Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

tỉ lệ tuân thủ điều trị và yếu tố liên quan ở người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp tại quận 10 tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TƠ HỒNG LINH

TỈ LỆ TN THỦ ĐIỀU TRỊ
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO
TUỔI MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI QUẬN 10 TP.HCM
Ngành:
Mã số:

Y học dự phịng
8720163

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. PHAN THANH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong Luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu
đã được Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh hay trường Đại học khác chấp nhận để


cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn này cũng khơng có số liệu, văn bản, tài
liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ Hội
đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học theo văn bản số 457/HĐĐĐ-ĐHYD ký
ngày 24/7/2020.
Người cam đoan

Tơ Hồng Linh


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU CHUNG ..................................................................................................3
MỤC TIÊU CỤ THẾ ..................................................................................................3
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN Y VĂN………………………………………………..4
1.1

Người cao tuổi ...............................................................................................4

1.2

Đại cương về bệnh Tăng huyết áp .................................................................4


1.2.1

Định nghĩa...............................................................................................4

1.2.2

Tình hình tăng huyết áp trên Thế giới và tại Việt Nam ..........................4

1.2.2.1

Trên thế giới .....................................................................................4

1.2.2.2

Tại Việt Nam ....................................................................................5

1.2.3

Gánh nặng bệnh tật của Tăng huyết áp ...................................................6

1.2.4

Điều trị Tăng huyết áp ............................................................................7

1.3

1.2.4.1

Nguyên tắc chung.............................................................................7


1.2.4.2

Điều trị can thiệp không dùng thuốc ................................................8

1.2.4.3

Điều trị can thiệp dùng thuốc .........................................................11

Tuân thủ điều trị Tăng huyết áp ..................................................................11

1.3.1

Định nghĩa.............................................................................................11

1.3.2

Tuân thủ điều trị dùng thuốc .................................................................13

1.3.2.1

Tái khám ........................................................................................13

1.3.2.2

Tự theo dõi HA ..............................................................................13

1.3.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ..........................................14


1.3.4

Thực trạng tuân thủ điều trị THA .........................................................15


iii

1.3.4.1

Một số nghiên cứu về tình hình tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên
Thế giới .........................................................................................15

1.3.4.2

Một số nghiên cứu về tình hình tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở Việt
Nam ...............................................................................................17

1.3.4.3

Nhận xét về các nghiên cứu liên quan ...........................................20

1.4

Thang đo tuân thủ điều trị ...........................................................................21

1.5

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - Quận 10 .....................................................22

1.5.1


Vị trí địa lý ............................................................................................22

1.5.2

Dân số ...................................................................................................23

1.5.3

Tình hình tăng huyết áp tại Quận 10 ....................................................23

1.5.4

Chương trình phịng chống bệnh khơng lây nhiễm ..............................23

CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………24
2.1

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................24

2.2

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................24

2.3

Cỡ mẫu.........................................................................................................24

2.4


Kỹ thuật chọn mẫu .......................................................................................25

2.5

Liệt kê và định nghĩa các biến số ................................................................25

2.5.1

Biến số nền............................................................................................25

2.5.2

Nhóm biến số về theo dõi điều trị .........................................................26

2.5.3

Biến số về tuân thủ điều trị tăng huyết áp ............................................28

2.6

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................29

2.6.1

Phương pháp thu thập thông tin ............................................................29

2.6.2

Công cụ thu thập thông tin....................................................................29


2.6.3

Quy trình điều tra thu thập số liệu ........................................................29

2.7

Kiểm sốt sai lệch ........................................................................................30

2.7.1

Trước khi thu thập số liệu .....................................................................30

2.7.2

Trong quá trình thu thập số liệu ............................................................30

2.7.3

Trong quá trình xử lý số liệu ................................................................31

2.8

Phương pháp phân tích thống kê .................................................................31


iv

2.8.1

Thống kê mơ tả .....................................................................................31


2.8.2

Thống kê phân tích ...............................................................................31

2.9

Đạo đức nghiên cứu .....................................................................................31

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………..33
3.1

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ....................................................................33

3.2

Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ....................................................................38

3.3

Các yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị tăng huyết áp .................39

3.4

Các biến số tương tác và gây nhiễu .............................................................42

3.5

Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA và kiểm soát huyết áp mục tiêu 43


CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN………………………………………………………….44
4.1

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ....................................................................44

4.2

Tỉ lệ không tuân thủ điều trị tăng huyết áp ..................................................49

4.3

Các yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp ....................49

4.4

Mối liên quan giữa việc không tuân thủ điều trị với khơng kiểm sốt được
huyết áp mục tiêu ........................................................................................51

4.5

Điểm mạnh và điểm hạn chế của nghiên cứu ..............................................52

4.5.1

Điểm mạnh ............................................................................................52

4.5.2

Điểm hạn chế ........................................................................................53


4.6

Tính ứng dụng của nghiên cứu ....................................................................54

KẾT LUẬN ...............................................................................................................55
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... viii
PHỤ LỤC .................................................................................................................xiv


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Khuyến cáo theo ESC 2018 về HAMT cho bệnh nhân THA [51] .............8
Bảng 1.2. Khuyến cáo ESC 2018 về thay đổi lối sống [51] .......................................9
Bảng 1.3. Chế độ ăn DASH ......................................................................................10
Bảng 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị THA [47] .............................14
Bảng 3.1. Đặc điểm của người cao tuổi mắc bệnh THA ở quận 10, TPHCM (n=1035)
...................................................................................................................................33
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi mắc bệnh THA ở quận 10, TPHCM
(n=1035) ....................................................................................................................34
Bảng 3.3. Đặc điểm theo dõi bệnh của người cao tuổi mắc bệnh THA ở quận 10,
TPHCM (n=1035) .....................................................................................................35
Bảng 3.4. Tỉ lệ hành vi tuân thủ điều trị của người cao tuổi THA tại Quận 10, TPHCM
(n=1014) ....................................................................................................................38
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa việc không tuân thủ điều trị THA với các đặc điểm của
người cao tuổi mắc bệnh THA tại quận 10, TPHCM (n=1035) ...............................39
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa không tuân thủ điều trị THA với không kiểm soát huyết
áp mục tiêu theo phương pháp phân tầng (n=1035) .................................................42
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị THA với kiểm soát huyết áp mục tiêu

của người cao tuổi mắc bệnh THA tại Quận 10, TPHCM (n=1035) ........................43


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khuyến cáo điều trị THA theo Phân Hội THA Việt Nam 2018 .....12
Hình 3.1. Tỉ lệ khơng tái khám và lí do của người cao tuổi THA trong thời gian dịch
COVID-19 từ 2/2020 đến 6/2020 tại quận 10, TPHCM ...........................................37
Hình 3.2. Tỉ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết
áp tại quận 10, TPHCM (n=1035) ............................................................................39


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BV

: Bệnh viện

CB+

: Chẹn Beta-blocker

CKCa


: Chẹn kênh canxi

CTTA

: Chẹn thụ thể angiotensin II

CSYT

: Cơ sở y tế

ESC

: Hội Tim mạch Châu Âu

HA

: Huyết áp

HAMT

: Huyết áp mục tiêu

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương


KTC

: Khoảng tin cậy

THA

: Tăng huyết áp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UCMC

: Ức chế men chuyển

Tiếng Anh
BMI

: Body Max Index


DASH

: Diet Foods for High Blood Pressure

MMAS

: Morisky Medication Adherence Scale

PR

: Prevalence Ratio

TASHP

: Therapeutic Adherence Scale for Hypertensive Patients

WHO

: Tổ chức Y tế Thế Giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề tim mạch, bệnh tăng
huyết áp chính là “kẻ giết người thầm lặng”, liên quan đến cái chết của gần 10 triệu
người chết hàng năm trên toàn Thế giới [53]. Ở Việt Nam, tăng huyết áp là một trong
những bệnh lý diễn biến phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng trong cộng
đồng. Nếu năm 2010, tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành là 25,1%
[45] thì đến năm 2015, theo ước tính của Hội tim mạch học Việt Nam, có đến 47,8%

người Việt Nam bị mắc bệnh tăng huyết áp [8].
Trong điều trị bệnh tăng huyết áp, việc kiểm soát được huyết áp mục tiêu
(HAMT) là vấn đề tối quan trọng [32]. Thất bại trong việc kiểm soát HAMT sẽ dẫn
tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong như suy thận, nhồi máu
cơ tim, tai biến mạch máu não và một số bệnh tim mạch khác [19]. Tuy nhiên, theo
thống kê năm 2015, ở Việt Nam ước tính có 7,2% người bị tăng huyết áp khơng được
điều trị, có 69% người bị tăng huyết áp chưa kiểm sốt được [8]. Nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng việc khơng tuân thủ điều trị liên quan với việc không kiểm soát được
HAMT. Tuy nhiên, kết quả nhiều nghiên cứu ở trong và ngồi nước đã chỉ ra tỉ lệ
khơng tn thủ điều trị cịn cao [6],[15],[17],[38]. Do đó, mặc dù nhiều chiến lược
phòng bệnh cũng như các phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp đã được các nhà khoa
học công bố nhưng việc không tuân thủ điều trị của bệnh nhân, đặc biệt ở Việt Nam,
luôn là một vấn đề nghiêm trọng và nan giải. Các yếu tố liên quan đến việc không
tuân thủ điều trị tăng huyết áp bao gồm dùng thuốc và khơng dùng thuốc đều cịn
đang tranh cãi [12],[15],[36].
Tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, theo kết quả quả nghiên cứu mới nhất,
có 33,8% người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp, trong đó, tỉ lệ mắc bệnh trong
nhóm ≥ 60 tuổi là 66,8% [7]. Không những thế, một nghiên cứu trên đối tượng người
cao tuổi ở quận 10 đã cho biết tỉ lệ có các biến chứng THA là 26,25% [1]. Trong khi
đó, ở quận 10 vẫn chưa có một nghiên cứu nào cơng bố tỉ lệ không tuân thủ điều trị
dùng thuốc và khơng thay đổi lối sống ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi. Hơn thế nữa,
trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay đã cho thấy những tác động to lớn


2

đến lối sống và thói quen của người dân, đặc biệt sau những chỉ thị của chính phủ.
Do đó, việc tái khám của bệnh nhân tăng huyết áp cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến khó
khăn trong tuân thủ sử dụng thuốc, đặc biệt người cao tuổi có bệnh nền tim mạch là
đối tượng nhạy cảm với COVID-19 [22].

Vì thế, nghiên cứu “Tỉ lệ tuân thủ điều trị và yếu tố liên quan ở người cao
tuổi mắc bệnh tăng huyết áp tại Quận 10 TP.HCM” được thực hiện với câu hỏi
nghiên cứu:
- Tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp tại Quận 10, thành phố Hồ Chí
Minh tuân thủ điều trị là bao nhiêu?
- Các yếu tố nào liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân?
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đích cho biết được thực trạng tuân thủ
điều trị bệnh tăng huyết áp của người cao tuổi trong cộng đồng và các yếu tố liên
quan đến vấn đề này. Từ đó, nghiên cứu sẽ cung cấp số liệu, kiến thức hữu ích cho
nhân viên y tế trong quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi nhằm giúp
việc điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả hơn, giúp bệnh nhân tránh được các biến
chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.


3

MỤC TIÊU CHUNG
Xác định tỉ lệ không tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của người cao tuổi
mắc bệnh tăng huyết áp tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
MỤC TIÊU CỤ THẾ
1. Xác định tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp tại Quận 10, thành phố
Hồ Chí Minh tuân thủ điều trị.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của người cao tuổi
mắc bệnh tăng huyết áp.


4

CHƯƠNG 1.


TỔNG QUAN Y VĂN

1.1 Người cao tuổi
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2002, đa số các nước phát
triển trên thế giới đã chấp nhận định nghĩa người cao tuổi là người từ 65 tuổi trở lên,
tuy nhiên định nghĩa này chưa phù hợp lắm ở một số quốc gia. Trong thời gian khi
định nghĩa còn chưa được thống nhất, người cao tuổi thường được hiểu là những
người ở độ tuổi mà họ bắt đầu được nhận lợi ích từ lương hưu. Chính vì vậy, năm
2002, Liên Hiệp Quốc đã đồng ý lấy mốc từ 60 tuổi trở lên là người cao tuổi [52]. Và
đến năm 2009, Quốc hội Việt Nam ban hành Bộ luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12
cũng quy định “Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam
từ đủ 60 tuổi trở lên” [13].
Theo viện Lao động khoa học và xã hội, tính đến 1/7/2014, dân số Việt Nam
đạt 90.659.000 người. Tỉ lệ dân số ≥ 60 tuổi tăng từ 9,4% năm 2010 lên 10,4% năm
2013 và đạt 10,46% vào quý 2 năm 2014 [10]. Bên cạnh đó, dự báo của các chun
gia dân số thì tỉ lệ người già ở nước ta tiếp tục tăng qua các năm: đến năm 2020 tỉ lệ
người già sẽ đạt 12,4% dân số, năm 2030 là 15,8%, năm 2040 là 20,8% và đến năm
2050 thì tỉ lệ người già sẽ gấp 3 lần hiện nay [16].
1.2 Đại cương về bệnh Tăng huyết áp
1.2.1 Định nghĩa
Theo định nghĩa của Hội Tim mạch Châu Âu (ESC), người được gọi là tăng
huyết áp (THA) khi có một trong hai hoặc cả hai trị số: Huyết áp tâm thu (HATT) ≥
140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg [51]. Trị số được tính
trung bình cộng của ít nhất 2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn. Đây cũng là khái
niệm mà Bộ Y tế và các chương trình y tế tại Việt Nam đang sử dụng [9].
1.2.2 Tình hình tăng huyết áp trên Thế giới và tại Việt Nam
1.2.2.1 Trên thế giới
Tăng huyết áp đã trở thành mối quan tâm toàn cầu khi vượt qua các khoảng cách
về địa lý cũng như khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, với tỉ lệ mắc cao nhất



5

trong nhóm các bệnh khơng lây nhiễm tại cộng đồng. Tỉ lệ mắc có xu hướng tăng lên
ở hầu hết các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới và có mối liên quan chặt với tuổi.
Năm 2000, theo ước tính của WHO, tồn thế giới có tới 972 triệu người bị THA
và con số này được ước tính sẽ vào khoảng 15,6 tỉ người vào năm 2025. Hiện nay, cứ
trung bình 10 người lớn thì có 4 người bị THA [8].
Theo WHO năm 2008, tỉ lệ THA ở người trên 25 tuổi tồn cầu khoảng 40%.
Châu Phi có tỉ lệ cao nhất với 46% và thấp nhất ở Châu Mỹ là 35%. Các quốc gia có
thu nhập bình qn đầu người thấp lại có tỉ lệ tăng huyết áp cao hơn so với các quốc
gia có thu nhập bình quân đầu người cao. Do có mối liên quan chặt chẽ giữa tuổi tác
và tỉ lệ mắc THA, THA luôn ln đi cùng với q trình già hóa dân số, vì lẽ đó, tỉ lệ
mắc THA có xu hướng gia tăng nhanh ở khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam [20].
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi WHO cùng hàng trăm nhà khoa học
quốc tế được đăng trên trang Reuters ngày 15/11/2016, số người bị THA đã tăng gần
gấp 2 lần trong 40 năm và chạm mốc hơn 1,1 tỉ người trên toàn thế giới (đây là nghiên
cứu lớn nhất của loại hình phân tích huyết áp được tổng hợp ở tất cả các quốc gia trên
thế giới từ năm 1975 – 2015). Các nhà khoa học nói rằng tỉ lệ người THA đã giảm
mạnh ở các nước giàu như Hàn Quốc, Mỹ và Canada (có thể do chế độ ăn uống và
lối sống lành mạnh) nhưng lại gia tăng ở các nước nghèo hơn thể hiện ở châu Phi và
Nam Á. Năm 2015, hơn 50,0% số người bị THA sống ở châu Á; tại châu Âu, Anh là
nước có tỉ lệ người THA thấp nhất. Số lượng người trưởng thành bị THA tăng từ 594
triệu người năm 1975 lên 1,13 tỉ người năm 2015, với sự gia tăng lớn ở các nước thu
nhập thấp và trung bình [53].
1.2.2.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm 2009 tỉ
lệ THA ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỉ lệ người lớn bị THA đang ở mức báo
động là 48%, một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại [2].
Năm 2010, theo điều tra của Viện Tim mạch Trung ương, tỉ lệ mắc tăng huyết

áp ở người trưởng thành là 25,1% [45], trong đó tỉ lệ THA ở nam cao hơn nữ (28,3%
và 23,1%), tỉ lệ này tăng 48% so với tỉ lệ mắc THA được công bố bởi điều tra y tế


6

tồn quốc năm 2001-2002. Đến năm 2015, theo ước tính của Hội tim mạch học Việt
Nam [8], có đến 47,8% người Việt Nam bị mắc bệnh tăng huyết áp, trong đó có 52,8%
người Việt có huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% người Việt Nam
(20,8 triệu người) bị tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có
39,1% (8,1 triệu người) khơng được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu
người) bị tăng huyết áp khơng được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng
huyết áp chưa kiểm soát được.
1.2.3 Gánh nặng bệnh tật của Tăng huyết áp
Từ năm 2000, WHO đã cho biết tăng huyết áp là một trong mười nguyên nhân
gây tử vong và tàn tật hàng đầu, tương đương 7,5 triệu người chết một năm và 64
triệu người sống trong tàn phế, cao hơn các nguyên nhân khác như lạm dụng thuốc
lá, thừa cân béo phì hay bệnh lây truyền qua đường tình dục. Huyết áp cao gây ra
91.560 ca tử vong năm 2010, chiếm 20,8% tổng số tử vong và 7,2% tổng số DALY,
chủ yếu do tai biến mạch máu não và bệnh tim thiếu máu cục bộ [28]. Đến năm 2016,
theo thống kê xếp loại 10 bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất của WHO [53], bệnh tim
mạch là nguyên nhân hàng đầu tử vong do bệnh khơng lây nhiễm trên tồn cầu (17,9
triệu người, hay 44% số ca tử vong trong số tử vong do bệnh không lây nhiễm).
Tỉ lệ tử vong do tăng huyết áp là đều tăng và chiếm tỉ trọng lớn nhất ở mọi khu
vực, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam, WHO ước tính, tỉ lệ tử
vong do bệnh tim mạch chiếm 40%, ung thư 14%, bệnh đường hơ hấp mạn tính 8%
và đái tháo đường 3% tỉ lệ tử vong [43].
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính gây ra tai biến mạch máu não, bệnh mạch
vành, và các bệnh tim mạch khác [35], hay có thể để lại di chứng nặng nề do ảnh
hưởng của nó lên cơ quan khác:

- Tại tim: Các biến chứng của tăng huyết áp lên tim như:
• Phì đại thất trái: là tổn thương hay gặp nhất trong tăng huyết áp. Sự hiện diện
của nó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 3 lần, suy tim trái gấp 4 lần và đột
quỵ gấp 6 lần so với tăng huyết áp chưa có phì đại thất trái.


7

• Suy tim: tăng huyết áp là nguyên nhân thứ hai gây suy tim sau bệnh mạch vành.
Lúc đầu là suy tim tâm trương, sau đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tâm thu.
• Bệnh mạch vành: bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ tim.
- Thần kinh: tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính trong tai biến mạch máu não. Có
thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh não do tăng huyết áp.
- Thận: tăng huyết áp gây tiểu đạm niệu, tiểu máu vi thể do tổn thương cầu thận hay
do tổn thương mạch máu thận.
- Mắt: tăng huyết áp gây biến đổi võng mạc (lòng động mạch co nhỏ ngoằn ngoèo,
động tĩnh mạch bắt chéo, phù nề, xuất tiết, xuất huyết võng mạc, phù gai thị).
- Mạch máu: xơ vữa động mạch, bệnh động mạch chi dưới, phình tách động mạch
chủ ngực.
Ở nhóm người cao tuổi, ước tính tổng số ca tử vong do bệnh tim mạch ở người
từ 60 tuổi trở lên là 188.917 người, chiếm tỉ lệ là 42,8% trong tổng số ca tử vong ở
người cao tuổi, riêng nhóm 80 tuổi trở lên tỉ lệ này lên 46% [2].
1.2.4 Điều trị Tăng huyết áp
1.2.4.1 Nguyên tắc chung
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng
ngày, điều trị lâu dài bao gồm biện pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc.
Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.
“Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg ở tất cả các bệnh nhân.
1. Mục tiêu đầu tiên cần đạt là giảm mức huyết áp xuống < 140/90 mmHg ở tất
cả bệnh nhân và nếu dung nạp điều trị, mức huyết áp nên đạt 130/80 mmHg hoặc thấp

hơn ở hầu hết các bệnh nhân.
2. Bệnh nhân < 65 tuổi đang dùng thuốc hạ áp, mức HATT nên thấp hơn khoảng
120 – 129 mmHg ở hầu hết các bệnh nhân.
3. Bệnh nhân lớn tuổi (≥ 65 tuổi) đang dùng thuốc hạ áp, mức HATT nên đạt
khoảng 130 – 139 mmHg.
Khi điều trị đã đạt HAMT, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo
việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời. Cần điều trị tích cực ở bệnh


8

nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Khơng nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến
chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [9].
Bảng 1.1. Khuyến cáo theo ESC 2018 về HAMT cho bệnh nhân THA [51]
NỘI DUNG

LOẠI

MỨC
CHỨNG CỨ

Mục tiêu điều trị đầu tiên đối với tất cả bệnh nhân THA
là hạ HA < 140/90, nếu điều trị dung nạp tốt, HAMT nên
đặt ở mức 130/80 mmHg hay thấp hơn ở hầu hết các bệnh

I

A

I


A

I

A

I

C

I

A

IIa

B

nhân.
Với bệnh nhân < 65 tuổi đang điều trị với thuốc hạ áp,
HATT nên đạt 120 - 129 ở hầu hết các bệnh nhân.
Với bệnh nhân ≥ 65 tuổi đang điều trị với thuốc hạ áp:
• HATT nên đạt 130 - 139 mmHg.
• Theo dõi cẩn thận tác dụng phụ thuốc hạ áp.
• HAMT nêu trên được khuyến cáo cho mọi bệnh
nhân không kể đến mức độ nguy cơ mạch vành và có hay
khơng có tiền căn bệnh mạch vành trước đây.
HATTr mục tiêu < 80 mmHg nên được cân nhắc trên tất
cả bệnh nhân, không kể mức độ nguy cơ và các bệnh

đồng mắc.
1.2.4.2 Điều trị can thiệp không dùng thuốc
Thay đổi lối sống phải được thực hiện ngay ở tất cả bệnh nhân với huyết áp bình
thường cao và THA. Hiệu quả của thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm
khởi phát THA và giảm các biến cố tim mạch. Những biện pháp được khuyến cáo đã
cho thấy hiệu quả là [39]:
- Hạn chế muối < 5g/ngày, hạn chế lượng cồn tiêu thụ. Tăng tiêu thụ rau củ quả,
trái cây tươi, cá, các loại đậu và chất béo không no (dầu olive).
- Giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng và vận động thể chất thường xuyên.


9

- Hút thuốc lá làm huyết áp tăng nhanh và kéo dài, điều này có thể làm tăng mức
huyết áp điều trị ngoại trú hàng ngày. Bỏ hút thuốc lá và thay đổi lối sống cịn đóng
vai trị quan trọng trong các bệnh lý khác ngồi THA (phịng ngừa các bệnh lý tim
mạch và ung thư).
Bảng 1.2. Khuyến cáo ESC 2018 về thay đổi lối sống [51]
NỘI DUNG
Hạn chế muối < 5g mỗi ngày được khuyến cáo.
Hạn chế sử dụng rượu < 14 đơn vị* mỗi tuần đối với
nam và < 8 đơn vị mỗi tuần đối với nữ.

LOẠI

MỨC
CHỨNG CỨ

I


A

I

A

I

A

I

A

I

A

I

B

III

C

Tăng sử dụng rau, trái cây tươi, cá, quả hạch, axit béo
khơng bão hịa (dầu ơliu); ít sử dụng thịt đỏ; và sử dụng
các sản phẩm từ sữa ít béo được khuyến cáo.
Kiểm soát cân nặng được chỉ định để tránh béo phì

(BMI > 30 kg/m2, hoặc vịng eo > 102 cm ở nam và >
88 cm ở nữ) và đạt BMI khỏe mạnh (khoảng 20-25
kg/m2) và trị số vòng eo (< 94 cm ở nam và < 80 cm
ở nữ) để giảm huyết áp và nguy cơ tim mạch.
Tập thể dục thường xuyên (≥ 30 phút tập thể dục hoạt
động trung bình vào 5-7 ngày mỗi tuần) được khuyến
cáo.
Ngưng hút thuốc lá, chăm sóc hỗ trợ và giới thiệu đến
chương trình cai thuốc lá được khuyến cáo.
Tránh uống rượu say được khuyến cáo.

*Mỗi đơn vị cồn chứa 14g nồng độ cồn tinh khiết tương đương với 354 ml bia (5%
cồn) hoặc 150 ml rượu vang (12% cồn) hoặc 45 ml rượu mạnh (40% cồn).
***Chế độ ăn DASH
DASH là tên viết tắt của Chế độ ăn nhằm ngăn chặn THA, vốn có từ những năm
1990, được đề ra bởi Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ. Từ năm 1992, chế độ DASH


10

đã được Viện tài trợ để thực hiện một số nghiên cứu để xem tác động có lợi của chế
độ này là cụ thể như thế nào trong điều trị THA. Trong can thiệp (có thực hiện chế
độ này), người tham gia không được điều chỉnh các thay đổi khác trong lối sống để
loại trừ tác động của các yếu tố bảo vệ khác. Họ đã đưa ra kết quả rằng chỉ can thiệp
đơn độc với chế độ DASH, HATT giảm từ 6 - 11 mmHg, và tác động này được ghi
nhận ở cả nhóm bệnh nhân THA và nhóm không mắc THA. Dựa trên kết quả nghiên
cứu trên, chế độ DASH đã được xem như chỉ định đầu tay đi cùng với các biện pháp
thay đổi lối sống khác trong điều trị THA [21]. Chế độ DASH nhấn mạnh về kích cỡ
khẩu phần ăn mỗi ngày, ăn đa dạng các loại thức ăn với hàm lượng các chất dinh
dưỡng hợp lý. Vì chế độ ăn DASH là một chế độ ăn lành mạnh, bên cạnh giảm HA,

nó cịn được khuyến cáo trong phịng ngừa lỗng xương, ung thư, bệnh tim mạch, đột
quỵ và đái tháo đường [37].
Bảng 1.3. Chế độ ăn DASH
NHÓM THỰC PHẨM
Muối

CÁCH SỬ DỤNG
DASH tiêu chuẩn: ≤ 5,9 g/ngày
DASH giảm natri: ≤ 3,8 g/ngày

Ngũ cốc

6 - 8 phần/ngày (1 lát bánh mì, 1/2 chén ngũ cốc, cơm,
mì)
Gồm: bánh mì, cơm, mì
Ưu tiên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc đã
tinh chế do giàu chất xơ và dinh dưỡng hơn: gạo nâu,
lúa mạch, yến mạch

Rau củ

4 - 5 phần/ngày (75g rau xanh, 1/2 chén củ nấu chín)

Trái cây tươi

4 - 5 phần/ngày (1 trái táo nhỏ, cam nhỏ)
Chọn loại trái cây ít ngọt

Sữa, thực phẩm từ sữa


2 - 3 phần/ngày (1 ly 250 ml sữa, 1 ly yogurt)
Chọn thực phẩm ít béo

Thịt

Ưu tiên chọn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá


11

NHÓM THỰC PHẨM
Chất béo

CÁCH SỬ DỤNG
2 - 3 phần/ngày (1 thìa nhỏ bơ, 1 thìa cơm mayonaise),
ít hơn 30% tổng calo tiêu thụ mỗi ngày
Ưu tiên chọn chất béo không no: dầu thực vật như dầu
olive, dầu hạt cải canola

Đậu và hạt

4 - 5 phần/ngày (1/2 thìa cơm hạt chia, 1/3 chén hạt
điều, 1/2 chén đậu)
Gồm: đậu xanh, đậu đỏ, hạt điều, hạt hướng dương, hạt
óc chó, hạt chia, …

1.2.4.3 Điều trị can thiệp dùng thuốc
Hầu hết bệnh nhân THA cần điều trị thuốc hạ áp cùng với thay đổi lối sống để
đạt hiệu quả kiểm soát tối ưu. Năm nhóm thuốc: ức chế men chuyển, chẹn thụ thể
angiotensin II, chẹn beta, chẹn kênh can-xi, lợi tiểu (thiazides/ thiazide-like như

chorthalidone và indapamide) có hiệu quả giảm HA và các biến cố TM qua các thử
nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nên được chỉ định chính điều trị hạ áp. Mặc dù liệu
pháp dùng thuốc hạ áp đã chứng minh có hiệu quả nhưng tỉ lệ kiểm sốt HA chung
vẫn cịn kém, nên cần có chiến lược kết hợp thuốc cố định liều sớm với một phác đồ
đơn giản nhằm gia tăng sự tuân thủ điều trị [9].
1.3 Tuân thủ điều trị Tăng huyết áp
1.3.1 Định nghĩa
Trong chăm sóc sức khỏe, tuân thủ điều trị được định nghĩa là hành vi của bệnh
nhân (về việc sử dụng thuốc, theo các chế độ ăn kiêng hoặc thay đổi lối sống) trùng
với khuyến nghị của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tư vấn y tế [39].
Một định nghĩa khác cũng được nhắc đến là khả năng và sự chấp nhận sẵn lòng tuân
thủ theo một chế độ điều trị nhất định [27]. Việc tuân thủ điều trị góp phần không
nhỏ vào việc ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ [34].


12

Hình 1.1. Sơ đồ khuyến cáo điều trị THA theo Phân Hội THA Việt Nam 2018
Theo WHO, đã xác lập tuân thủ điều trị bao gồm khởi đầu bằng sự đồng ý của
bệnh nhân để theo đuổi phương pháp điều trị sự tìm đến các dịch vụ khám chữa bệnh,
được kê toa thuốc, uống thuốc phù hợp theo toa, được tiêm ngừa, tái khám đầy đủ và
thay đổi lối sống bao gồm các hành vi có lợi trong q trình điều trị bệnh như: vệ sinh
cá nhân, tự quản lý bệnh hen suyễn, đái tháo đường, hút thuốc lá, biện pháp tránh
thai, hành vi tình dục khơng an tồn, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, và hoạt động
thể lực phù hợp. Trong đó, WHO nhấn mạnh vai trị chủ động của bệnh nhân trong
việc đồng ý theo đuổi điều trị là rất quan trọng. Bệnh nhân cần chủ động trong việc
phối hợp với bác sĩ để việc điều trị của họ được thành cơng hơn. Bên cạnh đó, khác
với những bệnh nhiễm, những bệnh mạn tính khơng lây (mắc suốt đời, để lại di chứng
và gây nên bởi những ngun nhân khơng thể can thiệp được) cần có một q trình
hướng dẫn cho bệnh nhân tái thích nghi với bệnh lý và một giai đoạn lâu dài được

hướng dẫn, theo dõi, và quan tâm đến [54].


13

1.3.2 Tuân thủ điều trị dùng thuốc
Tuân thủ điều trị dùng thuốc được định nghĩa là một quá trình mà bệnh nhân
uống thuốc dựa trên sự kê toa của bác sĩ [50]. Tuân thủ dùng thuốc bao gồm ba thành
phần riêng biệt: (A) sự khởi đầu, (B) sự thi hành đầy đủ, (C) sự bền bỉ theo đuổi [40].
Sự không tuân thủ dùng thuốc khi bệnh nhân không: bắt đầu sử dụng một đơn thuốc
mới, uống thuốc đầy đủ hoặc kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị [33].
Bên cạnh đó, theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), uống
thuốc đúng nghĩa là uống thuốc theo toa được bác sĩ chuyên khoa kê toa, bao gồm
đúng liều, đúng thời điểm, đúng cách và đúng số lần trong ngày. Nếu chỉ uống thuốc
mà không uống đúng theo toa có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí tử vong [48].
1.3.2.1 Tái khám
Tái khám là việc bệnh nhân khám lại theo hẹn của bác sĩ điều trị, thường theo
nhóm bệnh. Bệnh lý đa khoa thường là sau 3-5 ngày; các bệnh mạn tính thì lâu hơn
có thể từ 15 đến 30 ngày hoặc vài tháng. Đối với bệnh THA, khi mới bắt đầu quá
trình điều trị, bệnh nhân cần phải tái khám bác sĩ chuyên khoa ít nhất 1 lần/tháng, cho
đến khi huyết áp được kiểm soát ổn định. Một khi huyết áp đạt mục tiêu, bệnh nhân
có thể tái khám mỗi 3 hay 6 tháng, tùy thuộc vào việc có mắc các bệnh tim mạch khác
khơng, ví dụ như suy tim. Ngoài ra, kết quả nhiều nghiên cứu cũng cũng cho thấy
việc theo dõi và tái khám đều đặn của bệnh nhân giúp công tác điều trị bệnh tăng
huyết áp tốt hơn [31].
1.3.2.2 Tự theo dõi HA
Trong các khuyến cáo mới nhất của WHO, cũng như các tổ chức phòng chống
THA trên Thế giới và Phân hội THA Việt Nam, những người mắc tăng huyết áp cần
theo dõi huyết áp của họ thường xuyên hàng ngày vào những giờ nhất định hoặc khi
có dấu hiệu bất thường, việc theo dõi huyết áp này mang lại nhiều lợi ích cho bệnh

nhân nhằm: theo dõi sự thay đổi huyết áp có liên quan tới nhịp sinh học của cơ thể để
giúp điều chỉnh thời điểm dùng thuốc hạ áp.
Với những bệnh nhân đang điều trị, việc huyết áp dao động vẫn có thể xảy ra
khi bệnh nhân đáp ứng không tốt với loại thuốc và liều lượng thuốc đang dùng hay


14

xảy ra tương tác thuốc. Huyết áp dao động cũng thường gặp khi có những tiến triển
bất lợi của bệnh hoặc là chỉ báo của các nguy cơ như đột quỵ và bệnh mạch vành.
Chính vì vậy, việc theo dõi huyết áp thường xuyên giúp người bệnh và thầy thuốc
giám sát tốt hơn q trình điều trị và có điều chỉnh khi cần thiết [9].
Không những thế, việc bệnh nhân tự theo dõi huyết áp cũng được nhiều tác
chứng minh rằng là yếu tố giúp chỉ số huyết áp giảm đi đáng kể, tuy nhiên đây vẫn
còn là vấn đề còn nhiều tranh cãi [23].
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
Bảng 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị THA [47]
THA

Yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị
Tuổi
Dân tộc
Yếu tố nhân khẩu học

Giới tính
Giáo dục
Tình trạng hơn nhân

Các yếu tố liên quan đến bản thân
bệnh nhân


Yếu tố tâm lý xã hội
Mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ
Sự hiểu biết về sức khỏe
Sự hiểu biết của bệnh nhân
Thể chất
Hút thuốc lá hoặc uống rượu bia
Quên dùng thuốc
Đã từng tuân thủ tốt
Thời gian điều trị

Các yếu tố liên quan đến điều trị

Tác dụng phụ của thuốc
Mức độ thay đổi hành vi
Mùi vị của thuốc

Hệ thống chăm sóc sức khỏe

Khả năng tiếp cận


15

THA

Yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị
Thời gian chờ đợi
Khó khăn trong việc mua thuốc theo toa
Khơng muốn đi khám bệnh


Kinh tế xã hội

Chi phí và thu nhập, sự hỗ trợ của xã hội

Đặc điểm của bệnh

các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh

Trong đó thì mối quan hệ giữ bệnh nhân và người thầy thuốc, sự giao tiếp và
những tư vấn từ người bác sĩ là những yếu tố quan trọng góp phần trong sự tuân thủ
điều trị [49].
Ghi nhận được rằng sự hiểu biết (kiến thức) của bệnh nhân về bản chất của bệnh,
triệu chứng, biến chứng và phương pháp điều trị cũng như niềm tin sai lầm của bệnh
nhân là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị [18].
Thái độ, niềm tin cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến điều trị, 5 yếu tố được nêu
ra bao gồm [44]:
1. Lợi ích so với rủi ro điều trị mang lại.
2. Sự tin tưởng bác sĩ điều trị.
3. Lòng tin vào các phương pháp điều trị truyền thống chưa được cơng nhận.
4. Niềm tin huyết áp có thể kiểm sốt được bằng tuân thủ điều trị.
5. Niềm tin tôn giáo.
1.3.4 Thực trạng tuân thủ điều trị THA
1.3.4.1 Một số nghiên cứu về tình hình tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên Thế giới
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp khác của Bartosz Uchmanowwicz (2019),
số liệu phân tích được lấy từ các bài báo được công bố trong khoảng từ 1/1/2000 đến
30/6/2018. Từ 13 nghiên cứu với 5.247 bệnh nhân, kết quả cho thấy 68,86% bệnh
nhân ≥ 60 tuổi tuân thủ điều trị dùng thuốc hạ áp và bệnh nhân các nước phương Tây
tuân thủ hơn các nước khác. Ngoài ra, khơng tìm thấy mối liên quan việc tn thủ
dùng thuốc được đo bằng thang điểm Morisky-8 (MMAS-8) và thang điểm Morisky

Green Lavine (MGL). Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tuân thủ tốt điều trị là càng lớn tuổi hơn, người hưu trí/thất nghiệp, tiền căn THA


16

> 10 năm, số lượng thuốc trong toa thấp. Đây cũng là một nghiên cứu phân tích tổng
hợp với cỡ mẫu lớn nên có độ tin cậy cao. Nghiên cứu này lấy dân số ≥ 60 tuổi và
chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị [47].
Một nghiên cứu cắt ngang của tác giả Yunying Hou và cộng sự (2015) thực
hiện trên bệnh nhân THA ≥ 60 tuổi nhằm xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc
hạ áp và mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với sự tự nhận thức lão hóa.
Nghiên cứu được thực hiện trên 585 người ≥ 60 tuổi từ 1 phòng khám ngoại trú
chuyên khoa, 3 khoa tim mạch ở bệnh viện trường đại học Y và 15 trung tâm cộng
đồng ở Suzhou, Trung Quốc từ 9/2013 đến 6/2014. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: nam
chiếm 60,3%, nhóm tuổi 60-70 chiếm 62,6%, 70-80 chiếm 25,3%, từ 80 trở lên chiếm
12,1%, trình độ học vấn cao chiếm 30,6%, có bảo hiểm y tế thành thị chiếm 55,6%,
thời gian mắc THA dưới 10 năm chiếm 62,2%. Nghiên cứu đánh giá sự tuân thủ điều
trị dùng thuốc bằng MMAS-8, cho kết quả 34,2% tuân thủ tốt điều trị và có mối liên
quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với sự tự nhận thức lão hóa của bệnh nhân.
Ngồi ra, kết quả còn chỉ ra mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với các
yếu tố học vấn, thu nhập hàng tháng, bảo hiểm y tế, thời gian mắc THA, chỉ số huyết
áp, tác dụng của thuốc hạ áp [26].
Nghiên cứu cắt ngang của tác giả William E. Haley và cộng sự (2016) thực hiện
trên 8435 bệnh nhân THA nhằm xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng
thuốc và kiểm soát huyết áp tâm thu. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: nam chiếm 36,6%,
tuổi ≥ 75 chiếm 28,8%, học vấn dưới trung học chiếm 9,7%. Nghiên cứu sử dụng
thang đo MMAS-8 để đánh giá tuân thủ điều trị dùng thuốc và cho kết quả 21,2%
tuân thủ kém, 40% tuân thủ trung bình và 38,8% tuân thủ tốt và có mối liên quan
giữa kiểm sốt huyết áp tâm thu với tuân thủ điều trị dùng thuốc. Ngồi ra, kết quả

cịn cho thấy có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với tuổi, dân tộc, học
vấn, tiền căn tim mạch, mắc kèm bệnh thận mạn tính, hút thuốc lá [24].
Một nghiên cứu cắt ngang về các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng
huyết áp của bệnh nhân Trung Quốc do Jingjing Pan và cộng sự (2019) sử dụng thang
đo TASHP. Nghiên cứu được thực hiện trên 488 bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán


17

và điều trị tăng huyết đang nằm tại các khoa thần kinh, tim mạch, mắt ở bệnh viện
Xian Fourth, miền Tây Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 27,46% bệnh
nhân Trung Quốc tuân thủ điều trị tốt và có mối liên quan tới giới tính, nơi cư trú,
thời gian mắc bệnh THA. Mẫu nghiên cứu này có 97,54% người ≥ 45 tuổi, lại lấy
dân số mục tiêu là bệnh nhân nội trú trong bệnh viện dẫn đến mẫu nghiên cứu mang
tính đại diện cho dân số Trung Quốc khơng cao. Ngồi ra, nghiên cứu khơng thực
hiện các biện pháp khử các yếu tố gây nhiễu dẫn đến kết quả nghiên cứu có thể bị
ảnh hưởng [38].
1.3.4.2 Một số nghiên cứu về tình hình tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở Việt Nam
Nghiên cứu của Bùi Thị Mai Tranh (2012) được thực hiện theo phương pháp
mô tả cắt ngang, trên 783 bệnh nhân THA ≥ 60 tuổi đang điều trị ngoại trú tại phòng
khám bệnh viện Quận 7. Kết quả cho thấy chỉ có 25% bệnh nhân tuân thủ điều trị
dùng thuốc, 75% không tuân thủ điều trị. Nguyên nhân không tuân thủ điều trị bao
gồm: không đủ điều kiện kinh tế (43%), quên uống thuốc (36%), không biết cần uống
thuốc liên tục (34%), sợ uống nhiều thuốc (31%), nghĩ đã khỏi bệnh (23%). Các yếu
tố liên quan đến tuân thủ điều trị gồm: Bảo hiểm y tế (BHYT), tình trạng hơn nhân,
tuổi, bệnh mạn tính kèm theo, bác sĩ tư vấn, áp dụng biện pháp không dùng thuốc
[15].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2013) nghiên cứu được thực
hiện trên 350 bệnh nhân THA đang điều trị ngoại trú tại BV Cấp cứu Trưng Vương,
theo phương pháp mô tả cắt ngang bằng bảng câu hỏi gồm 18 câu (5 câu thông tin cá

nhân, 5 câu khảo sát lối sống, 8 câu về tuân thủ dùng thuốc theo thang điểm Morisky).
Kết quả thu được như sau tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc là 69,4%, tỉ lệ bệnh nhân có chế
độ ăn mặn cần điều chỉnh là 51,7%, tỉ lệ bệnh nhân cần hạn chế rượu bia là 22,6%.
17,4% bệnh nhân cần ngưng hút thuốc lá, 40% bệnh nhân cần tăng cường hoạt động
thể lực. Tỉ lệ kiểm sốt HA của bệnh nhân THA là 46%. Có mối liên quan giữa kiểm
soát HA với các yếu tố: tuổi, có bệnh đái tháo đường, suy thận kèm theo (p<0,05).
Có mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc với các yếu tố: tuổi, thời gian điều trị
THA và có bệnh đái tháo đường kèm theo (p<0,05). Khơng tìm thấy mối liên quan


×