gia tăng lợi nhuận nếu
được áp dụng đúng cách.
Quy trình sinh học của cơ chế hấp thu qua lá và phân phối dinh
dưỡng bên trong cây trồng, thực hiện các nhiệm vụ bên trong lá hoặc vận

chuyển các chất dinh dưỡng khoáng ra khỏi lá đến các bộ phận khác của
cây trồng và quy trình hấp thu thơng qua màng tế bào (plasma
membrane), từ các không bào bên trong lá (apoplast) vào bên trong tế bào
(symplast) sẽ xảy ra.
Phân bón có vai trị quan trọng đối với cây trồng, ngồi việc bón phân
qua hệ rễ thì việc bón phân qua lá là biện pháp kỹ thuật quan trọng, có hiệu suất
sử dụng phân bón cao, cung cấp dinh dưỡng có hiệu quả, bổ sung kịp thời các
nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng. Khi bón phân qua lá, các chất dinh dưỡng
được dẫn đến các tế bào mô cây qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Trong
thành phần chất dinh dưỡng của phân bón qua lá ngồi các ngun tố đa lượng
như đạm, lân, kali cịn có các ngun tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn,
Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng rất nhỏ nhưng lại giữ vai trò
quan trọng trong đời sống của cây trồng. Do đó, khi bổ sung các chất dinh
dưỡng trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng tạo
điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng.
Phân bón qua lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ
sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi
lượng. Ngoài ra, trong thành phần của phân bón qua lá cịn có các chất điều
hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, kích thích đâm chồi, đẻ
nhánh, ra hoa, đậu quả, giảm hiện tượng rụng trái non, tăng kích thước quả to
đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giá thể
Giá thể là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của
cây trồng. Giá thể là loại vật liệu thường sử dụng trong trồng cây khơng đất,

có khả năng giữ nước, tạo độ ẩm cho cây trong thời gian dài và tạo độ thống
khí. Khả năng giữ nước và độ thống khí của giá thể được quyết định bởi
những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Giá thể có những đặc điểm giữ nước
cũng như thống khí, có pH trung tính và có khả năng ổn định pH, thấm nước
dễ dàng, bền và có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy ngồi mơi trường, có
trọng lượng nhẹ, rẻ và rất thơng dụng. Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu
hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ hạt đậu), đá trân châu,…Có thể dùng đơn lẻ
hoặc trộn lẫn lại với nhau để tận dụng ưu điểm từng loại. Vì vậy, trồng cây
trong giá thể, dinh dưỡng được cung cấp cho cây thơng qua phân bón trộn
trong giá thể và bón thúc. Việc sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc
biệt đối với cây trồng. Giá thể được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: Than
củi, gạch nung, rêu, xơ dừa, rễ bèo tây, vỏ cây, rễ dương xỉ, trấu hun, sỏi, đất,
bã nấm....,
1.2. Đặc điểm hình thái trong hệ thống phân loại
Họ Phong lan (Orchidaceae Juss.) thuộc Bộ Phong lan (Orchidales),
trong Lớp một lá mầm (Monocotyledones) của Ngành thực vật Hạt kín
(Angiospermae). Đây là một họ thực vật có nhiều đặc điểm hình thái, cấu
tạo hoa đa dạng và phức tạp. Trong q trình tiến hóa, Họ Phong lan đều
bắt nguồn từ tổ tiên kiểu Hypoxis có 6 mảnh bao hoa và 6 nhị đực (Võ Văn
Chi, 1978) [ 3], (Phạm Hoàng Hộ , 1993) [ 5], (Trầ n Hơ ̣p , 1968) [6]. Tuy
nhiên, sự thay đổi về hình dạng cánh hoa và vừa giảm bớt, vừa dính lại của
nhị đực với bộ nhụy làm cho Họ Phong lan thành một họ có lối sinh sản
chun hóa nhất của lồi thực vật có hoa. Q trình tiến hóa này phân chia
họ Phong lan thành 5 họ phụ, trong đó: từ các lồi ngun thủy nhất có 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

đến 3 nhị đực rời nhau: Apostasioideae; sau đó là nhóm có 2 nhị:
Cypripedioideae và các lồi chỉ có 1 nhị đực dính với bộ nhụy (chiếm 99%
tổng

số

lồi

của

cả

họ):

Vanilloideae,

Orchidoideae,

Epidendroideae,…(Ngũn Tiế n Bân , 1997) [2], (Trầ n Hơ ̣p , 1988) [7].
Cây lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông, theo Bretchacider thì
từ đời vua Thần Nơng (2800) trước Cơng nguyên, lan rừng này được dùng
làm thuốc chữa bệnh. Sau đó, Robut Bron (1773 - 1858) là người đầu tiên
đã phân biệt rõ ràng giữa Họ lan và các họ khác (Trầ n Hơ ̣p , 1990) [8]. Đặt
nền tảng cho môn học về Lan là Joanlind , năm 1836, ông công bố sắp xếp
các tông họ lan (A tabuler view of the Tribes of Ochidalr ) tên của họ lan do
ông đưa ra được dùng cho đến ngày nay (Phạm Hoàng Hộ , 1993) [5], (Trầ n
Hơ ̣p, 2000) [9].
Ở Việt Nam, người đầu tiên có khảo sát về lan là Gioalas Noureiro Nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên
vào năm 1789 trong cuốn “Flora cochin chinensis” gọi tên các cây lan
trong cuộc hành trình đến Nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và

Sarcopodium …mà đã được Ben Tham và Hooker ghi lại trong cuốn
“Genera plante rum” (1862 - 1883), chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam
thì mới có những cơng trình nghiên cứu được cơng bố, đáng kể là F. gagne
pain và A. gui llaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nước Đơng
Dương trong bộ “Thực vật Đơng Dương chí” (Flora Genera Indochine) do
H. Leconte chủ biên xuất bản từ những năm 1932 - 1934 (Trầ n Hơ ̣p , 1990)
[8], (Averyanov L.V, 1988) [31].
Họ Phong lan được biết đến như một họ thực vật hạt kín ở vào vị trí
“đỉnh cao của sự tiến hóa” của các cây có hoa. Nó bao gồm 835 chi và 25.000
- 35.000 loài phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất , song tập trung nhất ở vùng
nhiệt đới như: Châu Mỹ la tinh, Đơng Nam Á (Trầ n Hợp, 2000) [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Cịn ở Việt Nam, số lồi hiện đã biết là 897 loài thuộc 152 chi. Chúng
chiếm khoảng 80% số loài được biết đến (Trầ n Hơ ̣p, 1988) [7].
Ở họ Phong lan, ngồi các lồi mọc ở đất chúng cịn sống được trong
các hốc đá, vách đá, sống phụ trên vỏ thân cây gỗ, sống trong mùn (xác thực
vật) hay sống ký sinh trên rễ các cây ở trong rừng. Do đa dạng về dạng sống,
nên họ Phong lan có hình thái cấu tạo hết sức độc đáo. Sơ bộ có thể mơ tả các
cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của Phong lan như sau:
Hệ rễ: Đối với các lồi sống ở đất, chúng thường có củ nạc to nhỏ
không đều, hoặc rễ chùm xum xuê trên các thân, rễ bò dài hoặc ngắn. Tuy
nhiên, nét độc đáo của họ Phong lan là lối sống phụ bì (bì sinh), bám, treo lơ
lửng trên các thân cây gỗ khác. Chúng phát triển hệ rễ nạc dài, ngắn, mập hay
mảnh mai tùy thuộc vào từng lồi để đưa cơ thể bị đi xa hay chụm lại thành
bụi dày. Hệ rễ phát triển nhiều hay ít phụ thuộc vào hình dạng chung của cơ

thể. Ở các loài nhỏ bé, hệ rễ cũng nhỏ, đan thành búi, ngược lại, ở những lồi
có kích thước lớn hay trung bình hệ rễ ký sinh phát triển rất phong phú, mọc
rất dài, mập và khỏe vừa giữ cho cơ thể bám vững chắc vừa hấp thu nước lơ
lửng trong khơng khí.
Nhiề u loài có hê ̣ rễ đan , bê ̣n chằ ng chiṭ là nơi thu gom mùn từ vỏ cây
gỗ hay cây bu ̣i , trong không khí để làm nguồ n dự trữ chấ t dinh dưỡng cho
cây. Ngươ ̣c la ̣i có loài mo ̣c bò dài , hê ̣ rễ có khi buông thõng xuố ng theo các
đoa ̣n thân , cứng hoă ̣c mảnh mai , treo lơ lửng trong không khí hoă ̣c cắ m
thẳ ng xu ống đất.
Ở một số lồi có thân , lá kém phát triển , hê ̣ rễ phát triể n dày đă ̣c và
kiêm nhiê ̣m luôn cả vai trò quang hơ ̣p , rễ có da ̣ng be ̣t , bò rất dài , màu xanh
như lá. Đặc biệt các loại Lan sống hoại , số ng ký sinh, bô ̣ rễ có hình dạng, cấ u
trúc khá độc đáo , có dạng búi nhỏ với những vòi , giác hút ngắn , dầ y đă ̣c để
lấ y dinh dưỡng từ những đám xác thực vâ ̣t thông qua hoa ̣t đơ ̣ng của nấ m. Mă ̣c
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
dù có lối sống hoại, sớ ng ký nhưng mơ ̣t số loài có thể dài đế n vài chu ̣c mét và
có khả năng leo, bị trên các thân cây cao.
Thân cây: Thân Phong lan biến đổi rất đa dạng. Theo M.E.Pfizer
(1882) đã sắp xếp chúng vào hai nhóm chính: nhóm đơn thân (Monopodial)
và nhóm đa thân (Sympodial) (Trầ n Hơ ̣p, 2007) [10].
Nhóm đơn thân gồm các chi: Dáng Hương (Aerides), Hồ Điệp
(Phalaennopsis), Phượng Vỹ (Renanthera), Ngọc Điểm (Rhynchostylis)...đây
là nhóm gồm những cây chỉ tăng trưởng theo chiều dài.
Nhóm đa thân: Đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục và có
những kỳ nghỉ sau những mùa tăng trưởng như: Chi lan kiếm (Cymbidium),

Chi lan Hoàng Thảo (Dendronbium).
Ở các loài Lan sống phụ , thân nhiề u loài phiǹ h lớn ta ̣o thành củ giả , đó
là bộ phận dự trữ nước và chất dinh dưỡng đ ể ni cây trong hồn cảnh khơ
hạn khi sống bám trên cao . Củ giả rất đa dạng , hình cầu hoặc thn dài , xế p
sát nhau hay rải rác hoặc xếp đều đặn trên thân

, rễ hay hiǹ h tru ̣ xế p chồ ng

chấ t lên nhau thành mơ ̣t thân giả. Kích thước của củ giả cũng rất biến động, từ
dạng củ rất nhỏ chỉ lớn bằng chiếc đầu kim như Bulbophyllum đến củ to bằng
cả chiếc mũ như Peristeria elata. Đa số củ giả đề u có màu xanh bóng , nên
cùng với lá nó cũng làm nhiệm vụ quang hơ ̣p (Lưu Chấ n Long, 2003) [17].
Lá: Hình dạng và cách mọc của lá là một trong những tiêu chuẩn mang
lại giá trị thưởng thức của cây Phong lan, thường được phân thành 3 loại lá: lá
đứng, lá nửa đứng, lá cong rũ. Đa số các lồi địa lan nhờ có hệ rễ dày đặc và
thân rễ mập nên phát triển rất đầy đủ hệ thống lá. Lá địa lan mềm mại và hấp
dẫn, lá mọc đơn độc, hoặc xếp dày đặc ở gốc, hay xếp cách đều đặn trên thân,
rễ, củ giả. Hình dáng lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước, nạc, dài hình
kim, hình trụ với tiết diện trịn hay có rãnh, đến loại lá hình phiến mỏng, dài
màu xanh bóng, đậm hay nhạt tùy theo vị trí, tất cả đều có gốc thn dài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
thành bẹ ôm lấy cây, đôi khi phần lá dưới sát gốc tiêu giảm đi chỉ cịn là
những bẹ khơng có phiến lá hay giảm hẳn thành các vẩy.
Các lồi địa lan có số lá trên nhánh biến động rất lớn
nhánh ít như Đơng Lan


: loại có lá trên

(2-6 lá/ nhánh); trong khi đó Ba ̣c Lan

(Cerythrostylum) có số lá rất lớn (9,1 lá/nhánh). Độ dày và độ rộng của lá
cũng rất khác nhau , lá dài phải kể đến đó là Ngọc Bích

(Cymbidium

dayamum): 100cm; Thanh Ngo ̣c (Cymbidiumensifolium) 40-80 cm (Charles
Marles, Fitch, 1981) [34].
Về màu sắ c , phiế n lá thường có màu xanh bóng như các chi Lan Kiế m
(Cymbidium.SW), Chi lan Bầ u Rươ ̣u (Calanthe R.Br), có lồi màu xanh đậm
như Ha ̣c Đính vàng (Phaius flavum), có lồi lan lại có màu hồng và nổi lên các
đường vẽ trắ ng theo các gân rấ t đe ̣p như chi Lan Gấ m

(Goodyera.R.Browm),

Lan Sứa (Anoectochilus BL), Lan San Hô (Luisia Gaudisc).
Hoa: Cấu tạo của hoa lan cực kỳ phong phú và đa dạng, có thể gặp
nhiều lồi hoa mà mỗi mùa chỉ có một đóa hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà
mỗi cụm chỉ ra một bơng... Mặc dù mn hình mn vẻ nhưng nếu quan sát
hoa của bất kỳ loài Phong lan nào cũng có một tổ chức đồng nhất của hoa
mẫu 3 là một kiểu hoa đặc trưng của lớp một lá mầm nhưng đã biến đổi rất
nhiều để hoa có đối xứng qua một mặt phẳng (Trầ n Hơ ̣p, 1988) [7].
Mầm hoa của địa lan được hình thành từ đốt thứ 3, thứ 4 ở gần đáy
của các củ. Hoa đứng thẳng hay cong, thường dài và mang nhiều hoa; cịn
ở các lồi sống phụ, chồi hoa thường xuất hiện bên dưới củ giả, trong các
nách lá, tách các bẹ già đâm ra bên ngồi. Thơng thường, mỗi củ giả chỉ

cho hoa một lần. Chồi hoa thường xuất hiện đồng thời với chồi thân
nhưng chồi hoa mập , tròn hơn , còn chồi thân hơi dẹp . Các lá đầu tiên ở
chồi thân mọc đâm ra hai phía hình đi cá , cịn ở chồi hoa các lá bao hoa
ln ôm chặt quanh phát hoa (Trầ n Hơ ̣p , 1990) [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



,


12
Cuống chung cụm hoa không phân nhánh, dựng đứng hay buông thõng,
chiều dài từ 10 đến hơn 100cm. Cành hoa có một hay mang từ một đến vài
chục búp hoa xếp luân phiên nhau theo hình xoắn ốc . Búp hoa khi đã đủ lớn ,
cuố ng hoa bắ t đầ u dài ra và tách xa khỏi cuống chung.
Như hoa Cymbidium có 5 cánh gần giống nhau nhưng thực ra chỉ có 2
cánh hoa ở bên trong , cịn lại là 3 lá đài ở bên ngồi , có cấu trúc và mầu sắc
giố ng cánh hoa . Cánh hoa thứ 3 chuyể n hóa thành cánh môi , mầ u sắ c să ̣c sỡ
hơn xẻ thành 3 thùy tạo ra dạng nửa hình ống . Hai thùy bên ơm lấ y tru ̣ , thùy
thứ 3 có dạng bầu hay nhọn tạo thành hình đáy thuyền là chỗ đậu cho côn
trùng khi đến hút mật và thụ ph ấn cho hoa. Giữa 2 cánh mơi có nhiều gờ dọc
song song mầ u sắ c tô điể m . Tâ ̣n cùng bên trong có ho ̣ng mang mâ ̣t và đơi khi
có tuyến tiết mồ hơi . Hoa Cybidium lưỡng tiń h nhi ̣đực và nhu ̣y cái cùng gắ n
chung trên mô ̣t cô ̣t hin
̀ h tru ̣ hơi cong về phiá trước . Nhị ở trên cùng mang 2
khố i phấ n màu vàng có gót diń h như keo. Khố i phấ n đươ ̣c đâ ̣y bởi mô ̣t nắ p dễ
mở khi va cha ̣m và rời ra cô ̣t nhu ̣y cách với đầ u nhu ̣y bởi mô ̣t gờ nổ i lên . Với
cấ u trúc này trong tự nhiên, hoa Lan chỉ thu ̣ phấ n đươ ̣c nhờ côn trùng. Sau khi
hoa thu ̣ phấ n , hoa xoay dầ n về vi ̣trí cũ , bầ u noañ phiǹ h to lên ta ̣o thành quả

(Bernier and Sachs, 1981) [32].
Màu sắc của hoa rất sặc sỡ

, với các màu khác nhau và mùi hương

quyến rũ để hấp dẫn cơn trùng . Vì màu sắ c să ̣c sỡ của hoa lan mà từ xưa đế n
nay hoa lan đươ ̣c xế p vào loa ̣i hoa “Vương giả” . Ngoài vẻ đẹp kiêu sa , hoa
lan còn tỏa nhiề u hương hấ p dẫn.
Quả: Thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc, quả có dạng
dài (Vanilla) đến dạng hình trụ trứng ngắn phình ở giữa. Khi chín hạt thốt ra
từ các đường nứt để lại mảnh vỏ cịn dính với nhau ở phần đỉnh và gốc. Ở một
số loài quả chín nở theo 1- 2 khía dọc, thậm chí khơng nứt ra mà hạt chỉ ra
khỏi vỏ quả khi vỏ này bị mục nát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Hạt: Có rất nhiều hạt, kích thước nhỏ li ti, trong lượng rất nhẹ, toàn
bộ hạt trong một quả chỉ khoảng 1/10 - 1/1.000mg; trong đó khơng khí
chiếm 76 - 96% thể tích của quả. Hạt chỉ cấu tạo từ một khối phơi chưa
phân hóa, trên một mạng lưới nhỏ xốp chứa đầy khơng khí. Phần lớn hạt
thường chết vì khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nảy mầm

. Chỉ ở trong

những khu rừng già ẩm ướt , vùng ôn đới núi cao mới có thể đủ điều kiện để
hạt nảy mầm (Trầ n Hơ ̣p , 2007) [10].
* Đặc điểm sinh học của cây địa lan Trần Mộng Xuân (Cymbidium

lowianum)
Địa lan Trần Mộng Xuân có tên khoa học Cymbidium lowianum thuộc
Họ phong lan (Orchidaceae). Lan đất, củ giả trịn, lá hình dải hẹp dài từ 40 100cm, số lá trung bình/nhánh là 5,1 lá. Chùm hoa dài từ 70 - 100cm thường
dài hơn lá, với 20 - 45 hoa. Hoa lớn dài 12cm màu vàng lục cánh môi chia ba
thùy màu vàng, đỉnh môi màu đỏ hồng.
Loại địa lan này chỉ đẻ

1 nhánh/năm, đẻ 2 đợt mầm trong năm vào

tháng 3-4 và tháng 9-10. Những mầm đẻ vào tháng 9-10 thường là mầm sinh
trưởng, phát triển kém, còi cọc, những mầm này khó có khả năng cho ra hoa.
Tốc độ sinh trưởng về chiều cao của địa lan chậm, nhanh nhất là tháng thứ 6
mới đạt chiều cao tối đa.
1.3. Yêu cầu về ngoại cảnh của cây lan
Để sinh trưởng và phát triển tốt cần có yếu tố ngoại cảnh như nơi xuất
xứ. Muốn nuôi dưỡng tốt hoa lan trước tiên chúng ta cần tìm hiểu đặc tính
sinh trưởng của nó qua các yếu tớ chủ yếu sau:
1.3.1. Nhu cầu về ánh sáng
Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển
thông qua q trình quang hợp và hơ hấp. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng cho sự
tạo hoa của lan.
nCO2 + nH2O --as→ (CH2O)n + nO2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Chất diệp lục có trong lá, rễ, thân cây lan làm chức năng quang hợp
(CH2O)n cùng với nước và muối khoáng do rễ và lá hấp thụ được tạo ra

các chất hữu cơ cấu tạo nên tất cả các bộ phận của cây lan (Hoàng Minh Tấn
và cộng sự, 1994) [21].
Bản chất của hầu hết các loại lan rừng là sống dưới tán rừng , nơi ít có
các tia nắng chiếu trực tiếp và liên tục , nhưng không phải loài nào cũng cầ n
có độ tàn che nhất định mà chúng cần có độ che bóng khác nhau.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lan, ánh sáng là nhân tố
rất quan trọng trong quá trình tạo mầm hoa và cũng có thể là nhân tố liên
quan gây ra một số bệnh. Cây thiếu ánh sáng thường có sức đề kháng kém
nên dễ mắc một số bệnh như : Thán thư, thối nhũn chồi,… Nhưng nếu cường
độ ánh sáng cao quá sẽ dẫn đến cháy lá

, vàng lá ,… ảnh hưởng đế n vẻ đe ̣p

quyế n rũ chung của hoa lan. Vì vậy, để đạt được mục tiêu có châ ̣u hoa lan đe ̣p
thì cần đảm bảo ánh sáng là rất quan trọng

. Ở các nhà vườn khơng có cây

xanh để che bóng người ta dùng lưới đen có đô ̣ cản quang khác nhau để làm
mái che cho vườn lan, tuy nhiên viê ̣c xác đinh
̣ nhu cầ u ánh s áng cho vườn lan
chỉ ở mức tương đối.
Dựa vào nhu cầ u ánh sáng có thể chi thành ba nhóm chiń h như sau

:

nhóm trong bóng râm , nhóm trung tính và nhóm trong ánh nắng (Thiên Ân,
2000) [1], (Trầ n Duy Quý, 2005) [18].
Nhu cầ u về ánh sáng của lan rừng có thể khái quát như sau:
- Nhóm Dendrobium nhu cầ u ánh sáng khoảng 70%

- Nhóm Paphiopedium nhu cầ u ánh sáng khoảng 30%
- Nhóm Cymbidium nhu cầ u ánh sáng khoảng 60%
- Nhóm Calanthe nhu cầ u ánh sáng khoảng 30%
- Nhóm Coelogyne nhu cầ u ánh sáng khoảng 50%
- Nhóm Eria nhu cầ u ánh sáng khoảng 60%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Đối với mỗi lồi lan lại có sự khác biệt tương đối trong từng nhóm
và cho dù trong điều kiện nuôi trồng nhân tạo cũng không thể tạo điều
kiê ̣n tuyê ̣t đố i về mô ̣t nhu cầ u sinh thái nào đó

, mà chỉ là tương đối

(Nguyễn Công Nghiê ̣p , 1986) [12].
Bảng 1.1. Nhu cầ u ánh sáng của mô ̣t số nhóm loài lan
Nhu cầ u

Các nhóm lồi chủ ́u

ánh sáng
Ưa bóng 30 40%

Một sớ loài t

huô ̣c chi Tai Dê


(Liparis), Chi lan Sứa

(Anoectochilus), Chi lan Bầ u R ượu (Calanthe), Chi lan Luân
(Eulophia), Hạt Đính (Phaius), Paphiopedilum,...

Trung tin
́ h 60 Chi lan Kiế m
- 70%

(Cymbidium),

Chi lan Hoàng Thảo

(Dendrobium), Bulbophyllum...
Nhóm có thể sống trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời : Chi lan sâ ̣y

Ưa nắ ng 90 - (Arundina), mô ̣t vài loài trong chi lan lo ̣ng , Chi Khúc T hầ n,
100%

Bạch Hạc (Thunia),... các lồi này khi gặp thời tiết nắng nóng
lá ngả màu vàng

Đối với nhóm Cymbidium nhu cầ u ánh sáng tự nhiên là 60-70% (Trầ n
Duy Quý , 1996) [18]. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà có thể
điề u chin
̉ h đơ ̣ che bóng cho phù hơ ̣p . Ở những nơi có độ ẩm cao , cường đô ̣
ánh sáng rất thấ p (Miề n núi phiá Bắ c ) từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau .
Nhưng do đă ̣c điể m thời tiế t này không kéo dài liên tu ̣c mà biế n đổ i thấ t
thường nên cầ n ta ̣o ra hê ̣ thố ng lưới đen có thể


điề u chin̉ h đươ ̣c để có thể ta ̣o

môi trường tương đố i phù hơ ̣p với điề u kiê ̣n ngoa ̣i cảnh ta ̣o điề u kiê ̣n cho lan phát
triể n. Đặc biệt chú ý những ngày nắng gắt bất thường phải bố trí hệ thống mái che
để tránh hiện tượng cháy lá, đây cũng là điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i để các mầm mống
bê ̣nh xuấ t hiê ̣n, gây nên mô ̣t số loa ̣i bê ̣nh thường gă(Trầ
̣p n Duy Quy,́ 2005) [19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×