Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đề tài báo cáo:HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN (VJEPA)VỀ NGÀNH THUỶ SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.98 KB, 26 trang )

Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đồn Nam Hải

DANH SÁCH NHĨM
MƠN: KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài báo cáo:

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN (VJEPA)
VỀ NGÀNH THUỶ SẢN
GVHD: ThS Đoàn Nam Hải
Lớp: 09DTM
Nhóm thực hiện: DOMESCO

Stt

Họ và tên

MSSV

01

Nguyễn Trương Thiên Lý

0912050017

02

Trình Thị Mai

0912050018



03

Đào Thị Kim Phượng

0912050025

04

Nguyễn Thị Hương Quỳnh

0912050026

05

Bạch Thanh Trương

0912050039

Điểm

- Tp. HCM, tháng 11 năm 2011 -

Nhóm thực hiện: DOMESCO

1


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế


GVHD: ThS Đồn Nam Hải

MỤC LỤC
Danh sách nhóm.........................................................................................................1
Mục lục......................................................................................................................2
Nhận xét của GVHD..................................................................................................3
Giới thiệu...................................................................................................................4
I. Mở đầu
1.1. Tên đề tài.......................................................................................................5
1.2. Lí do chọn đề tài............................................................................................5
II. Hiệp định đối tác Việt Nam – Nhật Bản
2.1. Giới thiệu .....................................................................................................6
2.2. Nội dung Hiệp định VJEPA .........................................................................7
2.3. Nội dung cam kết cắt giảm thuế ...................................................................8
2.3.1. Cam kết cắt giảm thuế đối với thuỷ hải sản...............................................9
2.3.2. Mặt hàng thuỷ sản có mức thuế đạt 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực..10
2.3.3. Nhóm thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm...................................13
2.3.4. Lộ trình cắt giảm thuế từ 5 đến 10 năm trong lĩnh vực thuỷ sản..............14
2.3.5. Quản lý hạn ngạch nhập khẩu trong lĩnh vực thuỷ sản của Nhật Bản......15
III. Những thuận lợi – khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi cam kết thực hiện
3.1. Thuận lợi.....................................................................................................17
3.2. Khó khăn....................................................................................................18
IV. Giải pháp ...........................................................................................................21
V. Kết luận ..............................................................................................................25
Tài liệu tham khảo....................................................................................................26

Nhóm thực hiện: DOMESCO

2



Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đồn Nam Hải

NHẬN XÉT CỦA GVHD
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Nhóm thực hiện: DOMESCO

3



Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đồn Nam Hải

GIỚI THIỆU

Việt Nam
GDP
Tăng trưởng GDP
GDP bình qn
Dân số
Lao động

105 tỷ USD
6,78%
1.168 USD
87 triệu
50 triệu
(tỉ lệ thất nghiệp 4,65%)
Xuất khẩu 71,6 tỷ USD
Khống sản, nơng thuỷ
sản, dệt may
Nhập khẩu 84 tỷ USD Máy móc,
điện tử, hố chất, ơ tơ

Nhóm thực hiện: DOMESCO

Nhật Bản
GDP
Tăng trưởng GDP

GDP bình quân
Dân số
Lao động

5.470 tỷ USD (top 3)
3,9%
42.820 USD (IMF, 16)
128 triệu
65 triệu
(tỉ lệ thất nghiệp 4,6%)
Xuất khẩu 770 tỷ USD
Ơ tơ, hố chất, điện tử,
máy móc
Nhập khẩu 692 tỷ USD Khống
sản, dệt may, thực
phẩm

4


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

I. MỞ ĐẦU
1.1. Tên đề tài: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) về ngành thuỷ
sản.
1.2. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, VJEPA là hiệp định về thành lập Khu mậu dịch tự do (FTA) song phương
đầu tiên của Việt Nam, các hiệp định FTA ta ký kết và thực hiện trước đó đều trong khn

khổ ASEAN.
Thứ hai, quan hệ chính trị, ngoại giao của hai nước đang phát triển rất tích cực, Việt
Nam là nước tiếp nhận ODA lớn nhất của Nhật Bản. Hiệp định VJEPA quy định những cam
kết cắt giảm thuế mạnh nhất so với các nước khác mà Việt Nam có quan hệ kinh tế từ trước
đến nay, hàng hố của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử tại Nhật Bản. Đây là một lợi
thế cực lớn bởi Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Bên cạnh
đó, Hiệp định đã tạo ra khn khổ pháp lý chặt chẽ, tồn diện hơn cho quan hệ kinh tếthương mại giữa hai nước, góp phần củng cố một bước vị thế của Việt Nam trong khu vực
và thế giới.
Thứ ba, Việt Nam là một nước có nền kinh tế nơng nghiệp từ hàng ngàn năm nay,
trong đó có thuỷ sản ln là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành, đem lại kim ngạch xuất
khẩu cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm. Khi Hiệp định VJEPA được kí kết,
ngành thuỷ sản đã có những thay đổi đáng kể, sẽ có bước ngoặt lớn cho các doanh nghiệp
xuất khẩu sang thị trường Nhật. Một số mặt hàng không phải chịu thuế nhập khẩu, đem lại
nhiều nguồn lợi cho các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó có
những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải và tìm giải pháp khắc phục.

Nhóm thực hiện: DOMESCO

5


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

II. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC VIỆT NAM – NHẬT BẢN
2.1. Giới thiệu
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) được kí kết vào ngày 25
tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Đây là hiệp định có ý
nghĩa đặc biệt, đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần củng

cố và đưa mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật lên một tầm cao mới. Hiệp định này,
cùng với các thoả thuận kinh tế đã ký trước đó, đã tạo thành một khuôn khổ pháp lý ổn định,
thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước.
Hiệp định VJEPA là hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, các hiệp
định FTA mà Việt Nam ký kết và thực hiện trước đó đều trong khn khổ ASEAN. Hiệp
định VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính tồn diện bao gồm các nội dung cam
kết về tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế
khác giữa hai quốc gia. Hiệp định được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Việc thực thi Hiệp định VJEPA sẽ góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nước,
nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế
của khu vực và thế giới. Hiệp định sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hiểu biết, gắn bó và
giao lưu giữa người dân, giới doanh nghiệp và hai nền văn hố. Điều này khơng chỉ có lợi
cho hai nước mà cịn có lợi chung cho khu vực, phù hợp với mục tiêu “Hướng tới quan hệ
đối tác chiến lược vì hồ bình và thịnh vượng của Châu Á” mà Lãnh đạo hai nước đã nhất
trí đề ra từ năm 2006.
Hiệp định VJEPA có cấu trúc “hai lớp”, gồm Hiệp định giữa Nhật Bản và Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Đối tác kinh tế (Hiệp định chính) và Hiệp định thực thi giữa
Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo VJEPA
(Hiệp định thực thi).

Nhóm thực hiện: DOMESCO

6


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải


Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone và
Bộ trưởng bộ Cơng thương Việt Nam Vũ Huy Hồng trao đổi văn kiện sau khi ký
2.2 Nội dung Hiệp định VJEPA

Biểu đồ thể hiện mức cam kết cắt giảm thuế suất bình qn
Về phía Nhật Bản, đối với các sản phẩm công nghiệp, lĩnh vực mà thuế suất của Nhật
Bản đã rất thấp, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế suất bình qn từ mức 6,51% năm 2008
xuống cịn 0,4% vào năm 2019 (sau 10 năm thực hiện Hiệp định).
Trong số này, đáng quan tâm là sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật
Bản sẽ được thuế 0% (giảm từ mức trung bình 7%) ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các
sản phẩm da, giày của Việt Nam cũng sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0% trong vịng từ 5Nhóm thực hiện: DOMESCO

7


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đồn Nam Hải

10 năm. Đối với nơng sản, lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu nhưng cũng là lĩnh vực
Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ, Nhật Bản cam kết giảm từ thuế suất bình quân từ mức 8,1%
năm 2008 xuống còn 4,74% vào năm 2019. Theo cam kết này, rau quả tươi của Việt Nam
xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% sau 5-7 năm kể từ ngày Hiệp định có
hiệu lực. Ngồi ra, Nhật Bản cũng dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan đối với mật ong
với lượng hạn ngạch lên tới 150 tấn một năm, đây là cam kết cao nhất mà Nhật Bản từng
đưa ra đối với sản phẩm này.
Nhật Bản sẽ giảm thuế suất đối với hàng thủy sản của Việt Nam từ mức bình qn
5,4% năm 2008 xuống cịn 1,31% năm 2019.

Với việc Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam thì cam

kết này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.

Nhóm thực hiện: DOMESCO

8


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

2.3. Nội dung cam kết cắt giảm thuế
2.3.1. Cam kết cắt giảm thuế đối với thuỷ hải sản
Theo Biểu phân loại hàng hố hài hồ (HS), mặt hàng thuỷ sản của Nhật Bản bao
gồm 330 dòng thuế. Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế trong vòng 10 đến 15 năm đối với 188
dòng.
Thuỷ sản
A
B10
B7
B5
B3
C2
C3
X
Tổng

Kim ngạch
(1000USD)
561477

59
1196
37579
63316
24526
11557
85577
785292

Số dòng thuế
64
40
12
44
8
49
1
112
330

Tỷ trọng
kim ngạch
71%
0%
0%
5%
8%
3%
1%
11%


Tỷ trọng
dòng thuế
19%
12%
4%
13%
2%
15%
0%
34%

Bảng 10: Bảng tổng hợp các cam kết thuế quan trong lĩnh vực thuỷ sản
Ký hiệu
A
B3
B5
B7
B10
C2
C3
TRQ
X

Diễn giải cam kết
Xoá bỏ thuế quan ngay
Xoá bỏ thuế quan vào 1/4/2012, theo 4 đợt cắt giảm đều
Xoá bỏ thuế quan vào 1/4/2014, theo 6 đợt cắt giảm đều
Xoá bỏ thuế quan vào 1/4/2016, theo 8 đợt cắt giảm đều
Xoá bỏ thuế quan vào 1/4/2019, theo 11 đợt cắt giảm đều

Không cam kết cắt giảm thuế quan, sẽ đàm phán lại sau 5 năm thực hiện Hiệp định
Giảm thuế đến 1 mức nhất định theo quy định cụ thể tại cột Ghi chú (Note)
Áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định cụ thể tại cột Ghi chú
Khơng cam kết

Nhóm thực hiện: DOMESCO

9


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

Tỷ trọng cắt giảm thuế thuỷ sản

Biểu đồ thể hiện tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
2.3.2. Mặt hàng thuỷ sản có mức thuế đạt 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Trong số 330 mặt hàng thuỷ sản, có 64 mặt hàng có cam kết giảm thuế về 0% ngay
khi Hiệp định có hiệu lực. Tuy vậy, trừ 28 mặt hàng có thuế suất MFN là 0% từ trước và 8
mặt hàng có thuế suất GSP là 0% đang áp dụng cho Việt Nam thì có 28 dòng thuế được
giảm thuế xuống 0% về thực chất. Tuy chỉ có 28 sản phẩm nhưng hầu hết sản phẩm này đều
hết sức có ý nghĩa đối với lợi ích xuất khẩu thuỷ sản cho các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm

Nhóm thực hiện: DOMESCO

10


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế


GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

tới 71% xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong đó, đáng kể nhất là các sản
phẩm tôm sú, tôm chế biến, ghẹ, cua. Những sản phẩm cụ thể này như sau:
Bảng 11: Danh mục mặt hàng thuỷ sản có thuế nhập khẩu 0% ngay khi hiệp định có
hiệu lực

HS 9 số

Mơ tả tiếng Việt

Thuế
MFN
hiện
hành

Kim ngạch xk
GSP sang Nhật Bản
(1.000USD)

030613000 Tôm nhỏ (Shrimp) và tôm sú, đông lạnh

1.0%

450,832

160520029 Tôm và tôm Pan-đan đã chế biến hoặc bảo quản

5.3%


53,343

160520011 Tôm và tôm Pan-đan (được nấu đơn giản với nước
4.8%
hoặc ngâm nước muối, được làm lạnh hoặc đông lạnh
sau khi đun sôi với nước hoặc ngâm trong nước muối)

3.2%

44,187

030614030 Ghẹ (Portunus spp.) đông lạnh

4.0%

030623200 Tôm nhỏ (Shrimps) và tôm Pan-đan (Prawns), sấy
khô, muối hoặc ướp nước muối

5.0%

030490030 Thịt lườn các loại cá khác, đông lạnh

2.0%

1,033

030375000 Cá nhám góc và các loại cá mập khác (trừ thị lườn và
các loại thịt khác của cá, gan và bọc trứng cá), đông
lạnh


2.5%

334

030619010 Tôm biển Ika (Ebi), kể cả bột mịn, bột thơ và bột viên, 2.0%
thích hợp dùng làm thức ăn cho người, đông lạnh

260

030614090 Các loại cua khác, trừ cua Hoàng đế (Paralithodes
spp.), cua tuyết (Chionoecetes spp.), ghẹ (Portunus
spp.) và cua bờm ngựa, đông lạnh

4.0%

213

160520019 Tôm và tôm Pan-đan (được hun khói ngâm nước
muối, được làm lạnh hoặc sấy khô sau khi đun sôi với
nước hoặc ngâm trong nước muối)

4.8%

030379031 Cá tráp biển (trừ thịt lườn và các loại thịt khác của cá,
gan và bọc trứng cá), đông lạnh

2.0%

65


030379039 Cá Barracouta (Sphyraenidae và Gempylidae) và cá
2.0%
chồn Nam Phi và các loại thịt khác của cá, gan, và bọc
trứng cá, đông lạnh

29

030621100 Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác, sống, tươi
hoặc ướp lạnh

10

1.0%

5,267
4%

3.2%

2,073

97

030265000 Cá nhám góc và các loại cá mập khác (trừ thịt lườn và 2.5%
các loại thịt khác của cá, gan và bọc trứng cá), tươi
hoặc ướp lạnh
030269021 Cá tráp biển (trừ thịt lườn và các loại thịt khác của cá,
gan, và bọc trứng cá), tươi hoặc ướp lạnh
Nhóm thực hiện: DOMESCO


2.0%

11


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

030269029 Cá Barracouta (Sphyraenidae và Gempylidae) và cá
chồn Nam Phi (trừ thịt lườn và các loại thịt khác của
cá, gan, và bọc trứng cá), tươi hoặc ướp lạnh

2.0%

030379040 Cá Shishamo (trừ thịt lườn và các loại thịt khác của
cá, gan, và bọc trứng cá), đông lạnh

2.8%

030410220 Gan và bọc trứng cá (trừ của cá Nishin và cá Tara),
đông lạnh

2.0%

030410230 Gan và bọc trứng cá (trừ của cá Nishin và cá Tara),
đông lạnh

2.5%


040490040 Thịt lườn các loại cá khác, đông lạnh

2.5%

030490050 Thịt lườn các loại cá khác, đông lạnh

2.8%

030611000 Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus
spp., Panulirus spp., Jasus spp.), đông lạnh

1.0%

030612000 Tôm hùm (Homarus spp.), đông lạnh

1.0%

030622100 Tôm hùm (Homarus spp.), sống, tươi hoặc ướp lạnh

1.0%

030623111 Tôm nhỏ (Shrimps) và tôm sú (Prawns), làm giống
nuôi cá hoặc thả nuôi xuống biển (Penaeidae spp.),
sống

1.0%

030623119 Tôm nhỏ (Shrimps) và tôm sú (Prawns), sống


1.0%

030623190 Tôm nhỏ (Shrimps) và tôm sú (Prawns), tươi hoặc
ướp lạnh

1.0%

030629110 Tôm biển Ika (Ebi), sống, tươi hoặc ướp lạnh

2.0%

Nhóm thực hiện: DOMESCO

12


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đồn Nam Hải

2.3.3. Nhóm thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm
Có 8 dịng thuế thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm. Các dịng thuế phổ biến
có mức thuế FMN ban đầu từ 3,5% đến 7,2%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng
này rất lớn, chiếm đến 8% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, trong đó đáng chú ý
nhất là các mặt hàng như động vật thân mềm, cá đơng lạnh là có ưu đãi lớn nhất. Những mặt
hàng cụ thể như sau:
Bảng 12: Nhóm mặt hàng thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm
HS 9 số

Mơ tả tiếng Việt


Thuế
MFN
hiện
hành

Kim ngạch xk
GSP sang Nhật Bản
(1.000USD)

030379099

Các loài cá khác (trừ thịt lườn và các loại thịt khác
của cá, gan và bọc trứng cá), đông lạnh

3.5%

1,991

030410299

Gan và bọc trứng cá (trừ của cá Nishin và cá Tara)

3.5%

48

030420099

Các loại thịt cá khác, trừ thịt lườn cá, tươi hoặc ướp 3.5%

lạnh

20,911

030490099

Thịt lườn các loại cá khác, đông lạnh

3.5%

12,693

160530020

Tôm hùm đã chế biến hoặc bảo quản trừ được hun
khói, được đun với nước hoặc ngâm nước muối,
làm lạnh, đông lạnh, ướp muối, hoặc sấy khô sau
khi đun với nước hoặc ngâm trong nước muối

5.0%

160540011

Loại khác (được hun khói, được đun với nước hoặc
ngâm nước muối, làm lạnh, đông lạnh, ướp muối,
hoặc sấy khô sau khi đun với nước hoặc ngâm
trong nước muối)

4.8%


160540012

Loại khác, đã chế biến hoặc được bảo quản

5.0%

160590294

Động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không
9.6%
xương sống khác đã chế biến hoặc bảo quản, khơng
hun khói

Nhóm thực hiện: DOMESCO

3.2%

108
7.2%

27,565

13


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đồn Nam Hải

2.3.4. Lộ trình cắt giảm thuế từ 5 đến 10 năm trong lĩnh vực thuỷ sản

Theo cam kết giảm thuế của Nhật Bản, có 96 dịng thuỷ sản có các lộ trình giảm thuế
khác nhau, từ 5 đến 10 năm. Các mặt hàng này phần lớn có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật
chưa cao nhưng xét về dài hạn lại rất có tiềm năng. Nhiều sản phẩm loại này đã được xuất
khẩu sang nhiều thị trường như Hoa Kỳ hay EU. Căn cứ vào kim ngạch xuất khẩu sang
Nhật Bản, trong nhóm này có những dịng thuế sau đây đáng chú ý nhất:
Bảng 13: Một số dòng thuế thuỷ sản có tiềm năng xuất khẩu thuộc lộ trình giảm thuế từ 5
đến 10 năm
HS 9 số

Mô tả tiếng Việt

Thuế
MFN

GSP

030549090

Các loại các khác, kể cả thịt lườn cá, hun khói

10.0%

030559090

Các loại cá khác, sấy khơ, sấy khơng hun khói

10.5%

030614010


Tơm nhỏ (Shrimps) và tôm sú (Prawns), đông lạnh

4.0%

030759100

Bạch tuộc (Octopus spp.), đông lạnh

7.0%

030799141

Nghêu, kể cả bột mịn, bột thô và bột viên, thích hợp dùng làm thức
ăn cho người, đơng lạnh

3.5%

160419090

Các loại cá khác, đã chế biến hoặc bảo quản, nguyên con hoặc cắt
miếng, không băm nhỏ

9.6%

160420012

Bọc trứng cá Nishin, khơng đóng hộp, chế biến hoặc bảo quản

11.0%


160420019

Bọc trứng cá, đã chế biến hoặc bảo quản

6.4%

160420020

Các loại cá khác đã chế biến hoặc bảo quản, khơng cịn ngun
con hoặc cắt nhỏ

9.6%

7.2%

160510029

Cua đã chế biến hoặc được bảo quản

9.6%

7.2%

160590295

Con điệp đã chế biến hoặc bảo quản, khơng hun khói

9.6%

7.2%


160411010

Cá hồi (trừ loại đóng hộp) được chế biến và bảo quản, cịn nguyên
miếng hoặc cắt nhỏ, nhưng không băm nhỏ

9.6%

7.2%

160430090

Trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối chế biến từ
trứng cá, đã chế biến hoặc được bảo quản

6.4%

4.8%

160590299

Động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác
đã chế biến hoặc bảo quản khơng hun khói

9.6%

7.2%

Nhóm thực hiện: DOMESCO


5%

7.2%

14


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

2.3.5. Quản lý hạn ngạch nhập khẩu trong lĩnh vực thuỷ sản của Nhật Bản
Hầu hết các loại thực phẩm được phép nhập khẩu không hạn chế vào Nhật Bản
nhưng phải đáp ứng đủ những yêu cầu thủ tục theo quy định. Hạn ngạch nhập khẩu khi đã
áp dụng cho một số mặt hàng thuỷ sản được phân bổ một lần trong năm tài chính. Số lần
phân bổ có thể được bổ sung tuỳ thuộc vào tình hình cung ứng thực phẩm, giá thực phẩm,
các vấn đề quan hệ đối ngoại và các yếu tố khác. Hạn ngạch nhập khẩu của Nhật Bản được
phân bổ dựa trên số lượng được nhập khẩu, chứ không phân theo giá trị nhập khẩu. Tại Nhật
Bản, có 2 hệ thống phân bổ hạn ngạch nhập khẩu: (1) Phân bổ cho các công ty thương mại;
(2) Phân bổ tới người sử dụng hàng hoá (các nhà sản xuất và tổ chức sử dụng mặt hàng nhập
khẩu làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất). Đôi khi Nhật Bản áp dụng cả hai hệ thống phân
bổ hạn ngạch trên tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hiện tại, có 59 trên tổng số 330
dòng thuế thuỷ sản đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.
Bảng 14: Một số mặt hàng thuỷ sản bị áp dụng hạn ngạch của Nhật Bản
Mã HS

Mô tả tiếng Việt

Thuế
MFN


030199210 Cá Nishin (Clupea spp.), cá Tara (Gadus spp., Theragra spp., và Merluccius
spp.), cá Buri (Seriola spp.), Saba (Scomber spp.), cá Iwashi (Etrumeus spp.,
Sardinops spp. và Engraulis spp.), cá Aji (Trachurus spp. và Decapterus spp.)
và cá Samma (Cololabi)

10.0%

030240000 Cá trích (Cluepea harengus, Clupea pallasii) (trừ thịt lườn và các loại thịt
khác của cá, gan và bọc trứng cá), tươi hoặc ướp lạnh

10.0%

030250000 Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus) (trừ thịt lườn và 10.0%
các loại thịt khác của cá phi lê, phần thịt cá khác, gan và bọc trứng cá), tươi
hoặc ướp lạnh
030261010 Các Sác-đin (Sardinops spp.) (trừ thịt lườn và các loại thịt khác của cá phi lê,
phần thịt cá khác, gan và bọc trứng cá), tươi hoặc ướp lạnh

10.0%

030264000 Cá thu (Scomber scombrus, Scomber australasicus, Scomber japonicus) (trừ
10.0%
thịt lườn và các loại thịt khác của cá, gan và bọc trứng cá), tươi hoặc ướp lạnh
030269011 Cá đuôi vàng (Seriola spp.) (trừ thịt lườn và các loại thịt khác của cá, gan và
bọc trứng cá), tươi hoặc ướp lạnh

10.0%

030269012 Cá Tara (ngoại trừ thịt lườn, các loại thịt cá khác, gan và bọc trứng cá), tươi

hoặc làm lạnh

10.0%

030269013 Cá Aji (ngoại trừ thịt lườn, các loại thịt cá khác, gan và bọc trứng cá), tươi
hoặc làm lạnh

10.0%

030269019 Cá Nishin (Clupea spp.), cá Tara (Gadus spp., Theragra spp., và Merluccius
spp.), Saba (Scomber spp.), cá Iwashi (Etrumeus spp. và Engraulis spp.), cá
Aji (Trachurus spp. và Decapterus spp.), cá Samma (Cololabis spp.), trừ thịt
Nhóm thực hiện: DOMESCO

15


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

lườn và các loại thịt khác
030270020 Bọc trứng cá Tara (Gadus spp., Theragra spp. Và Merluccius spp.), tươi hoặc
ướp lạnh

Nhóm thực hiện: DOMESCO

16



Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đồn Nam Hải

III. NHỮNG THUẬN LỢI – KHĨ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI
CAM KẾT THỰC HIỆN
3.1. Thuận lợi
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp 2 nước có cơ hội tiếp cận thị trường dễ
dàng hơn. Cam kết cắt giảm thuế thủy sản trong VJEPA được thực hiện theo nguyên tắc mở
cửa dần từng bước đảm bảo hài hịa lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dung.
Về chất lượng, thủy sản Việt Nam ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu
cầu khắt khe hơn từ các thị trường nhập khẩu. Tự chủ sản xuất và cung cấp thức ăn ni
trồng thuỷ sản có chất lượng cao, giá thành hạ.
Khi xuất khẩu vào Nhật, hàng hóa của Việt Nam sẽ khơng bị phân biệt đối xử. Đây là
một lợi thế rất lớn vì Nhật đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Một số
mặt hàng được miễn thuế khi vào thị trường Nhật nên sẽ giảm giá đáng kể. Điều này kích
thích tâm lý tiêu dùng, sẽ tác động tích cực lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Số
lượng đơn hàng từ Nhật đã tăng khoảng 15% so với thời điểm bình thường do giảm thuế
suất bằng 0% cho các mặt hàng thủy sản.
Đón đầu cơ hội này, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại,
tăng lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này. Nhiều công ty đã thay đổi chiến lược kinh
doanh của mình: “Chiến lược hiện nay của công ty là chú trọng đa dạng hố sản phẩm xuất
khẩu, chứ khơng chỉ là "đa dạng" khách hàng”.
Không những được hưởng ưu đãi về thuế, đây còn là cơ hội để doanh nghiệp trong
nước tận dụng cơ hội chuyển giao công nghệ nguồn từ Nhật với chi phí thấp.
Các doanh nghiệp rất lạc quan vì trước đây chúng ta xuất nhiều tôm vào Nhật nhưng
cạnh tranh vất vả với một số nước khác trong khu vực ASEAN bởi họ đã có hiệp định song
phương với Nhật. Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty Cafatex: “Chúng tơi rất
lạc quan trước thơng tin này, vì trước đây chúng ta xuất nhiều tôm vào Nhật nhưng cạnh
tranh vất vả với một số nước khác trong khu vực ASEAN bởi họ đã có hiệp định song

phương với Nhật”.
Động đất tại Nhật Bản đã làm hàng trăm tàu thuyền đánh cá cũng như nhiều diện tích
ni trồng thủy sản của ngư dân ven biển khu vực phía Bắc và Đơng Bắc Nhật Bản đã bị
phá hủy hồn tồn,do đó nguồn thủy sản nội địa bị thiếu hụt, tăng khả năng nhập khẩu để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Thêm vào đó, hậu quả sau thảm hoạ động đất có thể dẫn đến
một số lồi thủy sản có thể bị cấm khai thác tại nước này do nhiễm phóng xạ và các nhà
Nhóm thực hiện: DOMESCO

17


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đồn Nam Hải

máy chế biến thủy sản vùng phía Bắc Tokyo có khả năng đóng cửa, nên đây là cơ hội cho
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Nhật Bản phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn để xây dựng văn
phịng kiểm định chất lượng tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp kiểm tra nguồn gốc xuất
xứ và chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu, tránh trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang
Nhật rồi lại không đảm bảo đúng tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra mỗi bên sẽ thành lập Điểm hỏi đáp về các biện vệ sinh và kiểm dịch (SPS)
để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và cơng chúng 2 nước góp phần tăng tính minh
bạch, tại kênh trao đổi và tham vấn các vấn đề SPS. Các doanh nghiệp thủy sản có thêm
thơng tin về các quy định để đảm bảo hàng hóa của mình sẽ đáp ứng được các tiêu chí này
và sẽ được hưởng ưu đãi thuế quy định trong Hiệp định VJEPA.
3.2. Khó khăn
Để thâm nhập được vào thị trường Nhật, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải
đạt đủ các tiêu chuẩn phía nhập khẩu đưa ra.
Các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản thường rất cao, ở

mức tương đương hoặc thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thơng thường. trước
khi xuất khẩu vào Nhật Bản phải thực hiện kiểm tra chứng nhận nhà nước về dư lượng hoá
chất, kháng sinh cấm.
Ví dụ: Cuối năm 2010, Bộ Y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo về việc
tơm Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng trifluralin và nâng mức kiểm sốt hóa chất
này từ 0% lên 30% (ba lô kiểm tra một lô). Ngay sau đó, cơ quan chức năng Nhật phát hiện
thêm các lô hàng tôm Việt Nam nhiễm trifluralin quá mức cho phép. Đây là một ví dụ điển
hình về tình trạng tơm Việt Nam, một mặt hàng được u thích tại thị trường Nhật Bản bị
đưa vào “tầm ngắm” bởi liên tục vi phạm các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật
Bản. Theo quy định của Nhật, kể từ lô thứ hai phát hiện chứa trifluralin sẽ nâng mức kiểm
soát lên 100%. Theo số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội Nhật Bản, từ đầu năm
đến ngày 13/9/2011 đã có 81 lơ hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản bị cảnh báo nhiễm dư lượng kháng sinh vượt q mức cho phép, trong đó nhiều nhất là
các lơ hàng tôm.

Các doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu sau khi được Cục Quản lý chất lượng, an
toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản kiểm tra công nhận.
Trên thực tế, từ lâu Nhật Bản đã xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hoá với
các phương thức kiểm tra chuyên nghiệp, hiện đại nên bất cứ sản phẩm nào của bất kể quốc
gia nào nếu không qua được “vòng loại” này sẽ bị xuất ngược trở lại, đồng thời tập trung
kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu.

Nhóm thực hiện: DOMESCO

18


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải


Hiện nay, giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa có thỏa thuận về kiểm dịch hàng thủy
sản, vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật
Bản vẫn chưa được khắc phục triệt để nên vẫn có nguy cơ Nhật Bản dựng lên các hàng rào
kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.
Bên cạnh đó, dù rất nhiều mặt hàng thuỷ sản Việt Nam được hưởng chính sách thuế
ưu đãi, nhưng những ưu đãi này lại chỉ áp dụng cho các công ty nhập khẩu của Nhật Bản, do
vậy mà các doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chỉ được hưởng lợi
một cách gián tiếp thông qua người dân Nhật Bản (mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với
bên nhập khẩu nên đơn vị xuất khẩu chỉ được hưởng "lợi ích vơ hình“ từ việc người tiêu
dùng Nhật có thể sẽ tiêu thụ các mặt hàng thủy sản nhiều hơn vì giá rẻ hơn trước đây).
Ngồi ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn mắc phải hạn chế như thiếu thơng tin chính
thống về thị trường Nhật, đa số nắm bắt thông tin qua các đầu mối trung gian nên hiệu quả
trong thương mại còn rất thấp, còn thụ động trong việc chờ các đơn hàng. Từ đó dẫn đến
chất lượng sản phẩm khơng đồng đều, giá thành cịn cao, thời gian giao hàng không bảo
đảm...
Việc nghiên cứu thị trường cịn chưa bằng các cơng ty Nhật Bản, các doanh nghiệp
Việt Nam muốn bán hàng sang Nhật nhưng lại không chịu tìm hiểu kỹ về thị trường, tiêu
chuẩn chất lượng, quy định an toàn thực phẩm cũng như quảng bá sản phẩm mình có, mà
phần lớn lại do chính các doanh nghiệp Nhật là những người có nhu cầu tiêu thụ tìm mua.
Bên cạnh đó ngành thuỷ sản nước ta cịn phải chịu nhiều khó khăn khác như:
− Nguồn ngun liệu đầu vào để chế biến xuất khẩu thủy sản chưa ổn định cả về số
lượng và chất lượng. Nguyên liệu của ngành thủy sản lấy từ 4 nguồn: đánh bắt xa bờ, thu
mua từ các hộ gia đình, nhập khẩu ngun liệu từ nước ngồi, các cơng ty thủy sản tự ni
trồng.
− Tình trạng thiếu hụt nguồn ngun liệu vẫn đang diễn ra trên diện rộng.
− Tình trạng con giống chất lượng thấp, nhập lậu không qua kiểm tra chất lượng
cũng như việc người dân thả nuôi không tuân thủ đúng quy định mùa vụ, quy trình kỹ thuật
ni vẫn còn khá phổ biến.
− Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, cơng nghệ và

kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản
chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ.

Nhóm thực hiện: DOMESCO

19


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

− Vấn đề về tỷ giá USD làm cho giá thức ăn thủy sản tăng cao, càng làm cho người
ni gặp khó khăn.
− Tồn tại hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh ở các doanh nghiệp. Cạnh tranh
mua nguyên liệu, giảm giá bán để tranh khách hàng; lạm dụng hóa chất tăng trọng; vi phạm
các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mua tôm nguyên liệu đã bị bơm chích tạp chất. Tình
trạng manh mún khiến cho cạnh tranh nội bộ tăng cao, năng lực cạnh tranh chung của ngành
bị suy yếu.
− Một nguyên nhân khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh
doanh của nhiều địa phương, đơn vị: thời tiết bất thường gió bão, áp thấp nhiệt đới , rét đậm
đầu năm, ngập lụt cuối năm ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi thuỷ sản và ngư dân khai thác
hải sản.

Nhóm thực hiện: DOMESCO

20


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế


GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

IV. GIẢI PHÁP
Để tăng tốc xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn cuối năm, các doanh nghiệp cần tích
cực tiếp cận với các kỳ hội chợ thương mại sắp diễn ra tại Nhật Bản để quảng bá sản phẩm,
tìm kiếm đối tác mới. Đồng thời, cần tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường
lớn trước những ngày lễ tết trong các tháng cuối năm để đàm phán hợp đồng và chuẩn bị tốt
nguồn cung.
Duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu
tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước
dideuf chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ.
Việt Nam nên có một vài doanh nghiệp thương mại mạnh, chuyên nghiệp, làm đầu
tàu xuất khẩu hàng sang Nhật. Hiện nay, Vụ Châu Á – Thái Bình Dương, Thương vụ Việt
Nam tại Tokyo, chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka là một kênh hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong việc tìm kiếm và tiếp xúc với nhà nhập khẩu Nhật Bản.
Các cơ quan quản lý vả các doanh nghiệp đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt an
toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng - nguyên liệu tới thành phẩm để
giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường
nhập khẩu: Nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao. Về phía nhà nước cẩn
nâng cao cơng tác kiểm tra chất lượng đi đôi với việc giảm thủ tục hành chính đối với
nguyên liệu nhập khẩu.
Doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cần chuẩn bị tận dụng tối đa những cơ hội từ
VJEPA; trước tiên, phải nhanh chóng tiếp cận và nắm rõ nội dung của cam kết, xây dựng
những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để khai thác và tận dụng hiệu quả lợi thế của
hiệp định này.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm của
Nhật Bản để tránh những vi phạm đáng tiếc.
Nên thành lập Trung tâm tư vấn liên kết công nghệ cao, nhằm cung cấp thông tin về
thị trường, đối tác cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Đặc biệt sẽ hỗ trợ các

doanh nghiệp hai nước muốn tìm hiểu và kinh doanh với thị trường Nhật và Việt Nam.
Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới những cảnh báo từ phía Nhật Bản, tích cực
tham gia các hội chợ, nắm bắt nhiều hơn các thơng tin thị trường, chủ động tìm kiếm khách
hàng...

Nhóm thực hiện: DOMESCO

21


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đồn Nam Hải

Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản trên cơ sở tăng cường các yếu tố
đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều
chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó, ngành
thủy sản phải quyết liệt đẩy mạnh việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về đánh giá
chất lượng trong nuôi trồng và chế biến được thị trường quốc tế chấp nhận.
Để đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng tốt hơn, các sản phẩm thủy sản Việt Nam cần
phải thực hiện được việc truy suất nguồn gốc, trước hết là cá tra, tôm và cá ngừ. Trong thời
gian tới, Việt Nam cần kết hợp với các đối tác hoặc tự mình phải tìm ra những kênh phân
phối, tiêu thụ riêng. Việc này sẽ góp phần nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng
nhanh hơn, đặc biệt sẽ gia tăng được những sản phẩm giá trị gia tăng.
Giải quyết các vấn đề về nuôi thủy sản, cần phải ngăn chặn ngay tình trạng phát triển
ni tràn lan khơng hiệu quả, đặc biệt là không quản lý được chất lượng con giống, môi
trường nuôi để không làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả sản xuất của tồn ngành. Ngồi
ra, để phát triển đa dạng các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, các địa phương cần
nghiên cứu mở rộng phát triển mặt hàng có cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu như
nhuyễn thể (nghêu, tu hài...).

Cần có cơ chế cơng nhận lẫn nhau trong việc kiểm sốt an toàn vệ sinh thực phẩm
thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam cần thúc
đẩy hợp tác và ký kết thỏa thuận kiểm dịch trong lĩnh vực thủy sản với phía Nhật Bản.
Người Nhật Bản rất tín nhiệm hàng hóa có dấu JAS (Japan Agricultural Standards) Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng nơng, lâm sản (qui định các tiêu chuẩn về chất lượng và quy
tắc ghi nhãn) hoặc dấu JIS (Japan Industrial Standards) - Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng công
nghiệp và hàng tiêu dùng do Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản METI cấp.
Hiện, ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào được METI công nhận. Các doanh nghiệp Việt
Nam phải tốn rất nhiều chi phí xin dấu chất lượng của METI. Vì vậy, Việt Nam đề nghị phía
Nhật Bản cơng nhận tư cách tương đương của NAFIQAD - Cục quản lý chất lượng nơng,
lâm, thủy sản của Việt Nam. NAFIQAD có quyền kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh
thủy sản như đối với các cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh và thú y của Nhật Bản nhằm có
xác nhận trước của Nhật Bản về chất lượng hàng hóa tạo thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam. Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng một trung tâm đảm bảo tiêu

Nhóm thực hiện: DOMESCO

22


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

chuẩn vệ sinh quốc tế. Đáp lại, Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tiêu chí nhất định về sử dụng
nguyên liệu thực phẩm chế biến thủy sản.
Cần thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh trong nuôi
trồng, chế biến và bảo quản thủy sản. Tăng cường giám sát quá trình sản xuất và chế biến
thủy sản của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, phải thực hiện kiểm tra
chứng nhận về dư lượng kháng sinh cấm trong thủy sản theo quy định của cơ quan chức

năng Nhật Bản.
Giải pháp tổng thể để kiểm sốt hiện tương bơm chích tạp chất và dư lượng kháng
sinh bao gồm mọi hoạt động ở các khâu trong chuỗi quá trình cần được quản lý, chế tài chặt
chẽ, tuyên truyền giáo dục tốt hơn ở mọi ngành, mọi cấp. Bởi lẽ, danh mục hóa chất cấm
với thủy sản nhưng các ngành khác vẫn "vô tư" cho lưu hành, sử dụng ở những hoạt động
khác của đời sống. Vì vậy, cần có thái độ dứt khốt đối với những hành động bơm chích tạp
chất (agar), hoặc muối ướp nguyên liệu bằng bột đắng vì đó khơng chỉ là hành vi gian lận
thương mại mà phải được coi là hành vi nguy hiểm, nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức
khỏe, mạng sống của con người.
Để đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của người tiêu dùng Nhật
Bản, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cần:
− Nhanh chóng áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP
(Hazard Analysis Critical Control Point – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiếm soát
tới hạn) giống như các nước EU, Mỹ và Hàn Quốc qui định và Việt Nam hiện vẫn đang thực
hiện.
− Nâng cấp chất lượng nguyên liệu thủy sản và giảm giá đầu vào bằng cách trang bị
hệ thống bảo quản ngay trên tàu, xây dựng hệ thống chợ cá tại các cảng cá của các tỉnh
trọng điểm, các trung tâm công nghiệp chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt quan tâm tới việc nuôi
trồng thủy sản tạo nguồn ngun liệu chính cho chế biến vì những sản phẩm nuôi trồng
thường cho chất lượng tốt và số lượng đồng đều hơn sản phẩm đánh bắt, việc bảo quản
trước khi chế biến cũng thuận tiện hơn và giảm bớt rủi ro do vi sinh vật gây nên.
− Tăng cường đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa cơng nghệ chế biến và bảo quản
thủy sản để đảm bảo chất lượng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản. Chọn lựa để nhập khẩu
những công nghệ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến tiên tiến của Nhật Bản phù hợp với điều
kiện thực tế về nguồn nhân lực và điều kiện tài nguyên thủy sản Việt Nam.

Nhóm thực hiện: DOMESCO

23



Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

− Nguồn nhân lực cần được đào tạo phù hợp với trình độ cơng nghệ, nắm vững và
sử dụng tốt máy móc thiết bị hiện đại, có kiến thức và hiểu biết về an toàn vệ sinh thực
phẩm từ khâu sản xuất, thu mua, vận chuyển cho đến bảo quản và chế biến.
− Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; ,
nuôi trồng thủy sản phải từng bước được hiện đại hóa, phát triển theo phương pháp ni
cơng nghiệp là chính, kết hợp với các phương pháp nuôi khác phù hợp với điều kiện của
từng vùng; hướng mạnh vào phát triển nuôi thủy sản nước lợ và nuôi biển, đồng thời phát
triển nuôi nước ngọt; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu, đồng thời chú
trọng nuôi trổng thủy sản khác phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản, các doanh nghiệp
Việt Nam cần:
− Yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để được đăng
ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường Nhật Bản;
− Nghiên cứu luật về quảng bá sản phẩm của Nhật Bản và áp dụng các hình thức
quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng quy định của luật pháp Nhật Bản;
− Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản đề đưa ra và quảng
bá các thương hiệu phù hợp nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người Nhật về những nét độc
đáo của sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam;
− Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đại sứ, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, các
tổ chức quốc tế để thu xếp ổn thỏa các tranh chấp về thương hiệu trên thị trường Nhật Bản;
Hợp tác với các nhà chế biến, phân phối nơng sản, thực phẩm có thương hiệu uy tín của
Nhật Bản.

Nhóm thực hiện: DOMESCO


24


Đề tài báo cáo môn Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS Đoàn Nam Hải

V. KẾT LUẬN
Ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã tạo dựng nền tảng
chắc chắn cho việc hình thành một khu vực thương mại tự do song phương, trong đó hàng
hố, vốn, công nghệ, lao động sẽ được lưu chuyển thông thoáng, thuận lợi. Hiệp định này đã
giúp thắt chặt quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, góp phần tăng cường cho môi
trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi hoá thương mại.
Cả doanh nghiệp và người tiêu dùng của hai nước đều được tiếp cận các nguồn vốn,
cơng nghệ, ngun liệu và hàng hố một cách hiệu quả nhất. Đáng chú ý là lần đầu tiên,
chính phủ Nhật Bản khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với ta để sớm cơng nhận Việt Nam là
nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ, xác lập quan hệ thương mại bình đẳng giữa hai nước.
Trong thời gian 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản sẽ hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng
một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh.
Mục tiêu chiến lược thủy sản của Việt Nam đến năm 2020 là đưa ngành thủy sản cơ
bản được cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền
vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả, thương hiệu, uy tín, khả năng cạnh tranh cao và hội
nhập vững chắc vào nền kinh tế thế giới. Muốn đạt được mục tiêu đề ra, cần phải có các giải
pháp cụ thể, có tính khả thi và phù hợp với từng đối tác thương mại để đạt hiệu quả cao
nhất.

Nhóm thực hiện: DOMESCO


25


×