Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

đánh giá tác dụng hạ đường huyết của cao chiết tả quy ẩm trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 116 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN THỊ CHINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
HẠ ĐƢỜNG HUYẾT CỦA
CAO CHIẾT TẢ QUY ẨM
TRÊN THỰC NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------


NGUYỄN THỊ CHINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
HẠ ĐƢỜNG HUYẾT CỦA
CAO CHIẾT TẢ QUY ẨM
TRÊN THỰC NGHIỆM
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720115

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN PHƢƠNG DUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, các kết
luận trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố ở bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2020.
Học viên

Nguyễn Thị Chinh


.


.

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm và sự kính trọng, tơi bày tỏ lịng biết ơn tới:
PGS. TS. Nguyễn Phương Dung – Nguyên Trưởng Khoa – Khoa Y học cổ truyền
– Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu cũng như tận tình góp ý và chỉnh sửa trong qua
trình viết luận văn.
PGS. TS. Nguyễn Thị Bay – Nguyên Trưởng Khoa – Khoa Y học cổ truyền –
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; PGS. TS. Nguyễn Tuấn Dũng – Bộ môn
Dược lâm sàng – Khoa Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; PGS. TS.
Mai Đình Trị – Viện cơng nghệ hóa học Việt Nam; PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khơi –
Trưởng phịng đào tạo đại học – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Lê
Văn Minh – Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ
ra những thiếu sót và góp ý tận tình cho luận văn được hồn thiện tốt hơn.
Các anh/chị kĩ thuật viên Phòng bào chế và Phịng thí nghiệm Y dược cổ truyền
– Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2020.
Học viên

Nguyễn Thị Chinh

.


.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÔNG THỨC................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam ..................................4
1.2. Bệnh đái tháo đường theo Y học hiện đại ............................................................5
1.3. Bệnh đái tháo đường theo Y học cổ truyền........................................................12
1.4. Dược liệu nghiên cứu .........................................................................................14
1.5. Mơ hình gây đái tháo đường thực nghiệm .........................................................21
1.6. Thuốc dùng trong thử nghiệm ............................................................................24
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28

.


.

2.3. Xử lý số liệu .......................................................................................................38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................38

3.1. Khảo sát tiêu chuẩn chất lượng cao Tả quy ẩm .................................................38
3.2. Ảnh hưởng của cao chiết nước Tả quy ẩm đối với nồng độ glucose huyết của
chuột nhắt trắng bình thường ....................................................................................47
3.3. Ảnh hưởng của cao chiết nước Tả quy ẩm đối với khả năng dung nạp glucose
huyết của chuột nhắt trắng ........................................................................................48
3.4. Ảnh hưởng của cao chiết nước Tả quy ẩm đối với nồng độ glucose huyết của
chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin ........................................50
3.5. Ảnh hưởng của cao chiết nước Tả quy ẩm đối với thể trọng chuột nhắt trắng
gây đái tháo đường bằng streptozotocin ...................................................................53
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................55
4.1. Ảnh hưởng của cao chiết nước Tả quy ẩm đối với nồng độ glucose huyết của
chuột nhắt trắng bình thường ....................................................................................55
4.2. Ảnh hưởng của cao chiết nước Tả quy ẩm đối với khả năng dung nạp glucose
huyết của chuột nhắt trắng ........................................................................................55
4.3. Ảnh hưởng của cao chiết nước Tả quy ẩm đối với nồng độ glucose huyết của
chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin ........................................57
4.4. Ảnh hưởng của cao chiết nước Tả quy ẩm đối với thể trọng của chuột nhắt
trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin ..........................................................64
4.5. Những đóng góp và hạn chế của đề tài ..............................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.


.

PHỤ LỤC

.



.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

ADA

American diabetes association

AIDS

Acquired Immunodeficiency Syndrome

BB

Bio-breeding

db

Diabetes

DDP-4

Dipeptidyl peptidase-4


FPG

Fasting Plasma Glucose

FSH

Follicle Stimulating Hormone

GADA

Glutamic Acid Decarboxylase Autoantibodies

GK

Goto-Kakizaki

GLP-1

Glucagon-like peptide-1

GnRH

Gonadotropin-releasing hormone

HbA1c

Glycosylated hemoglobin type A1c

HIV


Human Immunodeficiency Virus

IA-2A

Insulinoma-Associated-2 Autoantibodies

IAA

Insulin Autoantibodies

ICA

Islet Cell Cytoplasmic Autoantibodies

IDF

International Diabetes Federation

.


.

ii

IGF

Insulin-like Growth Factor


INSR

Insulin receptor

JNK

c-Jun NH2-terminal kinase

KDP

Komeda Diabetes Prone

Lew-iddm

Lew-insulin dependent diabetes mellitus

NC

Nước cất

NF-kB

Nuclear factor-kappa B

NOB

Nonobese diabetic

NXB


Nhà xuất bản

Ob

Obese

OGTT

Oral glucose tolerance test

PGS.

Phó giáo sư

SD

Standard deviation

SEM

Standard error of the mean

SGLT-2

Sodium-glucose cotranporter-2

STZ

Streptozotocin


SU

Sulfonylurea

TLC

Thin-layer chromatography

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS.

Tiến sĩ

TT

Thuốc thử

.


.

iii

TZD

Thiazolidinedione


WHO

World health organization

WIP

Water insoluble polysaccharide

ZDF

Zucker diabetic fatty

.


.

iv

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

Acquired Immunodeficiency
Syndrome

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải


American diabetes association

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Diabetes

Đái tháo đường

Fasting Plasma Glucose

Đường huyết đói

Follicle Stimulating Hormone

Hc-mơn kích thích nang trứng

Glutamic Acid Decarboxylase
Autoantibodies

Kháng thể kháng GAD

Human
Immunodeficiency Virus

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

Insulin Autoantibodies

Kháng thể kháng insulin


Insulin receptor

Thụ thể insulin

Insulin-like Growth Factor

Yếu tố tăng trưởng giống insulin

Insulinoma-Associated-2
Autoantibodies

Kháng thể kết hợp với u tiết insulin

International Diabetes
Federation

Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế

Islet Cell Cytoplasmic
Autoantibodies

Kháng thể kháng tiểu đảo tuỵ

Nonobese diabetic

Đái tháo đường không béo phì

Obese

Béo phì


.


.

v

Oral glucose tolerance test

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Sodium-glucose cotranporter-2

Kênh đồng vận chuyển Natri-glucose

Standard deviation

Độ lệch chuẩn

Standard error of the mean

Sai số chuẩn

Thin-layer chromatography

Sắc ký lớp mỏng

Water insoluble polysaccharide


Polysaccharid khơng hịa tan trong nước

World health organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.

vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân biệt đái tháo đường típ 1 và típ 2....................................................6
Bảng 1.2 Cơ chế và tác dụng phụ của các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường...10
Bảng 1.3 Sự phối ngũ và tác dụng của các vị thuốc trong bài Tả quy ẩm theo Y
học cổ truyền. ........................................................................................................16
Bảng 1.4 Cơ sở dược lý của các vị thuốc trong bài Tả quy ẩm theo Y học hiện
đại..........................................................................................................................17
Bảng 2.1 Thông tin của 6 dược liệu đối chiếu. .....................................................27
Bảng 3.1 Độ ẩm của cao Tả quy ẩm. ....................................................................38
Bảng 3.2 Hiệu suất chiết cao Tả quy ẩm. .............................................................38
Bảng 3.3 Độ tro tồn phần và độ tro khơng tan trong acid của cao Tả quy ẩm. ..39
Bảng 3.4 Nồng độ glucose huyết của chuột bình thường trước và sau uống cao Tả
quy ẩm...................................................................................................................47
Bảng 3.5 Nồng độ glucose huyết của chuột nhắt trắng trong thử nghiệm dung nạp
glucose huyết. .......................................................................................................48
Bảng 3.6 Glucose huyết trung bình của 4 lơ chuột trước và sau tiêm STZ. .........50
Bảng 3.7 Nồng độ glucose huyết của chuột đái tháo đường trước và sau điều trị.

...............................................................................................................................51
Bảng 3.8 Trọng lượng của chuột đái tháo đường trước và sau điều trị. ...............53

.


.

vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Nồng độ glucose huyết của chuột trong thử nghiệm dung nạp glucose
huyết......................................................................................................................49

.


.

viii

DANH MỤC CƠNG THỨC
Cơng thức 2.1 Cơng thức tính hiệu suất chiết cao. ...............................................28
Cơng thức 2.2 Cơng thức tính độ tro tồn phần....................................................29
Cơng thức 2.3 Cơng thức tính độ tro khơng tan trong acid. .................................30
Cơng thức 2.4 Cơng thức tính trị số trung bình tỷ lệ phần trăm hạ glucose huyết.
...............................................................................................................................37

.



.

ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của Thục địa trong cao Tả quy ẩm. ....40
Hình 3.2 Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của Hồi sơn trong cao Tả quy ẩm.....43
Hình 3.3 Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của Sơn thù trong cao Tả quy ẩm.......43
Hình 3.4 Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của Câu kỷ tử trong cao Tả quy ẩm. ..44
Hình 3.5 Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của Phục linh trong cao Tả quy ẩm. ...45
Hình 3.6 Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của Cam thảo trong cao Tả quy ẩm ...46
Hình 3.7 Nồng độ glucose huyết của chuột đái tháo đường trước và sau điều trị.
...............................................................................................................................52

.


.

x

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Quy trình chiết xuất cao Tả quy ẩm. ....................................................28

.


.


1

MỞ ĐẦU
Đái tháo đường là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nổi bật nhất
với tỷ lệ mắc tăng nhanh, ảnh hưởng đến số lượng nam giới mắc bệnh trong độ tuổi
sinh sản ngày càng tăng [41]. Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế
(International Diabetes Federation – IDF), năm 2019, trên thế giới có 463 triệu
người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, trong đó, số lượng nam giới chiếm
240,1 triệu người [41]. Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở
những người trong độ tuổi lao động, tăng 1,6-2,6 lần nguy cơ tim mạch, 10 lần nguy
cơ bệnh thận mạn giai đoạn cuối và cứ mỗi 30 giây, trên thế giới có 1 bệnh nhân đái
tháo đường bị mất đi một phần chi do nhiễm trùng [41]. Đái tháo đường cũng là
một trong những nguyên nhân gây suy sinh dục nam, khoảng 50% bệnh nhân nam
mắc bệnh đái tháo đường bị giảm năng sinh dục hoặc vô sinh, biểu hiện thông qua
rối loạn cương và xuất tinh, giảm nồng độ testosteron trong huyết thanh, giảm
lượng tinh dịch, giảm số lượng tinh trùng và gây bất thường về hình thái tinh trùng,
ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của nam giới [64].
Theo Y học cổ truyền, các triệu chứng của đái tháo đường và suy sinh dục nam
được mô tả trong bệnh cảnh Thận âm hư. Là một trong những phương pháp điều trị,
bài thuốc Tả quy ẩm được mô tả trong tác phẩm “Cảnh nhạc toàn thư” do Trương
Giới Tân biên soạn với thành phần gồm 6 vị thuốc (Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù,
Câu kỷ tử, Phục linh, Cam thảo). Bài thuốc thường dùng dưới dạng thuốc sắc, có tác
dụng tư bổ Can Thận, được dùng để điều trị Can Thận tinh huyết suy kém. Trong
đó, Thục địa đóng vai trị Qn có tác dụng tư âm bổ Thận, bổ tinh ích tủy. Câu kỷ
tử, Sơn thù đóng vai trị là Thần, có tác dụng bổ phần âm của Can Thận, giúp thủy
vượng lên để chế hỏa. Phục linh, Hoài sơn, Cam thảo tư dưỡng phần âm của Tỳ vị,
làm cho Thổ nhuận để dưỡng Phế tư âm, âm bình hịa thì dương kín đáo, Thận thủy
được đầy đủ [13]. Tả quy ẩm đã được chứng minh có tác dụng hướng sinh dục nam
trên chuột nhắt giảm năng sinh dục, không làm thay đổi các trị số huyết học, sinh


.


.

2

hóa cơ bản của động vật thử nghiệm [8]. Tất cả các vị thuốc trong bài Tả quy ẩm
đều đã được nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết là Thục địa [98], Hoài Sơn
[39], Sơn thù [49], Câu kỷ tử [12], Phục linh [79], Cam thảo [91]. Như vậy “Tả quy
ẩm có tác dụng hạ đường huyết hay khơng?” Cho đến nay, chưa có thơng tin về tác
dụng hạ đường huyết của bài thuốc này. Tả quy ẩm vốn có tác dụng tăng testosteron
[8], nếu cũng có khả năng kiểm sốt đường huyết thì sẽ hữu ích với bệnh nhân nam
suy sinh dục và đái tháo đường. Đó cũng là lí do chúng tơi tiến hành nghiên cứu
“Đánh giá tác dụng hạ đường huyết của cao chiết Tả quy ẩm trên thực nghiệm”.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đánh giá ảnh hưởng của cao chiết nước Tả quy ẩm đối với nồng độ glucose
huyết của chuột nhắt trắng đực.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng (độ ẩm, độ tro, định tính) của cao chiết

nước Tả quy ẩm.
2. Đánh giá sự thay đổi nồng độ glucose huyết của chuột nhắt trắng đực bình
thường sau khi uống cao chiết nước Tả quy ẩm 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày.
3. Đánh giá khả năng dung nạp glucose của chuột nhắt trắng đực sau khi uống
cao chiết nước Tả quy ẩm 30 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút.
4. Đánh giá sự thay đổi nồng độ glucose huyết và thể trọng của chuột nhắt trắng
đực gây đái tháo đường bằng streptozotocin sau khi uống cao chiết nước Tả
quy ẩm 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày.

.


.

4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
Đái tháo đường là một trong những bệnh lâu đời nhất ảnh hưởng đến sức khỏe
hàng triệu người trên toàn thế giới, hiện xếp thứ bảy trong mười nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong [85]. Năm 2000, IDF ước tính trên thế giới có khoảng 151 triệu
người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường. Đến năm 2019, con số này tăng lên
đến 463 triệu người, chiếm 9,3% dân số trong độ tuổi từ 20 đến 79. Với tốc độ tăng
như hiện tại, IDF cũng dự đốn đến năm 2045 có khoảng 700 triệu người mắc đái
tháo đường trên toàn cầu. Mỗi năm, chi phí y tế liên quan đến đái tháo đường tiêu
tốn 760 tỷ USD [41]. Các khu vực khác nhau có tỷ lệ đái tháo đường khác nhau.
Tính đến năm 2019, tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhất là khu vực Tây Thái Bình
Dương với 35,2%; thấp nhất là Châu Phi với 4,1%; khu vực Đông Nam Á chiếm
19%. Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ là ba nước có số bệnh nhân mắc đái tháo đường
hàng đầu thế giới. Hơn hai phần ba số bệnh nhân mắc đái tháo đường trên thế giới

đang trong độ tuổi lao động (20-64 tuổi), với nam nhiều hơn nữ 17,2 triệu người
[41].
Ở Việt Nam, năm 2019, IDF thống kê có khoảng 3,8 triệu người mắc bệnh đái
tháo đường chiếm 5,7% dân số, trong đó 63,4% số người bệnh chưa được chẩn
đoán [41]. Tỷ lệ đái tháo đường tăng dần qua các năm cùng với tuổi thọ trung bình
của người dân Việt Nam ngày càng tăng khiến việc kiểm soát đái tháo đường trở
thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Đái tháo đường tăng nguy cơ mắc các
bệnh lý răng miệng, là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở những người trong
độ tuổi lao động. Bệnh nhân đái tháo đường tăng từ 1,6-2,6 lần nguy cơ tim mạch,
10 lần nguy cơ bệnh thận mạn giai đoạn cuối và cứ mỗi 30 giây, trên thế giới sẽ có
1 bệnh nhân đái tháo đường bị mất đi một phần chi do nhiễm trùng [41]. Những con

.


.

5

số trên như tiếng chng báo động địi hỏi xã hội và y tế cần quan tâm một cách
đúng mực hơn với căn bệnh mạn tính khơng lây nhiễm này.
1.2. Bệnh đái tháo đường theo Y học hiện đại
1.2.1. Định nghĩa
Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa với cơ chế bệnh sinh phức tạp, đặc
trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính đi kèm các rối loạn chuyển hóa
lipid, protid, glucid, gây ra do tình trạng khiếm khuyết tiết insulin, hoạt tính insulin
hoặc cả hai. Sự thiếu hụt insulin có thể tuyệt đối hoặc tương đối (do khiếm khuyết
cấu trúc hoặc chức năng của tế bào  tụy làm giảm tiết insulin hoặc do tình trạng đề
kháng insulin ở các mơ đích) [27].
1.2.2. Sinh lý bệnh

Ngun nhân chính của đái tháo đường típ 1 là do tế bào  của đảo tụy bị phá
huỷ dẫn đến mất khả năng sản xuất insulin, một hc-mơn điều hồ nồng độ
glucose máu. Quá trình huỷ hoại các tế bào  này là do cơ chế sinh bệnh tự miễn và
các yếu tố mơi trường đóng vai trị khởi động. Khi mơi trường tác động, hệ thống
miễn dịch được hoạt hố, tấn cơng vào các tiểu đảo tụy. Q trình này diễn biến kéo
dài và khi tế bào  tuyến tụy chưa bị phá huỷ nhiều, lượng insulin máu vẫn đủ cho
nhu cầu hoạt động cơ thể, do đó lâm sàng chưa có biểu hiện, đây gọi là giai đoạn
tiền đái tháo đường. Khi tế bào  bị phá huỷ càng nhiều, lượng insulin sản xuất ra
không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của cơ thể, glucose máu tăng lên, lúc này biểu
hiện bệnh rõ ràng [47], [66].
Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường típ 2 đến nay vẫn chưa rõ ràng, được quy cho
các yếu tố đa gen, sự tương tác giữa gen và môi trường cũng như tuổi, giới tính,
chủng tộc, lối sống. Hầu hết bệnh nhân có sự giảm khả năng đáp ứng của các tế bào
với tác động của insulin hay cịn gọi là tình trạng đề kháng insulin ở các cơ quan
đích (gan, cơ, mỡ). Ở giai đoạn đầu của bệnh, tế bào  thường tăng sản xuất insulin

.


.

6

để bù trừ, làm tăng nồng độ insulin trong huyết tương. Khi bệnh diễn tiến kéo dài, tế
bào  tụy cạn kiệt dần, lúc này sự tiết insulin giảm dần đến giai đoạn bệnh nhân
thiếu hụt hoàn toàn insulin và cần insulin ngoại sinh như đái tháo đường típ 1 [17],
[66].
1.2.3. Phân loại đái tháo đƣờng
Đái tháo đường được phân thành:
- Đái tháo đường típ 1: do phá hủy tế bào  tụy dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt

đối [5], [29].
- Đái tháo đường típ 2: do giảm chức năng của tế bào  tụy tiến triển trên nền
tảng đề kháng insulin [5], [29].
Bảng 1.1 Phân biệt đái tháo đường típ 1 và típ 2.
“Nguồn: Bộ Y Tế, 2017” [5].
Đặc điểm

Đái tháo đường típ 1

Đái tháo đường típ 2

Tuổi xuất hiện

Trẻ, thanh thiếu niên.

Tuổi trưởng thành.

Khởi phát

Các triệu chứng rầm rộ.

Chậm, thường khơng rõ.

Sút cân nhanh chóng;

Diễn tiến âm ỉ, ít triệu

Tiểu nhiều;

chứng;


Uống nhiều.

Thể trạng béo, thừa cân.

Ceton máu và nước tiểu

Dương tính.

Âm tính.

C-peptid

Thấp/khơng đo được.

Bình thường hoặc tăng.

Dương tính.

Âm tính.

Biểu hiện lâm sàng

Kháng thể: ICA, GAD
65, IAA, IA-2
Điều trị

Bắt buộc dùng insulin.

Cùng hiện diện với với

bệnh tự miễn khác

.

Có.

Thay đổi lối sống, thuốc
viên và/hoặc insulin.
Hiếm.


.

7

- Đái tháo đường thai kỳ: là đái tháo đường được chẩn đoán trong ba tháng giữa
hoặc ba tháng cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng của đái tháo đường típ 1 và
típ 2 trước đó [5], [29].
- Đái tháo đường không đặc hiệu: một số thể chuyên biệt của đái tháo đường do
các nguyên nhân khác như đái tháo đường sơ sinh, hoặc đái tháo đường do sử dụng
thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy
ghép mơ [5], [29].
1.2.4. Chẩn đốn
Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây [5], [29], [41]:
a) Glucose huyết tương lúc đói (Fasting Plasma Glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL
(hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua
đêm);
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp 75 gam
glucose đường uống (Oral Glucose Tolerance Test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1
mmol/L);

c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/L). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phịng thí
nghiệm được chẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế;
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều), mức glucose huyết tương ở thời điểm bất
kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết, thời gian thực hiện
xét nghiệm lần hai sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

.


.

8

1.2.5. Biến chứng đái tháo đƣờng
1.2.5.1. Biến chứng cấp do đái tháo đường
Biến chứng cấp thường gặp của đái tháo đường là hạ đường huyết, có thể dẫn
đến hơn mê do hạ đường huyết, thường gặp trên những đối tượng người lớn tuổi, bỏ
bữa, dùng quá liều thuốc hạ đường huyết… Hôn mê do nhiễm toan ceton và hôn mê
do tăng áp lực thẩm thấu máu cũng là những biến chứng cấp hay gặp, yếu tố thúc
đẩy thường liên quan đến đái tháo đường típ 1 mới khởi phát, bỏ liều insulin khi
đang dùng insulin, nhiễm trùng (viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết…),
dùng thuốc (corticoid, lợi tiểu, tâm thần…) [29], [41], [42].
1.2.5.2. Biến chứng mạn do đái tháo đường
Biến chứng mạch máu lớn: đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ
hàng đầu gây xơ vữa động mạch, từ đó gây nên các biến chứng bệnh tim mạch do
xơ vữa: cơn đau thắt ngực kiểu mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, bệnh
động mạch ngoại biên do đái tháo đường… Biến chứng mạch máu nhỏ bao gồm
bệnh lý võng mạc do đái tháo đường, bệnh thận do đái tháo đường, bệnh thần kinh

do đái tháo đường [29], [41], [42].
1.2.6. Điều trị
Các mục tiêu trong việc chăm sóc bệnh nhân mắc đái tháo đường là kiểm sốt
đường huyết và ngăn ngừa, hoặc ít nhất là làm chậm sự phát triển của các biến
chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
1.2.6.1. Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)
Luyện tập thể lực: đi bộ 150 phút mỗi tuần, tập kháng lực 2-3 lần/tuần [5].
Dinh dưỡng: Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, nên
ăn cá ít nhất 3 lần/tuần, giảm mỡ động vật, giảm muối, uống rượu điều độ, ngưng
hút thuốc [5].

.


×