Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM HỒNG QUẢNG

THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM HỒNG QUẢNG

THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS NGUYỄN MINH HẰNG

Hà Nội – 2021



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Hồng Quảng


MỤC LỤC
PHẦNMỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ .............................................................................................. 11
1.1. Khái niệm, đặc điểm thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự....................... 11
1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự .................................... 11
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự ............................... 15
1.2.ý nghĩa, vai trị và vị trí của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự............. 30
1.3. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thủ tục rút gọn trong
pháp luật tố tụng dân sự .................................................................................. 37
1.3.1. Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam đƣợc xây dựng
trên cơ sở bảo đảm quyền con ngƣời .............................................................. 37
1.3.2. Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự đƣợc xây dựng trên cơ sở đƣờng
lối của đảng về hoạt động tƣ pháp .................................................................. 38
1.3.3. Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự đƣợc xây dựng trên cơ sở
tham khảo kinh nghiệm xây dựng và thực thi thủ tục rút gọn trong tố tụng dân
sự của một số quốc gia trên thế giới................................................................ 40
1.3.4. Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự đƣợc xây dựng đáp ứng
yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn xét xử........................................................... 41

KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................ 46
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ
TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ47
2.1. Thực trạng pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục rút gọn .......... 47
2.1.1. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn ......................................................... 47
2.1.2. Trình tự, thủ tục áp dụng trong thủ tục rút gọn ..................................... 52
2.2. Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong hoạt động xét xử các vụ án dân
sự tại tòa án nhân dân ...................................................................................... 63
2.2.1. Ƣu điểm và nguyên nhân của ƣu điểm trong thực tiễn áp dụng thủ tục


rút gọn tại tòa án nhân dân .............................................................................. 64
2.2.2. Nhƣợc điểm và nguyên nhân của nhƣợc điểm trong thực tiễn áp dụng
thủ tục rút gọn tại tòa án nhân dân .................................................................. 68
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục rút
gọn trong tố tụng dân sự việt nam................................................................... 80
2.3.1.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục rút gọn ................................. 80
2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân
sự Việt Nam .................................................................................................... 98
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BTTTDS năm 2015

Nội dung
Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đƣợc Quốc
hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 25

tháng 11 năm 2015.

TTRG

Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

Luật tố tụng dân sự Trung Luật tố tụng dân sự Trung Quốc năm 2012 (Sửa đổi
Quốc

năm 2017)

Bộ luật tố tụng dân sự Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản năm 1996
Nhật Bản
Bộ quy tắc tố tụng rút gọn Bộ quy tắc các thủ tục giải quyết các tranh chấp có giá
Philipin

ngạch thấp đƣợc Tòa án nhân dân tối cao Philipin ban
hành năm 2016.


PHẦNMỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đặc điểm chung của pháp luật tố tụng dân sự là xu hƣớng đặt ra các
quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự nhằm
mục tiêu các vụ án đƣợc xem xét kỹ lƣỡng, xét xử khách quan, đúng pháp luật
và công bằng, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi
ích hợp pháp cho các đƣơng sự. Tuy nhiên, việc áp dụng thủ tục chung với
những vụ án có đặc thù riêng đang cho thấy những bất cập, không hiệu quả
khi xét đến khía cạch chi phí thời gian, cơng sức và tiền bạc mà Tòa án,
đƣơng sự bỏ ra để giải quyết và theo đuổi vụ kiện. Ví dụ nhƣ trong thực tiễn

có nhiều vụ án dân sự có giá ngạch1 lớn, chứng cứ đầy đủ, nội dung rõ ràng,
vấn đề tranh chấp ít quan trọng; Thẩm phán dễ dàng tìm ra sự thật của vụ án,
có thể xác định ngay đƣợc quan hệ pháp luật có tranh chấp và quy phạm pháp
luật áp dụng để phân định quyền, nghĩa vụ của các bên đƣơng sự trong vụ án
(ví dụ: tranh chấp về thời hạn và/hoặc lãi suất trong hợp đồng vay tài sản,
tranh chấp về thứ tự thực hiện nghĩa vụ nhƣ bên bán thực hiện nghĩa vụ giao
hóa đơn VAT trƣớc và bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau hay ngƣợc
lại …. ). Đƣơng sự trong các vụ án cũng có mong muốn vụ việc đƣợc giải
quyết nhanh, với các thủ tục đơn giản, đỡ tốn kém để đƣơng sự có một phán
quyết có hiệu lực pháp luật làm cơ sở thực hiện và/hoặc có căn cứ hợp pháp
để hạch tốn kế tốn. Có những vụ án dân sự có giá trị tranh chấp khơng lớn,
đƣơng sự ngại thủ tục phức tạp, rƣờm rà, thời gian kéo dài, chi phí tốn kém
nên khơng khởi kiện đến Tòa án để đƣợc giải quyết mà sử dụng các biện pháp
áp chế tiêu cực, trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự xã hội.
Việc xây dựng một thủ tục tố tụng theo định hƣớng giản lƣợc trình tự,
rút ngắn hơn và thuận lợi hơn về thủ tục là một đòi hỏi khách quan của xã hội.

1

Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đƣơng sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể
xác định đƣợc bằng một số tiền cụ thể (Khoản 3 Điều 24 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội khóa 14).

1


Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng Tòa Giản lƣợc và quy định thủ tục
rút gọn để giải quyết các vụ án đặc thù nhƣ nêu trên. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu
Thủy – Viện Nhà nƣớc và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam đã nghiên cứu và có tổng kết: “Thủ tục rút gọn, trong thời kỳ đầu được

áp dụng, đã được đánh giá là một biện pháp để giải quyết sự chậm trễ và tồn
đọng án ở tòa án[17], cho đến nay vẫn được coi là một công cụ hiệu quả
nhằm giải quyết nhanh chóng và đơn giản một tỷ lệ khá lớn các vụ án, cần
được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới để phát huy hiệu quả
trong giải quyết các tranh chấp dân sự”2
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử, Đảng và Nhà nƣớc ta nhận thấy sự
cần thiết phải xây dựng và áp dụng mô hình thủ tục rút gọn trong hoạt động
xét xử nói chung và trong lĩnh vực xét xử án dân sự nói riêng. Đảng và Nhà
nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp lý có giá trị cao làm cơ sở pháp lý để
Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn các tranh chấp dân sự, trong đó có
BLTTDS năm 20153. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, các quy định về
TTRG trong tố tụng dân sự Việt Nam đến nay chƣa đƣợc thực thi hiệu quả
trong cuộc sống. Các nhà nghiên cứu cũng nhƣ những ngƣời thực hành pháp
luật đƣa ra nhiều kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét để có giải pháp
sửa đổi, bổ sung các qui định về TTRG trong BLTTDS năm 2015 đảm bảo
tính đồng bộ và khả thi, đáp ứng yêu cầu khách quan của xã hội; cũng nhƣ
2

/>
3

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

10.

Hiến Pháp năm 2013.
Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.
Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, hƣớng đến năm 2020.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc Hội khóa 14 về Thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức
tín dụng.
Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng số 59/2020/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Quốc Hội khóa 12.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Luật tố tụng hành chính năm 2015;
Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc
Ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc
Hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của
khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân.

2


cần có văn bản hƣớng dẫn để TTRG đƣợc áp dụng thống nhất trong hoạt động
xét xử các vụ án dân sự.
Chính từ những lý do nêu trên, tơi chọn đề tài “Thủ tục rút gọn trong tố
tụng dân sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu được cơng bố trước khi ban hành
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Nhóm các cơng trình nghiên cứu đƣợc cơng bố trƣớc khi quy định về thủ

tục rút gọn đƣợc pháp điển hóa chính thức trong BLTTDS năm 2015, thể hiện
các quan điểm về sự cần thiết phải ban hành quy định về thủ tục rút gọn trong
giải quyết án dân sự tại Tòa án nhân dân. Nội dung các cơng trình này tiếp
cận nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về TTRG, gợi mở một số mơ hình
TTRG và đề nghị những nội dung về trình tự, thủ tục áp dụng trong tố tụng
dân sự rút gọn, tiêu biểu là:
- Tác giả Trần Anh Tuấn (Bộ môn Luật tố tụng dân sự - Khoa luật dân
sự, Đại học Luật Hà Nội) tại Luận văn thạc sĩ “Những vấn đề lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam, Hà Nội
– năm 2000” đề cập đến sự cần thiết phải xây dựng chế định TTRG trong
pháp luật dân sự Việt Nam. Trong cơng trình nghiên cứu: “Pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”4, tác giả Trần Anh Tuấn
một lần nữa đặt vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; trong đó cần phải “thiết lập thủ
tục tố tụng dân sự rút gọn nhằm loại bỏ sự rườm rà, đảm bảo tính linh hoạt,
mềm dẻo của thủ tục tố tụng dân sự”.

4

/>
3


- Tác giả Đỗ Văn Chỉnh - Nguyên Trƣởng ban thanh tra TANDTC và
tác giả Phạm Thị Hằng - Viện khoa học xét xử TANDTC, trong tác phẩm
“Cần có quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự” 5 đặt vấn đề
cần xây dựng TTRG trong tố tụng dân sự Việt Nam bên cạnh thủ tục tố tụng
dân sự thông thƣờng và thủ tục giải quyết việc dân sự.
- Tác giả Trƣơng Hịa Bình - Ngun Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
trong tác phẩm “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa

Giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”6, nêu các đặc điểm về TTRG,
đồng thời đặt vấn đề sự cần thiết phải xây dựng thủ tục rút gọn và mơ hình
Tịa Giản lƣợc trong hệ thống Tòa án Việt Nam.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập
Tòa Giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân - Hà Nội, 2014” (Chủ nhiệm
đề tài: PGS.TS Trần Hữu Độ), nhóm tác giả nêu ra sự cần thiết của TTRG và
kiến nghị xây dựng Tòa Giản lƣợc trong hệ thống Tịa án Việt Nam.
2.2. Nhóm các cơng trình, tài liệu cơng bố liên quan đến xây dựng và
hồn thiện Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng TTRG trong
hoạt động xét xử, TTRG trong tố tụng dân sự một lần nữa đƣợc đƣa vào Dự
án xây dựng BLTTDS năm 2015. Q trình xây dựng, hồn thiện Dự thảo
BLTTDS năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đã có nhiều ý kiến
đóng góp vào q trình xây dựng thơng qua các bản tổng kết thi hành pháp
luật, thuyết minh, báo cáo giải trình, thẩm tra các qui định mới của Dự thảo
BLTTDS năm 2015.
Các văn bản của Tịa án nhân dân tối cao:

5

Tạp chí Tòa án nhân dân số 03, 2003

6

/>
560&p_details=1

4



(1) Báo cáo số 43/BC-TANDTC ngày 26/02/2015 của Tòa án nhân dân
tối cao về việc tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng
dân sự.
(2) Bản thuyết minh số 41/TANDTC-KHXX ngày 26/02/2015 của Tòa
án nhân dân tối cao về Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).
(3) Báo cáo số 42/BC-TANDTC ngày 27/2/2015 của Tòa án nhân dân
tối cao về việc đánh giá tác động của Dự án Bộ luật tố tụng dân sự
(sửa đổi).
(4) Báo cáo số 11/BC-TANDTC ngày 10/3/2015 của Tòa án nhân dân
tối cao về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Bộ luật tố tụng
dân sự (sửa đổi).
(5) Tờ trình số 03/TTr-TANDTC ngày 09/4/2015 của Tịa án nhân dân
tối cao về Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).
(6) Bản thuyết minh số 21/BC-TANDTC ngày 10/4/2015 của Tòa án
nhân dân tối cao về Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).
(7) Báo cáo số 23/BC-TANDTC ngày 10/4/2015 của Tòa án nhân dân
tối cao về việc đánh giá tác động của Dự án Bộ luật tố tụng dân sự
(sửa đổi).
(8) Báo cáo số 2903/BC-UBTP13 ngày 12/8/2015 của Ủy ban Tƣ pháp
Quốc Hội khóa 13 về việc xin ý kiến Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội
một số vấn đề lớn cịn có ý kiến khác nhau về dự thảo Bộ luật tố
tụng dân sự (sửa đổi)
Các văn bản của Chính phủ:
(9) Văn bản số 87/CP-PL ngày 12/3/2015 của Chính phủ về việc tham
gia ý kiến đối với Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).
Các văn bản của Ủy ban Tƣ pháp Quốc Hội khóa 13:

5



(10) Báo cáo số 2496/BC-UBTP13 ngày 11/3/2015 của Ủy ban Tƣ pháp
Quốc Hội khóa 13 về việc thẩm tra dự án Bộ luật tố tụng dân sự
(sửa đổi).
(11) Báo cáo tóm tắt ngày 18/5/2015 của Ủy ban tƣ pháp Quốc Hội khóa
13 về Báo cáo thẩm tra Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).
Ngoài các văn bản trên, các cơ quan chun mơn cịn có nhiều văn bản
khác tham gia vào q trình xây dựng, hồn thiện Dự thảo BLTTDS năm
2015. Tại các văn bản trên, nhiều vấn đề đƣợc đƣa ra xem xét, đánh giá nhƣ:
vấn đề phạm vi áp dụng TTRG; các quy định về trình tự, thủ tục trong TTRG;
vấn đề áp dụng Lệnh thanh tốn; vấn đề quyền kháng cáo và trình tự xét xử
phúc thẩm trong TTRG … Kết quả quá trình tham vấn ý kiến các cơ quan,
nhiều nội dung của Dự thảo BLTTDS năm 2015 đã đƣợc tiếp thu và điều
chỉnh khi ban hành chính thức BLTTDS năm 2015 nhƣ: Không quy định giá
ngạch là điều kiện áp dụng TTRG; khơng áp dụng thủ tục Lệnh thanh tốn; áp
dụng chế độ 02 cấp xét xử mà không áp dụng chế độ 01 cấp xét xử nhƣng quy
định các thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm những vụ án dân sự
đã đƣợc áp dụng TTRG ở giai đoạn xét xử sơ thẩm … nhƣ đề xuất ban đầu
của Dự thảo BLTTDS năm 2015.
2.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu được công bố sau khi ban hành Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015
Nhóm các cơng trình nghiên cứu sau khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015
đƣợc ban hành thể hiện các quan điểm dƣới các dạng bài báo, bài nghiên cứu
về những vấn đề cụ thể của TTRG đƣợc BLTTDS năm 2015 quy định, chỉ ra
những tồn tại, bất cập cần hồn thiện, điển hình là:
- Luận văn thạc sĩ luật học “Xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân
sự Việt Nam, Hà Nội - 2017” của tác giả Hoàng Thị Thu Vân nghiên cứu có
tính hệ thống các quy định về thủ tục rút gọn của BLTTDS năm 2015 nhƣ
nghiên cứu những vấn đề lý luận xây dựng chế định TTRG, nội dung các quy
6



định về TTRG đƣợc BLTTDS năm 2015 quy định và kiến nghị một số nội
dung cần hoàn thiện.
- Luận văn thạc sĩ luật kinh tế “Thủ tục rút gọn theo Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015, Hà Nội – 2019” của tác giả Đỗ Thị Hồng Vân nghiên cứu, đánh
giá sự cần thiết của chế định TTRG; những hạn chế, vƣớng mắc; chỉ ra những
nguyên nhân và đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng
xét xử các vụ án dân sự theo TTRG.
Nhiều tác giả khác nghiên cứu các quy định cụ thể của TTRG trong tố
tụng dân sự Việt Nam, đánh giá sự phù hợp và đƣa ra những kiến nghị hoàn
thiện và hƣớng dẫn áp dụng TTRG nhƣ tác phẩm “Bình luận một số quy định
về thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”7 của Tiến sĩ
Nguyễn Thị Hồng Nhung – Khoa Luật, Trƣờng ĐH Kinh tế - Luật, Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; tác phẩm “Các quy định về thủ tục tố tụng dân sự
rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”8và tác phẩm “Về phiên tòa
xét xử dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn”9 của Tiến sĩ Nguyễn Thị
Thu Hà – Đại học Luật Hà Nội; tác phẩm “Bàn về quy định giải quyết vụ án
dân sự theo thủ tục rút gọn”10 của tác giả Phạm Thị Hồng Đào – Văn phòng
luật sƣ Thạnh Hƣng; tác phẩm “Thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm trong
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”11 của tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh –
Khoa Thẩm phán, Học viện Tƣ pháp; tác phẩm “Trình tự, thủ tục giải quyết
vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm”12 của tác giả
/>
7

/>
8

gon-trong-bo-luat-to-tung-dn-su-nam-2015/
/>

9

10

/>
11

/>
=28346379&folder_id=&item_id=155677031&p_details=1
/>
12

thu-tuc-rut-gon-tai-toa-an-cap-so-tham

7


Dƣơng Tấn Thanh – Tòa án nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; tác
phẩm “Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết án dân sự và giải
pháp, kiến nghị hoàn thiện”13 của tác giả Võ Thi Ánh Trúc – Tòa án nhân dân
tỉnh Hậu Giang; tác phẩm “Một số vấn đề về thủ tục rút gọn trong Bộ luật
TTDS năm 2015”14 của tác giả Hồ Nguyên Quân – Bộ Tƣ pháp.
Nhƣ vậy, TTRG trong BLTTDS năm 2015 đƣợc rất nhiều các học giả
gồm các nhà nghiên cứu và những ngƣời thực hành nghề luật quan tâm. Quan
điểm chung của các tác giả cho thấy việc quy định TTRG trong tố tụng dân sự
là một bƣớc tiến trong pháp luật tố tụng dân sự nƣớc ta; tuy nhiên, các quy
định cụ thể cịn có bất cập, khó áp dụng nên cần đƣợc hồn thiện ở các mức
độ khác nhau.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề lý luận về

TTRG, cơ sở pháp lý quy định TTRG đảm bảo sự tồn tại hợp pháp của TTRG
trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sự phù hợp của chế định TTRG trong tố
tụng dân sự Việt Nam với quy định về TTRG trong tố tụng dân sự của một số
quốc gia trên Thế giới và với yêu cầu thực tiễn hoạt động xét xử án dân sự tại
Việt Nam. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về TTRG và khả năng
áp dụng trong thực tiễn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu TTRG đặt trong hệ thống pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam hiện hành và tham khảo mơ hình TTRG của một số quốc gia trên
thế giới để xác định vai trị, vị trí của TTRG trong hệ thống pháp luật tố tụng
dân sự và quan hệ so sánh với TTRG của một số quốc gia trên Thế giới.

/>
13

giai-quyet-vu-an-dan-su-va-giai-phap-kien-nghi-hoan-thien
14

/>
8


5. Mục đích nghiên cứu
Về lý luận, hệ thống cơ sở lý luận về của thủ tục rút gọn trong tố tụng
dân sự của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
Về thực tiễn, nghiên cứu thực tiễn các quy định về TTRG và áp dụng
TTRG trong tố tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ. Phân tích, đánh giá
tính hợp lý của các quy định về TTRG trong tố tụng dân sự Việt Nam với yêu
cầu, mục tiêu và vai trò của TTRG trong tố tụng dân sự và yêu cầu của khách
quan của xã hội.

Về thực trạng pháp luật: Nghiên cứu nhƣng vấn đề còn bất cập của
TTRG trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành, đề xuất một số giải pháp cụ
thể hoàn thiện pháp luật về TTRG, nâng cao hiệu quả áp dụng TTRG trong
thực tiễn xét xử.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn sử
dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp một số
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học của các chuyên ngành khác nhƣ: phƣơng pháp
phân tích hệ thống, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp
thống kê.
7. Những điểm mới và đóng góp của đề tài
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại thời điểm BLTTDS năm 2015 có hiệu lực và
thi hành đƣợc 5 năm. Những quy định về TTRG trong tố tụng dân sự Việt
Nam đã đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm và soi chiếu, làm tiền để phân tích đánh
giá, đƣa ra những kiến nghị hồn thiện các qui định hiện hành cho phù hợp
với yêu cầu khách quan xã hội và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
Về phƣơng pháp tiếp cận, Luận văn nghiên cứu các đặc điểm TTRG
trong lịch sử tố tụng dân sự Việt Nam và đặc điểm TTRG của một số quốc gia
trên Thế giới làm cơ sở lý luận; phân tích các đặc điểm chung của TTRG của
một số quốc gia trên Thế giới và đặc điểm riêng của TTRG đƣợc BLTTDS
9


năm 2015 quy định, từ việc nghiên cứu các đặc điểm về điều kiện, phạm vi áp
dụng cho đến các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đến xem xét những vụ
án cụ thể đã đƣợc Tòa án áp dụng TTRG của BLTTDS năm 2015 để giải
quyết để đánh giá sự phù hợp của các quy định và đƣa ra kiến nghị hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng trong hoạt động xét xử.
8. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đƣợc trình

bày trong 02 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong
tố tụng dân sự Việt Nam và kiến nghị.

10


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
Theo từ điển Hán Việt (tác giả Đào Duy Anh): “Tố tụng” là việc thƣa
kiện [47, trang 32]. Theo ông Nguyễn Duy Giảng: “Tố tụng” là một thuật ngữ
pháp lý thuộc luật hình thức, chỉ thủ tục giải quyết các vụ việc theo trình tự tƣ
pháp (Luận văn thạc sĩ Luật hình sự “Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố
tụng hình sự Việt Nam” – Hà Nội, 2002).
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học xuất bản năm 2005:
“Tranh chấp” là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thƣờng là trong
vấn đến quyền lợi giữa hai bên. “Dân sự” là việc có quan hệ đến dân (nói
khái quát); Việc thuộc về quan hệ tài sản, hoặc hơn nhân, gia đình, v.v. do
Tịa án xét xử (nói khái qt); phân biệt với hình sự.
Hiểu một cách thơng thƣờng nhất: “Tố tụng dân sự” là thủ tục giải
quyết các mâu thuẫn giằng co về quyền lợi liên quan đến về quan hệ tài sản,
quan hệ nhân thân của ngƣời dân tại Tòa án.
BLTTDS năm 2015 gián tiếp đƣa ra khái niệm về tố tụng dân sự tại
Điều 1 với nội dung: Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ
bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tịa án nhân dân (sau
đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia
đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự)

và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự,
hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động (sau đây gọi chung là
vụ việc dân sự) tại Tịa án; thủ tục cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định dân sự của Tịa án nƣớc ngồi, phán quyết của Trọng tài
nƣớc ngoài; thi hành án dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của ngƣời
11


tham gia tố tụng, của cá nhận, của cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân
dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây
gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết
vụ việc dân sự đƣợc nhanh chóng, chính xác, cơng minh và đúng pháp luật.Bộ
luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi ngƣời nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật.
Cũng nhƣ pháp luật về nội dung, pháp luật về tố tụng ở mỗi quốc gia
cũng có những nét đặc thù riêng do nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch
sử, chính trị và các yếu tố khác chi phối. Các đặc điểm của TTRG sẽ định
hình các quan điểm, khái niệm về TTRG trong tố tụng dân sự.
“Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn” theo từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp
– Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội (trang 706), đƣợc khái niệm:
“là thủ tục tố tụng theo đó các thủ tục được đơn giản hóa hơn so với thủ tục
tố tụng thông thường, được áp dụng trước Tịa án theo thơng luật hoặc trước
Tịa án có thẩm quyền chung trong những trường hợp đặc biệt”.
Ông Yulin Fu, Giáo sƣ Đại học Peking, Bắc Kinh trong tác phẩm Các
tranh chấp giá ngạch thấp và thủ tục rút gọn ở Trung Quốc nêu đặc điểm của
TTRG: “Thủ tục rút gọn đơn giản hóa một số hoạt động tố tụng như thành

phần tham gia tố tụng, việc tiếp cận các dịch vụ của tòa án, giới hạn thời gian
vụ kiện … Phán quyết được ban hành theo thủ tục rút gọn có thể kháng cáo;
nhưng phán quyết của các vụ tranh chấp giá ngạch thấp không được quyền
kháng cáo. Được giải quyết theo thủ tục rút gọn đặc biệt, các vụ tranh chấp
giá ngạch thấp không chỉ tuân theo các quy tắc tố tụng của thủ tục rút gọn mà
cịn tn theo các quy tắc riêng của mình”15
15

/>
m/jour/article/download/7/8+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

12


Tòa án tối cao Philipin tại Mục 3 Bộ quy tắc tố tụng rút gọn Philipin16
đƣa ra quy định mục tiêu của thủ tục rút gọn nhƣ sau:
a)

Bảo đảm và phát huy quyền hiến định của người dân trong việc các

tranh chấp của họ được giải quyết nhanh chóng;
b)

Cung cấp trình tự, thủ tục đơn giản và ít tốn kém để giải quyết các vụ

tranh chấp có giá ngạch thấp;
c)

Ban hành những cải cách và giải pháp thực thi hiệu quả nhất vì lợi ích


của những người yếu thế.
Ơng Etsuko Sugiyama, Phó giáo sƣ Đại học Hitotsubashi, Nhật Bản
trong tác phẩm Thủ tục tố tụng dân sự giản lược ở Nhật Bản có quan điểm:
“Thủ tục rút gọn làm cho các vụ án được giải quyết nhanh hơn nhờ việc giới
hạn chứng cứ, không cho phép kháng cáo, phản tố và giới hạn phạm vi xét
xử17.
Từ những khái niệm nêu trên có thể nhận thấy, các học giả đều có quan
điểm chung rằng đặc điểm của TTRG trong tố tụng dân sự gắn với mục đích
hay vai trị của nó trong tố tụng dân sự, chịu sự chi phối bởi mục đích của
việc ban hành các quy định về TTRG.
Có nhiều quan điểm khác nhau về mục đích của Thủ tục tố tụng trong
giải quyết các tranh chấp dân sự. Trong tác phẩm Thủ tục tố tụng dân sự giản
lược ở Nhật Bản nêu trên, Phó Giáo sƣ Etsuko Sugiyama nêu quan điểm:
“Theo học thuyết được chấp nhận rộng rãi thì mục đích của thủ tục tố tụng
dân sự là giải quyết các mâu thuẫn giữa các công dân. Tuy nhiên, một số học
giả cho rằng mục đích của thủ tục tố tụng dân sự trước tiên và trên hết là
nhằm bảo vệ các quyền chính đáng của đương sự; một số học giả cho rằng
vấn đề quan trọng hơn của thủ tục tố tụng dân sự nằm ở trình tự, thủ tục phù

16

/>
17

/>
13


hợp; các học giả khác thì cho rằng tất cả nằm ở các mục tiêu của thủ tục tố
tụng dân sự”.

Ông Yulin Fu, Giáo sƣ Đại học Peking, Bắc Kinh trong tác phẩm Các
tranh chấp giá ngạch thấp và Thủ tục rút gọn ở Trung Quốc trên đây đƣa ra
những quan điểm rất tổng quát về mục đích của TTRG trong tố tụng dân sự
nhƣ sau:“Trong quá trình sửa đổi Luật tố tụng dân sự năm 2012, ban soạn
thảo từ Ủy ban pháp luật Quốc hội đã viết rõ ràng rằng giá trị hay mục tiêu
của thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp giá trị nhỏ không phải là để phân
phối lượng án mà để khắc phục những khiếm khuyết của thủ tục thông thường
liên quan đến khả năng tiếp cận công lý của người dân. Mục tiêu đặt ra khi
ban hành TTRG là để phục vụ những người sử dụng hệ thống pháp luật (các
đương sự) chứ không phải những người vận hành hệ thống pháp luật (Tòa
án)…”18.
BLTTDS năm 2015 đƣa ra khái niệm về TTRG nhƣ sau: “Thủ tục rút
gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều
kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng
nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật” [khoản 1 Điều 316].
Từ các vấn đề liên quan đến khái niệm TTRG nêu trên, có thể thấy quy
định về TTRG trong tố tụng dân sự xuất phát từ đòi hỏi khách quan của xã
hội. Do vậy, ở mỗi xã hội khác nhau, ở mỗi giai đoạn phát triển xã hội khác
nhau thì đặc điểm về TTRG có sự khác nhau. Bên cạnh đó, đặc điểm về
TTRG cịn bị chi phối với nhận thức và quan điểm của mỗi nhà nƣớc khi xây
dựng và tổ chức thi hành các quy định về TTRG trong hoạt động xét xử các
vụ án dân sự.

18

/>
14



1.1.2. Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học phát hành năm 2005,
“Đặc điểm” là những nét riêng biệt nhƣ “đặc điểm khí hậu của một vùng, đặc
điểm tâm lý của trẻ em”.
Về phƣơng pháp tiếp cận các đặc điểm của TTRG, phƣơng pháp phổ
biến đƣợc nhiều ngƣời áp dụng là đặt TTRG trong mối quan hệ với thủ tục tố
tụng dân sự thơng thƣờng. Có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí của TTRG
trong pháp luật tố tụng dân sự, có quan điểm cho rằng TTRG là một trình tự,
thủ tục độc lập trong pháp luật tố tụng dân sự.Tuy nhiên, cũng có nhiều quan
điểm cho rằng TTRG là một trình tự, thủ tục phái sinh từ thủ tục tố tụng dân
sự thông thƣờng, phụ thuộc vào thủ tục tố tụng dân sự thông thƣờng. Đây là
vấn đề khơng thể phân định vì TTRG ở mỗi quốc gia lại có những đặc điểm
riêng.
Với phƣơng pháp tiếp cận nêu trên, có thể thấy TTRG có những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, về tính chất của loại tranh chấp:
Đặt trong mối quan hệ với pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng dân
sự là pháp luật hình thức thể hiện bằng việc quy định các trình tự, thủ tục áp
dụng để giải quyết các tranh chấp pháp lý về nội dung. Tranh chấp về nội
dung của quan hệ pháp luật hay tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ trong
một quan hệ pháp luật giữa các chủ thể có liên quan. Đặt trong mối quan hệ
với thủ tục tố tụng dân sự thông thƣờng, các tranh chấp dân sự đƣợc áp dụng
TTRG thƣờng có tính chất đơn giản, ít gay gắt hơn. Về việc xác định vị trí
của TTRG, có quan điểm cho rằng: các tranh chấp dân sự thuộc đối tƣợng áp
dụng TTRG là các tranh chấp nằm giữa các tranh chấp gay gắt cần đƣợc giải
quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thông thƣờng và những việc dân sự vì có
tính chất ít gay gắt hơn các tranh chấp đƣợc giải quyết theo thủ tục thông
thƣờng và những loại việc dân sự mà cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng có
tranh chấp, nhƣng có u cầu Tịa án cơng nhận hoặc khơng cơng nhận một
15



sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hơn nhân và gia
đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động của mình hoặc của cơ quan tổ chức
khác; u cầu Tịa án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia
đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động. Theo ông Đỗ Văn Chỉnh - Nguyên
trƣởng ban thanh tra Tòa án nhân dân tối cao và bà Phạm Thị Hằng - Viện
khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao: “Thủ tục giải quyết việc dân sự quy
định trong BLTTDS năm 2005 cũng là một loại thủ tục tố tụng rút gọn, nhưng
loại thủ tục tố tụng rút gọn này chỉ giải quyết được trường hợp đương sự
khơng có tranh chấp, mà chỉ có yêu cầu (việc dân sự) Tòa án ra quyết định
giải quyết đối với yêu cầu của đương sự. Do đó, trong BLTTDS cần có thủ tục
tố tụng rút gọn khác để giải quyết các tranh chấp có đặc thù riêng. Có như
vậy mới đáp ứng được yêu cầu khách quan của xã hội.”19
Quan điểm trên đây phù hợp với các điều kiện áp dụng TTRG đƣợc Luật
tố tụng dân sự Trung Quốc qui định, cụ thể:
Khoản 1 Điều 157 Luật tố tụng dân sự Trung Quốc quy định một loại
tranh chấp áp dụng TTRG để xét xử là: “Thủ tục rút gọn chung được áp dụng
với các vụ án dân sự có nội dung rõ ràng, các quyền và nghĩa vụ của các bên
đương sự dễ dàng xác định, vấn đề có tranh chấp trong vụ án ít quan trọng”.
Bên cạnh việc quy định các đặc điểm về nội dung vụ án, pháp luật một
số quốc gia còn qui định phạm vi áp dụng TTRG cho các vụ tranh chấp có giá
ngạch thấp. Điển hình là Trung Quốc quy định áp dụng TTRG để giải quyết
các vụ tranh chấp có giá trị tranh chấp thấp hơn 30% tiền lƣơng trung bình
hàng năm của năm liền trƣớc. Philipin quy định áp dụng TTRG để giải quyết
các vụ tranhchấp có giá trị tranh chấp khơng vƣợt q 200.000 Peso. Cộng
hịa Pháp quy định áp dụng TTRG để giải quyết các vụ tranh chấp có giá trị
khơng vƣợt q 4.000 Euro. Liên bang Nga quy định áp dụng TTRG với
những vụ tranh chấp có giá trị khơng vƣợt q 50.000 Rúp. Nhật Bản quy


Cần có quy định thủ tục rút gọn trọng Bộ luật tố tụng dân sự - Tạp chí Tịa án nhân dân số 03, 2013, tr.14-21.

19

16


định áp dụng TTRG với những vụ tranh chấp có giá trị khơng vƣợt q
1.400.000 n.
Ngồi các quy định về đặc điểm nội dung của quan hệ pháp luật dựa trên
đặc điểm định tính và định lƣợng là điều kiện áp dụng TTRG, một số quốc gia
còn trực tiếp hoặc gián tiếp quy định điều kiện về tố tụng để áp dụng TTRG
nhƣ trƣờng hợp không thể tống đạt đƣợc giấy triệu tập cho bị đơn, ngƣời có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì vụ án đƣợc đình chỉ hoặc chuyển sang giải
quyết theo thủ tục thông thƣờng. Điểm b, c khoản 1 Điều 317 BLTTDS năm
2015 của Việt Nam cũng quy định một số điều kiện về tố tụng khi áp dụng
TTRG.
Thứ hai, việc áp dụng thủ tục rút gọn phải đáp ứng các điều kiện đặc thù
về thủ tục rút gọn.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học phát hành năm 2005:
“Điều kiện” là “cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy
ra”.
TTRG trong tố tụng dân sự khơng phải là một trình tự, thủ tục chung áp
dụng cho tất cả các tranh chấp dân sự mà chỉ những vụ tranh chấp đáp ứng
các điều kiện do pháp luật từng quốc gia quy định mới là đối tƣợng áp dụng
TTRG trong xét xử. Với những vụ án phức tạp, việc giản lƣợc trình tự, rút
gắn thủ tục sẽ khơng đảm bảo kết quả giải quyết vụ án đƣợc chính xác, đúng
pháp luật. Do đó, những vụ án dân sự không đáp ứng điều kiện áp dụng
TTRG sẽ đƣợc chuyển sang giải quyết theo thủ tục thơng thƣờng tại Tịa án
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mỗi quốc gia.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - Bộ môn Luật tố tụng dân
sự, Khoa pháp luật dân sự - Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: “Pháp luật tố tụng
dân sự của nhiều nước trên thế giới bên cạnh thủ tục tố tụng thơng thường
đều có xây dựng một thủ tục tố tụng giản đơn hoặc thủ tục ra lệnh áp dụng
đối với những tranh chấp đơn giản, rõ ràng hoặc giá ngạch thấp. BLTTDS
của Pháp, Nga và Đài Loan, Trung Quốc đều có những quy định về thủ tục ra
17


lệnh thanh tốn nợ với những khoản nợ có chứng cứ rõ ràng như có khế ước
vay nợ viết, nợ do cam kết nhận hoặc rút hối phiếu (LC), ký nhận một kỳ
phiếu … Ngoài ra, BLTTDS của những nước này và một số nước như Mỹ,
Australia và một số nước Châu Á có điều kiện gần gũi và tương đồng với Việt
Nam như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore … đều có những quy
định về thủ tục giản đơn đối với những vụ kiện giá trị nhỏ (đòi món nợ nhỏ do
một thẩm phán giải quyết và phán quyết được đem thi hành ngay, đương sự
khơng có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc hạn chế kháng cáo
phá án của đương sự”20.
Nhƣ phân tích trên đây, các quốc gia căn cứ vào các yếu tố định tính, yếu
tố định lƣợng và một số điều kiện về tố tụng để quy định điều kiện áp dụng
TTRG trong tố tụng dân sự.
+ Điều kiện về các yếu tố định tính:
Qui định các điều kiện về tính chất định tính của vụ tranh chấp trong
TTRG là đặc trƣng của pháp luật tố tụng dân sự Trung Quốc, Liên bang Nga.
Khoản 1 Điều 157 Luật tố tụng dân sự Trung Quốc quy định một đối tƣợng
áp dụng TTRG trong xét xử là: “Thủ tục rút gọn chung được áp dụng với các
vụ án dân sự có nội dung rõ ràng, các quyền và nghĩa vụ của các bên đương
sự dễ dàng xác định, vấn đề có tranh chấp trong vụ án ít quan trọng”.
Tại Điều 168 Bản quy định áp dụng Luật tố tụng dân sựTrung Quốc ban
hành năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đƣa ra hƣớng dẫn nhƣ

sau: “Nội dung rõ ràng” nghĩa là các bên tranh chấp có sự thống nhất về nội
dung, tình tiết vụ án và có chứng cứ đáng tin cậy chứng minh cho sự tồn tại
của nội dung vụ án và Tịa án gần nhƣ khơng phải thu thập chứng cứ để tìm ra
sự thật của vụ án. “Các quyền và nghĩa vụ dễ dàng xác định” là trong quan hệ
pháp lý có tranh chấp giữa các bên, các quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng của mỗi
bên có thể xác định đƣợc rõ ràng. “Tranh chấp ít quan trọng” nghĩa là các
20

/>
18


bên trong tranh chấp khơng có bất đồng gay gắt về các vấn đề chính yếu nhƣ
sự thật vụ án, ai đúng, ai sai và trách nhiệm liên quan.
Điều 3 Luật liên bang về Thẩm phán hòa giải tại Liên bang Nga quy
định: Thẩm phán hòa giải giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc: Vụ án
ly hôn mà khơng có tranh chấp về con cái; Các vụ án hơn nhân và gia đình
khác, trừ các vụ án tranh chấp về việc xác định bố, mẹ, con, về hạn chế quyền
của cha mẹ đối với con, về con nuôi và tuyên bố hôn nhân trái pháp luật; Vụ
tranh chấp về xác định hình thức sử dụng tài sản.
Tƣơng tự với các quy định trên đây của Luật tố tụng dân sự Trung Quốc,
khoản 1 Điều 317 BLTTDS năm 2015 quy định về điều kiện áp dụng thủ tục
rút gọn nhƣ sau:
“a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã
thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải
quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu chứng cứ;
b)

Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng


c)

Khơng có đương sự cư trú ở nước ngồi, trừ trường hợp đương sự

ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tịa án giải
quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về
quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài
sản”.
+ Điều kiện về yếu tố định lượng:
Yếu tố giá ngạch thấp đƣợc nhiều quốc gia quy định là điều kiện áp dụng
TTRG. Nhật Bản quy định thẩm quyền của Tòa án giản lƣợc với những vụ
tranh chấp có giá ngạch khơng vƣợt q 1.400.000 n; Philipin quy định
Tòa án giản lƣợc giải quyết các vụ tranh chấp có giá ngạch khơng vƣợt q
200.000 Peso; Trung Quốc quy định giải quyết theo thủ tục rút gọn đặc biệt
với các vụ tranh chấp có giá ngạch khơng vƣợt q 30% tiền lƣơng trung bình
của năm liền trƣớc; Liên bang Nga quy định giải quyết theo thủ tục rút gọn
với tranh chấp về tài sản có giá trị khơng vƣợt quá 50.000 Rúp.
19


×