Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

De cuong on tap nghe dien dan dung 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.04 KB, 10 trang )

Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
Phần I: Câu hỏi ôn tập
Câu 1
Giới thiệu giáo dục nghề điện dân dụng
Câu 2
An toàn lao động trong GD nghề Điện dân dụng
Ví dụ: Câu 1: Nêu một số nguyên nhân gây tai nạn điện và một số biện pháp bảo vệ an toàn điện trong
việc sử dụng đồ điện.
Câu 2: Trình bày mức độ nguy hiểm của tai nạn điện và các biện pháp an toàn trong sửa chữa
điện.
Câu 3
Khái niệm chung về đo lường điện
Ví dụ: Vơn kế thang đo 400V, cấp chính xác 0,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là bao nhiêu?
Câu 4
Đo dòng điện và điện áp xoay chiều
Ví dụ: Vẽ sơ đồ đo dịng điện và điện áp có khóa K, điện áp 220V, mạch điện gồm 3 bóng điện mắc nối
tiếp, mắc song song.
Câu 5
Đo cơng suất và điện năng
Ví dụ: Vẽ cách đo công suất bằng vôn kế và ampe kế cho mạch điện gồm 3 bóng điện mắc nối tiếp.
Câu 6
Sử dụng vạn năng kế
Ví dụ: Trình bày quy trình cơ bản để đo thông mạch của một mạch điện.
Câu 7
Một số vấn đề chung về máy biến áp
Ví dụ: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp? Tại sao gọi là máy tăng áp, máy giảm
áp?
Câu 8
Tính tốn, thiết kế máy biến áp 1 pha
Câu 9


Tính tốn, thiết kế MBA 1pha cơng suất nhỏ
Câu 10
Vật liệu chế tạo máy biến áp
Câu 11Chuẩn bị vật liệu và làm khuân MBA
Câu 12
Quấn máy biến áp 1 pha
Câu 13
Một số vấn đề chung về động cơ điện
Ví dụ: Giải thích những số liệu ghi trền vỏ một động cơ điện như sau: Typ DKC 360; ∆/Y 220/380V;
42/24A; 11KW; Cosα 0,77; 50Hz;
Câu 14
Động cơ điện xoay chiều 1 pha
Ví dụ: Để khởi động động cơ xoay chiều một pha người ta sử dụng biện pháp gì? Có hình vẽ?
Câu 15
Một số mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều 1 pha
Ví dụ: Giải thích nguyên lý làm việc của quạt bàn chạy tụ?
Câu 16
Sử dụng và bảo dưỡng quạt điện
Ví dụ: Trình bày một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục ở quạt điện
Câu 17
Sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước
Câu 18
Sử dụng và bảo dưỡng máy giặt
Câu 19
Một số kiến thức cơ bản về chiếu sáng
Câu 20
Một số kí hiệu và nguyên tắc lập sơ đồ cấp điện
Câu 21
Tính tốn, thiết kế mạng điện trong nhà
Ví dụ: Vẽ Các kiểu đấu dây của mạch điện cầu thang? Thiết kế hệ thống điện cho một phòng ngủ 20m2?

Câu 22
Bảo dưỡng mạch điện trong nhà

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

1


Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
Phần II: Một số câu hỏi gợi ý
Câu 1: Ở điều kiện bình thường với lớp da khơ, sạch thì điện áp an tồn có trị số khơng vượt quá bao nhiêu
vôn?
A. 30V;
B. 40V;
C. 60V;
D. 50V.
Câu 2: Ở nơi ẩm ướt, nóng, có nhiều bụi kim loại thì điện áp an tồn khơng vượt q?
A. 12V;
B. 20V;
C. 15V;
D. 36V.
Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào khó xảy ra tai nạn do phóng điện?
A. Xây nhà sát đường dây cao thế;
B. Lấy sào tre ngoắc dây điện vào cột điện cao thế;
C. Gỡ dây diều trên đường dây cao thế;
D. Đứng trên thảm cao su đóng cầu dao điện cao thế.
Câu 4: Nối đất bảo vệ là?
A. Nối dây trung hoà xuống đất;
B. Nối dây pha xuống đất;
C. Nối vỏ của thiết bị bằng kim loại xuống đất;

D. Nối phần mang điện của thiết bị xuống đất.
Câu 5: Để an toàn cho người sử dụng và điều khiển máy móc thì thiết bị cần phải?
A. Nối đất bảo vệ hoặc nối trung tính;
B. Sử dụng điện áp thấp;
C. Sử dụng điện áp một chiều;
D. Sử dụng dịng điện có cường độ nhỏ.
Câu 6: Cách nào sau đây thường dùng để sơ cứu nạn nhân bị điện giật?
A. Dùng hai tay xoa bóp vào trán nạn nhân;
B. Hô hấp nhân tạo;
C. Dùng khăn ướt đắp vào trán nạn nhân;
D. Đặt nạn nhân nằm úp rồi xoa bóp lưng.
Câu 7: Nối trung tính bảo vệ là?
A. Nối dây trung tính xuống đất;
B. Nối dây trung tính xuống vỏ kim loại của thiết bị;
C. Nối dây trung tính với phần mang điện của thiết bị;
D. Nối cầu chì ở dây trung tính.
Câu 8: Nối trung tính bảo vệ có tác dụng?
A. Bảo vệ cho thiết bị khi xảy ra chạm vỏ; B. Bảo vệ cho thiết bị khi xảy ra ngắn mạch;
C. Bảo vệ cho thiết bị khi xảy ra quá tải;
D. Bảo vệ cho người sử dụng khi xảy ra chạm vỏ.
Câu 9: Mạng điện sinh hoạt được lấy nguồn từ:
A. Mạng 1 pha;
B. Mạng 3 pha 660V;
C. Mạng 3 pha có điện áp thấp;
D. Mạng điện cao áp.
Câu 10: Mạng điện sinh hoạt gồm:
A. Mạch phân phối và mạch bảo vệ;
B. Mạch phân phối và mạch điều khiển;
C. Mạch chính và mạch nhánh;
D. Mạch bảo vệ và mạch điều khiển.

Câu 11: Khí cụ nào khơng sử dụng trong mạng điện sinh hoạt?
A. Cầu chì;
B. Cầu dao;
C. áp tô mát 3 pha;
D. áp tô mát 1 pha
.
Câu 12: Khí cụ nào tự động ngắt được dịng điện khi quá tải, ngắn mạch?
A. Cầu dao;
B. Công tắc;
C. áp tô mát; C. Công tơ điện.
Câu 13: Sơ đồ nguyên lý dùng để?
A. Biểu thị vị trí lắp đặt;
B. Dự trù vật liệu;
C. Nghiên cứu nguyên lý hoạt động;
D. Sửa chữa mạch điện.
Câu 14: Trong mạch điện cầu thang phải dùng 2 công tắc loại nào?
A. 2 cực;
B. 3 cực;
C. 4 cực;
D. 1 cực và 3 cực.
Câu 15: Dây dẫn nào dẫn điện tốt nhất?
A. Đồng;
B. Nhôm;
C. Thép;
D. Nhôm lõi thép.
Câu 16: Vai trò của mạch điện nhánh trong mạng điện sinh hoạt là?

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

2



Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
A. Điều khiển các thiết bị điện;
B. Phân phối điện cho các đồ dùng điện;
C. Cung cấp điện cho các khí cụ điện;
D. Bảo vệ cho các thiết bị điện.
Câu 17: Trong thực tế người ta sử dụng bóng đèn huỳnh quang phổ biến hơn đèn sợi đốt vì?
A. Hiệu suất cao;
B. Giá thành rẻ;
C. Khơng ảnh hưởng đến thị lực.
D. Dễ lắp đặt sửa chữa;
Câu 18: Hãy chọn ra cách đúng nhất để mắc công tắc trong mạch điện?
A. Mắc song song với phụ tải, sau cầu chì;
B. Mắc nối tiếp với phụ tải, sau cầu chì;
C. Mắc nối tiếp với ổ điện, sau cầu chì;
D. Mắc trước cầu chì, song song với phụ tải.
Câu 19: Vật liệu nào trong các vật liệu sau là vật liệu cách điện?
A. Nhôm ;
B. Cao su;
C. Đồng;
D. Tre tươi.
Câu 20: Bảng điện đặt cách mặt đất khoảng cách bao nhiêu thì thuận tiện cho sử dụng?
A. 1500 mm;
B. 1300 mm - 1500 mm;
C. Nhỏ hơn 1300 mm;
D. Lớn hơn 1500 mm.
Câu 21: Thứ tự các phần tử trong mạch điện được lắp như thế nào là đúng?
A. Công tắc - cầu chì - bóng đèn;
B. Cầu chì - cầu dao - ổ cắm;

C. Cầu chì - cầu dao - cơng tắc;
D. Cầu chì - cơng tắc - bóng đèn.
Câu 22: Đi dây trong ống toàn bộ tiết diện của dây dẫn trong ống như thế nào thì phù hợp?
A. Khơng vượt quá 80% tiết diện của ống.
B. Không vượt quá 70% tiết diện của ống.
C. Không vượt quá 50% tiết diện của ống.
D. Không vượt quá 40% tiết diện của ống.
Câu 23: Cầu chì cần được mắc trên:
A. Dây trung hoà, sau cọc thiết bị, đồ dùng điện;
B. Dây trung hoà, trước các thiết bị, đồ dùng điện;
C. Dây pha, sau cọc thiết bị, đồ dùng điện;
D. Dây pha, trước các thiết bị, đồ dùng điện.
Câu 24: Hãy cho biết chi tiết nào không thuộc máy biến áp ?
A.Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện dạng E ; I ; U ghép lại;
B.Dây quấn được quấn trên trụ lõi thép;
C.Trên vỏ máy lắp đồng hồ đo, bộ phận chuyển mạch;
D.Rơ le nhiệt.
Câu 25: Máy biến áp có tác dụng gì?
A.Thay đổi cường độ dịng điện trong mạch;
B.Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều;
C.Thay đổi điện trở của mạch điện;
D. Thay đổi công suất của mạch điện.
Câu 26: Nguyên lý làm việc của máy biến áp dựa trên?
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ;
B. Lực điện từ;
C. Từ trường quay;
D. Từ trường biến đổi.
Câu 27: Máy biến áp làm việc nhưng phát ra tiếng ồn là do nguyên nhân nào?
A. Đứt ngầm dây quấn;
B. Các lá thép ép khơng chặt;

C. Cháy cầu chì;
D. Chạm dây quấn vào lõi thép.
Câu 28: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào khơng gây ra hiện tượng rị điện ở máy biến áp?
A. Chạm dây quấn vào lõi thép;
B. Máy bị ẩm;
C. Đầu dây ra cách điện kém;
D. Các lá thép ép khơng chặt.
Câu 29: Trong máy biến áp thì các cuộn dây quấn.
A.Chỉ cần cách điện với nhau;
B.Chỉ cần cách điện với lõi;
C. Vừa cách điện với nhau vừa cách điện với lõi; D.Không cần cách điện với nhau.

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

3


Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
Câu 30: Máy biến áp cảm ứng có đặc điểm:
A.Hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp nối điện với nhau;
B.Hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp khơng nối điện với nhau;
C.Chỉ có cuộn dây sơ cấp;
D.Chỉ có cuộn dây thứ cấp.
Câu 31: Máy biến áp tăng áp có hệ số biến áp.
A. k > 1;
B. k = 1;
C. k < 1;
D. k ≤ 1.
Câu 32: Khi điện áp sơ cấp thay đổi muốn giữ điện áp thứ cấp khơng đổi ta phải?
A. Thay đổi kích thước dây quấn sơ cấp;

B. Thay đổi kích thước lõi thép;
C. Thay đổi số vòng dây cuộn sơ cấp hoặc thứ cấp;
D. Thay đổi kích thước dây quấn thứ cấp.
Câu 33: Dây quấn sơ cấp của máy biến áp là
A. dây quấn nối với phụ tải;
B. dây quấn nối với nguồn điện;
C. dây quấn có tiết diện nhỏ;
D. dây quấn có tiết diện lớn.
Câu 34: Máy biến áp tự ngẫu là máy biến áp có
A. cuộn dây sơ cấp và thứ cấp nối điện với nhau;
B. cuộn dây sơ cấp và thứ cấp khơng nối điện với nhau;
C. số vịng cuộn dây sơ cấp và thứ cấp bằng nhau;
D. cuộn sơ cấp nối với điện áp cao.
Câu 35: Dây quấn thứ cấp của máy biến áp là
A. dây quấn chỉ có hai đầu dây ra;
B. dây quấn nối với phụ tải;
C. dây quấn có tiết diện dây lớn;
D. dây quấn nối với nguồn.
Câu 36: Các số liệu định mức của máy biến áp là?
A. Công suất, điện áp sơ cấp, điện áp thứ cấp;
B. Công suất, điện áp sơ cấp, điện áp thứ cấp, dòng điện sơ cấp, dòng điện thứ cấp;
C. Cơng suất, dịng điện sơ cấp, dịng điện thứ cấp;
D. Công suất, điện trở, điện áp sơ cấp, điện áp thứ cấp, dòng điện sơ cấp, dòng điện thứ cấp.
Câu 37: Trong truyền tải và phân phối điện năng, người ta dùng máy biến áp để.
A. Đo dòng điện truyền tải;
B. Đo điện áp truyền tải;
C. Tăng và giảm điện áp;
D. Đo công suất truyền tải.
Câu 38: Bộ phận nào khơng có trong máy biến áp?
A. Lõi thép;

B. Bộ phận dẫn điện (dây quấn);
C. Vỏ máy;
D. Bộ phận khởi động.
Câu 39: Trong máy sấy tóc, bộ phận bảo vệ khi nhiệt độ tăng quá cao là?
A. Rơ le nhiệt;
B. cầu chì;
C. Cơng tắc;
D. áp tơ mát.
Câu 40: Khi sử dụng động cơ điện thì điện áp đưa vào động cơ điện?
A. Lớn hơn điện áp định mức;
B. Không vượt quá giá trị định mức;
C. Càng lớn thì càng tốt;
D. Càng nhỏ thì càng tốt.
Câu 41: Động cơ điện dùng vịng ngắn mạch có ưu điểm?
A. Sử dụng điện nhiều hơn;
B. Cấu tạo đơn giản, làm việc chắc chắn, bền, sữa chữa dễ dàng;
C. Đỡ tốn kém vật liệu khi chế tạo;
D. Mô men mở máy lớn .

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

4


Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
Câu 42: Động cơ không đồng bộ một pha gồm hai bộ phận chính là?
A. Dây quấn chính và dây quấn phụ;
B. Rơto lồng sóc và rơto dây quấn;
C. Stato và rôto;
D. Stato và dây quấn.

Câu 43: Động cơ điện nào có ROTO nằm ngồi STATO ?
A.Động cơ điện máy bơm nước ly tâm;
B.Động cơ điện máy sấy tóc;
C.Động cơ điện quạt trần;
D.Động cơ điện quạt bàn.
Câu 44: Lõi thép trong động cơ điện.
A. Là 1 khối thép hình trụ được đúc liền;
B. Là 1 khối thép hình vành khăn gồm nhiều lá thép kĩ thuật điện ghép lại;
C. Là khối thép hình vng đúc liền khối;
D. Là khối đồng hình vành khăn gồm nhiều lá đồng ghép lại.
Câu 45: Máy sấy tóc có bộ phận biến đổi điện năng thành nhiệt năng là?
A. Động cơ điện;
B. Dây điện trở;
C. Phím điều chỉnh
D. Dây nguồn.
Câu 46: Giữa Stato và Roto trong động cơ điện có.
A. Giấy cách điện
B. Sơn cách điện
C. Khe hở khơng khí nhỏ
D. ống ghen
Câu 47: Lõi thép máy biến áp được ghép từ các lá thép có bề dày?
A. 0,5 - 1,0 cm;
B. 0,3 - 0,5 cm;
C. 0,5 - 1,0 mm;
D. 0,3 - 0,5 mm
Câu 48: Stato có cực từ sẻ rãnh để đặt vòng ngắn mạch là một phần của động cơ điện nào sau đây?
A. Động cơ vạn năng;
B. Động cơ vòng chập;
C. Động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với cuộn cảm;
D. Động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện.

Câu 49: Các loại máy biến áp thường được làm mát bằng.
A. Dầu hoặc nước;
B. Nước đá hoặc khơng khí;
C. Khơng khí hoặc nước;
D. Dầu hoặc khơng khí.
B. Phần câu hỏi tính tốn
Câu 50: Thơng số kĩ thuật nào thường được ghi trên vỏ của động cơ điện không đồng bộ 1 pha?
A.
Pđm , Uđm ; B. Uđm , R, Iđm ;
C. Pđm, Iđm, R ;
D. nđm, R, Iđm .
Câu 51: Một cầu chì dùng để bảo vệ cho một động cơ điện (220V - 1100W). Hỏi cầu chì đó phải chịu một dịng
điện có cường độ bao nhiêu chạy qua?
A. 5A;
B. 4A;
C. 0,2A;
D. 2,5A.
Câu 52: Một công tắc trên vỏ ghi 250V – 3A. Hỏi công tắc đó khơng thể dùng để điều khiển loại bóng đèn sợi
đốt nào có số liệu dưới đây?
A. 220V - 100W;
B. 220V - 1000W;
C. 220V - 500W;
D. 220V - 700W.
Câu 53: Trong một mạng điện, tiết diện dây chảy của cầu chì ở mạch chính là 0,8mm2. Dây chảy ở cầu chì một
nhánh điện trong mạng điện đó có thể có tiết diện nào sau đây?
A. 0,9mm2;
B. 1,2mm2;
C. 1,6mm2;
D. 0,6mm2.
Câu 54: Một máy biến áp có cơng suất 7kW sử dụng điện áp 220V. Máy biến áp lấy điện từ một ổ cắm. Hỏi ổ

cắm có số liệu nào sau đây không thể sử dụng cho máy biến áp này ?
A. 250V – 20A;
B. 250V – 35A;
C. 220V – 35A;
C. 250V – 40A.

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

5


Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
Câu 55: Một cầu chì có đường kính dây chảy là 0,5mm (cho phép dòng điện tối đa đi qua là 2A). Hỏi cầu chì
đó khơng thể dùng để bảo vệ thiết bị nào sau đây?
A. Quạt điện 220V - 60W;
B. Tủ lạnh 220V - 250W;
C. Tivi 220V - 110W;
D. Bàn là 220V - 1000W.
Câu 56: Một Áptomat có dịng điện định mức ghi trên vỏ là 5A. Hỏi Áptơmát này có thể bảo vệ được thiết bị
nào sau đây?
A. Động cơ điện 220V - 1500W;
B. Bàn là 220V - 1200W;
C. Bình nóng lạnh 220V - 2000W; D. Máy bơm nước 220V - 1000W.
Câu 57: Trị số dòng điện không gây cảm giác cho người là 0,22mA. Ở điện áp 220V điện trở người và dụng cụ
cách điện có trị số là bao nhiêu để làm việc an toàn?
A. 1000Ω;
B. 100Ω;
C. 100kΩ;
D. 1000kΩ.
Câu 58: Điện trở người và chi nhựa của tua vít khi sử dụng bằng 1MΩ. Chi nhựa có R = 900kΩ. Hỏi điện

trở người bằng bao nhiêu?
A. 100Ω;
B. 1000Ω;
C. 10kΩ;
D. 100kΩ.
Câu 59: Một máy bơm nước 220V - 500W cần mắc cầu chì bảo vệ có dịng điện định mức là bao nhiêu?
A. 2,0A
B. 2,5A
C. 3,0A
D. 3,5A.
Câu 60: Dòng điện nào dưới đây là dòng điện định mức máy bơm nước 220V - 330W?
A. 1,5A;
B. 1,7A;
C. 2,0A;
D. 2,5A.
Câu 61: Chọn cầu chì có dịng điện định mức là bao nhiêu để bảo vệ cho mạch điện gồm một quạt bàn 220V 60W, một ấm điện 220V - 1000W?
A. 3A;
B. 4A ;
C. 5A;
D. 9A.
Câu 62: Một ổ điện ngồi vỏ có ghi 220V - 15A. Hỏi ổ cắm này có thể sử dụng cho thiết bị điện có cơng suất
tối đa là bao nhiêu?
A. 23kW;
B. 330W;
C. 3,3kW;
D. 4300W.
Câu 63: Trong quá trình lắp đặt mạng điện, người ta cho 3 dây dẫn có tiết diện (tính cả vỏ cách điện) lần lượt là
1,5mm2; 2mm2; 2,5mm2 vào một ống thép để đi chìm trong tường. Hỏi ống thép đó phải có tiết diện là bao
nhiêu, biết tiết diện dây trong ống chiếm 40% tiết diện ống?
A. 10mm2;

B. 0,15cm2;
C. 1,5cm2;
D. 1,5mm2.
Câu 64: Một bóng điện có điện áp định mức là 220V, điện trở của dây tóc bóng điện là 242 Ơm. Nếu dùng một
cầu chì để bảo vệ bóng điện này thì cầu chì phải chịu được công suất tối thiểu bao nhiêu?
A. 100W;
B. 150W;
C. 200W;
D. 250W.
Câu 65: Có 3 bóng điện có cơng suất lần lượt là 45W; 100W; 75W và đều sử dụng điện áp định mức 220V. Nếu
mắc song song 3 bóng điện rồi dùng một cơng tắc điều khiển, thì cơng tắc điều khiển này phải chịu được dịng
điện có cường độ tối thiểu là bao nhiêu?
A. 1A;
B. 2,5A;
C. 0,75A;
D. 1,5A.
Câu 66: Trong một động cơ điện không đồng bộ 1 pha, tốc độ của từ trường quay là 1000 vòng/phút. Hỏi tốc
độ quay của rôto động cơ không thể đạt giá trị nào sau đây?
A. 800 vòng/phút;
B. 900 vòng/phút;
C. 1100 vòng/phút;
D. 950 vịng/phút;
Câu 67: Một động cơ điện khơng đồng bộ 1 pha có 2 cặp cực từ. Động cơ này sử dụng dịng điện có điện áp
220V, tần số dịng điện 50Hz. Hỏi tốc độ từ trường quay của động cơ là bao nhiêu?
A. 750 vòng/phút;
B. 1000 vòng/phút;

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

6



Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
C. 1500 vòng/phút;
D. 3000 vòng/phút;
Câu 68: Nếu động cơ điện khơng đồng bộ 1 pha sử dụng dịng điện có tần số 60Hz. Thì tốc độ cực đại của từ
trường quay mà loại động cơ trên có thể tạo ra là bao nhiêu?
A. 3000 vòng/phút;
B. 2500 vòng/phút;
C. 4000 vịng/phút;
D. 3600 vịng/phút;
Câu 69: Một động cơ điện khơng đồng bộ 1 pha có 4 cặp cực từ. Từ trường quay do động cơ này sinh ra có tốc
độ 750 vịng/phút;. Hỏi động cơ này sử dụng dịng điện có tần số bao nhiêu?
A. 40Hz;
B. 50Hz;
C. 60Hz;
D. 70Hz.
Câu 70: Một động cơ điện không đồng bộ một pha sử dụng dịng điện 60Hz, tạo ra được từ trường quay có tốc
động 1200 vịng/phút;. Hỏi động cơ đó có bao nhiêu cặp cực?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 71: Một động cơ điện khơng đồng bộ một pha, từ trường quay có tốc độ 750 vòng/phút. Nếu tăng tần số
dòng điện lên 2 lần và giảm số đôi cực đi 2 lần thì tốc độ của từ trường quay lúc này là bao nhiêu?
A. 750 vòng/phút;
B. 1500 vòng/phút;
C. 375 vòng/phút;
D. 3000 vòng/phút;
Câu 72: Một quạt bàn chạy tụ trên vỏ có ghi 220V - 132W. Dây quấn Stato của động cơ điện trong quạt đó gồm

cuộn dây quấn chính và cuộn dây quấn phụ nối song song với nhau. Hỏi dòng điện định mức của cuộn dây quấn
chính là bao nhiêu nếu biết điện trở cuộn dây quấn chính bằng nửa điện trở cuộn dây quấn phụ (bỏ qua tụ điện
và cuộn dây số)?
A. 0,2A;
B. 0,3A;
C. 0,4A;
D. 0,5A.
Câu 73: Một máy sấy tóc có điện áp định mức là 220V, dây điện trở gồm hai nhánh mắc song song với nhau.
Mỗi nhánh dây điện trở có điện trở là 200Ơm. Hỏi máy sấy tóc có cơng suất bao nhiêu?
A. 220W;
B. 484W;
C. 242W;
D. 110W.
Câu 74: Một số chỉ trên công tơ điện tương ứng với 1kWh (nghĩa là mỗi giờ tiêu thụ 1kW điện). Hỏi nếu sử
dụng liên tục một điều hồ có cơng suất 1500W trong một ngày đêm thì chỉ số công tơ thay đổi bao nhiêu?
A. Tăng thêm 24 số;
B. Tăng thêm 12 số;
C. Tăng thêm 36 số;
D. Tăng thêm 48 số.
Câu 75: Một hộp số quạt trần có 5 số tương ứng có 4 cuộn dây có số vịng bằng nhau. Biết mỗi cuộn dây làm
tốc độ của quạt giảm đi 50 vòng/phút và tốc độ nhỏ nhất là 500 vòng/phút. Hỏi tốc độ cực đại của quạt trần là
bao nhiêu?
A. 1000 vòng/phút;
B. 600 vòng/phút;
C. 700 vòng/phút;
D. 750 vòng/phút;
Câu 76: Một máy biến áp có cơng suất định mức bằng 1100VA. Dòng điện định mức sơ cấp là 5A. Hỏi điện áp
định mức phía sơ cấp là bao nhiêu?
A. 110V;
B. 127V;

C. 380V;
D. 220V.
Câu 77: Một máy biến áp có tỉ số biến đổi điện áp là 0,4. Biết số vòng dây cuộn sơ cấp là 300 vòng. Hỏi số
vòng dây cuộn thứ cấp là bao nhiêu vòng?
A. 120 vòng
B. 1200 vòng
C. 750 vòng ;
D. 1000 vòng.
Câu 78: Một máy biến áp có điện áp đầu vào là 220V điện áp đầu ra là 110V. Hỏi số vòng dây cuộn sơ cấp là
bao nhiêu nếu biết số vòng dây cuộn thứ cấp là 150 vòng?
A. 75 vòng
B. 100 vòng
C. 200 vòng
D. 300 vòng

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

7


Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
Câu 79: Tính điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp của một máy biến áp, biết số vòng dây sơ cấp là 1000 vòng, số
vòng dây thứ cấp là 250 vòng, điện áp thứ cấp là 95V.
A. 110V;
B. 127V;
C. 220V;
D. 380V.
Câu 80: Một máy biến áp có tỉ số biến áp bằng 4. Biết điện áp sơ cấp là 220V, dũng điện thứ cấp là 3A. Hỏi
công suất phía thứ cấp của máy biến áp là bao nhiêu?
A. 880W;

B. 165W;
C. 660W;
D. 440W.
Câu 81: Một máy biến áp có tỉ số biến áp bằng 3. Nếu giảm điện áp phía sơ cấp đi 3 lần thì dịng điện phía sơ
cấp thay đổi bao nhiêu lần, nếu giữ nguyên phía thứ cấp?
A. Tăng 3 lần;
B. Giảm 3 lần;
C. Tăng 9 lần;
D. Giảm 9 lần.
Câu 82: Một máy biến áp có điện áp sơ cấp là 220V, điện áp thứ cấp là 24V. Dịng điện phía thứ cấp là 2,2A .
Hỏi dòng điện sơ cấp bằng bao nhiêu?
A. 0,2A;
B. 2A;
C. 2,4A;
D. 0,24A.
Câu 83 : Dòng điện thứ cấp của một máy biến áp là 1A. Nếu tỉ số biến áp là 4 thì dịng điện sơ cấp là bao nhiêu
?
A. 2,5mA;
B. 25mA;
C. 250mA;
D. 0,25mA.
Câu 84: Một máy biến áp có tỉ số máy biến áp bằng k. Nếu tăng số vịng dây quấn sơ cấp lên 2 lần thì số vòng
dây thứ cấp phải thay đổi bao nhiêu lần để tỉ số máy biến áp giảm 2 lần.
A. Tăng 2 lần;
B. Giảm 2 lần;
C. Tăng 4 lần;
D. Giữ nguyên.
Câu 85: Một máy biến áp có số vịng dây sơ cấp gấp đơi số vịng dây thứ cấp. Hỏi dịng điện sơ cấp bằng bao
nhiêu nếu biết dòng điện thứ cấp là 2A?
A. 1A ;

B. 2A;
C. 3A;
D. 4A.
Câu 86 : Một máy biến áp có số vịng dây sơ cấp là 1200 vòng, số vòng dây thứ cấp là 300 vòng, điện áp thứ
cấp là 30V. Nếu giữ nguyên điện áp sơ cấp và số vịng dây thứ cấp thì cần tăng hay giảm số vòng dây sơ cấp
bao nhiêu vòng để điện áp thứ cấp bằng 15V.
A. Tăng 2400vòng;
B. Tăng 1200 vòng; C. Giảm 600 vòng;
D. Giảm 400 vòng.
Câu 87: Điện áp định mức sơ cấp của một máy biến áp là bao nhiêu khi trên nhãn hiệu có ghi Sđm = 1100VA,
I1đm = 20A.
A. 20V;
B. 30V;
C. 40V;
D. 55V.
Câu 88: Tốc độ từ trường quay của một động cơ bằng bao nhiêu với số cực bằng 2 và tần số dòng điện là
50Hz?
A. 1000 vòng/phút;
B. 1500 vòng/phút; C. 2000 vòng/phút;
D. 3000 vòng/phút;
Câu 89: Một động cơ điện sử dụng điện áp 24V. Nếu sử dụng động cơ này trong lưới điện 120V thì phải dùng
máy biến áp nào dưới đây thì phù hợp (chưa tính đến cơng suất và tiết diện dây)?
A. Cuộn sơ cấp 200 vòng, cuộn thứ cấp 40 vòng;
B. Cuộn sơ cấp 200 vòng, cuộn thứ cấp 100 vòng;
C. Cuộn thứ cấp 40 vòng, cuộn sơ cấp 100 vòng;
D. Cuộn sơ cấp 40 vòng, cuộn thứ cấp 200 vịng.
Câu 90: Tính điện áp đặt vào cuộn dây thứ cấp một máy biến áp. Biết công suất của máy biến áp là 1100W,
điện áp sơ cấp là 220V, dũng điện thứ cấp là 10A?
A. 110V;
B. 24V;

C. 127V;
D. 380V.
Câu 91: Một máy biến áp có cơng suất phía sơ cấp là 60VA, hiệu suất 0,8. Biết điện áp phía thứ cấp là 12V,
tính cường độ dịng điện chạy trong cuộn thứ cấp?

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

8


Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
A. 2A;
B. 4A;
C. 3A;
D. 5A.
Câu 92: Một máy biến áp có cơng suất phía thứ cấp là 40VA, hiệu suất 0,8. Tính cơng suất phía sơ cấp của máy
biến áp này?
A. 50VA;
B. 60VA;
C. 32VA;
D. 48VA.
Câu 93: Một máy biến áp có cơng suất phía thứ cấp là 60VA, hiệu suất 0,8. Biết điện áp phía thứ cấp là 12V,
tính cường độ dịng điện chạy trong cuộn thứ cấp?
A. 3A;
B. 5A;
C. 4A;
D. 6A.
Câu 94: Một mạch điện sinh hoạt gồm các phụ tải sau: Một quạt trần 220V - 110W, một quạt bàn 220V - 60W,
hai bóng đèn sợi đốt mỗi bóng 220V - 75W. Tính cường độ dịng điện qua cầu chì tổng?
A. 1,4A;

B. 1,45A;
C. 1,5A;
D. 1,55A.
Câu 95: Một máy biến áp có dịng điện sơ cấp là 0,5A, dòng điện thứ cấp là 2A, điện áp sơ cấp là 220V, hỏi
điện áp thứ cấp của máy biến áp là bao nhiêu?
A. 55V;
B. 65V;
C. 45V;
C. 50V.
Câu 96: Một máy biến áp có tỉ số biến áp là 5. Biết dòng điện sơ cấp là 0,5A và điện áp thứ cấp là 24V. Tính
cơng suất phía thứ cấp của máy biến áp?
A. 40VA;
B. 50VA;
C. 60VA;
D. 70VA.
Câu 97: Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp của một máy biến áp biết máy biến áp có số vịng
cuộn sơ cấp là 240 vòng, số vòng cuộn thứ cấp là 60 vòng, dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là 2A?
A. 8A;
B. 4A;
C. 1A;
D. 0,5A.
Câu 98: Một máy biến áp có cơng suất 440VA. Biết điện áp sơ cấp là 220V, cường độ dòng điện qua cuộn thứ
cấp là 10A, tính tỉ số biến áp?
A. 2;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Câu 99: Một máy biến áp có số vịng cuộn dây sơ cấp là 750 vòng, số vòng cuộn dây thứ cấp là 150 vòng. Biết
dòng điện trong cuộn dây thứ cấp là 4A, tính dịng điện trong cuộn dây sơ cấp?
A. 20mA;

B. 0,8A;
C. 8mA;
D. 2A.
Câu 100: Tính số vịng dây của cuộn thứ cấp một máy biến áp, biết dòng điện trong cuộn sơ cấp là 0,2A và
dòng điện trong cuộn thứ cấp là 2A, số vòng dây cuộn sơ cấp là 1200 vòng?
A. 100 vòng;
B. 3000 vòng;
C. 120 vòng;
D. 150 vòng.
Câu 101: Khi chế tạo đèn huỳnh quang, người ta tráng lớp bột huỳnh quang vào vị trí nào của đèn?
A. Ở mặt ngồi của dây tóc đèn.
C. Ở mặt trong bóng thủy tinh của tắc te.
B. Ở mặt trong của ống thủy tinh làm bóng đèn.
D. Ở mặt ngồi bóng thủy tinh của tắc te.
Câu 102: Lớp bột huỳnh quang trong đèn huỳnh quang có tác dụng gì khi đèn hoạt động?
A. Giúp cho độ sáng của đèn ln ổn định.
B. Biến đổi ánh sáng cực tím (tia tử ngoại) không thấy được thành ánh sáng thấy được.
C. Làm tăng hiệu suất phát sáng của đèn.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 103 : Ánh sáng do đèn huỳnh quang phát ra có màu sắc phụ thuộc vào:
A. Cường độ dòng điện qua đèn
B. Điện áp của máng đèn.
C. Chất lượng của tắc te và chấn lưu.
D. Thành phần hóa học của lớp bột huỳnh quang.
Câu 104 : Để kiểm tra dây tóc của bóng đèn huỳnh quang ta có thể dùng dụng cụ sau đây:
A. Dùng đồng hồ đo điện vạn năng.
C. Dùng bút thử điện.
B. Dùng đồng hồ đo điện trở.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 105 : Khi tắc te bị chập cực thì trong bóng đèn huỳnh quang xảy ra hiện tượng:

A. Hai đầu đèn huỳnh quang bị đen.

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

9


Đề cương ôn tập Nghề điện dân dụng – Trường THPT Lê Xoay
B. Hai đầu đèn huỳnh quang cháy đỏ nhưng không phát sáng.
C. Đèn huỳnh quang chỉ phát ra ánh sáng mờ.
D. Đèn huỳnh quanh bị nổ.
Câu 106 : Ưu điểm của đèn huỳnh quang:
A. Hiệu suất phát sáng cao, tuổi thọ dài.
B. Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng.
C. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 107:
a.Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha? Tại sao hai cuộn dây của máy biến áp
không được nối với nhau về mặt điện mà có điện áp ra ở cuộn thứ cấp?
b. Một máy biến áp có số vịng dây N1= 4400 vòng, điện áp đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là U1= 220V.
+ Để điện áp đầu ra U2= 12V ta phải quấn số vòng dây N2 ở cuộn thứ cấp như thế nào? Tính hệ số biến
áp?
+ Khi biết dịng điện đầu ra I2=10A, thì dịng điện đặt vào cuộn sơ cấp I1 là bao nhiêu?
Câu 108: Ngày 20 tháng 9 năm 2017 điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình theo chỉ số cơng tơ 10269kWh,
đến ngày 20 tháng 10 năm 2017 chỉ số cơng tơ đó là 10434kWh theo đơn giá bậc thang như sau:
STT
kWh theo bậc thang
Đơn giá (đồng)
1
50

1400
2
50
1500
3
100
1700
Hỏi tổng số tiến hộ gia đình đó phải trả trong tháng là bao nhiêu (Chưa kể thuế suất GTGT 10%)
Câu 109:Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm một cơng tắc đơn điều khiển hai bóng đèn sợi
đốt, một ổ cắm đơn, một cầu chì theo sơ đồ tối ưu nhất?
Câu 110: Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạch điện cầu thang trên bảng điện 20x25mm.

Biên soạn: ThS Phan Duy Kiên |

10



×