Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Nguyễn Văn Hường – Trường PTCS A Xing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.37 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 11 (Từ tiết 41 đến tiết 44) Ngày dạy: …./…./……tại lớp…… Ngày dạy: …./…./……tại lớp……. Tiết 41 Văn bản: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. - Giá trị hiện thực : phản ánh chân thực cuộc sống của con người. - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh. - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình ; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt. - Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. 3. Thái độ: giáo dục HS biết thương yêu và thông cảm với những người ngèo khổ. B. Chuẩn bị:  GV: soạn bài  HS: tìm hiểu bài. C. Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, diễn giảng D. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”- Hạ Tri Chương? - Nêu ý nghĩa bài thơ và những nét nổi bật về nghệ thuật của bài thơ? 2. Bài mới:. Họat động của thầy và trò. Bài ghi của HS. Hoạt động 1: Giới thiệu bài Nếu như Lí Bạch …. lãng mạn, tự do, hào phóng thì Đỗ Phủ lại chính là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ 1 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ông được mệnh danh là thi sử (sử bằng thơ). Cuộc đời long đong, khốn khổ, chết vì nghèo, bệnh, Đỗ Phủ đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, đau buồn, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một bài thơ như thế. Họat động 2: Tìm hiểu chung HS đọc CT/132,133 [?] Dựa vào CT, nêu vài nét chính về tác giả?  HS (ý bên) GV chốt: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất không chỉ ở đời Đường mà cả trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. Ông làm thơ khi 7 tuổi – là nhà thơ giàu lòng yêu dân, lo đời, ghét cường bạo. Ông sống trong thời loạn lạc, nửa đời bôn ba lận đận, cuộc đời trải qua nhiều bất hạnh, công danh lận đận, phiêu bạt tha phương. Càng cuối đời càng nghèo khổ, cơm không đủ ăn, bệnh không thuốc, được bạn bè giúp đỡ dựng nhà, ở không được bao lâu bị cơn gió to tốc sạch, xót xa trứơc cảnh đó ông làm bài thơ này. - Vào mùa động 770 ông qua đời trên chiếc thuyền nan rách nơi quê nhà. Vì thế thân phận của ông phản ánh chân thực sâu sắc hiện thực về xã hội Trung Quốc bấy giờ.  Đó là nguyên nhân khiến thơ ông được gọi là thi sử (sử bằng thơ) - Với nhân cách cao thượng, nghệ thuật sáng tác trác việt nên được tôn vinh là Thi thánh (ông thánh làm thơ) GV hướng dẫn đọc + 3 khổ đầu: giọng kể tả, bộc lộ cảm xúc buồn + khổ cuối: giọng phấn chấn hơn GV đọc mẫu – HS đọc [?] Em có nhận xét gì về số câu, số chữ trong câu, vần nhịp – Từ đó rút ra thể thơ?  HS: bài có 23 câu, phần lớn câu 7 chữ, gieo vần khá tự do  cổ thể [?] Dựa vào nội dung, cách sắp xếp khổ thơ hãy xác định bố cục bài thơ? phần 1 (3 khổ đầu)  những nỗi khổ của nhà thơ phần 2 (khổ cuối)  niềm mơ ước của tác giả GV nói thêm: - Tác phẩm này được viết theo bút pháp hiện thực, 2 Lop7.net. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc.. 2. Tác phẩm: - Thể thơ: viết theo hình thức cổ thể. - Bố cục: 2 phần.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau. - Bài thơ được sáng tác dựa trên sự việc có thật trong cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ ở Thành Đô ( Tứ Xuyên ). Họat động 3: Đọc hiểu văn bản [?] Đọc 3 khổ thơ đầu, nội dung chính? - những nỗi khổ của tác giả HS đọc lại khổ thơ 1 [?] Nhà của Đỗ Phủ bị phá trong thời điểm nào? - Mùa thu, tháng tám gió cao [?] Cho biết ngôi nhà và chủ nhân như thế nào mà không chống nổi với cơn gió thu ? - Nhà đơn sơ, không chắc chắn, chủ nhà nghèo. [?] Tìm chi tiết, hình ảnh ngôi nhà bị gió thu phá ? - Tranh rải khắp bờ, mảnh cao treo rừng xa, mảnh thấp vào mương sa.. II. Đọc hiểu VB: 1. Những nỗi khổ của tác giả: a) Khổ 1:. Tháng tám thu cao……… Tranh bay……rải khắp bờ Mảnh cao………… Mảnh thấp………… [?] Ở khổ thơ này tác giả dùng PTBĐ nào ?  miêu tả (kết hợp tự sự) - Miêu tả kết hợp tự sự  Cảnh gió thổi nhà tốc mái tan tác, tiêu [?] Qua hình ảnh miêu tả em có nhận xét gì về điều. cảnh tượng đó? - Cảnh gió thổi nhà tốc mái tan tác, tiêu điều [?] Em thử hình dung tâm trạng của tác giả ? - tác giả đau khổ, bất lực GV chốt: - Bằng phương thức biểu đạt miêu tả kết hợp tự sự: khiến ta hình dung được gió rất mạnh, nó tàn phá ngôi nhà hoang tàn, cuốn bay cả mái nhà mới được dựng lên. - Với lối viết liệt kê, từ “tranh” được điệp đi điệp lại đã tái hiện rõ nét một trận cuồng phong lần lượt bóc đi từng tấm tranh – nhà thơ ngơ ngác nhìn bất lực. - Đã bao năm tháng bôn ba xuôi ngược, chạy loạn, mưu sinh. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và người thân Đỗ Phủ mới dựng được căn nhà tranh nho nhỏ. Vậy mà bây giờ ông trời lại chẳng buông tha cho người áo vải  Tóm lại, khổ 1 như 1 ghi chép ngắn về trận cuồng phong, 1 trận bão tố bất ngờ, dữ dội mà con người không thể làm gì được. 3 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HS đọc tiếp khổ thơ 2 [?] Đoạn 2 miêu tả cảnh gì? Cảnh đó được thể hiện trong câu thơ nào ? - Cảnh trẻ con trong làng xô nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà (câu 2,3). [?] Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà, cảnh tượng này gợi cho ta thấy cuộc sống XH thời Đỗ Phủ như thế nào? - Gợi cuộc sống khốn khổ, đáng thương. [?] Ta có nên trách lũ trẻ con thôn Nam không? Vì sao? - không - vì bọn chúng là những đứa trẻ đói nghèo, thất học nên mới cướp giật như vậy. Đây cũng là cảnh đói nghèo, trẻ thất học tràn lan phổ biến khắp nước Trung Hoa đầy li loạn thời bấy giờ. GV: Tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội PK bấy giờ. Hình ảnh những đứa trẻ là đạo tặc là những tiểu tướng  Đó là sản phẩm của một xã hội đại loạn. [?] Vậy theo em, ở khổ thơ 2, tác giả dùng phương thức biểu đạt gì? - Tự sự kết hợp biểu cảm [?] Qua hình ảnh đó em cảm nhận cảnh đời như thế nào? - Đó là cảnh đời đói khổ, đầy xót xa và thương cảm. [?] Nhận xét gì về hình ảnh Đỗ phủ trong 2 câu cuối, là một con người như thế nào? GV gợi ý: những nỗi ấm ức đang diễn ra trong lòng tác giả lúc này có thể là : (1) Nỗi cơ cực của tuổi già không còn sức đua chen với đời. (2) Nỗi cay đắng cho thân phận nghèo khổ của mình và những người nghèo khác như mình. (3) Nỗi xót xa cho cảnh đời nghèo khổ bất lực trong thiên hạ. [?] Em hiểu theo cách nào? Vì sao? - Cách 2, 3 Vì đây là nỗi xót xa nghẹn ngào của nhà thơ, người có trái tim nhân hậu. HS đọc khổ thơ 3: [?] Hai câu đầu cho ta cảm nhận một không gian như thế nào? 4 Lop7.net. b) Khổ 2: Trẻ con… khinh ta già không sức ……………………… xô cướp giật Môi khô miệng cháy……….. …………………….lòng ấm ức.  tự sự (kết hợp biểu cảm).  Cảnh đời đói khổ, đầy xót xa và thương cảm..  Tấm lòng nhân hậu xót xa nghẹn ngào. trước cảnh đời.. c) Khổ 3:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Không gian bị bóng tối bao phủ dày đặc và lạnh lẽo. [?] Chi tiết đó gợi cho em liên tưởng về thực trạng xã hội lúc bấy giờ ra sao?  Gợi sự liên tưởng về thực trạng xã hội đen tối, bế tắc, đói khổ… [?] Bốn câu tiếp theo cho em hình dung về nỗi khổ gì của tác giả ? + Nhà dột, mưa rơi không ngớt, chăn cũ, con đạp rách tung, nhà thơ thì trằn trọc suốt đêm không sao ngủ được. [?] Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống nhà thơ ra sao? + Cuộc sống với bao nỗi khổ dồn dập, liên tiếp, chồng chất … [?] Hiểu thế nào là cơn loạn? - chú thích 1 S/133 [?] Em hiểu như thế nào về câu hỏi của tác giả: Đêm dài ướt át sao cho trót? + Đêm dài, nhà dột nát, không ngủ được, mong cho đêm nay chóng qua mau. + Tác giả tự hỏi nỗi khổ đêm nay có phải là nổi khổ cuối cùng của gia đình mình không. [?] Ý nghĩa của câu hỏi này ?  Phê phán thực trạng bế tắc của xã hội đương thời. [?] Ở khổ 3, tác giả dùng kết hợp các phương thức biểu đạt nào? - tả, kể, biểu cảm, câu hỏi tu từ [?] Nỗi khổ của nhà thơ ở đây tăng lên như thế nào? - Nỗi khổ được nhân lên gấp bội vì không chỉ nỗi khổ về vật chất: ướt, lạnh, con quấy phá, mệt đói, buồn rầu… mà còn nỗi đau thời thế: lo lắng vì loạn lạc (nỗi đau chung của các nhà nho) GV chốt: Nỗi khổ của tác giả cũng là nỗi khổ chung của người dân lao động, các nhà nho trí thức. Ông đã đồng cảm sâu sắc với những nỗi đau khổ của dân đen, đồng thời lên án XHPK Trung Quốc thời bấy giờ, một xã hội loạn lạc, dân khổ, trẻ thất học….==> Đây là giá trị hiện thực của bài thơ. HS đọc khổ thơ cuối: [?] Đoạn cuối nhà thơ không còn ấm ức nữa mà 5 Lop7.net. ………..………..mây tối mực ………………….đêm đen đặc Mền vải lâu năm ………….. ………..nhà dột…………….. …..Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê Đêm dài ướt át sao cho trót?.  kể, tả, biểu cảm, câu hỏi tu từ.  Nỗi khổ khốn cùng của một nhà nho..  Nỗi đau thời thế. 2. Mong ước của tác giả: (khổ cuối).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> bùng lên một ước mơ, khát vọng, đó là ước mơ gì ? - Nhà thơ ước mơ có một ngôi nhà to rộng che chở cho nghìn người nghèo trong thiên hạ [?] Để biến ước mơ đó thành hiện thực nhà thơ đã chấp nhận điều gì? - Nhà thơ muốn biến ước mơ thành hiện thực, dẫu cho riêng nhà mình bị nát, bản thân có chết rét cũng cam lòng. [?] Từ ước mơ và niềm hân hoan đó em có nhận xét gì về tấm lòng của Đỗ Phủ ? - Nhà thơ có tấm lòng vị tha, ước mơ cao cả và tinh thần nhân đạo. [?] Ước vọng cao cả, nhưng tại sao tác giả lại mở đầu bằng 2 tiếng than ôi ! ? - Ước vọng lại mở đầu bằng tiếng than vì Đỗ Phủ không tin ước vọng ấy có thể thành hiện thực trong xã hội bế tắc và bất công lúc bấy giờ. [?] Theo em tiếng than của Đỗ Phủ còn có ý nghĩa nào khác? - Đó là một ước vọng cao cả nhưng chua xót, đó chỉ là ảo tưởng… [?] Theo em ở khổ thơ này, tác giả dùng PTBĐ nào là chủ yếu? - biểu cảm [?]. Vị thánh làm thơ hay là làm thơ siêu việt, khác thường như thần thánh, hay là ông có tấm lòng như một vị thánh nhân. Ý kiến của em? GV chốt: Người đời thường ca ngợi Đỗ Phủ là Thi Thánh vì ông có tấm lòng của 1 vị thánh. Những ước mơ đầy lòng nhân ái của ông đến nay nó trở thành 1 phần hiện thực. Vì thế, ông còn là 1 nhà tiên tri. - 2 câu kết thể hiện tấm lòng vị tha và tinh thần nhân đạo rất đáng quí của Đỗ Phủ. Mơ ước ấy tuy mang màu sắc ảo tưởng, lãng mạn nhưng rất chân thực, nó bắt nguồn từ cuộc sống có thực và bản tính nhân đạo của 1 thi sĩ luôn gắn bó với đời, luôn quan tâm và mong muốn cho nhân dân được ấm no hạnh phúc. [?] Em cảm nhận nội dung sâu sắc nào được phản ảnh và biểu hiện trong văn bản ? - Phê phán xã hội phong kiến bế tắc, đầy bất công… 6 Lop7.net. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian. Che khắp thiên hạ…………. ……………. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!.  Ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha và tinh thần nhân đạo của nhà thơ.  biểu cảm trực tiếp.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Phản ảnh nỗi thống khổ của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ. Bộc lộ khát vọng nhân đạo cao cả chân thật, đầy cảm động của tác giả. [?] Điều gì đáng để ta trân trọng và học tập ở *Ý nghĩa văn bản: Đỗ Phủ? Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con - ý bên người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực. Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu III. Tổng kết qua bài học *Ghi nhớ S/134 [?] Bài thơ được viết theo bút pháp gì? Sử dụng phương thức biểu đạt nào? - Viết theo bút pháp hiện thực, khắc họa bức tranh về cảnh ngộ những người nghèo khổ. - Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.. [?] Nêu những nét thành công về nội dung của bài thơ? - 13 TK đã trôi qua "bài ca nhà tranh bị gió thu phá, của Đỗ Phủ vẫn để lại cho chúng ta nhìn rung động và ám ảnh. Ám ảnh về những đau khổ và cay đắng của nhà thơ lối lạc đời Đường phải nếm trải. Rung động về một ước mơ tuyệt đẹp nhưng chẳng bao giờ có được một trong xã hội loạn lạc, bất công và thối nát. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần ghi nhớ Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới 1. Bài vừa học xong: - Học thuộc bài thơ. - Trình bày cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ đối với những người nghèo khổ. 2. Chuẩn bị bài mới: “Kiểm tra văn 1 tiết” + VB nhật dụng: Tóm tắt ND chính, ý nghĩa. + CDDC: khái niệm, thuộc bài ca dao theo chủ đề, phương thức biểu đạt , nghệ thuật chính. + Thơ trung đại: TG, thể thơ, PTBĐ, HCST, thuộc bài thơ-giá trị bài thơ.. 7 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ngày dạy: …./…./……tại lớp…… Ngày dạy: …./…./……tại lớp……. Tiết 42 KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Kiến thức: nội dung văn bản từ đầu tuần 1 đến tuần 10 + Những vấn đề cơ bản về nội dung, nghệ thuật về các văn bản đã học + Tác giả, thể loại, thể thơ, xuất xứ,… Kỹ năng: Rèn HS cách làm bài theo những câu hỏi từ thấp đến cao, mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm 12 câu (3 điểm) – Tự luận (7 điểm) (Đề kèm theo) B. Chuẩn bị:  GV: soạn đề, đáp án  HS: học bài. C. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Tiến hành kiểm tra: GV phát đề - HS làm bài *Đề: I. Phần trắc nghiệm: (12 câu, đúng mỗi câu 0.25 điểm, tổng cộng 3 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. 1/ Câu văn nào trong văn bản “Cổng trường mở ra” nói lên vai trò và tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? A. Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. B. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. C. Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. D. Tất cả các quan chức nhà nước vào buổi sáng khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. 2/ Trong văn bản “Mẹ tôi”, tại sao cha của En-ri-cô lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi? A. Vì ở xa nên phải viết thư B. Vì giận quá nên không muốn nhìn mặt con C. Yêu thương, nghiêm khắc, tế nhị trong việc giáo dục con D. Luôn luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình 3/ Thông điệp nào được gửi gắm qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” ? A. Hãy tôn trọng ý thích của trẻ B. Hãy hành động vì trẻ em C. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có 8 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> D. Hãy để trẻ em được sống trong mái ấm gia đình 4/ Tâm trạng nào của người con gái được thể hiện trong bài ca dao: "Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều " A. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ B. Nhớ về thời con gái đã qua C. Thương nhớ người mẹ đã khuất D. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại 5/ Hình ảnh con cò trong bài ca dao sau thể hiện điều gì về thân phận người nông dân ? “Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?” A. Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc cay đắng B. Nhỏ bé bị hắt hủi C. Đời gặp nhiều trái ngang D. Bị dồn nén đến bước đường cùng 6/ Tác giả bài thơ “Sông núi nước Nam” thể hiện thái độ gì? ? A. Khẳng định nước Nam có truyền thống văn hiến lâu đời. B. Khẳng định nước Nam hùng mạnh sánh ngang các nước khác. C. Khẳng định không một kẻ thù nào có thể xâm phạm được. D. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó. 7/ Cảnh trí Côn Sơn có vẻ đẹp như thế nào qua bài thơ “Côn sơn ca” của Nguyễn Trãi ? A. Kì ảo và lộng lẫy B. Yên ả và thanh bình C. Tươi tắn và đầy sức sống D. Hùng vĩ và náo nhiệt 8/ Ai được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”? A. Đoàn Thị Điểm B. Hồ Xuân Hương C. Bà Huyện Thanh Quan D. Xuân Quỳnh 9/ Hai bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Song thất lục bát 10/ Tâm trạng của tác giả trong bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là: A. Rất vui khi trở lại quê nhà. B. Ngỡ ngàng, xót xa khi bị coi là “khách” ngay tại quê nhà. C. Buồn khi phải rời xa chốn kinh thành. D. Mừng khi quê hương thay đổi. 11/ Tác giả bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là ai? A. Đỗ Phủ B. Lý Bạch C. Trương Kế D. Hạ Tri Chương 12/ Hai câu thơ Đường sau nằm trong bài thơ nào? “ Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương” A. Vọng Lư Sơn bộc bố B. Hồi hương ngẫu thư C. Mao ốc vị thu phong sở ca D. Tĩnh dạ tứ 9 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: Chép một một ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người mà em thích nhất ? Nêu nội dung của bài ca dao đó?(2 điểm) Câu 2: Điền vào chỗ trống những câu thơ trong bài “Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương (1điểm) - Phản ánh vẻ đẹp của người phụ nữ : ……………………………………………….. - Nói về phẩm chất son sắt thủy chung : ……………………………………………… Câu 3: Nêu ý nghĩa của văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” – Lý Bạch? (1 điểm) Câu 4: So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan và bài “Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến? (2 điểm) *Đáp án: I. Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp B C D A A D C B C B A D án II. Phần tự luận: Câu 1: (2 điểm) - Chép đúng bài ca dao theo yêu cầu (1đ) - Nêu đúng nội dung (1đ) Câu 2: (2 điểm) - Phản ánh vẻ đẹp của người phụ nữ : Thân em vừa trắng lại vừa tròn (1đ) - Nói về phẩm chất son sắt thủy chung : Mà em vẫn giữ tấm lòng son (1đ) Câu 3: (1 điểm) Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn , tình cảm người xa quê Câu 4: (2 điểm) *Giống: - Đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta” (0,5đ) - Trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả (0,5đ) *Khác: - Qua Đèo Ngang: Tâm trạng cô đơn thăm thẳm giữa núi rừng mênh mông không biết chia sẻ cùng ai  nỗi buồn cô đơn (0,5đ) - Bạn đến chơi nhà: Chỉ tác giả và bạn, tuy hai mà một, cùng chung một cảm xúc vui mừng khi gặp lại nhau, bất chấp điều kiện hoàn cảnh như thế nào  ấm áp tình đời, sâu nặng tình bạn. (0,5đ) 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: “ Từ đồng âm” 1/ Làm các VD mục I,II 2/ Xem BT1,2,3 phần LT. 10 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ngày dạy: …./…./……tại lớp…… Ngày dạy: …./…./……tại lớp……. Tiết 43 Tiếng Việt: TỪ ĐỒNG ÂM A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Khái niệm từ đồng âm. - Việc sử dụng từ đồng âm. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Đặt câu phân biệt từ đồng âm. - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm. 3. Thái độ: giáo dục HS có ý thức thận trọng tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. B. Chuẩn bị:  GV: soạn bài, PTDH: bảng phụ.  HS: tìm hiểu bài C. Phương pháp: vấn đáp, quy nạp D. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Hiểu thế nào là từ trái nghĩa? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? - Tìm một số cặp từ TN ? 2. Bài mới:. Họat động của thầy và trò. Bài ghi của HS. Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong thực tế chúng ta cũng thường gặp những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng lại khác xa nhau đó là loại từ gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó. Họat động 2: Hình thành khái niệm từ đồng âm và cách sử dụng từ đồng âm HS đọc ví dụ - Bảng phụ. [?] Giải thích nghĩa của các từ lồng? - Lồng 1: Chỉ hđ chạy cất cao vó lên với sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ. - Lồng 2: Chỉ đồ vật thường đan thưa bằng tre nứa để nhốt chim.. I. Thế nào là từ đồng âm? VD: - Con ngựa lồng lên.  động từ chỉ hoạt động nhảy lên đột ngột của ngựa - Tôi nhốt con chim vào lồng.. 11 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> [?] Hai từ lồng này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào? - Giống về âm thanh và khác về nghĩa. GV: Từ lồng ở 2 ví dụ trên là từ đồng âm. [?] Em hiểu thế nào là từ đồng âm ? - ghi nhớ 1-sgk-135.  danh từ chỉ đồ vật dùng nhốt chim, gà vịt,….  giống nhau về âm thanh, nghĩa khác nhau  từ đồng âm *Ghi nhớ 1: S/114.. [?] Nhờ đâu em phận biệt được nghĩa từ 2. Sử dụng từ đồng âm: “lồng” trong VD trên? - dựa vào ngữ cảnh [?] Câu “Đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ VD: “Đem cá về kho” cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? - ý bên *Nếu tách khỏi ngữ cảnh “kho”có 2 nghĩa: 1. Hoạt động chế biến thức ăn (đt) [?] Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa ? 2. Nơi chứa hàng hóa (dt) - ý bên *Tạo câu đơn nghĩa: [?] Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm - Đem cá về mà kho tương. - Đem cá về cất vào kho của xí nghiệp. gây ra khi giao tiếp cần chú ý điều gì? - ghi nhớ S/136 *Ghi nhớ 2: S/136 Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức trọng tâm - Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ? - Sử dụng từ đồng âm như thế nào? Họat động 4: Luyện tập II. Luyện tập: - Xác định từ đồng âm với một số từ trong đoạn Bài 1: tìm từ đồng âm - cao: chiều cao, cao hổ cốt thơ - ba: ba đồng, ba tôi. - tranh: tranh giành, bức tranh - sang: giàu sang, sang sông - nam: bạn nam, phương nam - sức: sức khỏe, trang sức - nhè: nhè cơm (nhả), nhè trước mặt (đứng) - tuốt: đi tuốt, tuốt lúa. - môi: son môi, môi giới. - Tìm các nghĩa khác nhau của một từ cụ thể và Bài 2: cho biết mối liên quan giữa các nghĩa đó. Sau a) Các nghĩa khác nhau của DT “cổ”: cổ cò, đó, tìm từ đồng âm với từ đó và cho biết nghĩa cổ chai, cổ chân  có mối quan hệ về nghữ nghĩa, đều là bộ của từ. phận gắn với các bộ phận khác  từ nhiều nghĩa. b) Các từ đồng âm với DT “cổ”: truyện cổ, đồ cổ, cổ đông  nghĩa không liên quan  từ đồng âm 12 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm. Bài 3: + Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc. + Con sâu chui sâu vào thân cây. + Năm nay, em tôi được năm tuổi. - Nhận xét tác dụng của từ đồng âm trong một Bài 4: - Chơi chữ bằng từ đồng âm văn bản có sử dụng phép chơi chữ. “Rõ ràng ở đây, anh chàng nọ đã sử dụng từ - Thêm từ (bằng) phía trước từ (đồng) đồng âm để lấy lí do không trả lại cái vạc cho Vạc bằng đồng người hàng xóm. Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi thì anh chàng nọ rằng: “Vạc của anh hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà” thì anh này sẽ phải chịu thua.” Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới 1. Bài vừa học xong: Tìm một bài ca dao (thơ, tục ngữ, câu đối,…) có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị từ đồng âm đó mang lại cho văn bản. 2. Chuẩn bị bài mới: “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm” 1/ Đọc lại bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả từng khổ thơ? Nêu ý nghĩa của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài? 2/ Đọc đoạn văn S/137, tìm yếu tố tự sự, miêu tả, nêu tác dụng? 3/ Kể lại bằng văn xuôi bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? 4/ Đọc bài Kẹo mầm, viết thành bài văn biểu cảm?. 13 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ngày dạy: …./…./……tại lớp…… Ngày dạy: …./…./……tại lớp……. Tiết 44 TLV: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. - Sự kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm. - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm. 3. Thái độ: giáo dục HS có ý thức vận dụng, khai thác tốt nội dung các yếu tố trong viết văn và trong giao tiếp. B. Chuẩn bị:  GV: SGK, SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng  bài soạn  HS: chuẩn bị bài ở nhà C. Phương pháp: vấn đáp, quy nạp D. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 2. Bài mới:. Họat động của thầy và trò. Bài ghi của HS. Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong văn biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở của sự tác động qua lại tất yếu giữa các phương thức biểu đạt. Hơn nữa mọi cảm xúc của con người đều hướng về cuộc sống. Đó là những sự việc, những hình ảnh, những cảnh đời. Nếu không kể lại, không tả lại thì làm sao giúp người khác hiểu được cảm xúc của mình. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. Họat động 2: Nội dung bài học [?] Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả, biểu cảm trong “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ? Nêu ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung bài thơ? - ý bên [?] Như vậy để biểu lộ hoàn cảnh của mình, tác 14 Lop7.net. I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm: VD1: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” Đoạn 1: Tự sự (2 câu đầu) Miêu tả (3 câu sau)  Tạo bối cảnh chung..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> giả đã dùng phương thức biểu đạt gì? - tự sự kết hợp miêu tả. Đoạn 2: Tự sự – Miêu tả  Uất ức vì già yếu Đoạn 3: Tự sự – Miêu tả - Biểu cảm (2 câu cuối) [?] Những yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng  Cam phận trong thơ có ý nghĩa gì? Đoạn 4: Biểu cảm - Qua cách kể, tả gợi lên nỗi cơ hàn nhà thơ bộc  Tình cảm cao thượng, vị tha. bạch nỗi niềm của mình, nỗi thống khổ khi nhà tranh bị gió thu phá nát. GV: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm được sử dụng kết hợp ở những mức độ khác nhau. Nó có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc (than ôi….) khát vọng lớn lao cao quí (ước được….) HS đọc đoạn trích “Tuổi thơ im lặng” của Duy VD2: đoạn trích “Tuổi thơ im lặng” – Khán S/137 Duy Khán [?] Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm của tác giả trong đoạn văn? + Miêu tả: Bàn chân bố( ngón chân, gan bàn chân, + Miêu tả: ngón chân, gan bàn chân, mu mu bàn chân.) bàn chân + Tự sự: Kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố + Tự sự: Kể chuyện bố ngâm chân nước đi sớm về khuya. muối, bố đi sớm về khuya. + Biểu cảm: Thương cuộc đời vất vả, lam lũ của bố + Biểu cảm: Thương cuộc đời vất vả, lam [?] Nếu không có yếu tố miêu tả và tự sự thì yếu lũ của bố tố biểu cảm có bộc lộ được hay không? - Không, vì chính miêu tả và tự sự giúp: + Hình dung được đặc điểm việc làm của người cha. + Nổi bật cảm xúc: yêu mến, kính trọng [?] Vậy đoạn văn trên có cách lập ý như thế nào? - hồi tưởng quá khứ  bộc lộ cảm xúc [?] Cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào? - Miêu tả bàn chân bố và kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya làm nền cho tác giả thể hiện được cảm xúc thương bố ở cuối bài. GV: Nhà văn đã miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng về cuộc đời vất vả, lam lũ của người cha. Tình cảm ấy đã chi phối mạnh khiến cho yếu tố tự sự và miêu tả ở đây đầy xúc động và gợi cảm. [?] Tự sự và miêu tả ở đây có phải nhằm mục đích kể chuyện hoặc miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh không ? 15 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - không, chúng chỉ là phương tiện để người viết bộc lộ tình cảm [?] Vậy em hiểu thế nào về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn tự sự? - Vai trò của tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm: khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc, do cảm xúc chi phối, chứ không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. [?] Sau khi tìm hiểu 2 ví dụ, em cho biết trong văn biểu cảm, người viết thường dùng phương thức tự sự, miêu tả để làm gì? - ý 1 ghi nhớ S/138 [?] Vai trò của các yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn biểu cảm? - ý 2 ghi nhớ S/138 HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ Họat động 3: Luyện tập BT1: Văn bản “Kẹo mầm” a) Chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm? b) Nêu nhận xét về mức độ chi phối của tình cảm đối với việc sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả?. *Ghi nhớ: S/138 II. Luyện tập: BT1: Văn bản “Kẹo mầm” a) + Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước. + Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ ( tư thế, vo tóc rối, giắt lên mái nhà) + Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn xiết. b) Tình cảm yêu thương, nhớ mẹ  nhớ về kỉ niệm  khắc họa rõ nét hình ảnh người mẹ cùng với việc gỡ tóc rối để dành đổi kẹo cho con. BT2: Kể lại nội dung“Bài ca nhà tranh bị gió BT2: Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà thu phá” có sử dụng yếu tố tự sự bằng văn xuôi. tranh bị gió thu phá” bằng bài văn xuôi BÀI THAM KHẢO biểu cảm. Trời mưa, một cơn gió thu thổi mạnh cuộn mất ba lớp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ. Những mảnh tranh bay tung toé khắp nơi, mảnh thì treo trên ngọn cây xa, mảnh thì bay lộn vào mương sa. Thấy vậy, trẻ con xô đến cướp giật lấy tranh mang vào sau luỹ tre. Mặc cho nhà thơ kêu gào rát cổ, ông đành quay về, trong lòng đầy ấm ức, nhưng cũng lại thông cảm với bọn trẻ, chúng quá nghèo lại thất học nên mới như thế. Trận gió lặng yên thì đêm buông xuống tối như mực, một đêm đen dày đặc nỗi buồn. Nhà thơ nằm xuống đắp cái mền vải cũ nát nên lạnh như cắt. Đã 16 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> thế lũ con còn đạp nát cái lót. Đầu giường thì nhà giột, mưa nặng hạt đều đều không dứt. Nhà thơ không sao ngủ được vì mưa lạnh và lâu nay lại còn mất ngủ vì suy nghĩ sau cơn loạn li. Lúc này, nhà thơ ước muốn có mái nhà rộng muôn ngàn gian để cho kẻ sĩ khắp thiên hạ có chỗ nương thân, chẳng sợ gì gió mưa nữa. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới 1. Bài vừa học xong: Trên cơ sở một văn bản có sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm 2. Chuẩn bị bài mới: “Cảnh khuya, Rằm tháng giêng” + Đọc kĩ VB, chú thích, tìm hiểu xuất xứ,thể thơ, nội dung chính từng bài? + Trả lời câu hỏi SGK? + Sưu tầm một số bài thơ có hình ảnh trăng của Bác Hồ + Qua 2 bài thơ, em hiểu gì thêm về con người của Bác?. 17 Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×