Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở CÁN BỘ CAO CẤP TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC QUÂN KHU 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.15 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở CÁN BỘ CAO CẤP TẠI CÁC
ĐƠN VỊ THUỘC QUÂN KHU 7
THE RESEARCH OF PRIMARY HYPERTENSION SITUASION AND
THE EVALUATION OF INTERVENSION RESULTS IN HIGH-CLASS
OFFICERS IN UNITS BELONG TO THE 7TH MILITARY REGION
Đặng Bảo Toàn, Lê Quang Trí
Bệnh viện Qn y 7A
*Email:
TĨM TẮT
Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ tăng huyết áp nguyên phát ở cán bộ cao cấp tại các
đơn vị thuộc Quân khu 7. (2) Đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp và tỷ lệ tuân thủ kiểm
soát huyết áp của cán bộ cao cấp bị tăng huyết áp nguyên phát, sau 6 tháng can thiệp tại
các đơn vị thuộc Quân khu 7 năm 2018-2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu
mô tả cắt ngang trên 410 cán bộ tại các đơn vị thuộc Quân khu 7 khám sức khỏe định kỳ
năm 2018 – 2019 và tư vấn, điều trị trên 226 đối tượng tăng huyết áp nguyên phát được
phát hiện trong nhóm trên. Kết quả: Tỷ lệ cán bộ tăng huyết áp nguyên phát năm 20182019 là 55,12% (226/410). Sau 6 tháng can thiệp, chỉ số HATT trung bình và HATTr
trung bình giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01); tỷ lệ đối tượng đạt kiến thức chung và
thực hành chung về kiểm sốt huyết áp mục tiêu tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Kết luận: Sau 6 tháng can thiệp điều trị và tư vấn tuân thủ các biện pháp kiểm soát
huyết áp, tỷ lệ kiểm soát huyết áp về huyết áp mục tiêu của cán bộ tăng huyết áp cải
thiện rõ rệt.
Từ khóa: tăng huyết áp, kiểm sốt huyết áp, đánh giá kết quả can thiệp.
Summary
Objectives: (1) Evaluate the rate of primary hypertension in high-class officers in units
belong to The 7th Military Region. (2) Assessing the result of hypertension control and
the rate of following to blood pressure control in which senior officials suffered from
hypertension after 6 months of intervention in the 7th Military Region between 2018
and 2019. Subject and method: Descriptive cross-sectional studies on 410 officers who
have periodic health examination in 7th Military Region in 2018-2019 and the research
of intervention treatment on 226 subjects which suffered from hypertension in above


group. Results: The percentage of primary hypertension belong to officials were
55.12% (226/410). After 6 months of intervention, the average systolic blood pressure /
diastolic blood pressure index decreased which was significant (p <0.001);The rate of
subjects who gained general knowledge and practice on blood pressure control
increased statistically (p <0.001). Conclusion: After the 6 month of intervention and the
the rule of blood pressure control consultant, the rate of blood pressure control of
officers improved markedly.
Keywords: Hypertension, hypertension control, intervention evaluation.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch thường gặp và đã trở thành mối quan tâm
hàng đầu của nền y học thế giới với tần suất mắc bệnh ngày càng gia tăng. Tăng huyết
áp đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần
suất các yếu tố nguy cơ [8]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2000, số

1


người tăng huyết áp chiếm khoảng 26,4% dân số toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên
29,2% vào năm 2025. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về dịch tễ học tăng huyết áp cho
thấy tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày càng phát triển.
Theo các số liệu điều tra cho thấy năm 1960 bệnh tăng huyết áp chỉ chiếm 1% dân số,
thì đến năm 2002 trên cộng đồng miền Bắc đã là 16,3%, TP. Hồ Chí Minh năm 2004 là
20,5%, trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị chỉ chiếm 11,49%, còn
gần 90% bệnh nhân tăng huyết áp vẫn chưa được điều trị. Tăng huyết áp nguyên phát là
tăng huyết áp không rõ căn nguyên được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ lần đầu
hoặc được chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát tại các cơ sở y tế (chiếm khoảng 90%).
Tăng huyết áp chưa kiểm soát được huyết áp mục tiêu: là bệnh nhân tăng huyết áp đang
được điều trị nhưng huyết áp chưa đạt huyết áp mục tiêu (HATT < 140 mmHg; HATTr
< 90 mmHg). Tăng huyết áp cũng được xác định là bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao ở
nhóm cán bộ cao cấp trong Quân đội. Việc điều trị tăng huyết áp làm giảm 35-40% tỉ lệ

mới mắc của bệnh tai biến mạch máu não, 20-25% tỉ lệ nhồi máu cơ tim và 50% tỉ lệ
mới mắc suy tim[9]. Kiểm sốt huyết áp khơng chỉ bằng thuốc điều trị tăng huyết áp,
mà còn cần hàng loạt các biện pháp giáo dục truyền thông sức khỏe nhằm vào các yếu
tố nguy cơ về lối sống, đây là yếu tố vốn có thể thay đổi được, đã trở thành vấn đề cần
giải quyết, góp phần thay đổi tiến triển bệnh theo chiều hướng tích cực có lợi cho người
bệnh. Tuy nhiên, cả hai yêu cầu trên không phải luôn được các bệnh nhân tăng huyết áp
hiểu biết đầy đủ và tuân thủ nghiêm túc. Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền phịng
chống bệnh tăng huyết áp trong quân đội còn chưa sâu rộng, các hoạt động cho cơng tác
phịng chống tăng huyết áp còn nhiều hạn chế, nên việc nghiên cứu thực trạng bệnh tăng
huyết áp và các yếu tố liên quan ở các đơn vị trong quân đội là rất cần thiết cho dự
phịng và kiểm sốt bệnh tăng huyết áp. Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài với 02 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp nguyên phát ở cán bộ cao cấp tại các đơn vị
thuộc Quân khu 7 năm 2018-2019.
2. Đánh giá kết quả can thiệp điều trị tăng huyết áp của cán bộ cao cấp bị tăng
huyết áp nguyên phát, sau 6 tháng can thiệp tại các đơn vị thuộc Quân khu 7 năm 20182019.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu là cán bộ cao cấp có độ tuổi từ 45 trở lên đang cơng tác
tại các đơn vị thuộc Quân khu 7 năm 2018-2019.
- Tiêu chuẩn chọn vào cho mục tiêu 1: cán bộ có tăng huyết áp nguyên phát
được phát hiện và chẩn đoán xác định qua khám sức khỏe định kỳ năm 2018-2019.
- Tiêu chuẩn chọn vào cho mục tiêu 2: cán bộ tăng huyết áp nguyên phát chưa
kiểm soát được huyết áp mục tiêu, đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: cán bộ cao cấp mắc THA thứ phát; không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn chẩn đốn tăng huyết áp của WHO:
+ Có tăng huyết áp: kết quả đo HA cho thấy HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc
HATTr ≥ 90mmHg hoặc được chẩn đoán tăng huyết áp của cơ sở y tế và đang uống
thuốc điều trị huyết áp hằng ngày tại đơn vị.

+ Không tăng huyết áp: HATT < 140 mmHg và HATTr < 90mmHg.
2.2. Phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu có can thiệp.
Cỡ mẫu cho mục tiêu 1: 410 cán bộ.

2


Cỡ mẫu cho mục tiêu 2: 226 cán bộ mắc tăng huyết áp nguyên phát.
- Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu theo kỹ thuật thuận tiện theo độ tuổi. Chọn
ngẫu nhiên dựa trên hồ sơ quản lý khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Quân y 7A,
Quân khu 7.
- Nội dung nghiên cứu
+ Tỷ lệ cán bộ mắc tăng huyết áp nguyên phát được phát hiện và chẩn đoán xác
định qua khám sức khỏe định kỳ năm 2018-2019
+ Nội dung tư vấn can thiệp THA:
• Kiến thức về kiểm sốt HA
• Thái độ về kiểm sốt HA
• Thực hành về kiểm sốt HA
• Quản lý người bệnh ngay tại tuyến quân y cơ sở để đảm bảo người bệnh được
uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện
sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc.
• Dùng thuốc theo đơn.
Đặc điểm kiểm soát huyết áp về mức huyết áp mục tiêu và kết quả thay đổi kiểm
soát huyết áp mục tiêu ở nhóm đối tượng mắc tăng huyết áp nguyên phát ở trên, trước
và sau can thiệp.
Phương pháp đánh giá: Đánh giá ngay khi khám sức khỏe định kỳ và sau 6
tháng.
Chỉ tiêu đánh giá: HA khảo sát lần 2 so với lần 1. Đối tượng có kết quả đo
HATT < 140 mmHg và HATTr < 90 mmHg sau 6 tháng can thiệp là kiểm soát được

HA. Uống thuốc điều trị đúng, đủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: sử dụng phần mềm thống kê y học
SPSS 22.0 nhập số liệu và xử lý, phân tích số liệu nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi, giới tính của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm (n=410)
Từ 45 - 49 tuổi
Từ 50 - 55 tuổi
Trên 55 tuổi
Nam
Nữ

Nhóm tuổi
Giới tính

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

92
262
56
385
25

22,44
63,90
13,66
93,90

6,10

Nhận xét:
Về nhóm tuổi, tỷ lệ đối tượng từ 50 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (63,66%),
thấp nhất là nhóm trên 55 tuổi (13,66%).
Về giới tính, Nam giới chiếm đa số (tỷ lệ 93,90%).
Bảng 3.2. Phân loại BMI của đối tượng nghiên cứu (n = 410)
Đặc tính

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

214
176
18
2
410

52,20
42,93
4,39
0,49
100

Bình thường
Thừa cân
Béo phì độ I
Béo phì độ II
Tổng


3


Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng thừa cân là 42,93%; béo phì độ I là 4,39%; béo phì độ II là 0,49%.
3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp nguyên phát ở nhóm đối tượng nghiên cứu (n = 410)

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n=410)
Nhận xét: Có 55,12% đối tượng bị tăng huyết áp nguyên phát
3.2. Kết quả can thiệp điều trị tăng huyết áp
3.2.1. Kết quả kiểm soát huyết áp
Bảng 3.1. So sánh giá trị trung bình chỉ số Huyết áp tâm thu, tâm trương (mmHg) của
đối tượng nghiên cứu can thiệp trước và sau can thiệp (n=226)
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Trung bình
Chỉ số huyết
khác biệt
p
áp
TB
ĐLC
TB
ĐTC
(KTC 95%)
HATT

143,39

4,92


131,52

2,85

HATTr

91,36

2,79

81,02

2,51

11,87
(9,95-13,85)
10,34
(8,67-12,05)

<0,001
<0,001

Nhận xét:
- Chỉ số huyết áp tâm thu trung bình (mmHg) của đối tượng trước can thiệp là
143,39 ± 4,92; sau can thiệp là 131,52 ± 2,85. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001.
- Chỉ số huyết áp tâm trương trung bình của đối tượng trước can thiệp là 91,36 ±
2,79; sau can thiệp là 81,02 ± 2,51. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.2.2. Kiến thức, thực hành của đối tượng tăng huyết áp trước và sau can thiệp

Bảng 3.2. So sánh tỷ lệ có kiến thức đúng về biện pháp điều chỉnh HA về mức bình
thường (n= 226)
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Nội dung
p
n
%
n
%
Dùng thuốc đúng, đủ liều theo
64
28,32
221
97,78
<0,001
chỉ định của bác sĩ
Tăng khẩu phần hoa quả, rau,
các loại ngũ cốc và gạo chế
59
26,11
220
97,35
<0,001
biến thơ, thực phẩm nhiều xơ,
ăn ít nhất 2 lần/tuần
Ăn nhạt (<6g NaCl/ngày)
79
34,95
219

96,90
<0,001
Hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu
65
28,76
218
96,46
<0,001
mỡ, cholesterol

4


Giảm cân nặng: duy trì BMI từ
60
26,55
212
93,80
<0,001
18,5-22,9 Kg/m2
Tập luyện thể lực (≥30
55
24,34
218
96,46
<0,001
phút/ngày)
Bỏ thuốc lá
66
29,20

215
95,13
<0,001
Hạn chế uống rượu/bia q
54
23,89
215
95,13
<0,001
mức
Kiểm sốt khơng để căng thẳng
52
23,01
220
97,35
<0,001
lo âu
Kiến thức chung
40
17,70
212
93,80
<0,001
Tỷ lệ đối tượng đạt kiến thức chung về biện pháp điều chỉnh huyết áp về mức
bình thường trước can thiệp là 17,70%; sau can thiệp là 93,80%. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.3. Tỷ lệ có kiến thức đúng kiểm soát huyết áp trước và sau can thiệp (n=226)
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Nội dung

p
n
%
n
%
Kiến thức chung về kiểm
30
13,27
220
97,35
<0,001
soát huyết áp
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đạt kiến thức chung về kiểm soát huyết áp trước can
thiệp là 13,27%; sau can thiệp là 97,35%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <
0,001.
Bảng 3.4. Tỷ lệ thực hành đúng về kiểm soát huyết áp của người THA (n= 226)
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Nội dung
p
n
%
n
%
Có uống thuốc điều trị THA
69
30,53
216
95,57
<0,001

Theo dõi, kiểm tra HA thường
91
40,26
212
93,81
<0,001
xuyên
Tái khám đúng hẹn
66
29,20
210
92,92
<0,001
Chế độ ăn phù hợp
86
38,05
210
92,92
<0,001
Theo dõi, điều chỉnh cân nặng
69
30,53
211
93,36
<0,001
ở mức lý tưởng
Tập luyện thể lực
81
35,84
210

92,92
<0,001
Giảm Hút thuốc lá
60
26,55
202
89,38
<0,001
Giảm Uống rượu/bia
80
35,40
212
93,81
<0,001
Tìm hiểu thơng tin, cách điều
119
52,65
201
88,94
<0,001
trị, phịng ngừa THA
Thực hành chung
55
24,34
209
92,48
<0,001
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đạt thực hành chung về kiểm soát huyết áp trước can
thiệp là 24,34%, sau can thiệp là 92,48%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <
0,001.

4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành trên 410 cán bộ cao cấp tuổi từ 45 trở lên tại các đơn
vị thuộc Quân khu 7, thu được kết quả như sau:
4.1. Tỷ lệ tăng huyết áp nguyên phát ở nhóm đối tượng nghiên cứu
Trong tổng số 410 đối tượng nghiên cứu, có 226 đối tượng hiện mắc tăng huyết
áp chiếm tỷ lệ 55,12%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thỉnh,
tỷ lệ tăng huyết áp là 40,3% [4]; nghiên cứu của Trần Kim Phụng, tỷ lệ tăng huyết áp là

5


26,8% [3]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa là 24,1% [1]; có thể do sự khác biệt về địa
bàn nghiên cứu. Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng là 16,2% [5]; nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Tuấn là 32,0% [6]; thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tơi.
Bởi vì Nguyễn Thanh Tùng nghiên cứu ở nhóm người trong độ tuổi lao động, còn
Nguyễn Thanh Tuấn cứu ở nhóm tuổi 25 trở lên. Nghiên cứu của chúng tơi cũng cao
hơn nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt, tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1% [7]. Sự khác biệt có
thể là do nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lân Việt thực hiện vào năm 2008, cịn chúng
tơi thực hiện năm 2018-2019 đang trong thời điểm tăng huyết áp có xu thế tăng dần theo
thời gian.
4.2. Đánh giá kết quả can thiệp
Mặc dù bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm, nhưng chúng ta hồn tồn có thể
phịng ngừa được một cách có hiệu quả. Việc điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu
dài và tổng thể dựa trên sự kết hợp giữa nhiều biện pháp: điều chỉnh chế độ ăn, tập
luyện hợp lý và thuốc [2][10]. Nhận biết được tầm quan trọng của nội dung này, nghiên
cứu đã tập trung can thiệp nâng cao thực hành kiểm soát huyết áp của đối tượng dựa
trên kết hợp nhiều chế độ. 226 đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán THA nguyên phát
được, khảo sát tư vấn kiểm soát huyết áp và kết hợp điều trị bằng thuốc. Kết quả, cho
thấy, hiệu quả kiểm soát huyết áp sau can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê, so với giai
đoạn trước can thiệp ở nhóm nghiên cứu can thiệp. Cụ thể:

- Chỉ số huyết áp tâm thu trung bình của đối tượng trước can thiệp là 143,39±
4,92mmHg, sau can thiệp là 131,52 ± 2,85mmHg. Chỉ số huyết áp tâm trương trung
bình của đối tượng trước can thiệp là 91,36± 2,79 mmHg, sau can thiệp là 81,02±
2,51mmHg. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả này cho thấy
mô hình can thiệp có hiệu quả và cần nhân rộng hơn tại các đơn vị.
- Tỷ lệ đối tượng đạt kiến thức chung về biện pháp điều chỉnh huyết áp về mức
bình thường sau can thiệp là 93,80% cao hơn trước can thiệp là 17,70%. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Các biện pháp như tăng khẩu phần thức ăn khơng
có mỡ /ít mỡ, thịt gia cầm khơng da, thịt nạc, ăn ít nhất 2 lần/tuần, ăn nhạt (<6g
NaCl/ngày), hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol, giảm cân nặng: duy
trì BMI từ 18,5-22,9Kg/m²; tập luyện thể lực (≥30 phút/ngày); bỏ thuốc lá, hạn chế
uống rượu/bia q mức, kiểm sốt khơng để căng thẳng lo âu,… cũng có sự thay đổi
đáng khích lệ giữa trước và sau can thiệp. Ở nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tuấn, kiến
thức và cách phòng bệnh tăng huyết áp ở các đối tượng cũng thay đổi tích cực sau can
thiệp; bỏ thuốc lá từ 26,8% lên 98,5%; giảm cân từ 18,6% lên 91,8%; không ăn mặn từ
65,1% lên 98,9%; ăn ít mỡ động vật từ 17,5% lên 96,3%; hoạt động thể lực từ 27,5%
lên 96,7%; hạn chế uống rượu bia từ 30,5% lên 97,8; tránh căng thẳng lo âu từ 22,3%
lên 98,9% [6].
- Tỷ lệ đối tượng đạt thực hành chung về kiểm soát huyết áp bao gồm các nội
dung là theo dõi huyết áp thường xuyên, tái khám, uống thuốc điều trị, chế độ ăn, tránh
các chất kích thích có sự thay đổi tích cực giữa trước can thiệp là 24,34% và sau can
thiệp là 92,48%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kiểm sốt huyết áp
dựa vào các biện pháp khơng dùng thuốc và dùng thuốc đóng vai trị quan trọng trong
phịng chống bệnh tăng huyết áp. Kết quả của chúng tôi báo hiệu dấu hiệu tích cực của
chương trình can thiệp.
- Huyết áp mục tiêu cần đạt là <140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh
vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần
đạt là <130/80mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ
điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều trị kịp thời. Chế độ ăn


6


hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa
cà phê muối mỗi ngày). Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế thức ăn có nhiều
cholesterol và axit béo no. Một chế độ ăn hợp lý có thể giúp làm giảm huyết áp và kiểm
soát cân nặng, kết quả ghi nhận thực tế như sau:
. Tăng khẩu phần, chế độ tăng khẩu phần hợp lý là hoa quả, rau, các loại ngũ cốc
và gạo chế biến thô, thực phẩm nhiều xơ, thức ăn khơng có mỡ và rất ít mỡ, thịt gia cầm
khơng da, thịt nạc, ăn cá (nhất là loại có nhiều Omega 3 như cá hồi, cá trích…) ít nhất 2
lần/tuần. Kết quả cho thấy hoa quả, rau, các loại ngũ cốc và gạo chế biến thô, thực phẩm
nhiều xơ trước can thiệp là 38,05% và sau can thiệp tăng lên 92,92%.
. Tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu được của chương trình điều trị
hàng ngày. Tập thể dục giúp giảm huyết áp và giảm cân nặng hoặc giữ cho cơ thể ở mức
cân nặng lý tưởng. Chế độ tập luyện tối ưu là tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và tất
cả các ngày trong tuần. Sự tập luyện đều đặn như vậy sẽ giảm được 4 đến 9 mmHg [2].
Nghiên cứu ghi nhận tập luyện thể dục trước can thiệp là 35,84% và sau can thiệp là
92,92%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Tuấn [6], sau khi can thiệp tỷ lệ tập luyện thể lực (91,4%) cao hơn trước can thiệp
(47,2%); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001. Viêc bỏ hút thuốc lá ở
người chưa từng có biểu hiện của bệnh tim mạch sẽ giảm nguy cơ bệnh tim mạch về sau
một cách rõ ràng. Còn đối với người đã bị bệnh tim mạch thì việc bỏ hút thuốc lá làm
giảm nguy cơ tái phát bệnh hoặc làm nặng bệnh. Việc bỏ hút thuốc lá cũng làm giảm
đáng kể các nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp [2]. Tỷ lệ hút thuốc lá trước
can thiệp 26,55% sau can thiệp là 89,38%. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thỉnh cũng cho
thấy hiệu quả rõ rệt về việc thay đổi thói quen khơng tốt của người dân, trong 58 người
mắc tăng huyết áp có hút thuốc trước khi can thiệp, thì sau thời gian can thiệp đa số đối
tượng bỏ hút thuốc, cụ thể là có 79,3% đã bỏ hút thuốc sau can thiệp, 17,2% đã giảm;
bên cạnh đó cịn tồn tại 3,5% đối tượng hút bình thường [4].
. Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc

chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần
(nữ). Một cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu
vang, hoặc 30ml rượu mạnh [6]. Nghiên cứu ghi nhận uống rượu bia trước can thiệp là
31,06% và sau can thiệp là 95,65%. Điều này cũng chứng tỏ sau khi can thiệp người
tăng huyết áp nhận thức được rượu bia là yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nên đã giảm sử
dụng rượu rất nhiều. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thỉnh, trong
51 người tăng huyết áp có uống rượu, sau khi can thiệp có 43 người đã bỏ uống rượu,
chiếm 84,3%, giảm uống rượu 13,7%, chỉ cịn một trường hợp uống bình thường [4].
5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ cán bộ cao cấp từ 45 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp nguyên phát trong năm
2018-2019 là 55,12%.
Sau 6 tháng can thiệp:
- Chỉ số huyết áp tâm thu trung bình của đối tượng trước can thiệp là 143,39 ±
4,92; sau can thiệp là 131,52 ± 2,85; chỉ số huyết áp tâm trương trung bình trước can
thiệp là 91,36 ± 2,79; sau can thiệp là 81,02 ± 2,51. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p <0,001.
- Tỷ lệ đối tượng đạt kiến thức đúng về các biện pháp điều trị huyết áp về mức
bình thường sau can thiệp là 93,80% cao hơn trước can thiệp (17,70%), khác biệt này có
ý nghĩa thống kê với p <0,001;
- Tỷ lệ đạt kiến thức chung về kiểm soát huyết áp trước can thiệp là 13,27%; sau
can thiệp là 97,35% và tỷ lệ đối tượng đạt thực hành chung về kiểm soát huyết áp trước

7


can thiệp là 24,34%, sau can thiệp là 92,48%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Hoa (2014), “Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp và những hành vi nguy cơ ở
người cao tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”. Luận văn Thạc sĩ dịch vụ y tế,

Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2010), “Các yếu tố nguy cơ thường gặp của
bệnh tim mạch” NXB Y học, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Kim Phụng (2010), “Tình hình bệnh tăng huyết áp tại thành phố Đơng Hà, tỉnh
Quảng Trị”, Tạp chí Y tế cơng cộng, 16, trang 21-24.
4. Nguyễn Văn Thỉnh (2013), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và kiến thức, thực
hành phòng chống biến chứng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện
Vị Thủy, Hậu Giang năm 2012”, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y
dược Cần Thơ.
5. Nguyễn Thanh Tùng (2011), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở độ tuổi lao động
và những mối liên quan tại tỉnh Hậu Giang năm 2010”, Luận án chuyên khoa cấp
II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
6. Nguyễn Thanh Tuấn (2015), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và đánh giá kết
quả can thiệp kiểm soát huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên tại huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2014”, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ.
7. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2008), “Kết quả điều tra dịch tễ tăng huyết áp tại 8
tỉnh và thành phố của Việt Nam”, Viện Tim mạch Việt Nam.
8. Barry Stults (2015), hypertension: 2015 update, University of utah medical center.
9. Norman M. Kaplan and Ronal G. Victor (2015), Kaplan’s Clinical Hypertension,
Wolters Kluwer Health / Lippincott Williams & Wilkils, pp. 268-290
10. Shawn W. Robinson (2014), Hypertension guidelines in 2014-JNC 8 vs all the rest,
University of Maryland school of medicine.

8



×