Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.09 KB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CƠNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thùy Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tơi
cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT –
Học viện Nông Nghiệp Việt nam, của cán bộ nhân viên tại trường đại học Công nghiệp
Dệt may Hà Nội, người thân cùng tồn thể bạn bè.
Tơi kính gửi tới tồn thể các Thầy Cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT lời cảm
ơn chân thành nhất. Trong suốt thời gian học vừa qua tôi đã được lĩnh hội những tri
thức và những hiểu biết quý báu từ các Thầy Cô giáo, góp phần quan trọng vào hành
trang bước vào cuộc sống. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Văn
Chung - người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành đề tài tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phịng Kế tốn tài chính, thầy Hiệu
trưởng cùng các cán bộ nhân viên trong trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi có q trình thực tế và những tài liệu cần thiết cho
đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn và những lời chúc tốt đẹp nhất đến những người
thân, bạn bè - những người đã động viên, cổ vũ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
những năm học vừa qua và trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Dương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ I
Lời cảm ơn ................................................................................................................... II
Mục lục ...................................................................................................................... III
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................VI
Danh mục bảng ......................................................................................................... VII
Trích yếu luận văn .......................................................................................................IX
Thesis abtract ..............................................................................................................XI
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................... 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn................................................................... 3

1.5.1.

Về lý luận ........................................................................................................ 3

1.5.2.

Về thực tiễn ..................................................................................................... 3

1.6.

Kết cấu nội dung luận văn................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong đơn vị giáo dục
đại học công lập ............................................................................................. 4
2.1.


Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong đơn vị giáo dục đại học công lập ........ 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản về quản lý tài chính trong đơn vị giáo dục đại
học cơng lập .................................................................................................... 4

2.1.2.

Ngun tắc quản lý tài chính tại trường đại học công lập ................................. 6

2.1.3.

Mục tiêu quản lý tài chính tại trường đại học cơng lập ..................................... 7

2.1.4.

Nội dung chủ yếu của cơng tác quản lý tài chính tại trường đại học công lập .......... 8

2.1.5.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại trường đại học công lập .......... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài quản lý tài chính trong trường đại học cơng lập ..... 20

iii



2.2.1.

Quản lý tài chính cơ sở giáo dục cơng lập của một số nước trên thế giới ........ 20

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm trong quản lý tài chính ở một số trường đại học
công lập ở Việt Nam ...................................................................................... 22

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội ........ 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 25
3.1.

Đặc điểm về trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội .............................. 25

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường ............................................. 25

3.1.2.

Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của nhà trường ................................................ 25

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức của nhà trường ....................................................................... 26


3.1.4.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên, giảng viên của Trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội ................................................................................. 27

3.1.5.

Quy mô học sinh, sinh viên của nhà trường .................................................... 27

3.1.6.

Đặc điểm quản lý tài chính của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may
Hà Nội ........................................................................................................... 28

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 30

3.2.2.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 31

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 31


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 33
4.1.

Thực trạng về quản lý tài chính tại trường đại học công nghiệp dệt may
Hà Nội ........................................................................................................... 33

4.1.1.

Quản lý văn bản pháp quy tài chính ............................................................... 33

4.1.2.

Phân cấp quản lý tài chính tại trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội ........ 34

4.1.3.

Lập dự toán thu chi tại trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội ............. 35

4.1.4.

Tổ chức thực hiện thu chi tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội ......... 41

4.1.5.

Thực trạng công tác kiểm tra giám sát thu chi tại trường đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội ................................................................................. 62

4.1.6.


Thực trạng cơng tác quyết tốn thu chi tài chính tại trường đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội ................................................................................. 63

4.1.7.

Những kết quả đạt được ................................................................................. 64

4.1.8.

Những hạn chế tồn tại và những nguyên nhân ................................................ 68

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính tại trường đại
học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội ................................................................. 70

iv


4.3.

Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại
trường đại học cơng nghiệp dệt may Hà Nội .................................................. 79

4.3.1.

Định hướng hoàn thiện quản lý tài chính của trường đại học Cơng nghiệp
Dệt may Hà Nội trong những năm tới ............................................................ 79

4.3.2.


Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học Cơng nghiệp
Dệt may Hà Nội ............................................................................................. 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 91
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 91

5.2.

Một số kiến nghị với nhà nước ....................................................................... 92

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 95
Phụ lục ...................................................................................................................... 96

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐHCNDMHN


Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

ĐVSNCL

Đơn vị sự nghiệp công lập

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

KBNN

Kho bạc Nhà nước

HSSV

Học sinh sinh viên

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Nghiên cứu khoa học


NN

Nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Quy mô học sinh, sinh viên của Trường năm 2015-2017 .......................... 27
Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra .............................................................................. 30
Bảng 4.1. Dự toán thu của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm
2015-2017 ................................................................................................ 37
Bảng 4.2. Dự tốn chi của trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội năm
2015-2017 ................................................................................................ 40
Bảng 4.3. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho trường Đại học Công nghiệp
Dệt may Hà Nội năm 2015-2017 .............................................................. 42
Bảng 4.4. Các nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác của trường năm
2015-2017 ................................................................................................ 44
Bảng 4.5. Mức thu học phí tại trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội .......... 45
Bảng 4.6. Số lượng và cơ cấu các nguồn thu thực tế của trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2015-2017................................................... 47
Bảng 4.7. Hệ số lương thu nhập tăng thêm theo chức danh ....................................... 48

Bảng 4.8. Hệ số chi phụ cấp hội đồng trường ........................................................... 49
Bảng 4.9. Đơn giá thanh toán tiền vượt giờ .............................................................. 50
Bảng 4.10. Bảng mức thưởng xếp loại hàng tháng...................................................... 51
Bảng 4.11. Mức khoán chi hội nghị, hội thảo ............................................................. 53
Bảng 4.12. Định mức chi tiền điện thoại cố định tại các phòng ban, các khoa............. 53
Bảng 4.13. Mức chi hỗ trợ cước phí sử dụng điện thoại cá nhân ................................. 54
Bảng 4.14. Mức chi trả tiền thuê giảng viên thỉnh giảng ............................................. 56
Bảng 4.15. Định mức chi công tác biên soạn các chương trình đào tạo ....................... 56
Bảng 4.16. Định mức chi nghiên cứu khoa học .......................................................... 57
Bảng 4.17. Thanh toán chi tiền kiểm kê tài sản........................................................... 58
Bảng 4.18. Tổng hợp các khoản chi đã được thực hiện trong 3 năm tại trường đại
học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2015-2017 .................................. 61
Bảng 4.19. Kết quả cân đối thu chi tại trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà
Nội qua 2 năm (2016 đến 2017) ............................................................... 64
Bảng 4.20. Kết quả thực hiện kế hoạch nguồn thu của trường qua 3 năm 2018-2017 ........ 65

vii


Bảng 4.21. So sánh kế hoạch và thực hiện dự tốn chi tài chính trường đại học
Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2015-2017 ......................................... 67
Bảng 4.22. Đánh giá của giảng viên và cán bộ nhân viên về thực hiện các nguyên
tắc quản lý tài chính của trường ................................................................ 68
Bảng 4.23. Ý kiến đánh giá của học sinh, sinh viên về quản lý các khoản mục thu
của nhà trường ......................................................................................... 69
Bảng 4.24. Ý kiến của cán bộ giảng viên và sinh viên về quản lý chi đầu tư xây
dựng cơ bản của trường ............................................................................ 70
Bảng 4.25. Trình độ cán bộ quản lý tài chính ............................................................. 72
Bảng 4.26. Tổng hợp trình độ của cán bộ quản lý tài chính trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội ............................................................................ 73

Bảng 4.27. Tổng hợp độ tuổi, số năm kinh nghiệm tham gia quản lý tài chính tại
trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội .......................................... 73
Bảng 4.28. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về cơ cấu bộ máy kế toán trường Đại
học Công nghiệp Dệt may Hà Nội ............................................................ 75
Bảng 4.29. Nội dung ủy quyền lãnh đạo phụ trách tại trường Đại học Công nghiệp
Dệt may Hà Nội ....................................................................................... 76
Bảng 4.30. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về cơ cấu bộ máy kế tốn trường Đại
học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội ............................................................ 76
Bảng 4.31. Thống kê phần mềm sử dụng phục vụ cơng tác kế tốn ............................ 78
Bảng 4.32. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về cơ cấu bộ máy kế tốn trường Đại
học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội ............................................................ 79

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Tên luận văn: “Quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội”
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là đơn vị sự nghiệp cơng lập trực
thuộc Tập Đồn Dệt may Việt Nam. Song hành với sự phát triển trong hoạt động đào
tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường, cơng tác quản lý tài chính khơng ngừng
được hồn thiện từ cơng tác lập dự tốn, thực hiện dự toán, quyết toán, thanh tra kiểm
và đạt những kết quả đáng khích lệ như phân bổ chỉ tiêu hợp lý hơn, xây dựng các tiêu
chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu
khoa học. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng tác tài chính của Nhà trường đang
dần bộc lộ một số hạn chế như nguồn thu còn hạn chế, phân bổ kinh phí chưa khuyến
khích nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, cơ cấu chi chưa thật hợp lý,

nhận thức về công tác tài chính của một số đơn vị và cá nhân còn hạn chế, văn bản
hướng dẫn chế độ của Nhà nước thay đổi thường xuyên, nhiều văn bản mới không cập
nhật kịp thời dẫn đến không sát với thực tế, thủ tục hành chính chưa thơng suốt dẫn đến
việc thanh tốn gặp nhiều khó khăn, hạch tốn kế tốn chưa đáp ứng nhu cầu mới…
Chính vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý tài chính tại Trường Đại học
Công nghiệp Dệt may Hà Nội”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại
Trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội, đề tài nhắm đến việc đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính cho nhà trường trong thời gian tới.
Nội dung nghiên cứu của đề tài là tình hình lập dự tốn, chấp hành dự tốn, quyết tốn
tài chính, thanh tra kiểm tra tài chính và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính.
Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp đánh giá cho điểm xếp hạng. Hệ thống chỉ tiêu phân tích gồm chỉ
tiêu số tiền và tỷ trọng cơ cấu thu, chi, tỷ lệ chi theo nhóm mục, tình hình thực hiện so
với kế hoạch, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học
Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội nhận thấy những kết quả đạt được: Tổng kinh phí của
Trường Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội tăng dần qua các năm. Năm 2015, tổng kinh phí
là 45.163 triệu đồng, tăng lên đến 45.852 triệu đồng vào năm 2017. Trong khi đó, chi
các năm tăng dần. Năm 2015 tổng chi 34.492 triệu đồng, năm 2017 tổng chi 43.664
triệu đồng. Với kết quả này cho thấy nhà trường đã quản lý tài chính hiệu quả, khơng bị
lạm chi. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế còn tồn tại sau: i) Nguồn tài chính cịn phụ

ix


thuộc nhiều vào Ngân sách Nhà nước; ii) các nguồn thu cịn hạn chế; iii) việc sử dụng
kinh phí chưa thật sự tiết kiệm, hiệu quả; iv) công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra…
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quản lý tài chính

tại Trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội bao gồm yếu tố chủ quan (trình độ
chun mơn của cán bộ quản lý tài chính; cơ sở vật chất của nhà trường; mối quan hệ
giữa nhà trường với học sinh, sinh viên) và khách quan (sự hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước, quy định về quản lý tài chính).
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp chủ yếu quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà
Nội trong thời gian tới như: 1) Giải pháp hoàn thiện văn bản, quy định quản lý tài chính
của Trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội; 2) Giải pháp nâng cao năng lực,
trình độ của bộ máy quản lý tài chính; 3) Giải pháp tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền về công tác tài chính; 4) Giải pháp tăng cường phối kết hợp giữa các đơn vị của
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội; 5) Giải pháp tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát nội bộ. Từ đó kết luận và kiến nghị đến Nhà nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh
nhằm nâng cao quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

x


THESIS ABTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thuy Duong
Thesis title: “Financial management at Ha Noi Industrial Textile Garment University”
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Ha Noi Industrial Textile Garment University (HTU) is a public nonprofit
university managed by Viet Nam National Textile and Garment Group. Along with the
development of the university in training and scientific research, the financial
management has been continuously improved. All steps including cost estimation,
budgeting, drawing balance-sheet and inspection have been achieved with encouraging

results. For example, reasonable allocation of expenditure, development of appropriate
standards and cost norms which contribute to improve the quality of training and
scientific research. However, the financial management of HTU is gradually revealing
some shortcomings such as limited revenue, funds allocation has not encouraged the
improvement of the quality of training and scientific research, the expenditure structure
is not reasonable, a number of units and individuals has limited awareness of financial
management, untimely update new State policies and documents that related to financial
regulations, ineffective administrative procedures have led to many difficulties and so
on. Therefore, the study on “Financial management at Ha Noi Industrial Textile
Garment University” was implemented.
The main research objectives were to assess the current status, analyze the
influencing factors, and propose some solutions to strengthen the financial management
at HTU in the near future. The research contents were the situation of budget
estimation, budget implementation, financial settlement, financial inspection and
examination, and the usage evaluation of financial resources. To conduct the analysis,
both secondary data and primary data were collected. Descriptive statistical methods,
comparative methods and ranking methods were applied to analyze the collected
information. The research indicator system included indicators which reflected the
amount and proportion of revenue and expenditure structure, the proportion of
expenditures by groups, the performance compared to the plan, the annual performance
over year, and indicators reflecting the effectiveness of financial resources utilization.
The study results revealed that the total revenue of the university has gradually
increased over the years. In 2015, the total budget was 45.163 million VND and went
up to 45.852 million VND in 2017. Simultaneously, the annual expenditure was also

xi


raised. In 2015, total expenditure was 34.492 million VND and extended to 43.664
million VND in 2017. Besides, there was no underpayment or overpayment. Those

results meant the university had managed its budget more effectively and economically.
However, the financial management at HTU still had some limitations that needed to be
deal with: i) the financial resources depend heavily on the state budget; ii) the revenue
sources were limited; iii) the funds utilization was still ineffective; iv) the investment on
infrastructure construction, renovation, and repair were not met the targeted plan.
The study also pointed out the major factors influencing the financial
management at HTU, including subjective factors (professional qualification of
financial managers, material facilities of the university, relationship between the
university and students) and objective factors (supports from the state budget,
regulations on financial management).
Based on the current situation investigation and factors affecting analysis, the
research proposed a number of solutions to enhance the financial management at HTU
in the near future. Specific solutions included: 1) Solutions to improve documents,
financial management regulations of HTU; 2) Solutions to improve the capacity and
qualifications of the financial management staffs; 3) Solutions to enhance information
and communication on financial system; 4) Solutions to strengthen the coordination
among units of HTU; 5) Solutions to strengthen the internal inspection and supervision.
Finally, conclusions and recommendations were given to the State, provincial People's
Committee to improve the effectiveness of financial management at Ha Noi Industrial
Textile Garment University.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế hiện nay, quản lý tài chính ln được coi là một nhiệm
vụ quan trọng, quyết định đến sự sống còn của mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân.
Đối với các trường đại học hoạt động quản lý tài chính khơng chỉ góp phần đảm
bảo thực hiện tốt các nguyên tắc, quy định về quản lý tài chính trong ĐVSN có

thu, mà cịn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường nói chung.
Việc quản lý tài chính, nếu được diễn ra một cách có hiệu quả, sẽ có thể trực tiếp
ảnh hưởng tốt đến chất lượng đào tạo của trường, nâng cao vị thế của trường và
góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên của trường.
Khi mà sức ép lên việc cân đối NSNN (Ngân sách Nhà nước) ngày càng
có khả năng nặng thêm, các trường cơng lập nói chung và trường đại học cơng
lập nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn trong việc tự chủ trong quản
lý tài chính của đơn vị. Tìm ra các biện pháp nhằm cải thiện cơng tác quản lý tài
chính ở các trường đại học đã và đang thực sự là một nội dung quan trọng.
Nguồn tài chính cho giáo dục đại học ở nước ta hiện nay được hình thành
từ nhiều nguồn, gồm cả nguồn ngân sách nhà nước và tư nhân. Cùng với sự phát
triển về quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đối với trường đại học
thì áp lực về tài chính ngày càng tăng và đòi hỏi cao hơn về hiệu quả quản lý tài
chính. Phát triển giáo dục đại học ở các nước phát triển cho thấy, việc trang bị
kiến thức quản lý tài chính cho các trường đại học là rất quan trọng.
Như vậy, các trường đại học công lập buộc phải thích nghi với mơi trường
hoạt động mới: Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Trong hoàn cảnh này, cơng tác
quản lý tài chính được coi là yếu tố quan trọng nhất, để đảm bảo cho yêu cầu của
phát triển giáo dục đại học trong điều kiện mới.
Trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là đơn vị sự nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực GD-ĐT, trực thuộc Tập đoàn kinh tế. Sự ra đời của Nghị
định 43/2006/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 25/04/2006 đã tạo ra cơ chế quản
lý tài chính mới – cơ chế TCTC (Tự chủ tài chính) cho Trường đại học Cơng
nghiệp Dệt may Hà Nội. Cùng với chủ trương cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế
Nhà nước và thúc đẩy hơn nữa cơ chế TCTC đối với các đơn vị sự nghiệp đã đặt

1


nhà trường vào tình thế khó khăn hơn về nguồn kinh phí hoạt động. Vì vậy, tìm

ra giải pháp khắc phục những tồn tại, nhằm nâng cao khả năng quản lý tài chính
của Trường đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội là rất cần thiết, giúp cho
trường thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao.
Xuất phát từ những u cầu thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính để phân
tích thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà
Nội, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường cơng tác quản lý tài
chính cho trường đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại cơ sở
giáo dục, trường đại học công lập.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài
chính của trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội trong những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính
của trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1) Nội dung quản lý tài chính trong đơn vị giáo dục đại học cơng lập là gì?
2) Cơng tác quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà
Nội những năm qua như thế nào?
3) Ưu điểm và hạn chế trong quản lý tài chính tại Trường Đại học Cơng
nghiệp Dệt may Hà Nội là gì?
4) Giải pháp nào tang cường quản lý tài chính tại Trường Đại học Cơng
nghiệp Dệt may Hà Nội trong thời gian tới.
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơng tác quản lý tài
chính tại Trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội.


2


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng cơng tác quản lý tài chính. Cụ
thể : nghiên cứu thực trạng công tác thu chi trong quản lý tài chính của Trường
Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt
may Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2017. Số
liệu điều tra được thu tập từ tháng 3/2018 đến thán 5/2018.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
quản lý tài chính trên các khía cạnh: khái niệm quản lý tài chính, nội dung,
nguyên tắc, yêu cầu, căn cứ xây dựng cơ chế quản lý tài chính và các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý tài chính và vận dụng vào nghiên cứu quản lý tài chính tại
trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.
1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
quản lý tài chính tại các trường Đại học, những nghiên cứu trước đây có liên
quan và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho quản lý tài chính tại
Trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội. Từ những nội dung đó Luận văn
phân tích thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may
Hà Nội theo các mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà
Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại
trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.
1.6. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN

Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5. Kết luận và kiến nghị

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
CƠNG LẬP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý tài chính trong đơn vị giáo dục đại
học công lập
2.1.1.1. Khái niệm về quản lý
Theo Harol Koontz, Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động
của những người khác (Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học Kỹ thuật, 1993).
Theo Fayei (1987), quản lý là hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, điều chỉnh, và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo điều chỉnh và kiểm soát thực hiện kế hoạch ấy.
Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu
quả thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn
lực của tổ chức (Khoa học quản lý, tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001).
Từ những lý luận trên đây có thể định nghĩa quản lý như sau:
Quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với

nhau trong tổ chức. Đó là q trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của
các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường. Chủ thể
quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đến
mục tiêu. Chủ thể có thể là một người, một bộ máy quản lý gồm nhiều người, một
thiết bị. Đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý. Như vậy quản
lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng, cơ hội của tổ chức để
đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

4


Vì thế, quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã
hội của lao động. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con
người. Về cơ bản, mọi người đều cho rằng quản lý chính là các hoạt động do một
hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết
quả mong muốn.
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý tài chính
Có khá nhiều quan điểm về quản lý tài chính. Tuy nhiên, bản chất của
quản lý tài chính trong mọi tổ chức nói chung là giống nhau, chỉ là do đặc thù
của mỗi ngành nên sẽ có những nét cơ bản riêng.
Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Erasonomon cho rằng: Quản
lý tài chính là việc sử dụng các thơng tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính
của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch
hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, TSCĐ và nhu cầu nhân công trong
tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó (Dương Đăng
Chinh, 2009).
Theo tác giả Joseph Massie (2010) thì quản lý tài chính là hoạt động quản

lý tiền (quỹ tiền) một cách có chủ đích nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt
động này bao gồm hai nội dung quan trọng là làm thế nào để có tiền và phân bổ
số tiền ấy vào chi tiêu như thế nào? (Joseph Massie, 2010).
Như vậy có thể hiểu quản lý tài chính là hoạt động quản lý việc tạo lập và
sử dụng các nguồn tiền để đạt được mục tiêu của cá nhân, tổ chức.
2.1.1.3. Khái niệm về trường đại học công lập
Trường đại học công lập là một đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chức
năng đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và trình độ sau đại học hoạt động khơng
vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng tới mục tiêu vì cộng đồng xã hội. Các trường đại
học cơng lập có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ tri
thức, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu
phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập (Luật giáo dục, 2012)
Theo Luật giáo dục đại học ban hành tháng 6/2012, trường Đại học công
lập là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu
tư xây dựng, cung cấp trang thiết bị dạy học, bố trí cán bộ, cơng chức quản lý và
đội ngũ nhà giáo giảng dạy... và thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân
về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy

5


chế thi cử và hệ thống văn bằng (Luật giáo dục, 2012).
Mọi khoản chi phí cho q trình hoạt động từ tiền lương, phụ cấp, vật tư
văn phòng, mua sắm TSCĐ ...cũng chủ yếu lấy từ nguồn cấp phát ngân sách Nhà
nước. Chính vì vậy cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, phục vụ, mức tiền lương,
tiền thưởng của cơ sở đào tạo đại học công lập đều phải tuân thủ nguyên tắc của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.1.1.4. Khái niệm về quản lý tài chính trong trường đại học cơng lập
Quản lý tài chính trong các trường đại học cơng lập là quản lý q trình
huy động, quản lý quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính thơng

qua việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra kiểm soát hoạt
động tài chính của nhà trường theo cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước nhằm
đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường (Đoàn Thị
Thu Hà, 2002).
Theo Đoàn Thị Thu Hà (2002), quản lý tài chính trong các trường đại học
cơng lập có 5 đặc điểm chủ yếu:
- Quản lý tài chính của trường đại học cơng lập khơng vì mục tiêu lợi
nhuận mà vì lợi ích phục vụ cộng đồng và xã hội;
- Nguồn kinh phí hoạt động của trường đại học công lập phụ thuộc vào
chất lượng sản phẩm đầu ra là sinh viên được đánh giá trên các khía cạnh: thương
hiệu nhà trường, chương trình đào tạo có phù hợp hay khơng, chất lượng đào tạo;
- Quan hệ tài chính của các trường đại học công lập là các mối quan hệ
liên quan đến Nhà nước, người học, cộng đồng xã hội, đối tác nước ngoài và cán
bộ viên chức;
- Quản lý tài chính trong các trường đại học cơng lập hướng tới mục tiêu
chủ yếu là giải quyết hài hịa các mặt lợi ích giữa lợi ích của người học, lợi ích
của Nhà nước, của xã hội và cả lợi ích tổng thể của nhà trường;
- Quản lý tài chính trong các trường đại học cơng lập có sự phân cấp
trong quản lý
2.1.2. Nguyên tắc quản lý tài chính tại trường đại học cơng lập
Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập phải đảm bảo các nguyên
tắc: nguyên tắc công khai, minh bạch; nguyên tắc lấy mục tiêu nâng cao chất
lượng làm tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý tài chính; nguyên tắc bảo

6


toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của nhà trường; nguyên
tắc tuân thủ các quy định của Nhà nước (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động từ nhiều nguồn khác nhau.

Ngồi ngân sách nhà nước là nguồn kinh phí chính phục vụ cho các
hoạt động của trường đại học công lập cịn có các nguồn thu khác từ học phí,
các khoản phí, các khoản thu từ hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo, các
khoản viện trợ (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu, tập trung nguồn kinh phí cho các nội
dung hoạt động chính.
Trong trường đại học cơng lập có khá nhiều hoạt động, nội dung chi như chi
sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi hành chính, chi quản lý, chi cho nghiên cứu và thực
hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao. Do đó, cần ưu tiên chi cho các hoạt động trực
tiếp phục vụ các nhiệm vụ chính được giao liên quan đến giáo dục đào tạo
(Nguyễn Anh Thái, 2008).
Theo Nguyễn Anh Thái (2008), việc sử dụng các nguồn tài chính cần
được tổ chức linh hoạt, mềm dẻo. Thông thường việc sử dụng các nguồn kinh phí
cần được lập kế hoạch từ trước đó. Tuy nhiên, trên thực tế khơng nên cứng nhắc
máy móc, trong nhiều trường hợp cần thiết phải thay đổi và cân đối kinh phí chi
cho từng hoạt động để đảm bảo tính hiệu quả. Điều quan trọng là làm sao với
nguồn tài chính có hạn cần phải đảm bảo được mọi hoạt động giáo dục đào tạo và
các hoạt động khác của trường đại học công lập được diễn ra bình thường. Điều
đó địi hỏi lãnh đạo trường đại học công lập phải biết và cân đối các hoạt động ưu
tiên và tổ chức phân bổ nguồn kinh phí cho các hoạt động một cách cân đối, đảm
bảo hiệu quả, đạt mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường. Tính hiệu quả chú
trọng đến trình độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đào tạo, phương pháp
phân phối nguồn lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất lượng giáo dục đào tạo
mà nhà trường cung cấp.
2.1.3. Mục tiêu quản lý tài chính tại trường đại học công lập
Mục tiêu cuối cùng của quản lý tài chính các trường đại học cơng lập là
tăng thu, tiết kiệm chi, tránh thất thốt, tăng tích lũy hướng đến bền vững tài
chính gắn với kết quả đầu ra trong đào tạo và nghiên cứu khoa học (Nguyễn Thu
Hương, 2014).
Theo Nguyễn Thu Hương (2014) mục tiêu quản lý tài chính tại trường đại


7


học cơng lập cụ thê như sau:
- Duy trì cân đối thu chi: là điều kiện tiên quyết, bắt buộc của quản lý tài
chính tại trường cao đẳng cơng lập và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong
cơ chế quản lý mới, theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tại
các đơn vị sự nghiệp có thu.
- Góp phần cải thiện các chất lượng thông qua một số chỉ tiêu chuyên môn
như tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm, tăng tỷ lệ giảng
viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, tăng tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường
xuyên của nhà trường.
- Cán bộ viên chức, sinh viên hài lịng với hiệu quả quản lý tài chính của
nhà trường. Điều này được thể hiện ở việc không ngừng nâng cao giá trị đời sống
vật chất của cán bộ viên chức, giảng viên và người lao động phục vụ trường; mức
độ hài lòng của sinh viên và người học về chất lượng các khoản chi cho các dịch
vụ hướng đến giáo dục và đào tạo.
2.1.4. Nội dung chủ yếu của cơng tác quản lý tài chính tại trường đại học
công lập
2.1.4.1. Quản lý văn bản pháp quy tài chính trong trường đại học cơng lập
Quản lý tài chính trong các trường đại học công lập cần thiết phải nghiên
cứu, vận dụng một cách hợp lý, phù hợp đặc thù của từng trường và phải coi các
quy định của Nhà nước trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài
chính là cơng cụ quan trọng khơng thể thiếu trong quản lý tài chính (Trần Đức

Cẩn, 2012).
Cũng theo Trần Đức Cẩn (2012), bên cạnh các văn phản quy phạm pháp
luật thì các trường đại học cơng lập có thể xây dựng cho trường mình các quy chế
chi tiêu nội bộ riêng trên căn cứ là các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài

chính của Nhà nước. Quy chế quản lý tài chính quy định cụ thể nguyên tắc, yêu
cầu, quy trình quản lý trên các nội dung: quy trình, thẩm quyền phê duyệt lập dự
toán ngân sách hằng năm, phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách, quản lý nguồn
thu, kiểm soát chi, quy trình thủ tục đấu thầu mua sắm, đầu tư xây dựng, cải tạo
sửa chữa, quản lý tài chính của các đề tài, dự án chuyên môn, dự án đầu tư xây
dựng cơ bản, cơng tác hạch tốn kế tốn, kiểm soát nội bộ, quyết toán ngân sách
nhà nước, kiểm tra, thẩm định quyết tốn ngân sách năm và quy trình thời gian
cơng khai tài chính. Tất cả nội dung quy định trong quy chế quản lý tài chính làm

8


căn cứ cho các đơn vị cá nhân có sử dụng kinh phí phối hợp tổ chức thực hiện.
2.1.4.2. Sự phân cấp trong quản lý tài chính trong trường đại học cơng lập
Sự phân cấp trong quản lý tài chính trong trường đại học công lập là phân
ra, chia thành các cấp, các hạng để quản lý tài chính. Phân cấp trong quản lý tài
chính trong trường đại học cơng lập có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống
các cấp dưới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để
giảm bớt khối lượng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ.
Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống
nhất từ trung ương đến cơ sở. Phân cấp có thể theo hai hướng: một hướng nằm
ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc của một cấp;
hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa
các cấp khác nhau (Trần Đức Cẩn, 2012).
Theo Nguyễn Văn Tiến ( 2009), phân cấp được đặc trưng bởi một số
nguyên tắc như sau: Bảo đảm tính thống nhất của quyền lực, bảo đảm tính hiệu
quả, bảo đảm tính phù hợp, phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính - lãnh
thổ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân cấp quản lý tài chính là một hệ thống
quy định pháp luật về phân định thẩm quyền quản lý tài chính và cơ chế thực
hiện những thẩm quyền đó. Cụ thể như sau:

- Xác định những thẩm quyền đặc biệt của trung ương trong việc quản lý
tài chính đối với các lĩnh vực cơng tác cụ thể nhằm bảo đảm tính thống nhất
trong quản lý tài chính;
- Xác định những thẩm quyền riêng của từng cấp chính quyền theo tiêu chí
“cấp tốt nhất”;
- Xác định thẩm quyền chung của hai (hoặc một số) cấp chính quyền và cơ
chế phối hợp trong việc thực hiện thẩm quyền chung đó. Thực tiễn quản lý tài
chính cho thấy khơng loại trừ sự tác động của một số chủ thể lên cùng một đối
tượng và khách thể quản lý. Trong trường hợp này, không nên tuyệt đối hoá việc
phân định thẩm quyền theo nghĩa “mỗi việc chỉ do một chủ thể đảm nhiệm”. Vấn
đề đặt ra là cần xác định phạm vi trách nhiệm của mỗi chủ thể “đồng quản lý” và
có cơ chế quản lý thích hợp.
- Quy định các điều kiện về tài chính, tổ chức, nhân sự để bảo đảm thực
hiện thẩm quyền được phân định, đặc biệt là những thẩm quyền mới được
chuyển giao;

9


- Xác định cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền là kết quả
của phân cấp quản lý tài chính.
2.1.4.3. Lập dự tốn thu chi trong các trường đại học công lập
Theo điều lệ trường đại học cơng lập, lập dự tốn thu chi các nguồn kinh
phí của trường đại học công lập là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể
hóa định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của nhà trường, trên cơ
sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo hoạt động thường xuyên của
nhà trường, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của trường,
tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa
những lãng phí và tiêu cực, từng bước tính cơng bằng trong sử dụng các nguồn
đầu tư cho trường (Đoàn Thị Thu Hà, 2002). Cụ thể:

Các căn cứ để xây dựng dự tốn thu tại trường đại học cơng lập bao gồm:
- Phương hướng nhiệm vụ của nhà trường;
- Chỉ tiêu, kế hoạch có thể thực hiện được;
- Kinh nghiệm thực hiện các năm trước;
- Khả năng ngân sách nhà nước cho phép;
- Khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị.
a. Lập dự toán thu theo nguồn
- Ngân sách nhà nước cấp
Ở Việt Nam, ngân sách nhà nước cấp cho các trường đại học công được
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Nhìn chung, các nguồn đầu tư kinh phí cho
trường cao đẳng thơng qua kênh phân bổ của chính phủ được coi là NSNN cấp
cho trường đại học công. Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4
năm 2006, nguồn kinh phí này có thể được chia làm hai bộ phận chính bao gồm
chi sự nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với các trường đại học cơng lập,
nguồn thu từ NSNN chiếm vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt
động của các trường. Các nguồn này thường có tỷ lệ từ khoảng trên 50% tổng
nguồn thu của các trường và đang có xu hướng giảm dần do Chính phủ Việt Nam
đang áp dụng nghị định 43 về nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
đơn vị sự nghiệp có thu (Đồn Thị Thu Hà, 2002).
- Nguồn thu từ học phí, lệ phí
Theo quy định của Bộ tài chính, nguồn thu học phí, lệ phí là phần ngân

10


sách sự nghiệp giáo dục đào tạo của Nhà nước giao cho các trường đại học công
lập quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu
và các nhiệm vụ sự nghiệp được giao tại trường. Các nguồn thu này ở các trường
đại học công lập thường chiếm tỷ trọng trên dưới 50% (Đồn Thị Thu Hà, 2002).
Mức học phí, phí tại các trường đại học công lập được xác định dựa trên

mức trần khung quy định của Bộ tài chính và theo yêu cầu kế hoạch chi hoạt
động của các trường. Theo đó, mức học phí được ấn định dưới mức trần quy
định, nhưng có sự sai khác ở các trường tùy theo nhóm ngành và quy mơ đào tạo.
Trong cơ chế tự chủ tài chính hiện hành, các trường đại học cơng lập đang có xu
hướng gia tăng học phí, lệ phí nhằm tăng nguồn thu để bảo đảm hoạt động
thường xuyên của nhà trường (Đoàn Thị Thu Hà, 2002).
- Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ quy định là
một phần ngân sách của Nhà nước giao cho các trường đại học quản lý và sử
dụng. Tuy nhiên, các nguồn này đang có xu hướng giảm dần và việc chi tiêu
thường được định hướng theo những nội dung đã định của nhà tài trợ (Đoàn Thị
Thu Hà, 2002).
b. Lập dự tốn chi trong trường đại học cơng lập
Các khoản chi trong trường đại học cơng lập có các nhóm chi lớn, bao
gồm: chi cho con người (nhóm I), chi quản lý hành chính (nhóm II), chi nghiệp
vụ chun mơn (nhóm III), và chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định (nhóm IV)
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009) lập dự tốn chi trong trường đại học cơng lập cụ
thể như sau:
- Chi cho con người (nhóm I)
Bao gồm các khoản về lương và phụ cấp lương (được tính theo chế độ
hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm cho từng đơn vị hành chính sự
nghiệp) và các khoản phải nộp theo lương, bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, bảo đảm duy trì quá trình tái sản
xuất sức lao động cho giảng viên, cán bộ quản lý và công nhân viên phục vụ tại
các nhà trường đại học. Theo quy định, nhóm chi này thường chiếm tỷ trọng
khoảng 40% tổng chi thường xuyên của các trường đại học cơng lập. Tuy nhiên
tỷ trọng này cũng có thể thay đổi tùy vào tình hình tăng, giảm biên chế lao động
hợp đồng của đơn vị.

11



- Chi quản lý hành chính (nhóm II)
Nhóm này bao gồm các khoản chi sau: tiền điện, tiền nước, văn phịng
phẩm, thơng tin liên lạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe... Nhóm này mang tính
gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của trường đại học cơng
lập. Do vậy, các khoản chi này địi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Tỷ lệ nhóm chi này thường nằm trong khoảng từ
10% đến trên dưới 15% tổng chi thường xuyên của trường đại học công lập.
Trước đây, nhóm chi này bị khống chế bởi quy định của Nhà nước với
định mức chi nhìn chung rất hạn hẹp và bất hợp lý. Tuy nhiên, trong cơ chế mới
đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu tài chính hiện
hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt
động đặc thù của các nhà trường đại học công lập, đồng thời tăng cường công tác
quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình.
Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, đơn vị cần xây dựng chính
sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu. Quản lý tốt nhóm này sẽ
tạo điều kiện tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác.
- Chi nghiệp vụ chun mơn (nhóm III)
Bao gồm chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám
bệnh, trang thiết bị kỹ thuật, sách, tài liệu chuyên môn ... Nhóm này tùy thuộc
vào cơ sở vật chất và quy mơ đào tạo của nhà trường. Nhóm này thường chiếm tỷ
trọng khoảng từ trên 30% tổng chi thường xuyên của các trường đại học cơng
lập. Đây là nhóm chi thiết yếu nhất, thể hiện rõ nhu cầu chi tiêu thực tế nên Nhà
nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này. Nhóm chi nghiệp vụ chun
mơn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng giáo dục đào tạo của các nhà trường cũng
như mục tiêu phát triển nhà trường đại học công lập.
Vấn đề đặt ra trong quản lý nhóm chi này là do những quy định khơng q
khắt khe địi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng đúng mức và thích hợp, tránh
làm mất cân đối thu chi.

- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định (Nhóm IV)
Hàng năm, do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của các tài sản cố
định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu
cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những
tài sản đã bị xuống cấp. Đây là những khoản chi mà các nhà trường đại học thường

12


×