Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài giảng Ngân hàng phát triển – Bài 1: Dự án phát triển - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.82 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Bài 1: Dự án phát triển


<b>BÀI 1 </b>

<b>DỰ ÁN PHÁT TRIỂN </b>



<b>Hướng dẫn học</b>


Để học tốt bài này,sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:


 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.


 Đọc tài liệu:


1. Giáo trình “Ngân hàng Phát tri<i>ển” (PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động –</i>
Xã hội);


2. Sách “Kinh t<i>ế và tài chính cơng” (Ths. Vũ Cương, trường ĐH Kinh tế Quốc dân) </i>
3. Giáo trình “Kinh t<i>ế</i> <i>đầu tư</i>” (PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương,


trường ĐH Kinh tế Quốc dân);


4. Sách “Th<i>ẩm định tài chính dự án” (PGS.TS. Lưu Thị Hương, NXB Tài chính, </i>
Hà Nội).


 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.


<b>Nội dung </b>


Bài Dự án phát triển nghiên cứu những vấn đề tổng quan về dự án phát triển bao gồm khái
niệm, đặc điểm, quy trình, nguồn tài trợ và các rủi ro thường gặp đối với dự án phát triển.


Mặc dù nhằm mục tiêu để sinh viên thấy được những điểm giống và khác nhau giữa dự án
phát triển và dự án thương mại, song, sinh viên cũng cần hiểu được sự khác biệt này chỉ là
tương đối vì chẳng hạn nếu có sự thay đổi về chủ đầu tư hoặc về các hình thức ưu đãi đối
với dự án… thì một dự án phát triển có thể trở thành dự án thương mại và ngược lại.


<b>Mục tiêu </b>


Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:


 Sinh viên nêu được 3 đặc điểm của Dự án phát triển.


 Sinh viên so sánh được Dự án phát triển và Dự án thương mại.


 Sinh viên phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của 5 nguồn vốn phù hợp với
Dự án phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bài 1: Dự án phát triển


<b>T</b>

<b>ình huống dẫn nhập </b>



<b>Dự án xây dựng cầu treo dân sinh và dự án khu tổ hợp Goldmark City </b>
<b>1.</b> Dự án xây dựng cầu treo dân sinh.


Tổng vốn đầu tư: 400 tỷ đồng.


Nguồn tài trợ cho dự án: Ngân sách Trung ương.
Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải.


Mục tiêu của dự án: Xây dựng 188 cầu treo dân sinh đảm bảo an tồn giao thơng ở 28 tỉnh
miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên trong năm 2014 – 2015.



<b>2. </b>Dự án khu tổ hợp Goldmark City.
Tổng vốn đầu tư: 10.000 tỷ đồng.


Nguồn tài trợ cho dự án: vốn của chủ đầu tư và vốn vay Ngân hàng thương mại.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại – Quảng cáo – Xây dựng – Địa ốc Việt Hân.


Mục tiêu của dự án: Tổ hợp nhà ở, văn phòng thương mại với tổng số 9 tòa chung cư cao
40 tầng, quy mô 5.000 căn hộ, được đầu tư xây dựng trên khu đất trên 12ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bài 1: Dự án phát triển


<b>1.1. </b> <b>Khái niệm, đặc điểm và nội dung của dự án phát triển kinh tế </b>
<b>1.1.1. </b> <b>Khái niệm </b>


Các dự án phát triển kinh tế (dự án phát triển) là dự án trực tiếp tạo ra các sản phẩm
chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế các ngành, vùng; thúc đẩy quá trình thay đổi
cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư.


Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chỉ dùng vốn trong hiện tại để
tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà
xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (trí thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất,
tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.


Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu:


 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường
rất lớn.


 Thời gian đầu tư kéo dài: Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi cơng thực hiện dự án đến


khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều cơng trình đầu tư phát triển có
tời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt
quá trình thưc hiện đầu tư, nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành
phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hồn thành dứt điểm từng
hạng mục cơng trình, quản lý chặt chẽ kế hoạch tiến độ đầu tư, khắc phục tình
trạng thiếu vốn, nợ động vốn đầu tư xây dựng cơ bản.


 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ
khi đưa cơng trình vào hoạt động cho đến khi
hết thời gian sử dụng và đào thải cơng trình.


 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển
mà là các cơng trình xây dựng thường phát huy
tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên,
do đó, q trình thực hiện đầu tư cũng như thời
kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng
lớn của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.


Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài
và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt
động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân chủ quan từ phía nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm
không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán
sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế.


<b>1.1.2. </b> <b>Đặc điểm của dự án phát triển </b>


<b>Dự án phát triển là những dự án lớn có vai trị quan trọng đối với sự phát triển </b>
<b>kinh tế của quốc gia. </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bài 1: Dự án phát triển


chiến lược xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu (phát triển các ngành kinh tế có lợi
thế so sánh trên thị trường quốc tế); chiến lược giảm đói nghèo, bảo vệ mơi trường…


 <b>Khuyến khích xuất khẩu:</b> Nhà nước thường hỗ
trợ hoặc thực hiện các dự án xuất khẩu lớn (hoặc
hỗ trợ xuất khẩu): Xây dựng các cơ sở chế biến
xuất khẩu; Xây dựng các cơ sở nghiên cứu phục
vụ trực tiếp cho xuất khẩu (nghiên cứu và bán
các loại giống mới có năng suất cao, nghiên cứu
biến đổi gien của cây trồng vật nuôi; nghiên cứu
và sản xuất sản phẩm phần mềm…).


 <b>Thay thế nhập khẩu:</b> Phát triển ngành sản xuất thay thế nhập khẩu bằng cách sử
dụng tối đa lợi thế của đất nước, giảm chi ngoại tệ, tạo công ăn việc làm…Việc
phát triển ngành cơng nghiệp non trẻ trong giai đoạn đầu phải có sự hỗ trợ của Nhà
nước để cạnh tranh được với các hãng nước ngồi.


 <b>Ngành cơng nghiệp chiến lược:</b> Tạo nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nhiều
ngành kinh tế khác, hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài đối với nguyên liệu
chiến lược.


 <b>Ngành sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp tới an ninh xã hội và quốc gia</b>,
ví dụ điện ngun tử, hàng khơng, thủy điện lớn, viển thông, cung cấp nước sạch...


 <b>Dự án phát triển nơng thơn</b>: Ngành chế tạo máy, cơ khí để phục vụ nông nghiệp
và nông thôn, đường giao thông, kênh tưới tiêu…



<b>Dự án phát triển nhằm tới 2 mục tiêu: Hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội. </b>


Khác với dự án thương mại, dự án phát triển phải thực hiện các mục tiêu xã hội như
phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế… Chủ đầu tư thường là Nhà nước
(hoặc các cơ quan phát triển) nên việc thực hiện đa mục tiêu là tất yếu đối với sự án
phát triển. Các mục tiêu trong một số trường hợp lại mâu thuẫn với nhau. Chủ đầu tư
vì vậy phải xác định nhóm mục tiêu cơ bản, có tính thống nhất cao.


<b>Dự án phát triển nhận được các ưu đãi từ các cơ quan quản lý Nhà nước. </b>


Do tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế, dự án phát triển thường nhận hỗ
trợ trưc tiếp từ Nhà nước như được Ngân sách cấp vốn, vay ưu đãi, vay không cần tài
sản đảm bảo, được Chính phủ bảo lãnh (miễn phí) khi vay vốn, được đảm bảo vị thế
độc quyền trong thời gian nhất định. Những hệ quả từ đặc điểm này là:


 <b>Thứ nhất</b>, sản phẩm của dự án áp dụng giá độc quyền (có thể cao hơn hoặc thấp
hơn giá thị trường) đê đảm bảo dự án có lãi, hoặc để doanh nghiệp sử dụng sản
phẩm của dự án có chi phí đầu vào thấp. Ví dụ dự án phát triển giống mía năng
suất cao được ưu đãi của Nhà nước có thể tạo nên chi phí tấp hơn cho người nơng
dân trồng mía.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bài 1: Dự án phát triển


 <b>Thứ ba</b>, vay vốn với lãi suất thấp và thời gia dài, có thể ân hạn. Đầu tư theo dự án
phát triển có quy mơ lớn, Nhà nước chỉ cấp vốn một lần phần còn lại là vay các tổ
chức tài chính phát triển. Lãi suất cho vay thể hiện sự hỗ trợ của Nhà nước cho các
dự án phát triển.


 <b>Thứ tư</b>, áp dụng tỷ giá chính thức khác với tỷ giá phản ánh sư thiếu hụt ngoại tệ.
Tỷ giá chính thức (do các cơ quan quản lý tiền tệ công bố) thường thấp hơn tỷ giá


trên thị trường (áp dụng cho các dự án thương mại). Chính sách trên cho thấy ưu
đãi của Nhà nước đối với dự án phát triển, thường phải sử dụng nhiều ngoại tệ để
nhập khẩu thiết bị hoặc công nghệ.


 <b>Thứ năm</b>, được miễn thuế hoặc áp dụng mức thuế thấp. Những trợ cấp trên đã
chuyển giá thị trường thành giá ngầm (bù lỗ, kiểm soát giá, lãi suất và tỷ giá, xác
định tiền lương, trợ cấp). Giá ngầm là các chi phí theo tình thế làm cho thị trường
có thể hoạt động một cách lý tưởng. Chính phủ làm điều này để thúc đẩy sự phát
triển thông qua thực hiện các mục tiêu: tạo nhiều công ăn việc làm, bảo vệ ngành
công nghiệp non trẻ… hay khắc phục những sơ hở về chính sách. Những điều kiện
này làm cho các dự án phát triển có lợi thể so sánh với các dự án khác, cho phép
thực hiện các mục tiêu xã hội (mà sẽ làm giảm hiệu quả tài chính), hoặc chống đỡ
rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên những ưu đãi này đã gây khó khăn trong việc đánh giá
hiệu quả tài chính cũng như xã hội của dự án.


<b>1.1.3. </b> <b>Chu trình của dự án </b>


<b>1.1.3.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư </b>


Dự án phát triển nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia, ngành, vùng.
Chuẩn bị đầu tư là công viêc của nhiều cấp, ngành và là giai đoạn quyết định thành
công hay thất bại của công cuộc đầu tư.


<b>Hộp 1.1:</b> M<b>ột số ý tưởng về các dự án tại việt nam đã không được chấp nhận</b>
Câu chuyện ầm ĩ về dự án Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng lên tới 410 tỷ đồng ở Quảng Ngãi
vào năm 2011 và chuyện ASIAD 18 được đăng cai tại Việt Nam là hai ví dụ điển hình của các ý
tưởng về dự án đã khơng được chấp nhận. Nếu phân tích một số thông số cơ bản sẽ thấy rằng
410 tỷ đồng bằng 5,1% chi ngân sách và 10,7% thu ngân sách năm 2010 của tỉnh Quảng Ngãi.
Tỉnh cũng đánh giá rằng “Hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở các
tuyến đường khu vực miền núi; ven biển; các khu; cụm công nghiệp; cơ sở y tế; giáo dục và đào


tạo có nơi quá tải, xuống cấp nghiêm trọng, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo yêu cầu”. Việc tơn
vinh hoặc có chính sách hợp lý đối với những người có cơng với đất nước nói chung và các bà
mẹ Việt Nam anh hung nói riêng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, liệu có bất hợp lý khi quyết định
bỏ ra chừng đó tiền để xây dựng một cơng trình tuy có những ý nghĩa nhất định nhưng không giải
quyết được bất kỳ một nhu cầu cấp bách nào? Liệu các mẹ có cảm thấy vui khi mình được tơn
vinh theo cách tốn kém như vậy trong khi đất nước chưa thực sự khả giá và còn bao nhiêu nhu
cầu cấp bách hơn? Liệu có bất hợp lý khi tổ chức ASIAD 18 trong khi kinh tế Việt Nam đang trong
giai đoạn hết sức khó khăn và sự lãng phí từ Seagame 22 cũng như rất nhiều cơng trinh gần như
là vô bổ từ sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đang còn ở ngay trước mắt? Các khoản chi
tiêu trên xét về bối cảnh Việt Nam hiện nay thực sự là không hợp lý, nhưng do cấu trúc phân chia
ngân sách mà không ít người vẫn muốn thực hiện những dự án vô bổ như vậy. Cuối cùng rất
may là Chính phủ đã rất tỉnh táo khi quyết định không đăng cai ASIAD 18…


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Bài 1: Dự án phát triển


 <b>Nghiên cứu cơ hội đầu tư:</b> Các báo cáo kinh tế, kỹ thuật về các cơ hội đầu tư sẽ
giúp hình thành các ý tưởng về dự án. Thông thường, các ý tưởng có được từ 2 cơ
sở là (i) nhu cầu và (2) các dự án cũ. Dù chỉ là các ý tưởng nhưng cần có cơ sở
chắc chắn để đảm bảo tính khả thi của các dự án sau này.


 <b>Nghiên cứu dự án:</b> Trên cơ sở dự án được lựa chọn, các chuyên gia tiến hành
phân tích: Phương diện thị trường, phương diện kỹ thuật, phương diện tổ chức,
phương diện tài chính, phương diện xã hội, môi trường theo nhiều phương án để
lựa chọn phương án có hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào tính chất và quy mơ của dự
án, các dự án có thể trải qua giai đoạn Nghiên cứu khả thi hoặc giai đoạn Nghiên
cứu tiền khả thi và giai đoạn Nghiên cứu khả thi. Mục tiêu chính là đánh giá tính
vững mạnh của dự án (mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí phát sinh từ dự án).


 <b>Thẩm định dự án:</b> Trên cơ sở dự án được lựa chọn, chủ đầu tư quyết định tổ chức
thẩm định. Các bộ phận thẩm định độc lập tiến hành xem xét lại nội dung của dự


án đã được lưa chọn. Các kết luận thẩm định trên tất cả các nội dung của dự án.
Thẩm định dự án là khâu quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc đầu
tư. Đối với các dự án được tài trợ bởi các Ngân hàng thương mại, các nhà tài trợ
nước ngồi thì việc này thường được kiểm soát chặt chẽ, song, đối với các dự án
phát triển được tài trợ bằng nguồn Ngân sách nhà nước thông qua chi tiêu của
Chính phủ (gọi là đầu tư cơng) thì khâu thẩm định còn nhiều hạn chế. Minh họa
trong Hộp 1.2 dưới đây phần nào làm rõ thực trạng này.


 <b>Phê duyệt dự án:</b> Các dự án phát triển đều phải thông qua khâu phê duyệt dự án
của cơ quan có thẩm quyền để được cấp vốn, hoặc có được các nguồn tài trợ ưu
đãi, hoặc được sử dụng các nguồn tài nguyên. Cơ quan Nhà nước (Bộ, UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương) tổ chức phê duyệt theo một quy trình định sẵn.


 Tổ chức đàm phán sơ bộ với các bên hữu quan có liên quan tới q trình đầu tư để
dự tính các yếu tố của dự án (ví dụ, các tổ chức tài chính, cơ quan quản lý khu
công nghiệp, các đơn vị thiết kế, các đầu mối cung cấp thiết bị hoặc tiêu thụ sản
phẩm…). Ký các biên bản ghi nhớ đối với các yếu tố quan trọng, thay đối các yếu
tố của dự án nếu thấy cần thiết.


<b>Tiền khả thi </b>


 Bước đầu tiên trong việc


đánh giá tính vững mạnh
tổng quan của dự án.


 Cần lưu ý:


o Sử dụng thông tin thứ cấp.



o Đối với lợi ích nên sử


dụng ước lượng bị thiên
lệch xuống; đối với chi phí
nên sử dụng ước lượng bị
thiên lệch lên.


<b>Khả thi </b>


 Sau khi nhận thấy dự án đủ


hấp dẫn để tiến hành nghiên
cứu chi tiết hơn.


 Cần lưu ý:


o Cải thiện độ chính xác của


các biến chủ yếu.


o Tiến hành các điều tra,


khảo sát để tính tốn lại
các phân tích thị trường,
tài chính.


o Phân tích chi tiết về rủi ro


và các biện pháp hạn chế.



Đưa ra quyết định
sau khi nghiên cứu


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Bài 1: Dự án phát triển


<b>1.1.3.2. Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư </b>


 Tập trung vốn cho đầu tư: cũng giống các dự án thương mại khác, vốn của dự án
phát triển đến từ 2 nguồn là vốn vay và vốn chủ sở hữu.


 Tổ chức đấu thầuthiết kế, đấu thầu thi cơng các hạng mục cơng trình và kiểm sốt.


 Doanh nghiệp thắng thầu sẽ tiến hành ký kết các hợp đồng thương mại và nhân sự,
như mua (nhập thiết bị, tuyển nhân công, thuê đất đai, xây dựng nhà xưởng…).


 Tiến hành đầu tư: Giải phóng mặt bằng, tổ chức xây lắp hình thành tài sản cố định;
giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Chủ đầu tư có thể thanh tốn từng phần
theo tiến độ công việc.


 Bàn giaogiữa nhà đầu tư và chủ đầu tư, kiểm tra, vận hành, chạy thử…
<b>Hộp 1.2:Một số bất cập trong thẩm định dự án đầu tư công </b>


Thứ nhất, trong rất nhiều trường hợp, tồn tại xung đột lợi ích trong hoạt động thẩm định dự án.
Chẳng hạn như cơ quan thẩm định dự án đồng thời là cơ quan quyết định hoặc là cấp dưới của cơ
quan quyết định chủ trương đầu tư. Thậm chí, trong một số trường hợp, cơ quan thẩm định trước đó
lại đóng vai trị tư vấn cho chủ đầu tư trong việc xây dựng dự án. Trong trường hợp này, hoạt động
thẩm định dự án chỉ có tính chất hình thức và chiếu lệ.


Thứ hai, năng lực của các cơ quan thẩm định dự án hiện rất hạn chế, thể hiện rõ nhất qua việc thẩm
định các dự đầu tư quy mơ lớn và phức tạp. Vì thiếu năng lực thẩm định nên các cơ quan thẩm định


thường không đưa ra được những đánh giá thuyết phục về hiệu quả tài chính, kinh tế, và xã hội của
dự án, và vì vậy khơng đủ luận cứ để loại bỏ hay thông qua dự án. Trong trường hợp này, giải pháp
thông thường là yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh lại dự án sao cho phù hợp với các quy định hiện
hành để tránh những rủi ro về trách nhiệm và pháp lý sau này.


Thứ ba, trong khơng ít trường hợp, việc thẩm định dự án chỉ mang tính minh họa cho các quyết định
đầu tư có tính chính trị, và vì vậy khơng đảm bảo tính khách quan. Một ví dụ điển hình là dự án
đường sắt cao tốc Bắc – Nam (ĐSCT). Theo Báo cáo đầu tư đường sắt cao tốc Hà Nội – Hồ Chí
Minh (gọi tắt là Báo cáo) của Bộ Giao thông – Vận tải trong kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa II, thì trong
tình huống cơ sở, tỷ lệ nội hồn kinh tế cao nhất cũng chỉ đạt 10,6%, thấp hơn mức yêu cầu tối thiểu
(hay chi phí cơ hội của vốn) là 12%, và do vậy dự án không hiệu quả về mặt kinh tế. Tuy nhiên, khi
tìm cách đánh giá lại để củng cố tính khả thi về mặt kinh tế của ĐSCT, Báo cáo đã thay đổi một số
giả định trong mơ hình tính tốn, cụ thể là (i) chi phí khai thác và duy tu bảo dưỡng thấp hơn; (ii) tỷ lệ
đô thị hóa cao hơn ở các tỉnh, thành phố dọc trên tuyến ĐSCT; và (iii) giá nhiên liệu của vận tải
đường bộ và đường hàng không cao hơn. Với những giả định mới này, mà thực chất là ước lượng
chi phí thấp đi và lợi ích cao lên, tỷ lệ nội hoàn kinh tế trong tất cả các phương án đều được nâng
lên trên 14%. Như vậy, bằng cách thay đổi một số giả định hạ thấp chi phí và phóng đại ích của dự
án đầu tư, người ta có thể dễ dàng biến một kết quả khơng khả quan trở thành khả quan, ít nhất là
trên giấy tờ.


Thứ tư, sức ép về thời gian cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của thẩm định dự án. Theo
quy định hiện nay, thời gian thẩm định dự án phụ thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của dự án.
Chẳng hạn như đối với những dự án xây dựng cơng trình, thời gian thẩm định của các dự án quan
trọng quốc gia là không quá 90 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; còn thời gian thẩm định
đối với dự án nhóm A, B, C lần lượt là không quá 40, 30, và 20 ngày làm việc. Mặc dù quy định
chính thức là như vậy, song trên thực tế, thời gian thẩm định phải được rút ngắn hơn rất nhiều thì
mới có thể giải quyết được một khối lượng dự án đồ sộ cần phải thẩm định. Điều này mâu thuẫn
trực tiếp với thực trạng năng lực của đội ngũ thẩm định hạn chế, thiếu động cơ khuyến khích làm
việc, nguồn dữ liệu và thông tin chuyên môn khan hiếm. Kết quả là trong nhiều trường hợp, việc
thẩm định dự án hoặc rất tốn thời gian, hoặc chỉ được làm sơ sài chiếu lệ.



Thứ năm, đối với các dự án ODA, những mâu thuẫn về quy trình và quy chuẩn thẩm định dự án của
Việt Nam với đối tác quốc tế luôn là một nguyên nhân quan trọng khiến việc thẩm định dự án bị
chậm trễ.


</div>

<!--links-->

×