Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.42 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. TUẦN 30 NGỮ VĂN – BÀI 27 Kết quả cần đạt - Hiểu rõ cách lập luận chặt chẽ, sinh động, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô trong bài Đi bộ ngao du. - Hiểu biết về lượt lời và cách dùng lượt lời. - Thông qua việc luyện tập, nắm chắc hơn cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Ngày soạn: 19/3/2011. Ngày giảng: 21/3/2011. Dạy lớp: 8B. Tiết 109, 110. V ăn bản: ĐI BỘ NGAO DU (Trích Ê-min hay Về giáo dục) - Ru-xô 1. Mục tiêu. a) Về kiến thức: Hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn. b) Về kĩ năng: Thấy được Ru-xô là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quí sự giản dị, tự do, và yêu mến thiên nhiên. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Bình giảng văn 8, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS; soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản (sgk – tr 101,102). 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: ……/17. Vắng:…………………………………. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn. a) Kiểm tra bài cũ: Viết (15 phút) * Câu hỏi: Hãy khái quát trình tự lập luận của văn bản Thuế máu bằng sơ đồ và nêu nghệ thuật, nội dung của văn bản? * Đáp án - Biểu điểm: Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. - HS khái được quát trình tự lập luận của văn bản Thuế máu bằng sơ đồ . (5 điểm) THUẾ MÁU. Chế độ lính tính nguyện. Chiến tranh và người bản xứ. Trước chiến tranh. Trong chiến tranh. Thủ đoạn bắt lính. Thái độ của người dân. kết quả của sự hy sinh. Luận điệu của chính quyền. Những người lính bản xứ. Bệnh binh và vợ con của những tử sĩ người Pháp:. Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bản chất độc ác của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa bị bóc lột “thuế máu”.. - Nghệ thuật, nội dung của văn bản: Chính quền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát. (5 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Đối với con người trong cuộc sống đi bộ là một hình thức rèn luyện sức khoẻ, song đi bộ nhiều khi còn mang lại những lợi ích khác cho con người. Để giúp các em hiểu được phần nào ý nghĩa đó, hai tiết học trong chương trình sẽ giới thiệu với các em một đoạn trích trong tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục của nhà văn Pháp Ru-xô có tựa đề Đi bộ ngao du. (GV ghi tên bài dạy) b) Dạy nội dung bài mới: I. Đọc và tìm hiểu chung. (11 phút) 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. HS: Đọc chú thích  sgk (tr - 100). TB: Em hãy giới thiệu sơ lược về tác giả và xuất xứ của đoạn trích? 2. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. - Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. GV: Về tác giả các em cần lưu ý thêm: Ru-xô mồ côi cha mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ. Thời thơ ấu, ông chỉ được đi học vài năm (từ 12 đến 14 tuổi) sau đó chuyển sang học nghề thợ chạm, bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập nên bỏ đi tìm cuộc sống tự do, lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm ăn như làm đầy tớ, làm gia sư, dạy âm nhạc… trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng. Ông viết nhiều tác phẩm triết học và văn chương. Luận điểm triết học bao trùm nhiều tác phẩm chính của Ru-xô là sự đối lập giữa con người tự nhiên và con người xã hội. - Văn bản “Đi bộ ngao du” trích trong quyển V của tác phẩm “Ê-min hay Về giáo dục” ra đời năm 1762. GV: Ê-min hay Về giáo dục là một thiên “luận văn - tiểu thuyết” nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến khi khôn lớn. Nhà văn tưởng tượng em bé đó tên là Ê-min và thầy giáo – gia sư đảm nhiệm công việc giáo dục là bản thân ông. - Tác phẩm chia làm 5 quyển tương ứng với 5 giai đoạn liên tiếp của quá trình giáo dục: + Giai đoạn thứ nhất: Bắt đầu từ khi em bé mới sinh ra đến khoảng 2,3 tuổi: nhiệm vụ giáo dục là làm sao cho cơ thể em được phát triển theo tự nhiên. + Giai đoạn thứ hai: Kể từ khi em lên 4, 5 tuổi đến khi 12 tuổi: đây là giai đoạn giáo dục cho Ê-min một số nhận thức bước đầu, song giáo dục nhẹ nhàng, không gò bó. + Giai đoạn thứ ba: kéo dài khoảng ba năm, Ê-min được trang bị một số kiến thức khoa học thật hữu ích từ trong thực tiễn sinh động của cuộc đời và thiên nhiên. + Giai đoạn thứ tư: từ 16 đến 20 tuổi Ê-min được giáo dục về đạo đức và tôn giáo. + Giai đoạn thứ 5: Ê-min trưởng thành. 2. Đọc: GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những trải nghiệm của người viết dưới dạng câu chuyện kể về Ê-min, cố gắng thể hiện được những lời văn sinh động của tác giả khi diễn tả cái thú Đi bộ ngao du. - GV đọc một đoạn. sau đó gọi hs đọc kế tiếp cho đến hết văn bản, gv nhận xét. TB: Em hiểu Đi bộ ngao du nghĩa là gì? - Đi dạo chơi đó đây bằng cách đi bộ. TB: Cách đặt tên này sát với văn bản chưa? Vì sao? - Cách đặt tên này sát với nội dung văn bản, vì khái quát được nội dung: bàn về lợi ích của việc dạo chơi mọi nơi bằng cách đi bộ. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. TB: Đoạn trích thuộc kiểu văn bản nào đã học? - Văn bản nghị luận. KH: Nêu vấn đề nghị luận trong văn bản? - Vấn đề nghị luận: TB: Đề tài và tính chất đề tài trong văn bản có gì khác với các văn bản nghị luận đã học? - Khác ở tính chất đề tài: sinh hoạt đời thường. - Khác ở tính chủ quan của tác giả luôn được nhấn mạnh trong vai “tôi” hoặc “ta”. Y: Em hãy giải thích từ: ngao du, phu trạm, Pla-tông, tài nguyên, triết gia phòng khách, Đô-băng-tông? - HS dựa vào các chú thích 1, 4, 5, 7,15,17 để giải thích. TB: Để thuyết phục mọi người muốn ngao du thì nên đi bộ. Tác giả đã lập luận bằng mấy luận điểm? Giới hạn và nội dung của từng luận điểm? - Văn bản có 3 luận điểm (tương ứng với 3 đoạn). + Luận điểm 1: Đi bộ ngao được tự do thưởng ngoạn (từ đầu văn bản đến “để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi”) + Luận điểm 2: Đi bộ ngao du được làm giàu kiến thức (Đoạn van bản từ “Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét” đến “chắc cũng không thể làm tốt hơn”. + Luận điểm 3: Đi bộ ngao du được thoải mái tinh thần (Đoạn văn còn lại) KH: Những luận điểm trên được làm rõ bằng thao tác lập luận chính nào? (giải thích, chứng minh hay phân tích?) - Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chứng minh là chủ yếu. GV. (Chuyển) Để thấy rõ vấn đề mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo 3 luận điểm trên. II. Phân tích. 1. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. (18 phút) TB: Để chứng minh cho luận điểm này tác giả đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nào? - […] Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. […] tôi đi men theo sông[…] tôi đi vào dưới bóng cây[…] tôi đến tham quan[…] tôi xem xét các khoáng sản. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn […]Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn[…] tôi hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ[…] 4. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. KH: Em có nhận xét gì về lí lẽ, dẫn chứng được đưa ra trong đoạn văn? - Lập luật rất chặt chẽ, luận cứ rất cụ thể và phong phú, linh hoạt. - Dẫn chứng, lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối, tự nhiên. KH, G: Cách nêu lí lẽ, dẫn chứng đó có tác dụng gì? Hãy phân tích để thấy rõ điều đó? - Tác dụng: Khẳng định đi bộ ngao du đem lại cảm hướng tự do tuyệt đối. - Theo tác giả, lợi ích đầu tiên của việc đi bộ là người đi được hoàn toàn tự do. Luẩn điểm này được phát triển bằng các luận cứ với những lí lẽ dẫn chứng được xen kẽ nối tiếp tự nhên cụ thể: + Muốn đi, muốn dừng, nhiều ít tuỳ ý. (dẫn chứng: quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái, men theo sông[…] đi vào dưới bóng cây[…] tham quan[…] xem xét các khoáng sản…) + Không phụ thuộc vào con người, phương tiện: chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. + Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi: chẳng cần chọn những lối đi có sẵn Chỉ phụ thuộc vào bản thân mình, thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi. Đi để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc. GV. Theo ác giả, đi bộ ngao du thuận theo tự nhiên, tuỳ thích, đói ăn, khát uống, đêm nghỉ, ngày đi, đi để chơi, để học, để rèn luyện. Đó chính là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru-xô GV. Chú ý cách xưng hô của tác giả trong đoạn trích. KH, G. Tác giả dùng đại từ nhan xưng khi thì “ta” khi thì “tôi”, “em” có dụng ý gì? - Tác giả dùng đại từ xưng hô, cách xưng hô trong đoạn văn cũng rất linh hoạt xen kẽ, lúc là “ta” lúc lại là “tôi”. Đây không phải à sự tuỳ tiện, tự do mà là dụng ý của tác giả. Khi xưng “tôi” là khi tác giả muốn nói về kinh nghiệm riêng, mang tính chất cá nhân (là những cảm nhận và cuộc sống từng trải của tác giả). Khi xưng “ta” là khi tác giả đề cập tới những lí luận chung. Lại có khi những trải nghiệm riêng tư của “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về người học trò Ê-min, gọi là “em” - Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm cá nhân qua sự thay đổi chủ thể, đoạn văn nghị luận trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung, lại như một câu chuyện kể gần gũi, thân mật. Giản dị và dẽ hiểu, dễ làm theo. GV: Đi bộ ngao du là cách con người được giải phóng, được tự do. Từ một khái niệm về phương diện thông thường của sinh hoạt hằng ngày mà người viết đã nâng lên một cái đích cao siêu của tinh thần, tư tưởng. Nó là một tiếng reo thú vị biết bao! Nhà văn giống như người tìm ra chân lí bất ngờ mà không mấy ai quan Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. tâm, để ý. Một chữ “ta” chủ thể, chủ thể của ý thích, chủ thể của hành động, chủ thể của bản thân mình, chẳng phụ thuộc vào ai. Đoạn văn đã diễn tả được cái hứng khởi tràn đầy trong bối cảnh tự do khi con người được “cởi trói” khỏi những ràng buộc với xung quanh. “Cái tôi” của nhà văn lúc này là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi sổ lồng, tha hồ bay nhảy: về ý thích ta “ưa”, ta muốn “nhiều ít thế nào thì tuỳ”. Về hành động cũng tha hồ như thế. Nào “ta quay sang phải… mọi khía cạnh”. Câu văn, cả đoạn văn say người chính là ở tư thế tự do mà con người ta có được. Nó là nhận thức, nó cũng bay lượn như một nỗi niềm lần đầu được chắp cánh bởi tự do. Cái duy nhất lúc này mà người viết phụ thuộc là chính bản thân, một bản thân không còn gì vướng cản để tha hồ “hưởng thụ… có thể hưởng thụ”. KH: Với cách lập luận của mình, tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du? - Thoả mãn nhu cầu hoà hợp với thiên nhiên và đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn tất cả mọi thứ cho con người. * Đi bộ ngao du làm con người hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích, không bị lệ thuộc. c) Củng cố, luyện tập: (4 phút) - Đọc diễn cảm phần đầu văn bản. - Nhận xét cachs trình bày luận điểm Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn ? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút) - Đọc và phân tích lại luận điểm 1, nắm chắc nội dung kén thức cơ bản. - Chuẩn bị tiếp phần còn lại, tiết sau học tiếp. ========================== Ngày soạn: 19/3/2011. Ngày giảng: 21/3/2011. Dạy lớp: 8B. Tiết 110. V ăn bản: ĐI BỘ NGAO DU (Tiếp theo) (Trích Ê-min hay Về giáo dục) - Ru-xô 1. Mục tiêu. Tiếp tục giúp HS: a) Về kiến thức: Hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn. b) Về kĩ năng: Thấy được Ru-xô là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. 6. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quí sự giản dị, tự do, và yêu mến thiên nhiên. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Bình giảng văn 8, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS; soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản (sgk – tr 101,102). 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: ……/17. Vắng:…………………………………. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn. a) Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong tiết học) * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Trong tiết học trước chúng ta đã phân tích để thấy rõ được sự tự do của việc đi bộ ngao du. Để thấy được ý nghĩa của hai luận điểm còn lại của văn bản ta cùng tìm hiểu tiếp ở tiết học này. (GV ghi tên bài dạy) b) Dạy nội dung bài mới: GV: (1 phút) HS: Đọc đoạn văn bản thứ hai. TB: Em hãy nhắc lại nội dung của luận điểm thứ hai? 2. Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi kiến thức. (17 phút) TB: Theo tác giả thì ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì khi đi bộ như Talét, Pla-tông, Pi-ta-go? - […] Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy? Ai là người có chút ít hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể đi ngang một khoảnh đất mà không xem xét nó… + Những triết gia phòng khách của các ngài nghiên cứu tự nhiên học trong các phòng sưu tập; họ có các thứ linh tinh; họ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả. + Nhưng phòng sưu tập của Ê-min thì phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa; phòng sưu tập ấy là cả trái dất… KH: Đưa ra những luận cứ để làm rõ luận điểm trên tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? - Tác giả dùng biện pháp so sánh kiến thức “linh tinh” trong các phòng sưu tập của các triết gia, thậm chí là các phòng sưu tập của vua chúa với sự phong phú trong phòng sưu tập của người đi bộ ngao du. Theo tác giả phòng sưu tập của ÊLò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. min là cả trái đất; đến cả nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp là Đô-băng-tông chắc cũng không thể làm tốt hơn. TB: Cách diễn đạt bằng nghệ thuật so sánh kèm theo bình luận có ý nghĩa gì? - Tác giả đề cao kiến thức thực tế, khách quan thu nhận được qua việc đi bộ ngao du, xem thường kiến thức sách vở giáo điều. KH: Khi cho rằng đi bộ ngao du như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go, tác giả đã bộc lộ quan điểm đi bộ của mình như thế nào? - Đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế; khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức. KH: Hãy phân tích các lí lẽ và dẫn chứng để thấy rõ quan điểm của Ru-xô? - Ru-xô cho rằng đi bộ sẽ có dịp trau dồi vốn kiến thức là hoàn toàn đúng đắn. Bởi đi bộ ngao du là cách mà con người trau dồi được tri thức một cách hồn nhiên ngoài trường, lớp, ngoài sách vở thông thường. Thiên nhiên - qua cách đi bộ ngao du mà người ta tiếp cận – là một trường học lớn. Đó là cả một kho tàng những kiến thức về nông nghiệp, về tự nhiên như những ngọn gió ùa vào qua cái cửa sổ trí tuệ mà con người khao khát. Cách học hỏi bằng cách gần gũi với thiên nhiên, hoà mình với thiên nhiên này khác xa, khác hẳn với cách học giáo điều, hình thức. Thiên nhiên sống động, toàn cảnh không giống với những mô hình tượng trưng trong các phòng sưu tập của các nhà tự nhiên học, của vua chúa. Bởi cái mà họ tưởng là đủ nhưng mới chỉ là một nửa sự thật mà thôi. Còn sự thật của thiên nhiên hùng vĩ phải có linh hồn của nó, nghĩa là nơi “mọi vật đều ở đúng chỗ” như Trái đất đã an bài tạo nên một tổng thể hài hoà sinh động, một sự sắp xếp mà không một nhà khoa học tài giỏi nào có thể sắp xếp tốt hơn. TB: Qua phân tích các lí lẽ và dẫn chứng em thấy quan điểm của Ru-xô như thế nào? * Đi bộ ngao du sẽ giúp ta mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ, khơi gợi ý thức khám phá đời sống. GV: Vậy luận điểm thứ ba được tác giả lập luận ra sao. HS: Đọc đoạn thứ ba của văn bản. TB: Nhắc lại luận điểm được thể hiện qua đoạn em vừa đọc? 3. Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần. (17 phút) TB: Phát hiện những chi tiết tác giả nói tới tác dụng của việc đi bộ ngao du đối với sức khoẻ và tinh thần? - Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. + những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả.. 8. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. + Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! KH: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi nêu ra tác dụng của việc đi bộ đối với sức khoẻ và tinh thần của con người? Cho biết ý nghĩa của cách thể hiện đó? - Tác giả dùng nghệ thuật so sánh đối lập: người đi bộ ngao du thì vui vẻ, hân hoan, khoan khoái - người đi trong những cỗ xe tốt thì mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ. - Bằng việc sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập tác giả đã khẳng định lợi ích của việc đi bộ ngao du đối với sức khoẻ và tinh thần của con người một cách cụ thể sinh động. - Các câu cảm thán có tác dụng diễn tả ý nghĩa của việc đi bộ ngao du là: lồng cảm xúc trực tiếp của cá nhân vào các lí lẽ và bộc lộ trạng thái tinh thần đầy phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng ở việc đi bộ ngao du. KH: Em có nhận xét gì về việc lập luận của tác giả trong đoạn văn này? - Qua cách lập luận, tác giả đã chứng minh đi bộ ngao du là một liều thuốc bổ. Trong quá trình trình bày luận điểm thứ ba này nhà văn không tự thể nghiệm mình trong các cuộc đi bộ ngao du mà như đang ở một nơi để nhìn khách quan, để quan sát. Người viết so sánh hai hình thức ngao du, đi xe và đi bộ đó là hai thái cực trái ngược nhau. Hai trạng thái ấy là sự vận động hay không vận động tạo ra, không có gì là lạ lùng khó hiểu cả. Những câu văn ngắn giống như những bước chân đi bộ, bước nọ nối tiếp bước kia thật thanh thản, cởi mở, tươi cười: “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn!”. Điều kiện vật chất đơn sơ, thậm chi còn thiếu thốn không ngăn cản được những khoan khoái tự thân, ở cơ thể và tâm hồn mà cuộc đi bộ ngao du đem lại. Cuộc đời ta được nối tiếp nhau bằng những cuộc đi bộ ngao du như thế chắc sẽ trẻ mãi không già. KH: Đọc câu văn “ Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào đó… thì cần phải đi bộ”. Em có nhận xét gì về cách kết lại của văn bản? - Bài văn khép lại bằng một ý tưởng khiêm nhường tránh cho nó biến thành giọng điệu khoa trương, ồn ào, quảng cáo. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ở mục đích có chừng mực của nó mà thôi. Không thể tung hô nó trong tất cả các loại hành trình: “Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào đó… thì cần phải đi bộ”. Kết như thế nào là khéo, là rất thiết thực, vừa tầm. Kết quả của cuộc đi bộ ngao du được xác định không kém và không hơn như thế. TB: Tác giả đã đưa ra tác dụng của việc đi bộ là như thế nào? * Đi bộ ngao du giúp ta nâng cao sức khoẻ, tinh thần phấn chấn, vui vẻ, có niềm vui trong cuộc sống. KH: Từ ba luận điểm chính được trình bày, em thử đề xuất một nhan đề cho bài văn nghị luận này chính xác hơn nhan đề có phần chung chung: Đi bộ ngao du? Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. - Nhan đề: Lợi ích của đi bộ ngao du. KH: Theo em, trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao? - Hợp lí. Vì đi từ cái chung (luận điểm chính) dẫn đến các chi tiết. GV: Đối với Ru-xô tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu, ông luôn khát khao tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá vô cùng, từ khi còn nhỏ tuổi ông chỉ được đi học vài năm sau đó chuyển sang học nghề thợ chạm, bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập, nên bỏ đi tìm cuộc sống tự do, lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm ăn, thực tế cuộc sống đắng cay của bản thân đã cho ông thấy tự do quý giá như thế nào. Ông khao khát tự do và suốt đời đấu tranh cho tự do của con người, chống lại chế độ phong kiến. Theo Ru-xô, khi mới ở trong vòng tay tạo hoá đi ra, con người lương thiện, tự do và sung sướng. Xã hội làm cho con người trở thành độc ác, nô lệ và khổ cực. Xã hội phong kiến Pháp thế kỉ XVIII đàn áp những tư tưởng tiến bộ của ông; ông bị truy nã khắp nơi cho nên ông càng hiểu cái giá của tự do. Ông lại là người thủa nhỏ hầu như không được học hành. Ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên, được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du. III. Tổng kết, ghi nhớ. (4 phút) TB: Nêu những khái quát về nghệ thuật và nội dung của văn bản? - Cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục lại rất sinh động do có sự xen kẽ, bổ sung giữa các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả đã từng trải qua. - “Đi bộ ngao du” thuyết phục mọi người muốn ngao du thì phải đi bộ. Qua đó thấy ông là người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. HS: Đọc ghi nhớ sgk (tr - 102). * Ghi nhớ: sgk (tr - 102). c) Củng cố, luyện tập: (4 phút) H: Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ruxô? - Ru-xô là một con người giản dị thể hiện ông thích đi bộ hơn là ngồi trong “những cỗ xe tốt chạy rất êm”, ông hài lòng với “bữa cơm đạm bạc” mà ngon lành, và dễ dàng ngủ ngon giấc trên “một cái giường tồi tàn”. Ru-xô là một con người quý trong tự do: Ông chỉ muốn làm việc theo ý thích của riêng mình mà không muốn bị phụ thuộc: “Ta ưa đi … là tuỳ”; “Bất cứ đâu tôi ưa thích… hưởng thụ”. Ru-xô là một con người yêu mến thiên nhiên: Ông thích những cảnh dòng song, rừng rậm, hang động; thích tìm hiểu việc trồng trọt; thích sưu tập hoa lá, các hoá thạch, đất đá… Ông cho rằng phòng sưu tập lớn nhất là thế giới tự nhiên, là trái đất. 10. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. GV: Đây là bóng dáng tinh thần của Ru-xô. Bóng dáng ấy hiện lên khá đậm nét trong bài Đi bộ ngao du và đó là nét đặc biệt của bài văn nghị luận này. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút) - Đọc và phân tích lại văn bản; học thuộc phần ghi nhớ. - Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau học xong văn bản Đi bộ ngao du. - Đọc và suy nghĩ trước bài Hội thoại (tiếp theo) ============================================. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. Ngày soạn:…../3/2011. Ngày giảng:…../3/2011. Dạy lớp: 8B. Tiết 111. Tiếng Việt: HỘI THOẠI (Tiếp theo) 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại. b) Về kĩ năng: Biết vận dụng hiểu biết về lượt lời trong hội thoại vào quá trình hội thoại nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng lượt lời phù hợp trong giao tiếp. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Thiết kế bài giảng Ngữ văn theo hướng tích hợp; soạn giáo án; bảng phụ. b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trước bài mới. 3. Tiến trình bài dạy. * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: ……/17. Vắng:……………………………….. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và làm bài tập của các bạn. a) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) * Câu hỏi: Thế nào là vai xã hội? Khi tham gia hội thoại cần lưu ý điều gì? * Đáp án - Biểu điểm: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: (3 điểm) + Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) (1,5 điểm) + Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình). (1,5 điểm) - Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. (4 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Ở tiết tiếng Việt trước các em đã được tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại. Tiết học này ta sẽ tìm hiểu tiếp về lượt lời trong hội thoại. (GV ghi tên bài dạy) b) Dạy nội dung bài mới. I. Lượt lời trong hội thoại. (18 phút) 1. Ví dụ: sgk (tr – 92,93) 12. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. GV: Treo bảng phụ ghi đoạn trích trong sgk (tr – 92,93). HS: Đọc ví dụ TB: Trong cuộc hội thoại giữa hai nhân vật bé Hồng và người cô, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt? - Trong cuộc thoại nhân vật bé Hồng nói hai lượt, người cô nói sáu lượt. KH: Trong cuộc thoại bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào? - Hai lần lẽ ra Hồng được nói nhưng cậu không nói. Sự im lặng đó cho biết thái độ của Hồng là bất bình đối với những lời người cô nói. TB: Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? - Hồng không cắt lời người cô vì Hồng ý thức được rằng Hồng là cháu, là người thuộc vai dưới, không được phép xúc phạm, vô lễ với người cô. GV: Như vậy trong cuộc thoại bé Hồng và người cô đều được nói. Người cô có hành động nói hướng vào bé Hồng (người tiếp nhận) và bé Hồng có hành động đáp lại. Sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người tham gia đối thoại với nhau được gọi là lượt lời. Như thế chỉ có người được tham gia hội thoại mới có quyền có lượt lời. Trong đối thoại, việc sử dụng lượt lời thể hiện vốn văn hoá của người giao tiếp. Như trong đoạn trích bé Hồng dù rất bất bình trước những lời lẽ châm chọc thoá mạ của người cô nhưng bé vẫn im lặng nhẫn nhịn, điều đó chứng tỏ bé Hồng rất ngoan, lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi. KH: Từ sự phân tích ví dụ em hiểu thế nào là lượt lời? Khi sử dụng lượt lời cần chú ý điều gì? 2. Bài học: - Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. HS: Đọc ghi nhớ sgk (tr -102) * Ghi nhớ: sgk (tr -102) GV: Lượt lời hiểu một cách giản đơn là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau. Tuy nhiên chỉ những người tham gia đối thoại mới có quyền được nói và mới có lượt lời dành cho người đó. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. Trong đối thoại việc sử dụng lượt lời thể hiện vốn văn hoá của người giao tiếp. Khi tham gia đối thoại, người tham gia hội thoại càng hiểu rõ người tham gia hội thoại với mình thì việc sử dụng lượt lời càng hiệu quả. Trong khi hội thoại phải tôn trọng lượt lời của người đối thoại, cần tránh nói tranh lượt lời của người khác cũng như cần tránh hành động “cướp lời” khi người khác chưa kết thúc lượt lời của họ. Có những lúc do không tiện nói ra điều mình nghĩ, người có quyền nói tiếp theo có thể biểu thị thái độ im lặng mà không cần tiếp lời. Phải luôn luôn có ý thức tôn trọng tôn ti thứ tự lượt lời, tránh nói xen, nói leo “khi mình chưa có quyền tham gia hội thoại”. II. Luyện tập. (15 phút) 1. Bài tập 1. sgk (tr – 102,103) HS: Đọc yêu cầu bài tập 1. TB: Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào? - Cai lệ: hống hách - Người nhà lí trưởng: không hung hăng như cai lệ song có thái độ mỉa mai anh Dậu. - Chị Dậu: là người đàn bà mạnh mẽ, đảm đang. - Anh Dậu: yếu đuối. GV: Xét về sự tham gia hội thoại, ta thấy những người nói nhiều lượt lời nhất là cai lệ và chị Dậu; người nhà lí trưởng nói ít hơn; anh Dậu chỉ nói với vợ sau khi cuộc xung đột giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà lí trưởng đã kết thúc. Kẻ duy nhất cắt lời người khác trong cuộc thoại này là cai lệ. Xét về cách thể hiện vai xã hội, chị Dậu từ chỗ nhún nhường (xưng cháu, gọi cai lệ là ông, van vỉ thiết tha) đã vùng lên kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày, đe doạ và thực hiện lời đe doạ); cai lệ đứng sau hống hách; người nhà lí trưởng có phần giữ gìn hơn (gọi vợ chồng anh Dậu là anh chị xưng tôi) nhưng cũng tỏ thái độ mỉa mai. Từ những chi tiết trên ta thấy tính cách của các nhân vật được thể hiện như đã phân tích. 2. Bài tập 2. sgk (tr - 103) HS: Đọc đoạn trích. TB: Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào? - Thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn. KH: Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không? Vì sao? - Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: thoạt đầu, cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau 14. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau, cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, Tí nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ. KH: Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào? - Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ… Càng làm cho chị Dậu đau lòng khi phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí. 3. Bài tập 3. sgk (tr - 107) HS: Đọc đoạn trích. TB: Dựa vào những điều đã biết về chuyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai, tr.30) và dựa vào đoạn trích, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì? - Trong đoạn trích có hai lần nhân vật “tôi” im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi. Sự im lặng ấy biểu thị: + Lần 1: do sự ngạc nhiên + lần 2: do sự xúc động 4. Bài tập 4. sgk (tr - 107) KH: Tục ngữ phương Tây có câu: “Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: “Và dại khờ là những lũ người câm… Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.”. Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào? - Cả hai nhận xét trên đều đúng, nhưng mỗi nhận xét đúng với một số hoàn cảnh khác nhau. Trong trường hợp cần im lặng để giữ bí mật, để thể hiện sự tôn trọng người khác, để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp… thì im lặng đúng là vàng. Nhưng im lặng trước những hành vi sai trái, trước áp bức bất công, trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình hay đối với người lương thiện… thì sự im lặng đó lại là dại khờ, hèn nhát. c) củng cố, luyện tập. (4 phút) TB: Qua bài học em hiểu thế nào là lượt lời? Khi sử dụng lượt lời cần chú ý điều gì? - Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2 phút) - Xem lại các ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ; làm các bài tập còn lại. - Đọc và chuẩn bị đề bài trong sgk (tr - 108) để tiết sau học bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. Ngày soạn: 22/3/2011. Ngày giản: 24/3/2011. Dạy lớp: 8B. Tiết 112. Tập làm văn: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1. Mục tiêu. a) Về kiến thức: Củng cố chắc hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết Tập làm văn trước. b) Về kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm đối với quê hương, đất nước, nhà trường. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Làm dàn ý theo đề bài sgk (tr - 108) và theo sự hướng dẫn của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: ………………………………………… - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn. a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút) * Câu hỏi: Trình bày tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cho biết làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận? * Đáp án - Biểu điểm: - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). (4 điểm) - Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. (6 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Giờ học trước các em đã tìm hiểu vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận và nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Để củng cố kiến thức 16. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. ấy tiết học hôm nay cô cùng các em Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. b) Dạy nội dung bài mới. I. Chuẩn bị bài ở nhà. - HS chuẩn bị bài ở nhà theo đề SGK. - Trả lời nội dung luyện tập ở trên lớp vào vở. II. Luyện tập trên lớp. * Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh. HS: Đọc đề bài. TB: Trước đề bài này, nếu phải viết một bài văn thì em sẽ lần lượt làm những việc gì? - Nếu phải viết một bài văn như thế thì ta phải lần lượt làm những việc sau: + Tìm hiểu đề + Tìm ý, lập dàn ý (xây dựng các luận điểm theo một trình tự) + Viết thành một bài văn hoàn chỉnh. + Đọc lại và sửa chữa. 1. Tìm hiểu đề. (7phút) TB: Tìm hiểu đề bài? - HS trình bày ý kiến tìm hiểu đề - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh. - Nội dung: Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh. 2. Xây dựng hệ thống luận điểm. GV: treo bảng phụ ghi hệ thống luận điểm. KH: Quan sát lại đề bài và cho biết: Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Cho ai và do đó cần phải làm theo kiểu lập luận nào? - Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề: sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch, cho “học sinh” – các bạn trong lớp. Và do đó, cần phải làm theo kiểu lập luận chứng minh. HS: Đọc các luận điểm nêu trong sgk mục II/1 (tr - 108). H: Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự đó có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa lại như thế nào? - HS thảo luận nhóm (dãy bàn) thời gian 5 phút sau đó các nhóm cử đại diện lên trình bày. - Hệ thống luận điểm trong bài phong phú song thiếu mạch lạc. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. - Vì: Luận điểm (a) không thể làm luận điểm xuất phát được mà nó chỉ là luận điểm phát triển. + Các luận điểm sắp xếp còn lộn xộn, chưa theo hệ thống ích lợi của việc tham quan như thế nào. + Nên sửa lại như sau: Các lợi ích cụ thể của việc tham quan. * Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch giúp ta tăng cường thêm sức khỏe (e). * Về tình cảm: Tham quan du lịch giúp ta: + Tìm thêm nhiều niềm vui cho bản thân. + Có thêm tình yêu với thiên nhiên, với quê hương đất nước. * Về kiến thức: Những chuyến tham quan du lịch giúp ta hiểu: + cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe. + Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở nhà trường → Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí, còn nội dung đã đảm bảo để làm sáng tỏ vấn đề. TB: Trong bài văn chứng minh yếu tố nào đóng vai trò cốt yếu? - Dẫn chứng đóng vai trò cốt yếu trong lập luận chứng minh. GV: Trong bài văn lập luận chứng minh dẫn chứng có vai trò cốt yếu. Đã không có bằng chứng (dẫn chứng, chứng cứ trong sự thực) thì luận điểm cũng chẳng thể sáng tỏ được. Tuy nhiên, chứng minh không phải là liệt kê dẫn chứng. Bởi xét tới cùng, chứng minh cũng là để làm rõ thật giả, đúng sai; vì thế, người chứng minh buộc phải nêu ra ý kiến, quan điểm của mình, tức là phải nêu ra luận điểm. Các luận điểm được nêu ra để chứng minh không chỉ cần xác đáng, đầy đủ mà còn cần được sắp xếp rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, để có thể làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ. KH: Vậy theo các em, trước yêu cầu của đề bài này chúng ta cần xây dựng dàn bài như thế nào? 3. Lập dàn bài. (9 phút) a) Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch. b) Thân bài: Nêu cụ thể các lợi ích. 1. Về thể chất, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh. 2. Về tình cảm, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: - Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình. - Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước. 18. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. 3. Về kiến thức, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: - Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe. - Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường. c) Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan du lịch. 4. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. (10 phút) HS: Đọc đoạn văn sgk (tr – 108) KH: Hãy phát hiện yếu tố biểu cảm trong đoạn văn? Cảm xúc của tác gỉa là gì?. - Đoạn văn thể hiện niềm vui sướng hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ, giọng điệu phấn trấn vui tươi, hồ hởi, thể hiện ở từ ngữ biểu cảm. - Thể hiện các câu cảm thán. Biết bao hứng thú vui vẻ, tôi thường thấy mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ >< vui vẻ, khoan khoái hài lòng, ta luôn hân hoan biết bao, sao ngon lành thế, ta thích thú biết bao,ta ngủ ngon biết bao. TB: Luận điểm của đoạn văn là gì? - Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. KH: Nếu phải trình bày luận điểm này thành đoạn văn thì ta nên đưa cảm xúc của mình vào bài văn như thế nào? - Đưa cảm nghĩ: trước khi đi, trong khi đi tham quan và sau khi về: - Hồi hộp, náo nức, chờ đợi. - Ngạc nhiên, thích thú, sung sướng, ngỡ ngàng, cảm động…(miễn là cảm xúc phải chân thực) - Gọi HS đọc đoạn văn SGK – T 109. TB: Theo em đoạn văn trên đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa? Yếu tố biểu cảmđã được thể hiện khá rõ rangftrong đoạn văn qua các từ ngữ, cách xưng hô. VD: Chắc các bạn vẫn chưa quên không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo. Tôi nhớ. Tôi để ý thấy, lặng lẽ, rạng rỡ dần lên, nỗi buồn tan đi, niềm sung sướng ấy. KH: Cần tăng cường những yếu tố biểu cảm nào, để đoạn văn biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em? Có nên đưa vào đoạn văn những từ ngữ biểu cảm? (biết bao nhiêu, kì diệu thay, có ai …lại, làm sao có được) - HS trả lời. - GV: Hoàn toàn có thể đưa thêm vào các từ ngữ đã nêu. Vấn đề là thêm thế nào. - Yêu cầu HS viết đoạn văn đó trình bày trước lớp. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giáo Ân Ngữ văn 8 Q5 Năm học 2010 - 2011. * Đọc đoạn văn mẫu: GV: Đọc đoạn văn mẫu cho HS tham khảo SGV – T 134. Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Bạn còn nhớ cả lớp mình cùng đến thăm Vịnh Hạ Long không? Hôm ấy, có ai trong chúng ta lại kìm nổi một tiếng reo, sau khi một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ, hôm trước, bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy lúc đầu Lệ quyên vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia, diệu kì thay, đã tan đi hẳn, như một phép màu. Làm sao có được niềm vui sướng ấy khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc. GV: Tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận. KH: Ta sẽ tập đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn cụ thể nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? - Ta có thể đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn viết về tác dụng của tham quan với thể chất, với tình cảm con người… Có thể đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn kết bài. KH: Nếu phải trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui” trong đoạn văn ấy em thật sự muốn biểu hiện những tình cảm gì? Em thấy đoạn văn nêu ở điểm 2.b của sgk có biểu hiện thật đúng và đủ những tình cảm ấy của em không? - Trong đoạn văn ấy em muốn biểu hiện niềm vui thích, sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp của địa điểm tham, du lịch. Tác dụng của cảnh quan với tâm trạng, tình cảm của con người. - Đoạn văn nêu trong sgk chưa biểu hiện đủ tình cảm của em. TB: Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó? - Tăng cường them yếu tố biểu cảm vào trong đoạn văn (những từ ngữ biểu cảm). KH: Cần tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em? Có nên đưa vào đoạn văn các từ ngữ biểu cảm không? Nếu đưa vào thì nên đặt vào chỗ nào trong đoạn? - Tăng cường yếu tố biểu cảm vào đoạn văn bằng cách đưa các từ ngữ có tính chất biểu cảm như: biết bao nhiêu, kì diệu thay, làm sao có được… Nên đưa vào chỗ: nhắc các bạn nhớ lại chuyến tham quan; sự thay đổi của tâm trạng con người trước vẻ đẹp của cảnh quan. TB: Em có định thay đổi câu văn nào trong đoạn để đoạn văn có thêm sức truyền cảm không? Sửa lại ra sao? 20. Lò Điệp Hồng – Trường THCS Tô Hiệu TP Sơn La Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×