Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG TRÊN QUÂN NHÂN TẠI NGŨ BỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.81 KB, 7 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG
TRÊN QUÂN NHÂN TẠI NGŨ BỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A
Nguyễn Minh Tâm1,Lê Quang Trí*, Hồ Hồng Vũ**, Phạm Kiên Hữu**
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay, phẫu thuật nội soi đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong điều trị bệnh
lý mũi xoang. Tuy là một kỹ thuật có nhiều ưu điểm, sau phẫu thuật tỉ lệ thành công cao từ 70% đến
98,4% nhưng trong số đó vẫn có bệnh nhân tái phát sau phẫu thuật, ảnh hưởng năng suất lao động và
chất lượng cuộc sống. Việc đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật nội soi mũi xoang là rất cần thiết.
Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi
xoang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả - tiến cứu, can thiệp khơng nhóm đối
chứng trên 39 qn nhân tại ngũ điều trị tại bệnh viện Quân Y 7A trong thời gian từ tháng 7/2018 đến
tháng 7/2019.
Kết quả: Bệnh nhân sau điều trị phẫu thuật nội soi mũi xoang có biến chứng với tỷ lệ là 10,3%
nhưng sau 3 tháng thì có kết quả rất tốt.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi mũi xoang là phẫu thuật đem lại hiệu quả cao tuy nhiên cần lưu ý biến
chứng sau phẫu thuật, đặc biệt là biến chứng dính.
Từ khóa:Viêm mũi xoang, phẫu thuật nội soi mũi xoang.

RESULTS OF FUNCTIONAL ENDOSCOPIC SINUS SURGERY
IN MILITARY SOLDIERS AT 7A MILITARY HOSPITAL
Nguyen Minh Tam, Le Quang Tri, Ho Hoang Vu, Pham Kien Huu
ABSTRACT
Introduction: The most common type of sinus surgery for treating chronic sinustitis is functional
endoscopic sinus surgery (FESS). The success rate of FESS ranges from 70% to 98.4%. There are also
many cases that fail to achieve a cure following surgery, thus evaluating surgery results are necessary.
Objectives: Describe clinical symptoms, subclinical and evaluate the results of functional
endoscopic sinus surgery.
Method: A case series study - Clinical intervention has no control group was conducted in 39
military soldiers at 7A Military Hospital from 7/2018 to 7/2019.


Result: The complication rate after surgery was 10.3%, but patients completely recover after 3
months.
Conclusion: . In conclusion, FESS is highly effective in controling symptoms of chronic sinustitis.
Key words: Sinustitis, Functional endoscopic sinus surgery.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang là bệnh phổ biến ảnh hưởng đến 30 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó hơn
200,000 người cần can thiệp phẫu thuật (1).
Hiện nay, phẫu thuật nội soi đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong điều trị bệnh lý mũi xoang.
Phẫu thuật nhằm tái lập sự dẫn lưu và thơng khí tại các xoang bệnh đồng thời với bảo tồn tối đa niêm
mạc, tạo thuận lợi cho niêm mạc phục hồi cả về cấu trúc lẫn chức năng. Tuy là một kỹ thuật có nhiều ưu
điểm, sau phẫu thuật tỉ lệ thành công cao từ 70% đến 98,4% (2), nhưng trong số đó vẫn có bệnh nhân tái
phát sau phẫu thuật, ảnh hưởng năng suất lao động và chất lượng cuộc sống, tỉ lệ tái phát dao động từ 70
đến 98% (3).
Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi cũng giống như các loại phẫu thuật khác, đều có khả năng xảy ra tai
biến lúc phẫu thuật và những biến chứng sau phẫu thuật. Việc đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang
sau phẫu thuật nội soi mũi xoang bằng các triệu chứng chủ quan của bệnh nhân và nội soi, CT scanner
xoang sau phẫu thuật giúp cho phẫu thuật viên xác định mức độ thành công của phẫu thuật.

1

Bệnh viện Quân Y 7A

**

Đại học Y dược TP.HCM

Tác giả liên lạc: Nguyễn Minh Tâm.

SĐT: 0886451777.


Email:


Từ những lý do đó nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nghiên cứu: 1/ Mô tả triệu chứng lâm
sàng, cận lâm sàng và 2/ Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang trên quân nhân tại ngũ bị viêm
mũi xoang mạn tính điều trị tại bệnh viện Quân Y 7A. Để từ đó rút ra được những ưu điểm, khuyết điểm
của phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang đang được sử dụng tại bệnh viện Quân Y 7A.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca, can thiệp lâm sàng khơng có nhóm đối
chứng.
2.2 Địa điểm và thời gian: Những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính được điều trị bằng phẫu thuật
nội soi mũi xoang tại bệnh viện Quân Y 7A từ 7/2018 đến 7/2019.
2.3 Đối tượng nghiên cứu: Gồm 39 quân nhân tại ngũ chẩn đốn viêm mũi xoang mạn tính được điều trị
bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính, được điều trị bằng phẫu
thuật nội soi mũi xoang và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh có suy giảm ý thức, sa sút trí tuệ, mất ngơn ngữ. Người bệnh

khơng tái khám định kỳ theo phiếu hẹn.
2.4 Phương pháp thu thập số liệu: Đối tượng tham gia nghiên cứu được khám lâm sàng, ghi nhận bệnh
sử, tiền căn, sinh hiệu, thói quen sử dụng thuốc lá. Bệnh nhân được thực hiện khám nội soi và CT –
Scanner trước phẫu thuật ghi nhận kết quả. Ghi nhận triệu chứng cơ năng, các biến chứng có xảy ra trong
q trình và sau khi phẫu thuật, đánh giá kết quả sau phẫu thuật vào các thời điểm 1 tháng và sau 3 tháng
khi bệnh nhân đi tái khám.
- Các phương pháp phẫu thuật: Tùy theo bệnh tích mà phẫu thuật viên tiến hành các loại phẫu thuật
khác nhau, vì thế thời gian phẫu thuật cũng khác nhau gồm 4 loại như sau:
 Type 1: Mở xoang hàm
 Type 2: Phẫu thuật nạo sàng trước +/- mở xoang trán
 Type 3: Phẫu thuật nạo sàng sau

 Type 4: Phẫu thuật mở xoang bướm
- Loại bấc đặt hố phẫu thuật: Toàn bộ các ca bệnh trong nghiên cứu đều sử dụng Merocel.
- Phân loại kết quả:
- Kết quả tốt: hết triệu chứng cơ năng, hố phẫu thuật sạch, mũi thở thông, các xoang được dẫn lưu tốt.
- Kết quả khá: các triệu chứng cơ năng giảm, hố phẫu thuật có dịch xuất tiết, mũi thơng thống.
- Kết quả trung bình: các triệu chứng cơ năng giảm, hố phẫu thuật có dịch nhầy niêm mạc phù nề.
- Kết quả kém: các triệu chứng cơ năng không giảm, hố phẫu thuật bị dính có dịch mủ hoặc tái phát
polyp.
Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: Đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, đặc điểm khám nội soi mũi
xoang, đặc điểm phẫu thuật, thời gian, lượng máu mất trong phẫu thuật, kết quả điều trị.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm chung (n=39)
Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Số bệnh nhân

Tỉ lệ (%)

Giới tính (Nam)

39

100

Hút thuốc lá (Có)

6

15,4


Bệnh lý nội khoa đi kèm
Tuổi trung bình

0

0
28,97 ± 10,61

Tồn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu là qn nhân tại ngũ do đó giới tính nam chiếm 100%. Với
độ tuổi trung bình khoảng 29 tuổi. Có 15,4% bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá. Khơng có bệnh nhân
nào có bệnh lý nội khoa đi kèm.
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng (n= 39)
Đặc điểm lâm sàng
Thời gian khởi bệnh

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %


Dưới 1 năm
Từ 1 năm đến 2 năm
Trên 2 năm
Triệu chứng cơ năng
Nghẹt mũi
Chảy mũi
Đau/nặng mặt
Ngửi kém

7

24
8

18,0
61,5
20,5

39
39
39
3

100
100
100
7,7

Tỉ lệ khởi phát bệnh dưới 1 năm là 18,0%, từ 1 năm đến 2 năm là 61,6% và trên 2 năm là 20,5%.
Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là nghẹt mũi, chảy mũi và đau đầu với tỉ lệ 100%. Triệu chứng ngửi
kém ít gặp hơn 7,7%.
Bảng 3: Đặc điểm khám nội soi mũi xoang (n=39)
Nội soi mũi xoang trước phẫu thuật
Vách ngăn
Thẳng
Vẹo trái
Vẹo phải
Gai vách ngăn trái
Cuốn mũi dưới
Bình thường
Quá phát phải

Q phát trái
Q phát 2 bên
Mỏm móc
Bình thường
Q phát
Thối hóa
Dịch mủ

Số lượng

Tỉ lệ (%)

19
12
7
1

48,7
30,8
18,0
2,5

24
1
3
11

61,5
2,6
7,7

28,2

3
35
1

7,7
89,7
2,6

1

2,6

Dịch nhầy khe giữa

Dịch nhầy khe mũi
38
97,4
Tỉ lệ tỉ lệ dị hình vách ngăn là 51,3%, trong đó vẹo trái 30,8%, vẹo phải là 18,0% và Gai vách
ngăn trái 2,5%. Cuốn mũi dưới quá phát ghi nhận là 18,0%, tỉ lệ cuốn mũi quá phát hai bên là 28,2%.
Nghiên cứu ghi nhận có 89,7% mỏm móc bị quá phát qua nội soi trước phẫu thuật. Dịch mủ chủ yếu là
dịch nhầy khe mũi 97,4%.
Bảng 4: Đặc điểm phẫu thuật (n=39)
Phẫu thuật

Số lượng

Tỉ lệ (%)


Phương pháp phẫu thuật
Type 1
Type 1, 2
Type 1, 2, 3
Type 1, 2, 3, 4
Type 1, 2, 4
Type 2

3
15
12
1
3
1

7,7
38,4
30,8
2,6
7,7
2,6

Type 2, 3

4

10,2

9


23,1

1

2,6

Chỉnh hình cuốn (Có)
Chỉnh hình cuốn trái


Phẫu thuật

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Chỉnh hình giữa phải

1

2,6

Dưới phải
Dưới trái
Dưới 2 bên

1
3
3


2,6
7,65
7,65

Chỉnh hình vách ngăn (Có)

20

51,3

Trung bình
± Độ lệch chuẩn

Thấp nhất - Cao
nhất

Thời gian phẫu thuật (phút)

59,62 ± 11,61

40 - 90

Lượng máu mất (ml)

156,41 ± 38,35

100 - 250

Thời gian rút bấc sau phẫu thuật (giờ)
43,08 ± 9,82

24 - 48
Phẫu thuật cắt cuốn ghi nhận là 23,2%, chỉnh hình vách ngăn là 51,3% và 100% mẫu nghiên cứu
sử dụng loại bấc đặt hố phẫu thuật là Merocel. Thời gian phẫu thuật trung bình là 59,62 ± 11,61 phút,
lượng máu mất trung bình là 156,41 ± 38,35 ml và thời gian trung bình rút bấc sau phẫu thuật là 43,08 ±
9,82.

Bảng 5: Tai biến, biến chứng (n=39)
Tai biến, biến chứng
Tai biến lúc phẫu thuật (Có)
Biến chứng sau phẫu thuật
Dính
Khơng
Xử trí biến chứng (n=4)
Tách dính

Tần số
0

Tỉ lệ (%)
0

4
35

10,3
89,7

4

100


Khơng ghi nhận có tai biến lúc phẫu thuật. Biến chứng dính sau phẫu thuật ghi nhận ở 10,3%
mẫu nghiên cứu, xử trí chủ yếu là tách dính.
Bảng 6: So sánh triệu chứng cơ năng trước và sau
Triệu chứng cơ năng sau phẫu thuật

phẫu thuật (n=39)

Trước phẫu
thuật (%)
39 (100)
5 (12,8)
27 (69,2)
7 (18,0)
39 (100)
0 (0)
37 (94,9)
2 (5,1)
39 (100)
0 (0)
24 (61,5)
15 (38,5)
3 (7,7)
0 (0)
0 (0)
3 (7,7)

1 tháng
(%)
34 (87,2)

0 (0)
3 (7,7)
31 (79,5)
32 (82,1)
0 (0)
5 (12,8)
27 (69,2)
25 (64,1)
0 (0)
1 (2,6)
24 (61,5)
0 (0)

3 tháng
(%)
3 (7,7)
0 (0)
0 (0)
3 (7,7)
11 (28,2)
0 (0)
0 (0)
11 (28,2)
1 (2,6)
0 (0)
0 (0)
1 (2,6)
0 (0)

p


Nghẹt mũi (Có)
<0,001
Nặng
Vừa
Nhẹ
Chảy mũi (Có)
<0,001
Nặng
Vừa
Nhẹ
Đau/nặng mặt (Có)
<0,001
Nặng
Vừa
Nhẹ
Ngửi kém (Có)
0,105*
Nặng
Vừa
Nhẹ
Phép kiểm 2
Tỉ lệ các triệu chứng cơ năng giảm dần sau phẫu thuật, có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỉ lệ nghẹt
mũi sau các mốc thời gian 1 tháng, 3 tháng lần lượt là 87,2%, 7,7%. Ghi nhận có 82,1% mẫu nghiên cứu


có chảy mũi trong vịng 1 tháng sau phẫu thuật, tỉ lệ này giảm còn 28,2% sau 3 tháng. Tỉ lệ đau/nặng mặt
sau 1 tháng là 64,1%, giảm còn 2,6% sau 3 tháng. Giảm/mất khứu ghi nhận 0% qua các thời điểm khảo
sát.
Bảng 7:


Đánh giá sau phẫu thuật (n=39)

Đánh giá kết quả sau phẫu thuật

1 tháng (%)

3 tháng (%)

Tốt

1 (2,6)

34 (87,2)

Khá

38 (97,4)

5 (12,8)

Trung bình

0 (0)

0 (0)

Kém

0 (0)


0 (0)

p

<0,001

Phép kiểm 2

Tỉ lệ kết quả tốt đạt 2,6% sau phẫu thuật 1 tháng và đạt 87,2% sau 3 tháng. Khơng có kết quả
trung bình và kém. Giá trị này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 .
BÀN LUẬN
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 28,97 ± 10,61 tuổi, cao nhất là 55 tuổi và thấp nhất là 20 tuổi.
So với nghiên cứu của Đinh Tất Thắng (2014), tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu của chúng tơi là thấp
hơn với 36,26 ± 12,50 tuổi(4), và thấp hơn so với nghiên cứu của Hồ Xuân Trung (2017) khi đối tượng
trong mẫu nghiên cứu này có độ tuổi là 45,59 ±15,8 tuổi (4), (5). Theo các nghiên cứu trước đó, viêm mũi
xoang mạn tính thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi,
và một số nghiên cứu gần đây ghi nhận tỉ lệ viêm xoang mạn có xu hướng xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi
nhỏ hơn. Bên cạnh các yếu tố về chức năng sinh lý, các yếu tố về sinh hoạt, hành vi cá nhân và tác động
của môi trường cũng có thể làm gia tăng hay hạn chế tỉ lệ viêm mũi xoang mạn tính. Những người ở độ
tuổi cịn trẻ thường ít quan tâm đến vấn đề sức khỏe, khi đó thể chất cịn tốt nên thường lướt qua những
cơn đau nhẹ, lâu ngày phát triển thành các bệnh lý nặng hơn. Mặt khác, với đặc thù là ngành nghề bộ đội,
có thể các yếu tố đặc thù nhóm nghề nghiệp này cũng góp phần dẫn đến viêm xoang mạn ở độ tuổi sớm
hơn.
Đặc điểm lâm sàng, bệnh sử
Các triệu chứng chính của viêm mũi xoang gồm: Đau mặt/căng mặt/nặng mặt, Nghẹt mũi, Chảy
mũi trước/sau, Mất/giảm khứu giác. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng cơ năng hay
gặp nhất là nghẹt mũi, chảy mũi và đau đầu với tỉ lệ 100%. Triệu chứng ngửi kém ít gặp hơn 7,7% (bảng
2). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Đinh Tất Thắng (2014) (4), Hồ

Xuân Trung (2017) (5) với tỉ lệ đau nặng mặt, nghẹt mũi, chảy mũi rất cao. Kết quả này phù hợp theo tiêu
chí EPOS 2012 là: chẩn đốn viêm mũi xoang khi có đủ hay nhiều hơn 2 triệu chứng chính trong đó phải
có 1 triệu chứng là nghẹt mũi hay chảy mũi (6).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ dị hình vách ngăn là 51,3%, trong đó vẹo trái
chiếm tỉ lệ là 30,8%, vẹo phải là 18,0%, tỉ lệ gai vách ngăn trái là 2,5%. Ngồi ra, cịn một số đặc điểm
mũi xoang khác được ghi nhận qua nội soi như cuốn mũi dưới quá phát ghi nhận là 38,5% (2,6% quá
phát phải, 7,7% quá phát trái, 28,2% quá phát 2 bên). Nghiên cứu ghi nhận có 89,7% mỏm móc bị quá
phát(bảng 3). Các đặc điểm ghi nhận hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của viêm mũi xoang mạn tính. So
với nghiên cứu của Huỳnh Bá Tân, kết quả của chúng tơi cũng có sự tương đồng khi nghiên cứu này ghi
nhận có 7 dấu hiệu bất thường giải phẫu xác định được trên nội soi như dịch tiết 82%, biến dạng vách
ngăn mũi 65%, phì đại cuốn mũi 44%, polyp mũi 23%, cuốn mũi giữa cong ngược 21%, bóng sàng
phồng lớn 15% và mỏm mác biến dạng 11%. Cũng theo tác giả, dấu hiệu dịch tiết và dịch tiết bất thường
thường đi song hành bệnh lý niêm mạc như là một dấu hiệu đặc trưng nhất của viêm mũi xoang (7).
Đánh giá kết quả phẫu thuật
Tùy theo bệnh tích mà phẫu thuật viên tiến hành các loại phẫu thuật khác nhau. Trong nghiên
cứu đang tiến hành, phẫu thuật viên hầu hết thực hiện phối hợp các loại phẫu thuật với nhau và thực hiện


thêm các thủ thuật cắt cuốn và chỉnh hình vách ngăn. Trong nghiên cứu của chúng tôi loại phẫu thuật chủ
yếu được thực hiện là loại 1 (mở xoang hàm) và loại 2 (Phẫu thuật nạo sàng trước +/- mở xoang trán)
(bảng 4). Theo tác giả Phạm Kiên Hữu, người bệnh viêm xoang nên làm phẫu thuật nội soi cắt bán phần
cuốn mũi giữa trong trường hợp cuốn mũi giữa xây xát niêm mạc nhiều có nguy cơ xơ dính sau phẫu
thuật cao, niêm mạc cuốn mũi giữa thối hóa polyp to, khi cắt polyp xương cuốn mũi giữa không cịn
niêm mạc che phủ và có concha bullosa(8).
Trong nghiên cứu của chúng tơi, thời gian phẫu thuật trung bình được ghi nhận là 59,62 ± 11,61
phút. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Phạm Kiên Hữu (2010) khi tác giả ghi nhận thời gian phẫu
thuật nội soi trung bình là 40-60 phút chiếm tỉ lệ là 75% (9).
Trong quá trình điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Quân y 7A, các yếu tố nguy cơ xảy ra tai biến, biến
chứng tiên lượng được đã được khắc phục và đảm bảo từ trước, do đó các tai biến lúc phẫu thuật là
không xảy ra. Tuy nhiên, kết quả sau phẫu thuật có ghi nhận 10,3% (bảng 5) có tình trạng dính. Xử trí

chủ yếu đối với các trường hợp này là tách dính. Kết quả sau tách dính được đảm bảo và khơng ghi nhận
có ca nào xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật đến khi kết thúc nghiên cứu.
Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ các triệu chứng cơ năng giảm dần theo các thời điểm sau phẫu thuật.
Triệu chứng nghẹt mũi có tỉ lệ là 100% trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tháng là 87,2%, và sau 3 tháng
phẫu thuật, tỉ lệ này còn 7,7%, p<0,001.Triệu chứng chảy mũi từ 39 bệnh (100%), sau phẫu thuật 1 tháng
còn 32 bệnh (82,1%), và sau phẫu thuật 3 tháng, ghi nhận có 28,2% mẫu nghiên cứu cịn tình trạng chảy
mũi, p<0,001. Tình trạng đau/nặng mặt cũng được cải thiện đáng kế khi giảm từ 100% trước phẫu thuật
xuống còn 2,6% sau phẫu thuật 3 tháng, p<0,001 (bảng 6). Kết quả phẫu thuật dựa trên các triệu chứng
cơ năng như ngạt mũi, chảy mũi và đau nhức, được chính bệnh nhân đánh giá và phản hồi dưới sự hướng
dẫn của bác sỹ khi khám lại. Những đánh giá này tuy là chủ quan theo nhận định của người bệnh, nhưng
nó cũng đánh giá một cách tương đối những gì mà người bệnh cảm nhận được vì là các triệu chứng gây
ra những khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chính họ. Nghiên cứu của chúng tơi, sau 3
tháng kết quả tốt ghi nhận được là 87,2%, kết quả khá là 12,8%, khơng có kết quả trung bình và kém
(bảng 6). Tỉ lệ tái phát sau 3 tháng là 0%. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang dựa trên tiêu
chí sự cải thiện triệu chứng cơ năng sau phẫu thuật, cải thiện triệu chứng sau phẫu thuật dựa trên nội soi.
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều trị viêm mũi xoang mạn bằng phẫu thuật nội soi là
phương pháp tối ưu.
Kết luận
Thăm khám bằng nội soi giúp mô tả triệu chứng lâm sàng chi tiết, rõ ràng. Triệu chứng cơ năng
hay gặp nhất là nghẹt mũi, chảy mũi và đau đầu với tỉ lệ 100%. Tỉ lệ tỉ lệ dị hình vách ngăn là 51,3%,
trong đó vẹo trái 30,8%, vẹo phải là 18,0% và gai vách ngăn trái 2,5%. Phẫu thuật nội soi mũi xoang là
phẫu thuật rất hiệu quả trong việc điều trị viêm xoang mũi mạn tính. Sau phẫu thuật 3 tháng, kết quả
được đánh giá chung là tốt (87,2%). Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật cần lưu ý các biến chứng sau
phẫu thuật, đặc biệt là biến chứng dính (10,3%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Desrosiers M., Evans G.A. (2011) "Canadian Clinical Practice Guidelines for Acute and Chronic
Rhinosinusitis". Journal of Otolaryngology-Head anh neck surgery, 40, pp. 99-142.
2. Nguyễn Tuấn, Trà Văn Hiên, Nguyễn Mậu Đạt, Nguyễn Vĩnh Tăng, Phạm Ngọc Khanh (2016)
"Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Quân dân Y miền Đông".
3. Nguyễn Ngọc Minh (2004) "Điều trị viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi bằng phẫu thuật nội

soi triệt để". Hội nghị khoa học kỹ thuật về Tai mũi họng toàn quốc, tr. 124-127.
4. Đinh Tất Thắng, Hà Hoàng Tiên, Đỗ Thành Chung (2014) "Đánh giá kết quả điều trị viêm mũi
xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi". Tạp chí Y học
TP. Hồ Chí Minh, 18 (1), tr. 23-28.
5. Hồ Xuân Trung, Phan Văn Dưng, Nguyễn Tư Thế, Lê Thanh Thái (2017) "Đánh giá kết quả điều
trị viêm mũi xoang mạn tính có viêm xoang bướm bằng phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang". Tạp
chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế, 6 (6), tr. 114 - 121.
6. Desrosiers M., Evans G.A. (2011) "Canadian Clinical Practice Guidelines for Acute and Chronic
Rhinosinusitis". Journal of Otolaryngology-Head anh neck surgery, 40, pp. 99-142.
7. Huỳnh Bá Tân, Nguyễn Hữu Khôi (2005) "Nghiên cứu sự tương quan giữa nội soi mũi và CT
Scan trong chẩn đốn bệnh viêm xoang mạn tính". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 9 (1), tr. 128-132.


8. Phạm Kiên Hữu (2003) "Phẫu thuật nội soi có cắt bán phần cuốn mũi giữa". Tạp chí Y học TP.
Hồ Chí Minh, 7 (1), tr. 87-90.
9. Phạm Kiên Hữu (2010) "Phẫu thuật nội soi mũi xoang không nhét bấc thường quy: sau 200
trường hợp mổ tại BV. ĐHYD TPHCM". Tạp chí Y học TPHCM, 14 (1), tr. 154-157.



×