Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch ở trẻ em giai đoạn 5 năm (2015 2019) và một số yếu tố liên quan tại thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
----------

HỒNG ANH THẮNG

TỶ LỆ TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ,
ĐÚNG LỊCH Ở TRẺ EM
GIAI ĐOẠN 5 NĂM (2015-2019) VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU,
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
---------HỒNG ANH THẮNG

TỶ LỆ TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ,
ĐÚNG LỊCH Ở TRẺ EM
GIAI ĐOẠN 5 NĂM (2015-2019) VÀ


MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU,
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Ngành: Y học Dự phòng
Mã số: 8720163

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THIỆN THUẦN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài nghiên cứu này được thu thập, nhập
liệu và phân tích một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu của đề tài này chưa
từng được cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào khác. Những tài liệu tham khảo
trong đề tài được cơng bố và trích dẫn đúng quy định.
Đề tài đã được sự chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y
sinh học trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (số 129/HĐĐĐ ngày
26/02/2020).

Tác giả

HỒNG ANH THẮNG


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH........................................................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3
Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 3
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
Dàn ý nghiên cứu .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................ 5
1.1. Định nghĩa vắc xin và tiêm chủng ............................................................. 5
1.2. Chương trình tiêm chủng trên thế giới ...................................................... 5
1.3. Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam ................................................... 11
1.4. Lịch tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam ................................................... 16
1.5. Giám sát phản ứng sau tiêm chủng.......................................................... 19
1.6. Các nghiên cứu về tiêm chủng ................................................................ 21
1.7. Một số đặc điểm về vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Thành
Phố Vũng Tàu ................................................................................................. 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 27
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 27
2.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 27
2.4. Cỡ mẫu..................................................................................................... 27
2.5. Kỹ thuật chọn mẫu ................................................................................... 28
2.6. Tiêu chí chọn mẫu ................................................................................... 30
2.7. Kiểm soát sai lệch .................................................................................... 30
2.8. Phương pháp thu thập dữ kiện ................................................................. 31
2.9. Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................... 32
2.10. Phương pháp phân tích thống kê ........................................................... 36
2.11. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 37


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ.................................................................................. 38

3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ......................................................................... 38
3.2. Đặc điểm trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại Thành Phố Vũng Tàu
........................................................................................................................ 40
3.3. Đặc điểm về đáp ứng dịch vụ tiêm chủng ............................................... 41
3.4. Mối liên quan giữa đặc tính nền của trẻ, mẹ đến tỷ lệ TCĐĐ của trẻ ..... 43
3.5. Mối liên quan giữa đáp ứng dịch vụ chăm sóc tới TCĐĐ của trẻ (n=1200)
........................................................................................................................ 46
3.6. Mối liên quan giữa đặc tính nền của trẻ, mẹ đến tỷ lệ TCĐĐ, đúng lịch
của trẻ ............................................................................................................. 50
3.7. Mối liên quan giữa đáp ứng dịch vụ chăm sóc tới TCĐĐ, đúng lịch của
trẻ .................................................................................................................... 52
3.8. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ
(n=1200) ......................................................................................................... 54
3.9. Một số nguyên nhân trẻ không tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch .............. 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 56
4.1. Thông tin nền trong nghiên cứu .............................................................. 56
4.2. Đáp ứng dịch vụ tiêm chủng.................................................................... 59
4.3. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, và tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch..................... 60
4.4. Nguyên nhân trẻ tiêm chủng không đầy đủ hoặc tiêm chủng đầy đủ,
không đúng lịch .............................................................................................. 61
4.5. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và tiêm chủng đầy
đủ, đúng lịch ................................................................................................... 64
4.6. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ............................................................ 67
4.7. Tính mới và tính ứng dụng của đề tài ...................................................... 68
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 70
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. a
PHỤ LỤC



i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BCG

Bacille Calmette-Gue’rin (vắc xin phịng Lao)

BH

Bạch hầu

BYT

Bộ Y tế

CBCC, VC

Cán bộ cơng chức, viên chức

CBYT

Cán bộ Y tế

CT

Chương trình


HG

Ho gà

Hib

Haemophilus Influenza type B (viêm phổi, viêm màng
não do Haemophilus Influenza týp B)

KVPN

Khu vực phía Nam



Nghị định

OPV

Vắc xin phịng bệnh bại liệt

PTTH

Phổ thơng trung học



Quyết định


TC

Tiêm chủng

TCĐĐ

Tiêm chủng đầy đủ

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TCDV

Tiêm chủng dịch vụ

TE

Trẻ em

THCS

Trung học cơ sở

TT

Thông tư

VGB


Viêm gan B

VX

Vắc xin

UV

Uốn ván

UVSS

Uốn ván sơ sinh

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới)

YTDP

Y tế Dự phòng


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em < 1 tuổi (từ tháng 10/2017) .................. 17
Bảng 1.2. Lịch tiêm phòng uốn ván trong tiêm chủng thường xuyên ............... 18
Bảng 1.3. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng theo nguyên nhân ..................... 19
Bảng 1.4. Những phản ứng nhẹ, thông thường hay gặp .................................... 20

Bảng 1.5. Tóm tắt phản ứng nặng sau khi tiêm chủng, thời gian xuất hiện và tỷ
lệ ......................................................................................................................... 20
Bảng 3.1. Đặc tính nền của trẻ và mẹ của trẻ (n=1200) .................................... 38
Bảng 3.2. Đặc tính cuộc sống mẹ của trẻ (n=1200) .......................................... 39
Bảng 3.3. Tình hình trẻ được tiêm chủng đầy đủ và TCĐĐ, đúng lịch ở trẻ .... 40
Bảng 3.4. Đặc điểm đáp ứng dịch vụ tiêm chủng tại Trạm Y tế (n=1200) ....... 41
Bảng 3.5. Đặc điểm đáp ứng dịch vụ tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng dịch vụ
(n=1200) ............................................................................................................. 42
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa đặc tính nền của trẻ và mẹ/ người chăm sóc trẻ
đến tỷ lệ TCĐĐ của trẻ (n=1200) ...................................................................... 43
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa cuộc sống của mẹ đến tỷ lệ TCĐĐ của trẻ
(n=1200) ............................................................................................................. 45
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa đáp ứng dịch vụ chăm sóc trẻ tại TYT đến tỷ lệ
TCĐĐ của trẻ (n=1200) ..................................................................................... 46
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa đáp ứng dịch vụ chăm sóc trẻ tại cơ sở TCDV đến
tỷ lệ TCĐĐ của trẻ (n=1200) ............................................................................. 48
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đặc tính nền của trẻ và mẹ/ người chăm sóc trẻ
đến tỷ lệ TCĐĐ, đúng lịch của trẻ (n=1021) ..................................................... 50
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa cuộc sống mẹ của trẻ đến tỷ lệ TCĐĐ, đúng lịch
của trẻ (n=1021) ................................................................................................. 51
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đáp ứng dịch vụ chăm sóc trẻ tại TYT đến tỷ lệ
TCĐĐ đúng lịch của trẻ (n=1021) ..................................................................... 52
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đáp ứng dịch vụ chăm sóc trẻ tại cơ sở TCDV
đến tỷ lệ TCĐĐ, đúng lịch của trẻ (n=1021) ..................................................... 53
Bảng 3.14. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ
của trẻ (n=1200) ................................................................................................. 54
Bảng 3.15. Một số nguyên nhân trẻ không tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch ........ 55


iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ tiêm chủng một số loại vắc xin quy mơ tồn cầu....................... 7
Hình 1.2. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin DPT3 tại các khu vực trên thế giới............. 8
Hình 1.3. Các cơ chế căn bản của miễn dịch bẩm sinh và thích ứng ................ 14
Hình 1.4. Bản đồ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Vũng Tàu .................... 25
Hình 1.5. Phân bố 30 cụm điều tra tại TP. Vũng Tàu ....................................... 29
Hình 4.1. Mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng và dịch bệnh ............................ 63


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vắc xin là một thành tựu trong y học thế kỷ
XVIII, có ý nghĩa to lớn trong Y học Dự phòng. Chương trình tiêm chủng mở rộng
đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 5 tuổi về các bệnh
truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở
các nước đang phát triển. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch khơng chỉ có tác dụng
phịng bệnh đối với trẻ mà cịn mang lại những lợi ích to lớn đối với xã hội và là
một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc [4].
Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam được Nhà nước quan tâm và
chỉ đạo thực hiện từ rất sớm, đến nay đã hơn 30 năm [6]. Chương trình tiêm chủng
mở rộng ở Việt Nam đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong
những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Hơn
1,6 triệu trẻ em, gần 1,7 triệu phụ nữ có thai được bảo vệ hàng năm với khoảng 50
triệu mũi tiêm để phòng 12 bệnh nguy hiểm phổ biến nhất liên quan đến sự sống
còn của trẻ em [6]. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 80% vào
năm 1990 và trên 90% từ năm 2000 [8]. Nhờ đó chúng ta đã thanh tốn hoàn toàn
bệnh bại liệt từ năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang
tiến đến khống chế, tiến tới loại trừ bệnh sởi và giảm tỷ lệ mắc một số bệnh truyền

nhiễm trẻ em khác [7].
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ toàn thế giới vẫn chỉ duy trì ở mức 85%
các năm vừa qua, tỷ lệ tiêm các vắc xin sởi và Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván mũi 3
trên quy mơ quận/ huyện vẫn cịn thấp < 80% và là thách thức lớn ở nhiều nơi,
nhất là các vùng như Châu Phi và Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam
[46]. Việc tiêm chủng không đúng lịch tiêm chủng khuyến cáo cũng sẽ ảnh hưởng
đến miễn dịch bảo vệ, phòng bệnh và tăng khả năng mắc bệnh, nhập viện ở trẻ
nhỏ. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy trẻ không được tiêm chủng
đầy đủ, đúng lịch chủ yếu là do trẻ bệnh, gia đình chưa hiểu rõ về vắc xin và tiêm
chủng, còn lo ngại các phản ứng sau tiêm chủng, trẻ nhập cư theo ba mẹ nhưng
chưa được trạm Y tế quản lý tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng báo cáo chưa chính xác
do cịn sót trẻ trong cộng đồng và chưa được các cơ sở tiêm chủng mở rộng quản


2

lý, vận động tiêm chủng, thống kê báo cáo hoặc trẻ được tiêm chủng tại các cơ sở
tiêm chủng dịch vụ và không được cập nhật, báo cáo [13], [40], [47], [52].
Từ đó, nhóm nghiên cứu rà sốt chương trình tiêm chủng mở rộng Thành Phố
Vũng Tàu trong vòng 5 năm từ 2014 đến 2018 cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ
cho trẻ em chỉ đạt < 90% so với mục tiêu 95% của Bộ Y tế đề ra (lần lượt là 89,8%;
88,3%; 88,8%; 82,7% và 88,3%) thuộc nhóm có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ thấp trong
số các quận/ huyện tại khu vực phía Nam [15]. Trong giai đoạn 5 năm gần đây
(2015-2019), TP. Vũng Tàu vẫn ghi nhận có sự bùng phát dịch của một số bệnh
đã có vắc xin như dịch sởi (2014-2015 và 2018-2019), bệnh ho gà (2018-2019),
bệnh uốn ván sơ sinh (2019), bệnh viêm gan siêu vi B (2015-2019) [15]. Vậy tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại TP. Vũng tàu thực tế trong cộng đồng là bao
nhiêu? Yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch? Hiện
nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại đây. Vì
vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ em

giai đoạn 5 năm (2015-2019) và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ, đúng lịch tại Thành Phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.
Kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra được các yếu tổ ảnh hưởng đến
tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch tại địa phương, bước đầu xác định được
nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch thấp và từ đó giúp xây
dựng các chính sách, biện pháp can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ,
đúng lịch tại TP. Vũng tàu nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời gian tới.


3

Câu hỏi nghiên cứu
1. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch giai đoạn 5 năm (2015-2019)
tại Thành Phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thực tế trong cộng đồng là
bao nhiêu?
2. Tỷ lệ các nguyên nhân của bà mẹ không đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch
tại Thành Phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là bao nhiêu?
3. Có mối liên quan giữa đặc tính của trẻ và mẹ với tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng
lịch của trẻ hay khơng?
4. Có mối liên quan giữa đáp ứng dịch vụ chăm sóc trẻ tại TYT với tỷ lệ tiêm
chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ hay không?

Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch giai đoạn 5 năm (20152019) và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại Thành
Phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch giai đoạn 5 năm
(2015-2019) tại Thành Phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
2. Xác định tỷ lệ các nguyên nhân của bà mẹ không đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ,

đúng lịch tại Thành Phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
3. Xác định mối liên quan giữa đặc tính của trẻ và mẹ với tỷ lệ tiêm chủng đầy
đủ, đúng lịch của trẻ.
4. Xác định mối liên quan giữa đáp ứng dịch vụ chăm sóc trẻ tại TYT với tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ.


4

Dàn ý nghiên cứu
Đặc tính mẫu nghiên cứu:
- Giới tính của trẻ
- Nhóm tuổi
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Dân tộc

- Nơi mẹ sinh trẻ
- Số con
- Kinh tế
- Cuộc sống gia đình
- Khoảng cách từ nhà đến điểm tiêm chủng

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch

Đáp ứng dich vụ tiêm chủng tại
+ Trạm Y tế
+ Cơ sở tiêm chủng dịch vụ

LÝ DO TRÌ HỖN

+ Cán bộ tiêm chủng đón tiếp
khơng niềm nở, ân cần chu
đáo
+ Trẻ ốm khơng đưa trẻ đi tiêm
+ Mẹ/ người chăm sóc bận
khơng đưa trẻ đi tiêm chủng
+ Khơng có hoặc hết vắc xin
+ Sợ tai biến sau tiêm chủng
+ Thời gian tiêm chủng không
thuận tiện


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Định nghĩa vắc xin và tiêm chủng
1.1.1. Định nghĩa vắc xin
Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng ngun, có nguồn gốc từ vi sinh
vật (có thể tồn thân hoặc một phần hoặc có cấu trúc tương tự) dùng để tạo
miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một
số tác nhân gây bệnh cụ thể [27].
1.1.2. Định nghĩa tiêm chủng
Hoạt động đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể
khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật [20].
1.2. Chương trình tiêm chủng trên thế giới
1.2.1. Lịch sử tiêm chủng mở rộng
Kỷ nguyên của tiêm chủng bắt đầu từ năm 1796 khi một thầy thuốc người
Anh ở nông thôn tên là Edward Jenner, đã cấy cho một đứa trẻ 8 tuổi những
chất tiết lấy từ tổn thương của bệnh đậu bò và cho thấy rằng đứa trẻ đã được
bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa. Sau khi tiến hành thí nghiệm này nhiều lần

với một kết quả giống hệt nhau, năm 1798 Jenner công bố kết quả nghiên cứu
vắc xin phòng bệnh đậu mùa. Đến năm 1810, nhiều nước ở Châu Âu đã thực
hiện tiêm chủng bắt buộc với bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa là bệnh đầu tiên
trên thế giới thanh toán được trong thập niên 70 của thế kỷ XX, đến nay toàn
thế giới chưa phát hiện bệnh đậu mùa quay trở lại. Đây là một kết quả có ý
nghĩa to lớn cho nền y học và là cơ sở cho việc thanh toán các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm trên toàn thế giới sau này [34].
Gần một thế kỷ sau phát minh của Jenner, Louis Pasteur phát hiện rằng
người ta có thể thu được tác nhân gây miễn dịch bằng cách bất hoạt vi sinh vật
gây bệnh nhiễm trùng và ông gọi chúng là những vắc xin. Năm 1885, sau khi
đã thử trên súc vật một vắc xin sản xuất từ virus bất hoạt gây bệnh dại, ông
Louis Pasteur đã đem thử nghiệm cho một đứa trẻ 9 tuổi bị thương rất nặng
do chó dại cắn và chắc chắn đứa trẻ này sẽ tử vong. Đứa trẻ được tiêm 14 mũi
vắc xin và không bị bệnh dại. Từ năm 1980, những thành phố lớn trên thế giới


6

đã có những trung tâm tiêm chủng phịng bệnh và bệnh dại đã được khống chế
một cách hiệu quả [34].
Trong thế kỷ XX, nhiều loại vắc xin đã được tạo ra và chương trình TCMR
đã thu hút được nhiều thành công. Năm 1921, Albert Calmatte và Calmille
Guerin đã thành công trong việc tạo ra một chủng vi khuẩn Lao giảm động
lực, và từ đó sản xuất vắc xin Lao (BCG) 1930-1940. Chỉ trong năm 1955,
hơn 60 triệu người trên thế giới đã được tiêm phòng BCG. Năm 1923, Gaston
Ramon đã phát hiện ra độc tố vi khuẩn gây bệnh uốn ván và bạch hầu bất hoạt
bằng Formandehyde (gọi là giải độc tố) và có thể dùng để phịng bệnh đó. Vắc
xin bại liệt (OPV) được thử nghiệm và sử dụng rộng rãi trên thế giới năm
1950, vắc xin OPV tiêm (1955), vắc xin OPV uống (1962). Kết quả là bệnh
bại liệt, căn bệnh người ta lo sợ nhất trong nhiều thế kỷ, được WHO đặt ra

mục tiêu loại trừ. Và với nỗ lực không ngừng để tăng tỷ lệ tiêm chủng, căn
bệnh này đã được loại trừ vào năm 1980 [34] [33].
Đến năm 1974, bảy loại vắc xin được đưa vào chương trình TCMR bao
gồm: đậu mùa, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt tiêm/ uống và sởi. Thời
gian đầu chỉ có xấp xỉ 5% số đối tượng được tiêm chủng ở các nước phát triển.
WHO phát động chiến lược mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng
ở các khu vực và các quốc gia. Dần dần chương trình TCMR là một chương
trình quốc gia ưu tiên của hầu hết các nước trên thế giới, ở cả các nước phát
triển và đang phát triển [33].
1.2.2. Tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới
Chương trình TCMR được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những
chương trình chăm sóc sức khoẻ thiết thực, hiệu quả nhất thực hiện công ước
quốc tế về quyền trẻ em và tiếp tục trở thành chương trình ưu tiên của mọi
nước sau năm 2000. Trong năm 2013, khoảng 84% (112 triệu trẻ) trên toàn
thế giới nhận 3 liều vắc xin bạch hầu - uốn ván - ho gà (DTP3), bảo vệ trẻ
chống lại các bệnh truyền nhiễm có thể gây bệnh nghiêm trọng và tàn tật hoặc
tử vong, 129 quốc gia đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng ít nhất là 90% của vắc xin
DTP3 [56].


7

Tỷ lệ tiêm chủng tăng dần qua các năm nhưng cho tới nay TCĐĐ cho trẻ
vẫn là vấn đề cần được củng cố. Theo số liệu báo cáo ước tính của WHO và
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) năm 2002, trên thế giới vẫn có
khoảng 33 triệu trẻ khơng được TCĐĐ vắc xin DPT [7]. Trong năm 2013, ước
tính có 21,8 triệu trẻ sơ sinh trên tồn thế giới vẫn bỏ lỡ các liều vắc xin cơ
bản [26]. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng DPT3 có tăng dần qua các năm nhưng vẫn
không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Số liệu ước tính của WHO và
UNICEF năm 2006 ở một số khu vực tỷ lệ tiêm chủng cịn thấp như khu vực

Châu Phi (73%), Trung Đơng (86%) và Đông Nam Á (63%) [7]. Trong số trẻ
em khơng được TCĐĐ năm 2013 có gần một nửa sống tại 3 nước: Ấn Độ,
Nigeria và Pakistan [16].

DPT3

84

Bại Iệt

84

Sởi

84

VGB

81

Phế cầu khuẩn

25

Rota

14
0

20


40

60

80

100

Nguồn: WHO (2014) "Weekly epidemiological record (47)" [55]
Hình 1.1. Tỷ lệ tiêm chủng một số loại vắc xin quy mô toàn cầu

%


8

%
100
80

96

90
82

75

96
77


60
40
20
0
Châu Phi

Châu Mỹ

Đơng Địa
Trung Hải

Châu Âu

Đơng Nam Tây Thái
Á
Bình Dương

Nguồn: WHO (2014) "Weekly epidemiological record (47)" [55]
Hình 1.2. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin DPT3 tại các khu vực trên thế giới
1.2.3. Kế hoạch hành động vắc xin toàn cầu
Kế hoạch Hành động Vắc xin Toàn cầu (GVAP) là một lộ trình để ngăn
chặn hàng triệu ca tử vong thơng qua tiếp cận công bằng hơn đối với vắc xin.
Các nước đang hướng tới đạt được tỷ lệ tiêm chủng ≥ 90% trên toàn quốc và
≥ 80% ở tất cả các huyện vào năm 2020. Trong khi GVAP cần phải tăng tốc
kiểm soát của tất cả các bệnh vắc xin ngừa, diệt trừ bệnh OPV được thiết lập
như là cột mốc đầu tiên. Nó cũng nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển cho
thế hệ tiếp theo của vắc xin [55].
Tại đại hội Y tế thế giới trong năm 2014, các nước thành viên thảo luận
tiến trình thực hiện mục tiêu GVAP và nhấn mạnh vấn đề cần phải được giải

quyết để đạt được mục tiêu:
+ Tiếp cận bền vững các vắc xin, đặc biệt là vắc xin với giá cả phải chăng cho
tất cả các nước.
+ Chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện sản xuất tại địa phương của vắc xin
là một phương tiện đảm bảo an ninh vắc xin.
+ Cải thiện chất lượng dữ liệu thông qua việc sử dụng các công nghệ mới như
đăng ký điện tử.


9

+ Truyền thông và quản lý các nguy cơ để giải quyết các thông tin sai lệch về
chủng ngừa và tác động của nó đối với tỷ lệ tiêm chủng.
+ Đánh giá bằng chứng và phân tích kinh tế cho biết việc ra quyết định dựa
trên các ưu tiên và nhu cầu của địa phương.
+ Tiếp cận bền vững các vắc xin, đặc biệt là vắc xin với với giá cả phải chăng
cho tất cả các nước.
Một số bệnh được thanh toán và loại trừ ở một số nước nhưng việc bảo vệ
thành quả rất khó khăn vì các nước xung quanh vẫn còn lưu hành bệnh. Hơn
nữa, một số nước tỷ lệ tiêm chủng quá thấp, công tác TCMR giảm sút đã ảnh
hưởng đến thành quả của công tác tiêm chủng toàn cầu [33].
Cùng với việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng, triển khai vắc xin mới, WHO
ngay từ những năm 1999 đã khuyến cáo việc tăng cường an toàn trong tiêm
chủng vắc xin đảm bảo chất lượng và an tồn, tiêm chủng an tồn. Với sự phát
triển khơng ngừng của khoa học và công nghệ, hiện nay trên thế giới đã và
đang triển khai nhiều thế hệ vắc xin mới, vắc xin phối hợp để phòng tránh
nhiều bệnh truyền nhiễm cho trẻ em với số lượng mũi tiêm được giảm bớt
[33].
Tỷ lệ tiêm chủng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tăng
dần qua các năm đã góp phần giảm rõ rệt tỷ lệ mắc và chết các bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm trên quy mơ tồn cầu. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng trên 80%, mở
rộng triển khai vắc xin mới và đảm bảo an toàn tiêm chủng là mục tiêu tiêm
chủng toàn cầu giai đoạn 2010 – 2015 [33].
1.2.4. Mục tiêu chiến lược về tiêm chủng toàn cầu [33]
WHO đưa ra năm 2010 – 2015:
+ Tiêm chủng phòng nhiều bệnh hơn cho nhiều đối tượng.
+ Triển khai thêm các vắc xin mới.
+ Đưa ra các chỉ tiêu sức khỏe và chỉ tiêu giám sát bệnh trong tiêm chủng.
+ Quản lý tiêm chủng và hoạt động tiêm chủng toàn cầu.


10

• Đến năm 2010 hoặc sớm hơn:
+ Tăng tỷ lệ tiêm chủng: Các quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ít nhất
là 80% trên quy mơ tồn quốc và 80% trên quy mô huyện hoặc tuyến
tương đương.
+ Giảm số chết do sởi, giảm 90% so với năm 2000.
• Đến năm 2015 hoặc sớm hơn:
+ Duy trì tỷ lệ tiêm chủng.
+ Giảm số mắc và số chết các bệnh trong chương trình tiêm chủng.
+ Đảm bảo vắc xin tiêm chủng chất lượng.
+ Củng cố hệ thống tiêm chủng.
+ Đảm bảo duy trì cơng tác tiêm chủng.
1.2.5. Những trở ngại thách thức chiến lược về tiêm chủng toàn cầu [33]
Theo các số liệu ước tính của WHO và UNICEF về bao phủ vắc xin trong
năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, những cải thiện trong tiêm chủng
như mở rộng việc tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) trên 106 quốc
gia và những nỗ lực bảo vệ được nhiều trẻ em hơn khỏi các bệnh tật đang có
nguy cơ bị giảm xuống trong đại dịch Covid-19.

Mặc dù những thành quả trong tiêm chủng đã chững lại từ trước khi có
Covid-19, với chỉ 85% trẻ được tiêm vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà
(DTP3) và sởi, thì theo các số liệu thống kê sơ bộ 4 tháng đầu năm 2020, số
trẻ em hoàn thành tiêm chủng 3 mũi vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà
(DTP3) thậm chí giảm mạnh. Đây là lần đầu tiên trong 28 năm qua tỷ lệ tiêm
chủng DTP3 giảm xuống.
Bên cạnh đó, do đại dịch Covid-19, có ít nhất 30 chiến dịch tiêm vắc xin
sởi đã không được thực hiện hoặc có nguy cơ bị hủy, điều này có thể dẫn
đến bùng phát bệnh sởi vào năm 2020 và những năm sau đó.
Theo một cuộc khảo sát nhanh mới đây do UNICEF, WHO và Liên minh
toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) thực hiện với sự hợp tác của Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ, Viện vắc xin Sabin và Trường Đại học Y tế công


11

cộng Johns Hopkins Bloomberg, 3/4 trong số 82 quốc gia tham gia khảo sát
báo cáo rằng, các quốc gia này có những gián đoạn trong chương trình tiêm
chủng do Covid-19 gây ra tính đến tháng 5/2020.
Có nhiều ngun nhân gây ra sự gián đoạn này. Ngay cả khi có dịch vụ
tiêm chủng, người dân vẫn khơng được tiêm chủng vì khơng muốn ra khỏi
nhà, vì giao thơng đình trệ, vì những khó khăn kinh tế, hạn chế di chuyển, hoặc
do sợ nguy cơ tiếp xúc với những người bị Covid-19. Nhiều nhân viên y tế
cũng không thể tiếp tục công việc do bị hạn chế đi lại hoặc do được điều
chuyển cơng tác để ứng phó với Covid-19, hoặc do thiếu các trang thiết bị bảo
hộ.
Thế giới đã đạt được một số tiến bộ trong tiêm chủng vắc xin. Tỷ lệ tiêm
chủng 3 mũi DTP ở khu vực Nam Á đã tăng 12% trong 10 năm qua, đáng chú
ý là ở các quốc gia như Ấn độ, Nepal và Pakistan. Tuy vậy, tiến bộ vất vả mới
đạt được này có thể sẽ bị đẩy lùi bởi sự gián đoạn do Covid-19 gây ra. Các

quốc gia đã đạt được những tiến bộ đáng kể như Etiopia và Pakistan hiện đang
có nguy cơ bị thụt lùi nếu các dịch vụ tiêm chủng khơng được tiếp tục ngay
khi có thể.
1.3. Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam
1.3.1. Lịch sử phát triển chương trình TCMR tại Việt Nam
Chương trình TCMR đã được WHO xác định là 1 trong 8 nội dung chăm
sóc sức khỏe ban đầu theo tuyên ngôn Alma - Ata năm 1978, kêu gọi và vận
động các nước thành viên thực hiện chương trình có ích trong khn khổ
hoạt động, nhằm thực hiện mục tiêu “Sức khỏe cho con người”. Mục đích
của chương trình này là mở rộng, phát triển cơng tác tiêm chủng cho toàn
thể trẻ em trên toàn thế giới [34].
Ở Việt Nam, chương trình TCMR bắt đầu được triền khai từ năm 1981,
đến năm 1985 đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc, từ năm 1995 đã
được thực hiện trên 100% số xã trên cả nước và không còn "xã trắng" về
tiêm chủng. Theo hướng dẫn của UNICEF và WHO [56]:


12

+ Từ năm 1985: Chương trình TCMR ở Việt Nam đã tiêm chủng cho trẻ
em 6 loại kháng nguyên phòng 6 bệnh: 1 mũi BCG để phòng Lao, 3 mũi
DPT để phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, 3 liều OPV để phòng Bại liệt
và 1 mũi phòng sởi cho trẻ em 9 tháng tuổi.
+ Từ năm 1989, liên tục đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi
trên 85% và từ năm 1994 duy trì ở mức trên 90%.
+ Năm 1993 triển khai tiêm vắc xin phòng chống uốn ván cho phụ nữ ở độ
tuổi sinh đẻ (15 - 35 tuổi) đạt trên 90% tại 210 huyện có nguy cơ uốn ván
cao.
+ Năm 1995: Tỷ lệ mắc Bạch hầu giảm 18,5 lần, Ho gà giảm 25 lần, Sởi
giảm 17,6 lần, Bại liệt giảm 16,4 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 5,2 lần.

+ Năm 2000: Việt Nam đã hồn thành cơng việc thanh tốn Bại liệt.
+ Năm 2003: Vắc xin Viêm gan B được triển khai trên phạm vi cả nước.
+ Năm 2005: Loại trừ Uốn ván sơ sinh.
Mặc dù chương trình TCMR đã đạt được những thành quả to lớn nhưng
vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, thúc đẩy. Một số bệnh truyền nhiễm có
thể phịng chống bằng vắc xin song vẫn là ngun nhân chủ yếu gây mắc và
chết ở trẻ em do chưa được đưa vào chương trình TCMR [35].
Nước ta tuy đã xây dựng được hệ thống chương trình từ Trung Ương
xuống đến địa phương, nhất là mạng lưới xã, phường, thị trấn nhưng cơng tác
triển khai ở các xã khó khăn, khó tiếp cận do thiếu điều kiện giao thơng, điện,
cơ sở y tế, mặt khác lại là vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số thiếu
sự tiếp cận y tế. Đến nay, dịch vụ TCMR được triển khai ở 100% số xã,
phường trong cả nước [60].
Trước những khó khăn thách thức trong thời gian qua, Bộ Y tế đã ra quyết
định Số: 4282/QĐ-BYT năm 2014 về Kế hoạch truyền thông về tiêm chủng
nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin và thay đổi hành vi của người dân và cộng
đồng về phịng bệnh bằng vắc xin, an tồn tiêm chủng nhằm góp phần nâng
cao tỷ lệ tiêm chủng cho mọi đối tượng [23].


13

1.3.2. Các vắc xin triển khai trong CT TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi
1.3.2.1. Cơ chế cơ bản của miễn dịch bẩm sinh và thích ứng
Cường độ và hiệu quả của sự đáp ứng miễn dịch biến thiên theo:
Vắc xin: Tính chất và hàm lượng của kháng nguyên, những chất phụ gia
miễn dịch, thường sử dụng là những muối kim loại: nhơm hoặc can xi có
thể tăng cường sự đáp ứng của một vài vắc xin bất hoạt.
Vật chủ:
Tuổi là một nhân tố quan trọng. Trẻ sơ sinh cần ít tháng để đạt sự

trưởng thành miễn dịch (dịch thể), ngoài ra kháng thể từ sữa mẹ có thể
đóng vai trị ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng. Ngược lại sự đáp ứng miễn dịch
giảm dần với tuổi nhưng không biến mất ở người lớn tuổi.
Những nhân tố di truyền, còn chưa biết rõ cũng ảnh hưởng đến cường
độ của sự đáp ứng miễn dịch.
Cuối cùng là một vài nhân tố làm suy giảm sự đáp ứng miễn dịch,
chúng có thể do di truyền như khơng có globulin huyết, giảm sút tế bào
miễn dịch hoặc do mắc phải như trong bệnh u ác tính, điều trị giảm miễn
dịch, suy dinh dưỡng,…


14

Hình 1.3. Các cơ chế căn bản của miễn dịch bẩm sinh và thích ứng
1.3.2.2. Các vắc xin triển khai tại Việt Nam: [22], [60]
• Vắc xin Lao (BCG):
Vắc xin cho bệnh Lao (“tuberculosis”, gọi tắt là “TB”) được biết đến
với tên gọi vắc xin BCG (Bacille Calmette - Guerin).
Vắc xin BCG có chứa một dạng vi khuẩn (mầm bệnh) gây bệnh TB đã
được làm yếu đi. Bởi các vi khuẩn này đã được làm yếu, nó khơng gây
bệnh TB cho người khỏe mạnh mà có thể giúp hình thành sự bảo vệ (kháng
bệnh) đối với TB.
BCG hoạt động tốt nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả đối
với phịng ngừa các hình thái TB nguy hiểm bao gồm TB viêm màng não
với độ bảo vệ hơn 70%. Được bảo quản ở nhiệt độ từ 20C - 80C.
• Vắc xin Bại liệt (OPV): [22], [41], [54]
Được chế tạo từ vi rút bại liệt sống đã được xử lý để làm giảm độc
tính. Kolmer cho rằng cần thiết dùng vắc xin sống để đạt được miễn dịch.
Đó là một chất lỏng màu hồng trong suốt, rất nhạy cảm với nhiệt độ và



15

ánh sáng, được bảo quản ở nhiệt độ từ 20C - 80C. Mỗi liều OPV chứa lượng
dư liều lượng (dưới 25 µg) kháng sinh bao gồm streptomycin và neomycin.
Khơng sử dụng chất bổ trợ hoặc chất bảo quản.
Vắc xin OPV rất an tồn, có ít phản ứng phụ, chỉ có khoảng dưới 1%
tổng số trẻ uống có biểu hiện đau đầu, tiêu chảy, đau cơ.
• Vắc xin sởi: [22]
Vắc xin sởi được chế tạo từ vi rút sởi sống đã làm giảm độc lực. Vắc
xin sởi nhạy cảm với nhiệt độ cao, cần bảo quản nhiệt độ đông lạnh. Dung
môi cũng cần bảo quản ở nhiệt độ 20C - 80C.
Hiệu lực của vắc xin sởi khá cao (95%). Hiệu lực cao nhất nếu tiêm
cho trẻ đúng lúc từ 9 - 12 tháng tuổi.
• Vắc xin viêm gan B (VGB): [22]
Vắc xin VGB được sản xuất từ các thành phần của vi rút viêm gan B,
vắc xin có thể phịng ngừa được viêm gan B và những hậu quả của bệnh
này, thường được tiêm 3 đến 4 mũi trong khoảng thời gian 6 tháng.
Tiêm vắc xin VGB mũi sơ sinh càng sớm càng tốt sau khi đã kiểm tra
và đảm bảo trẻ có sức khỏe ổn định. Tất cả trẻ sơ sinh đều được cho tiêm
chủng viêm gan B lúc mới sinh để:
+ Tránh bị lây bệnh do người mẹ bị bệnh truyền cho con. Nhiều khi
chính người mẹ cũng khơng biết là mình bị bệnh.
+ Tránh bị lây bệnh trong những tháng đầu đời của em bé từ những
người bị bệnh cùng sống trong nhà hoặc từ những người khác có
thể bị nhiễm bệnh.
• Vắc xin DPT: [22]
Được làm từ giải độc tố bạch hầu, uốn ván và ho gà. Đây là vắc xin
dạng dung dịch, nếu để lọ vắc xin thẳng đứng trong 1 thời gian dài, những
hạt nhỏ mịn có thể lắng xuống dưới đáy trơng giống như dải cát mịn dưới

đáy lọ. Chính vì vậy mà trước khi sử dụng phải lắc lọ để trộn đều vắc xin.


16

Vắc xin là một hỗn dịch vô khuẩn để tiêm, được điều chế bằng cách
trộn các lượng thích hợp giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn
ho gà - Bordetella pertussis tồn tế bào hoặc vơ bào bất hoạt và được hấp
phụ trên nhôm hydroxyd (tối đa là 1,25 mg/liều), các thành phần khác:
Thimerosal (chất bảo quản) tối đa là 0,05 mg và dung dịch nước muối sinh
lý với lượng vừa đủ 0,5 ml.
1.3.2.3. Nguyên tắc sử dụng vắc xin
Việc sử dụng vắc xin phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Tiêm chủng trên phạm vi rộng, đạt tỷ lệ cao.
+ Tiêm chủng đúng đối tượng.
+ Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc, bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần
tiêm chủng, tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian.
+ Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng. Nắm vững phương pháp
phịng và xử trí các phản ứng sau tiêm không mong muốn do tiêm
chủng.
+ Bảo quản vắc xin đúng quy định.
1.4. Lịch tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam
1.4.1. Lịch TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam
Sau hơn 30 năm CT TCMR triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc, tỷ
lệ TCĐĐ cho trẻ em tăng dần và duy trì ở mức cao > 90% cho tới nay. Tuy
nhiên, tính trên quy mơ quận/ huyện vẫn cịn một số quận/ huyện có tỷ lệ
TCĐĐ thấp chưa đạt như mong muốn. Trong các năm từ 2016 đến 2018, tỷ lệ
quận/huyện có tỷ lệ TCĐĐ < 90% vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể, lần lượt năm
2016 có 2,8%; 2017 có 8,7% và năm 2018 có 11,0% số quận/ huyện có tỷ lệ
TCĐĐ < 90% [10].



17

Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em < 1 tuổi (từ tháng 10/ 2017)
Bệnh
TT truyền
nhiễm

1

Bệnh
viêm gan
vi rút B

2

Bệnh lao

3

Bệnh
bạch hầu

4

Bệnh ho


5


Bệnh uốn
ván

6

7

8

Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong CT TCMR [25]
Vắc xin

Đối tượng

Vắc xin viêm
Trẻ sơ sinh
gan B đơn giá
Vắc xin phối
hợp có chứa
Trẻ em
thành phần viêm dưới 1 tuổi
gan B
Trẻ em
Vắc xin lao
dưới 1 tuổi
Vắc xin phối
hợp có chứa
Trẻ em
thành phần bạch dưới 1 tuổi

hầu
Vắc xin phối
hợp có chứa
Trẻ em
thành phần ho
dưới 1 tuổi

Vắc xin phối
hợp có chứa
Trẻ em
thành phần uốn dưới 1 tuổi
ván

Lịch tiêm/uống
Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24
giờ sau sinh
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2
Tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1
tháng sau khi sinh
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2
Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2


Vắc xin bại liệt
uống đa giá

Trẻ em
dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vắc xin bại liệt
tiêm đa giá
Vắc xin đơn giá
Bệnh do
hoặc phối hợp
haemophi
có chứa thành
lus
phần
influenza
haemophilus
týp B
influenza týp B

Trẻ em
dưới 1 tuổi

Khi trẻ đủ 5 tháng tuổi


Trẻ em
dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng
Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vắc xin đơn giá

Trẻ em
dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

Bệnh bại
liệt

Bệnh sởi


×