Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

tỷ lệ lý do các bà mẹ trì hoãn các mũi tiêm nhắc cho con từ 12 – 36 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các yếu tố liên quan tại quận thủ đức, tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*****
NGUYỄN THÙY LINH

TỶ LỆ LÝ DO CÁC BÀ MẸ
TRÌ HỖN CÁC MŨI TIÊM NHẮC
CHO CON TỪ 12 – 36 THÁNG TUỔI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*****


NGUYỄN THÙY LINH

TỶ LỆ LÝ DO CÁC BÀ MẸ
TRÌ HỖN CÁC MŨI TIÊM NHẮC
CHO CON TỪ 12 – 36 THÁNG TUỔI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM
Ngành: Y tế công cộng
Mã số: 8720701
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN THIỆN THUẦN

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn
bản, tài liệu đã được Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh hay trường đại học
khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng
có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa
nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên
cứu y sinh học từ Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học Đại học Y
dược TP.Hồ Chí Minh số 130/ĐHYD-HĐĐĐ kí ngày 26 tháng 02 năm 2020.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thùy Linh




MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ...................................................................................... 3
MỤC TIÊU CỤ THỂ................................................................................................ 3
DÀN Ý NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ...................................................................... 6
1.1. Giới thiệu về vắc-xin ........................................................................................ 6
1.2. Giới thiệu về chương trình tiêm chủng mở rộng............................................ 10
1.3. Các nghiên cứu về tình hình tiêm chủng mở rộng ......................................... 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 28
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 28
2.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 28
2.4. Thu thập dữ kiện ............................................................................................ 30
2.5. Xử lý dữ kiện.................................................................................................. 31
2.6. Phương pháp xử lý dữ kiện ............................................................................ 35
2.7. Phân tích dữ kiện ............................................................................................ 35
2.8. Y đức .............................................................................................................. 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................ 37

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.............................................................................. 37
3.2. Tình hình sức khỏe và thơng tin tiêm chủng của trẻ ...................................... 40
3.3. Các lý do trì hỗn tiêm chủng ........................................................................ 42
3.4. Lý do trì hỗn tiêm chủng và thông tin tiêm chủng ....................................... 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 52
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.............................................................................. 52
4.2. Các lý do trì hỗn tiêm chủng và các yếu tố liên quan .................................. 56
4.3. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài .................................................................. 61




KẾT LUẬN ............................................................................................................. 63
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LUC 2: BỘ CÂU HỎI THU THẬP SỐ LIỆU




i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt


BCG

Vắc xin phòng bệnh Lao

BH – HG – UV

Bạch hầu – ho gà – uốn ván

bOPV

Vắc xin bại liệt dạng uống

CIOMS

Hội đồng các tổ chức quốc tế về khoa học y học

CNVC

Công nhân viên chức

DPT

Vắc-xin kết hợp phòng bệnh truyền nhiễm ở
người: bạch hầu, ho gà và uốn ván

GAVI

The Global Alliance for Vaccines and
Immunizations (Liên minh toàn cầu về vắc xin và
tiêm chủng)


Hib

Vi khuẩn Heamophilus influenzae týp b

IPV

Vắc xin bại liệt dạng tiêm

MR

Vắc xin phòng bệnh Sởi - Rubella

PUSTC

Phản ứng sau tiêm chủng

SIDS

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh

TCMR

Tiêm chủng mở rộng




ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các phản ứng sau tiêm chủng thông thường, mức độ nhẹ ............... 8
Bảng 1.2: Các phản ứng sau tiêm chủng hiếm gặp ........................................... 9
Bảng 1.3: Lịch tiêm chủng cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng 16
Bảng 1.4: Đặc điểm một số nghiên cứu trên thế giới...................................... 22
Bảng 1.5: Lý do trẻ trì hỗn tiêm chủng trong các nghiên cứu trên thế giới .. 23
Bảng 1.6: Đặc điểm một số nghiên cứu tại Việt Nam .................................... 25
Bảng 1.7: Lý do trẻ trì hỗn tiêm chủng trong các nghiên cứu tại Việt Nam . 26
Bảng 3.1: Đặc điểm của mẹ và yếu tố kinh tế - xã hội .................................. 37
Bảng 3.2: Đặc điểm trẻ ................................................................................... 38
Bảng 3.3: Tình hình sức khỏe của trẻ ............................................................ 40
Bảng 3.4: Thông tin tiêm chủng của trẻ ......................................................... 41
Bảng 3.5: Các lý do trì hỗn tiêm chủng......................................................... 42
Bảng 3.6: Mẹ bận nên không đưa trẻ đi tiêm .................................................. 49
Bảng 3.7: Trẻ bị ốm không đưa đi tiêm .......................................................... 50




iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Các lý do trì hoãn tiêm chủng .................................................... 43
Biểu đồ 3.2: Cán bộ tiêm chủng đón tiếp khơng niềm nở với số lần tiêm trễ 44
Biểu đồ 3.3: CB tiêm chủng đón tiếp khơng niềm nở với loại mũi tiêm trễ... 45
Biểu đồ 3.4: CB tiêm chủng đón tiếp khơng niềm nở với thời gian tiêm trễ.. 46
Biểu đồ 3.5: Khơng có hoặc hết vắc xin với số lần tiêm trễ ........................... 47
Biểu đồ 3.6: Khơng có hoặc hết vắc xin với loại mũi tiêm trễ ....................... 47
Biểu đồ 3.7: Khơng có hoặc hết vắc xin với số lần tiêm trễ ........................... 48





1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm vắc xin phịng bệnh có vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em.Tiêm chủng đầy đủ và đúng
lịch khơng chỉ có tác dụng phịng bệnh đối với trẻ mà cịn mang lại những lợi
ích to lớn đối với xã hội và là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc.
Ngoài việc giảm tỷ lệ mắc bệnh, TCMR còn làm giảm bớt gánh nặng
kinh tế cho các quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ước tính được
rằng chính phủ các quốc gia đã tiết kiệm được 1,5 tỷ USD và 275 triệu USD
mỗi năm nhờ việc thanh tốn bại liệt và đậu mùa. Ngồi ra, theo báo cáo của
Viện y tế Hoa Kì, cứ chi 1 USD cho vắc-xin Sởi-Rubella tiết kiệm được 21
USD [17].
Chỉ tính trong 3 tháng đầu năm 2019 số ca mắc sởi đã tăng gấp 300%
so với cùng kì năm ngối [37]. Tại Mỹ có 268 trường hợp mắc bệnh sởi, con
số này ở Philippines là 21.396 ca với 315 trường hợp tử vong và tại Việt Nam
là 10.223 ca với 1 ca tử vong chỉ tính trong 10 tuần đầu năm 2019 [18]. Kết
quả các nghiên cứu cũng cho thấy rằng ở những trẻ trong độ tuổi dao động từ
12 tháng đến dưới 3 tuổi, tỷ lệ tình trạng trẻ không được tiêm đầy đủ là rất
khác nhau ở các nghiên cứu [23], [30], [33], [34], [36]. Một số nghiên cứu đã
chỉ ra lí do chính là do trẻ bị ốm, khơng có sẵn vắc xin [13], [20], [23].
Nghiên cứu khác thì cho thấy lí do cơng việc của mẹ/cha hay hiểu biết chưa
đầy đủ của mẹ về lịch chương trình tiêm chủng mở rộng [11], [20], [22], [33].
Tuy nhiên, nghiên cứu ở Nam Phi và Trung Quốc xác nhận đối với trẻ có
nhiều anh chị em và gia đình có thu nhập thấp thì có nguy cơ bị trì hỗn tiêm
ngừa và tiêm ngừa khơng đầy đủ [23], [24], [26]. Hay một nghiên cứu khác ở
Ấn Độ lại cho thấy thứ tự sinh ở trẻ và tôn giáo mới là lý do chính trì hỗn

hoặc khơng tiêm chủng ở trẻ [29]. Ngoài ra, lịch tiêm của trẻ trong thời điểm
hè hoặc trùng với thời gian gia đình đi du lịch cũng là yếu tố khiến cho trẻ




2

không được tiêm chủng đúng lịch [23], [36]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu
cũng nhấn mạnh việc trì hỗn tiêm chủng cho trẻ xảy ra ở các mũi tiêm nhắc
lại thứ 2, thứ 3 [27], [30], [32], [33].
Do đó, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã quy định tiêm chủng
mở rộng và tiêm chủng chống dịch là điều bắt buộc [8]. Năm 2018, số trẻ
viêm não cũng tăng đột biến, các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra nguyên nhân
là do không tiêm vắc-xin đầy đủ [8]. Điều này càng cho thấy rằng nếu trẻ
không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ hay tiêm chủng không
đúng lịch thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức
khỏe của các trẻ em ở mọi lứa tuổi trên toàn thế giới cũng như cho tồn thể
cộng đồng [16].
Theo kết quả nghiên cứu tình hình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam,
tỷ lệ nguyên nhân trì hỗn tiêm chủng mở rộng thường do yếu tố như nghề
nghiệp, số lượng con, trình độ học vấn, thì chỉ có trình độ học vấn là có mối
liên quan đến sự trì hỗn tiêm chủng ở trẻ. Yếu tố về tuổi của mẹ thì có sự
khác biệt giữa các nghiên cứu [7], [10], [20]. Và tại Trung tâm y tế Dự phịng
thành phố Hồ Chí Minh, một báo cáo cho thấy lí do phụ huynh khơng cho trẻ
đi tiêm đúng lịch đối với vắc xin sởi mũi 2 là do không nhớ, không quan tâm
hoặc thông tin y tế không đến được với người dân, riêng tại quận Thủ Đức thì
tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ năm 2017 chỉ đạt 81.8%. [19].
Trong 24 quận/huyện của thành phố thì quận Thủ Đức là một trong
năm quận/ huyện có số lượng dân cư đông nhất [3]. Điều này được giải thích

bởi việc gia tăng dân số cơ học bình qn cao do địa bàn có nhiều khu cơng
nghiệp, các cơ hội về việc làm lớn [9]. Hệ thống y tế của quận Thủ Đức bao
gồm các bệnh viện, trung tâm y tế và các trạm y tế xã phường, trong đó Trung
tâm y tế quận được đặt tại địa điểm có mật độ dân số cao thứ hai trong tồn
quận [21].




3

Chính vì lý do này, nghiên cứu chúng tơi sẽ được tiến hành tại quận
Thủ Đức nhằm :Xác định tỷ lệ lý do các bà mẹ trì hỗn các mũi tiêm nhắc cho
con từ 12 đến 36 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng và yếu tố
liên quan tại Quận Thủ Đức. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra được
các yếu tổ ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch tại địa phương,
bước đầu xác định lý do các bà mẹ trì hỗn các mũi tiêm nhắc cho con từ 12
đến 36 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng và từ đó giúp xây
dựng các chính sách, biện pháp can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ, đúng lịch.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ các lý do trì hỗn tiêm chủng của mũi tiêm nhắc trong chương
trình tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con từ 12 đến 36 tháng tuổi tại
quận Thủ Đức là bao nhiêu?
Các yếu tố nào liên quan đến lý do trì hỗn tiêm chủng của mũi tiêm
nhắc trong chương trình tiêm chủng mở rộng?
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định tỷ lệ lý do các bà mẹ trì hỗn các mũi tiêm nhắc cho con từ 12
đến 36 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng và yếu tố liên quan

tại Quận Thủ Đức.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỷ lệ các lý do trì hỗn các mũi tiêm nhắc của các bà mẹ có
con từ 12 đến 36 tháng tuổi tại quận Thủ Đức.
2. Xác định mối liên quan giữa đặc tính mẫu, đặc điểm tiêm chủng, tình
hình bệnh của trẻ và loại mũi tiêm chủng với lý do trì hỗn các mũi




4

tiêm nhắc của các bà mẹ có con từ 12 đến 36 tháng tuổi tại quận
Thủ Đức.




5

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc tính mẫu nghiên cứu:
- Giới tính của trẻ
- Nhóm tuổi
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Dân tộc

- Nơi mẹ sinh trẻ

- Số con
- Kinh tế
- Cuộc sống gia đình
- Khoảng cách từ nhà đến điểm tiêm chủng

Tỷ lệ trì hỗn
tiêm chủng khơng đầy đủ và đúng lịch

Đáp ứng dich vụ tiêm chủng
tại Trạm Y tế/ TTYT

LÝ DO TRÌ HỖN
+ Cán bộ tiêm chủng đón tiếp không niềm
nở
+ Trẻ ốm không đưa trẻ đi tiêm
+ Mẹ bận khơng đưa trẻ đi tiêm chủng
+ Khơng có hoặc hết vắc xin
+ Sợ tai biến sau tiêm chủng
+ Thời gian tiêm chủng không thuận tiện
+ Mẹ không nhớ rõ ngày
+ Hiểu sai về hoãn tiêm, chống chỉ định
trong tiêm chủng
+ Khơng biết phải tiêm liều tiếp theo
+ Hỗn tiêm nhưng không đem trẻ ra tiêm
lại
+ Không biết nơi tiêm, giờ tiêm
+ Nhà ở quá xa nơi tiêm





6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Giới thiệu về vắc-xin
1.1.1 Khái niệm về vắc-xin
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế giới, vắc-xin là một dạng chế
phẩm sinh học có khả năng giúp cải thiện hệ miễn dịch cho một bệnh cụ thể.
Mỗi loại vắc- xin sẽ chứa một tác nhân giống như vi sinh vật gây bệnh,
thường được tạo ra từ những dạng vi khuẩn bị làm yếu hoặc đã chết, cũng có
thể là độc tố hoặc một dạng protein bề mặt. Tác nhân sẽ kích thích hệ thống
miễn dịch của cơ thể để nhận ra sự khác lạ, vừa để tiêu diệt nó cũng như tạo
sự “ghi nhớ” cho hệ miễn dịch, từ đó, hệ miễn dịch có thể nhận ra và tiêu diệt
vi sinh vật sau này xâm nhập vào cơ thể trong tương lai [40].
1.1.2 Phản ứng do dùng vắc-xin
Sau khi dùng vắc-xin, hay còn gọi là tiêm chủng, trên cơ thể của người
được tiêm chủng sẽ xảy ra một số những phản ứng mà người ta thường hay
gọi là phản ứng sau tiêm chủng (PUSTC). Việc xảy ra PUSTC khơng nhất
thiết phải có mối quan hệ nhân quả với việc dùng vắc-xin. Có 2 dạng PUSTC
là nhẹ và nặng. PUSTC nhẹ được xem như phản ứng bình thường của cơ thể
và khơng ảnh hưởng nghiệm trọng, hay đe dọa đến sức khỏe của người được
tiêm, ví dụ như sốt nhẹ và vừa.PUSTC nặng thường là phản ứng hiếm gặp khi
có một nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, có thể khiến
cho người được tiêm chủng phải nhập viện, thời gian điều trị kéo dài hoặc tồn
tại những di chứng như tàn tật hoặc tử vong, ví dụ như sốc phản vệ, giảm
phản xạ, động kinh, khóc thét kéo dài, hội chứng giảm trương lực.Ngoài ra,
vào năm 2012, Hội đồng các tổ chức quốc tế về khoa học y học (CIOMS) và
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã phân loại PUSTC với những nguyên
nhân cụ thể như sau [12], [39]:
- Phản ứng do bản chất vắc-xin: là phản ứng được tạo ra do một hoặc

nhiều thành phần của vắc-xin (ví dụ như chất bảo quản, tá dược,




7

chất ổn định). Đây là phản ứng mang tính cá thể với đặc tính vốn có
của vắc-xin đó, mặc dù vắc-xin đã được sản xuất, bảo quản, vận
chuyển và chỉ định khi dùng một cách chính xác.
- Phản ứng do chất lượng vắc xin: Phản ứng do thất bại về chất lượng
vắc xin bao gồm dụng cụ tiêm được cung cấp bởi nhà sản xuất.
- Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng: là phản ứng được gây ra
do việc bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vắc-xin
không đúng.
- Phản ứng liên quan với lo lắng khi tiêm chủng: là phản ứng được
gây ra do sự lo lắng về việc tiêm chủng, ví dụ như ngất xỉu, nhưng
điều này thường xảy ra đối với trẻ trên 5 tuổi. Ngoài ra, thở nhanh
cũng là triệu chứng thường gặp liên quan đến lo lắng tiêm chủng, từ
đó dẫn đến những triệu chứng như chống váng, chóng mặt, ngứa
ran xung quanh miệng và bàn tay, buồn nôn và nôn, ngừng thở có
thể xảy ra nhưng sẽ hết trong chốc lát. Lo sợ trong khi tiêm chủng
có thể dẫn tới tình trạng co giật trong một số trường hợp. Điều quan
trọng ở đây là hiện tượng ngất dễ chẩn đoán nhầm với sốc phản vệ.
- Sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên: là phản ứng được tạo ra từ một
nguyên nhân nào đó, khơng phải do vắc-xin, sai sót tiêm chủng hay
lo lắng khi tiêm, mà do bệnh lý có sẵn ở trẻ. Vắc-xin thường được
tiêm chủng trong thời gian đầu sau sinh, thời điểm này cũng là thời
điểm trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và những bệnh khác, trong
đó có cả bệnh tật và tình trạng thần kinh bẩm sinh. Vì vậy, có thể có

nhiều trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên, thậm chí là tử vong được đổ
do tiêm chủng. Ví dụ như hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) gặp
nhiều nhất ở độ tuổi tiêm chủng của trẻ. Đã từng có nghiên cứu
được thực hiện và kết luận rằng SIDS và tiêm chủng không phải là
một mối quan hệ nhân quả. Sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên này có thể




8

dự đoán được. Tại Việt Nam cũng thống kê được số tử vong ước
tính do trùng hợp ngẫu nhiên liên quan đến tiêm chủng DPT theo
báo cáo của WHO với ước tính số trẻ chết trong năm tại tháng, tuần,
ngày sau tiêm chủng lần lượt là 5062, 1168 và 166. Ở Philippines
con số này lần lượt là 13081, 3019, 431.
Nhìn chung, một vắc-xin được đánh giá là có chất lượng tốt khi các
phản ứng xảy ra được giảm đến mức tối thiểu và tạo ra đáp ứng miễn dịch tốt
nhất có thể. Tuy nhiên, theo WHO, phản ứng sau tiêm chủng vẫn có khả năng
xảy ra phản ứng phụ như bị sưng, đỏ, đau hay các triệu chứng toàn thân, kích
thích, khó chịu với tỷ lệ xuất hiện được quan sát với các loại vắc-xin thường
được dùng trong các bảng dưới đây: [12], [16]
Bảng 1.1: Các phản ứng sau tiêm chủng thông thường, mức độ nhẹ
Các triệu
Tên vắc-xin

Phản ứng phụ tại

Sốt (>


chứng tồn

chỗ (sưng, đỏ, đau)

380C)

thân, kích
thích, khó chịu

Trẻ 5%,

Viêm gan B

người lớn: 95%

Hib

5-15%

Viêm não bất hoạt

< 4%

Vắc-xin sống viêm
não
Sởi/sởi quai bị,
rubella
Bại liệt uống (OPV)
DPT- bạch hầu, uốn
ván, ho gà

Uốn ván/Bạch hầu -



1-6%

-

2-10%

< 1%

< 1%

10%

5-15%

5% (nổi ban)

-

Dưới 1%

Dưới 1%

50%

50%


60%

Khoảng 10%

Khoảng

Khoảng 25%


9

Các triệu
Tên vắc-xin

Phản ứng phụ tại

Sốt (>

chứng toàn

chỗ (sưng, đỏ, đau)

380C)

thân, kích
thích, khó chịu

uốn ván

10%


Thủy đậu

30%
Bảng 1.2: Các phản ứng sau tiêm chủng hiếm gặp

Tên vắc-xin

BCG

Phản ứng

liều
100-1000

- Viêm xương

1-12 tháng

1-700

- Nhiễm khuẩn BCG lan tỏa

1-12 tháng

0,19-1,56

0-1 giờ

1,1


-

-

-

1-2,3

Hib

Không

hoạt

1.000.000

2-6 tháng

Sốc phản vệ

Nhật Bản bất

xuất hiện

Tỷ lệ trên

- Viêm hạch có mủ

Viêm gan B

Viêm não

Thời gian

Biểu hiện thần kinh (viêm não,
bệnh não, thần kinh ngoại biên)

Sởi/sởi quai

- Co giật có sốt

6-12 ngày

330

bị,

- Giảm tiểu cầu

15-35 ngày

30

rubella/sởi,

- Sốc phản vệ

0-1 giờ

1


rubella

- Bệnh não

6-12 ngày

<1%

Liệt liên quan đến vắc-xin

4-30 ngày

Bại liệt uống
(OPV)



2-4


10

Tên vắc-xin

Phản ứng
- Khóc thét dai dẳng >3 giờ
- Co giật

DPT- bạch

hầu, uốn ván,
ho gà

- Giảm trương lực cơ, giảm đáp
ứng
- Sốc phản vệ
- Bệnh não

Thời gian
xuất hiện

0-24 giờ
0-1

ngày

0-48 giờ
0-1

Tỷ lệ trên
1.000.000
liều
<10.000
<10.000
1000-2000

giờ

20


0-1 ngày

0-1

2-28 ngày

5-10

Uốn

- Viêm thần kinh cánh tay

ván/Bạch

- Sốc

0-1 giờ

1-6

hầu-uốn ván

- Áp xe vô trùng

1-6 tuần

6-10

1.2 Giới thiệu về chương trình tiêm chủng mở rộng
1.2.1 Khái niệm về tiêm chủng mở rộng

Việc tiêm vắc-xin hoặc dùng vắc-xin để phòng bệnh được gọi chung là
tiêm chủng. Tùy thuộc vào bản chất của kí sinh hay bệnh sinh của các tác
nhân gây bệnh cũng như các chế phẩm vắc-xin mà có các phương pháp tiêm
chủng phù hợp để nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Các phương pháp được sử
dụng bao gồm [41]:
- Uống vắc-xin: là cho cơ thể được tiếp xúc với vắc-xin thông qua
đường miệng. Vắc-xin thông qua đường miệng được xem là an toàn
và dễ dàng, thuận tiện sử dụng cho các lứa tuổi.
- Tiêm: bao gồm tiêm trong da, tiêm dưới da. Không được tiêm vào
mạch máu. Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.




11

- Chủng: là tạo ra một vết rạch trên da (có rớm máu) rồi cho tiếp xúc
với vắc-xin. Phương pháp này trước đây được dùng cho vắc-xin
bệnh lao và đậu mùa.
1.2.2 Thành tựu của việc tiêm chủng
Việc tìm ra vắc-xin phòng bệnh vào năm 1796 của nhà khoa học Jenner
là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nền Y học hiện đại, được xem
như một vũ khí hữu hiệu nhất để phòng ngừa dịch bệnh một cách chủ động
các bệnh truyền nhiễm. Tính đến nay, đã có gần 30 loại bệnh truyền nhiễm đã
có vắc-xin phịng bệnh và hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc-xin
vào sử dụng một cách rộng rãi. Chính vì vậy mà tiêm chủng có ý nghĩa và vai
trị thực sự to lớn đến toàn xã hội.
Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, trẻ em được khỏe
mạnh và phát triển thể chất bình thường, vắc xin giúp cho trẻ khơng bị mắc
các bệnh khác, giảm chi phí chăm sóc và điều trị, giảm thời gian và cơng sức

chăm sóc của phụ nữ, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do
bệnh tật gây nên. Từ việc tạo ra miễn dịch cho cá nhân, đã tạo ra miễn dịch
cho cộng đồng, giúp cho các thế hệ sống khỏe mạnh, không bệnh tật, giảm
gánh nặng bệnh tật cho xã hội và gia đình. Có khoảng từ 85% - 95% người
được tiêm chủng sẽ tạo miễn dịch đặc hiệu khiến cho cơ thể khơng mắc bệnh.
Nhờ có vắc-xin mà hàng năm, trên thế giới, đã có đến 2,5 triệu trẻ em được
cứu sống. Đồng thời, tiêm chủng cũng góp phần quan trọng để đạt được mục
tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc về việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5
tuổi trên toàn thế giới. Khi trẻ được tiêm chủng đầy đủ, điều đó đồng nghĩa
với việc trẻ phát triển bình thường, khỏe mạnh cả về thể chất và trí não. Điều
này cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực ở mỗi
quốc gia [16].
1.2.2.1 Thành tựu trên Thế giới




12

Theo số liệu báo cáo về kết tình hình tiêm chủng trên toàn cầu đã cho
thấy bệnh đậu mùa từng gây ra 2 triệu cái chết vào những năm 1960 thì đã bị
quét sạch vào năm 1979. Số lượng ca mắc bệnh bại liệt giảm từ 300.000
ca/năm xuống còn 358 trường hợp, trong giai đoạn từ 1980 đến 2014. Có đến
2/3 số nước đang phát triển đã loại trừ được uốn ván sau sinh. Số lượng ca tử
vong do sởi từ 2,6 triệu ca/năm xuống còn 122.000 ca vào năm 2012, bệnh ho
gà giảm từ 1,3 triệu ca/năm xuống còn 63.000 ca/năm vào năm 2013, bệnh
bạch hầu hiện nay chỉ cịn khoảng 10.000 ca.
Thành cơng hơn đó là vắc-xin phịng bệnh Haemophilus influenza B
(Hib) – bệnh viêm màng não do Hib đã giảm tỷ lệ mắc đến 90% ở Châu Âu
trong vòng 10 năm. Bệnh này đã gây ra cho trẻ dưới 5 tuổi tử vong với số

lượng mỗi năm là một triệu trẻ do bệnh viêm phổi phế cầu (phế cầu khuẩn).
Kể từ khi ra đời vắc-xin kể trên, ngồi việc phịng tránh được bệnh phế cầu
khuẩn như viêm màng não thì nó cịn giúp phịng tránh được bệnh viêm phổi
cũng như giảm số lượng các ca viêm tai giữa tái phát [28]. Tổ chức Y Tế Thế
Giới cũng ước tính được rằng việc thanh tốn bại liệt đã giúp chính phủ các
quốc gia tiết kiệm được 1,5 tỷ đơ mỗi năm cho chi phí điều trị và phục hồi
chức năng và 275 triệu đô mỗi năm cho chi phí chăm sóc y tế trực tiếp. Bên
cạnh đó, từ báo cáo của Viện Y tế Hoa Kỳ, nếu chi 1 đơ la cho vắc-xin SởiQuai bị-Rubella thì sẽ tiết kiệm được 21 đô la [16].
Từ một nghiên cứu người ta đã ước tính được rằng đến năm 2030, các
loại vắc-xin không chỉ cứu mạng sống của hàng triệu người trên thế giới mà
còn giúp cho 24 triệu người ở những nước nghèo nhất trên thế giới thốt
nghèo. Ngồi ra, ở các nước đang phát triển, vắc-xin sẽ cứu sống được 36
triệu trường hợp tử vong. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy vắc-xin có
ảnh hưởng lớn nhất trong việc giảm số lượng người bị nghèo do không đủ khả
năng chi trả chi phí điều trị các bệnh có thể phịng ngừa nhờ vắc-xin. Trước
đó, có một nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng 1 USD đầu tư cho tiêm chủng sẽ




13

tiết kiệm được 16 USD chi phí chăm sóc sức khỏe và mất hiệu suất lao động
do bệnh tật gây ra [8].
1.2.2.2 Thành tựu tại Việt Nam
Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã được thực hiện cách
nay hơn 30 năm. Năm 1985, chương trình tiêm chủng mở rộng được đẩy
mạnh và thực hiện khắp cả nước với sự bắt đầu là 6 vắc-xin phòng các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm bao gồm Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại
liệt. Đến năm 1997, bổ sung thêm 4 loại vắc-xin vào chương trình TCMR đó

là vắc-xin viêm gan B, vắc-xin viêm não Nhật Bản B, vắc-xin thương hàn và
vắc-xin tả. Đến năm 2003 thì vắc-xin viêm gan B đã được triển khai trên cả
nước, đến năm 2014 thì vắc-xin viêm não Nhật Bản cũng được triển khai
tương tự. Như vậy, đã có tổng cộng 10 loại vắc-xin trong chương trình TCMR
và những vắc-xin này là hồn tồn miễn phí.
Vào năm 2010, vắc-xin Hib phịng bệnh viêm phổi và viêm màng não
mủ do Hib được phối hợp trong liều vắc-xin DPT-VBG-Hib và trở thành vắcxin thứ 11 trong chương trình TCMR tại Việt Nam. Ngồi ra, đến năm 2012,
được sự cho phép của chính phủ, được sự trợ giúp của Tổ chức Liên minh
toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI), vắc-xin Rubella đã được đưa vào
chương trình TCMR và chiến dịch tiêm vắc-xin Sởi-Rubella cho trẻ từ 1 đến
14 tuổi đã được tổ chức rất thành công năm 2014-2016. Đã có hơn 23 triệu trẻ
em được tiêm ngừa, góp phần kiểm sốt được dịch sởi rubella vào năm 2017
là năm có số ca mắc thấp nhất trong 10 năm.
Do đó, vắc-xin phịng bệnh Rubella trở thành vắc-xin thứ 12 được triển
khai áp dụng trong chương trình TCMR tại Việt Nam. Được sự trợ giúp của
Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc-xin Sởi-Rubella
[6], [16]. Ngồi ra, Việt Nam cịn sản xuất được vắc-xin viêm não Nhật Bản
bất hoạt từ não chuột vào năm 1993 với hiệu lực bảo vệ rất cao (98% trẻ được
tiêm đủ 3 mũi vắc-xin) và tính an tồn cao, giá thành thấp [4].




14

Cho đến ngày nay, chương trình TCMR đã được Bộ Y tế và các tổ chức
Quốc tế đánh giá là một trong những chương trình Y tế cộng đồng hiệu quả và
thành cơng nhất tại Việt Nam. Nhờ có chương trình TCMR mà hàng năm,
hàng triệu trẻ được cứu sống và không bị mắc bệnh cũng như tránh được
những di chứng nặng nề từ các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời cũng đã bảo vệ

cho hàng triệu các phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản
khoa. Cụ thể, hàng năm, đã có hơn 1,5 triệu trẻ em cùng với gần 1,6 triệu phụ
nữ có thai được bảo vệ với khoảng 50 triệu mũi vắc-xin tiêm ngừa cho 12
bệnh nguy hiểm phổ biến. Bệnh đậu mùa, bại liệt đã được thanh toán và quét
sạch từ năm 1979, 2000 tương ứng. Bệnh uốn ván sơ sinh cũng được loại trừ
vào năm 2005. Các bệnh truyền nhiễm khác như ho gà, bạch hầu, viêm não
Nhật Bản, sởi cũng giảm một cách đáng kinh ngạc từ vài chục lần đến vài
trăm lần so với thời điểm trước tiêm chủng. Hiện nay, chương trình TCMR
đang thực hiện mục tiêu sẽ loại trừ sởi và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B ở
trẻ dưới 5 tuổi xuống còn dưới 1% vào năm 2020 [16].
Bên cạnh đó, với thống kê số liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ
năm 1984 đến 2014, nhờ có chương trình tiêm chủng mở rộng mà trên cả
nước số ca mắc bệnh ho gà đã giảm 900 lần, bệnh bạch hầu giảm gần 600 lần
và bệnh sởi giảm hơn 550 lần, bệnh uốn ván giảm gần 60 lần. Đồng thời,
chiến dịch tiêm chủng đã góp phần giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
trong giai đoạn từ 1990-2015. Theo thống kê của Dự án TCMR, tỷ lệ tiêm đầy
đủ ở trẻ dưới 1 tuổi đạt 98% năm 2016, và vẫn còn đến 550.000 trẻ chưa được
tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh, 62.000 trẻ chưa được tiêm đủ 3 liều
DPT và tỷ lệ trẻ tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh trong 24 giờ đầu chỉ đạt
68% [8].
1.2.3 Nguy cơ của việc khơng tiêm đúng lịch
Để phịng ngừa dịch bệnh, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng
lịch. Khi trẻ không được tiêm chủng và tiêm không đúng lịch sẽ rất nguy




15

hiểm đối với trẻ. Điều này có thể dẫn tới trẻ sẽ mắc một số bệnh mà đáng lẽ ra

trẻ có thể tránh được nhờ tiêm chủng do trẻ khơng có miễn dịch bảo vệ. Trong
tất cả các bệnh, thì uốn ván vẫn là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong
chương trình tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt là uốn ván sơ sinh là bệnh có tỷ lệ
chết/mắc cao nhất (53-82%). Vì vậy, việc tiêm chủng là rất cần thiết để duy
trì những thành quả đạt được, để các dịch bệnh khơng tái phát. Do đó, Luật
Phịng chống bệnh truyền nhiễm đã quy định tiêm chủng mở rộng và tiêm
chủng chống dịch là điều bắt buộc [8]. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tại một
số nơi, ở một số thời điểm cho thấy tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng rất thấp
và các dịch bệnh đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm não
Nhật Bản,… đã cướp đi sinh mạng của nhiều đứa trẻ. Cụ thể là năm 2014,
dịch sởi đã hoành hành tại khu vực miền Bắc khiến hàng ngàn trẻ mắc bệnh
và có đến 150 trẻ tử vong. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế,
trong số các bệnh nhân sởi được ghi nhận tại thời điểm ấy thì có đến 80%
bệnh nhân chưa được tiêm phịng vắc-xin sởi. Từ việc triển khai thêm nhiều
điểm tiêm ngừa sởi, đến năm 2016, ghi nhận các ca mắc bệnh sởi thấp nhất
trong 10 năm qua với số ca là 46. Cũng vào năm 2016, hai bệnh khác đã trở
lại và bùng phát cướp đi sinh mạng của hàng chục em bé, đó là bệnh ho gà và
viêm gan B. Hay tại Bình Phước, đã có một ổ dịch bạch hầu bùng phát, khiến
37 người mắc bệnh và 3 người tử vong do tồn tại số lượng những người chưa
được tiêm phịng, tích lũy qua nhiều năm, tạo điều kiện cho bạch hầu tấn
công. Năm 2018, số trẻ viêm não cũng tăng đột biến, các chuyên gia y tế cũng
đã chỉ ra nguyên nhân là do không tiêm vắc-xin đầy đủ [8]. Điều này càng
cho thấy rằng nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ
hay tiêm chủng khơng đúng lịch thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn,
gây nguy hiểm cho sức khỏe của các trẻ em ở mọi lứa tuổi trên toàn thế giới
cũng như cho toàn thể cộng đồng [16].





16

1.2.4 Chống chỉ định và hoãn tiêm trong tiêm chủng
Đối với trẻ sơ sinh, chống chỉ định tiêm chủng hoặc hỗn tiêm chủng
khi trẻ có những biểu hiện sau:
- Sốt từ 37,50C trở lên/ hạ thân nhiệt từ 35,50C trở xuống.
- Nghe tim bất thường.
- Tri giác bất thường (ly bì, kích thích hoặc bú kém)
- Cân nặng dưới 2000g và có các chống chỉ định khác.
Với trẻ em, chống chỉ định tiêm chủng hoặc trì hỗn tiêm chủng khi trẻ
có những biểu hiện dưới đây:
- Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.
- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mạn tính tiến triển.
- Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.
- Sốt từ 37,5 0C trở lên/ hạ thân nhiệt từ 35,5 0C trở xuống.
- Nghe tim, phổi bất thường.
- Tri giác bất thường và các chống chỉ định khác [14].
1.2.5 Lịch tiêm chủng cho trẻ em
Theo Thông tư 38/2017/TT-BYT “ Quy định danh mục bệnh truyền
nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”
đã quy định rõ, kể từ ngày 01/01/2018, danh mục các bệnh truyền nhiễm và
vắc-xin bắt buộc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng gồm có: Viêm gan
B, Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Bệnh do Heamophilus
Inffluenzae tuýp B, Sởi, Rubella, Viêm não Nhật Bản [5]. Danh sách các bệnh
cùng với lịch tiêm chủng của các vắc-xin được liệt kê trong bảng bên dưới:
Bảng 1.3: Lịch tiêm chủng cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở
rộng
Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong CT TCMR [15]

Bệnh

TT truyền
nhiễm
1 Bệnh

Vắc xin
Vắc xin viêm



Đối tượng

Lịch tiêm/uống

Trẻ sơ sinh Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24


17

viêm gan
vi rút B

2

Bệnh lao

3

Bệnh
bạch hầu


4

Bệnh ho


5

Bệnh uốn
ván

6

7

8

gan B đơn giá
Vắc xin phối
hợp có chứa
Trẻ em
thành phần viêm dưới 1 tuổi
gan B
Trẻ em
Vắc xin lao
dưới 1 tuổi
Vắc xin phối
Trẻ em
hợp có chứa
thành phần bạch dưới 1 tuổi
hầu

Vắc xin phối
hợp có chứa
Trẻ em
thành phần ho
dưới 1 tuổi

Vắc xin phối
Trẻ em
hợp có chứa
thành phần uốn dưới 1 tuổi
ván

giờ sau sinh
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2
Tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1
tháng sau khi sinh
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vắc xin bại liệt
uống đa giá


Trẻ em
dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vắc xin bại liệt
tiêm đa giá
Vắc xin đơn giá
Bệnh do
hoặc phối hợp
haemophi
có chứa thành
lus
phần
influenza
haemophilus
týp B
influenza týp B

Trẻ em
dưới 1 tuổi

Khi trẻ đủ 5 tháng tuổi

Trẻ em
dưới 1 tuổi


Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vắc xin đơn giá

Trẻ em
dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

Bệnh bại
liệt

Bệnh sởi

1.2.6 Các vắc-xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Hiện nay, danh mục các loại vắc-xin được sử dụng trong chương trình
tiêm chủng mở rộng quốc gia thì hồn tồn miễn phí cho trẻ. Các loại vắc-xin
ấy bao gồm [2]:




×