Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.47 KB, 15 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. A. đặT VấN Đề Mục tiờu của Giáo dục và Đào tạo là đào tạo con người mới phỏt triển một cỏch toàn diện về mọi mặt. Trong đó c¸c m«n häc nãi chung vµ ph©n m«n Kể chuyện nãi riªng góp phần hình thành nh©n c¸ch cho häc sinh tiÓu häc. Phân môn Kể chuyện có một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt nhằm rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viÕt…Bên cạnh đó còn gãp phÇn h×nh thµnh nh©n c¸ch, bồi dưỡng tâm hồn, ®em l¹i nh÷ng c¶m xóc thÉm mÜ lµnh m¹nh, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy quan s¸t cho trẻ. Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ. Từ thuở hai, ba tuổi trẻ em đã say mê nghe kể chuyện. Lớn lên các em đi học, biết chữ, có thể đọc được chuyện nhưng vẫn không giảm hứng thú nghe kể chuyện. Phân môn Kể chuyện trong chương trình Tiểu học trước tiên đáp ứng yêu cầu trên của trẻ. KÓ chuyÖn gãp phÇn tÝch lòy vèn v¨n häc, më réng vèn sèng cho trÎ. Giê kÓ chuyÖn gióp cho trÎ sím tiÕp xóc víi t¸c phÈm v¨n häc. Suèt 5 n¨m häc ë bËc TiÓu häc, học sinh được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện với đủ thể loại. Do đó vốn văn häc cña häc sinh ®îc tÝch lòy dÇn. §©y lµ nh÷ng hµnh trang quý sÏ theo c¸c em trong suốt cuộc đời của mình. Kể chuyện không chỉ mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em mà còn chắp cánh cho trí tưởng tượng của các em bay bổng. Cùng với lý tưởng, óc tưởng tượng sẽ là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống. Bên cạnh đó kể chuyện còn góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng nói, kể trước đám đông một cách có nghệ thuật. Sống với các nhân vật trong truyện, tư duy hình tượng của trẻ được khêu gợi và có điều kiện phát triển cùng với cảm xóc thÈm mü. Qua tõng c©u chuyÖn, c¸c em biÕt gi¸ trÞ cña tõng chi tiÕt, thÊm thÝa víi từng hình ảnh nghệ thuật, từng nhân vật trong chuyện. Do đó kể chuyện là miếng đất màu mỡ để trên đó tư duy hình tượng học sinh phát triển. Gi¸o viªn d¹y tèt kÓ chuyÖn sÏ t¹o ®iÒu kiÖn cho sù ph¸t triÓn n¨ng khiÕu cña häc sinh, t¹o ®iÒu kiÖn ¬m mÇm cho nhiÒu nh©n tµi mai sau. Sau 7 n¨m thùc hiÖn d¹y chương trình mới đối với học sinh lớp 1 và triển khai dạy chuyên đề cho trường, cho cụm trường bước đầu thu được kết quả cao. Trong phạm vi bài viết này Tôi xin mạnh dạn trao đổi: “ Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kÓ chuyÖn ë líp 1”. 1 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. B. GI¶I QUYÕT VÊN §Ò I.Cơ sở lí luận của dạy- học Kể chuyện Kể chuyện là một phân môn dạy, học lí thú và hấp dẫn nhất đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Các em được nghe cô giáo kể với giọng kể rất hấp dẫn và sinh động. Hơn nữa là mỗi câu chuyện kể đều có tranh vẽ minh hoạ thì quả là các em như được lạc vào thế giới cổ tích huyền ảo. Các em được làm quen với nhân vật mới mẻ. Dường như các em chờ đón tiết kể chuyện với một tâm trạng hào hứng, vui thích. Khi nghe giáo viên giới thiệu đến tiết kể chuyện thì học sinh rào lên với những tràng pháo tay vui vẻ, khoái chí. Không khí lớp học vui nhộn hẳn lên với những tiếng cười, khi thì im lặng với những tình tiết hÊp dÉn của c¸c nhân vật trong truyện. Tiết học cô trò giao lưu tình cảm với nhau một cách tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng. Thông qua lời kể của giáo viên gây sự hứng thú, chờ mong, kích thích sự tò mò, óc tưởng tượng của học sinh. Được nghe kể chuyện là một nhu cầu tâm lí của học sinh lớp 1- bởi tâm hồn trong sáng ngây thơ muốn tìm hiểu, khám phá những điều kì lạ , mở rộng tầm nhìn ra thế giới xung quanh. Chính vì vậy mà phân môn Kể chuyện đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong tâm hồn non nớt của các em. II. Thực trạng cña viÖc dạy- học Kể chuyện hiện nay Nội dung chương trình, sách giáo khoa n¨m 2000 phù hợp với viÖc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học là những yếu tố quan trọng để từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt việc thay sách lần này chú trọng vào việc dạy tất cả các phân môn trong chương trình. Các phân môn dạy ở trường Tiểu học thì môn học nào cũng rất quan trọng đối với các em.Vì mỗi môn học đưa lại cho các em những kiến thức về tự nhiên và xã hội, cuộc sống con người. Các môn học được kết nối với nhau thành một chuỗi kiến thức để hình thành nhân cách con người mới trong tâm hồn các em khi bước vào ngưỡng cữa phổ thông. Để từ đó giúp các em ngày một lớn lên về mọi mặt( đức, trí, thể, mĩ). Nhưng xuất phát từ quan niệm Kể chuyện là phân môn học phụ, ít quan trọng trong môn Tiếng Việt nên có một số ít giáo viên chưa giành thời gian, sự đầu tư thích đáng cho tiết học kể chuyện. Sự đổi mới về phương pháp dạy học hầu như còn chưa thật sự chú ý để vận dụng vào dạy học mà còn bỏ ngõ. Nếu như có sử dụng đi chăng nữa thì cũng chưa phối hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn đối với yêu cầu bài dạy và còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành dẫn dắt từng bước, từng đoạn trong giờ lên lớp. Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp ở trường, ở cụm trường và kỡ thi giáo viên dạy giỏi cÊp huyện tôi thấy việc dạy và học phân môn kể chuyện còn có một số hạn chế sau: - Mét sè giáo viên khi kể thường kể máy móc, coi nhẹ kĩ năng ( chưa thoát li được sách giáo khoa ). Ở các tiết học giáo viên nói nhiều, học sinh được thực hành ít; học sinh quan sát tranh, kể theo tranh vẽ còn lúng túng chưa có sự sáng tạo, kể còn hời 2 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. hợt , từ ngữ nghèo nàn tẻ nhạt, không bộc lộ được sắc thái riêng biệt của từng nhân vật. - Trong giờ học giáo viên chỉ gọi những em học sinh có năng khiếu kể, còn đa số ngồi nghe và sợ giáo viên gọi đứng dậy kể. Còn một số học sinh khác nếu muốn kể cũng sợ kể không đầy đủ và chính xác như sách giáo khoa. - Lớp học trầm, học sinh kể với tâm trạng bắt buộc, thiếu hứng thú, chưa đam mê và không rút ra được bài học cho bản thân qua mỗi câu chuyện. - Giáo viên chưa biết huy động vốn hiểu biết, khả năng sử dụng từ ngữ của học sinh trong khi kể. Song nguyên nhân chủ yếu của những tình trạng này không phải là ở mỗi giờ lên lớp mà do quá trình học hỏi, nghiên cứu của giáo viên trong cả năm học còn chưa có sự đầu tư. - Sự chuẩn bị đồ dùng còn ít, hầu như chỉ sử dụng số tranh ảnh, tư liệu sẵn có của thư viện mà thôi. Phải chăng những tồn tại đó cứ tiềm ẩn mãi trong mỗi tiết dạy để rồi giáo viên tự giấu đi những kiến thức, tài năng sẵn có và những gì đã được lĩnh hội ở trường sư phạm rồi dần dần đánh mất. Từ đó sẽ không đưa lại cho các em những tiết học hào hứng, vui vẻ và sảng khoái sau những tiết học hóc búa, phức tạp của ngày học cuối tuần. Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi còn day dứt, suy nghĩ nhiều trong quá trình giảng dạy và học tập. Từ đó tự suy nghĩ phải tìm ra hướng đi tích cực cho phân môn Kể chuyện. Với phương châm tạo dựng cho các em niềm say mê học tập , hứng thú kể chuyện, chờ đợi tiết kể chuyện và biết hòa nhập mình một cách say mê có tính tập thể, được hòa nhập chính bản thân mình vào trong mỗi nhân vật để thể hiện, bộc lộ những tính cách ngôn ngữ của từng nhân vật để các em quên đi sự nặng nề của những kiến thức sau mỗi buổi học cuối tuần. Với hướng đi và những biện pháp này bản thân tôi đã thu được những kết quả trong công tác dạy và học phân môn Kể chuyện.. 3 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. III. Các biện pháp để dạy – học tốt phân môn Kể chuyện lớp 1 Để đạt được kết quả cao trong việc dạy và học môn Kể chuyện ở bậc Tiểu học, bản thân tôi luôn sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng sau: 1. Để dạy kể chuyện được tốt, trước hết công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh rất quan trọng. Giáo viên phải th©m nhËp chuyÖn, nghiên cứu kĩ mục tiêu của phân môn và của từng t×nh tiÕt, tõng nh©n vËt trong câu chuyện kể. Có như vậy chúng ta mới nắm được hệ thống nội dung câu chuyện, các tình huống cụ thể để đổi giọng linh hoạt cho phù hợp với từng nhân vật. Giỏo viờn không chỉ đọc kĩ văn bản mà còn phải nhớ thật sâu sắc và hiểu để kể l¹i chuyÖn bằng ngôn ngữ của mình. Vì vậy giáo viên phải xác định được: - Giọng kể vui hay buồn, hào hứng hay êm ả…để có giọng kể ( âm hưởng ) của từng bài, của từng đoạn. - Nhịp điệu: Nhanh hay chậm, dồn dập, gấp gáp hay hiền hoà khoan thai… - Ngắt giọng tâm lí: ngắt giọng ( dù không có dấu câu ) với mục đích gây ấn tượng cho học sinh. Ví dụ : Khi dạy câu chuyện “ Dê con nghe lời mẹ” Giọng kể Dê mẹ nghe âu yếm, trìu mến, chậm rãi khi dặn các con: Các con ơi ! Mẹ đi vắng phải đóng chặt cửa. Người lạ gõ cửa các con không được mở. Khi mẹ về vừa gõ vừa hát : “ Các con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú “ Lúc này giọng kể thật vui vẻ, đầm ấm khoan thai. Nhưng khi kể ở đoạn 2 thể hiện giọng của Sói thì khô khan, ôm đồm không có tình cảm. Dừng lại ở chi tiết “ bầy Dê nghe tiếng của Sói” tạo sự hồi hộp ở học sinh. Còn ở đoạn 3: Khi đàn Dê nhận ra giọng mẹ chúng liền mở cửa và tranh nhau kể cho mẹ nghe chuyện Sói đến lừa. Dê mẹ âu yếm khen các con ngoan biết nghe lời mẹ. Giọng kể trở nên vui vẻ, đầm ấm. Sự phân biệt giọng kể sẽ gây ấn tượng tốt cho trí nhớ học sinh và làm cho học sinh thích thú. - Bên cạnh đó thủ pháp mở đầu cho câu chuyện thêm tình tiết cho văn bản cũng không kém phần quan trọng. Biết mở đầu cho chuyện kể cũng là một thủ thuật giúp tạo hứng thú, tạo sự chờ mong, kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ : Khi dạy câu chuyện “ Trí khôn” giáo viên có thể mở đầu bằng những câu hỏi ngộ nghĩnh ? Các con có biết tại sao loài Hổ có bộ lông vằn và loài Trâu chỉ có một hàm răng không ? Hổ rất tò mò muốn biết trí khôn là gì? Con người để trí khôn ở đâu ? các con có biết con người để trí khôn ở đâu không? Để điều đó các con hãy nghe cô kể câu chuyện “Trí khôn”. 4 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. Với câu chuyện “ Rùa và Thỏ” có thể mở đầu như sau: ? Các con có biết Rùa và Thỏ là những con vật như thề nào không ? Rùa hết sức chậm chạp, Thỏ lại rất nhanh nhẹn. Thế mà chú Rùa giám chạy thi với Thỏ và ai là người thắng cuộc ? Đó chính là chú Rùa chậm chạp đó các con ạ.Vì sao Rùa lại thắng cuộc chúng ta cùng nghe cô kể chuyện nhé. Giáo viên kể ngôn ngữ có nghệ thuật biết thêm hợp lý một số từ ngữ vào văn bản truyện vốn cô động hàm súc sẽ làm cho lời kể sinh động hấp dẫn. Ví dụ : Thêm lời dẫn để tiếp nối giữa các đoạn hay thêm một vài từ tả tâm trạng nóng ruột muốn xem trí khôn của Hổ. Hay khi kể chuyện “Quạ và Công”. Ở chi tiết Quạ nghe tiếng kêu eng éc của Lợn, Quạ nóng ruột bảo với Công vẽ nhanh lên để kịp đến kiếm bữa ăn ngon lành. Ở chi tiết này giáo viên có thể thêm các từ ngữ: Nhanh lên! Mau lên! Nhanh lên! Đổ cả bát màu lên cho tôi… - Một điều giúp cho tiết dạy thành công nữa là việc chuẩn bị đồ dùng dạy học như que chỉ, tranh vẽ minh hoạ , bảng phụ giấy màu. Học sinh: quan sát tranh vẽ minh hoạ ở sách giáo khoa lµ yÕu tè quan träng nhÊt để phỏng đoỏn diễn biến cõu chuyện. 2. Giáo viên kể mẫu Một trong những hình thức tạo hứng thú trong giờ kể chuyện là việc kể mẫu của giáo viên. Kể mẫu trong kể chuyện có thể coi là một khâu định hướng chung: Định hướng về tâm thế người học về tinh thần học tập và kỹ năng nhập truyện của học sinh. Chúng ta không quên rằng giọng kể chuyện của giáo viên cũng là trực quan. Một lời nói sâu sắc , một câu chuyện kể của giáo viên hấp dẫn gây nên tiếng vọng trong tâm hồn các em và lập tức các em bị câu chuyện lôi cuốn. Kết hợp với lời kể trong sáng, ngắn gọn, nét mặt phù hợp với từng nhân vật thì việc sử dụng tranh vẽ minh hoạ cũng phải linh động và sáng tạo. Khi kể giáo viên chän đứng ở vị trí trên lớp sao cho tiện sử dụng đồ dùng dạy học đồng thời bao quát toàn lớp học. Trong khi kể mẫu giáo viên thỉnh thoảng nhìn xuống học sinh , tạo sự giao cảm thu hút học sinh. Mặc dù vậy việc hướng vào người nghe trong khi kể không được làm giọng kể gián đoạn. 3. Rèn kỹ năng quan sát tranh, tóm tắt câu chuyện: Các câu chuyên ở lớp 1 đều có nội dung vui nhộn, mang tính giáo dục cao, tất cả đều được thể hiện qua tranh vẽ. Do đó giáo viên phải biết khai thác tranh minh hoạ kết hợp với lời dẫn dắt các em vào thế giới trực quan. Để các em thực sự hoạt động vào tri giác toàn bộ nội dung câu chuyện mà giáo viên truyền đạt , với mục đích làm cho học sinh nhớ cốt truyện, đồng thời khơi gợi sự sáng tạo khả năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ nói ở các em. Để tóm tắt nội dung của câu chuyện, yêu cầu học sinh phải quan sát kỹ từng chi tiết trong tranh và dựa vào chi tiết câu hỏi gợi ý ở sách giáo khoa. Đối với học sinh lớp 1 giáo viên cã thÓ gîi ý nh÷ng t×nh tiÕt mµ häc sinh cha thÊy ®îc vµ nên viết tóm tắt 5 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. nội dung, từng chi tiết trên bảng. Học sinh tóm tắt được câu chuyện tức là học sinh đã hiểu được nội dung câu chuyện. §©y lµ yÕu tè quan träng nhÊt tạo đà cho các em kể tốt. Ví dụ: Học sinh nghe kể câu chuyện “ Truyện kể mãi không hết” sách Tiếng việt lớp 1 – tập 2. - Học sinh nghe giáo viên kể lần thứ nhất (giáo viên vừa kể vừa chỉ tranh,kể lần lượt 4 đoạn theo 4 bức tranh). - Học sinh nghe giáo viên kể lần thứ 2 (kể riêng từng đoạn ,vừa kể vừa kết hợp hỏi học sinh để giúp học sinh nhớ từng đoạn). Đoạn 1 : Nhà vua đã ra lệnh cho những người kể chuyện , kể những câu chuyện như thế nào? Đoạn 2 : Những người kể chuyện cho nhà vua nghe đã bị nhà vua làm gì? Vì sao họ lại bị đối xử như vậy? Đoạn 3: Em hãy kể lại câu chuyên mà anh nông dân đã kể cho nhà vua nghe. Câu chuyện em kể đã hết chưa ? Đoạn 4: Thảo luận trong nhóm để biết vì sao anh nông dân được thưởng? Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung câu chuyện bằng các chi tiết câu hỏi gợi ý đã giúp cho các em tạo đà kể tốt. 4. Rèn luyện kỹ năng kể trên lớp: Một tiết học mà có học sinh xung phong kể và kể bằng ngôn ngữ cùa mình một cách say mê và hứng thú, đây chính là việc thành công của việc rèn khả năng kể chuyện trên lớp. Vậy phải tổ chức như thế nào để tất cả học sinh đều có thể tham gia kể chuyện. Đối với phương pháp rèn kĩ năng kể chuyện trên lớp tôi thường vận dụng các hình thức kể sau đây: a.Kể từng chi tiết: Mỗi đoạn trong truyện kể tuy không dài song không phải học sinh nào cũng có thể kể được do đó giáo viên phải hướng dẫn kể từng chi tiết nhỏ. So với chương trình cải cách thì các chi tiết kể đó chủ yếu là kể lại bằng lời của giáo viên còn chương trình mới với việc học sinh kể các chi tiết đều dựa vào tranh vẽ minh hoạ để kể. Do đó mỗi em đều có quyền lựa chọn ngôn ngữ của mình để kể, có nghĩa là học sinh nói thoải mái theo ý mình sao cho phù hợp với nội dung. Ví dụ : Trong câu chuyện “ Sói và Sóc” trang 108 sách Tiếng Việt (Tập 2 ). Học sinh quan sát bức tranh 1 giáo viên nêu câu hỏi định hướng : ? Chuyện gì đã xẩy ra với Sóc ? - Học sinh 1 kể : Có một chú Sói đang nằm nghỉ dưới gốc cây, bỗng một con Sóc từ trên cành cây rơi xuống chỗ chú Sói. - Học sinh 2 kể : Trên cành cây một chú Sóc đang chuyền trên cành, không may chú bị rơi xuống ngay chỗ chú Sói đang nằm nghỉ dưới gốc cây. - Học sinh 3 kể : Một chú Sói ở dưới đất, có một chú Sóc bị rớt trên cơn xuống. Như vậy học sinh khá giỏi có thể kể trôi chảy, câu văn có hình ảnh và thể hiện điệu bộ, giọng kể một cách rõ ràng. Còn học sinh yếu hơn kể ấp a ấp úng dùng từ địa phương…Trong những trường hợp như thế này, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, chỉnh sửa từ cách dùng từ, điệu bộ, nét mặt …cho học sinh đó.Sau đó cho các em kể lại, kể 6 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. khi nào được thì thôi. Cứ như vậy từng bước các em sẽ quen dần và mạnh dạn kể trong lần sau. b. Kể theo đoạn : Sau khi học sinh kể được các chi tiết để liên kết các chi tiết đó giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo đoạn. Giáo viên nêu câu hỏi : ?Đoạn này có mấy chi tiết? Là những chi tiết nào ? Theo em giọng kể đoạn này như thế nào ? Khi học sinh kể, giáo viên tôn trọng ý kiến của các em, nếu như em nào kể còn thiÕu, giáo viên có thể gợi ý bằng các câu hỏi để em đó kể lại hoặc là để em đó kể xong, cho các học sinh khác nhận xét xem bạn kể đã đầy đủ các chi tiết chưa ? Nếu thiếu thì thiếu chi tiết nào? Và cho học sinh đó kể lại chi tiết đó. Tuyệt đối không dùng điểm xấu hay chê trách các em làm mất đi sự phấn khởi, háo hức của các em. Nếu câu chuyện dài có nhiều đoạn giáo viên có thể tổ chức kể theo nhóm, kể nối tiếp một em một đoạn tạo sự liên kết câu chuyện ( lưu ý giọng kể phù hợp với tựng nhân vật ). Như vậy trong mỗi nhóm em nào cũng được kể tạo sự giao lưu giữa các bạn với nhau, các em kể cho nhau nghe, nhận xét lời kể cho nhau. Hoặc nếu câu chuyện dài có thể cho học sinh tự chọn đoạn mình thích để kể thì hầu hết các em chọn đoạn có nội dung vui vẻ , hài hước,thể hiện sự thông minh, biết giữ lời hứa… Ví dụ : Trong câu chuyện “ Sư tử và Chuột nhắt”. Khi dạy cho học sinh chọn đoạn mình thích để kể thì hầu hết các em đều chọn đoạn 3. Ở đoạn này các em đều muốn xem Chuột nhắt nhỏ bé như vậy làm sao giúp được Sư tử - loài vật to, chúa tể của rừng xanh, nhưng khi bị sa lưới nó gào thét vùng vẫy mãi không sao thoát được ,chờ chết. Lúc đó Chuột nhắt đã giúp bằng cách kêu cả nhà đến cắm mắt lưới, nhờ thế mà Sư tử thoát chết. Như vậy sau khi kể xong các em thấy được : người yếu đuối nhỏ bé có thể giúp được người to khoẻ, đồng thời thấy được làm ơn sẽ được báo đáp. c. Kể chuyện đóng vai ( nhập vai ) Việc đổi giọng để kể các lời đối thoại theo từng nhân vật lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Còn việc nhập vai nhân vật lại càng thú vị và hấp dẫn hơn . Nó bộc lộ sự sáng tạo và cách thể hiện ngữ điệu riêng của từng em. Giáo viên chỉ việc hướng dẫn các em thay đổi các từ ngữ bằng cách dùng ngôi thứ nhất tôi, mình, tớ…để thay vào lời kể. Tuy trình tự diễn biến có đảo lộn song nội dung không thay đổi. Học sinh diễn đạt theo lời lẽ của mình một cách tự nhiên. Giáo viên chỉ uốn nắn thêm phần giới thiệu nhân vật mà mình vào vai, phần kết luận : cảm xúc và suy nghĩ của người kể. Việc chọn vai có thể do các em tự chọn, giáo viên không áp đặt, chỉ định các em chọn vai để kể. Ví dụ : Khi dạy câu chuyện “ Bông hoa cúc trắng” thì em nào cũng thích chọn vai cụ già với râu tóc bạc phơ trông thật ngộ nghĩnh và là một thầy thuốc chữa bệnh cho mọi người đặc biệt là người nghèo. Khi giáo viên hỏi : ? Vì sao con chọn vai cụ già? Thì các em sẽ trả lời ngay : Con thích vai cụ già vì cụ già hiền lành và chữa bệnh cho mọi người ạ. Rất nhiều em lại chọn vai em bé, khi giáo viên hỏi : ? Vì sao con chọn vai em bé? Thì các em trả lời : Vì em bé có tình thương yêu mẹ, có lòng hiếu thảo, chịu khó…và tấm lòng của em bé đã làm cho trời đất cũng cảm động và giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ. Như vậy thông qua việc đóng vai đã dần dần hình thành ở các em một tình cảm, cách sống như thế nào để mọi người yêu mến và quý trọng. 7 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. d.Kể bằng dựng hoạt cảnh : Để thay đổi hình thức học tập ở tiết kể chuyện gây sự thích thú, tò mò và sinh động hơn giáo viên xây dựng hoạt cảnh trên kịch bản là nội dung câu chuyện. Đối với hình thức này giáo viên phải chọn câu chuyện có tính nhân vật rõ nét, lời đối thoại ngắn gọn, dễ nhớ…để xây dựng kịch bản cho học sinh. Việc chọn vai và phân vai cần hợp với nguyện vọng, tính cách của từng em. Hướng dẫn các em tập trước ( tập ở giờ chơi, ở nhà) để diễn vào giờ kể chuyện và tạo ra một số trang phục đơn giản cho các em. Khi các em nhập vai nếu lớp học không đủ chỗ thì giáo viên có thể cho học sinh vào phòng nghệ thuật và diễn. Ví dụ : Xây dựng hoạt cảnh với nội dung câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ” Nhân vật : Người dẫn chuyện : 1 em Dê mẹ : 1 em nữ đóng Sói : 1 em nam đóng Dê con : 5 em đóng Các nhân vật đầy đủ vào vị trí đeo mặt nạ : Dê mẹ, Dê con, Sói. Cảnh 1: Người dẫn chuyện : Dê con nghe lời mẹ với sự tham gia của các bạn…xin bắt đầu. - Người dẫn chuyện: Sắp đi kiếm cỏ Dê mẹ dặn các con - Dê mẹ : Các con ơi ! Nhanh lại đây mẹ dặn - Dê con : Chạy lại vây quanh Dê mẹ - Dê mẹ : Mẹ đi vắng, các con đóng chặt cửa. Ai gọi các con không được mở nghe chưa ? - Dê con : Dạ ! Chúng con nghe rồi ạ. - Người dẫn chuyện : Khi trở về, Dê mẹ gõ cữa và cất tiếng hát. - Dê mẹ : Cốc ! Cốc ! Cốc!( gõ cữa) Các con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú - Dê con : Mở cửa để mẹ vào cho bú. - Dê mẹ : Dê mẹ lại ra đi. Cảnh 2 : Người dẫn chuyện : Có một chú Sói đứng rình nghe trộm và học thuộc lời bài hát. Dê mẹ vừa bước đi, Sói rón rén đến trước cửa, gõ cửa và hát : - Sói : Các con ngoan ngoãn (giọng ôm đồm ) Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú. - Dê con : Lắng nghe tiếng hát và nói với nhau không phải tiếng hát của mẹ mình nên không mở cửa . - Sói : Chờ mãi không thấy mở cửa , Sói đành bỏ đi. Cảnh 3: Người dẫn chuyện : Dê mẹ về gõ cửa và hát - Dê mẹ : Các con ngoan ngoãn (giọng nhẹ nhàng) 8 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú. - Dê con : Nhận ra giọng quen thuộc của mẹ nên mở cửa. Chúng tranh nhau kể cho mẹ nghe chuyện Sói đến lừa. - Dê mẹ : Âu yếm vuốt ve đàn con, ôm đầu các con khen ngoan, biết nghe lời mẹ dặn. Hoạt cảnh vừa kết thúc, cả lớp rào lên một tràng pháo tay xen lẫn tiếng cười hồn nhiên, thích thú. Điều này chứng tỏ các em rất mến mộ và đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi nhân vật mà mình yêu thích. Sau khi diễn xong, giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu nội dung của hoạt cảnh thông qua một số câu hỏi: ? Trước khi đi kiếm cỏ, Dê mẹ dặn các con như thế nào? ? Dê mẹ hát bài hát như thế nào? ? Sau đó chuyện gì đã xẩy ra ? ? Sói đã làm gì? Giọng hát của nó như thế nào ? ? Bầy Dê con đã làm gì ? ? Vì sao Sói lại tiu nghỉu bỏ đi ? ? Khi Dê mẹ về thì Dê con làm gì? ? Qua câu chuyện này con học tập ai ? Vì sao? ? Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? Giáo viên hỏi : ? Qua các vai diễn của các bạn, con thích vai diễn nào nhất? Thế các con có thích tham gia vai diễn không? Nếu em nào trả lời thích vai viễn nào đó có thể cho em đó lên nhập vai ngay vai diễn đó, để cho các em tự chọn vai cho phù hợp với tính cách của mình, khi đó các em sẽ diễn tự nhiên và thoải mái hơn. Sau khi tìm hiểu nội dung hoạt cảnh nếu còn thời gian, giáo viên có thể cho một số học sinh khác lên tham gia vai diễn. Lần lượt các nhóm diễn xong thì hầu hết các em, em nào cũng háo hức xung phong tham gia nhập vai diễn. Một không khí lớp học hết sức sôi nổi, khí thế. Với hình thức này, đòi hỏi giáo viên phải công phu, chịu khó trong việc chuẩn bị nhưng kết quả để lại ấn tượng sâu đậm với học sinh. Tãm l¹i, muèn rÌn kÜ năng kể trên lớp cho học sinh giáo viên cần đọc và hiểu nội dung câu chuyện, hướng dẫn học sinh quan sát thật kĩ tranh minh họa, rèn kĩ năng kể cho học sinh đặc biệt là rèn luyÖn vÒ ®iÖu bé, cö chØ… 5. Bồi dưỡng tình cảm cho học sinh: Qua mỗi câu chuyện đều có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đến đời sống tâm hồn các em, khơi gợi ở các em tình cảm, tình yêu đối với từng nhân vật trong câu chuyện. Song làm như thế nào để các em tự rút ra bài học cho bản thân thông qua việc kể và nghe kể thì mới bổ ích. Do đó, giáo viên gợi ý qua các câu hỏi sát thực, gợi mở giúp các em phân biệt cái xấu, cái tốt, cái đúng, cái sai của từng hành động, từng nhân vật cụ thể để tự các em nhận thấy mình yêu quý nhân vật nào, học tập ở nhân vật đó điều gì? Mặt khác, những nhân vật mà học sinh cho là xấu, là không tốt thì giáo viên không nên khắc sâu, nhấn mạnh sự căm ghét mà gợi cho các em lòng nhân ái, vị tha. Để các em thấy 9 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. lòng vị tha, tình yêu thương đối với từng nhân vật hay là nỗi buồn, những tiếng cười vang trong giờ học chính là bài học sâu sắc nhất đối với các em. 6. Phối kết hợp các môn học khác, các hoạt động Đội - sao nhi đồng: Mỗi tuần chỉ có một tiết kể chuyện thì thời gian quả là ít đối với việc rèn luyện khả năng kể chuyện cho học sinh. Do đó, phải biết phối kết hợp rèn luyện kĩ năng kể chuyện thông qua các môn học khác như Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội…Những hoạt động, những việc làm thiết thực,những hành vi đạo đức, những thành viên, những đồ dùng quen thuộc trong gia đình sẽ không nhàm chán nếu như giáo viên biết xây dựng thành những mẫu chuyện nhỏ để học sinh tập kể. Ngoài ra, các buổi sinh hoạt sao, các đợt kỉ niệm các ngày lễ lớn, giáo viên nêu lên những chủ đề yêu cầu học sinh tìm hiểu và sưu tầm các chuyện có chủ đề đó và tập kể. Các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên có thể kể chuyện hoặc hướng dẫn anh chị phụ trách sao kể cho các em nghe hoặc là thi kể chuyện trong lớp những câu chuyện đã được kể, được nghe nhằm tạo cho các em giao lưu giữa các nhóm, các tổ với nhau. Tổ chức tốt các hoạt động này chắc chắn các em sẽ tự tin, mạnh dạn, tự nhiên hơn khi kể và cũng từ những hoạt động trên góp phần làm cho hoạt động đội sao thêm sinh động và phong phú hơn. 7. Mở rộng làm một số đồ dùng dạy học đơn giản tạo sự hấp dẫn, hứng thú kể chuyện cho học sinh: Qua nghiên cứu chương trình và Sách giáo khoa – nội dung các câu chuyện lớp 1, tôi thấy đồ dùng dạy học phân môn Kể chuyện toàn tranh vẽ minh hoạ được cấp. Song đối với tôi để tiết dạy được sôi nổi, khí thế và đạt kết quả cao, gây được sự chú ý của học sinh tôi đã làm và sử dụng trong tiết học một số đồ dùng dạy học đơn giản như sau: - Dùng xốp mỏng đủ màu sắc, dây ni lông trắng, keo đính vải, bút màu, kim chỉ để tạo ra những chiếc mũ đội đầu mô phỏng các con vật như: Rùa, Thỏ, Trâu, Hổ, Sư tử, Sói, Sóc, Gà, Dê, Chó…Ví dụ : Giáo viên cắt một tấm xốp khoảng 50 cm, rộng 4- 6 cm quấn lại thành vòng tròn, dùng kim đính hai phía lại ( khoảng 6 – 8 vòng như vậy ) mỗi vòng như vậy may vào đó 3 miếng vải đính. Sau đó từ những miếng xốp cắt thành mặt nạ của các con vật và dùng bút màu tô thêm vào mắt, mũi cho sinh động các con vật. Khi dạy đến bài nào có nhân vật là con gì thì sử dụng mặt nạ con vật đó đính vào các vòng tròn tạo thành chiếc mũ đội mô phỏng con vật đó. - Dùng sợi ni lông trắng, xé nhỏ tạo nên những bộ râu để xây dựng nhân vật ông tiên, cụ già gợi lên sự nhân từ, bao dung, che chở cho người dân nghèo khó… - Một số mảnh vải màu dùng để quấn đầu kiểu mỏ rìu để đóng bác nông dân, khăn quàng cổ để đóng vai em bé… Với những đồ dùng này, giáo viên và học sinh sẽ làm cho câu chuyện càng sinh động và hấp dẫn hơn. Học sinh lên kể cũng hào hứng, phấn khởi hơn. Sau mỗi tiết học, học sinh vây quanh cô giáo để xem và đội lên đầu. Điều này chứng tỏ các em rất thích thú. Đặc biệt là hiệu quả giờ dạy được nâng cao rõ rệt. Mặt khác các đồ dùng này được làm từ những nguyên liệu tận dụng, dễ kiếm, dễ làm, dễ sử dụng và sử dụng được lâu dài. 10 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. IV. Hiệu quả đạt được Năm học 2008- 2009 tôi đã áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy ở lớp 1B do tôi phụ trách, tôi thấy các em học tập rất chăm chỉ và đã có nhiều em mạnh dạn xung phong kể và rất nhiều em có giọng kể rất hay như : Thu Hương, Trà Giang, Ly Na, Thảo My, Thuỳ Linh, …Qua theo dõi bảng thống kê hàng tháng của giáo viên chủ nhiệm lớp 1A, tôi thấy số học sinh tự giác xung phong kể và số học sinh đạt điểm cao ở lớp tôi cao hơn nhiều so với số học sinh ở lớp 1A – là lớp không áp dụng sáng kiến này vào dạy học.. Kết quả cụ thể như sau : Số Học sinh Tháng. Số học sinh xung phong kể Số học sinh đạt điểm cao Lớp 1A. Lớp 1B. Lớp 1A. Lớp 1B. Tháng 2. 1. 4. 1. 3. Tháng 3. 2. 6. 2. 5. Tháng 4. 4. 9. 2. 8. Tháng 5. 5. 11. 4. 9. ( Số học sinh của hai lớp như nhau : 20 học sinh ). 11 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. C. Kinh nghiệm được rút ra qua áp dụng đề tài Qua quá trình áp dụng những hình thức kể chuyện và phối hợp nhiều hình thức rèn luyện kể chuyện khác tôi đã thu được kết quả cao trong năm học vừa qua. Từ đó tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau: - Đối với học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1, giáo viên cần phải biết cách lựa chọn, phối hợp nhiều hình thức kể chuyện khác nhau; tự suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng sáng tạo các hình thức kể chuyện để rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh. - Luôn tôn trọng mọi cố gắng của học sinh, tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng kể chuyện của mình. - Để các em tự rút ra bài học bổ ích cho bản thân qua việc kể và nghe kể, đồng thời bồi dưỡng cho các em tâm hồn đẹp đẽ và trong sáng. - Việc dạy và học kể chuyện cho học sinh lớp 1 góp phần xây dựng, củng cố nhân cách tuổi thơ, ươm mầm nhân tài cho đất nước. Dù số tiết kể chuyện rất ít so với chương trình nhưng giáo viên biết nắm vững phương pháp và kết hợp nhiều biện pháp dạy học khác nhau thì sẽ tạo ra tiết học hấp dẫn, phong phú, bổ ích. - Khi dạy học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 1 cần phải phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp dạy học, các môn học khác, các kĩ năng kể chuyện để giúp học sinh có hứng thú học tập hơn. Giúp các em nắm vững các kiến thức cơ bản về kĩ năng kể chuyện. Rèn luyện tính mạnh dạn trong kể chuyện, tập đóng vai với các giọng kể khác nhau. Ngoài ra, muốn có kết quả tốt mỗi giáo viên phải trau dồi và tích luỹ vốn hiểu biết về cuộc sống cho học sinh và cho bản thân mình. §Ó tiÕt häc hÊp dÉn, l«i cuèn ®îc häc sinh, häc sinh tÝch cùc häc tËp khi ¸p dông s¸ng kiÕn nµy gi¸o viªn cÇn chó ý: - Xác định đúng cách tổ chức dạy học tiết kể chuyện. - Lùa chän giäng ®iÖu kÓ vµ ng«n tõ hîp lÝ. - Lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng hợp lí nhằm kích thích hứng thú người nghe. - Sö dông c¸c yÕu tè phi ng«n ng÷ phô trî cho lêi kÓ. Trên đây là một số biện pháp mà tôi thấy rằng trong dạy học chương trình mới nếu giáo viên áp dụng tốt thì sẽ có hiệu quả cao. Từ đó tôi nghĩ việc dạy và học phân môn Kể chuyện góp phần rất lớn vào sự hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện, để từ đây ươm những mầm non tương lai cho đất nước. Song những biện pháp này cũng chỉ là một bài học kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi. Tôi xin ghi lại những ý nghĩ, việc làm này để trao đổi cùng đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện lớp 1 trong trường Tiểu học hiện nay. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của bạn bè, đồng nghiệp và của quý thầy, cô giáo. Để thực hiện tốt công tác dạy học và hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của người giáo viên Tiểu học, bản thân tôi xin mạnh dạn đề nghị một số ý nhỏ sau: - Nên tổ chức mở các lớp chuyên đề cho phân môn Kể chuyện ở tất cả các khối lớp. 12 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. - Cấp trên cần bổ sung thêm một số truyện tranh và các bài kể chuyện tham khảo cho phân môn Kể chuyện lớp 1 để giáo viên và học sinh bổ sung thêm kiến thức trong quá trình dạy học phân môn Kể chuyện.. 13 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. Tµi liÖu tham kh¶o. 1. S¸ch TiÕng ViÖt 1- TËp 2: Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc. 2. S¸ch gi¸o viªn TV1-TËp 2: Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc 3. S¸ch thiÕt kÕ bµi gi¶ng TV1- TËp 2: Nhµ xuÊt b¶n §¹i häc Quèc gia Hµ Néi. 4. Giáo trình Phương pháp dạy học TV2- Nhà xuất bản ĐH sư phạm (PGS.TS Lê Phương Nga- Nguyễn Trí ) 5. Lí luận dạy học Tiếng Việt và Văn học ở Tiểu học( Chu Thúy An – Bùi Thị Thu Thủy). 14 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Một vài biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện ở lớp 1. Môc lôc. Trang A. Đặt vấn đề. 1. B. Giải quyết vấn đề. 2. I. C¬ së lý luËn cña d¹y häc kÓ chuyÖn. 2. II. Thùc tr¹ng cña viÖc d¹y häc kÓ chuyÖn hiÖn nay. 2. III. Các biện pháp để dạy học tốt phân môn kể chuyện lớp 1. 4. IV. Hiệu quả đạt được. 11. C. Kinh nghiệm được rút ra qua áp dụng đề tài. 12. Tµi liÖu tham kh¶o. 14. 15 Lop1.net S¸ng kiÕn kinh nghiÖm.
<span class='text_page_counter'>(16)</span>