Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.51 KB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. MỤC LỤC A- ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................Trang 2 I. Tên đề tài ...............................................................................................Trang 2 II. Lý do chọn đề tài ..................................................................................Trang 2 1. Cơ sở lý luận. .................................................................................Trang 2 2. Cơ sở thực tế ..................................................................................Trang 3 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................Trang 3 I. Thực trạng của vấn đề ...........................................................................Trang 3 1. Thuận lợi ........................................................................................Trang 3 2. Khó khăn ........................................................................................Trang 4 II. Yêu cầu của đề tài ................................................................................Trang 5 III. Những biện pháp thực hiện .................................................................Trang 6 1. Khái niệm văn bản thuyết minh .....................................................Trang 6 2. Lý do tại sao lại đưa văn thuyết minh vào Ngữ Văn 8 ..................Trang 6 3. Nội dung chương trình ...................................................................Trang 7 4. Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy văn thuyết minh ...............Trang 8 5. Phương pháp ................................................................................Trang 12 IV. Ví dụ minh hoạ .................................................................................Trang 13 1. Bài “Phương pháp thuyết minh” ..................................................Trang 13 2. Bài “Thuyết minh về phương pháp (cách làm)” ..........................Trang 19 3. Bài “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ..........................Trang 26 4. Chương trình địa phương (phần tập làm văn) .............................Trang 32 V. Khảo sát chất lượng ...........................................................................Trang 45 VI. Bài học kinh nghiệm .........................................................................Trang 53 C- KẾT LUẬN ........................................................................................Trang 53. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 1 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. A- ĐẶT VẤN ĐỀ : I- Tên đề tài : MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢNG DẠY VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 II- Lý do chọn đề tài : 1) Cơ sở lý luận : Nghị quyết trung ương II, khóa VIII của Đảng có xác định : “Mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước… làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp …” Như vậy, mục tiêu của giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng là góp phần vào đào tạo nên những con người toàn diện (giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành) để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Thế nhưng một vài năm trước đây, việc giảng dạy trong nhà trường của chúng ta bị xã hội phê phán là nặng tính chất kinh điển còn thoát ly đời sống thực tế. Học sinh giỏi về lý thuyết nhưng lại yếu về thực hành. Không chỉ thế, các em còn hầu như chưa có khả năng tự trình bày rõ ràng, mạch lạc một phương pháp, một cách làm về sản phẩm mình làm ra; có em lại chưa biết tự giới thiệu về những đặc trưng tiêu biểu nhất của quê hương mình … Làm sao để khắc phục tình trạng trên ? đó quả là câu hỏi khó. Và Bộ Giáo Dục đã thực hiện theo tinh thần hiện đại hóa nội dung chương trình, hướng tới thực tiễn đời sống, giảm bớt hàn lâm, tăng cường thực hành nói và viết cho học sinh, SGK Ngữ Văn 8 đã đưa vào giảng dạy ở phần tập làm văn thể loại “Văn thuyết minh” với mong muốn bước đầu các em có năng lực giới thiệu khách quan, mạch lạc về đối tượng nào đó. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 2 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. 2) Cơ sở thực tế Như tất cả chúng ta đều biết, để thu hút được sự chú ý của hoïc sinh trong giờ học Văn đã khó với phân môn Tập Làm Văn lại càng khó hơn. Do vậy muốn thực hiện được người giáo viên cần phải cĩ nghệ thuật, cĩ sự kết hợp nhiều yếu tố. Nếu giáo viên không biết phương pháp, hững hờ thiếu nhiệt tình thì sẽ gây sự nặng nề, nhàm chán, thụ động cho học sinh. Mặt khác, sự chủ động, tích cực hợp tác của học sinh cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tiết học. Mà trong thực tế giảng dạy, một số đông các em vẫn còn thờ ơ với tiết học, có thái đô học tập rất thụ động theo kiểu thầy dạy bao nhiêu biết bấy nhiêu, không tự tìm tòi, học hỏi, quan sát… tại sao vậy? Phải chăng là do các em không có hứng thú với Phần Tập Làm Văn. Hay còn vì lý do nào khác nữa? đó là câu hỏi khiến tôi trăn trở khá nhiều. Qua 5 năm giảng dạy, tìm tòi cùng với sự cố gắng của hoïc sinh, đến nay tôi vui mừng nhận thấy thái độ cùa các em đã dần dần đổi khác. Các em đã có hứng thú, chủ động hơn và có ý thức quan sát, tích lũy và vận dụng các kiến thức vào các tiết học, vào bài văn thuyết minh của mình. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài này và xin ghi lại đây một vài kinh nghiệm nhỏ bé với hy vọng những ý kiến của tôi sẽ phần nào giúp ích cho quý đồng nghiệp. B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I –Thực trạng của vấn đề: 1) Thuận lợi: Như trên tôi đã trình bày, văn thuyết minh là loại văn bản thông dụng, được sử dụng rất rộng rãi, nghành nghề nào cũng cần đến. Nên khi giảng dạy văn thuyết minh tôi gặp một số thuận lợi nhất định: - Tài liệu tham khảo tôi có thể xem trên báo chí, trên truyền hình, trên radio, trong sách giáo khoa của các môn học khác và ngay chính trong thực tế đời sống xung quanh ta. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 3 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. - Được sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp trong trường khi có vấn đề liên quan đến phân môn Thầy, Cô giảng dạy. - Với sự tham gia nhiệt tình, tích cực và sáng tạo của học sinh. 2) Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng gặp phải một số khó khăn cần khắc phục: a) Về giáo viên -Trường tôi đang giảng dạy là một trong những trường khá xa trung tâm, xa thị trấn huyện, tỉnh nên việc nắm bắt thông tin giảng dạy tiên tiến, hiện đại còn chậm và hạn chế. Đôi khi rất khó khăn cho việc tìm tài liệu cho bài giảng của mình, nhất là phần thuyết minh về địa phương. - Giáo viên THCS được phân công giảng dạy theo từng phân môn. Giáo viên nào được phân công dạy môn nào thì chỉ chuyên tâm tìm hiểu, hoïc hoûi vaø trau dồi kiến thức chuyên môn đó,ít khi tìm hiểu, quan tâm đến các phân mơn khác, các lĩnh vực khác. maù phaàn vaên thuyeát minh laïi coù moái quan heä khaù chặt chẽ với các môn học khác trong nhà trường và các lĩnh vực trong đời sống. b) Về học sinh - Học sinh ở đây đa số là con nhà nông và các gia đình đến đây để làm kinh tế mới,nên ngoài thời gian học ở trường các em về nhà phải phụ giúp gia đình rất nhiều công việc. Có em một buổi đi học còn một buổi ở nhà phụ gia đình làm rẫy, cạo mủ cao su… Có khi, các em đi làm về chỉ kịp tắm rửa, thay bộ quần áo là tới trường. Các em tới lớp với một cơ thể mệt mỏi như vậy rất khó tiếp thu kiến thức mới, đôi khi còn ngủ gục trong giờ học. Và cũng chính vì lí do đó nên các em không có đủ thời gian để chuẩn bị bài trước khi lên lớp, cũng như khơng cĩ thời gian để tìm tịi thêm trên đài, báo, các kiến thức trong thực tế. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 4 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. - Một bộ phận khác là con em gia đình khá giả nhưng cha mẹ các em lại có quan niệm chưa đúng về vị thế của môn Ngữ Văn trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn các em. Họ cứ nghó với nền kinh tế mở cửa hiện nay, con em họ chỉ cần học những môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ … là những môn thiết thực sẽ giúp con em họ sau này dễ xin việc, dễ kiếm tiền. Không mấy ai quan tâm đến việc học văn của con em, đến việc con viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, không viết đúng một lá đơn… nên không chỉ không tạo điều kiện cho các em trong việc tìm tài liệu mới cho bài văn mà còn khiến các em cũng có cái nhìn lệch lạc về việc học văn và không còn hứng thú với môn Ngữ Văn nói chung và đặc biệt là phân môn Tập Làm Văn. - Một bộ phận nhỏ các em có thái độ làm biếng học Ngữ Văn và gần như dửng dưng với phân môn Tập Làm Văn, thậm chí không biết bố cục một bài văn gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì ? khi có đề bài là các em ngay lập tức đặt bút viết bài không cần tìm hiểu gì, không cần biết phải huy động những kiến thức nào để làm bài. Cứ viết đến đâu hay đến đó. II- Yêu cầu của đề tài. - Phần văn thuyết minh cần được giảng dạy, truyền thụ kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng khắc sâu kiến thức cho học sinh. Liên hệ chặt chẽ với các môn học khác và một số lĩnh vực trong đời sống. - Giúp giáo viên Ngữ Văn giảng dạy tốt và đạt kết quả cao. Đồng thời, phải luôn luôn tìm tòi nghiên cứu, trau dồi thêm kiến thức thực tế. - Kích thích sự hứng thú, chủ động, sáng tạo, quan sát và tìm tòi thêm các kiến thức trong các tiết văn thuyết minh nói riêng và các tiết Tập Làm Văn nói chung. - Đồng thời, giúp học sinh nhận ra rằng môn Ngữ Văn trong THCS là cầu nối các môn học khác và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các em trở thành con người của xã hội mới năng động và sáng tạo.. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 5 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. III- Những biện pháp thực hiện. Muốn giảng dạy thành công văn thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8, trước hết cần phải nắm được một số vấn đề sau : 1. Khái niệm văn thuyết minh Văn bản thyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) và đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích - Tri thức trong văn thuyết minh đòi hỏi khách quan xác thực, hữu ích cho con người. - Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. 2. Tại sao lại đưa văn bản thuyết minh vào chương trình Ngữ Văn 8 : Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập Làm Văn THCS Việt Nam. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống, từ lâu nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản,…đã đưa vào chương trình học cho học sinh. Chính vì vậy, có thể nói đây là kiểu văn bản hoàn toàn mới, chưa có trong chương trình và sách giáo khoa Tập Làm Văn trước đây. Nhưng nói mới là so với chương trình và sách giáo khoa thôi, chứ không mới so với yêu cầu thực tế của đời sống. Văn bản thuyết minh còn là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Mua một cái máy như tivi, máy bơm, máy cày…đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản . Mua một hộp bánh, trên đó cũng có ghi xuất sứ, thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tịnh…Đến Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 6 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. một danh lam thắng cảnh, trước cổng vào thế nào cũng có ghi lời giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh. Ra ngoài phố, ta gặp các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Cầm quyển sách, bìa sau có thể có lời giới thiệu tóm tắt nội dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm được trích…Tất cả đều là văn bản thuyết minh. Như vậy, trong đời sống hàng ngày không lúc nào ta thiếu được văn bản thuyết minh. Do vậy, đưa văn bản thuyết minh vào Ngữ Văn 8 là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh. Hay nói một cách khác đưa văn bản thuyết minh vào Ngữ Văn 8 là đáp ứng yêu cầu đời sống xã hội hiện nay, đào tạo một năng lực cần thiết mà học sinh ta xưa nay chưa được học chính thức. Hiểu được những lý do trên sẽ giúp tôi có hiểu biết sâu sắc hơn về văn bản thuyết minh và sẽ thấy nhẹ nhàng hơn, cũng như không còn quá lo sợ học sinh sẽ không tiếp thu được, không biết lấy tư liệu từ đâu đeå làm bài nữa. Đồng thời, bước đầu thực hiện được nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập vào xã hội, giúp các em sau này ra đời bớt bị bỡ ngỡ, lúng túng trước những vấn đề đặt ra. 3. Nội dung văn bản thuyết minh trong Ngữ Văn 8. Như chúng ta biết SGK chương trình Ngữ Văn THCS được xây dựng theo nguyên tắc “đồng tâm” hai vòng : vòng I (gồm lớp 6 – 7) vòng 2 (gồm lớp 8 – 9). Nhưng phần văn bản thuyết minh lại chỉ có ở vòng 2 ( lớp 8). Mặc dù phần văn bản thuyết minh chỉ được có mặt ở lớp 8 nhưng nó lại có sự tích hợp rất chặt chẽ với các lớp 6, 7, 9 thông qua các văn bản nhật dụng. Nội dung giảng dạy thuyết minh ở Ngữ Văn 8 gồm: 1). Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. 2). Phương pháp thuyết minh. 3). Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 7 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. 4). Thuyết minh về một thứ đồ dùng (luyện nói). 5). Thuyết minh về một thể loại văn học. 6). Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. 7). Thuyết minh về một phương pháp (cách làm). 8). Thuyết minh một danh lam thắng cảnh. 9). Ôn tập về văn thuyết minh. 10) Chương trình địa phương (phần tập làm văn) Nắm được những nội dung trên sẽ giúp tôi có kế hoạch và phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp, không quá ôm đồm nói quá nhiều vấn đề trong một bài giảng để dẫn đến hết giờ mà kiến thức chính chưa truyền thụ được. Hơn nữa, nắm được điều này còn giúp tôi có khả năng giúp học sinh tích hợp và cuûng cố các văn bản đã học và đó cũng là một ví dụ chân thực nhất cho bài học. Ví dụ: Như khi giảng bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ta có thể tích hợp, liên kết tới văn bản “Động Phong Nha”(ngữ văn 6), “Ca Huế trên sông Hương” (ngữ văn 7) hay “Cầu Long biên_chứng nhân lịch sử” (ngữ văn 6)… 4. Một số lưu ý khi giảng dạy văn bản thuyết minh. a) Đặc điểm: Đặc điểm quan trong nhất để phân biệt kiểu văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản khác đó chính là trình bày kiến thức khách quan về đối tượng. Đối tượng này có thể là nguời là cơ quan là đồ vật, là loài vật hay động vật, là di tích văn hóa, là một cuốn sách, hay một phương pháp làm việc nào đó… mà nhiệm vụ của văn thuyết minh là phải cung cấp tri thức khách quan về đối tượng, giúp con người có được sự hiểu biết một cách đúng đắn và đầy đủ về đối tượng đó. Vì là kiến thức khách quan nên người làm không thể hư cấu, bịa đặt tưởng tượng hay suy luận. Nghĩa là tri thức phải phù hợp với thực tế và không đòi hỏi người làm phải bộc lộ cảm xúc cá nhân của mình. Người viết phải tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng. Vì thế nó đòi hỏi học sinh. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 8 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. phải quan sát, điều tra, phải tích lũy, hệ thống hóa mới viết được bài. Điều này nâng cao ý thức khoa học cho học sinh. Ví dụ: Khi giới thiệu một cuốn sách học sinh phải cho biết sách của ai, thể loại gì, xuất bản năm nào, ở đâu, nội dung gồm những mục gì, sách dày hay mỏng, cần thiết đối với ai…Nếu đọc kỹ phải giới thiệu sách nêu vấn đề gì. Hay muốn giới thiệu về một tác giả nào đó thì phải giới thiệu được họ tên đầy đủ (bí danh nếu có), ngày tháng năm sinh, năm mất, quê quán, thể loại thành công nhất của tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả…Tìm hiểu kĩ hơn thì có thể viết về xuất thân của tác giả, những thăng trầm của cuộc đời tác giả … Ngoài ra văn thuyết minh còn có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính nên không nhất thiết phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm văn học. Tuy nhiên nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt . Ví dụ: Nếu giới thiệu về một loài hoa có thể bắt đầu bằng việc miêu tả vẻ đẹp của hoa, gợi cảm xúc chung về loài hoa ấy rồi mới thuyết minh cũng rất hay .Khi giới thiệu về một danh lam thắng cảnh nào đó trước khi giới thiệu ta có thể giới tiệu vài nét về quang cảnh, vẻ đẹp chung, toàn cảnh để gợi cho người đọc (nghe) cảm giác như được hòa mình, đắm mình trong quang cảnh này càng tốt, hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. b) Phương pháp thuyết minh Nếu như nói tri thức về đối tượng cần thuyết minh là vô cùng quan trọng trong bài văn thuyết minh. Thì phương pháp thuyết minh cũng đóng vai trò quan trọng không kém cho việc thành công của một bài văn thuyết minh. Nên để làm được một bài văn thuyết minh hay thì nhất thiết phải có phương pháp phù hợp với từng đối tượng thuyết minh. Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh biết cách sử dụng các phương pháp sao cho hiệu quả nhất đối với từng đối tượng. Ví dụ: để thuyết minh về cái quạt máy thì phương pháp phân chia đối tượng thành các bộ phận là phù hợp nhất. Để làm được đề này thì ta có thể chia Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 9 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. chiếc quạt máy thành hai hệ thống chuyển động và hệ thống bảo vệ rồi sau đó lần lượt đi thuyết minh từng hệ thống. Hay để thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá thì ta lại phải sử dụng chủ yếu là phương pháp liệt kê, đưa số liệu để giúp người đọc có thể thấy rõ được ảnh hưởng to lớn của thuốc lá đến sức khỏe con người cũng như đến môi trường xung quanh. c) Đề văn thuyết minh Đề tập làm văn thường có hai dạng: một là đề văn có mệnh đề, xác định nhu cầu, phạm vi bài văn (như thuyết minh về chiếc quạt máy, thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam…). Hai là đề văn chỉ nêu đề mục, không có mệnh lệnh cụ thể. Loại đề thứ hai này thường chỉ nêu đối tượng thuyết minh, đòi hỏi học sinh phải cụ thể hóa, lựa chọn đối tượng cụ thể cho bài viết của mình. Và ngữ văn 8 dùng cả hai loại đề này nhưng nhiều trương hợp nghiêng về kiểu thứ hai để phát huy vai trò chủ động của học sinh. Ví dụ: Đề chỉ cần nêu “Chiếc nón lá Việt nam” là học sinh đề đề yêu cầu viết bài thuyết minh, giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Hay đề nêu “Giới thiệu về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giày, phở, cốm…)” thì học sinh có thể lựa chọn một đối tượng cụ thể mà mình hiểu biết để thuyết minh, không nhất thiết bắt buộc phải thuyết minh về một đối tượng mình ít hiểu biết. Ở những đề kiểu này giáo viên có thể cho học sinh tự chọn đối tượng mà mình hiểu biết, yêu thích như vậy bài làm của các em sẽ đạt kết quả cao hơn. d) Ngôn ngữ Bên cạnh những chú ý ở thên thì ta cũng cần hết sức chú ý đến ngôn ngữ của bài văn thuyết minh. Chính ví bài văn thuyết minh luôn luôn đòi hỏi phải khách quan, khoa hoc. Nên ngôn ngữ của bài văn thuyết minh cũng yêu cầu chính xác, gọn, sáng rõ. Tránh dài dòng và mập mờ không rõ nghĩa. Nhưng trong các trường hợp thuyết minh mang tính nghệ thuật, Ví Dụ như con kiến tự kể về loài kiến thì có thể tưởng tượng người kể đóng vai con kiến, nhưng tri thức về loài kiến phải tuyệt đối chính xác. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 10 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. e) Phân biệt văn thuyết minh với các kiểu văn khác Khác với văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính công vụ, văn bản thưyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con nguời hiểu biết đuợc đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biến cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi. Còn nó khác với tư sự vì nó không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy đuợc, hình dung ra đuợc, mà cốt làm cho người ta hiểu. Khác với văn nghị luận vì cái chính ở đây là trình bày nguyên lí, quy luật, cách thức …chứ không phải là luận điểm, suy luận, lí lẽ. Khác với văn hành chính – công vụ vì nó không trình bày quyết định, nguyện vọng, thông báo của ai đối với ai. Trong chương trình Ngữ Văn THCS học sinh cũng đã được học cách giải thích trong nghị luận. Nhưng nghị luận giải thích chủ yếu là dùng dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề. Ở văn bản thuyết minh lại là giải thích bằng cơ chế, quy luật của sự vật, cách thức sử dụng và bảo quản đồ vật …hay nói cách khác là giải thích bằng tri thức khoa học . Như vậy, văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản riêng, mà các loại văn bản khác không thay thế được. Mặc dù, trong bài thuyết minh ở đâu đó ta vẫn thấy bóng dáng của các văn bản trên. g) Cuối cùng là ta cần phải hết sức quan tâm đến tính tích hợp ngang, tích hợp dọc trong cùng phân môn Ngữ Văn. Như ở sáng kiến kinh nghiệm năm 20052006 tôi đã trình bày văn thuyết minh có mối quan hệ hết sức mật thiết với văn bản nhật dụng. Từ những văn bản nhật dụng này giúp học sinh biết cách làm một bài văn thuyết minh hay hơn, cũng như cung cấp cho học sinh rất nhiều thông tin về viết bài. Và đưa học sinh đến gần hơn với đời sống hằng ngày. Cũng chính những văn bản nhật dụng này là ví dụ cụ thể, chân thực cho các phương pháp thuyết minh.. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 11 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. Không chỉ có vậy, văn thuyết minh còn có mối quan hệ mật thiết với các môn học khác như Địa Lí, Lịch sử, Sinh học, Hoá học, Toán học,…Trong trường THCS Ví dụ: Để giới thiệu được về một danh lam thắng cảnh nào đó ta phải biết được quá trình hình thành và phát triển của nó; phải biết được nó nằm ở vị trí nào, sâu bao nhiêu, rộng bao nhiêu, hình dáng nó như thế nào, môi trường cảnh quan xung quanh ra sao…Tất cả những điều này ta không thể bịa ra được mà phải tra cứu trong những sách chuyên môn mới có được. Từ những điều trên sẽ giúp học sinh có khả năng liên hệ, có kĩ năng quan sát, phân tích và biết kết hợp các môn học trong THCS. Đặc biệt là giúp học sinh tiếp cận với đời sống xã hội. 5. Phương pháp dạy văn thuyết minh Chúng ta điều biết học sinh chỉ hiện ra đầy đủ và toàn điện nhất rong mối quan hệ với giáo viên và với tác phẩm. Do đó, họ vừa là đối tượng của hoạt động dạy lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Cho nên, họ tích cực, năng động tự mình dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên để có thể phát triển toàn diện, thực chất về óc thẩm mĩ, khả năng quan sát, kĩ năng tạo lập văn bản…Từ đó, giáo viên phải có những phương pháp đúng đắn để có thể phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hiểu được những điều trên khi giảng dạy tôi đã chú ý để có thể kết hợp nhiều phương pháp vào giảng dạy văn thuyết minh như các thể loại văn khác trên cơ sở xác định phương pháp chính gắn với tính chuyên biệt của môn học. Có thể kết hợp cả phương pháp truyền thống và các phương pháp mới để giảng dạy tuỳ vào từng bài, từng đối tượng học sinh cho phù hợp. Một số phương pháp sau: - Phương pháp thuyết trình kết hợp với minh hoạ giảng giải . - Phương pháp đàm thoại kết hợp với phân tích, chứng minh. - Phương pháp nêu vấn đề (kích thích tư duy sáng tạo của học sinh). Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 12 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. - Phương pháp thảo luận nhóm . - Phương pháp quan sát - Phương pháp thống kê số liệu, nghiên cứu tài liệu (sưu tầm) - Phương pháp viết đoạn văn ngắn Riêng các phương pháp thảo luận nhóm, quan sát thống kê số liệu, nghiên cứu tài liệu (sưu tầm) không nhất thiết phải thực hiện trong tiết học. Tuỳ vào từng bài mà giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện như: Giáo viên có thể giao bài cho từng nhóm làm trước hoặc sau tiết học. Ð?n ti?t h?c cử đại diện lên trình bày phần đã chuẩn bị. IV. Phần minh hoạ cho những phương hướng và yêu cầu đã nêu trên. Nếu giáo viên nắm được những vấn đế và phương hướng nêu trên thì sẽ thuận lợi trong việc soạn giảng phần vănø thuyết minh ngữ văn 8. 1) Bài “Phương pháp thuyết minh” Ngữ văn 8, Tập I a) Mặc dù đây là tiết tập làm văn nhưng giáo viên cung khơng th? khơng chú ý đến cách giới thiệu bài mới của mình. Để sao cho học sinh có tâm thế học tập thoải mái, hứng thú khi bước vào tiết học. Chính vì vậy ở bài này ta có th? giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau như: -Cách 1: Đặt ra một tình huống cho học sinh trả lời: Theo các em, làm thế nào để qua sông mà không cần lội xuống nước ? (học sinh trả lời: đi qua cầu, đi đò, đi phà …) Hay làm thế nào để học tốt ? (học sinh trả lời: học tập chăn chỉ, làm bài tập soạn bài đầy đủ, chú ý lắng nghe …). Đó chính là cách thức, phương pháp để giải quyết vấn đề. Đối với bài văn thuyết minh cũng vậy, muốn làm được tốt thì phải có phương pháp phù hợp. Vậy văn thuyết minh có những phương pháp nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này. - Cách 2: Chúng ta đã biết văn thuyết minh rất cần thiết trong cuộc sống để mở rộng tri thức cho con người. Ơû tiết học trước các em đã nắm đuợc vai trò và vị trí của văn thuyết minh. Hôm nay, trong tiết học này chúng ta cùng nhau tìm Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 13 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. hiểu các phương pháp của văn thuyết minh. Xem văn thuyết minh có những phương pháp nào? b) Sau khi đã giới thiệu bài xong tôi đưa cho học sinh đề bài “ Giới thiệu về quê hương Bình Dương của em” và hỏi muốn có được những tri thức để làm bài văn thuyết minh trên thì em cần phải làm gì? Và gợi dẫn cho học sinh thấy được: Để làm được bài văn thuyết minh phải có tri thức về đối tượng đó. Mà muốn có tri thức về đối tượng thì trước hết phải biết quan sát. Quan sát không phải chỉ đơn thuần là nhìn, xem mà còn phải quan sát phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân biệt cái chính, cái phụ. Đặc điểm tiêu biễu có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác vì như cao, thấp, dài, ngắn, to, bé, vuông ,tròn, … Thứ đến phải biết tra cứu từ điển, sách giáo khoa. Thứ ba là biết phân tích, ví dụ đối tượng có thể chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì, quan hệ của các bộ phận ấy với nhau ra sao. c) Tôi chỉ dành thời gian khoảng 5 -7 phút cho hai hoạt động trên còn thời gian còn lại tôi sẽ để tìm hiểu các các phương pháp. Bởi phương pháp thuyết minh là vấn đế then chốt của bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp học sinh sẽ phải ghi nhận thông tin nào, lựa chọn những số liệu nào để thuyết minh cho sự vật, hiện tượng. Nếu hiểu cấu tạo của sự vật thì phải trình bày sự vật theo các thành phần cấu tạo của nó. Nếu hiểu sự vật theo quá trình hình thành của nó thì phải trình bày theo quá trình đó từ trước đến sau. Nếu sự vật có nhiều phương diện và bộ phận thì lần lượt thì trình bày từng phương diện, bộ phận một cho đến hết. Như thế là trình bày theo trình tự đặc trưng của bản thân sự vật. Có rất nhiều phương pháp thuyết minh được giới thiệu trong bài. Và như ở trên tôi đã trình bày văn thuyết minh có mối quan hệ mật thiết với các môn học khác trong trường THCS cũng như tích hợp với văn bản nhật dụng rất nhiều. Cụ thể như một số phương pháp sau:. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 14 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: với phương pháp này ta có thể bắt gặp ở trong tất cả các môn học trong nhà trường hay bất kì một các hiện tượng nào trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Như môn Giáo Dục Công Dân: Đạo Đức là gì? Đạo đức là những qui định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện. Ở môn Âm Nhạc: nhịp. 2 2 là nhịp như thế nào? Nhịp là trong một ô nhịp 4 4. có 2 phách, 1 phách mạnh và1 phách nhẹ. Ở môn sinh học : Hô hấp là gì? Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Và đây cũng là phương pháp mà học sinh sẽ phải luyện tập nhiều để tránh những lỗi thường gặp như định nghĩa quá rộng, quá hẹp hay trùng lặp, không làm cho người đọc nhận thức được sự vật. Hay trong cuộc sống hàng ngày cũng phải sử dụng phương pháp này rất nhiều. Ví dụ như mưa là gì? Bão là gì? Tại sao có mưa, có bão? Để làm được điều này đòi hỏi học sinh phải có khả năng diễn đạt lưu loát mạch lạc, rõ ràng. Và đồng thời phần lớn các câu được sử dụng phương pháp này đều có vị trí đầu bài, đầu đoạn, giữ vai trò vai trò là giới thiệu. Và trong văn thuyết minh cũng sử dụng phương pháp này khá phổ biến. - Phương pháp nêu ví dụ, liệt kê. Đây là phương pháp thường dùng nhất trong các bài giảng c?a tất cả giáo viên thuộc tất cả các phân môn. Tôi có thể cho học sinh tích hợp các văn bản nhật dụng đã học ở những đoạn đặc biệt như : + “ Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-ni, gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-o-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh”. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 15 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. (Thông tin về ngày trái đất năm 2000) + “Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến nhất là trong các câu hò đối đáp trí thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú, chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xây lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hòø Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn “Huế”. (Ca Huế trên sông Hương) - Phương pháp đưa số liệu : ở phương pháp này thì hầu như phân môn nào cũng có. Giáo viên có thể cho tích hợp với các văn bản nhật dụng đã học như văn bản “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử” có đoạn “Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn) … nặng tới 17 nghìn tấn”. Hay văn bản “Ôn dịch thuôc lá” trong đoạn “Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do hút thuốc lá” Bên cạnh đó, ta cũng có thể cho học sinh liên hệ đến môn khác như môn lïich sử: “Ngay khi vừa mới ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã phải đối mặt với ba thứ giặc hung dữ: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nạn đói hoành hành đã làm cho hơn 2 triệu đồng bào chết đói, trên 95% dân số mù chữ, miền Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng, miền Nam trên 15 vạn quân Pháp lăm le xâm lược nước ta”. Môn địa lí: “Với các điều kiện thuận lợi về địa hình và điều kiện khác nhau, quỹ đất của Bình Dương được khai thác khá triệt để vào các mục đích kinh tế và đời sống xã hội. Điều này được thể hiện khá rõ ràng qua bảng sau: Các loại đất. Diện tích (ha). Tổng diện tích. 269.554. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Cơ cấu (%) 100.0. Trang 16 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. Đất nông nghiệp. 211834. 78.58. Đất lâm nghiệp. 14.495. 5.38. Đất chuyên dùng. 25.501. 9.46. Đất khu chung cư. 6.109. 2.27. Đất chưa sử dụng. 11.615. 4.31. Hiện trạng sử dụng đất của Bình Dương, năm 2002 - Phương pháp phân loại, phân tích: đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại để trình bày cho rõ ràng. Một đối tượng có nhiều bộ phận, nhiều mặt thì phân ra từng bộ phận, từng mặt mà trình bày lần lượt. Ví dụ trong văn bản “ ca Huế trên sông Hương” tác giả đã tách ra để thuyết minh : thuyết minh về các làn điệu dân ca; các loại nhạc công, ca công; … Hay trong môn sinh học muốn giới thiệu về một cây thì ta chia ra hai bộ phận: rễ, thân, cành, lá,… Muốn giới thiệu về đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp ở người thì ta chia thành các cơ quan ở đường dẫn khí và hai lá phổi, Trong đó, đường dẫn khí bao gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. Còn hai lá phổi thì có lá phổi phải có 3 thuỳ và lá phổi trái có 2 thuỳ. Ngoài ra với phương pháp này ta còn có thể liên hệ, tích hợp cho học sinh ở phần tiếng việt. Ví dụ thuyết minh việc phân loại từ ta có thể phân ra như sau:. Từ Từ đơn. Từ phức. Từ láy. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Từ ghép. Trang 17 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. d) Ngoài những cách làm trên tôi còn cho học sinh tự viết một đoạn văn có sử dụng một trong các phương pháp thuyết minh. Tất nhiên, để thực hiện thêm yêu cầu thì không thể đủ thời gian nên tôi cho học sinh về nhà làm tiết sau đứng lên đọc trước lớp. Làm như vậy vừa giúp các em hiểu rõ hơn các phương pháp thuyết minh, vừa giúp các em củng cố kĩ năng viết đoạn văn vốn còn yếu, lại vừa giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tích cực của mình.. Bài viết của học sinh. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 18 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. Thông thường để làm được 1 bài thuyết minh hay thì người viết phải kết hợp nhiều phương pháp nhưng lựa chọn một phương pháp chính. 2. Bài thuyết minh về phương pháp (cách làm) a) Giảng dạy tốt bài này là ta đã được bước đầu thực hiện nguyên tắc đưa các em đến với cuộc sống, hoà nhập với cuốc sống thường nhật nên tôi có thể tích hợp với kiến thức các môn khác, với bô môn Ngữ Văn, tôi vưà có thể từ cái trước mắt có tính cập nhật và thời sự, chỉ ra ý nghĩa, phương pháp, cách làm một việc có ý nghĩa lâu dài. Do chức năng đề tài, tính chất của văn thuyết minh nên chúng ta có quyền và cần cho học sinh liên hệ tới một phạm vi rộng rãi mà không quá gò bó trong khuôn khổ của quan niệm văn chương hẹp về “chất văn” tức không quá gò bó theo tiêu chuẩn của văn chương như thơ, tiểu thuyết, bút ký … Hoàn toàn có thể cho học sinh liên hệ trực tiếp về vấn đề đang học với địa phương mình, với gia đình và bản thân. b) Và để giảng dạy bài này đạt kết quả tốt, trước khi học bài tôi giao cho học sinh về nhà thuyết minh trước về cách nấu một món ăn – đây là việc làm quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày nên không có gì quá khó đối với học sinh. Và xem trước một số thí nghiệm, cách trình bày thí nghiệm ở các môn sinh học, vật lí, hoá học, … Để đến tiết học các em lên trình bày. Làm như thế nào vừa đỡ mất thời gian tìm hiểu ở trên lớp, vừa giúp các em thấy kiến thức không quá nặng nề và khô khan. Đồng thời, làm vậy ta còn phát huy được tính chủ động, tích cực của các em trong việc chiếm lĩnh tri thức, từ đó khắc sâu và nhớ lâu hơn. Mà để làm được việc đó, trước hết các em cần phải biết quan sát, quan sát không phải chỉ là một khách thể bên ngoài mà là hoạt động có mục đích trừu tượng hơn. Và biết tự tìm tòi, nghiên cức, tích luỹ kiến thức. Cũng như biết vận dụng các kiến thức đó vào bài. Còn đối với những học sinh khả năng thuyết minh chưa tốt thì các em có thể sưu tầm một số bài giới thiệu sản phẩm (mẫu quảng cáo), hướng dẫn cách sử dụng một số đồ dùng dụng cụ… Từ đó các em có thể vận dụng chúng vào làm Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 19 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Saùng kieán kinh nghieäm. Trường THCS Cây Trường. bài văn thuyết minh của mình khi cần. Với việc làm này, tất cả các đối tượng học sinh đều có nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mình. Như vậy, có thể thu hút được các em vào hoạt động nhất là các em yếu, kém, làm cho các em mất đi sự rụt rè, thờ ơ và tự ti vốn có. Đương nhiên người giáo viên cũng phải chẩn bị thật tốt công việc của mình. Đó là sự tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm và hỏi đồng nghiệp để có thể giới thiệu cho các em một thí nghiệm đơn giản. Nếu kết hợp tốt hai hoạt động thì tiết học này sẽ nhẹ nhàng và sinh động. Không phải nhồi nhét, áp đặt mà các em vẫn khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng. c) khi bắt đầu tiết học tôi gọi đại diện từng nhóm, cá nhân lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà (có thể viết sẵn trên giấy Rôki, tờ lịch hoặc vừa viết lên bảng vừa thuyết minh). Gọi học sinh nhận xét và rút ra dàn bài chung cho phương pháp, cách làm. Bài sưu tầm. Người thực hiện : Lê Thị Hà. Trang 20 Lop8.net.
<span class='text_page_counter'>(21)</span>