Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 6: Phân tích chứng khoán - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.29 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 6 </b>

<b>PHÂN TÍCH CH</b>

<b>Ứ</b>

<b>NG KHỐN </b>



<b>Hướng dẫn học</b>


Để học tốt bài này,sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:


 Học đúng lịch trình của mơn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.


 Đọc tài liệu:


 Giáo trình Thị trường chứng khốn, Trường ĐH Kinh tế quốc dân – Khoa Ngân


hàng tài chính, Nxb Tài chính (2002).


 Giáo trình thị trường chứng khốn - Phân tích cơ bản, Trần Đăng Khâm, NXB


Kinh tế quốc dân 2009.


 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.


 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
<b>Nội dung </b>


 Khái quát về phân tích và đầu tư chứng khốn


 Mục tiêu và quy trình phân tích chứng khốn


 Nội dung phân tích chứng khốn
<b>Mục tiêu </b>



 Hiểu được các khái niệm cơ bản về phân tích và đầu tư chứng khốn.


 Phân biệt các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>T</b>

<b>ình huống dẫn nhập </b>



<b>Đầu tư chứng khốn </b>


Ông Hùng muốn tham gia đầu tư trên thị trường chứng khốn. Do kiến thức về thị trường khơng
nhiều, ông Hùng quyết định đầu tư trong ngắn hạn và kiếm lợi nhờ chênh lệch giá cổ phiếu.


<b>1.</b> Ông Hùng đầu tư chứng khoán theo phương thức nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>6.1. Khái quát về phân tích và đầu tư chứng khốn </b>


<b>6.1.1. Khái niệm phân tích và đầu tư chứng khốn </b>


Phân tích chứng khốn nói chung và phân tích cơ bản nói riêng là hoạt động trợ giúp
cho việc ra quyết định đầu tư. Đến lượt nó, mỗi quyết định đầu tư khác nhau địi hỏi
nội dung và kỹ thuật phân tích khác nhau. Chẳng hạn, nhà đầu cơ chứng khoán kiếm
lợi nhờ việc nắm giữ chứng khoán trong dài hạn, do vậy, cần phân tích đánh giá giá trị
của chứng khốn và đầu tư vào các cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị. Trong
khi đó, kinh doanh chênh lệch giá lại chỉ nắm giữ chứng khoán trong khoảng thời gian
ngắn, hoặc lợi dụng chênh lệch giá chứng khốn tại các thị trường khác nhau, vì vậy,
chỉ phân tích cơ hội chênh lệch giá. Để xác định mục tiêu và lựa chọn phương pháp
phân tích chứng khoán, trước hết cần nghiên cứu về hoạt động đầu tư chứng khoán.
Đầu tư chứng khoán là một thuật ngữ được nói đến


nhiều nhất trong thời gian qua, đặc biệt là khi thị
trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển bùng


phát năm 2005 - 2006. Để hiểu thuật ngữ này, trước
hết cần làm rõ khái niệm về đầu tư. Trong mỗi tình
huống khác nhau, thuật ngữ đầu tư được hiểu theo các
khía cạnh khác nhau. Một cách chung nhất, đầu tư


thường được hiểu là sự hy sinh một vài thứ hiện tại mà chúng ta đang có (thời gian,
tiền bạc, của cải, công sức,...) để đổi lấy nhiều thứ hơn trong tương lai. Chẳng hạn, có
thể hy sinh thời gian hưởng thụ hiện tại để có được một tương lai tốt hơn bằng cách
vùi đầu vào sách vở trong khi các bạn khác đang vui chơi ở đâu đó, hoặc bỏ qua tiêu
dùng hiện tại để có được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai bằng cách gửi khoản tiền
hiện có vào ngân hàng nhằm hưởng lãi.


Trong kinh tế, đầu tư thường được hiểu là sự trao đổi một lượng giá trị ở thời điểm
hiện tại trong một thời gian để thu về một lượng giá trị lớn hơn trong tương lai. Khoản
chênh lệch tăng hay thu nhập này có thể bù đắp cho nhà đầu tư về: (1) thời gian mà
lượng giá trị được đem trao đổi, (2) tỉ lệ lạm phát dự tính, (3) rủi ro thanh tốn (sự
không chắc chắn được chi trả số tiền trong tương lai). Như vậy, có thể nói, động lực
của hoạt động đầu tư chính là yếu tố sinh lời - tạo ra thu nhập từ hoạt động đầu tư. Để
có được khoản thu nhập này, nhà đầu tư (một cá nhân, một tổ chức, Chính phủ hoặc
nước ngồi) phải bỏ ra một lượng giá trị cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định
để mua một lượng tài sản. Nhà đầu tư sẽ chỉ chấp nhận hy sinh tiêu dùng hiện tại khi
mà thu nhập mang lại trong tương lai đủ bù đắp cho những tổn thất mà họ phải gánh
chịu về thời gian đầu tư, về tổn thất do sự mất giá của đồng tiền và những rủi ro khác
phát sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

phiếu, các hợp đồng,… Các tài sản này không có giá trị sử dụng như các tài sản thực,
song có giá trị do các quyền mà chủ sở hữu có được, đặc biệt là quyền yêu cầu về thu
nhập và tài sản của tổ chức phát hành. Có thể nói, đầu tư vào các tài sản tài chính
khơng trực tiếp làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, song là hoạt động đầu tư
rất quan trọng nhằm tăng khả tăng tích tụ tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế.


Đầu tư chứng khốn là một loại hình đầu tư tài chính. Trong hoạt động này, nhà đầu
tư bỏ tiền để mua mua các chứng khoán. Các chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái
phiếu và các chứng khoán phái sinh. Giá trị của các chứng khoán phụ thuộc vào giá trị
kinh tế cơ bản của các quyền được bao hàm trong mỗi loại chứng khốn, hay phụ
thuộc vào năng lực tài chính của nhà phát hành. Đồng thời, giá chứng khoán phụ
thuộc vào quan hệ cung cầu chứng khoán trên thị trường. Đầu tư chứng khốn giúp
nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận từ phần lợi tức được chia và phần tăng giá chứng
khoán trên thị trường. Mặt khác, nhà đầu tư có thể được hưởng quyền quản lý, quyền
kiểm soát doanh nghiệp từ cổ phiếu.


Như vậy, <i>phân tích chứng khốn là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các </i>
<i>công cụ cho phép xử lý các thông tin nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư</i>
<i>chứng khốn</i>. Hoạt động phân tích chứng khoán cuối cùng phải giúp nhà đầu tư xác
định giá trị của chứng khoán và thời điểm để ra quyết định đầu tư.


Có thể nói, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là hai phương pháp được biết đến
nhiều hơn cả.


<b>6.1.2. Phân loại đầu tư chứng khốn </b>


Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư. Căn cứ theo
thời hạn đầu tư có thể chia thành đầu tư ngắn hạn, đầu
tư trung hạn và đầu tư dài hạn. Hoạt động đầu tư ngắn
hạn thường có kỳ hạn dưới 1 năm, chủ yếu là hoạt
động đầu tư ngân quỹ và hoạt động đầu tư hưởng lợi
và hoạt động đầu tư phòng vệ. Hoạt động đầu tư dài
hạn tập trung ở hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm sốt,
đầu tư góp vốn liên doanh và hoạt động góp vốn của


các nhà đầu tư chiến lược. Một cách khác để phân loại hoạt động đầu tư là theo loại tài


sản đầu tư. Theo cách này, có thể phân loại đầu tư chứng khốn thành hoạt động đầu
tư cổ phiếu, đầu tư trái phiếu, đầu tư các công cụ dẫn suất và đầu tư các tài sản tài
chính khác.


Nhằm mục tiêu hoạch định và thực thi chính sách đầu tư và quản lý danh mục đầu tư,
hoạt động đầu tư có thể được phân loại theo mục đích đầu tư, thành: Hoạt động đầu tư
ngân quỹ; hoạt động đầu tư hưởng lợi, đầu tư phòng vệ và hoạt động đầu tư nắm
quyền kiểm soát.


<b>6.1.2.1. </b> <b>Đầu tư ngân quỹ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tiền khá lớn. Tuy nhiên, tiền không phải là tài sản sinh lời nên các đối tượng này
thường có xu hướng tăng cường đầu tư vào các tài sản sinh lời, giảm dự trữ tiền, do
vậy, tiềm ẩn khả năng phá sản lớn do khả năng thanh toán kém. Để khắc phục trường
hợp này, các nhà quản trị tài chính thường đầu tư vào các chứng khốn ngắn hạn có
khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền như tín phiếu kho bạc, CDs, kỳ phiếu ngân
hàng, thương phiếu,… Bên cạnh khả năng sinh lợi, các chứng khoán này có vai trị
như là các dự trữ thứ cấp khi nhu cầu thanh toán chi trả phát sinh. Cần phân biệt đầu
tư ngân quỹ với hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ của các công ty cổ phần nhằm can
thiệp giá cổ phiếu. Hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ không phải là hoạt động đầu tư
bởi khơng nhằm mục đích kiếm lời và thường được sự quản lý chặt chẽ của các cơ
quan quản lý thị trường.


<b>6.1.2.2. </b> <b>Đầu tư hưởng lợi </b>


Khác với hoạt động đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng
khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư hưởng lợi nhằm
mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có
thể có từ lợi tức từ tài sản đầu tư như cổ tức được phân
phối hàng năm, hay từ lợi tức của trái phiếu. Bên cạnh


đó, nhà đầu tư có thể thu được chênh lệch giá chứng
khoán và các quyền lợi khác nếu có. Hoạt động đầu tư
hưởng lợi có thể bao gồm:


 <b>Kinh doanh chênh lệch giá:</b> Là hoạt động mua bán chứng khốn nhằm tìm kiếm
lợi nhuận trong ngắn hạn từ chênh lệch giá chứng khốn. Ví dụ, một cổ phiếu được
niêm yết đồng thời trên thị trường chứng khoán New York và thị trường chứng
khốn Ln đơn. Trên thị trường chứng khốn Ln Đơn, cổ phiếu được niêm yết
bằng đồng Bảng Anh, còn trên thị trường chứng khoán New York, cổ phiếu được
niêm yết bằng đồng Đơla Mỹ. Có thể xuất hiện cơ hội kinh doanh chênh lệch giá do
tỷ giá giữa hai đồng tiền. Một nhà đầu tư Mỹ có thể dùng Đơla để mua Bảng Anh,
sau đó dùng Bảng Anh để mua cổ phiếu và bán ở Mỹ để thu về Đơ la. Việc kinh
doanh này có thể được thực hiện trên cả thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn.


 <b>Hoạt động đầu cơ:</b> Là hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm kiếm lợi nhuận từ lợi
tức và chênh lệch giá trong dài hạn. Hoạt động đầu cơ làm cho chứng khoán trở
nên khan hiếm, giá chứng khoán tăng và nhà đầu tư có thể kiếm được lợi lớn từ
tăng giá chứng khoán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thường được coi là hoạt động kinh doanh khơng mấy đạo đức bởi nó góp phần làm
giảm nhanh giá chứng khốn, gây tổn thất cho các nhà đầu tư chứng khoán khác,
do vậy thường khơng được khuyến khích và chịu sự kiểm soát chặt chẽ.


 <b>Tạo lập thị trường:</b> Là trường hợp nhà đầu tư,
thường là các công ty chứng khoán, các ngân hàng
thương mại đảm nhận tạo thị trường cho các loại
chứng khoán trên thị trường OTC. Các tổ chức này
thường được cấp phép của ủy ban chứng khoán,
thực hiện nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn
và thực hiện mua bán theo u cầu nhằm tạo tính



thanh khoản cho chứng khốn. Họ có thể thu được lợi tức đầu tư từ cổ tức, trái tức,
chênh lệch tăng giá chứng khoán, tiền hoa hồng khi thực hiện môi giới cho các nhà
đầu tư, được miễn giảm thuế, miễn giảm chi phí giao dịch, được miễn phí thơng
tin, th trang thiết bị với giá rẻ và các hỗ trợ khác. Hoạt động tạo lập thị trường
có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khốn.


<b>6.1.2.3. </b> <b>Đầu tư phịng vệ</b>


Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn, song hàm chưa rủi ro cao, do
vậy, các công cụ phòng vệ xuất hiện ngày càng nhiều nhằm giúp các nhà đầu tư phòng
tránh rủi ro, như: Hợp đồng giao sau (Forwards), Hợp đồng kỳ hạn (Futures), Hợp
đồng quyền mua (Call Options), Hợp đồng quyền bán (Put Options),… Các công cụ
này được sử dụng cho cả nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá, nghiệp vụ đầu cơ và
nghiệp vụ phòng vệ.


<b>6.1.2.4. </b> <b>Đầu tư nắm quyền kiểm soát </b>


Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm sốt cơng ty phát hành thơng qua quyền
được nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội cổ đông. Số lượng cổ
phiếu nắm giữ sẽ quyết định khả năng biểu quyết, kiểm soát của các nhà đầu tư. Một
số nhà đầu tư lớn, thường là các nhà đầu tư có tổ chức như là các doanh nghiệp hoặc
các ngân hàng lớn thường thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm sốt. Thơng
qua hoạt động đầu tư vốn, các tổ chức này thường tham gia Hội đồng quản trị nhằm
thực hiện hoạt động quản lý, tạo mối liên kết về sở hữu trong tập đoàn. Hoạt động
thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã tạo nên
các tập đoàn xuyên quốc gia, tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực và đa lãnh thổ,
tạo lợi thế về quy mô và khả năng phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả và sức mạnh của
cả tập đoàn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>6.1.3. Thu nhập và rủi ro trong đầu tư chứng khoán </b>
<b>a.</b> <b>Lợi nhuận (Thu nhập) </b>


Có nhiều quan niệm khác nhau về lợi nhuận:


 <b>Lợi nhuận tuyệt đối </b>


Lợi nhuận tuyệt đối chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Đây là chỉ
tiêu rất quan trọng, cho biết phần thu nhập của nhà đầu tư trong một khoảng thời
gian nhất định. Tuy nhiên, chỉ tiêu này mang tính danh nghĩa bởi:


<i><b>Th</b><b>ứ</b><b> nh</b><b>ấ</b><b>t, thời điểm xác định doanh thu và chi phí là </b></i>
thời điểm khách hàng chấp nhận thanh toán, do vậy,
khơng phản ánh các khoản doanh thu và chi phí đó đã
được thanh tốn hay chưa (Có thể là trả trước; trả sau
hoặc thanh toán ngay).


<i><b>Th</b><b>ứ</b><b> hai, phương pháp kế toán khác nhau sẽ cho kết </b></i>
quả lợi nhuận là khác nhau. Như đã biết, chi phí
khấu hao phụ thuộc phương pháp khấu hao. Các


phương pháp khấu hao khác nhau (Tuyến tính, lũy thóai, lũy tiến) sẽ cho chi phí
khấu hao mỗi khoảng thời gian là khác nhau. Tương tự thế, các phương pháp hạch
tốn chi phí khác nhau sẽ cho kết quả chi phí và giá thành khác nhau (Nhập trước
xuất trước; nhập trước xuất sau). Các doanh nghiệp có thể áp dụng chế độ kế tốn
khác nhau cho các mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, khi báo cáo thuế, doanh nghiệp
cố gắng tiết kiệm thuế bằng cách đẩy tăng chi phí, cịn khi báo cáo cho các cổ
đông, cho đối tác chiến lược hoặc cho ngân hàng, họ muốn khuếch đại lợi nhuận
để đánh bóng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi làm ăn thua lỗ, song thực tế, phần thua lỗ này chỉ là kết quả


của phương pháp kế toán nhằm thực hiện gian lận thuế trong chuyển nhượng giá.
<i><b>Th</b><b>ứ</b><b> ba, lợi nhuận có thể được xác định trong các khoảng thời gian khác nhau, do </b></i>
vậy, khi so sánh có thể sẽ cho kết quả thiếu chính xác. Hơn nữa, phần lợi nhuận
tuyệt đối sẽ không cho biết nỗ lực của nhà đầu tư là như thế nào để có được lợi
nhuận đó: mức độ khác nhau về lượng vốn đầu tư, chi phí cơ hội bị bỏ lỡ,... sẽ
không được phản ánh quan chỉ tiêu này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

 <b>Lợi nhuận tương đối </b>


Lợi nhuận tương đối phản ánh quan hệ giữa kết quả thu được với một đại lượng
nào đó. Chẳng hạn: ROE sẽ cho biết một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ cho
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các nhà đầu tư sẽ muốn có ROE càng cao càng tốt; Chỉ
tiêu ROA phẩn ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp. Nó cho biết
một đồng đầu tư tài sản sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận; Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
biên được xác định bằng cách chia lợi nhuận cho doanh thu cùng kỳ, phản ánh có
bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một đồng doanh thu. Các ngành khác nhau sẽ có tỷ
suất lợi nhuận biên khác nhau. Chỉ tiêu lợi nhuận tương đối có ý nghĩa khi so sánh
các cơ hội đầu tư khác nhau.


 <b>Lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng (Tỷ suất lợi nhuận dự kiến) </b>
Lợi nhuận thực tế phản ánh kết quả hoạt động kinh


doanh đã được thực hiện, trong khi đó, lợi nhuận
kỳ vọng cho biết mong đợi của nhà đầu tư về lợi
nhuận trong tương lai. Trong thực tế, khi nhà đầu
tư nói, dự án mới sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận
30%, anh ta đang nói tới lợi nhuận kỳ vọng. Lợi
nhuận kỳ vọng là yếu tố không chắc chắn, phụ


thuộc vào rất nhiều khả năng xảy ra các biến cố khác nhau. Tùy thuộc khả năng


khác nhau đó xảy ra, lợi nhuận thực tế sẽ là khác nhau. Lợi nhuận kỳ vọng là lợi
nhuận bình quân của các lợi nhuận thực tế có thể nhận được trong tương lai. Có
thể hình dung về lợi nhuận kỳ vọng qua ví dụ:


Doanh nghiệp A dự tính cho một dự án đầu tư mới, thơng tin về lợi nhuận có thể của
dự án tương ứng với các tình huống khác nhau của nền kinh tế được thể hiện qua
bảng 6.1. Nếu nền kinh tế tăng trưởng cao, sản phẩm của của công ty sẽ tiêu thụ
được nhiều, doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng, dự án có thể đạt tỷ suất lợi nhuận
35%/năm. Ngược lại, khi kinh tế tăng trưởng kém, dự án sẽ bị thua lỗ 5% do doanh
thu sụt giảm, chi phí tăng. Khi kinh tế tăng trưởng trung bình, dự án sẽ cho tỷ suất
lợi nhuận 15%. Xác suất xảy ra các tình huống được biểu hiện trên bảng 6.1.


<b>Bảng 6.1. Xác định tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng </b>


<b>Các tình huống </b> <b>Xác xuất xảy ra </b> <b>Lợi nhuận (%) </b>


Kinh tế tăng trưởng thấp 0,25 - 5


Kinh tế tăng trưởng trung bình 0,5 15


Kinh tế tăng trưởng cao 0,25 35


Với các thơng tin trên, có thể xác định tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là bình quân của
các tỷ suất lợi nhuận thực tế như sau:


<b>E(R) = </b>





<i>n</i>


<i>t</i>


<i>i</i>
<i>iE</i> <i>R</i>


<i>q</i>


1


)


( <b> = 0,25×(-0,05) + 0,5×0,15 + 0,2×0,35 = 0,15 </b>
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của dự án sẽ là 15%/năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

gồm: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro (RFR) + Phần bù rủi ro kinh doanh (BR) + Phần
bù rủi ro tài chính (FR) + Phần bù rủi ro thị trường (MR) + phần bù rủi ro thanh
khoản (LR) + Phần bù rủi ro chính trị (CR) Phần bù rủi ro khác (OR) hay: R =
RFR + BR + FR + MR + LR + CR + OR


<b>b.</b> <b>Rủi ro trong đầu tư chứng khốn </b>


Rủi ro có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Theo nghĩa chung nhất, rủi ro được xem là một biến cố
không chắc chắn, là khả năng xảy ra những biến cố
không lường trước được. Khi biến cố xảy ra sẽ gây nên
những tổn thất cho một đối tượng nào đó. Song rủi ro
khơng phải là biến cố khơng thể khắc phục. Người ta


có thể kiểm sốt rủi ro, trên cơ sở đó có thể phịng ngừa và hạn chế những tổn thất do
rủi ro gây ra. Trong lĩnh vực tài chính, rủi ro được định nghĩa là khả năng xảy ro các


biến cố không lường trước. Khi xảy ra, các biến cố sẽ làm cho thu nhập thực tế khác
sai so với thu nhập kỳ vọng hay thu nhập dự tính. Sự khác biệt giữa thu nhập thực tế
và thu nhập kỳ vọng hay phương sai phản ánh mức độ rủi ro của tài sản đầu tư được
xác định theo công thức sau:


Var =


1


{ ( ) ( )}


<i>n</i>
<i>i</i> <i>i</i>
<i>t</i>


<i>q E R</i> <i>E R</i>








Với ví dụ dự án của doanh nghiệp A, ta có:


Var(A) = 0,25{(-0,5) - 0,15} + 0,5(0,15 - 0,15) + 0,25(0,35 - 0,15) = 0,02


Người ta có thể đo lường rủi ro của tài sản qua độ lệch chuẩn, được tính bằng bình
phương của phương sai. Với dự án của doanh nghiệp A, có thể xác định độ lệch chuẩn
như sau: SD(A) = Var(A)1/2 = 0,1414



Theo cách thức đó, rủi ro của tài sản càng cao khi phương sai và độ lệch chuẩn có giá
trị càng cao. Ngồi ra, người ta có thể đo lường rủi ro của tài sản qua hệ số .


Hoạt động đầu tư chính là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại với hy vọng thu lợi trong
tương lai, do đó, có rủi ro cao. Do đặc điểm của chứng khốn, hoạt động đầu tư chứng
khốn có rủi ro cao hơn đầu tư vào các tài sản thực. Các nhà đầu tư phải nhận biết
được các loại rủi ro, trên cơ sở đó có những biện pháp kiểm sốt thích hợp. Có thể
phân loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán theo nhiều cách.


Nếu căn cứ theo phạm vi tác động của các biến cố, có thể chia rủi ro thành hai loại:
Rủi ro có hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro có hệ thống là loại rủi ro tác động tới
tất cả các tài sản, còn rủi ro phi hệ thống chỉ tác động tới một tài sản hoặc một nhóm
tài sản. Rủi ro phi hệ thống có thể được loại trừ bằng đa dạng hóa đầu tư theo phương
châm “không nên để tất cả số trứng vào một giỏ”. Rủi ro có hệ thống bao gồm: Rủi ro
thị trường; rủi ro lãi suất; rủi ro sức mua và rủi ro chính trị. Các dạng cơ bản của rủi ro
phi hệ thống là: rủi ro kinh doanh; rủi ro tài chính; rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản.
Các phân tích sau sẽ giới thiệu khái quát về các loại rủi ro này.


 <b>Rủi ro thị trường </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

dù thu nhập của doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của hiện tượng
này là khác nhau, phụ thuộcchủ yếu vào cách nhìn nhận của nhà đầu tư về thị
trường nói chung và một nhóm cổ phiếu nói riêng. Sự nhìn nhận khác nhau này sẽ
tác động vào giá của chứng khoán và làm mức sinh lời của chứng khoán thay đổi.
Rủi ro thị trường xuất hiện khi có những phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự
kiện có thể là hữu hình và vơ hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội.


Chẳng hạn, mong đợi thu nhập của toàn bộ nền kinh tế cũng như của các doanh
nghiệp tăng lên sau hội nhập kinh tế thế giới đã đẩy tăng giá cổ phiếu trên thị


trường, hoặc nỗi sợ hãi trước những cảnh báo của các nhà quản lý hoặc của một số
nhà đầu tư có tổ chức lớn đã làm nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, dẫn đến hiện tượng
thị trường đồng loạt giảm giá.


Các sự kiện vơ hình nảy sinh do tâm lý của các nhà
đầu tư trên thị trường. Yếu tố tâm lý này làm thị
trường phản ứng với mức độ vượt quá tác động của
các sự kiện hữu hình. Phản ứng dây chuyền hay
tâm lý bầy đàn làm cho thị trường luôn biến động,
thiếu ổn định. Nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng yếu tố
tâm lý này để thực hiện hành vi thao túng giá
chứng khốn.


Sở dĩ có hiện tượng bầy đàn là do, trên thị trường có sự tham gia của ba nhóm nhà
đầu tư. Nhóm thứ nhất là các nhà đầu tư thận trọng. Các quyết định đầu tư của họ
được xây dựng trên cơ sở phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng, song do mất quá nhiều chi
phí cho việc thu thập và xử lý thông tin, hiệu quả đầu tư của họ có thể khơng cao.
Nhóm thứ hai là các nhà đầu tư “Free rider” hay những người đi nhờ xe. Những
người này mua bán chứng khoán dựa trên quyết định của nhóm thứ nhất nhằm tận
dụng cơ hội và tiết kiệm chi phí. Rủi ro thị trường sẽ là rất lớn khi tỷ trọng của các
nhà đầu tư free rider cao. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam ra quyết định đầu tư dựa vào
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư có tổ chức, hoặc dựa vào
hành vi đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Lợi dụng yếu tố đó, một số nhà đầu tư
lớn và nhà đầu tư có tổ chức đã tạo tâm lý nhằm lôi kéo giá. Rất nhiều nhà đầu tư đã
phải trả giá đắt cho hành vi “ăn theo” của mình. Nhóm thứ ba là các nhà đầu tư “vĩ
nhân”. Họ cho rằng, thiên hạ luôn sai lầm nên ra quyết định đầu tư ngược với thị
trường. Khi cả thị trường bán, họ là người mua và ngược lại.


Mức độ rủi ro thị trường ở các thị trường khác nhau là khác nhau. Ở các thị trường
phát triển, thị trường là nơi dành cho các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có tổ chức.


Với kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh đầu tư cao, họ luôn thận trọng trong việc ra
quyết định đầu tư, biết sử dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro như đa dạng hóa
đầu tư và sử dụng các cơng cụ phịng vệ. Rủi ro thị trường sẽ không lớn. Ngược
lại, ở những thị trường mới nổi và đang phát triển, thị trường chủ yếu là các nhà
đầu tư cá nhân với quy mô vốn nhỏ, thiếu kiến thức và bản lĩnh đầu tư. Tâm lý ăn
theo lớn làm cho rủi ro thị trường rất cao.


</div>

<!--links-->

×