Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.74 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 10. Ngày soạn : 17 - 10 - 2013 Ngày dạy : Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013 Chào cờ Toán TIẾT SỐ 46 : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I. MỤC TIÊU. - Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. - Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác). * Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3(a, b). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Thước xăng-ti-mét, thước mét. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra đồ dùng HT của HS. - GV nhận xét, kết luận 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Thực hành * Bài 1: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS vẽ: Chấm một điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm O của thước trùng với điểm vừa chọn sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối hai điểm ta được đoạn thẳng cần vẽ. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài.. Học sinh - HS để đồ dùng HT lên bàn.. - HS nghe. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nghe.. - HS dưới lớp vẽ vào vở, 3 HS lân bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. A 7cm B C. 12cm. D. E. 12 cm. G. * Bài 2: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. - HS nêu. - GV hướng dẫn HS đo chiếc bút chì: Đặt - HS theo dõi. một đầu bút chì trùng với điểm O của 1. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thước. Tìm điểm cuối của bút ứng với điểm nào trên thước. - Yêu cầu HS thực hành đo và đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì. - Yêu cầu HS thực hành đo và nêu kết quả. - GV nhận xét, chữa bài. * Bài 3: - Cho HS quan sát thước mét để có biểu tượng chắc chắn về độ dài 1m. - Ước lượng độ cao của bức tường lớp bằng cách so sánh với độ cao của thước mét. - GV ghi kết quả ước lượng. 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng MN = 1dm. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.. - HS thực hành đo và nêu kết quả. - HS thực hành và nêu kết quả. - HS nghe. - HS quan sát. - HS tập ước lượng. - HS chữa bài. a) Bức tường lớp học cao khoảng 3m. b) Chân tường lớp em dài khoảng 4m. - HS thi vẽ nhanh vào phiếu HT. - HS nghe. - HS nghe.. Tự nhiên và xã hội TIẾT SỐ 19 : CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU. - Nêu được các thế hệ trong một gia đình. - Phân biệt các thế hệ trong gia đình. - Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình. * Các KNS được giáo dục : - Kĩ năng giao tiếp : Tự tin với các bạn trong nhóm để chia se, giới thiệu về gia đình của mình. - Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Giấy khổ to, bút, bảng phụ, ảnh gia đình 2-3 thế hệ. - Mỗi HS mang 1 ảnh chụp gia đình mình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hoạt động 1: Tìm hiểu về gia đình * Mục tiêu: Kể được những ngưòi nhiều tuổi nhất, ít tuổi nhất trong gia đình. * Bước 1: Kể tên những người trong gia đình em? Ai là người nhiều tuổi nhất ? Ai là người ít tuổi nhất ? - Cả lớp theo dõi, bổ sung, nhận xét. 2. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  Kết luận: Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong một gia đình. * Bước 2: - GV chia lớp thành các nhóm, phát ảnh gia đình cho các nhóm. - Yêu cầu thảo luận: Thảo luận nhóm + Ảnh vẽ những ai ? Ai nhiều tuổi nhất ? Ai ít tuổi nhất ? + Gia đình trong ảnh có mấy thế hệ ? Mỗi thế hệ có bao nhiêu người ? - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. c. Hoạt động 2: Gia đình các thế hệ * Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ, gia đình 3 thế hệ. * Bước 1: Thảo luận theo cặp đôi - Yêu cầu các nhóm quan sát tranh trang 38, 39 thảo luận theo câu hỏi : ? Tranh nói về gia đình ai ? Gia đình đó có bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ ? - Một số nhóm nêu kết quả. + Trang 38: Nói về gia đình bạn Minh. Gia đình Minh có 6 người, có 3 thế hệ. + Trang 39 nói về gia đình bạn Lan. Gia đình bạn Lan có 4 người, có 2 thế hệ. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. * Bước 2: Hoạt động cả lớp ? Theo em trong mỗi gia đình có bao nhiêu thế hệ ? Kết luận : Mỗi gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống. d. Hoạt đông 3: Giới thiệu gia đình mình * Mục tiêu : Giới thiệu cho các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình mình. * Cách tiến hành : - HS giới thiệu các thành viên trong gia đình mình. - GV cùng HS nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò ? Thế nào là gia đình nhiều thế hệ ? (Gia đình có nhiều người cùng sinh sống cùng một nhà). - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS tìm hiểu về họ hàng nội ngoại nhà mình. Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 Chính tả TIẾT SỐ 17 : NGHE – VIẾT : QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT I. MỤC TIÊU. - Nghe - viết chính xác bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm và viết được tiếng có vần oai / oay (BT2). - Làm được BT(3) a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Giấy khổ to hoặc bảng để làm bài tập. - Bảng lớp viết sẵn ND bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ ? Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi ? 1 HS lên bảng viết. - HS và GV nhận xét, kết luận. 3. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS viết chính tả * Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc toàn bài 1 lượt. - GV hướng dẫn HS nắm ND bài. ? Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình ? (Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên). - GV hướng dẫn nhận xét về chính tả. ? Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài ? - GV đọc các tiếng khó : nơi trái sai, da dẻ, ... cho HS viết vào vở nháp. - GV sửa sai cho HS. * HS viết CT - GV đọc bài cho HS viết. c. Chấm, chữa bài - GV thu bài, chấm điểm. - GV nhận xét bài viết. d. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS thi làm bài theo tổ. - HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. VD: Oai : khoai, ngoài, ngoại,... Oay : xoay, loay hoay,... * Bài tập 3(a): - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở và nêu kết quả. - HS và GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Toán TIẾT SỐ 47 : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU. - Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài. - Biết so sánh các độ dài. * Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Thước đo dây, thước mét, giấy bút ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu độ dài cái bàn học của em ? - GV nhận xét, kết luận.. Học sinh - HS nêu.. 4. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. - HS nghe. b. Hướng dẫn HS luyện tập * Bài 1: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đọc mẫu. - HS đọc mẫu. ? Nêu chiều cao của bạn Minh và chiều - HS tiếp nối nêu chiều cao của từng cao của bạn Nam ? bạn. Bạn Minh cao một mét hai mươi lăm xăng- ti-mét. Bạn Nam cao một mét mười lăm xăng-ti-mét. ? Trong 5 bạn trên, bạn nào cao nhất ? - HS nêu : Bạn Hương cao nhất. Bạn bạn nào thấp nhất ? Nam thấp nhất. - GV nhận xét, kết luận. * Bài 2: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu. - Yêu cầu HS đo chiều cao của các bạn ở - Từng tổ thực hành đo chiều cao của tổ mình rồi viết kết quả đo vào bảng. từng bạn. Tổ trưởng đo và cử thư kí ghi kết quả. - Yêu cầu đại diện của các tổ báo cáo kết - Đại diện tổ báo cáo kết quả. (HS tiến quả trước lớp. hành xếp hàng theo chiều cao tăng dần của từng tổ). - GV nhận xét, kết luận. - Các tổ kiểm tra nhau. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS nghe. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. - HS nghe. Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013 Luyện Toán THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I. MỤC TIÊU. - Củng cố cách đo độ dài đoạn thẳng, một vật cho trước. - Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Vở luyện Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ ? Muốn cộng, trừ, nhân, chia các đơn vị đo độ dài ta làm thế nào ? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: - GV cho HS đọc bài toán. - HS nêu yêu cầu bài toán. ? Bài toán có mấy yêu cầu ? Đó là những yêu cầu nào ? 5. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở. - GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. - HS và GV nhận xét, chữa bài. * Bài 2: - HS đọc bài toán. - HS nêu yêu cầu bài toán. ? Bài toán có mấy yêu cầu ? Đó là những yêu cầu nào ? - GV hướng dẫn lại cách đo một vật : Đặt điểm O của thước trùng với một đầu của vật. Cạnh thước trùng với cạnh của vật. Tìm điểm cuối của vật ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của vật. - HS làm bài vào vở, nêu kết quả. - GV nhận xét, chữa bài. - HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả. * Bài 3: - HS đọc bài toán. - HS nêu yêu cầu bài toán. - GV cho HS quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m. - GV hướng dẫn HS ước lượng nền phòng học lớp bằng cách so sánh với độ dài của thước mét. - Sau đó cho HS tự ước lượng. - Gọi một số HS nêu kết quả ước lượng của mình. - GV ghi kết quả ước lượng và tuyên dương HS ước lượng tốt. 3. Củng cố, dăn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về so sánh các số đo độ dài. Toán TIẾT SỐ 48 : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. - Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. - Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo. * Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2, 4), Bài 3 (dòng 1), Bài 4, Bài 5. * Điều chỉnh nội dung : Không làm dòng 2 ở bài tập 3. Không làm ý b ở bài tập 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ, Phiếu HT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học ? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS luyện tập. Học sinh - HS nêu.. - HS nghe.. 6. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Bài 1: - Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài và nêu kết quả. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét,chữa bài. * Bài 2: - Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính nhân và tính chia. - Yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. * Bài 3: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. ? Muốn điền được số ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài.. * Bài 4: - Yêu cầu HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? ? Bài toán thuộc dạng toán gì ? ? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài HS. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài.. - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài và nêu kết quả. - HS nhận xét. - HS chữa bài. - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nhắc lại cách tính nhân và tính chia. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. * Kết quả: a) 85, 180, 196, 210. b) 12, 31, 22, 23. - HS nêu. - HS nêu. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. Đổi 4m = 40dm; 40dm + 4dm = 44dm. Vậy 4m4dm = 44dm. 1m6dm = 16dm 2m14cm = 214cm ; 8m32cm = 832cm. - HS đọc bài toán. - HS nêu. - Gấp một số lên nhiều lần. - HS nêu: Lấy số đó nhân với số lần. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. Bài giải Số cây tổ Hai trồng được là : 25 x 3 = 75( cây) Đáp số : 75 cây.. * Bài 5: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu. - Yêu cầu HS thực hành đo độ dài đoạn - HS thực hành đo và vẽ đoạn thẳng thẳngAB, CD vào vở, 2 HS lên bảng. vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, kết luận. 7. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. Chính tả. TIẾT SỐ 18 : NGHE – VIẾT : QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU. - Nghe - viết chính xác bài CT; trình bày đúng 3 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương. - Làm đúng BT điền tiếng có vần et /oet (BT2). - Làm đúng BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2. - Tranh minh hoạ giải đố. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ - GV đọc: quả xoài, nước xoáy, đứng lên cho 1 HS viết bảng lớp. - Cả lớp viết vào vở nháp. - HS và GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi đầu bài. b. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc 3 khổ thơ đầu. - 2 HS đọc lại. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài. ? Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương ? (Chùm khế ngọt, đường đi học, con đò nhỏ,…) ? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? * Luyện viết tiếng khó - GV đọc cho HS viết các tiếng : Trèo hái, rợp cầu tre,… - HS luyện viết tiếng khó vào vở nháp. * HS viết bài CT - GV đọc bài CT cho HS viết bài vào vở. - GV quan sát, uốn nắn cho HS. c. Chấm, chữa bài - GV đọc lại bài. - HS đổi vở soát lỗi. - GV thu vở, chấm bài. - GV nhận xét bài viết. d. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.  Lá toét miệng cười, mùi khét, xoèn xoẹt, xem xét. * Bài tập3(a): 8. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, nêu miệng kết quả. - HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Yên lặng - nắng ; lá - là. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Tự nhiên và xã hội TIẾT SỐ 20 : HỌ NỘI, HỌ NGOẠI I. MỤC TIÊU. - Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng. - Biết giới thiệu về họ hàng nội, ngoại của mình. * Các KNS được giáo dục : - Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình. - Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Giấy khổ to, bút, bảng phụ. - Mỗi HS mang 1 ảnh chụp gia đình mình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. ? Kể tên những người họ hàng mà em biết ? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hoạt động 1: Tìm hiểu hộ nội, họ ngoại * Mục tiêu : Giải thích được những người thuộc họ nội, họ ngoại. * Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm - Yêu cầu thảo luận: Quan sát hình trang 40 và thảo luận các câu hỏi : - Thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. ? Hương đã cho xem ảnh của những ai ? + Hương cho xem ảnh chụp ông bà ngoại với mẹ và bác ruột của Hương và Hồng. ? Quang đã cho xem ảnh của những ai ? + Quang cho xem ảnh ông bà nội chụp cùng với bố và cô ruột Quang và Thuỷ. ? Ông ngoại của Hương sinh ra ai ? + Ông ngoại của Hương sinh ra mẹ Hương. ? Ông nội của Quang sinh ra ai ? + Ông nội của Quang sinh ra bố Quang. Kết luận : Ông ngoại là người sinh ra mẹ, ông nội là người sinh ra bố. * Bước 2: Kể tên họ nội, hộ ngoại ? Họ nội có những ai ? (Ông bà nội, chú, bác, cô,…) ? Họ ngoại có những ai ? (Ông bà ngoại , cậu, dì,…) 9. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ? Theo em nhà bạn Quang và bạn Hồng có họ với nhau như thế nào ? (Bố bạn Quang là anh trai mẹ bạn Hồng).  Kết luận : Ông bà sinh ra bố và các anh em của bố là hộ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh em bên mẹ là họ ngoại. c. Họat động 2: Kể về họ nội và họ ngoại nhà mình * Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh của gia đình mình vào tờ giấy to. - GV hướng dẫn các nhóm thực hiện. * Bước 2: Hoạt động cả lớp - Từng nhóm treo ảnh của nhóm mình lên tường. - Từng bạn lên chỉ vào ảnh giới thiệu về gia đình mình. - Một số HS lên nói về cách xưng hô với anh, chị em của bố và anh chị em của mẹ theo địa phương mình. Kết luận: Mỗi người, ngoài bố mẹ và anh chị em ruột của mình ra còn có những người họ hàng nội ngoại thân thích của mình. d. Hoạt động 3: Thái độ tình cảm với họ nội, họ ngoại * Mục tiêu : Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình. * Cách tiến hành : - Đóng vai theo các tình huống sau: + Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng. + Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng. + Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại có người bị ốm em cùng mẹ đến thăm. - Các nhóm nhận các tình huống rồi lên đóng vai theo tình huống đó. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn xem bạn nói (xưng hô) như vậy với anh em họ hàng đã được chưa. Kết luận: Ông bà nội, ngoại và các cô, dì, chú, bác là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý và quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình. 3. Củng cố, dặn dò ? Em cần có thái độ tình cảm như thế nào đối với những người trong gia đình ? ? Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của nhà mình ? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2013 Toán TIẾT SỐ 49 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ I) I. MỤC TIÊU. Tập trung vào việc đánh giá : - Kĩ năng nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân 6, 7; bảng chia 6, 7. - Kĩ năng thực hiên nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia). - Biết so sánh hai số đo đọ dài có hai tên đơn vị đo (với một số đơn vị đo thông dụng). - Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Kĩ năng giải toán gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 10 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Đề kiểm tra. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. 2. Kiểm tra - GV phát đề cho HS làm bài. - GV thu bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. * ĐỀ KIỂM TRA. * Bài 1: Tính nhẩm : 6x4= 18 : 6 = 7x3= 28 : 7 = 6x7= 30 : 6 = 7x8= 35 : 7 = 6x9= 36 : 6 = 7x5= 63 : 7 = * Bài 2: Đặt tính rồi tính : 33 x 2 12 x 4 55 : 5 96 : 3 * Bài 3: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm : 3m5cm ... 3m7cm 8dm4cm ... 8dm12mm 4m2dm ... 3m8dm 6m50cm ... 6m5dm 3m70dm ... 10m 5dm33cm ... 8dm2cm * Bài 4: Lan sưu tầm được 25 con tem. Ngọc sưu tầm dược gấp đôi số tem của Lan. Hỏi Ngọc sưu tầm được bao nhiêu con tem ? * Bài 5: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8 cm. b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 1/4 độ dài đoạn thẳng AB. * BIỂU ĐIỂM. Bài 1 (2 điểm) : Mỗi phép tính đúng được 1/6 điểm. Bài 2 (2 điểm) : Mỗi phép tính đúng được 1/2 điểm. Bài 3 (2 điểm) : Mỗi phép tính đúng được 1/3 điểm Bài 4 (2 điểm) : Câu trả lời đúng được 1/2 điểm. - Phép tính đúng được 1 điểm. - Đáp số đúng được 1/2 điểm. Bài 5 (2 điểm) : - Vẽ đoạn thẳng AB đúng được 1 điểm - Vẽ đoạn thẳng CD đúng được 1 điểm Rèn đối tượng Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. - Củng cố kĩ năng nhân, chia trong bảng từ bảng 2 đến bảng 7. - Củng cố cách đổi đơn vị đo độ dài. - Củng cố cách tìm số chia. - Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến dạng toán Gấp một số lên nhiều lần và dạng toán Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Vở luyện Toán. 11. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ ? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ? ? Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: (Dành cho HS Trung bình, yếu) - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. - HS nêu miệng kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. ? Muốn tìm một trong hai thừa số khi biết tích và một thừa số ta làm thế nào ? GV chốt cho HS cách tìm một thừa số bằng tích chia cho thừa số kia. * Bài 2: (Dành cho HS Trung bình, yếu) - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài và nêu cách làm bài. - GV hướng dẫn HS yếu. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV chốt cho HS cách đổi số đo độ dài từ số đo độ dài có hai tên đơn vị đo sang số đo độ dài có một tên đơn vị đo. * Bài 3: (Dành cho HS cả lớp) - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài và nêu cách làm bài. - GV hướng dẫn HS yếu. - HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả. ? Muốn tìm số chia ta làm thế nào ? * Bài 4: (Dành cho HS cả lớp) - HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? ? Bài toán thuộc dạng toán gì ? ? Muốn tìm được số con bò ta làm thế nào ? - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - GV hướng dẫn HS yếu. - GV chấm bài HS. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. ? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ? * Bài 5: (Dành cho HS cả lớp) - HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? ? Bài toán thuộc dạng toán gì ? ? Muốn tìm được số con gà trống ta làm thế nào ? - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - GV hướng dẫn HS yếu. 12 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. ? Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ? 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ sáu ngày 25 tháng 10 năm 2013 Toán TIẾT SỐ 50 : BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH I. MỤC TIÊU. - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. * Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ, Phiếu HT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài b. Bài toán 1: - GV nêu bài toán. - Gọi HS đọc đề bài toán. ? Hàng trên có mấy kèn ? - GV mô tả bằng hình vẽ sơ đồ như SGK. ? Hàng dưới nhiều hơn hàng trên mấy kèn? - GV vẽ sơ đồ thể hiện số kèn hàng dưới. ? Bài toán hỏi gì ? ? Muốn tìm số kèn hàng dưới ta làm như thế nào ? ? Muốn tìm số kèn cả hai hàng ta làm như thế nào ? GV : Vậy bài toán này là ghép của hai bài toán. - Yêu cầu HS giải bài toán. - GV nhận xét, kết luận.. 13. Lop3.net. Học sinh - 2 HS lên bảng làm bài.. - HS nghe. - HS nghe. - 1 HS đọc. - 3 kèn. - HS quan sát. - 2 kèn. - HS quan sát. - HS nêu. - Lấy số kèn hàng trên cộng 2. - Lấy số kèn hàng trên cộng số kèn hàng dưới. - HS nghe. - HS giải bài toán. - HS chữa bài. Bài giải a)Số kèn hàng dưới là: 3 + 2 = 5( cái kèn) b) Số kèn cả hai hàng là: 3 + 5 = 8( cái kèn) Đáp số: a) 5 cái kèn b) 8 cái kèn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> c. Bài toán 2: - GV hướng dẫn tương tự bài toán 1 và giới thiệu cho HS biết đây là bài toán giải bằng hai phép tính. d. Hướng dẫn HS luyện tập * Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài. ? Anh có bao nhiêu tấm ảnh ? ? Số bưu ảnh của em như thế nào so với số bưu ảnh của anh ? ? Bài toán hỏi gì ? ? Muốn biết cả hai anh em có mấy tấm ảnh ta cần biết gì ? ? Đã biết số bưu ảnh của ai? chưa biết số bưu ảnh của ai ? - Vậy ta phải tìm số bưu ảnh của anh trước. - GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài.. * Bài 2 (HS khá, giỏi): - Yêu cầu HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. * Bài 3: - GV hướng dẫn tương tự như bài 1. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.. - HS đọc. - 15 bưu ảnh. - Ít hơn anh 7 bưu ảnh. - Số bưu ảnh của hai anh em. - Biết số bưu ảnh của mỗi người - Đã biết số bưu ảnh của anh, chưa biết số bưu ảnh của em. - HS nghe. - HS quan sát. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. Bài giải Số bưu ảnh của em là : 15 - 7 = 8( bưu ảnh) Số bưu ảnh của hai anh em là : 15 + 8 = 23(bưu ảnh) Đáp số: 23 bưu ảnh. - HS đọc. - HS nêu. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe.. Rèn chữ ÔN CHỮ HOA G (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU. - Viết đúng chữ hoa G (2 dòng Gi) ; viết đúng tên riêng Ông Gióng (2 dòng) và câu ứng dụng : Gió đưa . . . Thọ Xương (2 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 14 Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Mẫu chữ viết hoa: G, Ô, T. - Tên riêng và câu ca dao trong bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ - GV đọc cho 2 HS viết bảng : G ; Gò Công. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS luyện viết vở nháp * Luyện viết chữ hoa - GV yêu cầu HS quan sát các chữ hoa : G, O, T, V, X. - GV viết mẫu các chữ, kết hợp nhắc lại cách viết. - GV đọc các chữ hoa cho HS luyện viết vở nháp (3 lần). - GV quan sát sửa sai. * Luyện viết từ ứng dụng - GV gọi 2 HS đọc tên riêng. - GV giới thiệu về tên riêng Ông Gióng. - HS luyện viết vào vở nháp (2 lần). - GV quan sát, sửa sai. * Luyện viết câu ứng dụng - GV gọi HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng. ? Nêu tên các chữ viết hoa trong câu ca dao ? (Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương). - GV đọc từng tên riêng. - HS luyện viết vở nháp (2 lần). - GV quan sát, sửa sai. c. Hướng dẫn viết vở rèn chữ - GV nêu yêu cầu của bài viết. + Viết chữ hoa Gi : 2 dòng. + Viết tên riêng Ông Gióng : 2 dòng. + Viết câu ca dao : 2 lần. - HS viết bài vào vở. d. Chấm, chữa bài - GV thu bài, chấm điểm. - GV nhận xét bài viết. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - GV tuyên dương những HS viết đúng - đẹp. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.. 15. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×