Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Xác định bệnh virus cây họ đậu tại khu vực hà nội năm 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.12 MB, 181 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

------------ 



 ----------


NGUYỄN TUẤN NAM


XÁC ðỊNH BỆNH VIRUS CÂY HỌ ðẬU TẠI KHU VỰC HÀ NỘI
NĂM 2009 – 2010





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ VIẾT CƯỜNG


HÀ NỘI – 2010



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
i


LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao ñộng của chính tác giả. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn




Nguyễn Tuấn Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
ii


LỜI CẢM ƠN


ðể hoàn thành ñề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi ñã

nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Hà Viết Cường - Giám ñốc Trung tâm Bệnh cây nhiệt ñới - Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin ñược gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học, Viện ðào tạo Sau ñại học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bà con nông dân tại nhiều nơi ñã tạo ñiều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin ñược chân thành cảm ơn các cán bộ tại Trung tâm Bệnh cây
nhiệt ñới, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã nhiệt tình giúp ñỡ và tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện ñề tài.
Bên cạnh ñó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè những người luôn bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2010
Tác giả luận văn



Nguyễn Tuấn Nam



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
iii


MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Những nghiên cứu ngoài nước 4
2.2 Những nghiên cứu trong nước 29
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 33
3.2 Vật liệu nghiên cứu 33
3.3 Nội dung nghiên cứu 34
3.4 Phương pháp nghiên cứu 34
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
Chương 1. Kết quả ñiều tra bệnh virus hại cây họ ñậu tại khu vực Hà Nội
vụ ñông năm 2009 và vụ xuân năm 2010 53
1.1 Mô tả các dạng triệu chứng bệnh virus gây hại cây họ ñậu ngoài
ñồng ruộng 53
1.1.1 Triệu chứng bệnh virus trên cây ñậu tương 55
1.1.2 Triệu chứng bệnh virus trên cây ñậu cove leo 56
1.1.3 Triệu chứng bệnh virus trên cây ñậu xanh 57
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
iv



1.1.4 Triệu chứng bệnh virus trên cây ñậu ñũa 57
1.1.5 Triệu chứng bệnh virus trên cây ñậu ñen 58
1.2 Diễn biến bệnh virus 67
1.2.1 Diễn biến bệnh virus trên các giống ñậu tương tại Thủy Xuân Tiên –
Chương Mỹ - Hà Nội, vụ xuân năm 2010 68
1.2.2 Diễn biến bệnh virus do KuMV và mật ñộ bọ phấn trên tập ñoàn
dòng/ giống ñậu tương Úc nhập nội tại khoa Nông học – ðHNN Hà
Nội , vụ hè 2010 71
1.2.3 Diễn biến bệnh virus trên cây ñậu cove leo tại Cự Khối – Long Biên -
Hà Nội và Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ - Hà Nội, vụ ñông 2009 73
1.2.4 Diễn biến bệnh virus trên cây ñậu xanh tại Viện KHNNVN - Thanh
Trì - Hà Nội và tại xã Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ - Hà Nội, vụ
xuân 2010 77
1.2.5 Diễn biến bệnh virus trên cây ñậu ñũa tại Viện NCRQ – Gia Lâm - Hà
Nội, vụ ñông 2009 và vụ xuân 2010 80
1.2.6 Diễn biến bệnh virus trên cây ñậu ñen tại Viện KHNNVN - Thanh Trì -
Hà Nội và tại xã Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ - Hà Nội, vụ xuân
2010 84
Chương 2. Kết quả xác ñịnh BCMV, BlCMV và Potyvirrus gây hại cây
họ ñậu tại khu vực Hà Nội và phụ cận, năm 2009 – 2010 bằng
phương pháp ELISA, RT-PCR 88
2.1 Kết quả xác ñịnh BCMV và BlCMV gây hại trên cây họ ñậu tại
khu vực Hà Nội và phụ cận, năm 2009 – 2010 bằng phương pháp
ELISA 88
2.2 Kết quả xác ñịnh Potyvirus gây hại trên cây họ ñậu tại khu vực
Hà Nội và phụ cận, năm 2009 – 2010 bằng phương pháp RT-
PCR 93
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
v



Chương 3. Kết quả xác ñịnh Begomovirus gây hại cây họ ñậu tại khu vực
Hà Nội và phụ cận, năm 2009 – 2010 bằng phương pháp PCR 96
3.1 Kiểm tra PCR phát hiện KuMV bằng mồi ñặc hiệu 96
3.2 Kiểm tra PCR trên các mẫu ñậu ñỗ bằng căp mồi chung
BegoAFor1/Rev1 102
Chương 4. Phân tích ñặc trưng phân tử của KuMV 105
4.1 Phân tích ñặc trưng phân tử của KuMV 105
4.1.1 Tổ chức bộ gen của KuMV 106
4.1.2 Phân tích các motif chức năng quan trọng trên bộ gen của KuMV
mẫu 241 110
4.2 So sánh trình tự và phân tích phả hệ của KuMV 241 118
4.2.1 So sánh trình tự với 2 mẫu KuMV phân lập từ sắn dây 119
4.2.2 Phân tích phả hệ 120
Chương 5. Kết quả nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của KuMV 128
5.1 Khả năng lan truyền của KuMV bằng phương pháp tiếp xúc cơ học 128
5.2 Khả năng lan truyền của KuMV bằng côn trùng môi giới là bọ
phấn (Bemisia tabaci) 130
5.3 Khả năng lan truyền của KuMV qua hạt giống 132
5.4 Kết quả khảo sát phạm vi ký chủ của KuMV 134
5.5 ðánh giá ảnh hưởng của KuMV ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng
của cây ñậu tương 135
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 144
5.1 Kết luận 144
5.2 ðề nghị 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Từ viết vắt
1
BVTV Bảo vệ thực vật
2 CABI Commonwealth agricultural bureaux internetional
3
CS Cộng sự
4 Da Dalton
5
EPPO European and mediterranean plant protection
organization
6
ICTV International Comittee on Taxonomy of Viruses
7
NXB Nhà xuất bản
8
OD Optical Density
9
ORF Open Reading Frame
10
RNA Ribonucleic Acid
11
Viện KHNNVN Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
12 Viện NCRQ Viện nghiên cứu rau quả
13
TTNCRQ Xuân Mai Trung tâm nghiên cứu rau quả Xuân Mai
14
TLB Tỷ lệ bệnh

15 ðHNN Hà Nội ðại học Nông nghiệp Hà Nội


















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương trên thế giới 4
2.2 Thành phần bệnh virus gây hại trên cây họ ñậu ñã ñược xác ñịnh
trên thế giới 7
2.3 Tình hình sản xuất một số cây trồng quan trọng ở Việt Nam 30
3.1 Các mồi ñược sử dụng trong nghiên cứu 42

4.1 Các dạng triệu chứng bệnh virus hại cây họ ñậu tại khu vực Hà
Nội, năm 2009 - 2010 54
4.2 Diễn biến bệnh virus hại ñậu tương trên thí nghiệm so sánh giống
tại TTNCRQ Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội, vụ xuân 2010 69
4.3 Diễn biến bệnh virus do KuMV và mật ñộ bọ phấn trên tập ñoàn
dòng/giống ñậu tương Úc nhập nội tại Khoa Nông học, trường
ðHNN Hà Nội, vụ hè 2010 72
4.4 Diễn biến bệnh virus hại trên cây ñậu côve leo tại Cự Khối - Long
Biên - Hà Nội và Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ- Hà Nội, vụ
ñông 2009 75
4.5 Diễn biến bệnh virus hại ñậu xanh tại Viện KHNNVN - Thanh
Trì - Hà Nội và tại xã Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ - Hà Nội,
vụ xuân 2010 77
4.6 Diễn biến bệnh virus hại ñậu ñũa tại Viện NCRQ - Gia Lâm - Hà
Nội trong vụ ñông 2009 và vụ xuân 2010 81
4.7 Diễn biến bệnh virus hại ñậu ñen tại Viện KHNNVN - Thanh Trì
- Hà Nội và tại xã Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ - Hà Nội, vụ
xuân 2010 85
4.8 Kết quả kiểm tra virus gây hại cây họ ñậu ngoài ñồng ruộng năm
2009 – 2010 tại khu vực Hà Nội bằng phương pháp ELISA 90
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
viii


4.9 Kết quả xác ñịnh potyvirus gây hại trên cây họ ñậu tại khu vực
Hà Nội và phụ cận, năm 2009 – 2010 bằng phương pháp RT-
PCR 94
4.10 Các mẫu ñậu tương có phản ứng PCR dương tính với DNA-A
của KuMV 97
4.11 Kết quả kiểm PCR trên các mẫu ñậu ñỗ bằng căp mồi chung

BegoAFor1/Rev1 103
4.12 ðặc ñiểm phân tử DNA-A của mẫu KuMV 241 106
4.13 ðặc ñiểm phân tử DNA-B của mẫu KuMV 241 109
4.14 So sánh bộ gen của mẫu KuMV ñậu tương 241 với 2 mẫu KuMV
sắn dây 119
4.15 Danh lục các begomovirus sẵn có trên GenBank trong phân tích
phả hệ 124
4.16 Kết quả lây nhiễm KuMV lên cây ñậu tương bằng phương pháp
tiếp xúc cơ học 129
4.17 Lây nhiễm nhân tạo KuMV bằng bọ phấn (B. tabaci) 131
4.18 Khả năng lan truyền của KuMV qua hạt giống 133
4.19 Kết quả khảo sát phạm vi ký chủ của KuMV trên một số cây cây
trồng và cây chỉ thị 134
4.20 ðánh giá ảnh hưởng của KuMV ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng
của cây ñậu tương 137






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1 Triệu chứng do begomovirus gây hại trên cây họ ñậu 26
2.2 Hình thái của begomovirus 29
2.3 Cấu trúc phân tử DNA-A, DNA-B của begomovirus 29

4.1 Triệu chứng khảm nhăn trên ñậu tương 60
4.2 Triệu chứng khảm lùn cây trên ñậu tương 60
4.3 Triệu chứng biến dạng lá trên ñậu tương 60
4.4 Triệu chứng khảm vàng trên ñậu tương 61
4.5 Triệu chứng biến vàng cây trên ñậu tương 61
4.6 Triệu chứng khảm thường trên ñậu tương 61
4.7 Triệu chứng vàng từ hai mép lá vào trên ñậu tương 61
4.8 Triệu chứng cuộn lá trên ñậu cove leo 62
4.9 Triệu chứng biến dạng lá trên ñậu cove leo 62
4.10 Triệu chứng khảm vàng trên ñậu cove leo 62
4.11 Triệu chứng cuộn lá trên ñậu xanh 63
4.12 Triệu chứng khảm vàng trên ñậu xanh 63
4.13 Triệu chứng khảm thường trên ñậu ñũa 63
4.14 Triệu chứng cuộn lá trên ñậu ñũa 64
4.15 Triệu chứng biến dạng lá trên ñậu ñũa 64
4.16 Triệu chứng khảm vàng trên ñậu ñũa 64
4.17 Triệu chứng khảm gân xanh trên ñậu ñũa 64
4.18 Triệu chứng khảm gân vàng trên ñậu ñũa 65
4.19 Triệu chứng khảm lùn trên ñậu ñũa 65
4.20 Triệu chứng biến vàng toàn cây trên ñậu ñũa 65
4.21 Triệu chứng khảm vàng trên ñậu ñen 65
4.22 Triệu chứng khảm thường trên ñậu ñen 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
x


4.23 Triệu chứng khảm lùn trên ñậu ñen 66
4.24 Triệu chứng cuộn lá trên ñậu ñen 66
4.25 Triệu chứng khảm gân xanh trên ñậu ñen 67
4.26 Triệu chứng khảm gân vàng trên ñậu ñen 67

4.27 Diễn biến bệnh virus hại ñậu tương trên thí nghiệm so sánh giống
tại TTNCRQ Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội, vụ xuân 2010 71
4.28 Diễn biến bệnh virus hại trên cây ñậu côve leo tại Cự Khối -
Long Biên - Hà Nội và Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ- Hà Nội,
vụ ñông 2009 76
4.29 Diễn biến bệnh virus hại ñậu xanh tại Viện KHNNVN - Thanh
Trì - Hà Nội và tại xã Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ - Hà Nội,
vụ xuân 2010 79
4.30 Diễn biến bệnh virus hại ñậu ñũa tại Viện NCRQ – Gia Lâm - Hà
Nội trong vụ ñông 2009 và vụ xuân 2010 83
4.31 Diễn biến bệnh virus hại ñậu ñen tại Viện KHNNVN - Thanh Trì
- Hà Nội và tại xã Thủy Xuân Tiên – Chương Mỹ - Hà Nội, vụ
xuân 2010 87
4.32 Kết quả ELISA phát hiện BCMV 92
4.33 Kết quả ELISA phát hiện BlCMV 93
4.34 Kết quả kiểm tra xác ñịnh potyvirus bằng phương pháp RT-PCR
trên một số mẫu ñậu ñỗ thu thập ngoài ñồng tại khu vực Hà Nội
và phụ cận, năm 2009 – 2010 94
4.35 PCR phát hiện KuMV trên cây họ ñậu bằng cặp mồi KuASeqFor
và KuASeqRev 101
4.36 Kết quả PCR phát hiện KuMV sử dụng cặp mồi KuBSeqFor và
KuBSeqRev 101
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
xi


4.37 Kết quả kiểm tra sự có mặt của begomovirus trên cây họ ñậu
bằng phương pháp PCR dùng cặp mồi chung
begoAFor1/begoAReV1 105
4.38 Tổ chức bộ gen của KuMV (mẫu 241) 108

4.39 (A) Sơ ñồ vùng ori của begomovirus. (B)Liên kết ñặc hiệu của
protein Rep trên vùng ori ñể khởi ñầu quá trình tái bản bộ gen
begomovirus. (C) Minh họa trình tự và cách xắp xếp iteron của
một số begomovirus. (D) Vùng chung CR của DNA-A và DNA-
B của KuMV mẫu 241 112
4.40 (A) Sơ ñồ các vùng chức năng của begomovirus. (B) Bốn motif
liên quan ñến hoạt tính cắt – nối DNA và liên kết ATP của
protein Rep của begomovirus. (C) là protein Rep của 3 mẫu
KuMV với các motif chức năng 115
4.41 Protein CP của 3 mẫu KuMV với các motif hoặc gốc axít amin
chủ chốt liên quan ñến các chức năng lắp ráp virion, lan truyền
qua vector và nhập nhân 118
4.42 Cây phả hệ dựa trên toàn bộ bộ gen của begomovirus có bộ gen
ñơn và DNA-A của các virus có bộ gen kép 128
4.43 Số lá/cây và số quả/cây của cây nhiễm KuMV và cây khoẻ 137
4.44 Chiều cao cây, chiều dài lá và chiều rộng lá của cây nhiễm
KuMV và cây khoẻ 138
4.45 Cây nguồn dùng ñể nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của KuMV 138
4.46 PCR kiểm tra cây nguồn bằng cặp mồi KuASeqFor và
KuASeqRev 139
4.47 Thí nghiệm lây nhiễm KuMV lên cây ñậu tương bằng phương
pháp tiếp xúc cơ học với các công thức ñệm chiết khác nhau 139
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
xii


4.48 Thí nghiệm xác ñịnh khả năng lan truyền của KuMV nhờ bọ
phấn với nguồn bệnh trên cây sắn dây và nguồn bệnh trên cây
ñậu tương 140
4.49 Thí nghiệm khảo sát phạm vi ký chủ của KuMV 140

4.50 Triệu chứng lây nhiễm nhân tạo KuMV trên cây ñậu xanh 140
4.51 Triệu chứng lây nhiễm nhân tạo KuMV trên cây ñậu tương 141
4.52 Triệu chứng lây nhiễm nhân tạo KuMV trên cây ñậu tương 141
4.53 Triệu chứng lây nhiễm nhân tạo KuMV trên cây thuốc lá 141
4.54 Thí nghiệm xác ñịnh khả năng lan truyền KuMV qua hạt giống 142
4.55 Thí nghiệm ñánh giá ảnh hưởng của KuMV ñến một số chỉ tiêu
sinh trưởng phát triển của cây ñậu tương 142
4.56 PCR phát hiện KuMV trên mẫu cây thí nghiệm bằng cặp mồi
KuASeqFor và KuASeqRev 143
4.57 Hình ảnh mẫu bệnh ñược bảo quản khô bằng hạt silicagel 144
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
1


1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây họ ñậu (Fabaceae) không chỉ là cây trồng cung cấp nguồn protein,
lipit, gluxit, chất khoáng, vitamin quan trọng cho con người và vật nuôi mà
còn góp phần làm tăng ñộ màu mỡ cho ñất nông nghiệp. Người ta ước tính
trên thế giới có khoảng 700 triệu người sử dụng nguồn protein từ ñậu ñỗ trong
khẩu phần ăn hàng ngày (Mai Trường và cs, 2001).
Hàm lượng protein trong hạt ñậu ñỗ thường biến ñộng trên dưới 30%,
trong ñó hạt ñậu tương có hàm lượng protein cao nhất 36-38 % còn các loại
hạt ñậu ñỗ có hàm lượng protein thấp như ñậu triều 16,3%. Theo kết quả
nghiên cứu của Viện chăn nuôi Quốc Gia (2001) tỷ lệ protein của hạt ñậu ñỗ
tương ñương protein ở cá (trung bình 30-35%) nhưng lại cao hơn nhiều hạt
hòa thảo (trung bình 8-10%). Hạt ñậu ñỗ không những có hàm lượng protein
cao mà còn chứa ñầy ñủ các axit amin không thay thế như Arginine, histidine
… hàm lượng này không chênh lệch nhiều so với thức ăn ñộng vật nhưng lại

cao hơn hẳn so với thức ăn họ hòa thảo (Trần Tố, 2004).
Quả ñậu ñỗ ñược sử dụng với nhiều mục ñích khác nhau: Có thể xào
nấu trực tiếp (ñậu cove, ñậu ñũa …), sử dụng làm nguyên liệu chế biến sản
xuất ra nhiều dạng sản phẩm khác nhau (từ hạt ñậu tương người ta chế biến ra
ñược trên 600 sản phẩm khác nhau) và dùng làm vị thuốc chữa bệnh (hạt ñậu
tương ñen là thức ăn tốt cho người bị bệnh ñái tháo ñường, thấp khớp, người
mới ốm dậy … (Phạm Văn Thiều, 2001).
Ngoài những tác dụng về mặt dinh dưỡng trên, cây họ ñậu là cây trồng
duy nhất có tác dụng cải tạo ñất, làm tăng ñộ màu mỡ cho ñất nông nghiệp.
Theo Mustin (1984) nhờ khả năng cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với rễ cây
họ ñậu mà hàng năm cây họ ñậu ñã ñể lại cho ñất từ 60-300 kgN/ha/năm
(Nguyễn Xuân Thành, 1993).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
2


Tập ñoàn cây họ ñậu rất phong phú và ña dạng. Theo Trần Văn Lài
(1990) có khoảng 20.000 loài cây họ ñậu, trong ñó khoảng 1000 loài (chiếm
5% tổng số) ñã ñược con người sử dụng. Trong các cây họ ñậu ở vùng nhiệt
ñới các cây như: ðậu tương, ñậu xanh, ñậu ñen, ñậu ñũa, ñậu cove, ñậu trắng,
ñậu ñỏ … là ñược trồng phổ biến nhất (Maesen & Vander, 1996)
.

Ngày nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cây họ ñậu ngày càng tăng
cao nên ñã thúc ñẩy phát triển các vùng trồng cây họ ñậu, nhưng năng suất
còn thấp và không ổn ñịnh. Một trong những yếu tố chính hạn chế năng suất
ñậu ñỗ là sâu bệnh hại, trong ñó có các bệnh về virus là gây hại phổ biến ở tất
cả các giai ñoạn sinh trưởng của cây làm giảm năng suất, phẩm chất và gây
thoái hóa giống.
Thành phần virus hại cây họ ñậu gồm nhiều virus khác nhau thể hiện

nhiều dạng triệu chứng khác nhau, theo CABI (2007) có khoảng 76 loài virus
gây hại trên cây họ ñậu.
Ở Việt Nam, cho tới nay có rất ít các công bố về thành phần virus
nhiễm trên cây họ ñậu. ðầu tiên là một nghiên cứu dựa trên phân tích miễn
dịch liên kết men (Enzyme Liked Immunosorbent Assay - ELISA) và giải
trình tự từ các mẫu hạt giống ñậu ñỗ thu thập ở miền Bắc Việt Nam. Dựa trên
nghiên cứu này, các tác giả (Ngô Bích Hảo và cs, 2003) ñã xác nhận sự có
mặt của bean common mosaic virus (BCMV) trên hạt ñậu (Vigna
unguiculata) và cho thấy tỷ lệ hạt ñậu nhiễm virus là từ 0,8 tới 12,4 %.
Nghiên cứu thứ hai là các phân tích trình tự gen từ 9 mẫu BCMV phân lập từ
các cây họ ñậu biểu hiện triệu chứng bệnh như ñậu ñen, ñậu ñỏ, ñậu ñũa, ñậu
tương và muồng 3 lá (một cây che phủ cà phê) thu thập tại nhiều tỉnh ở Việt
Nam (Hà Viết Cường và cs, 2008).
Tuy nhiên, trên ñồng ruộng triệu chứng nhiễm virus thường quan sát
thấy trên các cây họ ñậu. Việc xác ñịnh thành phần bệnh virus hại cây họ ñậu
là yêu cầu quan trọng nhằm cung cấp thông tin khoa học cho công tác phòng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
3


chống như xây dựng và ñiều chỉnh danh lục ñối tượng kiểm dịch thực vật và
tạo giống kháng bệnh.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, ñược sự phân công của Bộ môn
Bệnh cây, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự
hướng dẫn của TS. Hà Viết Cường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thực hiện
ñề tài: “Xác ñịnh bệnh virus cây họ ñậu tại khu vực Hà Nội và phụ cận
năm 2009 – 2010”

1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích

Xác ñịnh thành phần bệnh virus trên cây họ ñậu tại khu vực Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra tình hình bệnh virus hại cây họ ñậu tại một số vùng thuộc Hà
Nội năm 2009 - 2010.
- Thu thập mẫu bệnh virus tại một số vùng thuộc Hà Nội và phụ cận
năm 2009 - 2010.
- Mô tả các dạng triệu chứng bệnh trên cây họ ñậu do virus gây ra.
- Xác ñịnh bệnh virus trên cây họ ñậu bằng phản ứng ELISA gián tiếp
(Indirect enzym linked immunosorbent assay), PCR (Polymerase chain
reaction) và RT-PCR (Reverse transcription - polymerase chain reaction).

- Phân tích một số ñặc trưng phân tử của kudzu mosaic virus (KuMV).
- X
ác ñịnh một số ñặc trưng sinh học của KuMV.

- ðánh giá ảnh hưởng của KuMV ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
cây ñậu tương.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Nguồn gốc xuất sứ và tình hình sản xuất những cây họ ñậu quan trọng
Một số cây trong họ ñậu ñã và ñang ñược sử dụng nhiều nhất trên thế giới

là ñậu tương, lạc, ñậu xanh, ñậu ñũa, ñậu côve, ñậu Hà Lan, ñậu ñen…
* Cây ñậu tương (Glycine max L.) là cây trồng quan trọng nhất trong
các cây họ ñậu, là thực phẩm thông dụng của nhiều nước. Cây ñậu tương có
nguồn gốc ở ðông Nam châu Á. Hiện nay ñậu tương có diện tích, năng suất
và sản lượng lớn nhất trong tất cả các cây ñậu ñỗ (Maesen & Vander, 1996).
Trong 10 trở lại ñây (2000 – 2010) nhu cầu về protein thực vật cho con người,
cho chăn nuôi trên thế giới không ngừng tăng nhanh chóng, nên sản xuất ñậu
tương ñã tăng mạnh trong những năm qua.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương trên thế giới
(FAO, 2010)
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2000 74,39 21,70 162,52
2001 76,83 23,15 177,93
2002 78,83 23,03 181,55
2003 83,61 22,79 190,52
2004 91,17 22,64 206,40
2005 92,43 23,18 214,26
2006 94,93 22,97 218,23
2007 90,20 24,45 220,53
2008 96,87 23,84 230,95
2009 90,86 23,21 210,90
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
5




Kết quả bảng 2.1 cho thấy, trong 10 năm từ 2000 – 2009, diện tích
trồng ñậu tương tăng 22,14% ñạt 90,86 triệu ha. Năm 2009, sản lượng tăng
29,77% ñạt 210,90 triệu tấn so với năm 2000 chỉ ñạt 162,52 triệu tấn. Song
song với việc mở rộng diện tích thì năng suất và sản lượng ñậu tương cũng có
xu hướng tăng lên. Năm 2000 năng suất trung bình ñạt 21,70tạ/ha, sản lượng
162,52 triệu tấn. Năm 2009 năng suất ñạt 23,21tạ/ha, sản lượng tăng mạnh ñạt
210,90 triệu tấn. Sự tăng trưởng trên ñược giải thích bằng việc ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất ñậu tương. ðặc biệt là việc ứng
dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, chủ yếu là ñưa vào sản xuất nhiều
giống biến ñổi gen có năng suất cao.
Năm 2009, 5 nước sản xuất ñậu tương lớn nhất thế giới là Mỹ, Braxin,
Achentina, Trung Quốc và Ấn ðộ. Sản lượng ñậu tương của 5 nước này
chiếm tới 91% tổng sản lượng. Trong ñó Mỹ là nước sản xuất nhiều nhất ñạt
80,7 triệu tấn chiếm 38% sản lượng ñậu tương toàn thế giới (USDA, 2009).
* Cây ñậu xanh (Vigna radiate L.) có nguồn gốc từ Ấn ðộ hoặc khu
vực ðông Dương - Myanmar, ngày nay ñược trồng ở nhiều nơi nhưng Châu
Á là nơi sản xuất ñậu xanh lớn nhất, ở ðông Nam Á ñậu xanh ñược xếp vào
một trong 3 loại ñậu chính (sau ñậu tương, lạc). Sản lượng ñậu xanh (1980)
của thế giới ước ñạt 2 triệu tấn trên diện tích 4 triệu ha. Ấn ðộ là nước sản
xuất ñậu xanh nhiều nhất với sản lượng 1,2 triệu tấn trên diện tích 2,8 triệu
ha, tiếp theo là Thái Lan với sản lượng 0,25 triệu tấn trên diện tích 0,4 triệu ha
(Maesen và Vander, 1996).
* ðậu côve vàng (Phaseolus vulgaris L.) có nguồn gốc từ miền Nam
Mexico, Trung Mỹ. Ngày nay, ñậu côve vàng ñược trồng phổ biến ở nhiều vùng
nhiệt ñới, cận nhiệt ñới và ôn ñới. Sản lượng ñậu côve vàng của thế giới (1979)
ước tính khoảng 8,3 triệu tấn và Braxin là nước sản xuất nhiều ñậu côve nhất thế
giới với sản lượng ñậu giai ñoạn 1973- 1975 là 2,3 triệu tấn (không kể ñậu cà)
(Maesen & Vander, 1996).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
6


* Cây ñậu ñũa (Vigna sesquipedalis Wight) có nguồn gốc từ ðài Loan
hay miền Nam Trung Quốc hay từ Banglades. ðậu ñũa là một trong 10 loại
rau quan trọng ở vùng ðông Nam Á, ngày nay ñược trồng chủ yếu ở Ấn ðộ,
Banglades, ðông Nam Á và châu Úc nhưng hiện nay ñược trồng rộng rãi ở
vùng nhiệt ñới như một vụ rau nhỏ, sản lượng ñậu ñũa ở ðông Nam Á thường
cao hơn ở Châu Phi. Sản lượng ñậu ñũa của Ấn ðộ là 6- 8 tấn quả/năm
(Maesen & Vander, 1996).
* Cây ñậu ñen (Vigna unguiculata L.) có nguồn gốc từ Châu Phi, ñược
trồng rộng rãi ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới (từ 30
0
N ñến 30
0
B) ñặc biệt là ở
Châu Phi. ðậu ñen và ñậu ñỏ ñược trồng với diện tích lớn ở 16 nước Châu Phi là
nơi sản xuất 2/3 tổng sản lượng ñậu của thế giới, ở Châu Á diện tích trồng ñậu
ñen có khoảng 1 triệu ha và Ấn ðộ là nước có diện tích lớn nhất (có 0,5 triệu
ha). Sản lượng trung bình của Châu Phi là 100 - 300 kg/ha, nếu chăm sóc tốt có
thể ñạt 1000 - 4000 kg/ha (Nguyễn Thị Nhung, 2002).
2.1.2. Những nghiên cứu về bệnh virus hại cây họ ñậu
Theo Iwaki (1992), cây ñậu tương ở các nước ðông Nam Á bị 13 loài
virus gây hại, trong ñó virus khảm lá ñậu tương (soybean mosaic virus, SMV)
là virus phổ biến và có ý nghĩa kinh tế nhất.
Theo Schwartz (2005), ở Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới có khoảng
27 loại virus khác nhau gây hại trên ñậu ñỗ (Phaseolus vulgaris L.).
Theo CABI (2007), có tới 76 virus gây hại trên cây họ ñậu lan truyền
bằng nhiều hình thức khác nhau.

Kết quả bảng 2.2 cho thấy có hai chi virus gây hại phổ biến trên cây họ ñậu:
+ Chi Potyvirrus, họ Potyviridae có 13 loài, lan truyền nhờ rệp muội;
+ Chi Begomovirrus, họ Geminiviridae có 8 loài, lan truyền nhờ bọ phấn.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
7


Bảng 2.2. Thành phần bệnh virus gây hại trên cây họ ñậu ñã ñược xác ñịnh trên thế giới
STT Loài virus Viết tắt
Họ
(Family)
Chi
(Genus)
Môi giới
truyền bệnh
1
Abutilon mosaic virus AbMV Geminiviridae Begomovirus Bọ phấn (Bemisia sp.)
2
Alfalfa mosaic virus AMV Bromoviridae Alfamovirus Rệp muội (Aphidiae)
3
Artichoke yellow ringspot virus AYRSV Comoviridae Nepovirus -
4
Bean golden yellow mosaic virus BGYMV Geminiviridae Begomovirus Bọ phấn (Bemisia sp.)
5
Bean Leaf roll virus BLRV Luteoviridae Luteovirus Rệp muội (Aphidiae)
6
Bean pod mottle virus BPMV Comoviridae Comovirus Bộ cánh cứng

7
Bean rugose mosaic virus BRMV Comoviridae Comovirus Bộ cánh cứng
8
Bean yellow mosaic virus BYMV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
9
Bean common mosaic necrosis virus BCMNV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
10
Bean common mosaic virus BCMV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
11
Bean golden mosaic virus BGMV Geminiviridae Begomovirus Bọ phấn (Bemisia sp.)
12
Beet western yellows virus BWYV Luteoviridae Polerovirus Rệp muội (Aphidiae)
13
Beet curly top virus BCTV Geminiviridae Curtovirus Họ rầy xanh (Cicadelidae)
14
Broad bean mild mosaic virus BBMMV - - -
15
Broad bean mottle virus BBMV Bromoviridae Bromovirus -
16
Broad bean necrosis virus BBNV Virgaviridae Pomovirus Nấm (Polymyxa và Olpidium)
17
Broad bean stain virus BBSV Secoviridae Comovirus -
18
Broad bean true mosaic virus BBTMV Secoviridae Comovirus -
19
Broad bean wilt virus BBWV Comoviridae Fabavirus Rệp muội (Aphidiae)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
8



20
Brome mosaic virus BMV Bromoviridae Bromovirus -
21
Chickpea cholorotic dwarf virus CpCDV Geminiviridae - -
22
Clover yellow mosaic virus ClYMV Alphaflexiviridae
Potexvirus -
23
Clover yellow vein virus ClYVV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
24
Cowpea chlorotic mottle virus CCMV Bromoviridae Bromovirus -
25
Cowpea
moroccan aphid-borne
mosaic virus
CABMV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
26
Cowpea mosaic virus CPMV Secoviridae Comovirus
Bọ cánh cứng (Như Ootheca
mutabilis)
27
Cowpea stunt virus CPSV Luteoviridae Luteovirus -
28
Cowpea mild mottle virus CPMMV Betaflexiviridae Carlavirus Bọ phấn (Bemisia sp.)
29
Cowpea severe mosaic virus CPSMV Secoviridae Comovirus
Cerotoma ruficornis và C.
trifurcata
30
Cucumber mosaic virus CMV Cucumovirus Bromoviridae Rệp muội (Aphidiae)

31
Desmodium yellow mottle virus DYM0V Tymoviridae Tymovirus -
32 Faba bean necrotic yellows virus FBNYV - Nanovirus Rệp muội (Aphidiae)
33
Groundnut bud necrosis virus GBNV - -
34
Groundnut rosette assistor virus GRAV Luteoviridae - Rệp muội (Aphidiae)
35
Groundnut rosette virus GRV - Umbravirus -
36
Groundnut yellow spot virus GYSV Bunyaviridae Tospovirus -
37
Impatiens necrotic spot virus INSV Bunyaviridae Tospovirus Bọ trĩ (Frankliniella occidentalis )
38
Indonesian soybean dwarf virus ISDV Luteoviridae - -
39
Lettuce mosaic virus LMV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
9


40
Lettuce necrotic yellows virus LNYV Rhabdoviridae Cytorhabdovirus
Rệp muội (Aphidiae)
41
Milk vetch dwarf virus MVDV Nanoviridae Nanovirus -
42
Mungbean yellow mosaic virus MYMV Geminiviridae Begomovirus Bọ phấn (Bemisia sp.)
43
Passion fruit woodiness virus PWV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)

44
Pea early-browning virus PEBV Virgaviridae Tobravirus Tuyến trùng (Trichodorus sp.)
45
Pea enation mosaic virus-1 PEMV Luteoviridae Enamovirus Rệp muội (Aphidiae)
46
Pea seed-borne mosaic virus PSbMV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
47
Pea streak virus PeSV Betaflexiviridae Carlavirus Rệp muội (Acyrthosiphon pisum)
48
Peanut stunt virus PSV Bromoviridae Cucumovirus Rệp muội (Aphidiae)
49
Peanut mottle virus PeMoV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
50
Peanut clump virus PCV Virgaviridae Pecluvirus Nấm (Polymyxa graminis)
51
Peanut stripe virus PStV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
52
Pigeonpea sterility mosaic virus PPSMV - - -
53 Quail pea mosaic virus QPMV Comoviridae Comovirus
Bọ cánh cứng (Như Ceratoma
trifurcata ...)
54
Red clover vein mosaic virus RCVMV Betaflexiviridae Carlavirus Rệp muội (Aphidiae)
55
Southern bean mosaic virus SBMV - Sobemovirus Bọ cánh cứng (Ceratoma trifurcata)
56
Soybean crinkle virus SCLV Geminiviridae Begomovirus Bọ phấn (Bemisia sp.)
57
Soybean mosaic virus SMV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
58

Soybean yellow vein virus SYMV Rhabdoviridae - -
59
Soybean chlorotic mottle virus SbCMV Caulimoviridae Caulimovirus -
60
Soybean dwarf virus SbDV Luteoviridae Luteovirus Rệp muội (Aphidiae)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
10


61
Squash leaf curl virus SLCV Geminiviridae Begomovirus Bọ phấn (Bemisia sp.)
62
Sunn-hemp mosaic virus SHMV Virgaviridae Tobamovirus -
63 Tobacco ringspot virus TRSV Secoviridae Nepovirus
Tuyến trùng (Xiphinema
americanum),
bọ trĩ (Thrips tabaci), nhện
(Tetranychus)
64
Tobacco mosaic virus TMV Virgaviridae Tobamovirus Rệp muội (Aphidiae)
65
Tobacco necrosis satellite virus TNSV - - -
66
Tobacco necrosis virus TNV Tombusviridae Necrovirus
Bào tử ñộng của nấm Olpidium
brassicae
67
Tobacco rattle virus TRV Virgaviridae Tobravirus
Tuyến trùng (Paratrichodorus sp.,
Trichodorus sp.)

68 Tobacco streak virus TSV Bromoviridae Ilarvirus
Bọ trĩ (Thrips tabaci, Frankliniella
occidentalis)
69
Tomato black ring virus TBRV Secoviridae Nepovirus
Tuyến trùng (Longidorus
attenuatus)
70
Tomato mottle virus ToMoV Geminiviridae Begomovirus Bọ phấn (Bemisia sp.)
71
Tomato spotted wilt virus TSWV Bunyaviridae Tospovirus Bọ trĩ (Frankliniella sp., Thrips sp.)
72
Tomato yellow leaf curl virus TYLCV Geminiviridae Begomovirus Bọ phấn (Bemisia sp.)
73
Turnip mosaic virus TuMV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
74
Urd bean leaf crinkle virus ULCV - - Rệp muội (Aphidiae)
75
Watermelon
mosaic virus WMV Potyviridae Potyvirus Rệp muội (Aphidiae)
76
White clover mosaic virus WCLMV Alphaflexiviridae
Potexvirus Rệp muội (Acyrthosiphon pisum)
Ghi chú: (-): Chưa xác ñịnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
11


2.1.2.1. Giới thiệu chung về chi Potyvirus
Chi Potyvirus là một trong những chi lớn nhất trong các chi virus thực vật và là chi lớn nhất trong họ

Potyviridae. Chi Potyvirus có hơn 100 loài, tất cả các thành viên có virion dạng sợi mềm, lan truyền nhờ rệp muội họ
Aphididae, còn một số lan truyền thông qua hạt giống và qua vết thương cơ giới (Gibbs và cs, 2008).
Theo ICTV (2009), họ Potyviridae có 8 chi, trong ñó chi Potyvirrus là chi lớn nhất có 143 loài trong tổng số 170
loài virus thuộc họ Potyviridae.
Trong ñó các virus phổ biến và có ý nghĩa nhất là SMV và BCMV. Hai virus này ñều thuộc chi Potyvirus, họ
Potyviridae.
2.1.2.2. Giới thiệu một số Potyvirus quan trong hại cây họ ñậu
A. Soybean mosaic virus (SMV)
* Lịch sử nghiên cứu và phân bố ñịa lý:
Bệnh ñược Clinton (1915), Gardener & Kendrick (1921) phát hiện, quan sát và mô tả lần ñầu tiên ở bang
Connecticut thuộc Mỹ (Brunt và cs, 1996).
SMV có mặt ở hầu hết các vùng trồng ñậu tương trên thế giới như ở Châu Á (Trung Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan,
Philippines ...), Châu Phi (Ethiopia, Uganda ...), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada ...), ở Trung Mỹ (Jamaica), Nam Mỹ (Argentina,
Brazil …), Châu Âu (ðức, Hà Lan …), Châu ðại Dương (Australia, New Zealand) (CABI, 2010a).
* Phân loại và danh pháp:
Virus có ARN sợi ñơn dương (ssRNA), họ Potyviridae, giống Potyvirus, loài Soybean mosaic potyvirus, ngoài ra
virus còn có một số tên khác như Soja virus 1, Soybean virus 1.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
12


Tên thường dùng Soybean mosaic virus, viết tắt SMV.
SMV và các Potyvirus như Cowpea aphid-borne mosaic virus, Passionfruit woodiness virus, Zucchini yellow mosaic virus)
hiện nay ñược coi là có liên quan chặt chẽ ñến BCMV và BCMNV nhưng vẫn ñược phân loại là loài riêng biệt như là Bean yellow
mosaic, sugarcane mosaic virus và Potato Y viruses (trong ñó PVY là một thành viên của chi) (CABI, 2010a). Tuy nhiên các virus
Azuki bean mosaic, Blackeye cowpea mosaic và Peanut stripe viruses, và các mẫu phân lập SMV ở ðài Loan ñược coi là có liên
quan ñến các chủng của BCMV (McKern và cs, 1992; Vetten và cs, 1992). Do vậy ñể xác ñịnh các Potyvirus và ñể chẩn ñoán những
bệnh do chúng gây ra cần sử dụng những phương pháp chẩn ñoán phức tạp như sử dụng kháng thể ñơn dòng, giải trình tự gen, chính
dựa trên các kỹ thuật này mà khi so sánh trình tự gen của Peanut stripe virus người ta thấy chúng có liên quan mật thiết ñến SMV
(

Gunasinghe và cs, 1994).
Phân biệt các chủng SMV là rất quan trọng trong chiến lược chọn tạo giống ñậu tương kháng bệnh virus. Ở Mỹ
người ta ñã phân biệt ñược 7 nhóm chủng SMV khác nhau ñược ký hiệu từ G1 – G7, dựa trên tương tác của SMV với năm
giống ñậu tương trồng (Cho & Goodman, 1979). Ở Nhật 5 chủng (AE) ñã ñược xác ñịnh bằng cách sử dụng những giống
cây ñậu tương khác nhau (Takahashi và cs, 1980), còn ba nhóm chủng (chủng 1, chủng 2, chủng 3) ở Trung Quốc ñã ñược
chia thành bảy nhóm dưới chủng (sub group) và 13 chủng khi thử nghiệm chúng trên 56 giống ñậu tương trồng chủ yếu
trong nước (CABI, 2010a).
Dựa vào xác ñịnh trình tự gen của vỏ protein người ta có thể phân biệt ñược các virus với nhau, nhưng vỏ protein
không phải lúc nào cũng liên quan ñến tính gây bệnh của virus và do ñó không ñược sử dụng trong việc phân biệt các
chủng virus. Vùng không mã hóa 3' (3' NCR) ñã ñược sử dụng trong lai tạo và giải trình tự gen ñã chứng minh là ñặc
biệt hữu ích cho việc phân biệt giữa các chủng potyvirus và các chủng của SMV (Benscher và cs, 1996).

×