Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận Quản lý nhà nước giáo dục Thực trạng giáo dục việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.69 KB, 25 trang )

A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đóng vài trị quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết ở các quốc gia, vùng
lãnh thổ khác trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Riêng ở nước ta, không chỉ trong giai đoạn hiện nay tầm quan trọng của
giáo dục mới được khẳng định mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đã
được một dân tộc có truyền thống hiếu học đã dày công vun đắp và củng cố. Ở
mọi thời đại, giáo dục luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. Năm 1075, vua Lý
Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài, từ đó đến các triều đại tiếp theo
Nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Nguyễn… các khoa thi lần lượt được mở ra để
tuyển dụng người tài, phục vụ cho đất nước. Và Quốc Tử Giám – trường đại học
đầu tiên của Việt Nam – nơi vinh danh những người thi cử đỗ đạt có đức có tài.
Ngay trong thời kỳ nạn đói năm 1945, thời kỳ đất nước ta chống giặc ngoại xâm,
Bác Hồ vẫn không quên nhiệm vụ chống “giặc dốt” bằng việc mở thêm trường
học cho dân nghèo, mở các lớp “bình dân học vụ”, ... ; như vậy, nhiệm vụ học
tập vẫn được đặt ra, là mục tiêu để cả dân tộc cùng phấn đấu và nhân dân ta đã
cùng nhau vượt qua thời kỳ chống “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Đó là
một trong những minh chứng cho việc luôn luôn coi trọng giáo dục là quốc sách
hàng đầu của dân tộc ta.
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lượt phát triển con
người, chiến lượt phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Nguồn tài nguyên và
sự giàu có của một quốc gia khơng phải nằm trong lịng đất mà chính là nằm
trong bản thân con người, trí tuệ con người”. Muốn tiến hành cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dục vì giáo dục đào tạo có
vai trị quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội cũng như xây dựng nền
văn hóa.
Trong thời đại khoa học cơng nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, hàm
lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng; tài
năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không
Trang 1




phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua q trình đào
luyện cơng phu có hệ thống. Vì vậy, giáo dục hiện nay được nhìn nhận không
phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản xuất xã
hội. Thực tiễn cho thấy rằng không quốc gia nào muốn phát triển mà ít đầu tư
cho giáo dục. Cơng cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới hiện nay là
cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua về phát triển giáo dục. Nghị
quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã nhấn mạnh:
Thực sự coi trong giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục
cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
Giáo dục khơng chỉ có vai trị quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà
cịn là cơ sở để hình thành nền văn hóa tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Giáo dục
có tác động vơ cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ
nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hóa,
văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân
cách mới của toàn bộ xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản
của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc,… là những
người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội,…”
Như vậy giáo dục có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời
sống tinh thần của xã hội. Với mong muốn hiểu rõ hơn về nền giáo dục Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay nên nhóm em đã chọn đề tài “Thực trạng giáo
dục Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, nhóm em muốn trình bày một số thành tựu và
hạn chế của giáo dục Việt Nam trong những năm vừa qua. Để từ đó phân tích

ngun nhân và đưa ra một số giải pháp giúp ta hiểu rõ hơn về thực trạng giáo
Trang 2


dục Việt Nam hiện nay. Đồng thời nhóm em có liên hệ ở một số trường THPT
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để chúng ta có cái nhìn thực tế nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến giáo dục trong giai đoạn hiện nay, và thực hiện
nghiên cứu số liệu của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo tài liệu có sẵn và trên internet.
Phân tích và tổng hợp.
Tham khảo ý kiến chuyên gia.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu cũng như phần kết luận thì bài nghiên cứu của nhóm
em được trình bày trong 2 chương chính là:
+ Chương 1: Thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay.
+ Chương 2: Thực trạng giáo dục của một số trường THPT trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.

Trang 3


B. NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay
1. Tình hình chung
Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển,
có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực cho cơng cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng
đồng thời, nền giáo dục cũng ẩn chứa nhiều yếu kém, bất cập chưa được khắc

phục.
1.1.Thành tích
Nhìn một cách khách quan, ngành giáo dục Việt Nam có những thành tựu
quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nổi
bật là:
 Thực hiện nền giáo dục tồn dân.
 Hệ thống trường lớp và quy mơ giáo dục phát triển đáp ứng nhu cầu học
tập ngày càng tăng của nhân dân.
 Chất lượng giáo dục được nâng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực
phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.
 Đội ngũ nhà giáo ngày càng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và
chất lượng.
 Đầu tư cho giáo dục đạt 20% ngân sách, cơ sở vật chất của hệ thống giáo
dục từng bước được hiện đại hóa…
Lại có những ý kiến chỉ trích giáo dục Việt Nam lạc hậu, khơng theo kịp thế
giới. Các dẫn chứng sau đây sẽ cho thấy ý kiến trên là không đúng:
 Từ năm 2004 đến 2016, Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công nhiều
kỳ thi quốc tế: Olympic Vật lý châu Á (2004), Olympic Toán học quốc tế
(2007), Olympic Vật lý quốc tế (2008), Olympic Hóa học quốc tế (2014). Năm
2016, Việt Nam là nước chủ nhà của Cuộc thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ
27-IBO 2016. Đây là minh chứng cho sự tin tưởng, đánh giá cao của quốc tế đối
với nền giáo dục Việt Nam.
Trang 4


 Chúng ta đã gặt hái thành quả đáng khích lệ: Giành 6 huy chương vàng,
đứng đầu Cuộc thi Olympic Tốn học châu Á-Thái Bình Dương (APMOPS
2016). Việt Nam là nước Đơng Nam Á có nhiều giải nhất Hội thi Khoa học Kỹ
thuật quốc tế-Intel ISEF 2016 (Hoa Kỳ), với 4 dự án đạt giải ba lĩnh vực Hóa
học, Kỹ thuật mơi trường, Kỹ thuật cơ khí, Sinh học tế bào và phân tử. Chúng ta

đã giành 1 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 1 huy chương đồng trong Cuộc
thi Olympic Tốn quốc tế (IMO) 2016; xuất sắc có 1 giải đặc biệt Grand
Champion, 11 huy chương vàng, 24 huy chương bạc, 47 huy chương đồng trong
Cuộc thi Toán học trẻ quốc tế 2016 (IMC). Ngoài ra, học sinh nước ta còn nhận
2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng Cuộc thi Olympic
Vật lý quốc tế năm 2016… Năm 2017, các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự
Olympic Quốc tế Hóa học, Tốn học, Vật lí và Sinh học đều đạt thành tích cao
nhất từ trước đến nay. Cụ thể, tại Olympic Hóa học Quốc tế năm 2017, 4/4 thí
sinh VN dự thi đều đoạt huy chương, gồm 3 Huy chương Vàng và 1 Huy
chương Bạc. Tại kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 58 năm 2017, cả 6/6
thí sinh VN dự thi đều đoạt huy chương, trong đó 4 HCV, 1 HCB và 1 Huy
chương Đồng. Đây là kết quả cao nhất trong lịch sử 43 năm Việt Nam tham dự
Olympic Tốn học quốc tế. Đặc biệt, em Hồng Quốc Hữu Huy - Trường THPT
chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt điểm cao nhất trong hơn 600
thí sinh dự thi Olympic Tốn học quốc tế năm 2017. Với thành tích xuất sắc của
các đội tuyển Olympic Quốc tế đã khẳng định hướng đi đúng của ngành Giáo
dục trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi; đồng thời
khẳng định sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, cũng như sự cố
gắng, nỗ lực của các em học sinh, các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng học sinh
giỏi trong thời gian qua.
1.2.Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong những năm gần đây nền giáo
dục Việt Nam đi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Tất cả những ai
nặng lòng với tương lai của đất nước đều rất lo lắng vì những vấn đề bất cập của
Trang 5


giáo dục và những vấn đề nổi cộm trong nhiều năm không những không giải
quyết được mà ngày càng trầm trọng hơn.
Đầu tư cho giáo dục quá tràn lan: Có lẽ với thực trạng giáo dục hiện nay,

Việt Nam chúng ta còn lâu mới bắt kịp được nền giáo dục đào tạo thế giới, thậm
chí là một vài nước trong khu vực. Điều tôi băn khoăn là: đầu tư cho giáo dục
hiện nay q tràn lan, khơng có trọng điểm. Chẳng hạn đầu tư nhiều tiền vào cải
tiến sách giáo khoa, nhưng vẫn sai sót, tụt hậu. Đầu tư vào xây dựng cơ bản
nhưng trường lớp vẫn xuống cấp…tiêu cực trong đầu tư vẫn còn, v.v...
* Chế độ tiền lương của giáo viên còn nhiều hạn chế
Theo chế độ tiền lương đang được áp dụng hiện nay, lương giáo viên bị ép
vào 7 ngạch lương mà chỉ có một ngạch cao cấp: giáo sư là ngang hàng với
ngạch cao cấp của các ngành khác (như hành chính, y tế, tài chính). Lương giáo
viên trung học cấp cao của ba ngành THPT, THCN, dạy nghề đều kém hơn
ngạch chính của các ngành khác, như bậc 1 giáo viên cấp cao: 3,07, bác sĩ chính:
3,35, kế tốn viên chính: 3,26. Thêm vào đó, hệ số chênh lệch giữa bậc 1 và bậc
2 của ngạch giáo viên trung học quá thấp 1,86 - 1,78 = 0,08. Trong toàn bộ hệ
thống lương của Nhà nước chưa có trường hợp nào mức chênh lệch giữa hai bậc
lương lại thấp đến mức sau 3 năm phấn đấu để được tăng 1 bậc lương, với hệ số
0,08 tính ra tiền chỉ được 16.000 đồng. Đối với lương giáo viên tiểu học, do có
đến tận 16 bậc nên có tình trạng ba bậc cuối được coi là những “bậc lương treo”,
tức là chỉ rất ít giáo viên được lãnh lương ở bậc này (bậc 14 - 0,4%, bậc 15 0,2% và bậc 16 - 0,1%).
Đồng lương của giáo viên q thấp, khơng đủ các chi phí của cuộc sống
làm nảy sinh ra các vấn đề tiêu cực của giáo dục. Thiết nghĩ khi đời sống giáo
viên được cải thiện, ngành giáo dục không những thu hút được nhân tài mà cịn
có thể giảm tiêu cực.
* Chưa đánh giá được năng lực giáo viên
Với cách quản lý chuyên môn giáo viên hiện nay: dự giờ, kiểm tra sổ sách
giáo án, họp hành... dường như có tính "dĩ hịa vi quý", cào bằng. Có thể biết
giáo viên nọ kia yếu chun mơn nhưng khơng có tiêu chí cụ thể để xử lý.
Trang 6


Không thể giải quyết được những giáo viên yếu kém, đây cũng là một trong

những lý do chính làm giáo dục Việt Nam không thể bức phá.
* Chưa đánh giá được năng lực quản lý giáo dục
Hiệu trưởng cần phải đổi mới lãnh đạo trường học, truyền được cảm hứng
cho giáo viên, nhân viên để thực hiện đổi mới nhà trường, có những tiếp cận
sáng tạo để đổi mới trường học và thúc đẩy học tập của học sinh theo hướng
phát triển năng lực.
Để làm được điều đó, Hiệu trưởng phải kiến tạo được các điều kiện đầy thử
thách nhưng cũng quan tâm và hỗ trợ thuận lợi cho việc học tập của mỗi học
sinh.
Họ không ngừng phát triển và hỗ trợ giáo viên, tạo điều kiện làm việc tích
cực, hiệu quả phân bổ nguồn lực, xây dựng chính sách và hệ thống tổ chức phù
hợp, và tham gia vào cơng việc có ý nghĩa khác bên ngồi lớp học và có tác
động mạnh mẽ vào sự phát triển nhà trường.
Nhưng trong thực tế cán bộ quản lý giáo dục ở các trường làm việc theo
khn mẫu có sẵn, khơng cần sáng tạo gì thêm nên chất lượng giáo dục ở các
trường khơng cao, giáo viên khơng có người truyền cảm hứng giảng dạy…
* Sức học của học sinh đi xuống
Căn bệnh thành tích tồn tại quá lâu, dung dưỡng những học sinh yếu kém
vẫn được lên lớp đều đặn đã tạo ra số đông học sinh không ở mức ngồi nhầm
lớp mà cịn ngồi nhầm cấp học. Có những học sinh tưởng chừng chỉ học lớp 5
nhưng đang ngồi chễm chệ ở lớp 12. Bằng chứng mỗi kỳ thi có hàng ngàn điểm
liệt, tức khơng biết gì cả.
* Khơng tuyển được học sinh giỏi vào sư phạm
Không phải bây giờ mà từ nhiều năm nay chúng ta đã không tuyển được
nhiều học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Nhưng có một sự thật là một số giáo
viên có học lực thời phổ thơng chỉ ở mức trung bình nhưng sau một thời gian
giảng dạy họ quên mất ngày xưa rồi tự gán cho mình một thời vàng son của tuổi
học trò.
Trang 7



* Cấp quản lý giáo dục chỉ thường thường bậc trung
Vì hồ sơ lý lịch, lợi ích nhóm..., cấp quản lý giáo dục thường được tuyển từ
những giáo viên chỉ ở mức thường thường bậc trung.
Nếu những cán bộ này là chun viên ở các bộ mơn thì vơ cùng đáng ngại.
* Nơi đào tạo ra những người làm nghề đào tạo
Quá nhiều trường sư phạm, có thể nói trường sư phạm mọc lên như nấm,
đâu đâu cũng có trường đào tạo ngành sư phạm. Nhưng rồi có ai đặt dấu hỏi cho
vấn đề chất lượng sinh viên ra trường là như thế nào?
Nghề bác sĩ có thể chỉ giết chết một con người nhưng nghề sư phạm lại giết
chết cả một thế hệ. Nên thiết nghĩ việc kiểm soát các trường đào tạo sư phạm là
việc nên làm gấp.
* Gói ghém năng lực cá nhân
Giáo viên ngồi dạy cịn vô số việc không tên mà nếu không làm cũng
chẳng sao nhưng phải làm vì "thi đua". Ngày tháng qua đi cứ mãi loay hoay đối
phó nên gần như giáo viên chỉ biết gói ghém năng lực vào dạy học.
Hơn nửa triệu giáo viên của cả nước, đông đảo là vậy, nhưng đóng góp cho
văn chương, nghệ thuật, khoa học, cơng nghệ... lại q ít ỏi.
* Sự can thiệp q sâu của ủy ban nhân dân tỉnh, huyện
Tỉnh có sở nội vụ, huyện có phịng nội vụ đã can thiệp quá sâu vào việc
tuyển giáo viên ở các cấp học. Ngành giáo dục cần đấu tranh để được độc lập
trong việc rà sốt thiếu thừa giáo viên để tự mình tổ chức thi tuyển công bằng,
minh bạch.
2. Những quan điểm chỉ đạo trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào
tạo ở nước ta sau Đại hội Khóa XII
Bước sang giai đoạn mới, đất nước ta đứng trước những cơ hội lớn và
thách thức lớn, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay
cần triển khai theo những quan điểm chỉ đạo chủ yếu sau:
 Thứ nhất, phát triển giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu. Do vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo của

Trang 8


Đảng, huy động cả hệ thống chính trị, phát huy đóng góp của mọi tầng lớp nhân
dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo
 Thứ hai, đổi mới giáo dục, đào tạo phải nhằm mục tiêu xây dựng nền
giáo dục có tính dân tộc, hiện đại, qn triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý
luận gắn liền với thực tiễn, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã
hội; đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển đất nước, nhất là nhân lực chất lượng
cao, góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để mọi người dân
đều có thể đi học và học tập suốt đời.
 Thứ ba, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn
lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển
giáo dục, đào tạo ở vùng khó khăn, cho giáo dục phổ cập và đào tạo nhân lực
chất lượng cao. Phát triển giáo dục, đào tạo phải gắn với phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố quốc phòng và an ninh, với tiến bộ khoa học - công nghệ và hội
nhập quốc tế.
 Thứ tư, mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo phải trên cơ sở giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền, định hướng xã hội
chủ nghĩa. Khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước hợp tác với các
đối tác nước ngoài trong đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao
cơng nghệ, nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý giáo dục, đào tạo.
3. Những thách thức của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội nhập quốc tế địi
hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi nguồn lực quốc gia và khả
năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và phần đơng gia đình cịn hạn chế.
Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn
đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo.
Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triển khơng đều

giữa các địa phương vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu bình đẳng về cơ
hội tiếp cận giáo dục và khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đối tượng
người học và các vùng miền.
Trang 9


Tư duy bao cấp, sức ì trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử
với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
dục, khơng theo kịp sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội và khoa học công
nghệ; bệnh thành tích, hư danh, chạy theo bằng cấp trong cán bộ và người dân
chậm được khắc phục.
Khoảng cách phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo giữa nước ta và các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có
xu hướng gia tăng. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang
làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống khơng lành
mạnh, xói mịn bản sắc văn hố dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo
dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm...
4. Phương hướng, nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại
hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát
triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển giáo dục và đào
tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; phấn đấu đến
năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Từ đó, Đại hội XII xác định những nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi

trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo
dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã
hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo, bảo đảm dân
chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục
và đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; đổi mới chính
Trang 10


sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của tồn xã hội, nâng cao
hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo.
Để thực hiện chủ trương đó, thời gian tới cần tập trung đổi mới mạnh mẽ
và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo; coi trọng phát triển phẩm
chất và năng lực người học. Trong đó tập trung vào một số vấn đề rất cơ bản và
quan trọng là:
 Thứ nhất, cần có sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn
Đảng, toàn dân về chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; từ đó, phát huy
trí tuệ, huy động nhiều nguồn lực và có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban
ngành và các tổ chức xã hội, trong đó ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trị
chủ đạo. Đây là vấn đề có tính quyết định, bởi sự nghiệp giáo dục là của toàn
dân, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chừng
nào chưa làm tốt điều này, chừng đó giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành
quốc sách hàng đầu như quan điểm của Đảng đã xác định.
 Thứ hai, đổi mới mục tiêu giáo dục để phù hợp với bối cảnh đất nước
bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế sâu rộng. Mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta từ trước đến nay cơ bản là
đúng đắn, nhưng mỗi thời kỳ có những hồn cảnh, u cầu nhiệm vụ khác nhau,
nên mục tiêu giáo dục và đào tạo cũng phải điều chỉnh, thay đổi để đáp ứng thực
tiễn cuộc sống đặt ra. Nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới,
đòi hỏi tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực con người cũng có yêu cầu mới; bên

cạnh chú ý con người xã hội, con người công dân, cần hướng tới phát huy cao
nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; phát triển hài hòa con người cá nhân và con
người xã hội. Từ đó, cần điều chỉnh mục tiêu giáo dục và đào tạo theo hướng
vừa chú ý phát triển hài hòa con người xã hội, con người công dân, vừa hướng
tới phát huy cao nhất tiềm năng của mỗi học sinh; chú trọng giáo dục cả phẩm
chất và năng lực của người học; bao gồm các phẩm chất chủ yếu, các năng lực
chung và các phẩm chất, năng lực riêng của từng học sinh, năng lực đặc thù mơn
học; kết hợp hài hịa dạy chữ, dạy nghề và dạy người; chú trọng giáo dục hướng
nghiệp, kỹ năng thực hành, tác phong cơng nghiệp... Từ đó, sẽ tạo sự thay đổi
Trang 11


căn bản về chất lượng giáo dục. Mục tiêu giáo dục trong chương trình mới phải
phù hợp với bối cảnh, trình độ và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trình độ,
đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Việt Nam; học tập kinh nghiệm và xu hướng
quốc tế.
 Thứ ba, đổi mới nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo theo hướng
phải phù hợp, thiết thực với từng cấp học, từng đối tượng; bảo đảm tính khoa
học, cơ bản, hiện đại; nhưng tinh giản, dễ hiểu, lựa chọn những kiến thức có tính
ứng dụng cao; chú trọng các môn khoa học xã hội - nhân văn; đổi mới nội dung,
phương pháp dạy - học ngoại ngữ; chuyển từ nặng về trang bị kiến thức lý
thuyết trừu tượng sang nội dung giáo dục gắn với thực tiễn đời sống nhằm giảm
tải kiến thức, giảm áp lực học hành, thi cử cho học sinh; chú trọng yêu cầu vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống. Theo đó, Chương trình mới chuyển
sang cách tiếp cận năng lực, chú trọng đến mục tiêu phát triển các phẩm chất của
học sinh; khơng chỉ địi hỏi học sinh nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản
mà còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành, giải quyết
các tình huống trong học tập và cuộc sống... Với cách tiếp cận này, đòi hỏi tất cả
các khâu của quá trình dạy - học (nội dung, phương pháp, phương tiện, hình
thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá, thi cử; cách thức quản lý và thực hiện...)

cũng phải thay đổi. Nội dung các môn học cần lựa chọn những gì cần thiết cho
việc phát triển phẩm chất và năng lực người học; những tri thức thiết thực, gần
gũi, gắn với đời sống và có thể vận dụng tốt trong thực tế. Cần xác định rõ
chuẩn đầu ra của từng cấp học để biên soạn chương trình và sách giáo khoa các
mơn học đảm bảo tính thống nhất, liên thông; chú ý tài liệu hỗ trợ dạy học phù
hợp với đặc thù của các địa phương, các đối tượng, nhất là học sinh dân tộc
thiểu số và học sinh có hồn cảnh khó khăn.
 Thứ tư, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng vận dụng các
phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối tượng và hồn cảnh,
ưu tiên cho thực hành, khuyến khích sáng tạo; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức với phương châm “giảng ít, học nhiều”, “học đi
đơi với hành”; chú trọng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong và
Trang 12


ngoài nhà trường, rèn luyện phương pháp tự học và mong muốn học suốt đời.
Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ thuật, đào tạo nghề và giáo dục đại học theo
hướng giảm thời lượng dạy lý thuyết, tăng thời lượng thảo luận và thực hành;
gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học; chuyển quá trình đào tạo thành quá trình
tự đào tạo; chú trọng rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng nghề
nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm.
 Thứ năm, đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục và đào tạo một cách mạnh mẽ, nhằm bảo đảm độ tin cậy, chính
xác, tính khách quan, trung thực về kết quả học tập của học sinh; làm cơ sở cho
việc điều chỉnh cách dạy, cách học. Xác định đúng mục tiêu kiểm tra, đánh giá
phù hợp với đối tượng và yêu cầu; xây dựng nội dung và hình thức kiểm tra, thi,
đánh giá theo chuẩn năng lực; đánh giá được sự tiến bộ của người học. Đổi mới
việc ra đề thi, phương pháp xử lý kết quả và sử dụng kết quả; không chỉ tập
trung vào việc xem học sinh học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra học sinh
đó học như thế nào, có biết vận dụng không; đề bài sẽ yêu cầu vận dụng tổng

hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một vấn đề
chung, liên quan nhiều đến thực tiễn.
 Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống
giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; quy hoạch lại mạng
lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Khuyến khích thành lập
viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học,
công nghệ trong nhà trường; thí điểm chuyển mơ hình trường cơng lập sang cơ
sở giáo dục do cộng đồng, doanh nghiệp quản lý, đầu tư.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là việc hết sức trọng đại,
cần có sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của tồn
Đảng, tồn dân; huy động nhiều nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo,
sớm hiện thực hóa chủ trương, định hướng mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XII
của Đảng đã đề ra.
Trang 13


5. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
Nói đến giáo dục là nói đến con người, nên đó phải là một q trình lâu dài,
khơng thể nóng vội, khơng thể chủ quan, đặc biệt không thể né tránh khi làm
chưa đúng, chưa tốt. Quá trình vừa đổi mới vừa tìm tòi đã cho ngành giáo dục
nhiều bài học quý giá về bước đi, lộ trình thích hợp. Để thực hiện được nhiệm
vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp như trên, trong thời
gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
 Thứ nhất, đổi mới công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp:
+ Cần rà soát, tiếp tục xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp và các luật có liên quan, ban
hành đầy đủ các chuẩn, định mức kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Rà soát, chỉnh sửa danh mục ngành, nghề đào tạo của hệ thống giáo dục nghề

nghiệp. Xây dựng và ban hành các chuẩn kiến thức, kỹ năng (chuẩn đầu ra) cho
các ngành, nghề tương ứng với từng cấp trình độ đào tạo với sự tham gia của
doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với khung trình độ và tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia. Đối với các nghề trọng điểm quốc gia cần đảm bảo tiếp cận chuẩn khu
vực ASEAN và các nước phát triển. Xây dựng các bộ tiêu chuẩn về cơ sở vật
chất của từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Ban hành các quy định về hệ
thống đảm bảo chất lượng đối với với các trường trung cấp và cao đẳng.
+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề
nghiệp. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, gắn với trách nhiệm của
cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp; phân cấp mạnh
chức năng quản lý Nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương. Hoàn thiện và
nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đáp ứng
được u cầu thơng qua việc chuẩn hóa cán bộ quản lý các cấp. Nghiên cứu để
từng bước giảm can thiệp hành chính của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo
dục nghề nghiệp công lập.
+ Thực hiện hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp
trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp và liên
Trang 14


thơng giữa các bậc trình độ và giữa giáo dục nghề nghiệp và bậc đại học; bảo
đảm người đủ tiêu chuẩn và có nhu cầu được học liên thơng lên trình độ cao
hơn.
+ Xây dựng dự báo nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo theo cơ cấu
ngành, nghề và trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội
theo từng giai đoạn. Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin, xây dựng cơ sở
dữ liệu quốc gia về giáo dục nghề nghiệp.
+ Hồn thiện cơ chế chính sách đồng bộ, phù hợp đối với đội ngũ nhà
giáo, người học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người lao động và doanh nghiệp
tham gia đào tạo cũng như việc phân bổ và sử dụng tài chính theo hướng tăng

quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tạo động lực cho xã hội
tham gia vào hoạt động này.
+ Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục nghề
nghiệp. Phát triển hệ thống quản lý, đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục
nghề nghiệp quốc gia đảm bảo tương thích với các khung tham chiếu của khu
vực. Phát triển kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và đánh giá, công
nhận trường chất lượng cao, chương trình đào tạo chất lượng cao. Đẩy nhanh
việc thành lập các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp độc lập.
Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng cho các trường cao
đẳng và trung cấp theo chuẩn các nước phát triển; nhận chuyển giao công nghệ
quản lý, quản trị nhà trường từ các nước phát triển. Áp dụng công nghệ thông tin
để xây dựng và vận hành hệ thống thông tin quản lý hiện đại tại các trường trung
cấp và cao đẳng (ưu tiên các trường trong danh sách được lựa chọn đầu tư thành
trường chất lượng cao và các trường chất lượng cao).
 Thứ hai, chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục nghề nghiệp: Cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng kỹ sư, cử nhân, nghệ nhân,
người có kỹ năng nghề cao đã làm việc tại doanh nghiệp về kỹ năng, nghiệp vụ
sư phạm trở thành nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
ở các nước phát triển, áp dụng chuẩn của các nước phát triển để hình thành đội
ngũ giáo viên hạt nhân đạt chuẩn quốc tế có đủ năng lực để đào tạo chương trình
Trang 15


chuyển giao từ nước ngoài, đồng thời đào tạo lại các giáo viên khác trong hệ
thống. Tăng cường đào tạo tiếng Anh cho các nhà giáo dạy các chương trình
ASEAN, quốc tế. Huy động, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo
viên bằng hình thức tiếp nhận họ đến thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật,
nâng cao kỹ năng thực hành nghề, tiếp cận cơng nghệ mới.... Đào tạo, bồi dưỡng
chuẩn hóa để hình thành đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp chuyên

nghiệp.
 Thứ ba, các Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện rà soát, sắp xếp mạng
lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở dự báo nhân lực theo lĩnh vực, địa
bàn quản lý theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô, nâng cao chất lượng và
hiệu quả đào tạo. Chỉ thành lập mới trường cao đẳng cơng lập theo quy hoạch và
đảm bảo có lộ trình tự chủ, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa ngành,
đa cấp trình độ đào tạo. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhà
giáo phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ở từng vùng, miền.
 Thứ tư, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đổi mới chương trình và cơng
tác tổ chức, quản lý đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra. Chuyển giao đồng bộ các
bộ chương trình cấp độ quốc tế và nhân rộng đào tạo các nghề trọng điểm cấp
độ quốc tế đã chuyển giao cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng các bộ
chương trình tiếng Anh chuyên ngành cho nhóm nghề trọng điểm cấp độ quốc
gia và quốc tế.
Từng bước tiến tới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quyền tự chủ xác
định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm trên cơ sở điều kiện về số lượng, chất lượng
đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; được tuyển sinh nhiều lần
trong năm; được tổ chức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển, thi
tuyển; đồng thời được tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương
trình đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mơ-đun hoặc tín chỉ
tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở và năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân
người học và theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với từng chương trình
đào tạo, đảm bảo liên thơng thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng
Trang 16


ngành, nghề hoặc với các ngành, nghề khác hoặc liên thơng lên trình độ cao hơn
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, lấy
người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Đổi mới căn bản hình thức và
phương pháp thi, kiểm tra trong giáo dục nghề nghiệp. Gắn chặt vai trò, trách

nhiệm của doanh nghiệp từ khâu xác định yêu cầu ra đề thi gắn với vị trí việc
làm, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến kiến thức, kỹ năng cần đưa vào đề
thi, kiểm tra.
 Thứ năm, tiếp tục chuẩn hóa và phát triển cơ sở vật chất thiết bị, tập trung
đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị theo ngành, nghề theo chuẩn, đẩy mạnh xây dựng
phịng học đa phương tiện, phịng chun mơn hóa; hệ thống thiết bị thực tế ảo,
thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học thực tế
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm bớt đầu tư trang thiết bị.
 Thứ sáu, phát triển mở rộng hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng
nghề quốc gia gắn với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các nghề trọng
điểm, các doanh nghiệp lớn. Đa dạng, linh hoạt hình thức, cách thức để có thể
đánh giá rộng rãi các nghề. Xây dựng mới tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
cập nhật, bổ sung tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được xây dựng trong giai
đoạn 2011 – 2015 đảm bảo tương thích với tiêu chuẩn kỹ năng nghề khu vực
ASEAN, APEC với sự tham gia của các Bộ, ngành, doanh nghiệp. Đàm phán,
công nhận kỹ năng nghề giữa Việt Nam và các nước trong ASEAN; liên kết, hội
nhập khu vực và quốc tế về tiêu chuẩn nghề, đặc biệt trong các khung khổ
APEC, ASEAN, Tiểu vùng sông Mê Công,...
 Thứ bảy, tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, hoàn thiện các
quy định để doanh nghiệp là chủ thể của giáo dục nghề nghiệp, được tham gia
tất cả các cơng đoạn trong q trình đào tạo. Thí điểm thành lập hội đồng ngành
trong một số lĩnh vực với sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục
nghề nghiệp, các Bộ, ngành, các doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ để xây dựng
hệ thống kết nối cung và cầu đào tạo trong toàn hệ thống.
 Thứ tám, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và tăng cường
công tác tuyên truyền, hướng nghiệp, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp. Trong đó,
Trang 17


cần xây dựng kế hoạch truyền thông chuyên nghiệp, bài bản với sự tham gia của

các bộ, ngành, địa phương, nhà giáo và các cơ quan có liên quan; chủ động cung
cấp thơng tin kịp thời chính xác cho báo chí để định hướng dư luận, tạo niềm tin
cho xã hội.
Để có thể hồn thành các chỉ tiêu, kế hoạch về giáo dục nghề nghiệp góp
phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của tiến
trình phát triển đất nước trong giai đoạn mới, nhiệm vụ của ngành Lao động Thương binh và Xã hội - cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
trong thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực lớn của Ngành, đặc biệt là
những người liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này.

Trang 18


Chương 2: Thực trạng giáo dục của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
1.

Bảng kết quả học tập năm học 2015 – 2016 ở một số trường THPT

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Kết quả học tập của học sinh trong năm học 2015 - 2016 ở các trường
THPT Tiểu La, Hùng Vương, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu
Trinh được thể hiện trong bảng sau:
STT

1

Trường

Tiểu La


Khối
lớp
10

534

11

489

12

572

Tổng
hợp

2

Hùng
Vương

590

11

507

12


486

hợp
3

Cao
Vân
Huỳnh

4

Thúc
Kháng
Phan

5

Chu
Trinh

1595

10

Tổng
Trần

Sĩ số

Tổng

hợp
Tổng
hợp
Tổng
hợp

1583

1222

1271

978

SL,

Học lực
Trung

%

Giỏi

Khá

SL
%
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL

57
10.7
34
17.6
12
2.1
103
6.5
44
74.6
45
8.9
21
4.3
110
7.0
88


123
23.0
142
29.2
232
40.6
497
31.2
215
36.4
180
35.5
297
61.2
692
43.7
486

Bình
150
28.1
149
37.9
269
47.0
568
35.6
291
49.3

269
53.1
163
33.5
723
45.7
481

Yếu

Kém

172
32.2
142
14.8
56
9.8
370
23.1
27
4.6
10
2.0
05
1.0
42
2.6
161


32
6.0
22
0.3
3
0.5
57
3.6
13
2.2
03
0.5
00
0.0
16
1.0
6

%

7.2

39.8

39.3

13.2

0.5


SL

193

480

540

54

4

%

15.2

37.8

42.5

4.2

0.3

SL

117

372


381

100

8

%

12.0

38.0

39.0

10.2

0.8

Trang 19


2. Thành tích năm học 2015 – 2016 của một số trường THPT trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam
2.1.

Trường THPT Hùng Vương

+ Giải Nhì tồn đồn mơn Hóa học Kỳ thi Thí nghiệm thực hành cấp tỉnh.
+ Giải Nhất tồn đồn Phần thi Giao lưu Olympic 24/3 tỉnh Quảng Nam, cụm số
03.

+ 01 Giải Ba môn Văn Kỳ thi Học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh.
+ 01 Giải Ba môn Tiếng Anh Kỳ thi Học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh.
+ 01 Giải Ba Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.
+ 02 Giải Khuyến khích Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.
+ 01 Giải Nhì mơn Hóa học Kỳ thi Thí nghiệm thực hành cấp tỉnh.
+ 01 Giải Ba mơn Hóa học Kỳ thi Thí nghiệm thực hành cấp tỉnh.
+ 01 Giải Khuyến khích mơn Vật lý Kỳ thi Thí nghiệm thực hành cấp tỉnh.
+ 01 Giải Ba Hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh.
+ Giải Ba Game show Học trò Xứ Quảng.
+ 01 Huy chương đồng Kỳ thi Giải tốn bằng máy tính cầm tay cấp tỉnh.
2.2.

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

+ Học sinh khối 12 tham gia đăng ký và thi kỳ thi THPT Quốc gia. Kết quả tỷ lệ
đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia đạt 90,21% vượt mức bình qn của tỉnh 4,6%. Số
học sinh có đủ điểm sàn để xét tuyển vào Đại học cao chiếm tỷ lệ 47,9%.
+ Đội tuyển học sinh giỏi khối 12 dự thi tại tỉnh đạt 14 giải ở tất cả các bộ mơn
trong đó có 1 giải nhì, 4 giải ba và 9 giải khuyến khích.
+ Học sinh khối 10, 11 tham gia thi học sinh giỏi cấp trường. Kết quả có 68 học
sinh đạt giải trong đó có 14 giải nhất, 14 giải nhì, 14 giải ba và 26 giải khuyến
khích ở tất cả các bộ mơn.
+ Tham gia Gameshow “Học trị xứ Quảng” do Đài Truyền hình Quảng Nam và
Sở GD – ĐT Quảng Nam tổ chức.
+ Tham gia thi giải tốn Casio, thí nghiệm thực hành tại Hội An đạt 2 giải ba
thực hành môn Lý, 1 giải ba giải Tốn trên máy tính Casio, 1 giải khuyến khích
thực hành mơn Hóa, 1 giải nhì đồng đội môn Lý.
Trang 20



+ 54 học sinh giỏi lớp 10, 11 thi Olympic 24/3 cấp tỉnh đạt 29 huy chương, trong
đó có 2 huy chương vàng (mơn Hóa 11, mơn Sinh 11); 12 huy chương bạc (Sinh
10: 1, Anh 10: 1, Sử 10: 2, Tốn 10: 1, Địa 11: 2, Hóa 11: 2, Sử 11: 2, Lý 11: 1)
và 15 huy chương đồng ở tất cả các bộ môn, phấn khởi hơn đội tuyển học sinh
giỏi Hóa lớp 11 đã mang về giải nhất đồng đội mơn Hóa tồn tỉnh.
+ Đạt giải nhất thi hùng biện tiếng anh toàn tỉnh.
2.3.

Trường THPT Phan Châu Trinh

+ Giải Nhất kỳ thi thí nghiệm thực hành mơn Hóa cấp Tỉnh.
+ Giải Nhất cuộc thi khoa học – kĩ thuật cấp Tỉnh.
+ Giải Ba cuộc thi khoa học – kĩ thuật cấp quốc gia.
+ Có 6 thạc sĩ, 2 giáo viên đã học quản lý giáo dục.
3. Nhận xét
Như vậy, dựa vào tỷ lệ phần trăm, trường Huỳnh Thúc Kháng có tỷ lệ số
học sinh giỏi cao nhất, trường Hùng Vương có tỷ lệ số học sinh khá và trung
bình cao nhất.
Qua các giải thưởng đạt được ở một số trường THPT, cho thấy chất lượng
giáo dục đang ngày càng được nâng cao và đẩy mạnh hơn. Bên cạnh đó, cũng
tồn tại nhiều yếu kém, bất cập đã và đang được khắc phục.
Chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường THPT ngày càng được nâng
cao với nhiều kế hoạch mới, mục tiêu mới phù hợp với những yêu cầu được đặt
ra để đáp ứng nguồn nhân lực một cách tốt nhất cho đất nước. Thông qua các
quan điểm chỉ đạo, đường lối mới cho ngành Giáo dục, các trường THPT đang
ngày càng hồn thiện chương trình giáo dục để chất lượng đào tạo được tốt nhất.

Trang 21



C. KẾT LUẬN
Với những chính sách cụ thể và tương đối toàn diện của Đảng và Nhà
nước đã thực sự coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì thế mà những yêu
cầu đặt ra cho sự nghiệp giáo dục là rất cao về chất lượng và nhiều về số lượng.
Trong quá trình thực hiện chúng ta đã đạt được những thành quả nhất định song
bên cạnh đó vẫn tồn tại, thậm chí là những yếu kém. Để có thể thực hiện được
những giải pháp đã nêu ở trên thì chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, một
mặt tiếp tục thực hiện các chính sách hợp lý, mặt khác kịp thời có những giải
pháp khắc phục điều chỉnh các chính sách cịn chưa hợp lý. Xây dựng nền giáo
dục Việt Nam thành một nền giáo dục tiên tiến không chỉ là nhiệm vụ của riêng
Nhà nước mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Nhận thức được ý nghĩa đó, chúng
em – những người giáo viên tương lai - đã lựa chọn đề tài này nhằm đưa ra tư
liệu cho các bạn sinh viên sư phạm khác cùng nghiên cứu vì mục tiêu chung là
đưa giáo dục Việt Nam đi đến những tầm cao mới, chúng em hi vọng với một ít
kiến thức của mình có thể đóng góp một vài ý kiến quan điểm của mình cho sự
phát triển nước nhà.

Trang 22


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. />[2]. />[3]. />[4]. />option=com_content&view=article&id=1952%3Ai-mi-cn-bn-va-toan-din-giaodc-ao-to-theo-tinh-thn-ngh-quyt-i-hi-xi-ca-ng-quan-im-thc-trng-va-giiphap&catid=121%3Aa-ngh-quyt-i-hi-xi-ca-ng-vao-cuc-sng&Itemid=605

Trang 23


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
5. Cấu trúc đề tài.................................................................................................3
B. NỘI DUNG.....................................................................................................4
Chương 1: Thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay..............................................4
1. Tình hình chung..............................................................................................4
1.1. Thành tích....................................................................................................4
1.2. Hạn chế........................................................................................................5
2. Những quan điểm chỉ đạo trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo
ở nước ta sau Đại hội Khóa XII............................................................................8
3. Những thách thức của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..............9
4. Phương hướng, nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 10
5. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay...............................................................................................................14
Chương 2: Thực trạng giáo dục của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam..........................................................................................................19
1. Bảng kết quả học tập năm học 2015 – 2016 ở một số trường THPT trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam............................................................................................19
2. Thành tích năm học 2015 – 2016 của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam..........................................................................................................20
2.1. Trường THPT Hùng Vương.......................................................................20
2.2. Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng............................................................20
2.3. Trường THPT Phan Châu Trinh.................................................................21
3. Nhận xét........................................................................................................21
C. KẾT LUẬN...................................................................................................23
Trang 24


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................24


Trang 25


×