Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (18)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.08 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án lớp 2. TUẦN 2 Ngày. tháng 9 năm 2010. THỨ 2: TẬP ĐỌC (2 tiết) : PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ . - Hiểu ND: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích hs làm việc tốt .(trả lời được các câu 1,2,4). Đối với hs K,G trả lời câu 3. II. Chuẩn bị: Tranh, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: Tiết 1 A. Bài cũ: - 2 em đọc lại bài Tự thuật và trả lời câu hỏi 3, 4 sgk. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (tranh) 2. Luyện đọc đoạn 1, 2: a. GV đọc mẫu. b. GV hướng dẫn hs luyện đọc và giải nghĩa từ. * Đọc từng câu: - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. + Các từ có vần khó: thưởng, kiến…. +Các từ dễ viết sai: lặng yên, sáng kiến, trực nhật. +Các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ. * Đọc từng đoạn trước lớp: - HS nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2. Nhấn giọng: Một buổi sáng / vào giờ ra chơi / các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẽ bí mật lắm // (bảng phụ). - GV giúp hs hiểu nghĩa từ mới: - Đoạn 2: Học sinh tìm hiểu nghĩa từ: bí mật, sáng kiến ,lặng lẽ (sgk). * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Thi đọc giữa các nhóm. * Đọc đồng thanh. 3. Tìm hiểu đoạn 1, 2: ? Câu chuyện này nói về ai ? ( bạn Na) ? Bạn ấy có đức tính gì ? (tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè) ? Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na ?(sẵn sàng giúp bạn , san sẽ những gì mình có cho bạn ) ? Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì ?(đề nghị cô giáo thưởng cho bạn Na ) Tiết 2 4. Luyện đọc đoạn 3: a. Đọc từng câu: Đậu Thị Giang. 17 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án lớp 2. - Chú ý sữa sai (nếu có) cho hs b. Đọc đoạn trước lớp: - Chú ý 1 số câu (bảng phụ, sgv). Đây là phần thưởng / cả lớp đề nghị tặng bạn Na // Đỏ bừng mặt , / cô bé đứng dậy / bước lên bục.// - GV giúp hs hiểu nghĩa từ mới: lặng lẽ c. Đọc đoạn trong nhóm: d. Thi đọc giữa các nhóm: e. Đọc đồng thanh đoạn 3: 5.Tìm hiểu đoạn: ? Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không ? Vì sao ? (hs tự do thảo luận) (Na xứng đáng nhận phần thưởng vì có tấm lòng tốt ) ? Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ? Vui mừng ntn ? (Na tưởng nghe nhầm, cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Mẹ lặng lẽ khóc.) 6.Luyện đọc lại: - HS thi đọc lại câu chuyện. Lớp bình chọn người đọc hay nhất. 7.Củng cố, dặn dò: ? Em học được điều gì ở bạn Na ?(Tốt bụng hay giúp đỡ người khác) ? Phần thưởng các bạn đề nghị cô giáo trao cho Na có tác dụng gì ?(Biểu dương người tốt ,khuyến khích hs làm việc tốt ) - Về tập kể lại câu chuyện. TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản. - Nhận biết được đọ dài dm trên thước thẳng. - Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản. - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 dm. - Giáo dục tính chính xác. II. Chuẩn bị: - Thước có vạch chia cm. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: KT VBT -nhận xét - Hs thực hành đo băng giấy dài 2 dm(20 cm) 2.Bài mới: - GV hướng dẫn hs làm các bài tập. - Cách tổ chức: Làm lần lượt từng bài. * Bài 1 (8) sgk: Số ? a. 2 em lên bảng. Lớp hỏi nhau theo cặp 10cm =....cm 1dm =....cm b. HS tự tìm và nêu trước lớp. c. HS vẽ vở nháp. 2 em lên bảng. *Bài 2 (8) sgk: Số ? Đậu Thị Giang. 18 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án lớp 2. a. Thực hành như câu b bài 1. b. Thực hành như câu a bài 1 (hd hs đếm): 2dm = … cm. - GV ghi nhớ cho hs: 1dm = 10cm; 2dm = 20cm. *Bài 3 (cột 1,2): Số ? - Hs làm bài -vài hs lên bảng GV theo dõi hướng dẫn thêm. 1dm = ...cm *Bài 4 (8) vbt: - HS thực hiện tương tự bài 3. - GV lưu ý hs quan sát kĩ hình vẽ và vận dụng vào thực tế. - Chữa bài (miệng) 3.Củng cố, dặn dò: - GV chấm, chữa bài 3. HS làm các bài còn lại. ĐẠO ĐỨC: LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH I.Mục tiêu : - Hs hiểu các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập,sinh hoạt đúng giờ. - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân và thực hiện theo thời gian biểu. II. Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ : KT sự cb của hs 2. Bài mới : *Hoạt động 1: Thảo luận lớp. - Mục tiêu: Tạo cơ hội để hs được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. -Cách tiến hành : +GV phát thẻ màu và nói cho hs quy định màu: Đỏ là tán thành, xanh là không tán thành, trắng là không biết (hay lưỡng lự). +GV lần lượt đọc từng ý kiến (bt4, vbt Tr3). +Sau mỗi ý kiến, hs chọn và giơ 1 trong 3 thẻ. - GV y/c 1 số hs giải thích lí do +GV kết luận về 4 ý kiến trên (sgv). * Hoạt động 2: Hành động cần làm - Mục tiêu: Giúp hs tự nhận biết thêm về lợi ích của học tập, và sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ. -Cách tiến hành: + GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: Tự ghi lợi ích khi học tập đúng giờ. Nhóm 2: Tự ghi lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ. Nhóm 3: Tự ghi những việc cần làm để học tập đúng giờ. Nhóm 4: Tự ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ. + HS từng nhóm tự so sánh để loại trừ những kết quả ghi giống nhau. Đậu Thị Giang. 19 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án lớp 2. + Từng nhóm 1 và 3, 2 và 4 trình bày trước lớp. Cả lớp cùng xem xét, đánh giá ý kiến và bổ sung + GV kết luận: (sgv) * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Giúp hs sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện theo thời gian biểu. - Cách tiến hành: + GV giao nhiệm vụ: 2 bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình: Đã hợp lí chưa ? Đã thực hiện ntn ? Có làm đủ các việc đã đề ra chưa ? + Các nhóm làm việc. + 1số hs trình bày thời gian biểu trước lớp + GV kết luận: (sgv) - Hướng dẫn hs tự theo dõi thời gian biểu ở nhà (bt6 vbt). *Kết luận chung: Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ. 3. Củng cố -Dặn dò : -Về thực hiện tốt TGB. THỨ TƯ: Ngày. tháng 9 năm 2010. TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số . - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải toán bằng một phép trừ. - Giáo dục tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Chữa 1 số bài tập tiết trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài tập: *Bài 1 (10) sgk: Tính - GV chép đề lên bảng – nêu ý kiến – hs làm nháp. - 5 em lên điền kết quả. - Vài em nêu tên các thành phần và kết quả của phép trừ. Chú ý: Đặt thẳng hàng thẳng cột . *Bài 2 (cột 1,2 / 10) sgk: Tính nhẩm. - HS nhẩm theo cặp và nêu kết quả. - HS nhận xét về kết quả của 2 phép tính cùng cột và rút kinh nghiệm. + GV chốt kiến thức cơ bản: Nhận xét. *Bài 3 (10) sgk: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: Đậu Thị Giang. 20 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án lớp 2. a) 84 và 31 b) 77 và 53 c) 59 và 19 - GV nêu hs làm bảng con, đồng thời gọi 1 số em làm bảng lớp. Nhận xét Chú ý: Đặt thẳng hàng thẳng cột . *Bài 4 (10) : Bài giải - 1 em đọc đề toán. -Hướng dẫn: gv hướng dẫn hs tóm tắt để giải, chú ý chọn lời giải đúng, hay, gọn. - HS giải vở. GV thu, chấm. Chốt: Cách trình bày, viết tên đơn vị. Bài giải Mảnh vải còn lại dài là: 9 -5 =4 (dm) Đáp số: 4 dm 3. Củng cố, dặn dò: - Chơi trò chơi: GV viết bảng phép tính: 44 – 4 = ? 84 – 24 = ? - GV viết sẵn các con số vào bảng, 2 đội thi tìm kết quả đúng. 4, 48, 40, 84, 24, 48, 60, 64. - Về làm bài tập vbt (10) TẬP ĐỌC : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy,giữa các cụm từ. - Hiểu ý nghĩa :Mọi người,vật đều làm việc;làm việc mang lại niềm vui.(trả lời được các CH trong SGK ) - Giáo dục tính chăm chỉ làm việc. II. Chuẩn bị: - Tranh, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 3 em đọc 3 đoạn của bài: “Phần thưởng”. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu: b. Hướng dẫn hs luyện đọc, giải nghĩa từ: -Đọc câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Đọc đúng : quanh , quét , trống ,sắp sáng ,tích tắc. Từ mới : sắc xuân ,rực rỡ , tưng bừng. -Đọc đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc đoạn.(chia 2 đoạn) Luyện đọc 1 số câu (b. phụ: “Quanh ta,/ mọi vật,/ mọi người/ đều làm việc//” “ Con tu hú kêu/ tu hú,/ tu hú.//…vải chín.//) +Giải nghĩa 1 số từ mới: Đoạn 1: Tìm hiểu từ: sắc xuân, rực rỡ (sgk). Đậu Thị Giang. 21 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án lớp 2. Đoạn 2: học sinh đặt câu với từ: tưng bừng - Đọc đoạn trong nhóm – Thi đọc giữa các nhóm – Đọc đồng thanh. 3. Tìm hiểu bài: ? Các vật, con vật xung quanh ta làm những việc gì ?(Các vật: cái đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân.Các con vật: gà trống đánh thức mọi người, tu hú ..., chim sâu ...) ? Kể thêm những con vật, vật có ích mà ? (VD: cái bút, con trâu, ...) ? Bé làm những việc gì ? (Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.) ? Hàng ngày em làm những việc gì ?(Hs tự kể công việc thường làm.) ? Em có đồng ý với bé là làm việc rất vui không ?(Hs trao đổi và nêu suy nghĩ.) ? Em thấy cha mẹ và những người em biết làm việc gì ? (một số em tự nêu) ?Đặt câu với từ rực rỡ, tưng bừng?(VD: Vườn hoa rực rỡ trong nắng xuân. Lễ khai giảng thật tưng bừng.) ? Bài văn giúp em hiểu điều gì về cuộc sống xq ta ?(Mọi người ,mọi vật đều làm việc thật nhộn nhịp và vui vẻ.) *Gv chốt: Xung quanh em, mọi vật, mọi người đều làm việc thật nhộn nhịp và vui vẻ trong một môi trường . Đó là môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và đối với con người . 4. Luyện đọc lại: - 1 số hs thi đọc – Lớp bình chọn cá nhân đọc hay nhất. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học – hs về nhà luyện đọc nhiều lần. CHÍNH TẢ (TC): PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu: -Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần thưởng (SGK). - Làm được BT3,BT4,BT2a. II. Chuẩn bị: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - 2 em lên bảng lớp. Lớp bảng con viết: làng xóm, nhẫn nại, lo lắng - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn tập chép: Chuẩn bị: GV đọc đoạn tập chép. 2 em đọc lại (bảng phụ) ? Đoạn này có mấy câu ? Cuối câu có dấu gì? Những chữ nào trong bài được viết hoa ?(có 2 câu,cuối câu có dấu chấm,những chữ đầu câu và tên riêng ) - HS viết bảng con: nghị, người, luôn, đặc biệt. HS chép bài vào vở. * GV chấm, chữa bài. HS chữa lỗi dưới bài. GV chấm 5 bài. 3. Bài tập: Bài tập 2a: Điền s/x - GV nêu y/c. Lớp làm bảng con. Nhận xét. GV cho hs nhắc lại – ghi bảng. Bài tập 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng sau: Đậu Thị Giang. 22 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án lớp 2. - GV nêu y/c – HS làm vbt. - Vài hs nêu miệng - GV ghi bảng. Bài tập 4: Hs học thuộc bảng chữ cái vừa viết. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. HS học thuộc bảng chữ cái. TỰ NHIÊN XÃ HỘI : BỘ XƯƠNG I. Mục tiêu: - Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương : xương đầu , xương mặt, xương sườn , xương sống ,xương tay, xương chân. Đv hs K,G biết tên các khớp xương của cơ thể. II. Chuẩn bị: Tranh. III. Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ : ? Kể tên các cơ quan vận động của cơ thể . ( 1 em ) - Làm 1 số động tác thể hiện sự cử động 1 số cơ quan của cơ thể .(5 em) GV nhận xét ,ghi điểm 2. Bài mới : * Giới thiệu bài: *Quan sát nhận xét: - Cho hs quan sát tranh vẽ bộ xương (theo nhóm) ở sgk. Chỉ và nói tên các vùng xương chính của bộ xương . - GV treo tranh lên bảng. Từng cặp hs lên bảng: 1 em chỉ - 1 em nêu. ? Theo em hình dáng và kích thước các xương có giống nhau không ? - Hs tiếp tục qs rồi chỉ và nói tên các khớp xương của cơ thể. - Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống, các khớp xương như: Khớp bả vai, khuỷ tay, khớp đầu gối. - GV kết luận: sgv * Cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương: - Các cặp quan sát hình 2 – 3(7) và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình. ? Tại sao hàng ngày mọi người phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế ? ? Tại sao các em không nên vác xách vật nặng ? Chúng ta làm gì để xương phát triển tốt ? - HS trả lời. GV nhận xét kết luận như sgk. * Củng cố, dặn dò: ? Nếu không may bị gãy xương thì ta thấy thế nào ? ( đau và đi lại khó khăn ) - Về làm BT 1,2 vbt (2 ). Đậu Thị Giang. 23 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án lớp 2. THỨ NĂM: Ngày tháng 9 năm 2010 TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết đếm ,đọc ,viết các số trong phạm vi 100. - Biết viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước . - Biết làm tính cộng ,trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải toán bằng một phép cộng. II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Chữa bài tập tiết trước. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1(10) vbt: Viết các số. - HS nêu y/c, làm vở. - 1 số em trình bày miệng. Đọc từ lớn đến bé và ngược lại. Nhận xét. Bài 2(a,b,c,d /10): Viết. - Gv nêu yêu cầu từng câu – hs viết số vào bảng con. - Gv nhận xét, chữa từng bài. Bài 3(cột 1,2/11): Đặt tính rồi tính. - HS nêu cách đặt tính và tính. HS làm vở. - 4 em lên bảng thi đua. - Gv chữa bài, chốt cách đặt tính, tính, viết kết quả. Bài 4(11): Bài giải. - 1 hs đọc đề toán, nêu cách giải. GV hướng dẫn hs tự tóm tắt vở nháp - Vài em nêu lời giải (miệng). Giải vở. - 2 hs chữa bài – gv nhận xét, chốt cách trình bày, tên đơn vị ở kết quả. - Gv thu vở chấm 1/2 lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Bài 5(11) vbt: 2 em thi đua làm bài: 0 + 0 = 0. - Gv nhận xét bài làm của hs, chốt cách đặt tính, giải toán. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:. TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI I. Mục tiêu: -Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT1) - Đặt câu được với 1 từ tìm được (BT2 );biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới (BT3 ) ; biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT4). II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 2em làm bài tập 3 B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Đậu Thị Giang. 24 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án lớp 2. Bài tập 1 (miệng): Tìm các từ: 1 hs đọc y/c bài tập. GV hướng dẫn hs hiểu nội dung bài tập. - Lớp làm nháp theo nhóm đôi. … học học … … tập tập … - HS nêu miệng. GV ghi bảng, nhận xét. Bài tập 2 (miệng): Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở bài tập 1. - GV hướng dẫn hs nắm vững y/c: Đặt câu với 1 trong những từ vừa tìm (mỗi em chọn 1 từ và đặt 1 câu). HS suy nghĩ và trình bày trước lớp. VD: Bạn Hoa rất chịu khó học hỏi. Bác thợ thành tài chỉ nhờ học lỏm. - GV chọn và ghi 1 số câu hay, đúng ngữ pháp. Lớp nhận xét. Bài tập 3 (miệng): Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành 1 câu mới - 1 hs nêu y/c. - GV lưu ý: Bài tập cho sẵn 2 câu, nhiện vụ của các em là sắp xếp để tạo thành câu mới. HS làm nháp theo nhóm đôi, trình bày miệng, nhận xét. *Bài tập 4 (v): Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau: - GV giúp hs nắm vững y/c - lớp làm vbt – gv chấm và nhận xét. Chữa bài : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi - Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ . Thu là bạn thân của em . - Em là bạn thân của Thu. 3. Củng cố, dặn dò: + Khắc sâu cho hs: - Có thể thay đổi vị trí các từ trong 1 câu để tạo thành câu mới. - Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?). - GV nhận xét tiết học. HS làm các bài tập ở vbt. TẬP VIẾT: CHỮ HOA Ă,  I. Mục tiêu: - Viết đúng 2 chữ hoa Ă, (1 dòng cỡ vừa , 1dòng cỡ nhỏ- Ă hoặc Â), chữ và câu ứng dụng : Ăn ( 1 dòng cỡ vừa ,1dòng cỡ nhỏ ) , Ăn chậm nhai kĩ (3 lần ). II. Chuẩn bị: Chữ mẫu Ă, Â. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà, cả lớp viết bảng con: A B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chữ hoa: a. Quan sát nhận xét : ? Chữ Ă,  có gì giống và khác chữ A ? Các dấu phụ có đặc điểm gì ? + Chữ Ă: Dấu phụ là 1 nét cong dưới, nằm giữa đỉnh chữ A. + Chữ Â: Dấu phụ gồm 2 nết thẳng xiên với nhau như một chiếc nón úp xuống chính giữa đỉnh chữ A. Đậu Thị Giang. 25 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án lớp 2. - GV viết mẫu lên bảng và nhắc lại cách viết: - b. HS viết bảng con:Viết 3 lần – GV uốn nắn. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: - HS đọc: Ăn chậm nhai kĩ. GV giúp hs hiểu nghĩa: Khuyên chúng ta khi ăn cần ăn chậm nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá dễ dàng. - HS quan sát nhận xét. + Những chữ nào cao 2,5 dòng ? Những chữ nào cao 1 dòng ? ? Khoảng cách giữa các chữ ntn ? - GV viết mẫu lên bảng. HS viết Ăn vào bảng con. 4. Hướng dẫn hs viết vào vở. 5. Chấm, chữ bài: - Chấm 5 – 7 hs. Nhận xét trước lớp. *.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn về viết phần còn lại. MĨ THUẬT :. THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH THIẾU NHI ( Tranh đôi bạn của Phương Liên). I. Mục tiêu: - Biết mô tả các hình ảnh , các hoạt động và màu sắc trên tranh. Đv hs K,G mô tả được . - Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh . II. Chuẩn bị: Tranh. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : 2. Bài mới : * Giới thiệu bài: * HĐ1 :Xem tranh: - GV treo tranh. HS quan sát. ? Tranh vẽ những gì ? Hai bạn trong tranh đang làm gì ?(vẽ 2 bạn đang ngồi xem sách với nhau ) ? Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh ?( màu đỏ , xanh ,vàng ) ? Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?(vì đôi bạn rất thân với nhau ) - GV bổ sung và kết luận. Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là 2 bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây cỏ, bướm và 2 chú gà làm cho bức tranh thêm sinh động. * HĐ2 :Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét: tinh thần, thái độ học tập của hs. Khen ngợi 1 số em. * Dặn dò: - Về nhà sưu tầm tranh và tập nhận xét. Quan sát hình dáng, màu sắc của 1 số lá cây. Đậu Thị Giang. 26 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án lớp 2. THỨ SÁU Ngày. tháng 9 năm 2010. TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị . - Biết số hạng ;tổng.- Biết số bị trừ ,số trừ, hiệu. - Biết làm tính cộng ,trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép trừ. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Chữa bài tập về nhà. 2. Bài mới: - GV hướng dẫn hs làm 1 số bài tập sgk + vbt. *Bài 1/11 : Viết các số 25,62,99 theo mẫu . - GV nêu yêu cầu bài tập, làm mẫu 25 = 20 + 5. - HS trao đổi theo cặp và trình bày miệng – GV ghi nhanh lên bảng. - GV nhận xét, khắc sâu cho hs đọc phân tích: = mấy chục + mấy đơn vị. *Bài 2(11) sgk: Viết số thích hợp vào ô trống. - GV kẻ sẵn lên bảng. - HS nêu cách thực hiện. - Tổ chức chữa bài dưới dạng trò chơi: “Tiếp sức”. (Mỗi đợt 4 em: em 1 điền số thứ nhất xong đưa phấn cho em 2 lên điền … em cuối cùng. Trong lúc bạn điền thì mình đứng tại chỗ nhẩm kết quả để đến lượt điền cho nhanh. -Kết thúc trò chơi gv công bố kết quả đội thắng, thua, chốt: - Tổng = số hạng + số hạng; Hiệu = số bị trừ - số trừ. *Bài 3/11 (cột 1,2, 3): Tính - Hs làm bcon + 2 hs lên bảng . GV nx , ghi điểm *Bài 4/11: - Hs đọc đề - phân tích bài toán - Lớp làm vở + 1hs lên bảng - GV chấm, chữa bài 3. Dặn dò: HS làm bài tập 1, 2(12). CHÍNH TẢ(NV):. LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. Mục tiêu: -Nghe - viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . - Biết thực hiện đúng yêu cầu cua BT2 ;bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái(BT3). - Giáo dục viết đúng chính tả, đẹp. II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Viết bảng con: xoa đầu, ngoài sân, chìm sâu. - 2 hs đọc thuộc lòng: 10 chữ cái đã học (theo thứ tự). B. Bài mới: Đậu Thị Giang. 27 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án lớp 2. 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn nghe viết: - Chuẩn bị: GV đọc bài chính tả - 2 hs đọc lại. ? Bài chính tả trích từ bài tập đọc nào ?(Làm việc thật là vui ) - ? Bài chính tả cho biết bé đang làm những việc gì ? Bé thấy làm việc ntn ?(Bé làm bài , đi học , quét nhà...làm việc bận rộn nhưng rất vui ) - ? Bài chính tả có mấy câu ? Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất ?(có 3 câu;câu thứ 2) - 1 em đọc to câu 2 và cả dấu phẩy. - HS viết bảng con: quét nhà, nhặt rau, luôn luôn bận rộn. - HS viết vở + Chấm, chữa bài: - HS chữa lỗi (nhìn sgk) viết xuống dưới. GV chấm 5 – 7 bài. 3. Bài tập: *Bài 2: Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh. - 1hs đọc y/c bài . - GV gọi mỗi lần 2 nhóm thi với nhau - Lớp nx - GV treo bảng phụ vết sẵn qui tắc c/tả . *Bài 3: Sắp xếp tên 5 hs theo TT bảng chữ cái . - 1hs đọc y/c - Lớp làm vbt - 2 hs lên bảng viết - Hs & GV chữa bài. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc quy tắc chính tả với g/gh. HS học thuộc bảng chữ cái. TẬP LÀM VĂN:. CHÀO HỎI - TỰ GIỚI THIỆU I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý và tranh vẽ , thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân ( BT1,2 ). - Viết được một bản tự thuật ngắn ( BT3 ) II. Hoạt động dạy hoc: A. Bài cũ: Chữa bài tập tiết trước B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: *Bài tập 1 (miệng): Nói lời của em. 1 hs đọc yêu cầu. HS thực hiện cá nhân từng yêu cầu của bài tập. Thảo luận: Như thế nào mới là người có văn hoá ? + Chào mẹ: vui vẽ nói: Chào mẹ, con đi học. + Đến trường: lễ độ: Em chào cô ạ! + Gặp bạn vui vẽ: Chào cậu, chào bạn. *Bài tập 2 (miệng): Nhắc lại lời của bạn trong tranh. Đậu Thị Giang. 28 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án lớp 2. - GV nêu yêu cầu. - HS quan sát tranh. ? Tranh vẽ ai ? Bóng nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn ? ? Mít chào Bóng nhựa, Bút Thép và tự giới thiệu ntn ? ? Nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của 3 nhân vật trong tranh ? GV nhận xét chốt ý cơ bản. Ghi điểm cho hs trả lời tốt. *Bài tập 3 (viết): Viết bản tự thuật theo mẫu. - 1 hs nêu yêu cầu – Lớp làm vở. - GV theo dõi, thu chấm 1 số em. - 1 số em khác trình bày miệng. Củng cố, dặn dò: - Khắc sâu cho hs: Tuỳ thuộc vào từng đối tượng mà chúng ta chào và giới thiệu sao cho mình là người lịch sự có văn hoá. GV nhận xét. - HS về làm bài tập còn lại. THỦ CÔNG:. GẤP TÊN LỬA (T2) I.Mục tiêu: - HS gấp được tên lửa . Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng . - HS hứng thú và yêu thích sản phẩm của mình. - Giáo dục hs chơi đúng lúc. II. Chuẩn bị: Giấy thủ công. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - GV kiểm tra giấy của hs. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Thực hành: - Vài em nhắc lại quy trình gấp tên lửa. Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa. Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng - HS thực hành - GV theo dõi và gợi ý cho hs trang trí thêm cho đẹp. 3. Nhận xét, đánh giá: - Chọn 1 số sản phẩm đánh giá, xếp loại. - HS thi phóng tên lửa Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - HS chuẩn bị tiết sau gấp máy bay phản lực.. Đậu Thị Giang. 29 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án lớp 2. SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu : - Nhận xét hoạt động trong tuần qua. - Đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới. II. Nội dung : 1. Nhận xét hoạt động tuần qua - Sĩ số :HS đi học chuyên Cần đảm bảo 100 % - Học tập : 1 số em ý thức học tập chưa tốt ( Thành, linh... ),Một số em còn thiếu dụng cụ học tập - Nề nếp : vệ sinh lớp học và khuôn viên trường sạch sẽ,vs cá nhân tương đối sạch. 2. Kế hoạch tuần tới - Duy trì tốt mọi nề nếp sinh hoạt ,học tập. - Giáo dục hs nề nếp học tập,có kế hoạch tự ôn bài. - Tham gia tốt các hoạt động giữa giờ . Xây dựng lớp tự quản. - Rèn vở sạch chữ đẹp.. Đậu Thị Giang. 30 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo án lớp 2. Thứ ba ngày tháng 9 năm 2010 TOÁN :. SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU I. Mục tiêu: - Biết số bị trừ ,số trừ , hiệu . - Biết thực hiện phép trừ các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100. -Biết giải toán bằng một phép trừ. II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Nêu tên gọi thành phần và kết quả phép cộng sau: 15 + 42 = ; 21 + 38 = B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu SBT – ST – H: - GV viết phép tính lên bảng, gọi 2 em đọc lại phép tính: 59 – 35 = 24 - GV chỉ và nêu (ghi bảng dưới phép tính) 59 – 35 = 24 SBT ST H - GV chỉ bất kì. HS nêu. - GV viết phép trừ theo cột dọc và tiến hành tương tự như trên. 59 SBT 35 ST 24 H - GV lấy 1 ví dụ khác. HS lấy ví dụ 3. Thực hành: *Bài 1 (9) sgk: Viết số thích hợp vào ô trống. - Gv nêu y/c hs nhẩm theo bàn. - HS thi đua nêu kết quả. *Bài 2 (a,b,c) sgk: Đặt tính rồi tính hiệu, biết: - GV nêu và làm mẫu 79 25 54 - GV nêu. HS làm bảng con các phép tính còn lại. - GV nhận xét, chốt: Cách đặt tính, tính. *Bài 3 (9) sgk: Bài giải - HS đọc thầm rồi giải vở. - GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét (còn thời gian 1 em chữa bảng) - Chốt cách trình bày, tên đơn vị ở kết quả. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. - Làm các bài tập ở vbt(9) -. Đậu Thị Giang. 31 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo án lớp 2. KỂ CHUYỆN:. PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu: -Dựa vào tranh minh họa và gợi ý (SGK ), kể lại từng đoạn câu chuyện (BT 1,2,3);Kể lại toàn bộ câu chuyện BT4 ( ĐV hs K,G ) -Giáo dục hs biết làm việc tốt. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 3 em kể câu chuyện: “Có công … nên kim.” Nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn kể chuyện. * Kể từng đoạn theo tranh. - 1 em đọc y/c - kể trong nhóm + HS qs tranh, đọc thầm gợi ý. + Nối tiếp nhau kể từng đoạn *Kể chuyện trước lớp + Đại diện các nhóm kể. Lớp nhận xét: nội dung, cách diễn đạt, thể hiện. - GV có thể nêu 1 số câu hỏi gợi ý, - VD: Na là cô bé như thế nào ? * Kể toàn bộ câu chuyện : HS xung phong kể c.Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì? (phải tốt với bạn bè) - Kể chuyện và đọc chuyện có gì khác nhau ? - Về nhà kể cho người thân nghe.. Đậu Thị Giang. 32 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×