Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài giảng Văn 8- Tuần 20 - Tích hợp kĩ năng sống, chuẩn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 19 trang )

Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
S: 02/ 1/ 11
D: 04/ 1/ 11
Tiết 77:
QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)

A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ
mới.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác phẩm trong
bài thơ.
1. Kiến thức:
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này : tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc
trong sáng, thiết tha.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện
trong bài thơ.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.
- Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, bảo vệ nguồn tài nguyên biển, có trách nhiệm đối với quê hương
đất nước.
3. Thái độ:
- Giáo dục các em lòng yêu lao động, yêu quê hương, yêu đất nước
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, bảng


phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp :
Năm học: 2010- 2011
TUẦN 21:
- Tiết 77: Quê hương
- Tiết 78: Khi con tu hú
- Tiết 79: Câu nghi vấn (tt)
- Tiết 80: Thuyết minh về một phương pháp (cách
làm)
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng khổ thơ 1 và 4 trong bài “ Nhớ rừng” của Thế Lữ? Phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung
của 2 khổ thơ này ?
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài:
Quê hương, mỗi người chỉ một.
Quê hương, nếu ai đi xa không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người!
Lời bài ca “Quê hương” làm ta nhớ tới một làng quê ven biển miền Trung Trung Bộ từ hơn nửa thế kỉ
nay đã in dấu ấn trong thơ Tế Thanh và trong lòng bạn đọc yêu thơ.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác giả ,tác phẩm :
? Dựa vào phần chú thích * / sgk em hãy trình bày đôi nét về
tác giả ?
- GV: Tế Hanh sinh 1921 quê ở Bình Dương – Quỳnh Sơn –
Quảng Ngãi. Cái làng chài ven biển có dòng sông bao quanh
này luôn trở đi trở lại trong thơ của ông. Ngay từ những sáng
tác đầu tay hồn thơ lãng mạn của Tế Hanh đã gắn bó thiết tha

với làng quê ( Quê hương ; Lời con đường quê ; Một làng
thương nhớ, …) Sau này, thơ Tế Hanh mở rộng về đề tài,
nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là những bài viết về quê
hương miền biển thân yêu của ông. Trong thời kì đất nước bị
chia cắt ( 1954 – 1975 ), mảng thơ thành công nhất của Tế
Hanh cũng là mảng viết về quê hương Miền Nam đau thương
anh dũng khi đó. Có thể nói, Tế Hanh là nhà thơ của quê
hương mà bài “ Quê hương” là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa .
? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của tác giả ?
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ?
Gv chốt: Không giống phần lớn các tác phẩm đương thời, đây
là một trong số ít bài thơ lãng mạn ngân lên những giai điệu
thật là tha thiết đối với cuộc sống cần lao .
- GV hướng dẫn HS cách đọc .
- Kĩ thuật dạy học tích cực ( KTDHTC) : Đọc hợp tác
-> Rèn kĩ năng lắng nghe, tư duy sáng tạo, giao tiếp
- GV đọc mẫu 1 đoạn – HS đọc tiếp -> Nhận xét .
? Em hãy tìm bố cục của bài thơ ? ( 4 phần :
1- Hai câu đầu: Giới thiệu làng quê của tác giả .
2- Sáu câu tiếp: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá .
3- Tám câu tiếp: Cảnh thuyền cá trở về bến .
4- Khổ cuối: Nỗi nhớ làng quê của tác giả .

* Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản :
? Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu về quê hương của mình
như thế nào?
( Vị trí địa lí, đặc điểm nghề nghiệp của làng quê: Nghề chài
I/ Đoc, tìm hiểu chú thích:
1/ Tác giả :
Sgk / 17 .

2/ Tác phẩm :
- Bài thơ thuộc phong trào thơ mới
(1932- 1945 ).
- Thể thơ 8 chữ, thơ tự do rất mới .
3/ Đọc:
4/ Bố cục:
II/ Tìm hiểu văn bản :
1/ Giới thiệu làng quê của tác giả :

- “Làng tôi ở…
Nước bao quanh …”
Năm học: 2010- 2011
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
lưới )
- GV: nói thêm về làng quê của tác giả ( Nằm giữa con sông
Trà Bồng êm đềm và xanh trong 4 mùa ). Tác giả từng nói về
con sông quê hương mình :
“ Trước khi đổ ra biển dòng sông lượn vòng ôm trọn làng biển
quê tôi”.
? Em có nhận xét gì về 2 câu thơ giới thiệu này ?
( Giản dị, tự nhiên nhưng rất đầy đủ )
? Tác giả nói về cảnh gì của làng chài trước tiên ?
- HS đọc 6 câu tiếp theo :
? Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá được miêu tả trong khung
cảnh ntn ? ( Ngày đẹp trời )
? Khung cảnh ấy gợi cho người đọc cảm giác gì ?
( Không gian thoáng mát và rực rỡ ánh bình minh )
? Những hình ảnh nào nổi bật nhất ?
- HS đọc chú giải 2, 3 / sgk .
? Em hiểu gì về “ mảnh hồn làng” ?

( Nghĩa là một thứ hồn vía quê hương thân thuộc đến bâng
khuâng )
? Miêu tả con thuyền đánh cá ra khơi tác giả đã dụng những
biện pháp nghệ thuật gì ?
- GV: + So sánh: Thuyền hăng như con tuấn mã -> Thể hiện
trạng thái đầy phấn trấn mạnh khoẻ, ẩn đằng sau là hình ảnh
con người: Thuyền nhẹ, trai tráng khẻ mạnh ra biển đầy khí
thế sôi nổi và hào hứng .
+ Nhân hoá: Cánh buồm …rướn thân trắng -> Cánh buồm
như 1 sinh thể biết cử động và hơn thể nữa nó mang hồn quê ra
biển. Những người dân chài là máu thịt của làng, là 1 phần linh
hồn của làng giờ theo thuyền ra khơi.Cánh buồm thở thành
biểu tượng của họ .
Chỉ với 6 câu thơ mà tác giả miêu tả thật đặc sắc cảnh thuyền
chài ra khơi. Tác giả Hoài Thanh nhận xét: “ Người nhe thấy
những điều không hình sắc, không âm thanh như “ mảnh hồn
làng” trên “ cánh buồm trương”.
? Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó nhằm mục đích
gì ?
- GV: Cảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả rất tinh tế
người đọc vừa nắm bắt được cái hình vừa cảm nhận được cái
hồn của sự vật .
- HS đọc 8 câu thơ tiếp theo :
? Những câu thơ tiếp theo miêu tả sự việc gì ?
? Cảnh đón đoàn thuyền được miêu tả trong những câu thơ
nào ?
- HS đọc chú giải 4 / sgk .
? Tại sao tác giả lại nói “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” ?
Câu thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả ?
=> Một làng ven biển, dân làng sống bằng

nghề chài lưới .
2/ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh
cá :
- …trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá .
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã ,
- Phăng mái chèo …
trường giang .
- Cánh buồm…như mảnh hồn làng ,
- Rướn thân trắng …
-> So sánh, ẩn dụ, nhân hoá .
=> Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, bức
tranh lao động đầy hứng khởi cùng với sự
khoẻ khoắn, dạt dào sức sống của dân miền
biển .
3/ Cảnh đoàn thuyền về bến :
- Ngày hôm sau ồn ào …
- …dân làng tấp nập
đón ghe về .
- Nhờ ơn trời…ghe,
- Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
-> Cuộc sống lao động vui tươi, rộn ràng
Năm học: 2010- 2011
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
( Tiếng reo vui, thở phào nhẹ nhõm, cảm tạ thiên nhiên, trời
đất đã giúp cho chuyến đi biển bình yên )
- GV: Đặt những câu thơ vào bối cảnh nhọc nhằn đầy hiểm
nguy của việc ra khơi những năm trước CM, khi trình độ và
phương tiện còn thấp kém, thô sơ (chưa có thông tin, chưa có
tàu thuyền đánh bắt xa bờ,…)còn phụ thuộc rất nhiều vào may

rủi, mới thấy lời cầu nguyện trong thơ không phải là vô nghĩa.
Vì vậy, con thuyền trở về là niềm vui đầy ắp trong khoang.
Những con cá bằng mồ hôi nước mắt – đôi khi phải đánh đổi
bằng cả tính mạng con người – được nhìn bằng ánh mắt thân
thương trìu mến .
? Những hình ảnh ấy cho thấy con người ở làng biển có gì đặc
biệt ?
( Người LĐ làng chài, những đứa con của biển khơi với nước
da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm
đậm vị mặm mòi, nồng toả “ vị xa xăm”của biển khơi. Hình
ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn
và trở nên tầm vóc phi thường ).
? Còn chiếc thuyền được tác giả nhắc đến ntn sau chuyến đi
biển đầy gian nan ?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 2 câu thơ
này ?
( Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá. Hai câu thơ là 1 sáng tạo nghệ
thuật. Tác giả không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà
còn thấy “ sự mệt mỏi say sưa”
của con thuyền, cũng như người dân chài con thuyền LĐ ấy
cũng thấm đậm hương vị muối mặm của biển khơi )
? Qua các biện pháp nghệ thuật trên đã bộc lộ tình cảm gì của
tác giả đối với làng quê ?
( Gắn bó sâu nặng với làng quê, có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế
mới viết nên những câu thơ chân thật và xúc động như thế về
làng quê của mình.
Nếu như 4 câu thơ trên là tả thực về cảnh chào đón đoàn
thuyền đánh cá trở về thì 4 câu thơ này thể hiện cái hồn, tấm
lòng của tác giả gắn bó với quê hương làng biển của mình .
? Cảnh đoàn thuyền về bến được miêu tả trong 1 không khí ra

sao ?
- HS đọc khổ thơ còn lại và nêu nội dung của đoạn:
? Tình cảm của nhà thơ với quê hương thể hiện trong hoàn
cảnh nào ? ( Xa quê )
? Những câu thơ nào cho biết điều đó ?
? Trong nỗi nhớ của tác giả có điều gì đặc biệt ?
( Nhớ những ấn tượng của làng chài )
? Nỗi nhớ ấy có phải chỉ xuất hiện trong chốc lát không ?
? Để diễn tả tình cảm của mình đối với quê hương, tác giả đã
dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
đầm ấm .
- Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng,
- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm .
-> Vẻ đẹp giản dị nhưng cũng thật khoẻ
khoắn, thơ mộng .
- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
- Nghe chất muối
…thớ vỏ .
-> Ẩn dụ, nhân hoá .
=> Sự mãn nguyện thanh bình sau những
ngày lao động.
4/ Tình cảm của tác giả đối với quê hương :
- Nay xa cách …
- Màu nước xanh …
- …con thuyền …
- …nhớ mùi nồng mặm…
-> Điệp ngữ, liệt kê, biểu cảm .
=> Tình yêu, nỗi nhớ quê hương da diết .
Năm học: 2010- 2011
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

? Em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật,
cuộc sống và con người của quê hương ông?
- KTDHTC : động não:
? Suy nghĩ về nhân vật trữ tình trong bài thơ?
-> Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự tin, ra
quyết định, giải quyết vấn đề.
-> Cử đại diện trả lời -> Nhận xét, bổ sung .
- GV: Xa QH tác giả luôn nhớ về QH của mình, nỗi nhớ ấy
của tác giả thật vô cùng đa dạng: Màu xanh của nước biển,
màu trắng của những con cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ về hình
dáng con thuyền mơ hồ thấp thoáng. Nỗi nhớ ấy đọng lại mùi
vị đặc trưng
“ mùi nồng mặm” mùi của nắng gió, mùi của muối mặm, mùi
rong rêu, cá biển, và đặc biệt cả mùi mồ hôi của người LĐ. Cái
mùi nồng mặm ấy chính là hương vị của QH gắn bó sâu lặng
với nhà thơ .
- GV liên hệ tình cảm của mỗi người đối với quê hương mình
? Với em, khi xa quê của mình em sẽ nhớ đến điều gì trước
tiên ?
* Hoạt động 4 : Tổng kết :
KTDHTC : thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép về nội dung
và nghệ thuật của bài thơ.
-> Rèn kĩ năng giao tiếp, tăng cường tính độc lập, tư duy
sáng tạo, hợp tác, tự tin, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- HS thảo luận nhóm ( 3 phút): 2 bàn / nhóm .
? Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên cái hay và
sức truyền cảm của bài thơ ?
(- Sự sáng tạo hình ảnh thơ: Miêu tả rất chân thực nhưng lại
có những hình ảnh bay bổng đầy lãng mạn
-> GV dẫn lời nhận xét của nhà phê bình Hoài Thanh ( sgk /

25 ).
- Gv chốt :
Thơ đầy chất trữ tình bao trùm là phương thức biểu cảm xen
miêu tả .
So sánh đẹp, bay bổng đầy lãng mạn ; sử dụng biện pháp nhân
hoá một cách độc đáo
=> Nghệ thuật nổi bật nhất là : sự sáng tạo hình ảnh thơ
? Qua những nét nghệ thuật đặc sác đó tác giả muốn làm nổi
bật nội dung gì ?
- HS đọc ghi nhớ : sgk/18.
* Hoạt động 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Gv cho học sinh đọc lại bài thơ cho thật diễn cảm (Gv chọn
học sinh có giọng đọc tốt) .
- GV cho học sinh về nhà sưu tầm hoặc chép lại một số câu thơ
III/ Tổng kết :
1. Nội dung:
- Lời kể về quê hương làng biển.
- Nỗi lòng của tác giả không nguôi nhớ về
quê hương.
2. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc
sống lao động thơ mộng.
- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ
bay bổng, đầy cảm xúc.
- Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những
sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
=> Ghi nhớ: Sgk/ 18.
IV. Luyện tập:
Năm học: 2010- 2011
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

, đoạn thơ nói về tình cảm quê hương mà em yêu thích .
4. Củng cố :
- KTDHTC : sử dụng phương pháp đóng vai:
-> Rèn kĩ năng ứng xử, nảy sinh óc sáng tạo, gây hứng thú và chú ý cho HS.
? Em hãy mô tả lại bức tranh sgk bằng lời văn của mình?
? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? ( Là thơ trữ tình, PT BĐ chính là biểu cảm )
? Ở lớp 7 các em đã được học VB nào nói về tình cảm gắn bó sâu nặng đối với quê hương ?
( Tĩnh dạ tứ ; Hồi hương ngẫu thư ).
5. Dặn dò :
a. Học bài:
- Học thuộc lòng bài thơ .
- Nắm được nội dung của bài .
- Làm bài tập 2 / sgk .
- Viết đoạn văn phân tích một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
b. Soạn bài:
- Soạn : Khi con tu hú.
+ Đọc và tìm hiểu chú thích  trong SGK/19, 20.
+ Tìm hiểu nhan đề và viết một câu có 4 chữ đầu là “Khi con tu hú”, tìm hiểu sự tác động của tiếng kêu
của tu hú tác động mạnh đến nhà thơ.
+ Phân tích cảnh mùa hè trong 6 câu thơ đầu.
+ Phân tích tâm trạng của người tù – chiến sĩ qua 4 câu thơ cuối.
+ Phân tích : Cảnh đầu và cuối bài thơ đều có tiếng kêu tu hú và tâm trạng của tác giả (người tù-chiến sĩ)
qua hai cảnh đó.
+ Tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ .
* Tư liệu về Tế Hanh: Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20/6/1921 trong một gia đình nhà Nho
nghèo ở thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông học ở trường làng, trường
huyện. Đến tuổi 15, nhà thơ tương lai ra Huế học trung học. Chính nơi đây, ông bắt đầu gặp gỡ, giao lưu với
các tác giả của phong trào Thơ Mới và dần dà trở thành một trong những cây bút từng làm nên một thời đại
hoàng kim cho thi ca Việt Nam.Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi
(1938), Tế Hanh ghi dấu ấn trên thi đàn bằng những cảm xúc trong sáng, vẩn vơ, buồn buồn của tuổi học

trò. Những sáng tác đầu tay của ông sau đó được tập hợp trong tập Hoa niên - tập thơ được Tự lực văn đoàn
khen tặng (dưới tên Nghẹn ngào).Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh tham gia cách mạng ở Huế. Hòa
bình lập lại, ông tập kết ra Bắc, làm việc ở Hội Văn nghệ, sau đó là Hội Nhà văn Việt Nam.Sau 1954, vượt
qua những thành công đầu tiên của mình, Tế Hanh khẳng định sức bền của ngòi bút qua một loạt tập thơ
như Lòng miền Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Con
đường và dòng sông (1980), Em chờ anh (1994)... Chủ đề quen thuộc thời kỳ này của ông là tình cảm với
miền Nam quê hương, ý chí đấu tranh, khát vọng thống nhất Tổ quốc. Tác giả có những vần thơ thiết tha về
quê hương đã đi vào lòng người với những sáng tác tiêu biểu như Quê hương, Nhớ con sông quê hương,
Mặt quê hương... Với những đóng góp nổi bật đó, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm
1996.
Vào những năm 80, Tế Hanh bị đau mắt, rồi ông mù dần. Hơn 10 năm trước, nhà thơ ngã bệnh nặng và nằm
liệt giường, lúc mê lúc tỉnh. Những lúc tỉnh táo, ông vẫn nghe thơ, đón bạn bè đến thăm. Nhưng mấy năm
gần đây, nhà thơ gần như sống thực vật
* Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………….
Năm học: 2010- 2011
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
S: 04/ 1/ 11
D: 06/ 1/ 11
Tiết 78:
KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)

A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của thơ Việt Nam hiện
đại.
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện bằng
những hình ảnh gợi cảm, lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc.
1. Kiến thức:
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này : tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc

trong sáng, thiết tha.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về càm xúc giữa hai phần của bài thơ ; thấy được sự vận dụng tài
tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện
trong bài thơ.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.
- Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên - các loài chim quý hiếm hiện nay đang ở trong
sách đỏ: như sếu đầu đỏ; Có trách nhiệm đối với quê hương đất nước.
3. Thái độ:
- Giáo dục các em lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và yêu quê hương, yêu đất nước.
- Cảm thông, khâm phục ý chí, lý tưởng của các chiến sĩ cách mạng.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, bảng
phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Quê hương” ? Em cảm nhận gì về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ ?
? Trong bài em thích nhất đoạn hay hai câu thơ nào? Hãy đọc và phân tích?
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài:
Thơ mới không chỉ có những bài thơ mang tính lãng mạn đầy màu sắc cá nhân mà còn có những bàu thơ
giàu tình cảm cách mạng. Bài thơ “ Khi con tu hú” là một điển hình.
Năm học: 2010- 2011

×