Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 122 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN THUẦN

QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN QUANG UẨN

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả khảo sát, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Luận văn này cho đến nay chưa từng được bảo vệ tại bất kỳ hội đồng bảo vệ
luận văn nào trên toàn quốc và cho đến nay chưa hề được công bố trên bất kỳ phương
tiện thông tin nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên.
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 7 năm 2018
Tác giả


Nguyễn Văn Thuần

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Quản lý sử dụng phương tiện
thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”, tơi đã
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Thái
Nguyên đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành luận
văn này.
Với tình cảm chân thành, tơi bày tỏ lịng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Khoa
Sau đại học, phòng Quản lý khoa học - Trường Đại học Thái Nguyên, các thầy giáo,
cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến GS.TS. NGUYỄN QUANG UẨN
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương;
- Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, nhân viên thiết bị các trường THCS huyện
Ninh Giang;
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể
cịn có những mặt hạn chế thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự
chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Thái Nguyên, ngày 17 tháng 7 năm 2018
TÁC GIẢ


Nguyễn Văn Thuần

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
8. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................. 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC, SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ ........................................................................................................................ 13
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề .............................................................. 13
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị
dạy học ............................................................................................................. 13
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước về việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ........ 15
1.2. Lý luận về phương tiện, thiết bị dạy học ............................................................. 19
1.2.1. Khái niệm phương tiện, thiết bị dạy học .......................................................... 19
1.2.2. Các loại phương tiện, thiết bị dạy học .............................................................. 20

1.2.3. Các yêu cầu đối với phương tiện, thiết bị dạy học và sử dụng phương tiện,
thiết bị dạy học ................................................................................................. 25
1.2.4. Vai trò của phương tiện, thiết bị dạy học trong quá trình dạy học ................... 25
1.3. Lý luận về khai thác và sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường
trung học cơ sở ................................................................................................. 27

iii


1.3.1. Khái niệm khai thác và sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở
trường trung học cơ sở ..................................................................................... 27
1.3.2. Vai trò của việc khai thác, sử dựng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường
học cơ sở .......................................................................................................... 28
1.3.3. Nội dung khai thác, sử dựng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường học cơ sở.... 29
1.3.4. Quy trình khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường học cơ sở ... 31
1.4. Lý luận về quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường
học cơ sở .......................................................................................................... 34
1.4.1. Khái niệm quản lý khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở
trường học cơ sở .............................................................................................. 34
1.4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng
phương tiện, thiết bị dạy học ........................................................................... 35
1.4.3. Nội dung quản lý khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở trường
học cơ sở .......................................................................................................... 38
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện,
thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở ........................................................ 45
1.5.1. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 45
1.5.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 46
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG PHƯƠNG
TIỆN THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG ....................................................... 49

2.1. Khái quát về huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ............................................... 49
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số ........................................................................... 49
2.1.2. Tình hình giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng .............. 49
2.1.3. Khái quát khảo sát thực trạng ............................................................................. 52
2.2. Thực trạng về khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường
trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ....................................... 53
2.2.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử
dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở ................... 53
2.2.2. Đánh giá vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện,
trang thiết bị dạy học ....................................................................................... 58

iv


2.2.3. Thực hiện công việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học .. 61
2.2.4. Đánh giá chung về xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy
học ở trường trung học cơ sở ........................................................................... 63
2.3. Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các
trường THCS Huyện Ninh Giang .................................................................... 65
2.3.1. Lập kế hoạch xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ...... 65
2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch .............................................................................. 68
2.3.3. Chỉ đạo xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học ........................... 70
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học ......... 72
2.3.5. Đánh giá chung thực trạng các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng
phương tiện, trang thiết bị dạy học .................................................................. 74
2.4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan tới việc xây dựng,
khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học
cơ sở ................................................................................................................. 76
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG PHƯƠNG
TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG ....................................................... 81
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý khai thác sử dụng phương tiện,
thiết bị dạy học ................................................................................................... 81
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................................... 81
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện .................................................................. 81
3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 82
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển .................................................................. 82
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy
học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ............. 83
3.2.1. Tăng cường quản lý công tác chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, học hỏi
kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ thiết bị trường học ........... 83
3.2.2. Quản lý khai thác, xây dựng, mua sắm và sử dụng trang thiết bị dạy học có
hiệu quả .............................................................................................................. 85
3.2.3. Kiểm tra, đánh giá cụ thể, sát sao việc giáo viên, học sinh sử dụng phương
tiện, thiết bị dạy học (Kiểm tra nội bộ) ............................................................ 87

v


3.2.4. Đẩy mạnh việc bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, thiết
bị dạy học ......................................................................................................... 90
3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên,
kịp thời về công tác trang thiết bị dạy học theo học kỳ, theo năm học và
đột xuất (Của các cấp quản lý đối với từng trường) ........................................ 93
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................. 94
3.4. Khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện
pháp đề xuất ..................................................................................................... 96
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 96
3.4.2. Thời gian khảo nghiệm ..................................................................................... 96
3.4.3. Hình thức khảo nghiệm..................................................................................... 96

3.4.4. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................... 96
3.4.5. Xử lý kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103
PHỤ LỤC.......................................................................................................................

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt:

Chữ viết đầy đủ

CBQL:

Cán bộ quản lý

CBTBTH:

Cán bộ thiết bị trường học

ĐLC:

Độ lệch chuẩn

ĐTB:

Điểm trung bình


GV:

Giáo viên

TB:

Thứ bậc

TCN:

Trước cơng ngun

TT:

Thứ tự

iv


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1.

Những thuận lợi trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các
phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở .......................... 53

Bảng 2.2.

Những khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các

phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở .......................... 56

Bảng 2.3.

Vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang
thiết bị dạy học ........................................................................................ 58

Bảng 2.4.

Thực hiện công việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện đồ
dùng dạy học ........................................................................................... 61

Bảng 2.5.

Lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học .. 66

Bảng 2.6.

Tổ chức thực hiện kế hoạch .................................................................... 68

Bảng 2.7.

Chỉ đạo xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học .................. 70

Bảng 2.8.

Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học .. 72

Bảng 2.9.


Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan tới việc xây
dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung
học cơ sở................................................................................................... 76

Bảng 3.1.

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản
lý khai thác, sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học ....................... 97

Biểu đồ
Biểu đồ 2.1.

Đánh giá chung việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, đồ
dùng dạy học ....................................................................................... 63

Biểu đồ 2.2.

Đánh giá chung thực trạng các biện pháp quản lý, khai thác, sử
dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ............................................ 74

Sơ đồ
Sơ đồ 3.1:

Quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ................................................... 95

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, phương tiện dạy học
trong các nhà trường nói chung và ở nhà trường trung học cơ sở nói riêng là mối quan
tâm chung của toàn xã hội cũng như của các nhà trường, bởi đó là nhân tố quan trọng
góp phần nâng cao hiệu quả dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh. Điều
này cho thấy vai trò quan của quản lý khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học. Vì
vậy, các nhà trường luôn nỗ lực xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho hoạt
động dạy, làm cho các thông điệp của bài giảng được học sinh tiếp nhận tốt nhất,
hướng đến nâng cao năng lực thực tiễn của học sinh.
Cũng vì tầm quan trọng của trang thiết bị, phương tiện dạy học, các chủ
trương, chính sách của Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm và ưu tiên nguồn kinh phí
cho xây dựng, mua sắm các thiết bị phục vụ dạy học trong các nhà trường ở mọi cấp
học, đồng thời cũng là một tiêu chuẩn ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông
và trường có nhiều cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo để xác định
trường đạt chuẩn quốc gia.
Ở trường trung học cơ sở, tùy theo từng môn học để xác định phương tiện,
giáo cụ trực quan, với một số mơn học thuộc khoa học tự nhiên thì giáo cụ trực quan
góp phần trực tiếp nâng cao năng lực học tập của học sinh, nhất là từ ngày 27 tháng 7
năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua chương trình giáo dục phổ thơng mới
với định hướng giảng dạy tiếp cận năng lực người học thì giáo cụ trực quan càng trở
thành một phần thiết yếu trong dạy học, do đó việc khai thác, sử dụng phương tiện,
thiết bị dạy học không chỉ là tiêu chuẩn để xác định trường đạt chuẩn mà còn là yếu
tố nâng cao hiệu quả giảng dạy, yếu tố rất cần thiết để nâng cao năng lực thực tiễn
của người học.
1.2. Với vai trò quan trọng của phương tiện, thiết bị dạy học, trên thế giới và
Việt Nam đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Ngay từ thời cổ đại, trong tư tưởng
của các nhà giáo dục vĩ đại thời kỳ cổ đại Hy Lạp như Aritxtốt(384 - 322 TCN),
Platon (645 - 653 TCN), ở phương Đông như Khổng Tử (551-479 TCN),... cho rằng
giáo dục phải đặt học sinh vào các tình huống có vấn đề và vấn đề được giải quyết tốt
nếu có sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị dạy học. Cho đến thời kỳ hiện đại, ở Liên


1


Xô, các tư tưởng giáo dục kiệt xuất như K.D.Usinxki (1824 - 1870), A.X.Makarenko
(1888 - 1939),... các ông cho rằng phương pháp dạy học trực quan là phương pháp
giảng dạy đặc biệt và quan trọng nhất, đặc biệt K.D.Usinxki chủ trương sử dụng tranh
ảnh trong hoạt động giảng dạy. Ở Việt Nam, những nhà giáo dục biểu thời phong
kiến như Chu Văn An (1292 - 1379), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), Lê Quý
Đôn (1726 - 1784)... các ông đều lấy phương pháp dạy học trực quan làm chủ đạo
bằng các chỉ dẫn những ví dụ, các tình huống thực tiễn để người học dễ nắm bắt.
Ngày nay, nhiều học giả trên thế giới đã kế thừa và không ngừng phát triển các
tư tưởng giáo dục lỗi lạc như trên về việc sử dụng, khai thác hiệu quả các trang thiết
bị, phương tiện dạy học vào các giờ học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Ở nước ta
hiện nay, việc sử dụng phương tiện dạy học không chỉ được quy định trong các văn
bản của Ngành mà còn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhằm khai thác tốt nhất
hiệu quả của các trang thiết bị dạy học, nâng cao năng lực thực tiễn của người học sau
mỗi giờ học, mỗi quá trình học tập, chuyển từ cách dạy học truyền thống sang cách
dạy theo tiếp cận năng lực người học, đáp ứng tốt nhất chương trình giáo dục phổ
thông mới.
1.3. Thực tiễn việc quản lý khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học ở các
trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương và huyện Ninh Giang ln bám
sát và qn triệt theo tình thần chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống
trang thiết bị phục vụ dạy học ở trường học được củng cố, đi liền với đó, việc quản lý
khai thác và sử dụng các trang thiết bị được tăng cường, hoàn thiện gắn với mục tiêu
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập phong phú,
đa dạng của người học.
Từ khi chương trình giáo dục phổ thơng mới được thông qua, cùng với sự chỉ
đạo của ngành giáo dục, việc quản lý khai thác, sử dụng phương tiện dạy học ở các
trường trung học cơ sở được đẩy mạnh, song đi liền với những quyết tâm đó, nhiều
khó khăn đang đặt ra cho các cấp quản lý cũng như đội ngũ cán bộ quản lý các trường

đang phải đối diện đó là chất lượng phương tiện, thiết bị dạy học được cung ứng chưa
tốt, một số trường trung học cơ sở chưa có cán bộ thiết bị chuyên trách nên việc quản
lý và khai thác thiết bị còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời thiếu cơ sở vật chất cần

2


thiết để bảo quản các trang thiết bị dạy học mới cũng như các trang thiết bị đã có.
Ngoài ra, công tác quản lý và khai thác và sử dụng thiết bị chưa được chú trọng đầy
đủ, năng lực sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học của giáo viên và cán bộ thiết
bị chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Những khó khăn đó tác động trực tiếp đến
hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như việc dạy học theo
tiếp cận năng lực người học đang gặp phải những khó khăn.
Bức tranh chung hiện nay, không phải trường trung học cơ sở nào cũng có thể
trang bị đầy đủ những phương tiện thiết bị hiện đại, đặc biệt là các trường có quy mô
nhỏ, các trường ở các xã xa trung tâm huyện còn nhiều khó khăn về kinh tế. Việc đầu
tư kinh phí cho các trường cịn hạn hẹp, phương tiện thiết bị tuy được tăng cường
hàng năm nhưng không đồng bộ, thiếu chủng loại, chưa đảm bảo kĩ thuật, kho bảo
quản, các phòng chức năng, các bộ phận chuyên trách…Đây là một rào cản không dễ
khắc phục trong việc quản lý khai thác và sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.
Mặt khác, quá trình dạy học cũng cho thấy, khi các trường được trang bị
những phương tiện thiết bị hiện đại thì khơng phải cán bộ thiết bị hay giáo viên nào
cũng có thể khai thác, sử dụng và sử dụng thành thạo.
Để phương tiện thiết bị dạy học trở thành “cánh tay” đắc lực nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập, rất cần thêm kinh phí mua sắm thiết bị, sửa chữa, bảo
dưỡng phương tiện, thiết bị cho các nhà trường, đặc biệt là các phương tiện thiết bị
hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời đại cơng nghệ 4.0. Nâng cao
trình độ, khả năng quản lý khai thác và sử dụng phương tiện thiết bị, đặc biệt là
phương tiện thiết bị hiện đại cho đội ngũ cán bộ quán lý, giáo viên và nhân viên thiết
bị trường học là một yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ yêu cầu đổi mới căn bản toàn

diện giáo dục và đào tạo.
Cần phải có các biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc quản lý, khai thác và
sử dụng trang thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở để nâng cao chất
lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ những lý
do trên tôi chọn đề tài “Quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường
trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành quản lý giáo dục.

3


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khai thác và sử dụng
phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở, đề xuất các biện pháp quản lý
khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học trong các trường
trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung
học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học
cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý và khai thác, sử dụng các trang thiết bị dạy học ở các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã đạt được những
kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế, bất cập về quản lý. Nếu đề xuất và áp
dụng các biện pháp có tính khoa học và khả thi thì có thể nâng cao được hiệu quả
quản lý khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ

sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, góp phần nâng cao kết quả dạy và học ở
trường trung học cơ sở.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về các biện pháp quản lý, khai thác và sử dụng thiết bị
dạy học ở các trường trường trung học cơ sở.
- Khảo sát thực trạng quản lý khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở
các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, Hải Dương.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng
phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang,
Hải Dương.
4


6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung
học cơ sở.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm: 261 khách thể, trong đó 86 cán bộ quản lý là hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng các tổ chuyên môn; 123 giáo viên ở 17 trường
trung học cơ sở; riêng với cán bộ quản lý thư viện, thiết bị trường học gồm 52 cán bộ
ở 29 trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang.
6.3. Địa bàn nghiên cứu
17 trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
6.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong năm học 2017 - 2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1. Mục đích của phương pháp
Hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận về khai thác, sử dụng
phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở và quản lý khai thác, sử dụng
phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.
7.1.2. Nội dung của phương pháp
Xây dựng cơ sở lý luận về khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và
cơ sở lý luận về quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường
trung học cơ sở.
7.1.3. Cách tiến hành
Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan,
tra cứu các quyết định, các thông tư, các văn bản hướng dẫn về công tác thiết bị
trường học và quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị trường học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương.

5


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp chuyên gia (Phụ lục 2)
a) Mục tiêu của phương pháp
Xin ý kiến chuyên gia về việc tư vấn đề cương, xây dựng hệ thống cơ sở lý
luận về xây dựng, khai thác phương tiện, thiết bị dạy học và quản lý xây dựng, khai
thác phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.
b) Nội dung của phương pháp
Xin ý kiến của chuyên gia về việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy
học ở trường trung học cơ sở biểu hiện ở việc xác định những thuận lợi, khó khăn; về
mức độ thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học. Xin ý
kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết
bị dạy học về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá hiệu quả
quản lý xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học.

c) Cách tiến hành
Chọn chuyên gia, có năng lực chuyên môn khoa học về xây dựng, khai thác
phương tiện, thiết bị dạy học và quản lý xây dựng, khai thác phương tiện, thiết bị dạy
học ở trường trung học cơ sở và có phẩm chất trung thực.
Khai thác ý kiến tư vấn của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận
định một vấn đề, lý luận và thực trạng để tìm ra giải pháp tối ưu về quản lý khai thác,
sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phụ lục 1)
a) Mục tiêu của phương pháp
Đánh giá kết quả nhận thức về những thuận lợi, khó khăn; nhận thức về vai
trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học; đánh
giá mức độ thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học ở
trường trung học cơ sở..
Đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện,
trang thiết bị dạy học về việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh
giá công tác quản lý xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở
trường trung học cơ sở.

6


b) Nội dung của phương pháp
Tìm hiểu thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng, khai
thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.
Đánh giá nhận thức của các khách thể về vai trò, tác dụng của việc khai thác,
sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học.
Đánh giá mức độ thực hiện công việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương
tiện đồ dùng dạy học.
Đánh giá các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị
dạy học; lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học; tổ

chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan tới việc xây
dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.
c) Cách tiến hành
Xây dựng kế hoạch điều tra gồm mục đích, đối tượng, địa bàn, nhân lực, kinh
phí phục vụ cho việc khảo sát.
Xây dựng các mẫu phiếu điều tra đóng với các thông số, các chỉ tiêu cần làm
sáng tỏ. Người trả lời tự biểu đạt câu trả lời theo các phương án cho sẵn.
Chọn mẫu điều tra là toàn bộ khách thể ở 17 trường trung học cơ sở, riêng đối với
cán bộ quản lý trang thiết bị trường học được điều tra toàn bộ 29 trường trên toàn huyện.
Hướng dẫn khách thể trả lời theo yêu cầu trình tự, cách thức ở phiếu hỏi.
7.2.3. Phương pháp quan sát (Phụ 3)
a) Mục tiêu của phương pháp
Quan sát các hành động, việc làm của giáo viên, nhân viên quản lý trang thiết
bị về việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học từ việc mua sắm các
phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học; tình trạng bảo quản các phương tiện,
trang thiết bị phục vụ dạy và học đến quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang
thiết bị dạy học nhằm cung cấp tư liệu thực tế về hành động cụ thể trong quản lý khai
thác, sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên, nhân viên.
b) Nội dung của phương pháp
Quan sát việc thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng
dạy học qua sự tham gia của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, nhân dân đóng góp

7


xây dựng, khai thác các phương tiện, trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Kết quả thực
hiện mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học
Quan sát hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy
học qua lập kế hoạch năm học, kế hoạch tổng thể, kế hoạch xây dựng và trang bị

phòng học chuyên dùng, kế hoạch kiểm kê, thanh lý.
Quan sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch: Xây dựng và thực hiện các quy định
về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học; tổ chức kiểm
tra, đánh giá công tác quản lý, xây dựng, mua sắm, khai thác, sử dụng, bảo quản,
thanh lý, bổ sung trang thiết bị
Quan sát hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học: Kiểm tra việc
giáo viên, học sinh tham gia xây dựng, sưu tầm, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy
học; động viên, khen thưởng, nhắc nhở, uốn nắn cán bộ giáo viên về công tác này và
rút kinh nghiệm, hoàn thiện các biện pháp quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng
phương tiện, trang thiết bị dạy học
c) Cách tiến hành
Làm việc với các trường để nắm tình hình khai thác, sử dụng phương tiện,
thiết bị dạy học. Các quan sát được tiến hành công khai và có báo cáo trước khi tiến
hành cách quan sát.
Tiến hành quan sát thử, rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản kế hoạch quan sát,
quan sát chính thức.
Trong q trình quan sát chính thức có ghi chép đầy đủ về các nội dung cần
quan sát.
Làm sạch các biên bản quan sát và sắp xếp lại nội dung thống nhất, biên tập lại
về mặt nội dung và câu chữ. Sau đó xử lý và phân tích một cách sơ bộ, đánh giá về
các nội dung quan sát.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
a) Mục tiêu của phương pháp
Xác định những kết quả thực tiễn của việc khác thác, sử dụng và quản lý khai
thác, sử dụng các trang thiết bị, phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

8



b) Nội dung của phương pháp
Đánh giá mức độ thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ
dùng dạy học và đánh giá các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện,
trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở giàu truyền thống trên địa bàn
huyện Ninh Giang qua các kết quả cụ thể như việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác,
sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học theo năm học, theo học kỳ hay theo kế hoạch
chung của nhà trường.
Đánh giá các kết quả quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị
dạy học ở các trường trung học cơ sở có nhiều thành tích qua các năm học về tổ chức
thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học trong và ngoài
huyện Ninh Giang.
c) Cách tiến hành
Xem xét lại những thành quả của hoạt đông thực tiễn trong quá khứ để rút ra
những kết luận bổ ích cho thực tiễn nghiên cứu quản lý khai thác, sử dụng phương
tiện, thiết bị dạy học.
Chọn điển hình tốt hoặc xấu của thực tiễn giáo dục.
Mô tả việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và quản lý khai
thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trên cơ sở quan sát, phỏng vấn, nghiên
cứu tài liệu, sản phẩm của việc quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy
học ở các trường trung học cơ sở.
Phân tích từng mặt, phân tích nguyên nhân, bản chất của thực trạng quản lý
khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế
hoạch và kiểm tra, đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học.
Hệ thống hóa các sự kiện đó, phân loại những sản phẩm, những nguyên nhân,
hệ quả, nguồn gốc, sự diễn biến, qui luật diễn biến.
Viết thành văn bản tổng kết và đánh giá những kết quả, kinh nghiệm, bằng đối
chiếu với thực tiễn.
7.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu (Phụ lục 4)
a) Mục tiêu của phương pháp
Thu thập thêm các bằng chứng về mặt thực tiễn để khẳng định việc quản lý

khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở,

9


bổ sung cho các nghiên cứu về định lượng nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu
quả quản lý xây dựng, khai thác trang thiết bị, phương tiện dạy học đem lại kết quả
cao hơn.
b) Nội dung của phương pháp
Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào khía cạnh khai thác những thông tin về
những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương
tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở và mức độ thực hiện xây dựng, khai
thác, sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học.
Về biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở
trường đồng chí đang cơng tác, các câu hỏi tập trung vào khai thác thông tin về việc
chỉ đạo lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá việc xây dựng,
khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học.
Tìm hiểu nhận thức của các khách thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
khách quan, chủ quan tới việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị
dạy học ở trường trung học cơ sở.
c) Cách tiến hành
Việc phỏng vấn được tiến hành theo hai cách, với những phỏng vấn công khai
với Ban Giám hiệu, giáo viên, cán bộ phụ trách trang thiết bị về mục đích, nội dung,
tiến trình quan sát phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Các kết quả phỏng vấn được sử dụng trong phân tích kết quả thực trạng về mặt
định tính tập hợp thành biên bản và xử lý theo định tính.
7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm
a) Mục tiêu của phương pháp
Tìm hiểu nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất,
qua đó có cơ sở để triển khai các biện pháp đề xuất vào thực tiễn nâng cao hiệu quả

quản lý khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.
b) Nội dung của phương pháp
Tăng cường quản lý chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ
trách thiết bị đồ dùng dạy học
Khai thác, sử dựng trang thiết bị dạy học có hiệu quả.
Kiểm tra, đánh giá việc giáo viên, học sinh sử dụng trang thiết bị phương tiện
dạy học.

10


Bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị dạy học
Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác quản lý trang thiết bị dạy học.
c) Cách tiến hành
Phương pháp này được tiến hành trên các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo
viên, cán bộ thiết bị trường học để đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất. Khảo nghiệm được tiến hành đồng thời với khảo sát nhận thức của
các khách thể về thực trạng quản lý các trang thiết bị dạy học ở các trường trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS
(Statistical Package for the Social Sciences)
a) Mục tiêu của phương pháp
Thu thập các số liệu về mặt định lượng, sau đó các số liệu được phân tích, tổng
hợp hóa, so sánh về mặt định tính để rút ra những kết luận cần thiết về thực trạng
quản lý trang thiết, bị, phương tiện dạy học.
b) Nội dung của phương pháp
Tính điểm trung bình của thang đo, điểm trung bình của item, độ lệch chuẩn,
tương quan giữa các biến. Trong đó sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy luận.
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu
thập được từ nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở

trường trung học cơ sở
Thống kê suy luận nhằm suy ra những đặc điểm cơ bản từ phân tích dữ liệu
khảo sát thực trạng quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường
trung học cơ sở.
c) Cách tiến hành
Sử dụng phần mềm máy tính để xử lý các số liệu nghiên cứu với sự trợ giúp
của SPSS 18.0. Những số liệu khảo sát được được xử lý bằng phương pháp thống kê
toán học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị,danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:

11


Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị
dạy học ở các trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý khai thác sử dụng thiết bị dạy học ở
các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý khai thác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả ở
các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN,
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị

dạy học
Những nghiên cứu về việc khai thác, sử dụng và quản lý việc khai thác, sử
dụng phương tiện, thiết bị trường học có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu sau:
Hội đồng Quốc gia về Đánh giá chương trình giáo dục phổ thông của Ai Len
năm 2004 đã có nghiên cứu về “Ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT) trong chương trình giáo dục trung học cơ sở cho giáo viên” [55]. Hội đồng chỉ
ra hiệu quả của việc giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin - một phương tiện dạy
học góp phần nâng cao đồng thời kết quả dạy học và kết quả học tập của học sinh. Do
vậy, giáo viên cần được đào tạo và nâng cao trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin
và các phương tiện dạy học hiện đại khác vào quá trình dạy học.
Cùng hướng nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như
một phương tiện dạy học trong nhà trường phổ thơng cịn có Eamon Stack. Năm
2008, Eamon Stack đã cơng bố cơng trình nghiên cứu “Cơng nghệ truyền thông và
thông tin trong nhà trường” đã nhận định sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện
truyền thông trong xã hội và việc vận dụng những thành tựu này vào trong các nhà
trường nói chung và trong nhà trường phổ thông nói trên là cần thiết. Tác giả khẳng
định những trường đi đầu trong việc khai thác, ứng dụng thành tựu cơng nghệ, máy
tính vào dạy học kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh
thường cao hơn so với những trường không hoặc ứng dụng không đầy đủ [54].
Các tác giả người Anh Sara Hennessy, Brown Onguko, David Harrison, Enos
Kiforo Ang’ondi, Susan Namalefe, Azra Naseem and Leonard Wamakote với cơng
trình nghiên cứu “Phát triển việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để
nâng cao khả năng giảng dạy và học tập ở các trường học ở Đông Phi” năm 2010 cho
rằng hầu hết các chính phủ ở Đơng Phi chưa chú trọng vào việc vận dụng những
phương tiện, thiết bị dạy học vào các nhà trường. Nguyên nhân chính được cho là sự
khó khăn về kinh tế. Và với sự hỗ trợ của Chính phủ Anh, nhiều trường đã được tài

13



trợ công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị hiện đại đã góp phần nâng cao
hứng thú học tập của người học và cải thiện chất lượng giảng dạy của giáo viên [56].
Nhóm tác giả Andrea Garavaglia Valentina Garzia, LiviaPetti thuộc Đại học
Milano-Bicocca, Italia trong nghiên cứu “Tích hợp máy vi tính vào lớp học như thiết
bị trường học: Nghiên cứu điển hình ở trường trung học cơ sở” đăng trên kỷ yếu Hội
thảo quốc tế lần thứ 2 về nghiên cứu công nghệ giáo dục đã khẳng định trong những
năm gần đây, các trường phổ thông ở Ý ngày càng tăng xu hướng dự án số hoá liên
quan đến việc tích hợp các cơng nghệ mới vào trong lớp học. Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng giáo viên cần phải có được kỹ năng số cao để thực hiện các bài học với việc sử
dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, công nghệ một cách có ý nghĩa và máy
tính được xem như là một sản phẩm có mạt trong mọi cấp học, tuy nhiên nó không
thể thay thế tất cả các công cụ của lớp học truyền thống [53].
Nghiên cứu “Nguồn lực và trang thiết bị giúp nâng cao hiệu quả dạy và học
của toán học và các khoa học khác” [58] của UNESCO do Dự án FEMSA tài trợ ở
các nước châu Phi. Cameroon bao gồm 12 trường trung học, trong đó có 7 trường là
Tiếng Pháp và 5 Tiếng Anh; và 16 trường tiểu học - 12 Pháp ngữ và 4 tiếng Anh. Ở
Ghana, 18 giáo viên và 130 giáo viên từ 12 trường trung học phổ thông (lớp 10-12)
và 12 trường trung học cơ sở (lớp 7-9), Tanzania được đại diện bởi 14 trường trung
học cơ sở và 12 trường tiểu học và 10 trường tiểu học ở Uganda và 12 trường tiểu
học. Tổng thể việc lựa chọn bao gồm một khu vực địa lý và kinh tế xã hội rộng khắp
ở mỗi quốc gia,tất cả các trường học được nghiên cứu là các trường công lập. Nghiên
cứu chỉ ra những trường nào được đầu tư tốt hệ thống các phương tiện, thiết bị trường
học như phòng học, văn phòng, thư viện, phịng thí nghiệm, nhà xưởng, nhà sách,
phịng nhân viên, đồ nội thất, máy chiếu, máy chiếu và máy chiếu; máy tính, tivi,
bảng hiển thị,... có tác động đáng kể đến chất lượng dạy và học. Ngược lại, những
trường không được chính phủ đầu tư chất lượng dạy và học sẽ rất thấp.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã chỉ ra vai trò quan trọng của phương tiện, thiết
bị dạy học trong các nhà trường phổ thông. Những trường nào được đầu tư tốt cũng
như khả năng khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học
cơ sở tốt sẽ có chất lượng dạy và học đề tốt. Ngược lại, những trường không được

đầu tư hoặc giáo viên, học sinh ít sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học kết quả bộc lộ
14


nhiều hạn chế. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong các nghiên cứu trên các tác giả chưa
chỉ rõ ở các trường có kết quả tốt trong việc sử dụng phương tiện dạy học thì phương
pháp lập kế hoạch, cách tổ chức thực hiện chưa rõ để các trường khác có thể học tập
kinh nghiệm.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước về việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
Có thể nói những nghiên cứu về việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương
tiện, thiết bị dạy học trong các cấp học ở bậc phổ thông được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, thể hiện qua một số nghiên cứu sau:
Năm 2002 Viện Khoa học Giáo dục cho ấn bản cơng trình“Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy - học ở
trường phổ thông Việt Nam” [32], nội dung cơng trình đề cập đến tầm quan trọng của
việc sử dụng hệ thống cơ sở vật chất vào hoạt động dạy và học, các điều kiện phương
tiện cần thiết trong nhà trường phục vụ dạy và học cần được đảm bảo theo quy chuẩn
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường bên cạnh sự quan tâm của lãnh đạo các cấp
cần chủ động tạo sự sáng tạo cho giáo viên trong việc tạo ra đồ dùng, phương tiện
dạy học còn cần sáng tạo trong cách sử dụng để nâng cao hiệu quả, tính năng của
phương tiện hỗ trợ cho dạy học.
Tác giả Vương Ngọc Lê trong nghiên cứu“Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở
các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ” [24] chỉ ra thực
trạng các trường trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Thạnh mặc dù được đầu tư mạnh mẽ
về cơ sở vật chất cả về hệ thống trường lớp, hệ thống trang thiết bị, phương tiện dạy
học nhưng thực tế cần được quan tâm đầu tư hơn nữa các trang thiết bị dạy học hiện
đại, bản thân đội ngũ giáo viên quản lý trang thiết bị cần được đào tạo, bồi dưỡng
hàng năm để đáp ứng yêu cầu thực tế, vừa để tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên
và cán bộ quản lý cơ sở vật chất thiết bị trường học. Do đó, cần có biện pháp quản lý
hiệu quả hơn nữa của đội ngũ Ban Giám hiệu, nhất là vai trò của một thành viên trong

Ban Giám hiệu được giao phụ trách cơ sở vật chất cần sâu sát hơn nữa với việc quản
lý và sử dụng cơ sở vật chất trong dạy học.
Nghiên cứu của tác giả Trần Đức Hùng “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở
trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay” [20] công bố
năm 2012. Từ việc đánh giá thực trạng quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học trên các

15


phương diện: Đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý việc sử dụng thiết bị dạy
học của hiệu trưởng theo chức năng quản lý; công tác lập kế hoạch việc sử dụng thiết
bị dạy học, công tác tổ chức quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học. Thực trạng quản lý
việc bảo quản,về thực hiện nội dung quản lý việc bảo quản, quản lý việc xây dựng,
trang bị và tái trang bị thiết bị dạy học. Thực trạng việc xây dựng phịng bộ mơn chưa
có phịng thiết bị riêng nhưng có phòng thiết bị chung song chưa nhiều, phịng cho
nhóm bộ mơn cịn khá thiếu và phịng thiết bị dùng cho từng mơn học chưa có. Tình
hình trang bị, chủ yếu từ nguồn ngân sách theo Thông tư 30-TT/LB do Bộ Tài chính
và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Việc tái trang bị thiết bị cũng gặp khó khăn do
thiết bị lạc hậu, bị hỏng không thể sửa chữa phải thanh lý. Khắc phục những hạn chế
trên, tác giả đề xuất các nhóm biện pháp: Tổ chức bộ máy và nâng cao nhận thức về
vai trò của thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học trường trung học phổ thông;
quản lý sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả; quản lý việc xây dựng, mua sắm, trang
bị thiết bị dạy học; quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị dạy học;
quản lý việc tổ chức các điều kiện hỗ trợ khác và nhóm biện pháp quản lý ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học.
Qua nghiên cứu “Biện pháp quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung
học cơ sở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” [13], tác giả Võ Đăng Chín có
những đánh giá về thực trạng phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở
huyện Nam Trà My cho thấy chất lượng phương tiện dạy học không đảm bảo, gây
khó khăn cho giáo viên trong q trình lên lớp; tính đồng bộ chưa cao; việc trang bị

phương tiện dạy học của các trường trung học cơ sở chủ yếu dựa vào nguồn Ngân
sách Nhà nước cấp phát.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay
còn hạn chế, thiết bị còn nghèo nàn. Hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học chưa đạt
hiệu quả cao. Thực trạng quản lý phương tiện dạy học: việc trang bị phương tiện dạy
học; việc khai thác, sử dụng; việc bảo quản, sửa chữa; việc tự tạo; huy động các
nguồn lực tài chính và việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin đều khá hạn
chế. Khắc phục những hạn chế này, tác giả đưa ra các biện pháp: nâng cao nhận thức
cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của phương tiện
dạy học đối với quá trình dạy học; quản lý việc trang bị và hoàn thiện phương tiện

16


×