Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Chạy ôtô từ Hải Phòng lên Hà Nội bằng 1 lít nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.2 KB, 2 trang )

Chạy ôtô từ Hải Phòng lên Hà Nội bằng 1 lít… nước lã!
Theo ông Vũ Hồng Khánh, việc bơm khí hydro vào quả bóng bay rồi đốt cho nổ chỉ là trò vui
của trẻ con mà thôi. Ông gọi bóng bay chứa hydro là “bom khinh khí” cũng là chuyện tếu táo
cho vui. Tuy nhiên, từ “trò trẻ con” này, ông đã nghĩ ra những ý tưởng lớn.
Vũ Hồng Khánh bên chiếc máy tạo chất đốt của mình
Từ ngày doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa bị đóng cửa vì mất đất, hệ thống máy móc sản xuất vành xe đạp inox đắp chiếu, ông
Khánh không hào hứng làm giàu nữa, mà chuyên tâm vào việc sáng chế. Hàng loạt máy móc, dây chuyền sản xuất đã được ông
chế tạo ra.
Tiêu biểu nhất, gây ấn tượng nhất là chiếc máy biến rác thải thành chất đốt. Chỉ việc đổ nhựa, cao su phế thải vào một đầu, đầu
kia của chiếc máy cho ra dầu hỏa. Tiếp tục chưng cất thì cho ra xăng để chạy ôtô, xe máy. Quy trình chế biến đều khép kín,
không hề gây ô nhiễm. Từ chiếc máy này, ông dễ dàng chuyển hóa nó thành máy đốt rác, xử lý rác thải độc hại, khó phân hủy
trong tự nhiên.
Ông Khánh dẫn tôi đi thăm xưởng rộng mênh mông nằm trên phần đất của một hợp tác xã ở Kiến An. Tôi hoa mắt với đủ các loại
máy móc mà ông sáng chế. Máy nào cũng hoạt động tự động, khép kín, gần như không cần đến bàn tay con người can thiệp vào
các công đoạn giữa chừng.
Chiếc máy chế biến sắn rất đặc biệt. Chỉ việc đổ sắn vào đầu này máy, máy sẽ xay sắn thành bột, thổi bột bay qua buồng sấy và
đóng bao luôn. Như vậy, chỉ việc cho sắn vào một đầu, đầu kia của máy sẽ “thải” ra tinh bột làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia
súc. Với chiếc máy này, người nông dân sẽ bán được sắn, ngô với giá đắt gấp 10 lần bán thô.
Rồi cả chiếc máy nấu sắn thành “xăng sinh học”. Chỉ việc đổ sắn vào đầu này, máy sẽ tự vận hành, đầu kia cho ra cồn nguyên
chất. Pha chế loại cồn này với xăng sẽ giảm giá thành của nhiên liệu chạy ôtô, xe máy. Khi nước ta đưa xăng sinh học vào thị
trường, thì ông Khánh đã chạy ôtô, xe máy bằng loại xăng này từ mấy năm nay rồi.
Cạnh chiếc máy nấu sắn thành “xăng” là chiếc máy to tướng dùng để ép dầu điều do ông mới chế tạo. Nếu thu nhỏ được chiếc
máy thì bà con Tây Nguyên có thể mua về để tự ép dầu loại hạt này.
Ông Khánh còn chế tạo ra cả máy phát điện di động. Điện lưới hay cắt luân phiên, nên ông chả thèm dùng nữa. Mọi máy móc
của ông vận hành toàn bằng chiếc máy phát điện. Nhiên liệu chạy máy phát điện cũng từ… rác thải!
Để kể hết các loại máy móc mà ông Khánh chế tạo, có lẽ cả ngày không hết. Từ những chiếc máy đơn giản nhất đến cực kỳ
phức tạp, ông đều sáng chế được. Ông cứ nghiên cứu, vẽ vời, thiết kế, người con trai của ông trực tiếp thực hiện ý tưởng.
Hầu hết máy móc ông sáng chế là để lại cho đời, cho thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, chứ ông chưa có điều kiện sản
xuất hàng loạt. Cứ vài tháng đến một năm, ông lại cho ra đời một loại máy thì mỗi mình ông có tài thánh cũng không kịp ứng
dụng vào thực tế.
Tuy nhiên, niềm vui lớn nhất của ông lại là chiếc máy biến nước thành hydro. Ông gọi hydro là “siêu nhiên liệu”. Loại máy này mở


ra triển vọng và tương lai lâu dài nên ông hứng thú với nó nhiều nhất.
Theo ông Khánh, đây là chiếc máy làm mất nhiều thời gian nhất của ông. Ông nghiên cứu suốt từ năm 2005 đến đầu năm 2010
mới thành công.
Điều tuyệt vời của khí hydro là sinh ra nhiệt độ lớn nhất khi cháy, tới 3.200 độ C. Khi cháy, nó lại sinh ra nước, không sinh ra khí
độc, nên an toàn tuyệt đối với môi trường.
Ở nước ngoài, khí hydro đã được nghiên cứu rất kỹ, từ hàng trăm năm nay và đã có nhiều ứng dụng thiết thực. Họ đã dùng
hydro trong công nghiệp dầu mỏ, hóa học, điều chế kim loại, phi kim. Hydro đang được nghiên cứu để ứng dụng vào công nghệ
sản xuất pin, xe chạy bằng hydro, nhiên liệu cho tên lửa, tàu vũ trụ…
Tuy nhiên, việc sản xuất hydro rất đắt đỏ do thiết bị chiết xuất hydro được làm từ kim loại đắt tiền. Các loại chất xúc tác để tạo
hydro cũng đắt đỏ, do đó, việc sản xuất hydro để làm nhiên liệu thay thế chưa hiệu quả lắm.
Nước ta chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về điều chế và sản xuất khí hydro phục vụ sản xuất với quy mô công
nghiệp. Việc sản xuất khí hydro mới chỉ phổ biến để bơm bóng bay cho trẻ em chơi, hoặc làm… pháo nổ cho vui tai, loại pháo mà
ông Khánh hài ước gọi là “bom khinh khí”.
Ông Vũ Hồng Khánh đã thành công trong việc sáng chế ra chiếc máy điều chế hydro và oxy từ quá trình điện phân nước. Với
việc sử dụng điện (không dùng dầu mỏ, than đá, khí gas), việc điều chế hydro vừa không gây ô nhiễm môi trường, lại tiết kiệm.
Và điều quan trọng là ông Khánh đã ứng dụng hiệu quả hydro vào nhiều lĩnh vực.
Quy trình hoạt động của máy như sau: Đổ 1 lít nước tinh khiết có trộn phụ gia vào bình chứa nước của máy. Nước và phụ gia
dẫn đến bình điện phân. Bình điện phân sẽ giải phóng hydro. Hydro sẽ được dẫn đến bình giảm nhiệt 1 và bình giảm nhiệt 2. Từ
đây, hydro sẽ được dẫn về thiết bị sử dụng. Người sử dụng có thể tùy ý tăng giảm nhiệt độ khi hydro cháy.
Tác dụng thiết thực nhất từ chiếc máy là dùng để hàn nhiệt. Sau khi cắm điện, máy chạy chừng 1 phút, báo bình hydro đầy, ông
Khánh châm lửa vào mũi hàn. Ông châm mũi hàn vào viên gạch, viên gạch tan dần thành bột. Ngọn lửa đốt vào bêtông, bêtông
cũng tan chảy. Quả là khủng khiếp! Với ngọn lửa này, không thứ gì không tan chảy. Điều kỳ diệu là chỉ cần 1 lít nước, sẽ sinh ra
cả ngàn lít hydro, nên hàn xì thoải mái, rất hiệu quả kinh tế, lại không gây ô nhiễm môi trường.
Ông Khánh đã cho kim cương, đá quý “đối đầu” với ngọn lửa này và loại vật chất siêu rắn cũng phải tan chảy. Ông đã dùng ngọn
lửa nấu tan chảy đá quý vụn rồi đóng khuôn thành những khối đá lớn để làm tăng giá trị. Thí nghiệm đã thành công, chỉ tiếc là đá
bị đổi màu, không còn giữ được màu sắc nguyên thủy.
“Âm mưu” lớn nhất của ông kỹ sư già Vũ Hồng Khánh là sử dụng hydro làm nhiên liệu chạy ôtô. Ông đã lôi chiếc ôtô của mình ra
làm thí nghiệm. Với 1 lít nước lã, chiếc máy đã điều chế ra lượng hydro đủ để cho xe chạy từ Hải Phòng lên Hà Nội.
Tuy nhiên, theo ông Khánh, việc sử dụng hydro vào chạy ôtô mới dừng lại ở thử nghiệm, chưa thể thực hiện đại trà được vì quá
nguy hiểm. Theo lý thuyết, nếu dùng hydro để chạy xe, hydro phải được đốt sạch trong buồng đốt, nếu không, bình chứa hydro

trong chiếc xe sẽ biến thành một quả bom di động khổng lồ, có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Ông Khánh ví von hydro là “con ngựa bất kham”. Nó có sức mạnh không tưởng tượng nổi, nhưng lại khó nắm bắt. Vị kỹ sư già
này sẽ tiếp tục nghiên cứu để sử dụng khí hydro – loại “siêu nhiên liệu” vào ngành công nghiệp nước nhà.

×