Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

tìm hiểu hiệp định đối tác kinh tế việtnam và nhật bản (vjepa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.37 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2011– 2015

TÌM HIỂU HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
VIỆTNAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA)

Giảng viên hướng dẫn:
Dương Văn Học

Sinh viên thực hiện:
Ngô Minh Thiện
Bộ môn Luật Thương Mại

MSSV: 5115844
Lớp: Luật Tư Pháp K37

Cần Thơ, tháng 11 năm 2014


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)

LỜI CÁM ƠN
Với tình cảm chân thành nhất, em xin gửi lời cám ơn tới Khoa Luật, Trường
Đại Học Cần Thơ cùng toàn thể các thầy cô trong trường đã truyền đạt cho em kiến
thức, phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian học tập ở
trường.


Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới thầy Dương Văn Học, đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện luân văn tốt nghiệp
này. Thầy đã cho những lời khuyên ý nghĩa trong việc định hướng, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn, giúp em thấy được giá trị của việc nghiên cứu và học tập một
cách nghiêm túc và có hệ thống.
Cuối cùng, em xin cảm ơn bố me, bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, ủng hộ
em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Sinh viên
Ngô Minh Thiện

GVHD: Dương Văn Học

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
NHẬN XÉT CỦA GIẢN VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày ... tháng ... năm 2014

GVHD: Dương Văn Học

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày ...tháng ... năm 2014

GVHD: Dương Văn Học

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắc


Giải nghĩa tiếng Việt

1.

AJCEP

2.

ASEAN

3.

BIT

Hiệp định Tự do hóa, Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt
Nam-Nhật Bản

4.

FDI

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

5.

FTA

Hiệp định khu vực thương mại tự do


Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

6.

GATS/WTO Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

7.

GATT/WTO Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
Tổng thu nhập quốc hội

8.

GDP

9.

IP

10.

MAFF

Bộ nông nghiệp, Ngư nghiệp và thủy sản

11.

METI


Bô Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản

12.

MFN

Đối xử tối huệ quốc

13.

NT

Đối xử quốc gia

14.

ROO

Quy tắc xuất xứ

15.

SPS

Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
động thực vật

16.

TBT


Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

17.

TRIPS

Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại

18.

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

19.

WCO

Tổ chức hải quan thế giới

20.

VJEPA

21.

JICA

Nặng lực cạnh tranh


22.

JGAP

Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt Nhật Bản

23.

C/O

24.

GSP

Sở hữu trí tuệ

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản

Giấy chứng nhận xuất xứ
Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập

GVHD: Dương Văn Học

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)

DANH MỤC PHỤ LỤC


Phụ lục 1 Bảng ký h ệu các dòng huế được cắ g ảm huế quan heo các lộ rình của
V ệ Nam
Phụ lục 2 Bảng phân bố các nhóm dòng huế heo cam kế huế quan rong lĩnh vực
nông ngh ệp của Nhậ Bản
Phụ lục 3 Bảng ổ hợp các cam kế huế quan rong lĩnh vực hủy sản của Nhậ Bản

Phụ lục 4 Bảng ổng hợp các cam kế huế quan huế quan rong lĩnh vực công
ngh ệp của Nhậ Bản

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. G á rị xuấ khẩu V ệ Nam-Nhậ Bản
Hình 2. Xuấ khẩu của V ệ Nam qua các háng rong năm 2014

GVHD: Dương Văn Học

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ kinh tế - ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản với lịch sử hơn ba
mươi năm thiết lập quan hệ đã và đang không ngừng phát triển. Trong bối cảnh xu
thế hợp tác song phương trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng sôi nổi bên cạnh
các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, đặc biệt là những kết quả của sự
ký kết hợp tác của Nhật Bản với các nước như Nhật Bản – Singapore hay Nhật Bản
– ASEAN trong khuôn khổ của FTA, đã tạo nền tảng cho sự hình thành Hiệp đinh
đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). Hiệp định hứa hẹn sẽ mang lại

nhiều cơ hội trong quan hệ hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc.
VJEPA là một Hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên được Việt
Nam ký kết và là FTA thứ mười của Nhật Bản. Hiệp định VJEPA có nội dụng toàn
diện bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư,
cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển thể nhân... cùng với các thỏa thuận kinh
tế đã ký kết trước đó giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hiệp định VJEPA đã tạo nên một
khuôn khổ pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư
của doanh nghiệp hai Bên. Đồng thời việc thực thi Hiệp định VJEPA đã góp phần
phát huy tiềm năng lợi thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả
hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai Bên nhằm đáp ứng xu thế về hội nhập
kinh tế của khu vực và thế giới.
Trước thực tế đó, việc nghiên cứu quy định cũng như những cơ hội và thách
thức của “Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản” là rất cần thiết và quan
trọng. Từ đó, người viết đề ra những giải pháp cho suốt thời gian thực thi Hiệp định
VJEPA đạt hiểu quả tốt nhất, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác được
những ữu đãi mà Hiệp định mạng lại.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là đi phân tích, tìm hiểu những quy định của Hiệp định
đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA)về các quy định về thuế quan,
thương mại hàng hóa, đầu tư ..., và những tác động của Hiệp định VJEPA tới hoạt
động thương mại, đầu tư giữa hai nước. Qua đó đưa ra những giải pháp để việc triển
khai hiệp định có hiểu quả nhất.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
(VJEPA), cụ thể người viết đi sâu vào nội dung cam kết cắt giảm thuế quan, lộ trình
cắt giảm thuế quan, tự do hóa thương mại, tự do hóa thương mại dịch vụ, quy định
GVHD: Dương Văn Học

1


SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
về sở hữu trí tuệ, hợp tác và đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh... Người viết
còn tìm hiểu những quy định về các biện pháp phi thuế quan như biện pháp vệ sinh
kiểm dịch (SPS), các rào cản về thương mại (TBT), thủ tục hải quan và các quy
định về xuất xứ hàng hóa. Từ đó đưa ra những đánh giá, định hướng và những giải
pháp để tận dụng tối đa những ưu đãi mà Hiệp định VJEPA mạng lại.
4. Phương pháp nguyên cứu
Để hoàn thành luận văn người viết đã sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như phương pháp luận giải, phương pháp so sánh và phương pháp phân
tích tổng hợp.
Phương pháp phân tích tổng hợp được người viết sử dụng xuyên suốt trong
luận văn, đề phân tích làm rõ các nội dung được quy định trong Hiệp định VJEPA.
Phương pháp luận giải và phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình lập
luận và đưa ra những đánh giá về tác động ảnh hưởng của Hiệp định VJEPA trong
quá trình thực thi. Còn đối với phương pháp so sánh được người viết sử dụng để
đánh giá những kết quả đã đạt được trong việc thực thi Hiệp định.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo và phần phụ lục, bài luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối
tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA).
Chương này, người viết tìm hiểu một cách khái quát về Hiệp định Thương mại
tự do (FTA) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). Qua các
nội dung như khái niệm về FTA, phân loại FTA và sau đó là các nhân tố thúc đẩy
việc ký kết Hiệp định, quá trình đàm phán ký kết và cấu trúc của Hiệp định VJEPA.
Chương 2. Nội dung của Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
(VJEPA).

Đối với chương 2, người viết sẽ tìm hiểu và phân tích kỹ những quy định về
nội dung Hiệp định VJEPA qua các lĩnh vực đã được Việt Nam và Nhật Bản thỏa
thuận ký kết. Các lĩnh vực bao gồm: cam kết về thuế quan và các phi thuế quan cho
lĩnh vực tự do thương mại và tự do thương mại dịch vụ, các quy định về hợp tác và
đầu tư... cuối cùng là cơ chế giải quyết tranh chấp kho xảy ra.
Chương 3. Vấn đề triển khai Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật
Bản (VJEPA).
Về chương 3, người viết sẽ tìm hiểu sự triển khai Hiệp định VJEPA của Việt
Nam và Nhật Bản sau đó đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được trong những
GVHD: Dương Văn Học

2

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
năm triển khai Hiệp định, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện và giúp cho
việc thực thi Hiệp định này có hiệu quả nhất.

GVHD: Dương Văn Học

3

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VÀ
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - NHẬT BẢN
(VJEPA)
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA)
1.1.1. Khái niệm, mục tiêu ký kết và lịch sử phát triển FTA
1.1.1.1. Khái niệm về FTA
Để hiểu rõ khái niệm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) người viết tìm hiểu
theo hai quan niệm. Một là quan niệm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) truyền
thống và hai là quan niệm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) hướng mở rộng (hay
còn gọi là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới).
Quan niệm FTA truyền thống
Quan điểm về một Khu vực Thương mại tự do (Free Trade Area) lần đầu tiên
được đưa ra tại GATT 1947 trong Điều XXIV - khoản 8 điểm b như sau: “Một Khu
vực Thương mại tự do được hiểu là nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế
quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn
các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các
lãnh thổ thuế quan đó”1.
Ngoài ra tại Điều XXIV-khoản 5 của Hiệp định này cũng đã nêu rõ: “khu vực
mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ [interim
agreement]”. Như vậy có thể thấy GATT 1947 mới chỉ đưa ra một khái niệm về
Khu vực Thương mại tự do tuy nhiên khi phân tích khái niệm này ta có thể thấy tư
tưởng của GATT về Hiệp định Thương mại tự do. Trong Hiệp định này có những
điểm chú ý:
Thứ nhất, trong một Khu vực Thương mại tự do thì các nước thành viên cam
kết giảm thuế và các quy định thương mại khác.
Thứ hai, đối tượng cắt giảm thuế và các quy đinh thương mại khác là với mặt
hàng có xuất xứ từ các nước thành viên trong Khu vực Thương mại tự do.
Thứ ba, khái niệm này cho thấy GATT mới chủ yếu quan tâm đến thương mại
hàng hóa. Đây cũng là điều dễ hiểu vì theo tiến trình lịch sử, quan hệ thương mại
giữa các nước thời kỳ này chủ yếu tập trung trao đổi mua bán hàng hóa hữu hình. 2


1

Xem khoản 2 Điều XXIV Hiệp định GATT 1947. Thuật ngữ lãnh thổ thuế quan được hiểu là:bất cứ
lãnh thổ nào có áp dụng một biểu thuế quan riêng biệt hoặc có quy chế thương mại riêng biệt được áp dụng
với một phần đáng kể trong thương mại với các lãnh thổ khác.
2
Xem thêm Khoản 5 và Khoản 8-b, Điều XXIV, Hiệp định chung về thuế quan thương mại GATT 1947.

GVHD: Dương Văn Học

4

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
Qua đó cho thấy quan niệm truyền thống về FTA mới chỉ dừng lại ở phạm vi
thương mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa mới chỉ dừng ở cắt
giảm thuế quan và giảm thiểu một số quy định thương mại khác.
Quan n ệm FTA mở rộng
Từ thập niên 1990 trở lại đây, khái niệm Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa. Các FTA ngày nay
không chỉ dừng lại ở phạm vi cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, mà hơn
thế còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khuôn khổ GATT/WTO
cũng như một loạt các vấn đề thương mại mà WTO chưa có quy định. Phạm vi cam
kết của FTA “thế hệ mới” còn bao gồm những lĩnh vực như thuận lợi hóa thương
mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh (còn gọi là
“những vấn đề Singapore”)3, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ,
quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao

động, môi trường, thậm chí còn gắn với các vấn đề như dân chủ, dân quyền hay
chống khủng bố... Khái niệm FTA được sử dụng rộng rãi ngày nay không còn được
hiểu trong phạm vi hạn hẹp của những thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương
có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của giai đoạn trước, mà đã được dùng để chỉ các
thỏa thuận hội nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau. Ngoài ra
trong một số trường hợp Hiệp định Thương mại tự do có thể được gọi với một số
tên gọi khác nhau như EPA (Hiệp định Đối tác kinh tế) nhưng về bản chất không
thay đổi.
1.1.1.2. Mục tiêu ký kết FTA
Ở phần khái niệm đã được nêu ở Mục 1.1.1.1. đã khái quát được mục tiêu ký
kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) là:
Thứ nhất, FTA sẽ xây dựng một khu vực thương mại tự do mà các nước thành
viên cam kết giảm thuế và các quy định thương mại khác.Nhằm tạo thuận lợi cho
các nước thành viên lưu thông hàng hóa xuất, nhập khẩu thuận tiện hơn với một sự
ràng buộc chung là phải cắt giảm thuế. Xậy dựng cho các nước thành viên FTA với
nhau một hệ thống, quy tắc ứng xử chung về thương mại quốc tế cho. Ngoài việc
xây dựng cho các nước thành viên một lộ trình cắt giảm thuế quan ra thì các nước
thành viên còn xây dựng cho mình các quy định thương mại khác như thủ tục hải
quan, giải quyết tranh chấp... .

3

Vấn đề Singapore được hiểu là:Do Singapore là quốc gia đầu tiên đi đầu trong việc ký kết FTA song
phương với những nội dung mà WTO chưa có quy định như thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính
phủ, chính sách cạnh tranh... Từ đó, nên các quốc gia tham gia ký kết sau này xem thỏa thuận về nội dung
của Simngapore là chuẩn mực cho FTA kiểu mới.

GVHD: Dương Văn Học

5


SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
Thứ hai, là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra
một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn. Ở mục tiêu thứ hai này FTA mong
muốn rằng các nước thành viên cần xây dựng và tạo ra một khối thị trường thống
nhất và rộng lớn hơn nữa bằng việc thống nhất các nội dung của FTA mà các nước
thành viên đã ký kết, hơn nữa các thành viên cần tăng cường vai trò thành viên của
mình trong FTA. Chỉ có như vậy thì mục tiêu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào
khối thị trường FTA mới có hiệu quả tốt nhất.
Sau cùng, bên cạnh mục tiêu xây dựng khu vực thương mại tự do thống nhất
về các cam kết trong FTA, thu hút sự đầu tư từ bên ngoài vào thì mục tiêu quan
trọng của FTA là: cần xây các biên pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền
sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi
trường, thậm chí còn gắn với các vấn đề như dân chủ, dân quyền hay chống khủng
bố.... Mục tiêu này của FTA nhằm tạo dựng một một khuôn khổ pháp lý vững chắc
cho việc thực thi hiệp định và cũng như sự tin cậy của các nước thành viên khi tham
gia FTA. FTA chứng tỏa rằng không chỉ đơn thuần là một Hiệp định thương mại tự
do về hàng hóa, tự do về dịch vụ, đầu tư...
Với mục tiêu ở trên Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được thành lập đã tạo
thuận lợi cho các nước thành viên tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và có những
chính sách mở cửa, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Ngoài ra FTA lập ra
còn nhằm mục tích tăng cương sự hỗ trợ và sự hợp tác kiên kết với nhau giữa các
nước thành viên, xây dựng một Khu vực thương mại tự do và cộng đồng quốc tế
một môi trường hòa bình và phát triển.
1.1.1.3. Sơ lược về sự hình thành và phát triển FTA
Xu hướng hình thành các FTA khu vực và song phương trong nền kinh tế thế
giới bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 và bùng nổ sau năm 1995 khi tổ chức

thương mại thế giới (WTO) được thành lập.
Cho đến hiện nay, hầu như tất cả các nước thành viên WTO đều tham ít nhất
một FTA. Ngay cả các thành viên trung thành nhất với khung khổ tự do hóa đa
phương như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng chuyển hướng ưu tiên hình thành các
FTA song phương và khu vực. Việc đàm phán và ký kết các FTA đã trở thành trào
lưu của thế giới, theo thống kể của WTO trước thập niên 90 của thế kỷ XX trên thế
giới chỉ có 16 FTA được ký kết nhưng chỉ trong thời gian từ năm 1990 đến năm
2013 số lượng FTA đã tăng nhanh chóng với 193 FTA có hiệu lực trên toàn thế
giới. Tính trung bình mỗi năm trong hệ thống WTO có 11 FTA được hình thành so
với con số trung bình dưới 3 FTA trong hơn 4 thập kỷ hiệu lực của GATT (19471994). Hiện nay, giá trị trao đổi thương mại giữa các thành viên Hiệp định Thương
GVHD: Dương Văn Học

6

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
mại tự do, khu vực kể trên đã chiếm 40% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Ở phần
này người viết sẽ tìm hiểu sự phát triển Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ở Khu
vực Châu Á.
Cùng với những kế hoạch hành động của Diễn đàn APEC, một loạt các sáng
kiến thỏa thuận khu vực mậu dịch tự do đã được triển khai từ các năm 1990 và phát
triển mạnh mẽ thời gian gần đây như các thỏa thuận và sáng kiến FTA sau: Khu vực
Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), thỏa thuận Quan hệ kinh tế gần gũi hơn
Asutralia-New Zealand (CER), Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc
(ACFTA), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định đói
tác kinh tế ASEAN-Nhật (VJEPA), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn
Quốc (AKFTA), Khu vực Thương mại tự do Nam Á (SAFTA), Hiệp định Thương
mại tự do Đông Á (EAFTE)...

Tại Khu vực Đông Á,Cho đến năm 2002 khi Nhật Bản và Singapore ký kết
FTA song phương (JSFTA) thì AFTA (1992) vẫn là sự thử nghiệm FTA đầu tiên và
duy nhất với mục tiêu thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN. Song kể từ năm 1999,
tại Đông Á đã bùng nổ các nổ lực FTA song phương (BFTA), mở đầu là Singapore,
sau đó là Nhật Bản, Hàn Quốc tuyên bố diễn đàn đa phương WTO không còn là sự
lựa chọn duy nhất. Trung Quốc và Thái Lan cũng đưa ra các sáng kiến FTA song
phương của mình. ASEAN với tư cách là một khối thống nhất cũng tăng cường
thiết lập các cam kết FTA với một loạt các nước đối thoại chính như Asutralia, New
Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.4
Tại Khu vực Nam Á,Bảy quốc gia trong khu vực đã thành lập liên Hiệp hội
hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) từ năm 1985 và đã đạt được thỏa thuận về Hiệp
định Thương mại tự do Nam Á (SAPTA) năm 1995. Bước tiếp theo, SAARC đã
tuyên bố thời hạn chót cuối năm 2002 cho việc hình thành Hiệp hội Thương mại tự
do Nam Á ( SAFTA). Nền kinh tế lớn nhất Nam Á là Ấn Độ gần đây cũng đã có
nhiều cải cách kinh tế theo hướng mở cửa và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với
một loạt các đề xuất liên kết kinh tế khu vực như tham gia SAPTA, thành lập FTA
với Nepan (INFTA) và Butan (IBFTA), đàm phán ký với ASEAN thỏa thuận lập
AIFTA (2003) và một số FTA song phương khác.
1.1.2. Phân loại FTA
Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau các tổ chức, các đọc giả dựa vào các
tiêu chí khác nhau để phân loại các FTA. Tuy nhiên có hai cách phân loại phổ biến
4

Bùi Trường Giang, Phương thức hình thành các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong khu vực Đông Á
hướng tới một cộng đồng kinh tế Đông Á tương lai, Báo điện tử Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,
[Truy cập ngày 06-11-2014].

GVHD: Dương Văn Học

7


SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
nhất đó là phân loại dựa vào quy mô, số lượng các thành viên tham gia và phân loại
dựa vào mức độ tự do hóa.
1.1.2.1. Căn cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia
Căn cứ theo số lượng, quy mô các thành viên tham gia thì FTA được chia
thành FTA song phương (BFTA), FTA khu vực và FTA hỗn hợp.
BFTA là loại FTA chỉ có hai nước tham gia ký kết, và Hiệp định này cũng chỉ
có giá trị ràng buộc đối với hai quốc gia tham gia này mà thôi. BFTA do đặc điểm
chỉ gồm hai thành viên nên quá trình đàm phán và việc đạt được thỏa thuận cũng
nên dễ dàng, nhanh chóng hơn so với FTA khu vực hay FTA hỗn hợp. Trong làn
sóng ký kết FTA toàn cầu hiện nay thì BFTA là loại FTA được ký nhiều nhất, phát
triển mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng cam kết. Cụ thể như Hiệp định đối
tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA).
FTA khu vực là Hiệp định Thương mại tự do có sự tham gia của từ ba nước
thành viên trở lên, thông thường các nước này có vị trí địa lý gần nhau. Những nước
này tham gia FTA khu vực thường với mục đích tận dụng ưu thế về vị trí địa lý để
tăng cường trao đổi thương mại, cũng như thắt chặt mối quan hệ láng giềng cũng
như nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Một số FTA khu vực điển
hình nhất đó là Liên minh châu Âu ( EU), Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ
(NAFTA), Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA).
FTA hỗn hợp là FTA được ký kết giữa một Khu vực tự do Thương mại (FTA
khu vực) với một nước, một số nước hoặc một khu vực tự do Thương mại khác. Bất
chấp sự phức tạp trong việc đàm phán, hiện nay loại FTA này cũng đang phát triển
và tăng lên nhanh về mặt số lượng. Một số FTA hỗn hợp điển hình như: FTA
ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), FTA ASEAN-Hàn Quốc, FTA EC-Mexico.
Có thể coi FTA hỗn hợp là một dạng FTA song phương đặc biệt vì đây là thỏa

thuận tự do thương mại giữa một bên là một quốc gia và một bên là khu vực mậu
dịch tự do (hoặc một liên minh thuế quan). Tuy nhiên, rõ ràng là để đạt được một
FTA hỗn hợp sẽ khó khăn phức tạp hơn nhiều so với một FTA song phương, nhất là
về khía cạnh đàm phán và hệ quả.

GVHD: Dương Văn Học

8

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
1.1.2.2. Dựa vào mức độ tự do hóa
Đây là cách phân biệt được Ngân hàng Thế giới sử dụng. FTA theo tiêu chí
này được chia thành FTA kiểu Mỹ, FTA kiểu châu Âu và FTA kiểu các nước đang
phát triển.
FAT kiểu Mỹ là loại FTA có mức tự do hóa cao nhất, đòi hỏi các nước thành
viên phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực thuộc nghành dịch vụ. Khi
đã tham gia các FTA kiểu này thì chỉ có con đường là mở cửa thị trường hơn nữa
hoặc giảm nhiều rào cản thương mại hơn nữa, chứ việc thay đổi Hiệp định và việc
đảo ngược lại các điều khoản trong Hiệp định là điều rất khó khăn. Trong Hiệp định
này áp dụng quy chế MFN, MT và tất cả các ngành điều phải mở cửa, trừ phi các
bên có quy định khác và phải ghi rõ trong Hiệp định. Điều này khiến cho người ta
cho rằng FTA kiểu Mỹ có xu hường làm giảm sự tham gia của Chính phủ trong việc
bảo vệ môi trường sinh thái hoặc các nghành dịch vụ công. Ví dụ về FTA kiểu Mỹ
điển hình là Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Xếp thứ hai sau FTA kiểu Mỹ đó là FTAkiểu châu Âu. Đây là dạng FTA có
mức độ tự do hóa khá cao, thậm chí gần bằng FTA kiểu Mỹ. Điểm khác biệt của hai
loại FTA này là FTA kiểu châu Âu chỉ quy định mở cửa những lĩnh vực mà các

nước cam kết hoặc nhất trí riêng với nhau. Ví dụ điển hình của FTA kiểu châu Âu là
cam kết về tự do hóa thương mại cảu Liên minh châu Âu (EU). Trong cam kết tự do
hóa Thương mại, các nước EU đã không đưa vào lĩnh vực nông nghiêp-lĩnh vực
vốn rất nhạy cảm và được hầu hết các nước thành viên EU bảo hộ. Các nước thành
viên EU đều có những chính sách nông nghiệp riêng phù hợp điều chỉnh với những
đặc thù của ngành nông nghiệp nước mình. Việc đưa nông nghiệp vào FTA sẽ làm
ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực của các quốc gia cũng như đời sống của
những người làm nông nghiệp của mỗi nước.
Xét ở mức độ tự do hóa thì FTA kiểu các nước đang phát triển kém hơn hẳn
so với các kiểu FTA nêu trên. FTA kiểu này thường trú trọng nhiều hơn đến tự do
hóa Thương mại hàng hóa và ít khi bao gồm các điều khoản quy định mở cửa cho
nhau trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Khu mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) và thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là những ví dụ điển
hình cho kiểu FTA này. Có thể nói trong khi FTA kiểu Mỹ được xem là hội nhập
một cách sâu rộng nhất thì FTA kiểu các nước đang phát triển được xem là mang lại
ít ảnh hưởng nhất5.

5

Phạm Thị Huyền Trang, Thực trạng và xu thế phát triển của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong khu
vực ASEAN, Trường Đại học Ngoại thương, 2008, tr.7-8.

GVHD: Dương Văn Học

9

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)

1.1.3.Các vấn đề nội dung cơ bản trong FTA
Trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA), tự do hóa thương mại hàng hóa, tự
do hàng hóa dịch vụ, tự do hóa đầu tư và tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các
thành viên. Đây là một vấn đề quan trọng được đặt ra hàng đầu và không thể thiếu
của một FTA.
Một, tự do hóa thương mại hàng hóa
Đối với rất nhiều Hiệp định FTA, thương mại hàng hóa là lĩnh vực được quan
tâm chính của các bên tham gia, tạo nên nền tảng cho Hiệp định. Các cam kết về
thương mại hàng hóa sẽ giúp các bên hiện thực hóa mục tiêu chính là mở rộng thị
trường, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu. Các nội dung chính về thương mại hàng
hóa thường được thỏa thuận trong FTA gồm:
Thuế quan: Mức độ cam kết về thuế nhập khẩu theo Hiệp định FTA thường
sâu hơn trong WTO do các bên chỉ tập trung vào những lĩnh vực có quan tâm. Theo
Điều XXIV của Hiệp định GATT/ WTO, các bên tham gia Hiệp định FTA phải cam
kết xóa bỏ thuế nhập khẩu (đưa thuế suất về 0%) đối với phần lớn thương mại giữa
các bên. Theo cách hiểu thông thường thì Hiệp định FTA cần quy định xóa bỏ thuế
nhập khẩu đối với ít nhất 90% giá trị thương mại và số dòng thuế trong vòng 10
năm. Các dòng thuế không cam kết hoặc có cam kết nhưng không đưa về 0%
thường là các sản phẩm nhạy cảm và đặc biệt nhạy cảm đối với các Bên. Các nước
kém phát triển nhất hoặc đang phát triển có thể được hưởng linh hoạt về lộ trình
hoặc diện cam kết.
Trong cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của các nước theo Hiệp định FTA
thường chia thành các nhóm: (i) đưa thuế suất về 0% ngay khi Hiệp định FTA có
hiệu lực; (ii) đưa thuế suất về 0% theo lộ trình (cắt giảm tuyến tính); (iii) cắt giảm
thuế quan nhanh trong năm đầu tiên, sau đó cắt giảm từng bước một trong những
năm tiếp theo; (iv) không cắt giảm thuế quan trong thời gian đầu, việc cắt giảm
được thực hiện vào các năm cuối của lộ trình, và (v) không cam kết. Bên cạnh thuế
nhập khẩu, các bên tham gia FTA cũng có thể đưa ra cam kết về hạn ngạch thuế
quan, đặc biệt đối với các nông sản nhạy cảm. Thông thường, nhập khẩu trong hạn
ngạch từ các đối tác tham gia FTA sẽ được hưởng thuế suất FTA ưu đãi, nhập khẩu

ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch (trong nhiều trường hợp là
thuế suất tối huệ quốc theo cam kết WTO). Bên cạnh thuế nhập khẩu, trong một số
FTA các đối tác có thể thảo luận, cam kết cả thuế xuất khẩu, căn cứ vào mục tiêu
chính sách của các bên.
Các rào cản thương mại phi thuế quan: Thông thường là các rào cản kỹ
thuật (TBT) và các tiêu chuẩn về vệ sinh kiểm dịch (SPS). Về quy định đối với TBT
GVHD: Dương Văn Học

10

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
và SPS, các bên tham gia FTA sẽ tái khẳng định cam kết thực hiện các Hiệp định
liên quan của WTO (Hiệp định TBT và Hiệp định SPS). Bên cạnh đó, các bên sẽ đề
ra các nguyên tắc nhằm định hướng cho hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ưu
tiên như áp dụng thực tiễn tốt nhất, đánh giá hợp chuẩn, công nhận tương đương,
hài hòa tiêu chuẩn, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau, minh bạch hóa, hỗ trợ kỹ
thuật, v.v. Một số hiệp định thế hệ còn quy định sâu theo từng ngành cụ thể mà các
bên quan tâm, chẳng hạn như việc đặt ra các phụ lục quy định riêng đối với các
ngành ô tô, dược phẩm, thực phẩm, đồ uống...
Về xuất xứ hàng hóa: Quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng trong các Hiệp
định FTA vì chỉ khi đáp ứng các quy tắc xuất xứ này thì hàng hóa mới được hưởng
ưu đãi thuế quan quy định trong Hiệp định. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ cũng giúp
ngăn chặn việc chuyển hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của thành viên có
mức thuế quan thấp để xuất sang các thành viên khác. Bên cạnh quy tắc xuất xứ
chung (thường là hàm lượng giá trị khu vực - RVC), các thành viên cũng thường
đàm phán các quy tắc về chuyển đổi nhóm (CTH, CTSH, ...),quy tắc xuất xứ theo
mặt hàng cụ thể (PSR).

Ngoài ra, bên cạnh thỏa thuận thực hiện các quy định của WTO, các bên tham
gia FTA có thể thống nhất các quy định về tự vệ đặc biệt, chống bán phá giá, chống
trợ cấp trong khuôn khổ Hiệp định FTA.
Hai, tự do hóa thương mại dịch vụ
Bên cạnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ cũng là nội dung quan
trọng của các Hiệp định FTA. Hầu hết các Hiệp định FTA đều có Chương quy định
riêng về thương mại dịch vụ. Nội dung về dịch vụ trong các FTA thường tập trung
chủ yếu tuân thủ và tăng cường các nguyên tắc chính của WTO như nguyên tắc đối
xử tối huệ quốc, minh bạch hóa, quy định trong nước, thanh toán và chuyển khoản,
tự vệ, trợ cấp, v.v. và phụ lục về một số ngành dịch vụ cụ thể (tài chính, viễn thông,
di chuyển của thể nhân, v.v.); và biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Trong các
Hiệp định FTA truyền thống, thương mại dịch vụ được chia thành bốn phương thức
cung cấp là (i) cung cấp qua biên giới; (ii) tiêu dùng ngoài lãnh thổ; (iii) hiện diện
thương mại; và (iv) hiện diện của thể nhân. Tuy nhiên, trong nhiều Hiệp định FTA
“thế hệ mới”, thương mại dịch vụ chỉ bao gồm hai phương thức cung cấp qua biên
giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ, phương thức hiện diện thương mại được đưa vào
phần đầu tư, hiện diện của thể nhân được đưa vào một chương riêng về di chuyển
của thể nhân. Về cách tiếp cận đối với tự do hóa thương mại dịch vụ, thường có hai
cách tiếp cận chính là chọn cho, tức là chỉ tự do hóa những ngành/ phân ngành dịch
vụ được liệt kê trong biểu cam kết. Và sau cùng là chọn bỏ, tức là những ngành hay
GVHD: Dương Văn Học

11

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
phân ngành nào muốn bảo lưu sẽ được liệt kê trong biểu cam kết, những ngành còn
lại sẽ được tự do hóa.

Ba, tự do hóa đầu tư
Các cam kết hàng hóa tới tự do hóa đầu tư ngày càng xuất hiện nhiều trong các
FTA, đặc biệt là trong các FTA có sự tham gia của các nước phát triển. Những vấn
đề này thường được quy định để tạo điều kiện thuận lợi hóa đầu tư, khuyến khích và
bảo hộ đầu tư, tự do hóa đầu tư. Nội dung quy định về đầu tư nhằm để dỡ bỏ các rào
cản đối với nhà đầu tư của các nhà đầu tư đối tác, tạo điều kiện thuận lợi cho họ ký
kết đầu tư. Ví dụ: Bảo vệ các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư, áp dụng các quy chế
đối xử quốc gia đối với các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư, cấm các biện pháp cản
trở các nhà đầu tư, đảm bảo bồi thường thỏa đáng trong trường hợp quốc hữu hóa...
Bốn, những nội dung mới và cơ chế giải quyết tranh chấp trong FTA
Trong FTA, một vấn đề thường thường được nhắc đến đó là các thỏa thuận
hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác kinh tế giữa các
nước đối tác. Có thề kể ra đây một số lĩnh vực thường được cam kết hợp tác như:
Phat triển nguồn nhân lực, du lịch, dịch vụ tài chính...Ngoài những vấn đề đã nêu
thì FTA mở rộng (hay FTA thế hệ mới) đã có thêm những quy định mới về các vấn
đề như mua sắm chính phủ ( mua sắm công), quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh
tranh, phát triển bền vững (lao động và môi trường) nhằm để tăng cường sự hợp tác
giữa các thành viên trong FTA.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp thì hầu hết các Hiệp định FTA đều có cơ chế
giải quyết tranh chấp, trong đó đề ra quy trình, cơ chế xử lý các tranh chấp phát sinh
trong quá trình thực hiện Hiệp định cũng như phạm vi áp dụng của cơ chế này.6
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA)
1.2.1. Các nhân tố thúc đẩy ký kết Hiệp định VJEPA
Quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã và đang
phát triển tốt đẹp kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức cách
đây hơn 30 năm. Nhật Bản sớm trở thành một đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư
hàng đầu của nước ta, đặc biệt là từ khi nước ta bước vào giai đoạn đổi mới. Đặc
biệt là giữa Việt Nam và Nhật Bản có đầy đủ tìm năng để để hai nước tăng cường
thiết lập quan hệ ngoại giao hợp tác phát triển kinh tế. Những nhân tố thúc đây hai

nước ký kết Hiệp định VJEPA đó là:

6

Bùi Huy Sơn, Hiệp định thương mại tự do một số khái niệm, Hà Nội, 2014, tr.15-17.

GVHD: Dương Văn Học

12

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
Về phía Nhật Bản: Nhật Bản là một trong năm nền kinh tế lớn nhất trên thế
giới với gần 130 triệu người tiêu dùng và tổng thu nhập quốc nội (GDP) đạt gần
4600 tỷ USD. Tiềm lực và vị thế kinh tế của Nhật Bản ảnh hưởng không nhỏ tới
bản đồ kinh tế và chính trị trong khu vực. Ngoài ra Nhật Bản có thế mạnh về công
nghệ, vốn và kỹ năng quản lý, những yếu tố đó rất cần cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế của các nướ đang phát triển như Việt Nam.
Về phía Việt Nam: Môi trường kinh tế, chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi
dào, sự gần gũi về địa lý và văn hóa. Với những nhân tố thuận lợi đó Việt Nam
luôn được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là điểm đến đầy hứa hẹn cho các dự
án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nhằm mở rộng kết nối cơ sở sản xuất của mình
trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu nền kinh tế giữa hai nước đó là sự bổ sung lẫn
nhau và ít cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các loại
hải sản, dầu thô, dệt may, dây điện và dây cáp điện, gỗ và các sản phẩm gỗ, máy vi
tính và các kinh kiện, than đá, giầy dép các loại... Trong khi đó, ta nhập khẩu từ
Nhật Bản chủ yếu là những mặt hàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp và một số

sản phảm tiêu dùng chất lượng cao nhưng chưa sản xuất hoặc phục vụ cho tiêu dùng
đặc thù trong nước, như máy móc, linh kiện ô tô, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất,
nguyên phụ liệu diệt, may, da, giày, kim loại. Cán cân thương mại song phương là
tương đối cân bằng. Trước năm 2004, ta nhập siêu mỗi năm khoảng 50 triệu
USD/năm. Năm 2005, ta xuất siêu trên 300 triệu USD/năm. Năm 2007, Việt Nam
nhập siêu khoảng 108 triệu USD nhưng năm 2008, Việt Nam lại xuất siêu gần 300
triệu USD.
Trên nền tảng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư ngày càng phát triển giữa
Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định VJEPA sẽ góp phần cũng cố một bước môi
trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước. Hơn thế Hiệp định
VJEPA không đơn thuần là một thỏa thuận song phương đơn lẻ, nhằm bảo đảm tính
cạnh trạnh tương đối của hàng hóa hai nước trong quan hệ với các nước khác mà
hơn hết nó góp phần tạo nên cấu trúc sản xuất, kinh doanh mới mang tính khu vực
và toàn cầu, trong đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có
cơ hội hợp tác, tham gia chặt chẽ hơn vào vào chuỗi cung ứng giá trị trong khu
vực.7

7

Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, 2009,
tr.7-8.

GVHD: Dương Văn Học

13

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)

1.2.2 Quá trình đàm phán và mục tiêu ký kết Hiệp định VJEPA
1.2.2.1. Quá trình đàm phán và sự ra đời của Hiệp định VJEPA
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) là một hiệp định tự
do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và khuyến khích thương mại điện tử giữa
Việt Nam và Nhật Bản. Đây là hiệp định tự do hóa thương mại đầu tiên của Việt
Nam và là Hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản. Việt Nam và Nhật Bản
có ý định thành lập Hiệp định VJEPA ngày từ những năm 2005 và bắt đầu tiến hành
đàm phán trong những tháng đầu năm 2007, với những phiên đàm phán được xem
là tiền đề để chuẩn bị cho sự thành lập Hiệp định VJEPA.
Trong năm 2007, Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành các phiên đàm phán
chính thức. Mở đầu là phiên họp được hai Bên tiến hành vào ngày 16 và 18 tháng 1.
Hai Bên đã tiến hành đàm phán các nguyên tắc và mục tiêu của việc thành lập Hiệp
định VJEPA là tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch
vụ giữa hai bên. Đồng thời cũng công bố những vấn đề quan trọng và cần thiết
trong hiệp định để đưa ra đàm phán. Tiếp theo sau là phiên đàm phán thứ hai được
tổ chức tại Hà Nội vào hai ngày 26 và 27 tháng 1 năm 2007, trong phiên đàm phán
này Việt Nam bày tỏ mong muốn Nhật Bản giảm thuế quan nhập khẩu chủ yếu các
sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp, còn Nhạt Bản thì đưa ra đề nghị giảm các dòng
thuế nhập khẩu sản phẩm công nghiệp của Việt Nam. Kết thúc phiên đàm phán thứ
hai, hai Bên cũng tiếp tục tiến tới phiên đàm phán thứ ba vào ngày 6 tháng 6 năm
2007 tại Tokyo. Trong phiên đàm phán này hai Bên đã tiến hành thảo luận chi tiết
nội dung của Hiệp định VJEPA về các vấn lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ, tiêu
chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật... Vào những tháng cuối năm 2007, hai Bên lại đi
tới phiên đàm phán thứ tư với các nội dung còn lại thuộc lĩnh vực Việt Nam buôn
bán hàng hóa, hợp tác kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trýờng ðầu tý và kinh
doanh, quyền sở hữu trí tuệ.
Trong những nãm 2008 và 2009 ðýợc coi là hai nãm quan trọng cho sự ký kết
và hiệu lực của Hiệp định VJEPA. Thứ nhất, từ tháng 8 và tháng 9 năm 2008 hai
Bên đã đi tới vòng đàm phán thứ tám và đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng như
dịch vụ, đầu tư, thương mại hàng hóa. Hơn thế nữa ngày 29 tháng 9 năm 2008,

trong phiên đàm phán chính thức và không chính thức hai Bên đã thống nhất các
nguyên tắc của Hiệp định VJEAP tại Hà Nội. Sau chín phiên đàm phán có cả chính
thức và không chính thức, ngày 25 tháng 12 năm 2008 Hiệp dịnh Đối tác kinh tế
Việt Nam và Nhật Bản được đại diện cấp cao của hai cơ quan nhà nước Việt Nam
và Nhật Bản đã ký kết tại Tokyo. Sau khi Hiệp định VJEPA được ký kết vào năm
2008, vào những tháng 5 và tháng 6 năm 2009 Hiệp định VJEPA cũng được Hạ
GVHD: Dương Văn Học

14

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
Viện Nhật phê chuẩn. Cuối cùng vào ngày 1 tháng 10 năm 2009, Quốc hội Nhật
Bản đã thông qua Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản và chính thức có
hiệu lực.8
Hiệp định VJEPA là hiệp định đánh dâu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
giữa hai nước, góp phần củng cố đưa mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật
Bản lên một tầm cao mới.
1.2.2.2. Mục tiêu ký kết Hiệp định VJEPA
Chương I của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam về các quy định chung đã đề
cập rõ bảy mục tiêu chính. Các mục tiêu của Hiệp định VJEPA là:
Mục tiêu đầu tiên được hai Bên muốn đạt được trong Hiệp định VJEPA là tự
do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các bên9. Tự do hóa và thuận
lợi hóa thương mại là hai Bên muốn thông qua việc ký kết Hiệp định VJEPA thì
hàng hóa xuất, nhập khẩu của hai Bên sẽ thuận lợi hơn, không bị ràng buộc bởi các
quy định về thuế quan hay các biện pháp phi thuế quan. Với sự quan trọng đó nên
mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các bên, được hai
Bên đặt làm mục tiêu hàng đầu trong bảy mục tiêu để ký kết Hiệp định VJEPA.

Mục tiêu thứ hai được hai Bên thống nhất trong Hiệp định VJEPA là phải đảm
bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.10 Mục tiêu này rất
được hai Bên xem trọng, nhất là khi trong thời buổi kinh tế hội nhập quốc tế như
hiện nay thì bảo vệ bí mật, thông tin, bản quyền... về lĩnh vực sở hữu trí tệ là rất cần
thiết. Để đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ có hiệu quả nhất thì hai Bên cần nỗ lực thưc
đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực này bằng các biện pháp, chế tài như chế tài dân sự,
chế tài hình sự để ngăn ngừa các hình vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Nhưng các biện pháp ngăn chặn đó phải phù hợp với pháp luật của nước sở tại và
các quy định mà hai Bên đã thỏa thuận ký kết trong Hiệp định VJEPA, và cần lưu ý
là tuân thủ theo quy định của luật quốc tế quy định về sở hữu trí tuệ.
Mục tiêu thứ ba của Hiệp định VJEPA cũng không kém quan trọng đó là thúc
đẩy và phối hợp trong việc thực hiện hiểu quả của luật cạnh tranh của mỗi bên.11
Hai Bên mong muốn việc ký kết Hiệp định VJEPA sẽ thúc đẩy sự hợp tác và phối
hợp thực hiện hiểu quả của hai Bên thông qua luật cạnh tranh một cách lành mạnh,
cạnh tranh trong sự hòa bình hợp tác cùng có lợi cho hai Bên. Song song với thực
8

Nguyễn Thị Thành, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản:Cơ hội và thách thức đối với hàng nông

sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2012, Tr. 910.
9

Xem thêm điểm a, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.
Xem thêm điểm b, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.
11
Xem thêm điểm c, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.
10

GVHD: Dương Văn Học


15

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
hiện mục tiêu thứ ba, hai Bên muốn thông qua Hiệp định sẽ cải thiện môi trường
kinh doanh của mỗi bênđó cũng là mục tiêu thứ năm của Hiệp định VJEPA.12 Hai
Bên mong muốn trong quá trình hợp tác giữa hai nước thì môi trường kinh doanh
của mỗi bên luôn được cải thiện, theo vực lĩnh hợp tác thương mại hóa, dịch vụ,
đầu tư... làm cho môi trường kinh doanh của hai Bên luôn có sự mới mẽ và thu hút
đối phương vào hợp tác. Cùng với sự hợp tác và cải thiện môi trường kinh doanh thì
mục tiêu thứ tư không thể không nhắc tới đó là tạo thuận lợi cho di chuyển thể nhân
giữa mỗi bên.13 Việt Nam và Nhật Bản muốn qua sự hợp tác ký kết Hiệp định
VJEPA thì việc di chuyển thể nhân giữa hai Bên sẽ được dễ dàng hơn và thủ tục xin
cấp giấy phép cũng không còn phức tạp như trước nữa.
Và sau cùng là hai mục tiêu góp phần tăng cường sự tin cậy của Hiệp định
cũng như sự yên tâm hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản khi ký kết và
thực thi Hiệp định VJEPA đó là thiết lập khuôn khổ để tăng cường hợp tác chặt chẽ
hơn trong các lĩnh vực nhất trí của hiệp định và xây dựng các thủ tục hiểu quả để
thực thi Hiệp định VJEPA và giải quyết tranh chấp.14
Theo đó, có thể thấy mục tiêu chung của việc ký kết Hiệp định VJEPA là tạo
ra một khuôn khổ chung thuận lợi cho nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại,
đầu tư... được hai Bên thống nhất, hỗ trợ phát triển những lĩnh vực mà hai Bên có
thế mạnh và đối đa hóa các lợi ích của Hiệp định VJEPA mang lại.
1.2.3. Cấu trúc và mối liên quan giữa Hiệp định VJEPA với các Hiệp định
kinh tế khác mà Việt Nam đã ký kết
1.2.3.1. Cấu trúc của Hiệp định VJEPA
Cấu trúc của Hiệp định VJEPA có “hai phần” gồm Hiệp định chính và Hiệp
định thực thi. Cấu trúc đặc biệt này cho phép hai nước có thể linh hoạt điều chỉnh

phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn mà không làm ảnh hưởng đến
nội dung của các cam kết trong Hiệp định chính.
Hiệp định chính gồm 12 Chương, 129 điều và 7 phục lục quy định cơ bản về
cam kết của hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực như thương mại
hàng hóa, thương mại, dịch vụ, di chuyển lao động, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cải thiện
môi trương đầu tư, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp vệ sinh,
an toàn thực phẩm, giải quyết tranh chấp và các nội dung khác.
Hiệp định thực thi bao gồm 37 điều và là Hiệp định có tính pháp lý phụ thuộc
với Hiệp định chính, nhằm thiết lập cơ chế và biện pháp cần thiết để triển khai các
12

Xem thêm điểm d, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.
Xem thêm điểm e, Điều 1, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.
14
Xem thêm điểm f và g, Điều 1, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.
13

GVHD: Dương Văn Học

16

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
cam kết, nội dung của Hiệp định chính, đặc biệt là chú trọng xậy dựng cơ chế hợp
tác kinh tế giữa hai nước. Hiệp định thực thi gồm 12 Chương quy định các cơ chế,
nội dung hợp tác trong các lĩnh vực hải quan, sở hữu trí tuệ, nông lâm thủy sản, xúc
tiến thương mại và đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý và phát
triển nguồn nhân lực, du lịch, thông tin và truyền thông, môi trường, giao thông.

Ngoài hai văn kiện trên, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Công
nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) cũng đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc
Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thông qua các hoạt
động như lựa chọn các ngành và sản phẩm để ưu tiên hợp tác, thực thi các chương
trình xây dựng năng lượng và phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện, phụ kiện Nhật Bản tại Việt Nam, đẩy mạnh các cơ
hội thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường liên kết giữa
các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực này. Nhiều
lĩnh vực và biện pháp hợp tác của hai nước còn được thể hiện trong Tuyên bố chung
của hai Chính phủ về Hiệp định VJEPA được ký kết cùng ngày 25 tháng 12 năm
2008. Tuyên bố chung này là sự ghi nhận mang ý nghĩa chính trị giữa hai quốc gia
về tương lại hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
1.2.3.2. Mối liên quan giữa Hiệp định VJEPA với Hiệp định kinh tế mà Việt
Nam đã ký kết
Tìm hiểu về mối liên hệ giữa Hiệp định VJEPA, người viết sẽ đi tìm hiểu sự
liên hệ giữa Hiệp định VJEPA với HIệp định WTO và sau cùng là giữa Hiệp định
VJEPA với HIệp định kinh tế khác mà Việt Nam đã tham gia ký kết với Nhật Bản.
Thứ nhất, mối liên hệ giữa Hiệp định VJEPA với Hiệp định WTO. Mối liên hệ
giữa hai Hiệp định này được Việt Nam và Nhật Bản thống nhất quy định tại Điều 9
“ Mối liên hệ với các Hiệp định khác” của Hiệp định VJEPA từ khoản 1 đến 3. Hai
bên đã khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định WTO.
Bên cạnh sự khẳng định lại quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệp định WTO, hai
Bên cũng đã đưa ra “trong trường hợp có bất kỳ sự không nhất quán nào giữa Hiệp
định này với Hiệp định WTO, Hiệp định WTO sẽ có giá trị pháp lý cao hơn liên
quan tới sự không nhất quán đó”. Nói rõ hơn là sẽ ưu tiên áp dụng cách giải quyết
trong Hiệp định WTO cho vấn đề đó.
Ngoài ra, hai Bên cũng đưa ra “trong trường hợp có bất kỳ sự không nhất
quán nào giữa Hiệp định này và bất kỳ hiệp định nào ngoài Hiệp định WTO mà cả
hai Bên là thành viên, các Bên phải ngay lập tức tham vấn với nhau nhằm tìm ra
một giải pháp thỏa đáng chung, tính đến các nguyên tắc chung của luật pháp quốc

tế”, để giải quyết sự không nhất quán đó. Từ quy định trên người viết thấy ngoài
GVHD: Dương Văn Học

17

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
việc ưu tiên áp dụng Hiệp định WTO để giải quyết ra thì còn cách là hai Bên ngồi
lại tham vấn, tìm cách để giải quyết cho thỏa đáng và thậm chí là tính đến các
nguyên tắc chung của luật quốc tế. Đồng thời qua đó theo quan điểm của người viết
thì tuy Hiệp định VJEPA là một hiệp định song phương riêng giữa Việt Nam và Nhật
Bản những cũng phải chịu sự chi phối của WTO theo Nguyên tắc tôn trọng pháp luật
quốc tế. Nhưng không phải mỗi trường hợp nào cũng phải chịu sự chia phối đó mà chỉ
những trường hợp nằm trong quy định của Hiệp định WTO, còn ngược lại thì sẽ áp dụng
giải quyết theo sự thỏa thuận của hai Bên trong các hiệp định khác mà hai Bên là thành
viên.
Thứ hai, mối liên hệ giữa Hiệp định VJEPA với các Hiệp định khác mà Việt
Nam đã ký kết mà cụ thể là Hiệp định Tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư
Việt Nam-Nhật Bản (viết tắt là BIT) và được quy định tại khoản 4 và khản 5 của
Điều 9 Hiệp định VJEPA. Điều khoản luật cũng đã nêu rõ giữa Hiệp định VJEPA
và Hiệp định BIT không đơn thuần là mối quan hệ Việt Nam đã ký với Nhật Bản,
mà ở đây Người viết thấy hai Bên đã chỉnh sủa lại nội dung quy định về tự do hóa,
khuyến khích đầu tư của Hiệp định BIT cho phù hợp rồi đưa vào phần nội dung đầu
tư của Hiệp định VJEPA. Từ đó cho thấy giữa Hiệp định VJEPA có mối quan hệ rất
mật thiết với Hiệp định BIT. Song Người viết cũng khẳng định lại Hiệp định
VJEPA sẽ không ảnh đến hiệu lực, tiến độ và cơ chế thực hiện của các Hiệp định đã
ký trước đó như theo khoản 5 của Điều luật này, “không quy định nào trong Hiệp
định này được coi là làm giảm bất kỳ nghĩa vụ nào của một bên theo BIT, nếu nghĩa

vụ đó cho phép Bên khác được hưởng đối xử thuận lợi hơn đối xứ theo Hiệp định
này”.15
Kết luận chương 1
Với làng sóng phát triển mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự do (FTA)
trên Thế giới và khu vực về số lượng và thành viên, FTA ngày càng chứng tỏ là một
những phương thức hợp tác hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên
ký kết và tham gia. Chính sự tác động mạnh mẽ của FTA mà Việt Nam đã chính
thức thỏa thuận, hợp tác ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản vào
ngày 25 tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Hiệp
định VJEPA là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký kết với Nhật Bản,
đánh dấu một bước vượt bậc của Việt Nam trong quan hệ hợp tác thương mại thế
giới và khu vực. Hiệp định VJEPA với nội dung ký kết toàn diện bao gồm nhiều
lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ, hợp tác đầu tư.v.v.. Hiệp định VJEPA
sẽ tạo dựng một khuôn khổ pháp luật toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động
15

Xem thêm Điều 9, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.

GVHD: Dương Văn Học

18

SVTH: Ngô Minh Thiện


H ệp định đố ác k nh ế V ệ Nam v Nhậ Bản (VJEPA)
thương mại đầu tư, hứa hẹn đây sẽ là một Hiệp định hợp tác kinh tế đầy tiềm năng
cho hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

GVHD: Dương Văn Học


19

SVTH: Ngô Minh Thiện


×