I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau má là một loài cây thuộc họ thảo có nhiều công dụng, ngoài việc làm
thực phẩm trong các bữa ăn và là nguyên liệu để làm nước giải khát, thì rau má
còn là một vị thuộc nam hữu hiệu. Với tính công dụng cao như thế thì nhu cầu sử
dụng cây rau má đang ngày càng phổ biến. Yêu cầu sử dụng cây rau má của người
dân ngày càng cao không chỉ về số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng.
Hiện nay việc sử dụng các loại phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật,… một
cách lạm dụng và không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đã dẫn đến một số tác hại
như: chất lượng rau má bị giảm sút và có thể gây độc, môi trường bị ô nhiễm,…
Dẫn đến uy tín của rau má trên thị trường bị giảm sút, gây tâm lý ái ngại cho người
tiêu dùng, nên việc lập kế hoạch để xây dựng một mô hình trồng rau má an toàn là
vấn đề cấp thiết hiện nay.
Thôn Phước Yên- xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
là nơi tập trung sản xuất cây rau má chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây rau má, nên người dân ở
đây sống chủ yếu dựa vào nghề này.
Trên cơ sở thực tế đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành lập kế hoạch xây dựng
một mô hình trồng rau má an toàn tại thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát: Cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Lập kế hoạch xây dựng thành công mô hình trồng rau má an toàn tại
thôn Phước Yên.
- Mô hình trồng rau má an toàn sẽ được nhân rộng cho các vùng lân cận.
- Cung cấp rau má đảm bảo số lượng và chất lượng cho thị trường.
III. QUY MÔ, ĐỊA BÀN VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Địa điểm triển khai: Thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Quy mô: 1 sào/vụ (500m
2
/vụ).
3. Số hộ tham gia: 30 hộ.
4. Thời gian triển khai: 4/2011-7/2011.
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
1.1.Điều tra, khảo sát tình hình sản xuất rau má tại địa phương (điều
kiện tự nhiên, cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế-xã hội, khó khăn cần tháo gỡ,…).
1.2.Xây dựng mô hình trồng rau má an toàn tại địa phương:
1.2.1. Tìm hiểu yêu cầu đối với rau an toàn:
• Đất trồng rau không bị ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp, chất thải
bệnh viện, nghĩa trang. Đất trồng rau không bị nhiễm các hoá chất độc hại cho con
người và môi trường.
• Về phân bón: chỉ được dùng các loại phân xanh, phân chuồng đã ủ hoai
mục, tuyệt đối không được dùng các loại phân hữu cơ còn tươi như phân chuồng ,
phân bắc, nước giải.....để tưới và bón cho rau. Sử dụng hợp lý giữa phân hữu cơ và
phân vô cơ, không lạm dụng các loại phân vô cơ để bón rau nhất là phân đạm và
các chất kích thích sinh trưởng. Đối với rau ăn lá phải kết thúc bón đạm trước thu
hoạch tối thiểu 20 ngày.
• Về nước tưới: chỉ được dùng các loại nước sông suối, nước giếng khoan
không bị ô nhiễm các hoá chất độc hại, kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh.
Tuyệt đối không được dùng nước thải trực tiếp từ khu công nghiệp, thành phố,
bệnh viện, khu dân cư tập chung, nước ao tù đọng, nước gần các nghĩa trang để
tưới rau.
• Khi cần thiết phải phòng trừ sâu bệnh, nhất thiết phải dùng các loại hoá
chất ít độc hại, nhanh phân huỷ không gây ô nhiễm cho môi trường và sản phẩm
rau; tức là thuốc phải nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng trên rau (theo
qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tuân thủ nghiêm nghặt thời
gian cách ly đối với từng loại thuốc.
1.2.2 Tìm hiểu quy trình trồng rau má an toàn.
1.3.3 Trên cơ sở đó lập kế hoạch xây dựng mô hình trồng rau má an
toàn với các nội dung:
- Chọn đất trồng:
+ Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, phù sa giàu mùn, tơi xốp, giữ nước, giữ
phân tốt, tầng canh tác dày.
+ Đất không bị ô nhiễm, đảm bảo tiêu chuẩn quy định chung khi sản xuất
rau an toàn
- Nguồn nước tưới:
+ Nước không ô nhiễm kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh
+ Sử dụng nước tưới là nước sạch.
+ Nguồn nước thải được giám sát hàng năm.
- Giống:
+ Sử dụng giống rau má bản địa
+ Chọn giống theo nguyên lý 3 tốt (ruộng tôt, đám tốt, cây tốt), sinh trưởng
khỏe, không bị sâu bệnh, đã bò trên luống hoặc mọc thành bụi là tốt nhất.
+ Lượng giống để trồng khoảng 20kg/500m
2
(sử dụng bụi cây).
- Thời vụ:
+ Rau má có thể trồng quanh năm.
+ Thời gian từ trồng đến đợt thu hoạch đợt 1 từ 30-40 ngày, sau đó cứ 20-30
ngày thu đợt tiếp theo.
- Làm đất:
+ Đất được cày bừa kỹ, bằng phẳng, sạch cỏ, xới đều.
+ Lên luống thấp chủ yếu để dễ chăm sóc và tiêu nước khi trời mưa.
- Cách trồng:
+ Do đặc điểm cây rau má có nhiều mầm rễ ở các mắt vì vậy rau má có thể
trồng bằng phương pháp vô tính.
+ Rau má trồng thành từng khóm, mỗi khóm khoảng 3-4 cây.
+ Xẽ rãnh trên luống với khoảng cách hàng cách hàng và khóm cách khóm
là (20cm x 15-18cm), trồng theo hốc, lấp đất dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc, tưới
nước đủ ẩm để không làm héo cây và dễ đâm rễ, ra lá, Phủ rơm rạ để giữ ẩm và
chống cỏ dại
- Phân bón:
Yêu cầu:
Rau má sinh trưởng nhanh, rễ sinh trưởng mạnh, nên yêu cầu nhiều phân hữu
cơ để đất tơi xốp, giàu mùn.
Bảng 1: Lượng phân bón tính cho 1 sào 500m
2
(dùng cho lứa đầu)
Loại phân
Tổng lượng
phân
bón (kg/sào)
Lượng phân
bón lót (%)
Lượng phân bón thúc
Đợt 1 Đợt 2
Phân chuồng hoai
mục
500 - 700 100 0 0
Ure
6 30 40 30
Lân super
15 100 0 0
kali sunphat
4 30 30 40
Vôi bột
100 100
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân hoặc hữu cơ vi sinh, 30% đạm ure, 30% kali,
vôi bón lúc làm đất. Trộn đều phân chuồng với tro bếp, rơm rạ mục theo rãnh, lấp
đất trước lúc trồng.
+ Bón thúc đợt 1: sau trồng 10 ngày.
+ Bón thúc đợt 2: trước khi thu hoạch 10 - 12 ngày.
+ Phun phân bón lá: Vườn sinh thái, Atonnic hay Humat cho rau 10 ngày 1 lần có
thể tăng năng suất lên 30 – 50% mà vẫn đảm bảo chất lượng.
+ Sau mỗi thu hoạch (1 đợt) thi tiếp tục bón đạm và kali nhu trước.
Chú ý:
+ Có thể bón phân NPK thay thế phân đơn, phân lân hữu cơ vi sinh thay lân super
(20kg/sào).
+ Nếu thiếu phân chuồngcos thể bón thêm mùn, rơm rạ mục 3 - 5 tạ/sào, rau húng
bụi sinh trưởng phát triển tốt, nhiều nhánh.
+ Bón thúc tối đa 2 lần, kết thúc bón đạm làn cuối trước khi thu hoạch ít nhất 10
ngày để hạn chế lượng nitrat thừa trong rau.
- Chăm sóc:
+ Bón thúc làn 1: sau trồng 10 ngày: phân ure 3% (30g/bình 10 lít) hoặc bón thẳng
phân đạm vào đất 3kg/sào (500m
2
)
+ Bón thúc lần 2: trước khi thu hoạch 10 -12 ngày.
+ Bón thúc phân kết hợp với xới đất, làm cỏ, vun gốc tương ứng 2 lần.
+ Phủ luống giữ ẩm và phong cỏ dại.
- Sinh vật hại.
+ Sâu hại - Sâu xanh ăn lá:
• Đặc tính: trưởng thành là loại bướm cánh hình tam giác có vết trắng ở giữa, mép
cánh có màu đen. Sâu non màu xanh nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ
thể. Sâu non thường cuốn 1 hoặc nhiều lá non lại với nhau. Mật độ cao sâu ăn trụi
lá.
• Thời gian phá hại: lúc thời tiết ẩm ướt, nắng mưa xen kẽ.
• Phòng ngừa: Cày ải, phơi đất để diệt sâu non và nhộng.
Vệ sinh đồng ruộng.
Luân canh cây trồng.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, khi mật độ sâu hại cao.
Bảng 2. Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu hại
Sâu hại Hóa chất đề nghị sử
dụng
Liều lượng (lít/ha) Thời gian cách ly
(ngày)
Sâu xanh Pegasus 5000 SC 0,5 – 1 7
Proclaim 1.9 EC 0,65 – 1 3
Match 050EC 0,5 – 1 7
Cộng hợp 32 BTN 0,4 - 1 5
+ Bệnh hại
Bệnh héo rũ vi khuẩn:
• Triệu chứng: đây là bệnh hại nguy hiểm nhất đối với rau húng lũi. Bệnh làm cho
cây bị héo rũ, lá có mùa xanh tái. Khả năng lây lan nhanh. Bệnh xảy ra rải rác trên
mốt số cây hoặc thành từng đám trên ruộng. Trên cây già triệu chứng các lá dưới
héo trước, ở cây non thì các lá trên héo trước. Triệu chứng héo tiếp diễn vài ngày
thì cây chết đột ngột và không phục hồi.
Bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguồn bệnh nằm trong đất và tàn dư cây bệnh, lây
lan nhờ nước tưới, làm đất và qua cây giống. Vi khuẩn xâm nhập vào cây thông
qua các vết thương trên gốc, các chóp rễ, kẽ hở tự nhiên trên rễ. Bệnh gây hại nặng
trên các chân đất dí chặt, bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục; nhiệt độ ấm áp
thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại.
• Thời gian gây hại: bệnh phát triển trong điều kiện trời ấm và độ ẩm không khí
cao.
• Phòng ngừa: Vệ sinh đồng ruộng thông thoáng.
Giống sạch bệnh.
Luân canh với lúa, khoai, sắn.
Sử dụng thuốc trừ sâu.
Bệnh đốm lá:
• Triệu chứng: đốm bệnh đặc trưng trên lá có màu nâu và dạng tròn, tâm đốm bệnh
màu nhạt, kích thước nhỏ hoặc lớn có viền màu nâu đậm. Đường kính của các vết
bệnh này có thể lan rộng và nối lại với nhau, khi gặp ẩm ướt lá bị thối.
• Thời gian gây hại: bệnh phát triển trong điều kiện trời ấm và độ ẩm không khí
cao.
• Phòng ngừa: Vệ sinh đồng ruộng thông thoáng.
Sử dụng thuốc trừ sâu.
Bảng 3. Hướng dẫn thuốc trừ bệnh hại
Bệnh hại Hóa chất đề nghị sử dụng Liều lượng Thời gian cách
ly (ngày)
Bệnh héo rũ New kasuran 16.6 BTN 0,5 - 1 kg/ha 7
Viroxyl 58 BTN 3 – 4 kg/ha 7
Lilacter 0.3SL 1- 1,6 lít/ha 7
Asana 2L 1,5 – 2 lít/ha 7
Bệnh đốm lá Score 250EC 0,3 – 0,5 lít/ha 7
Zoom 50EC 0,5 lít/ha -
Daconil 75WP 1,5 – 2,5 kg/ha 3
- Thu hoạch:
Thời điểm thu hoạch:
+ Sau trồng khoảng 30 – 40 ngày, cây có dạng bụi, mọc lan thì có thể thu hoạch
lứa đầu. Dùng liềm cắt phần lá để thu hái.
+ Tiếp tục chăm sóc thì sau 20 – 30 ngày có thể thu 1 lứa, bón thúc phân đạm ure
hay phân chuồng hoai mục để cây sinh trưởng khỏe, mọc dày nhiều lá (3 –
4kg/sào). Tưới nước đủ ẩm và xới xáo làm cỏ.
Yêu cầu chất lượng:
+ Yêu cầu thu rau đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, bị sâu bệnh.
+ Cắt rau má vào buổi sáng sớm, rửa kĩ bằng nước sạch, để ráo nước, rồi cho vào
bao, túi sạch trước khi đem đi tiêu thụ.
+ Trên bao bì phải có phiếu bảo hành, nhãn mác, có địa chỉ nơi sản xuất nhằm truy
nguyên nguồn gốc, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.
2. Tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ.
3. Tổ chức tập huấn chuyễn giao kỹ thuật cho 30 hộ dân tham gia.
4. Hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư.
5. Xây dựng mô hình thí điểm tại thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ.
6. Giám sát quá trình thực hiện mô hình.