Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện cư m039;gar, phục vụ tái canh cây cà phê tỉnh đắk lắk luận án tiến sĩ quản lý đất đai 9 85 01 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12 MB, 219 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ THÚY KIỀU

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ HUYỆN CƯ M’GAR,
PHỤC VỤ TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

9 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Thị Bình
TS. Nguyễn Quang Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng



năm 2018

Tác giả luận án

Đặng Thị Thúy Kiều

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của
thầy cô, bạn bè và người thân, tập thể và cá nhân những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh
vực trong và ngồi ngành. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
PGS.TS. Vũ Thị Bình và TS. Nguyễn Quang Dũng là những Cô/Thầy đã hướng
dẫn hết mực nhiệt tình chỉ dạy giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành
luận án.
Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô Khoa Quản lý đất đai, Bộ môn Quy hoạch đất
đai, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Có được những thành quả trong luận án là được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh
đạo và cán bộ: Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung, Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây
Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân bón và Mơi trường Tây Ngun, Sở Nơng
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk
Lắk, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Lắk, Chi
cục Thống kê huyện Cư M’gar, UBND huyện Cư M’gar, Phịng Tài ngun và Mơi
trường, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cư M’gar đã cử người phối
hợp và cung cấp số liệu cho luận án, các hộ gia đình chọn làm mơ hình.
Tơi cũng xin cám ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại trường Đại
học Tây Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tơi trong q trình nghiên cứu.

Cuối cùng tơi muốn được cám ơn những người thân trong gia đình tôi đã luôn
chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi thực hiện cơng trình nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Đặng Thị Thúy Kiều

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................................. vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về sử dụng đất trồng cà phê ............................................................ 5

2.1.1. Sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất ............................................... 5
2.1.2. Yêu cầu sử dụng đất của cây cà phê và một số cây trồng xen .............................. 7
2.2.

Sơ lược về nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới và ở Việt Nam ....................... 19

2.2.1. Đánh giá đất trên thế giới.................................................................................... 19

2.2.2. Đánh giá đất theo FAO ....................................................................................... 22
2.2.3. Một số cơng trình nghiên cứu ứng dụng đánh giá đất theo FAO ở
Việt Nam ............................................................................................................. 24

iii


2.3.

Tình hình sử dụng đất trồng cà phê và tái canh cà phê trên thế giới
và Việt Nam ........................................................................................................ 26

2.3.1. Tình hình sử dụng đất trồng cà phê ..................................................................... 26
2.3.2. Tình hình tái canh cà phê của một số nước trên thế giới và Việt Nam ............... 35
2.4.

Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu của đề tài ............... 43

2.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu .................................................................. 43
2.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài............................................................................... 44
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 45
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 45

3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất
trồng cà phê tại huyện Cư M’gar......................................................................... 45
3.1.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2005-2016 ............................................................................. 45
3.1.3. Phân hạng thích hợp đất đai phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar,

tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................................ 45
3.1.4. Theo dõi một số mơ hình sử dụng đất trồng cà phê ............................................ 45
3.1.5. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất trồng cà phê
huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk theo công cụ SWOT ......................................... 45
3.1.6. Đề xuất sử dụng đất khi tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk ..... 46
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 46

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 46
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................... 46
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................... 47
3.2.4. Phương pháp lựa chọn và theo dõi mơ hình ........................................................ 48
3.2.5. Phương pháp lấy mẫu đất, phúc tra bản đồ thổ nhưỡng ...................................... 49
3.2.6. Phương pháp phân tích đất .................................................................................. 49
3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích .............................................. 50
3.2.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê .................................. 50
3.2.9. Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO ............................................ 54

iv


3.2.10. Phương pháp phân tích SWOT .......................................................................... 54
3.2.11. Phương pháp xây dựng bản đồ .......................................................................... 55
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 56
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất
trồng cà phê tại huyện Cư M’gar ........................................................................ 56


4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ..................................................... 56
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 66
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử
dụng đất trồng cà phê trên địa bàn huyện Cư M’gar .......................................... 69
4.2.

Thực trạng sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2005 - 2016 ......................................................................................... 70

4.2.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp và đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar
giai đoạn 2005 – 2016 ......................................................................................... 70
4.2.2. Thực trạng canh tác cà phê tại huyện Cư M’gar ................................................. 76
4.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê.......................................... 78
4.2.4. Đánh giá tình hình tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2011-2016 .................................................................................................. 92
4.3.

Phân hạng thích hợp đất đai phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar,
tỉnh Đắk Lắk ....................................................................................................... 97

4.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .......................................................................... 97
4.3.2. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất cà phê ..................... 104
4.4.

Kết quả theo dõi một số mơ hình sử dụng đất trồng cà phê.............................. 115

4.4.1. Lựa chọn các mơ hình theo dõi ......................................................................... 115
4.4.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình trồng cà phê .................................................... 118
4.5.


Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất trồng cà phê
huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk theo công cụ SWOT ....................................... 124

4.6.

Đề xuất sử dụng đất khi tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk............................................................................................................. 129

4.6.1. Cơ sở đề xuất sử dụng đất tái canh cà phê ........................................................ 129
4.6.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng cà phê khi tái canh .............................. 131

v


4.6.3. Một số giải pháp sử dụng hiệu quả đất tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar,
tỉnh Đắk Lắk ...................................................................................................... 136
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 140
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 140

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 142

Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án .................................... 143
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 144
Phụ lục ........................................................................................................................... 152

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CCN

Cây cơng nghiệp

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐVHC

Đơn vị hành chính

ICO

Hiệp hội Cà phê thế giới (International Coffee Organization)

IPM

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests Management)

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)

LUT


Loại sử dụng đất (Land Use Type)

TTg

Thủ tướng

TB

Trung bình



Quyết định

STT

Số thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

VICOFA

Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vietnam Coffee and Coca asociation)

vii



DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Yêu cầu sử dụng đất đối với cây cà phê vối ...................................................... 12

2.2.

Yêu cầu sử dụng đất của cây tiêu ....................................................................... 13

2.3.

Yêu cầu sử dụng đất đối với cây sầu riêng ........................................................ 14

2.4.

Yêu cầu sử dụng đất của cây bơ......................................................................... 17

2.5.

Diện tích các cấp thích hợp một số cây trồng vùng Tây Nguyên ...................... 25

2.6.

Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 2005-2016 ............ 29


2.7.

Diện tích tái canh cà phê tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016 ............................ 39

2.8.

Kế hoạch tái canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 ..................... 41

3.1.

Thực trạng các mơ hình trồng cà phê chọn theo dõi tại huyện Cư M’gar ........ 48

3.2.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT cà phê huyện
Cư M’gar ............................................................................................................ 51

3.3.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT cà phê huyện
Cư M’gar ............................................................................................................ 52

3.4.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT cà phê
huyện Cư M’gar ................................................................................................. 53

3.5.


Phân tích SWOT các loại sử dụng đất cà phê tại huyện Cư M’gar ................... 55

4.1.

Thống kê diện tích tự nhiên theo độ dốc huyện Cư M’gar ................................ 57

4.2.

Tổng hợp các loại đất của huyện Cư M’gar ....................................................... 61

4.3.

Hiện trạng dân số huyện Cư M’gar năm 2016 ................................................... 68

4.4.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Cư M’gar năm 2016........................................... 71

4.5.

Hiện trạng các LUT cà phê huyện Cư M’gar năm 2016 .................................... 73

4.6.

Diện tích cà phê huyện Cư M’gar phân theo độ tuổi ......................................... 75

4.7.

Biến động diện tích cà phê huyện Cư M’gar giai đoạn 2005-2016 ................... 75


4.8.

Hiệu quả kinh tế của các LUT cà phê trên địa bàn huyện Cư M’gar ................ 78

4.9.

Đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT cà phê tại huyện Cư M’gar ....................... 81

4.10.

Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT cà phê huyện Cư M’gar ....................... 86

4.11.

Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT cà phê huyện Cư M’gar ............... 90

4.12.

Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các LUT cà phê tại
huyện Cư M’gar ................................................................................................. 91

viii


4.13.

Diện tích tái canh cà phê huyện Cư M’gar giai đoạn 2011-2016 ...................... 93

4.14.


Tỷ lệ diện tích tái canh cà phê thành công của nông hộ tại huyện
Cư M’gar ........................................................................................................... 95

4.15.

Các chỉ tiêu và phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện
Cư M’gar ........................................................................................................... 99

4.16.

Đặc tính của các đơn vị đất đai huyện Cư M’gar ............................................ 100

4.17.

Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất tại huyện Cư M’gar ....................... 102

4.18.

Yêu cầu sử dụng đất của các LUT cà phê huyện Cư M’gar ............................ 105

4.19.

Mức độ thích hợp đất đai của LUT cà phê thuần tại huyện Cư M’gar ............ 106

4.20.

Mức độ thích hợp đất đai của LUT cà phê xen tiêu tại huyện Cư M’gar ........ 108

4.21.


Mức độ thích hợp đất đai của LUT cà phê xen sầu riêng tại huyện Cư
M’gar ............................................................................................................... 110

4.22.

Mức độ thích hợp đất đai của LUT cà phê xen bơ tại huyện Cư M’gar .......... 112

4.23.

Tổng hợp hiệu quả của các LUT cà phê theo mức độ thích hợp tại các
LMU huyện Cư M’gar ..................................................................................... 114

4.24.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình cà phê trồng thuần tại huyện Cư M’gar
(tính cho 1ha) ................................................................................................... 118

4.25.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình cà phê xen tiêu tại huyện Cư M’gar (tính
cho 1ha) ........................................................................................................... 119

4.26.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình cà phê xen sầu riêng tại huyện Cư M’gar
(tính cho 1ha) ................................................................................................... 121

4.27.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình cà phê xen bơ tại huyện Cư M’gar (tính

cho 1ha) ........................................................................................................... 122

4.28.

Phân tích SWOT trong sử dụng đất cà phê huyện Cư M’gar .......................... 124

4.29.

Định hướng sử dụng đất trồng cà phê huyện Cư M’gar .................................. 132

4.30.

Định hướng sử dụng đất phục vụ tái canh cà phê huyện Cư M’gar ................ 134

ix


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Quy trình đánh giá đất đai theo FAO ................................................................. 23

4.1.


Diễn biến lượng mưa và nhiệt độ huyện Cư M’gar giai đoạn 2005-2016 ........ 59

4.2.

Cơ cấu kinh tế huyện Cư M’gar năm 2016 ........................................................ 66

4.3.

Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất trồng cà phê huyện Cư M’gar năm 2016 ............ 74

4.4.

Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Cư M’gar .............................................................. 103

4.5.

Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai LUT cà phê thuần huyện Cư M’gar ........ 107

4.6.

Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai của LUT cà phê xen tiêu huyện
Cư M’gar .......................................................................................................... 109

4.7.

Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai của LUT cà phê xen sầu riêng huyện
Cư M’gar .......................................................................................................... 111

4.8.


Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai của LUT cà phê xen bơ huyện
Cư M’gar .......................................................................................................... 113

4.9.

Mơ hình cà phê thuần hộ bà Trần Thị Kim Anh, thôn 8, xã Ea Kpam,
huyện Cư M’gar ............................................................................................... 115

4.10.

Mô hình cà phê xen tiêu hộ ơng Triệu Văn Phúc, thơn 3, xã Cư S,
huyện Cư M’gar ............................................................................................... 116

4.11.

Mơ hình cà phê trồng xen sầu riêng hộ ông Phan Đức Dương,
Buôn Yông, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar ......................................................... 117

4.12.

Mô hình cà phê xen bơ hộ ơng Phạm Văn Bình, thôn Tân Lập, xã
Ea Kpam, huyện Cư M’gar .............................................................................. 117

4.13.

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của các mơ hình trồng cà phê huyện
Cư M’gar .......................................................................................................... 123

4.14.


Sơ đồ định hướng sử dụng đất trồng cà phê huyện Cư M’gar ......................... 133

4.15.

Sơ đồ định hướng sử dụng đất tái canh cà phê huyện Cư M’gar ..................... 135

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đặng Thị Thúy Kiều
Tên luận án: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê
huyện Cư M’gar, phục vụ tái canh cây cà phê tỉnh Đắk Lắk.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai.

Mã số: 9 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng cà phê và hiệu quả một số LUT cà phê tại
huyện Cư M’gar. Đánh giá thích hợp đất đai đối với một số LUT cà phê; đề xuất định
hướng sử dụng đất trồng cà phê khi thực hiện tái canh và các giải pháp sử dụng hiệu quả
đất tái canh cà phê huyện Cư M’gar.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn nông hộ, lựa chọn theo dõi mơ
hình, phân tích thống kê, xử lý số liệu và tổng hợp để đánh giá thực trạng và hiệu quả sử
dụng đất trồng cà phê đối với các LUT và các mơ hình theo dõi. Sử dụng các phương
pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu đất, phân tích đất để phúc tra xây dựng bản đồ thổ
nhưỡng. Sử dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO; phương pháp phân tích SWOT
và phương pháp xây dựng bản đồ để đánh giá thích hợp đất đai và định hướng sử dụng

đất khi tái canh cà phê.
Kết quả chính và kết luận
- Xác định được hiệu quả của các LUT cà phê theo các tiểu vùng, cụ thể là: Tại tiểu
vùng 1: Các LUT cà phê xen bơ và cà phê xen sầu riêng có hiệu quả cao, cà phê xen tiêu
có hiệu quả trung bình, cà phê thuần hiệu quả thấp. Tại tiểu vùng 2: LUT cà phê xen bơ
có hiệu quả cao, cà phê xen tiêu và cà phê xen sầu riêng có hiệu quả trung bình, cà phê
thuần hiệu quả thấp. Tại tiểu vùng 3: các LUT cà phê xen tiêu và cà phê xen bơ có hiệu
quả cao, cà phê xen sầu riêng hiệu quả trung bình, cà phê thuần hiệu quả thấp.
- Từ năm 2011-2016 huyện Cư M’gar đã tái canh được 2.492ha cà phê. Theo kết
quả điều tra có 88,67% diện tích tái canh cà phê thành cơng và 11,33% diện tích tái
canh khơng thành cơng. Nguyên nhân là do điều kiện đất đai không phù hợp, xử lý đất
chưa đúng kỹ thuật, thực hiện tái canh trên những vườn cà phê bị nhiễm bệnh vàng lá,
thối rễ nặng, chọn giống không đảm bảo chất lượng.

xi


- Kết quả đánh giá thích hợp đất đai đã xác định được: LUT cà phê thuần có
mức rất thích hợp (S1) 1.287,06ha, mức thích hợp (S2) 26.777,87ha, mức ít thích hợp
(S3) 29.781,37ha và khơng thích hợp (N) 9.184,48ha; LUT cà phê xen tiêu có mức rất
thích hợp (S1) 1.287,06ha, mức thích hợp (S2) 14.498,35ha, mức ít thích hợp (S3)
28.929,98ha và khơng thích hợp (N) 22.315,39ha; LUT cà phê xen sầu riêng có mức
thích hợp (S2) 28.064,93ha, mức ít thích hợp (S3) 16.650,46ha và khơng thích hợp (N)
22.315,39ha; LUT cà phê xen bơ có mức rất thích hợp (S1) 1.287,06ha, mức thích hợp
(S2) 26.777,87ha, mức ít thích hợp (S3) 16.650,46ha và khơng thích hợp (N)
22.315,39ha.
- Kết quả theo dõi các mơ hình đã xác định: Về hiệu quả kinh tế xếp theo thứ tự từ
cao xuống thấp là cà phê xen bơ, cà phê xen tiêu, cà phê xen sầu riêng, cà phê thuần; về
hiệu quả xã hội, các LUT cà phê trồng xen cao hơn cà phê trồng thuần do tạo thêm việc
làm và tận dụng được lao động nhàn rỗi, giúp nơng hộ có nguồn thu nhập trải đều trong

năm; về hiệu quả môi trường, các LUT cà phê trồng xen có hiệu quả mơi trường cao
hơn LUT cà phê thuần do có tác dụng giữ độ ẩm, giảm nhiệt độ, điều hịa khí hậu giúp
vườn cà phê phát triển tốt hơn.
- Kết quả phân tích SWOT xác định: Các LUT trồng cà phê có điểm mạnh và
cơ hội là điều kiện tự nhiên thuận lợi; nông hộ có nhiều kinh nghiệm sản xuất; sản
phẩm cà phê, tiêu đã có thương hiệu tốt trên thị trường trong nước và quốc tế; sản
phẩm sầu riêng và bơ tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, điểm yếu và thách
thức là thiếu nước tưới trong mùa khô, nông hộ khó khăn về vốn, nơng hộ chưa nắm
vững kỹ thuật canh tác một số LUT cà phê trồng xen, tuyến trùng và nấm tồn tại trong
đất trồng cà phê ảnh hưởng đến công tác tái canh.
- Đề xuất diện tích đất trồng cà phê của huyện Cư M’gar là 32.947,50ha, trong đó
cà phê trồng xen bơ có diện tích nhiều nhất với 15.916,44ha, cà phê trồng xen sầu riêng
có diện tích 11.140,93ha, cà phê trồng xen tiêu có diện tích 5.890,13ha. Trong tổng diện
tích đất trồng cà phê theo định hướng thì có 25.918,39ha cà phê phục vụ tái canh, cịn
diện tích trồng mới là 7.029,11ha. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
đất tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar là công tác quản lý sử dụng đất trồng cà phê, một
số chính sách có liên quan đến tái canh cà phê, vốn, kỹ thuật và thị trường.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn xác
định LUT cà phê hợp lý góp phần thực hiện thành công việc tái canh cà phê.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Dang Thi Thuy Kieu
Thesis title: Research on the current situation and propose the efficient use of coffee
land in Cu M'gar, district for coffee recultivation in Dak Lak province.
Major: Land Management

Code: 9 85 01 03


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The thesis evaluates the coffee recultivation situation and the efficiency of land use
types (LUTs) for coffee in Cu M'gar district. It evaluates soil suitability for some LUTs in
Cu M'gar district, proposes orientations for the use of coffee land for recultivation and
solutions to effectively use land for replanting coffee in Cu M'gar district.
Materials and Methods
The following methods are used: surveys, farmer interviews, model selection,
statistical analysis, data processing and synthesis to evaluate the current situation and
efficiency of coffee land use for LUTs and research models. Field survey, soil sampling,
soil analysis for revision of soil mapping are also used. FAO land evaluation, SWOT
analysis method and mapping method are used to assess soil suitability and land use
orientation when replanting coffee.
Main findings and conclusions
- Identify the effectiveness of coffee LUTs in sub-areas. In sub-area 1, LUTs of
coffee intercropped with avocado and coffee intercropped with durian are highly
effective, coffee intercropped with pepper is average and monocropped coffee is low
efficiency. In sub-area 2, LUT of coffee intercropped with avocado is highly effective,
coffee intercropped with pepper and coffee intercropped with durian are average and
monocropped coffee is low efficiency. In sub-area 3, LUTs of coffee intercropped with
pepper and coffee intercropped with avocado are highly effective, coffee intercropped
with durian is average, monocropped coffee is low efficiency.
- From 2011 to 2016, Cu M'gar district replanted 2,492 hectares of coffee.
According to the survey results, 88.67% of coffee replanting area was successful and
11.33% of the replanting area failed. This is due to inappropriate soil conditions and
treatment, recultivation in coffee farms infected with gold leaf, heavy root rot, poor
quality seed selection.
- The results of the integrated assessment of land suitability have been identified:
LUT of monocropped coffee has the very suitable level (S1) with area of 1,287.06

hectares, suitable level (S2) with area of 26,777.87 hectare, conditionally suitable level

xiii


(S3) with area of 29,781.37 hectares and not suitable level (N) with area of 9,184.48
hectares. LUT of coffee intercropped with pepper has the very suitable level (S1)
1,287.06 hectares, suitable level (S2) with area of 14,498.35 hectares, conditionally
suitable level (S3) with area of 28,929.98 hectares and not suitable level (N) with area of
22,315.39 hectares. LUT of coffee intercropped with durian has the suitable level (S2)
with area of 28,064.93 hectares, conditionally suitable level (S3) with area of 16,650.46
hectares and not suitable level (N) with area of 22,315.39 hectares. LUT of coffee
intercropped with avocado has the very suitable level (S1) with area of 1.287,06 hectares,
suitable (S2) with area of 26,777.87 hectares, conditionally suitable level (S3) with area
of 16,650.46 hectares and not suitable level (N) with area of 22,315.39 hectares.
- The results of monitoring the identified models: the economic efficiency ranked
from high to low is as follows: coffee intercropped with avocado, coffee intercropped
with durian, monocropped coffee. In terms of social efficiency, LUTs of intercropped
coffee are higher than monocropped coffee by creating more jobs and utilizing idle
labour, helping farmers have incomes spread throughout the year. In terms of
environmental efficiency, LUTs of intercropped coffee are higher than monocropped
coffee due to the effects of keeping moisture, reducing temperature, and regulating the
climate to help coffee grow better.
- Results of SWOT analysis are identified as follows: LUTs of coffee growing
have strengths and opportunities thanks to favorable natural conditions, production
experiences of farmers, internationally and domestically known coffee brand, durian
and avocado sold well in the domestic market. However, weaknesses and challenges
remain due to the lack of irrigation water in the dry season, lack of capital, inadequate
knowledge of cultivation techniques for some LUTs of intercropped coffee, nematode
and fungi present in soil affect to the rejuvenating of coffee.

- The proposed coffee land area of Cu M'gar district is 32,947.50 hectares, of
which coffee intercropped with avocado has the largest area of 15,916.44 hectares,
coffee intercropped with durian has 11,140.93 hectares and coffee intercropped with
pepper has 5,890.13 ha. Of the total land area planted coffee in orientation, there is
25,918.39 hectares of coffee land for rejuvenating and 7,029.11 hectares for new
farming. Solutions to improve the efficiency of using land for replanting coffee in Cu
M'gar district focus on the coffee land management and utilization, some policies
related to rejuvenating coffee, capital, techniques, and market.
- The research results of the thesis have clarified the scientific and practical basis
to determine LUTs of coffee, contributing to the successful implementation of coffee recultivation.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, sản lượng cà phê Việt Nam ln đạt mức trung
bình trên 1 triệu tấn/năm, với kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD/năm. Cà phê là
một trong những cây trồng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, theo số liệu thống kê
của Tổng cục Hải Quan (2016), kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt
1.341.839 tấn, trị giá 2.674.238.962 USD, đứng thứ hai giá trị xuất khẩu cây trồng,
chỉ sau lúa gạo (2.803.649.815 USD). Đến năm 2016, tổng diện tích cà phê của cả
nước là 645.400ha. Cà phê chủ yếu được trồng tập trung tại các tỉnh của Tây
Nguyên với tổng diện tích là 582.100ha, chiếm 90,19% tổng diện tích cà phê của
cả nước (Tổng cục Thống kê, 2017). Tuy nhiên, hiện cả nước có đến 274.000ha
cà phê có độ tuổi từ 10-15 năm, gần 149.000ha có độ tuổi từ 15-20 năm,
86.000ha đến nay đã trên 20 năm tuổi. Nếu khơng có kế hoạch và tổ chức thực
hiện tốt chương trình tái canh, đến năm 2020 ước tính có tới 50% diện tích cà
phê Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn già cỗi, hết thời kỳ cho sản lượng và chất
lượng tốt, cần phải cưa đốn phục hồi hoặc phải trồng lại (Cục Trồng trọt, 2014a).

Tỉnh Đắk Lắk có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.312.345ha, trong đó diện
tích đất nơng nghiệp là 1.160.092ha, chiếm 88,40% so với tổng diện tích đất tự
nhiên của tỉnh. Năm 2016, khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm 44,81% GDP của tỉnh
(Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2017). Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh đã
có những bước phát triển khá rõ nét, phần lớn nhờ sự đóng góp đáng kể của
ngành nơng nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê
lớn nhất của khu vực Tây Nguyên cũng như cả nước. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có
201.200ha cà phê, chiếm 31,17% tổng diện tích cà phê của cả nước.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy đất đai của tỉnh Đắk Lắk rất
thích hợp đối với cây cà phê. Tuy nhiên, thực tế sử dụng đất trồng cà phê của
tỉnh Đắk Lắk đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Theo
thống kê của Cục Trồng trọt (2014a), tỉnh Đắk Lắk có đến 66.783ha cà phê già
cỗi, trong đó có 28.603ha độ tuổi từ 15 năm đến 20 năm chiếm 42,83% và
38.180ha trên 20 năm chiếm 57,17%. Ngồi diện tích cà phê già cỗi, cịn một số
diện tích có cây giống xấu, bị nhiễm bệnh dẫn đến sinh trưởng kém và cho năng
suất dưới 2 tấn nhân/ha, nếu khơng kịp thời tái canh thì trong thời gian tới sẽ

1


ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk nói
riêng và của Việt Nam nói chung. Trước thực trạng đó, tỉnh Đắk Lắk đã tiến
hành tái canh cà phê tại nhiều địa phương trên địa bàn. Từ năm 2011, tỉnh Đắk
Lắk bắt đầu có chủ trương thực hiện tái canh cà phê. Đến năm 2016, toàn tỉnh
đã đầu tư trồng tái canh được 16.535ha cà phê (Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Đắk Lắk, 2017). Mặc dù công tác tái canh cà phê của tỉnh đã đạt
được một số kết quả ban đầu, tuy nhiên cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Huyện Cư M’gar nằm trong vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, cách
trung tâm thành phố Bn Ma Thuột 18km. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là
82.450,13ha (Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Cư M’gar, 2017), chiếm

6,28% diện tích đất tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Huyện Cư M’gar có diện tích đất
trồng cà phê lớn nhất so với các địa phương khác trong tỉnh, với diện tích hiện
có là 35.754ha và được phân bố ở tất cả các xã. Cà phê là cây trồng quan trọng
đối với phát triển kinh tế, xã hội của huyện Cư M’gar. Tuy nhiên, cũng giống
thực trạng chung của tỉnh Đắk Lắk, hiện nay huyện Cư M’gar đang tiến hành
tái canh cà phê. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
(2013), đến năm 2020, huyện Cư M’gar cần phải thực hiện tái canh 11.894ha cà
phê do già cỗi, năng suất thấp hoặc bị bệnh, chiếm đến 33,27% diện tích đất
trồng cà phê của huyện. Trong thực tế những năm gần đây thời tiết thay đổi do
biến đổi khí hậu đã làm cho cà phê liên tục bị mất mùa và giá cà phê không ổn
định nên tại huyện Cư M’gar đang có xu hướng chuyển từ loại sử dụng đất
(LUT) cà phê trồng thuần sang LUT cà phê trồng xen. Hiện nay trên địa bàn
huyện đang có nhiều mơ hình cà phê có trồng xen một số loại cây lâu năm như
tiêu, sầu riêng, bơ,… vừa đa dạng hóa sản phẩm cây trồng giúp tăng hiệu quả
kinh tế cho nông hộ, vừa có tác dụng bảo vệ cho cây cà phê. Vấn đề đặt ra là
tỉnh Đắk Lắk và huyện Cư M’gar đang tiến hành thực hiện tái canh cà phê, vậy
muốn sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê thì nên chọn LUT cà phê nào để thực
hiện tái canh? đất đai ở đây thích hợp với những LUT cà phê nào? Mặc dù
những năm qua, cà phê trồng thuần và cà phê trồng xen với một số cây lâu năm
đã được nhiều nông hộ lựa chọn khi tái canh, tuy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói
chung và huyện Cư M’gar nói riêng chưa có nghiên cứu nào làm rõ cơ sở khoa
học cho việc định hướng sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê khi tái canh. Vì vậy
nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện Cư
M’gar nhằm phục vụ tái canh cà phê là rất cần thiết và cấp bách góp phần thực
hiện thành cơng tái canh cà phê tỉnh Đắk Lắk.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá thực trạng và hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê (trồng
thuần, trồng xen), đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại sử dụng đất
trồng cà phê phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng cà phê khi thực hiện tái canh và các
giải pháp sử dụng hiệu quả đất tái canh cà phê huyện Cư M’gar trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các LUT cà phê (trồng thuần, trồng xen tiêu, xen sầu riêng, xen bơ).
- Các loại đất đang trồng cà phê và có khả năng trồng cà phê.
- Các hộ gia đình, cá nhân trồng cà phê và tái canh cà phê.
- Các chính sách liên quan đến phát triển cây cà phê tại Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Công tác tái canh cà phê phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất
trồng; đầu tư vốn; kỹ thuật canh tác, xử lý đất, chọn giống, cách trồng, chăm
sóc, phịng trừ dịch bệnh hại,... Trong phạm vi giới hạn của đề tài này chúng tôi
chỉ đi sâu nghiên cứu khả năng thích hợp đất đai và hiệu quả của các loại sử
dụng đất trồng cà phê để phục vụ cho việc tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar,
tỉnh Đắk Lắk.
- Về khơng gian: Nghiên cứu trên địa bàn tồn huyện Cư M’gar, trong đó
tập trung nghiên cứu điểm tại 5 xã có diện tích trồng cà phê và tái canh cà phê
tương đối lớn, đó là xã Quảng Tiến, Cư Suê, Ea Kpam, Quảng Hiệp, Ea Kiết.
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2005-2016.
+ Số liệu sơ cấp như điều tra tình hình sản xuất của các vườn cà phê đang
cho thu hoạch và theo dõi các mơ hình trồng cà phê trong 3 năm liên tiếp là 2014,
2015 và 2016.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Xác định được hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê, đánh giá được
mức độ thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất cà phê trồng thuần, cà phê
trồng xen với cây công nghiệp, cây ăn quả và định hướng sử dụng đất trồng cà

phê phục vụ tái canh cà phê huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

3


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận khoa học về đánh giá
thích hợp đất đai trồng cà phê phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar và
các địa phương khác có điều kiện tương tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các căn cứ để các nhà quản
lý tham khảo trong quá trình chỉ đạo thực hiện tái canh cây cà phê trên địa bàn
huyện Cư M’gar và tỉnh Đắk Lắk; đồng thời là căn cứ để người sử dụng đất trồng
cà phê thực hiện tái canh.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ
2.1.1. Sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và
môi trường, vốn để sản xuất nơng nghiệp tạo ra lợi ích. Tùy vào mức độ phát
triển kinh tế, xã hội, ý thức của lồi người về mơi trường sinh thái được nâng
cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh
hoạt, sinh thái (Nguyễn Đình Bồng, 2012). Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sử
dụng đất nông nghiệp phải luôn bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa các vấn đề:
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu

của phát triển bền vững.
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh mặt chất
lượng của hoạt động sản xuất, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội. Quan
niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau là không giống nhau.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của một nước,
vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà đánh giá theo những góc độ khác nhau phù
hợp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác
nhau và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên
cứu. Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả kinh tế và các đặc điểm, yêu cầu
nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất có thể xác định hệ thống các chỉ tiêu như
giá trị sản xuất, đầu tư cơ bản, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn
hợp, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,... Việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế
trong sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện trên cơ sở các số liệu thu thập
được và các kết quả điều tra phỏng vấn nông hộ ở địa điểm nghiên cứu, đánh giá.
Các chỉ tiêu cần tính tốn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thường
quy về đơn vị 1ha cho từng LUT nông nghiệp (Đỗ Nguyên Hải, 2016).
- Hiệu quả xã hội
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau,
chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ

5


giữa kết quả sản xuất và các lợi ích xã hội mang lại. Theo Đỗ Nguyên Hải
(2016), một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất
nông nghiệp là khả năng bảo đảm đời sống của nơng dân cũng như tồn xã hội
(vấn đề an ninh lương thực, vấn đề chất đốt, nhiên liệu,…); nâng cao đời sống
của người dân trong vùng đánh giá; mức độ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh

tế - xã hội của vùng đánh giá và tập quán canh tác của người dân địa phương hay
không; khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm (sử dụng công lao động
kết hợp cùng giá trị ngày công); tính ổn định, bền vững của những loại sử dụng
đất bố trí ở các vùng định canh, định cư kinh tế mới; tỷ lệ sản xuất sản phẩm
hàng hoá (dựa vào kết quả điều tra tỷ lệ lượng sản phẩm hàng hóa bán ra); tiềm
năng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tùy yêu cầu nghiên cứu có thể lựa chọn
những chỉ tiêu phù hợp cho mục đích nghiên cứu.
- Hiệu quả mơi trường
Phân tích hiệu quả mơi trường đối với các loại sử dụng đất nằm trong
khuôn khổ của nội dung đánh giá tác động môi trường của các phương án sử
dụng đất hay dự án phát triển nông nghiệp, nơng thơn. Phân tích hiệu quả mơi
trường là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của
các loại sử dụng đất được lựa chọn đưa vào bố trí. Phân tích hiệu quả mơi
trường là tiến hành xem xét thực trạng môi trường, đánh giá mức độ, chiều
hướng tác động của loại sử dụng đất đối với môi trường. Các chỉ tiêu cần xem
xét khi đánh giá hiệu quả môi trường là tỷ lệ che phủ tối đa mà loại sử dụng đất
nhất định tạo ra, khả năng chống xói mịn rửa trơi, nguy cơ gây ô nhiễm hoặc
phú dưỡng nguồn nước do bón quá nhiều một loại phân bón, do sử dụng thuốc
hóa học bảo vệ thực vật hay do nước thải, nguy cơ làm tái nhiễm mặn hoặc tái
nhiễm phèn, chiều hướng biến động độ phì nhiêu của đất (Bộ Nơng nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2009).
Hiệu quả môi trường được các cơ quan chức năng rất quan tâm trong điều
kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó
khơng có những tác động xấu đến mơi trường đất, nước, khơng khí, khơng làm
ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. Như vậy, trong sử dụng đất đai
phải phát huy tối đa những tác động tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những
tác động tiêu cực của yếu tố môi trường đối với đất đai và ngược lại. Đây là
những cơ sở khoa học rất quan trọng đối với việc nghiên cứu mối quan hệ, tác
động giữa sử dụng đất đai với môi trường trong sử dụng đất.


6


2.1.2. Yêu cầu sử dụng đất của cây cà phê và một số cây trồng xen
2.1.2.1. Yêu cầu sử dụng đất đối với cây cà phê
Cà phê là cây trồng nhiệt đới, các yếu tố như khí hậu, độ cao địa hình, loại
đất,... có tính chất quyết định đến sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Trong các
yếu tố sinh thái chính ảnh hưởng đến cây cà phê thì yếu tố khí hậu mang tính
quyết định do yếu tố này khó thay đổi. Các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng chỉ
ít nhiều hạn chế bớt ảnh hưởng của nó chứ khơng làm thay đổi được. Do vậy khi
quy hoạch vùng trồng cà phê phải đặc biệt quan tâm đến các yếu tố khí hậu trước
rồi mới đến yếu tố đất đai (Lê Ngọc Báu, 2011).
- Yêu cầu về khí hậu: Yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến năng
suất, đặc biệt là chất lượng, hương vị của sản phẩm cà phê.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất mẫn cảm đối với năng suất của cây cà phê vì sẽ ảnh
hưởng đến quá trình quang hợp của cây, q trình tích lũy chất khơ, thụ phấn của
hoa và hình thành hạt cà phê. Theo Hồng Thanh Tiệm và cs. (1999), cà phê là loại
cây ưa ánh sáng tán xạ vì vậy quá trình quang hợp được thực hiện tốt nhất trong
điều kiện cây được che bóng. Nhiệt độ cao thường dẫn đến sự thiếu hụt nước ở
trong cây làm cho các lỗ khí khổng đóng lại, làm giảm khả năng trao đổi khơng khí
với mơi trường bên ngồi, đồng thời làm tăng lượng khí CO2 bên trong tế bào của
lá, ức chế đến hoạt động quang hợp. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao sẽ làm cho các
hệ thống tiếp nhận ánh sáng của diệp lục bị phá hủy gây ra các vết cháy. Sự chênh
lệch về nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng như biên độ nhiệt giữa ngày và
đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đặc biệt là hương vị của hạt cà phê (Lê
Ngọc Báu, 2011). Đối với cây cà phê vối nhiệt độ thích hợp từ 20 - 300C, thích
hợp nhất cho cà phê vối là 22 - 260C (Trương Hồng, 1999) cho cà phê chè 17 230C và biên độ nhiệt độ khơng khí ngày - đêm nên duy trì trong khoảng 9 - 120C.
Cà phê vối là cây đòi hỏi nền nhiệt cao, phát triển tốt nhất ở những vùng có nhiệt
độ trung bình năm từ 20 - 240C, tổng tích ơn tốt nhất > 7.5000C.

+ Lượng mưa
Lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu rất quan trọng vì sẽ ảnh
hưởng đến đến khả năng sinh trưởng, năng suất, kích thước của hạt cà phê và q
trình phân hóa mầm hoa. Nhiều nghiên cứu cho thấy cây cà phê cần một lượng
mưa khá cao và phân bố đồng đều giữa các tháng trong năm, nhưng phải có thời

7


gian khô hạn tối thiểu từ 2 - 3 tháng (tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Thời gian
khô hạn này chính là yếu tố quyết định đến q trình phân hóa mầm hoa ở cây cà
phê. Sau q trình phân hóa mầm hoa, cây cà phê cần có một lượng nước nhất
định do mưa hoặc tưới tương đương với 40mm thì quá trình nở hoa, thụ phấn sẽ
diễn ra thuận lợi, hoa nở đều và tập trung, còn nếu lượng nước mưa hoặc tưới
quá ít sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự ra hoa và đậu quả không tập trung dẫn đến
năng suất vườn cây không ổn định. Sau khi ra hoa, thụ phấn cây cà phê cần được
cung cấp nước thường xuyên và liên tục để đảm bảo đủ ẩm cho cây sinh trưởng,
phát triển, nuôi quả và lặp lại chu kỳ sinh trưởng ra cành, lá mới để tạo năng suất
cho vụ sau. Chính vì vậy, bổ sung đầy đủ nước cho cây cà phê trong giai đoạn
này có tính chất quyết định góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cà phê
(Phan Quốc Sủng, 1987). Cà phê chịu đựng tốt với biến động của lượng mưa
nhưng tốt nhất lượng mưa 1.500 – 2.000mm cho cà phê vối và phân bố đồng đều
trong khoảng 9 tháng (Hoàng Thanh Tiệm và cs., 1999). Cà phê vối là cây thụ
phấn chéo bắt buộc nên ngoài yêu cầu phải có một thời gian khơ hạn ít nhất là 2 3 tháng sau giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa, giai đoạn lúc cây nở hoa
yêu cầu phải có thời tiết khơ ráo, khơng có mưa để q trình thụ phấn được thuận
lợi. So với cà phê chè và cà phê mít thì cà phê vối có sức chịu hạn kém nhất
(Nguyễn Văn Thái, 2012).
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm khơng khí có vai trị đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cà phê nở
hoa. Khi nở hoa, cây cà phê cần phải có ẩm độ cao, nếu ẩm độ quá thấp cộng

với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ hoa bị
thui, quả non bị rụng (Nguyễn Văn Thái, 2012). Cây cà phê vối thích hợp trong
điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa. Theo Nguyễn Văn Thường (2001), ẩm
độ khơng khí trung bình năm thích hợp nhất khoảng 85% cho cà phê vối và 75 80% cho cà phê chè. Ẩm độ khơng khí cao sẽ làm giảm sự mất nước của cây
qua q trình bốc thốt hơi nước. Tuy nhiên, nếu ẩm độ khơng khí q cao cũng
là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu ẩm
độ khơng khí q thấp làm cho q trình bốc thốt hơi nước tăng lên rất mạnh
làm cho cây bị thiếu nước và héo, đặc biệt là trong những tháng mùa khơ có
nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn. Ngồi ẩm độ khơng khí, q trình bốc thốt hơi
nước qua lá cà phê phụ thuộc vào tốc độ gió, nhiệt độ mơi trường, ẩm độ đất
(Lê Ngọc Báu, 2011).

8


+ Ánh sáng
Cà phê vối là cây thích ánh sáng trực xạ yếu vì xuất xứ của cây cà phê vối
mọc rải rác ven bìa rừng ở Châu Phi. Ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường
độ mạnh thì cây cà phê vối cần lượng cây che bóng để điều hịa ánh sáng, điều
hịa q trình quang hợp của vườn cây. Ngồi ra, cây che bóng cịn làm hạn chế
khả năng phát dục của cây quá sớm, tránh cây bị kiệt sức dẫn đến khô cành, khô
quả do năng suất quá cao. Bên cạnh đó cây che bóng cũng có tác dụng làm cho
thời gian quả chín chậm lại, đủ thời gian để cho hạt tích lũy các chất dinh dưỡng
đặc biệt là các hợp chất thơm làm cho chất lượng hạt tăng lên (Hoàng Thanh
Tiệm và cs., 1999). Do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn
cây cà phê một cách hợp lý là vơ cùng quan trọng.
+ Gió
Gió lạnh, gió nóng, gió khơ đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê vì
cây cà phê xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm và tương đối lặng
gió. Nếu gió nhẹ sẽ giúp cây cà phê tăng khả năng bốc và thoát hơi nước, trao

đổi chất của cây và q trình thụ phấn. Nhưng khi có gió mạnh dễ làm rụng
hoa, quả, lá, thậm chí gãy cành sẽ ảnh hưởng đến năng suất vườn cà phê. Đặc
biệt là gió mạnh trong mùa khơ nóng, làm tăng sự bốc thốt hơi nước từ cây và
đất và có thể làm tổn thương cây về mặt cơ học. Nhìn chung tất cả các vùng
trồng cà phê ở nước ta đều bị ảnh hưởng của gió hoặc bão (Hồng Thanh Tiệm
và cs., 1999). Vùng Tây Ngun gió Đơng Bắc thường thổi rất mạnh trong các
tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với tốc độ gió lớn kèm theo
khơng khí khơ nên làm tăng q trình bốc thốt hơi nước, vì vậy cần trồng cây
chắn gió phù hợp để hạn chế tác hại của gió. Cây chắn gió và cây che bóng cịn
có tác dụng hạn chế hình thành và tác hại của sương muối. Đặc biệt ở những
vùng có gió nóng, cây chắn gió và cây che bóng cịn có tác dụng điều hịa nhiệt
độ trong vườn cà phê.
- Yêu cầu về độ cao địa hình
Cà phê vối ưa nóng ẩm, ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở những
vùng có độ cao dưới 800m so với mặt nước biển. Nếu những vùng có độ cao lớn
hơn 1.000m so với mặt nước biển không nên trồng cà phê vối bởi nó sẽ ảnh
hưởng lớn đến năng suất và chất lượng (Nguyễn Sỹ Nghị và cs., 1996).

9


×